Đề cương ôn tập môn Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đề cương ôn tập môn Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Đề cương ôn tập môn triết học Mác-Lênin
1.Sự ra đời của triết học mác-lênin; vai trò của triết học mác-lênin trong đời sống
xã hội
-sự ra đời của triết học
Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết
học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan,
phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người.
1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
Nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối với
triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau:
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng
công nghiệp
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc
và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công
nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai
đoạn hoàn thành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế
để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng
rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với
tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
1.1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành
giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang
tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành
phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào
Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần
chúng và có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang
tính giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Ở Anh, Pháp
giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên
không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang
lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương Cách
mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy,
giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng
tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải
được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để
định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư
liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết
học.
1.2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên
1.2.1. Nguồn gốc lí luận
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa
những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen
và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác.
Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học
Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết
học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy
vật. Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí
để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc,
khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ
nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ.
Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A.Smít và Đ.Ricácđô không
những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm
triết học.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông và S.Phuriê là một
trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. Các Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa những quan điểm
tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (quan điểm về vai trò của nền sản xuất trong xã hội,
quan điểm về sở hữu v.v...) và khắc phục tính không tưởng thiếu điều kiện lịch sử cụ thể của nó để xây
dựng những quan điểm duy vật lịch sử.
Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc lí luận của triết học Mác cần tìm hiểu không chỉ trong triết học Đức mà
trong cả chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh tế chính trị học Anh.
1.2.2. Tiền đề khoa học tự nhiên
Giữa triết học với khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng có mối quan hệ khăng khít. Sự
phát triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, mỗi
khi trong khoa học có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay đổi của triết
học.
Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan
trọng: Định luật bảo toàn biến hóa năng lượng, Thuyết tế bào, thuyết tiến hóa. Những phát minh khoa
học đó đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các hình thức vận động khác nhau
trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển.
Đồng thời đã làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình và của tư
tưởng biện chứng cổ đại cũng như phép biện chứng của Hêghen. Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư duy
nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật sự khoa học. Với những phát minh của
mình, khoa học đã cung cấp những tri thức để Các Mác và Ph.Ăng ghen khái quát xây dựng phép biện
chứng duy vật.
Như vậy, triết học Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống thực tiễn mà còn vì
những tiền đề lý luận, xã hội và khoa học mà nhân loại đã tạo ra
-vai trò của triết học mác-leni trong đời sống xã hội
Triết học Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất
của tư duy triết học nhân loại, mục đích của triết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu
quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, phục vụ lợi ích của con người.
Triết hợp Mác - Lênin mang lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của
thế giới quan cộng sản. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học để đi sâu nhận
thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa cuộ sống
nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người
Triết học có chức năng thế giới quan và phương pháp luận, chức năng nhận thức và
giáo dục, chức năng phê phán… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng
phương pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết
học Mác - Lênin nói riêng. Với hai chức năng chính là phương pháp luận và chức
năng thế giới quan đem lại vai trò lớn đối với đời sống xã hội:
Chức năng, vai trò của thế giới quan: Để nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò
của thế giới quan, trước tiên cần phải hiểu thế giới quan là gì? Theo đó: Thế giới
quan là một hệ thống các quan niệm, quan điểm tổng quát của con người về thế
giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Hoạt động
của con người luôn chịu sự chi phối bởi một thế giới quan nhất định, chính vì thế
muốn tồn tại trong thế giới này dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức
thế giới và nhận thức bản thân mình. Bởi vì trên thực tế, muốn tồn tại và phát triển,
con người cần phải có mối quan hệ sâu sắc với thế giới xung quanh mình, luôn tìm
kiếm không ngững thay đổi để có thể phù hợp với xã hội và với những mục tiêu
mình đã đề ra. Những yếu tố hình thành nên thế giới quan như tri thức, niềm tin, lý
chí, tình cảm luôn có sự thống nhất với nhau và thống nhất trong các hoạt động của
con người, cả trong tiềm thức lẫn thực hành. Thế giới quan đóng vai trò là nhân tố
định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. thế giới quan thống nhất
trong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người cụ thể. Với tính
cách là cơ sở thế giới quan, triết học vừa là cơ sở vũ trụ quan, vừa là cơ sở ý thức
hệ, vừa là cơ sở nhân sinh quan. Thế giới quan như một " Thấu kính" qua đó con
người xác định mục đichs, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích
đó.
