-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương ôn tập môn Nghiên cứu Marketing | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Đề cương ôn tập môn Nghiên cứu Marketing | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Nghiên cứu Marketing (TN) 1 tài liệu
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên 101 tài liệu
Đề cương ôn tập môn Nghiên cứu Marketing | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Đề cương ôn tập môn Nghiên cứu Marketing | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nghiên cứu Marketing (TN) 1 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên 101 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Preview text:
lOMoARcPSD| 25865958
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – NGHIÊN CỨU MARKETING
HỌC KỲ 2B – NĂM HỌC 2022-2023
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Trình bày tổng quan các bước trong quy trình nghiên cứu thị trường?
Quy trình 5 bước nghiên cứu:
- Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
- Thiết lập kế hoạch nghiên cứu - Thu thập dữ liệu - Phân tích dữ liệu
- Trình bày kết quả nghiên cứu
Quy trình 7 bước nghiên cứu marketing theo David Luck & Ronald Ruin
1. xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
2. lập kế hoạch nghiên cứu
3. nhận định nguồn dữ liệu
4. chọn phương pháp thu thập dữ liệu
5. tiến hành thu thập dữ liệu
6. xử lý, phân tích và diễn giải dữ liệu
7. Báo cáo, trình bày kết quả nghiên cứu
2. So sánh sự khác nhau giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng?
Phạm vi so sánh Định lượng Định tính Mục đích Lượng hóa các đặc tính
Tìm hiểu sâu các đặc của hành vi tính của hành vi Cách tiếp cận
Cấu trúc chặt chẽ thông Linh hoạt thông qua qua phỏng vấn thảo luận Kích thước mẫu Lớn Nhỏ
Phương pháp chọn mẫu Thường theo xác xuất Phi xác suất Kỹ năng
phỏng vấn/ Không đòi hỏi kỹ năng Đòi hỏi kỹ năng cao thảo luận cao Thời gian phỏng vấn Tương đối ngắn
Tương đối dài( thường ( thường dưới 45p) từ 90p đến 120p )
3. Nghiên cứu thị trường là gì? Tại sao nó quan trọng đối với các doanhnghiệp? lOMoARcPSD| 25865958
Có nhiều định nghĩa về nghiên cứu để ra quyết định marketing, hay nghiên cứu
thị trường. Theo Hiệp định Marketing Hoa Kỳ thì “ Nghiên cứu thị trường là
chức năng liên kết giữa sản xuất với người tiêu dùng, khách hàng, và cộng đồng
thông qua thông tin. Thông tin được sử dụng để :
1. Nhận dạng, xác định các cơ hội và vấn đề marketing
2. Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động Marketing
3. Theo dõi việc thực hiện marketing
4. Phát triển sự nhận thức về marketing là một quá trình .
Nghiên cứu thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì một số lý do sau: 1.
Hiểu thị trường mục tiêu: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp
hiểu sâu sắc về thị trường mục tiêu của họ, bao gồm nhu cầu, sở thích, hành
vi và nhân khẩu học của họ. Kiến thức này cho phép các doanh nghiệp điều
chỉnh các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị của họ để tiếp cận và thu
hút đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. 2.
Xác định cơ hội: Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có
thể xác định các cơ hội và thị trường ngách mới. Họ có thể phát hiện ra những
nhu cầu chưa được đáp ứng, các xu hướng mới nổi và những khoảng trống
trên thị trường có thể được tận dụng để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo. 3.
Giảm thiểu rủi ro: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá
khả năng tồn tại và tiềm năng thành công của các sản phẩm hoặc dự án kinh
doanh mới. Bằng cách phân tích xu hướng thị trường, cạnh tranh và sở thích
của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt và giảm rủi
ro liên quan đến việc tung ra các sáng kiến mới. 4.
Cải thiện việc ra quyết định: Nghiên cứu thị trường cung cấp cho
doanh nghiệp dữ liệu đáng tin cậy và thông tin chi tiết có thể cung cấp thông
tin cho các quyết định chiến lược. Nó giúp các doanh nghiệp hiểu được bối
cảnh thị trường, hành vi của khách hàng và động lực của ngành, cho phép họ
đưa ra quyết định sáng suốt hơn về phát triển sản phẩm, định giá, tiếp thị và mở rộng. 5.
Nâng cao hiệu quả marketing: Bằng việc tiến hành nghiên cứu thị
trường, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhận thức, sở thích và thói quen mua
hàng của khách hàng. Thông tin này có thể được sử dụng để phát triển các
chiến dịch tiếp thị được nhắm mục tiêu, tạo thông điệp hấp dẫn, chọn các kênh
phù hợp và tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị để đạt hiệu quả tối đa và hoàn vốn đầu tư. lOMoARcPSD| 25865958 6.
Theo dõi và thích ứng với những thay đổi: Nghiên cứu thị trường
giúp doanh nghiệp cập nhật xu hướng thị trường, sở thích của khách hàng và bối cảnh cạnh tranh.