Từ việc nhìn nhận thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức,
quan sát, nhận thức mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người
định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết học ra đời với
tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như
một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các
nhà khoa học đưa lại. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và
phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Trang bị thế
giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin. Với tư cách là hệ
thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong
thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Dó chính
là chức năng thế giới quan của triết học.
Chung quy lại, thế giới quan có những vai trò trong đời sống xã hội cụ thể như sau:
- Giúp con người định hướng ra mối quan hệ chung giữa thế giới và vị trí của con
người trong thế giới giúp con người xác định được chính xác mục tiêu, phương
hướng hoạt động của bản thân.
- Chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người, giúp con người có thể
nhìn nhận hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ có ý chí và quyết tâm tích
cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản. Còn nếu con người không tìm
được niềm vui và ý nghĩa tích cực trong cuộc sống thì con người sẽ trở nên tiêu
cực, cản trở tính chủ động thậm chí còn hủy hoại trách nhiệm và ý thức của con
người đối với các mối quan hệ cũng như công việc mà con người đang hướng đến.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ
bản đối lập nhau. Chính vì vậy chúng đóng vai trò là nền tảng thế giới quan của
các hệ tư tưởng đối lập. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa
những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau. Thế giới quan có điểm sau:
- Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho
con người sáng tạo trong hoạt động.
- Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt
động.
- Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan.
Chức năng, vai trò của phương pháp luận: Nắm vững triết học Mác - Lênin không
chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp
luận khoa học. Phương pháp luận phổ biến là học thuyết triết học về các nguyên
tắc, quan điểm hướng dẫn hành vi con người trong hoạt động thực tiễn và nhận
thức. Phương pháp luận phổ biến vừa là lý luận về cách xây dựng phương pháp,
đồng thời là nghệ thuật vận dụng phương pháp trong những điều kiện tình hình
hoạt động cụ thể. Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan
trọng, chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Như vậy, phương pháp luận phổ biến thống nhất trong mình học thuyết về phương
pháp phổ biến trong hoạt động nhận thức thế giới và học thuyết về phương pháp
phổ biến trong thực tiễn cải tạo thế giới.
Trong hoạt động của con người (cả ý thức lẫn thực tiễn) có rất nhiều phương pháp
được áp dụng vì thế quá trình lựa chọn sử dụng phương pháp có thể đúng hoặc sai.
Nếu việc lựa chọn và sử dụng đúng, phương pháp đó sẽ giúp ta thành công, còn
nếu lựa chọn sai nó dẫn đến thất bại. Chính vì lẽ đó, con người cần phải nhận thức
khoa học, nhận thức đúng đắn về phương pháp đã được hình thành và xuất hiện
hay cũng chính là sự ra đời của phương pháp luận. Như đã phân tích ở trên,
Phương pháp luận là hệ thống các nguyên tắc, quan điểm hướng dẫn hành vi của
con người, cũngnghĩa làm cơ sở cho việc xây dựng, lựa chọn, tìm tòi và vận dụng
các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích để định
sẵn. Có thể hiểu rằng, phương pháp luận có vai trò định hướng, gợi mở cho hoạt
động về nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động
cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được mục đích. Phương
pháp luận có ba cấp độ:
- Phương pháp luận ngành/bộ : Đây là phương pháp có cấp độ hẹp nhất, ở phương
pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học
chuyên ngành, nó phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học
- Phương pháp luận chung: các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành,
dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối
tượng nghiên cứu chung.
- Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học): khái quát các quan
điểm, nguyên tắc chung nhất. Để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành,
chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn. Đối với
nhận thức và thực tiễn của con người, phương pháp luận rất quan trọng khi làm cơ
sở, nền móng, đóng vai trò định hướng cho việc xây dựng, tìm tòi vàvận dụng các
phương pháp nhằm tác động lên đối tượng để đạt được mục đích. Mà để hoạt động
trong thực tiễn và nhận thức của con người đạt được hiệu quả thì cần phải có tri
thức triết học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội.
Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề mà con người đã đặt ra và ý
thức được với nó thì ngoài tri thức triết học cần có hàng loạt tri thức khoa học cụ
thể cùng với những tri thức đó, việc vận dụng những nguyên lý triết học không
những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể còn dẫn đến
những sai lầm. Chung quy lại, mọi nhận thức và thực tiễn của con người vẫn phải
dựa trên những phân tích, tìm tòi, nhận thức một cách tích cực đối với sự việc xung
quanh, đồng thời cũng đề ra những phương pháp tối ưu khi rơi vào tình cảnh không
mong muốn.
2.Vấn đề cơ bản của triết học
-Có ba ý lớn: +Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
+Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
+Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết
bất khả tri)
| 1/6

Preview text:

Đề cương ôn tập môn triết học Mác-Lênin
1.Sự ra đời của triết học mác-lênin; vai trò của triết học mác-lênin trong đời sống xã hội
-sự ra đời của triết học
Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết
học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan,
phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người.
1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
Nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối với
triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau:
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc
và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công
nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế
để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng
rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với
tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
1.1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành
giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang
tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành
phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào
Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần
chúng và có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Ở Anh, Pháp
giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên
không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang
lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương Cách
mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy,
giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng
tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải
được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để
định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư
liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học.
1.2. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên
1.2.1. Nguồn gốc lí luận
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa
những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen
và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác.
Các Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên cứu triết học
Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết
học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy
vật. Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí
để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc,
khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lí luận mới của chủ
nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa
duy vật và phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ.
Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A.Smít và Đ.Ricácđô không
những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm triết học.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông và S.Phuriê là một
trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. Các Mác và Ph.Ăng ghen đã kế thừa những quan điểm
tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (quan điểm về vai trò của nền sản xuất trong xã hội,
quan điểm về sở hữu v.v...) và khắc phục tính không tưởng thiếu điều kiện lịch sử cụ thể của nó để xây
dựng những quan điểm duy vật lịch sử.
Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc lí luận của triết học Mác cần tìm hiểu không chỉ trong triết học Đức mà
trong cả chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh tế chính trị học Anh.
1.2.2. Tiền đề khoa học tự nhiên
Giữa triết học với khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng có mối quan hệ khăng khít. Sự
phát triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, mỗi
khi trong khoa học có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay đổi của triết học.
Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan
trọng: Định luật bảo toàn biến hóa năng lượng, Thuyết tế bào, thuyết tiến hóa. Những phát minh khoa
học đó đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các hình thức vận động khác nhau
trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển.
Đồng thời đã làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình và của tư
tưởng biện chứng cổ đại cũng như phép biện chứng của Hêghen. Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư duy
nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật sự khoa học. Với những phát minh của
mình, khoa học đã cung cấp những tri thức để Các Mác và Ph.Ăng ghen khái quát xây dựng phép biện chứng duy vật.
Như vậy, triết học Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống thực tiễn mà còn vì
những tiền đề lý luận, xã hội và khoa học mà nhân loại đã tạo ra
-vai trò của triết học mác-leni trong đời sống xã hội
Triết học Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất
của tư duy triết học nhân loại, mục đích của triết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu
quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, phục vụ lợi ích của con người.
Triết hợp Mác - Lênin mang lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của
thế giới quan cộng sản. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học để đi sâu nhận
thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa cuộ sống
nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người
Triết học có chức năng thế giới quan và phương pháp luận, chức năng nhận thức và
giáo dục, chức năng phê phán… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng
phương pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết
học Mác - Lênin nói riêng. Với hai chức năng chính là phương pháp luận và chức
năng thế giới quan đem lại vai trò lớn đối với đời sống xã hội:
Chức năng, vai trò của thế giới quan: Để nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò
của thế giới quan, trước tiên cần phải hiểu thế giới quan là gì? Theo đó: Thế giới
quan là một hệ thống các quan niệm, quan điểm tổng quát của con người về thế
giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người. Hoạt động
của con người luôn chịu sự chi phối bởi một thế giới quan nhất định, chính vì thế
muốn tồn tại trong thế giới này dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức
thế giới và nhận thức bản thân mình. Bởi vì trên thực tế, muốn tồn tại và phát triển,
con người cần phải có mối quan hệ sâu sắc với thế giới xung quanh mình, luôn tìm
kiếm không ngững thay đổi để có thể phù hợp với xã hội và với những mục tiêu
mình đã đề ra. Những yếu tố hình thành nên thế giới quan như tri thức, niềm tin, lý
chí, tình cảm luôn có sự thống nhất với nhau và thống nhất trong các hoạt động của
con người, cả trong tiềm thức lẫn thực hành. Thế giới quan đóng vai trò là nhân tố
định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. thế giới quan thống nhất
trong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người cụ thể. Với tính
cách là cơ sở thế giới quan, triết học vừa là cơ sở vũ trụ quan, vừa là cơ sở ý thức
hệ, vừa là cơ sở nhân sinh quan. Thế giới quan như một " Thấu kính" qua đó con
người xác định mục đichs, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó.