4. Trình bày các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến nghiên cứu thịtrường.
Đạo đức trong nghiên cứu marketing là một quá trình mà doanh
nghiệp không chỉ tập trung nghiên cứu tiếp thị mà còn đem lại cho khách hàng
những lợi ích thực chất, giúp xã hội và cộng đồng phát triển bền vững. -
Ý nghĩa :Đạo đức cần thiết với mọi lĩnh vực của đời sông, trong y tế, giáo
dục, đặc biệt là trong kinh doanh. Theo công ty Ethics Quality thì "Các
nguyên tắc đạo đức hoạt động như một chiếc máy lọc dầu trong cỗ máy
marketing: chúng lọc các tạp chất để dầu có thể làm cho cỗ máy hoạt động.
Tất cả các công ty cần những nguyên tắc đạo đức để lọc bỏ bản chất không
tốt của thương trường cạnh tranh để có thể nhắm đến, thu hút và giữ chân
những khách hàng tốt cho công ty". Đây là một lời khuyên có giá trị. Một
doanh nghiệp muốn thành công, muốn đi được xa thì buộc phải là một doanh
nghiệp có đạo đức. Kinh doanh chú trọng vào lợi nhuận không bao giờ bền
bởi nó giống như cái cây muốn lớn mà không có gốc rễ vững chãi. Trong bất
cứ trường hợp nào đi nữa thì sự thiếu đạo đức cũng khiến bộ phận nghiên cứu
marketing không có được một danh tiếng tốt, thậm chí làm cho danh tiếng
thương hiệu ngày lao dốc không phanh. Khách hàng không phải là con lừa để
bạn dắt mũi được một lần sẽ dắt mũi được lần hai đâu. Họ sẽ quay lưng ngay,
thậm chí là phản kháng dữ dội nếu biết niềm tin, tiền bạc của mình bị lừa dối.
Bất kỳ một sự thiếu trung thực nào dù nhỏ nhất cũng sẽ khiến cho thương
hiệu của bạn rơi vào thể nguy hiểm
5. Trình bày các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu thị trường? Ứngdụng
tính mẫu theo một vài phương pháp nhất định (xác suất/phi xác suất).
Trong giáo trình cô chương 3
6. Trình bày về các vấn đề liên quan đến sai số trong quá trình chọn mẫu.
7. Trình bày về các loại câu hỏi được sử dụng trong bảng khảo sát? Trongnghiên
cứu định lượng, người ta hay sử dụng loại câu hỏi nào và vì sao? Một tình
huống phân tích về sự hợp lý của bảng câu hỏi.
8. Trình bày các tiêu chí để lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu?
9. Khi nào thì nhà nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp quan sát? Ứng
dụngphương pháp này trong các trường hợp này như thế nào cho các loại
hình nghiên cứu khác nhau.
. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT lOMoARcPSD| 25865958
• Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội họcthực
nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn… để thu nhận các thông tin từ
thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
• Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:
Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự
thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép
lại thông tin. Hạn chế:
Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại (quá khứ
và tương lai không quan sát được). Tính bao trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì
người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ
quan của người quan sát.
Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thường sử
dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chính xác
các mô hình lí thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.
Kỹ thuật quan sát Phải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo trước khi quan sát. Bao gồm:
• Xác định rõ mục tiêu quan sát (để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào?)
• Phải xác định đối tượng quan sát (quan sát ai?)
• Xác định thời điểm quan sát (quan sát ở đâu thì hợp lí?) • Các thức tiếp cận để quan sát.
• Xác định thời gian quan sát (quan sát khi nào? bao lâu?)
• Hình thức ghi lại thông tin quan sát (ghi chép bằng gì? ghi âm, chụp ảnh,quay camera).
• Tổ chức quan sát: phải tổ chức chặt chẽ, phối hợp giữa các quan sát viên.Lựa
chọn các loại quan sát: tuỳ theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà
lựa chọn hình thức quan sát cho phù hợp.
• Theo mức độ chuẩn bị:
Quan sát có chuẩn bị: là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tácđộng
những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập
trung sự chú ý mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra kết
quả cho thông tin nhận được từu phương pháp khác.
Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định đượccác
yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử.
Lựa chọn các loại quan sát:
• Theo sự tham gia của người quan sát: lOMoARcPSD| 25865958
Quan sát có tham dự: Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát.
Quan sát không tham dự: Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng
quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát. • Theo mức độ công khai của người đi quan sát:
Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát.
Hoặcngười quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của
mình. Quan sát không công khai: người bị quan sát không biết rõ mình
đang bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì.
• Căn cứ vào số lần quan sát: Quan sát một lần.
Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều.
10. Trình bày định nghĩa, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thu thập
thông tin từ một nhóm cố định, cho ví dụ cụ thể.
11.Phân biệt giữa "độ tin cậy" (reliability) và "độ hợp lý" (validity) trong
nghiên cứu thị trường.
12.Trình bày cách sử dụng kết quả nghiên cứu thị trường để đề xuất các chiến
lược marketing và phát triển sản phẩm.
PHẦN QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1. Nắm vững cách vẽ mô hình nghiên cứu từ giả thuyết nghiên cứu chotrước
2. Nắm vững toàn bộ các bước phân tích dữ liệu trên SPSS, cách nhận xétkết quả.
3. Nghiên cứu trước về 5 topic sau: mỹ phẩm, ô tô điện, ứng dụng học tiếng
Anh, bao bì sản phẩm, chọn trường đại học. Đề thi sẽ cung cấp các dữ
liệu kết quả từ SPSS, yêu cầu SV nhận xét kết quả, trình bày khuyến nghị/hàm ý
quản trị, các kiến thức liên quan về marketing.