Từ việc nhìn nhận thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức,
quan sát, nhận thức mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người
định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết học ra đời với
tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như
một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các
nhà khoa học đưa lại. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và
phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Trang bị thế
giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin. Với tư cách là hệ
thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong
thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Dó chính
là chức năng thế giới quan của triết học.
Chung quy lại, thế giới quan có những vai trò trong đời sống xã hội cụ thể như sau:
- Giúp con người định hướng ra mối quan hệ chung giữa thế giới và vị trí của con
người trong thế giới giúp con người xác định được chính xác mục tiêu, phương
hướng hoạt động của bản thân.
- Chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người, giúp con người có thể
nhìn nhận hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ có ý chí và quyết tâm tích
cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản. Còn nếu con người không tìm
được niềm vui và ý nghĩa tích cực trong cuộc sống thì con người sẽ trở nên tiêu
cực, cản trở tính chủ động thậm chí còn hủy hoại trách nhiệm và ý thức của con
người đối với các mối quan hệ cũng như công việc mà con người đang hướng đến.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ
bản đối lập nhau. Chính vì vậy chúng đóng vai trò là nền tảng thế giới quan của
các hệ tư tưởng đối lập. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa
những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau. Thế giới quan có điểm sau:
- Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho
con người sáng tạo trong hoạt động.
- Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động.
- Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan.
Chức năng, vai trò của phương pháp luận: Nắm vững triết học Mác - Lênin không
chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp
luận khoa học. Phương pháp luận phổ biến là học thuyết triết học về các nguyên
tắc, quan điểm hướng dẫn hành vi con người trong hoạt động thực tiễn và nhận
thức. Phương pháp luận phổ biến vừa là lý luận về cách xây dựng phương pháp,
đồng thời là nghệ thuật vận dụng phương pháp trong những điều kiện tình hình
hoạt động cụ thể. Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan
trọng, chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Như vậy, phương pháp luận phổ biến thống nhất trong mình học thuyết về phương
pháp phổ biến trong hoạt động nhận thức thế giới và học thuyết về phương pháp
phổ biến trong thực tiễn cải tạo thế giới.
Trong hoạt động của con người (cả ý thức lẫn thực tiễn) có rất nhiều phương pháp
được áp dụng vì thế quá trình lựa chọn sử dụng phương pháp có thể đúng hoặc sai.
Nếu việc lựa chọn và sử dụng đúng, phương pháp đó sẽ giúp ta thành công, còn
nếu lựa chọn sai nó dẫn đến thất bại. Chính vì lẽ đó, con người cần phải nhận thức
khoa học, nhận thức đúng đắn về phương pháp đã được hình thành và xuất hiện
hay cũng chính là sự ra đời của phương pháp luận. Như đã phân tích ở trên,
Phương pháp luận là hệ thống các nguyên tắc, quan điểm hướng dẫn hành vi của
con người, cũngnghĩa làm cơ sở cho việc xây dựng, lựa chọn, tìm tòi và vận dụng
các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn nhằm đạt được mục đích để định
sẵn. Có thể hiểu rằng, phương pháp luận có vai trò định hướng, gợi mở cho hoạt
động về nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động
cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được mục đích. Phương
pháp luận có ba cấp độ:
- Phương pháp luận ngành/bộ : Đây là phương pháp có cấp độ hẹp nhất, ở phương
pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học
chuyên ngành, nó phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học
- Phương pháp luận chung: các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành,
dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung.
- Phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học): khái quát các quan
điểm, nguyên tắc chung nhất. Để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành,
chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn. Đối với
nhận thức và thực tiễn của con người, phương pháp luận rất quan trọng khi làm cơ
sở, nền móng, đóng vai trò định hướng cho việc xây dựng, tìm tòi vàvận dụng các
phương pháp nhằm tác động lên đối tượng để đạt được mục đích. Mà để hoạt động
trong thực tiễn và nhận thức của con người đạt được hiệu quả thì cần phải có tri
thức triết học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội.
Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề mà con người đã đặt ra và ý
thức được với nó thì ngoài tri thức triết học cần có hàng loạt tri thức khoa học cụ
thể cùng với những tri thức đó, việc vận dụng những nguyên lý triết học không
những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể còn dẫn đến
những sai lầm. Chung quy lại, mọi nhận thức và thực tiễn của con người vẫn phải
dựa trên những phân tích, tìm tòi, nhận thức một cách tích cực đối với sự việc xung
quanh, đồng thời cũng đề ra những phương pháp tối ưu khi rơi vào tình cảnh không mong muốn.
2.Vấn đề cơ bản của triết học
-Có ba ý lớn: +Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
+Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
+Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể biết (Thuyết bất khả tri)