Đề cương ôn tập - Thị trường tài chính | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Đề cương ôn tập - Thị trường tài chính | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường tài chính (TC-NH)
Trường: Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TIỀN VÀ VẬT TƯ
Câu 1: Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền: -
Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các
khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở ngân
hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. -
Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp
được quản lí và hạch toán như tiền của doanh nghiệp -
Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. -
Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng
ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên nợ các TK tiền áp dụng tỉ giá thực tế
+ Bên có các TK tiền áp dụng tỉ giá ghi sổ bình quân gia quyền -
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải
đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỉ giá giao dịch thực tế.
Câu 2: Nguyên tắc kế toán ngoại tệ-chênh lệch tỉ giá:
Nguyên tắc hạch toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:
1.1 Nguyên tắc xác định tỷ giá
DN có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập
Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ
chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ
vào: - Tỷ giá giao dịch thực tế; - Tỷ giá ghi sổ kế toán.
a) Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:
* Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán
ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
+ Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân
hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại
nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh;
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại
nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng
ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
* Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời
điểm lập Báo cáo tài chính: Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp
thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân
loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường
xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân
hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp
mở tài khoản ngoại tệ.
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân
loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
+ Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải
đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ phát sinh từ các giao dịch nộ
b) Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:
Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia
quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).
- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký
cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá
tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền
khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại
bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán
1.2. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch
phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:
- Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung
cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước
tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ
giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao
dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập).
- Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. Riêng trường hợp phân
bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi
nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm ghi nhận chi phí).
- Các tài khoản phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao
dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ
giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao
dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).
- Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;
- Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vốn bằng tiền; Bên Nợ các TK phải trả khi phát
sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán.
- Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua;
b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử dụng
để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại tài khoản sau:
- Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua); Bên Nợ TK
phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng
hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng được nghiệm thu; Bên Có các TK khoản ký cược,
ký quỹ, chi phí trả trước;
- Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán); Bên Có TK phải
trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa,
TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng.
- Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ với cùng
một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng được xác định trên cơ sở
bình quân gia quyền di động của các giao dịch với đối tượng đó.
c) Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động được
sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền.
1.3. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá
+ Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài
chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.
Riêng khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia
gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng được tập hợp, phản ánh trên
TK 413 và được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính khi
doanh nghiệp đi vào hoạt động
+ Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ
giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh
nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB) được HT vào TK 413.
- Chênh lệch tỷ giá PS khi chuyển đổi BCTC được lập bằng đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam
được ghi nhận tại chỉ tiêu " Chênh lệch tỷ giá hối đoái " trên BCĐKT.
Câu 3: KN, Đặc điểm NVL, CCDC: -
NVL là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở
vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. - Đặc điểm:
+ Chỉ tham gia vào 1 chu kì sản xuất nhất định, hình thái vật chất của chúng về cơ bản bị thay đổi.
+ Giá trị của NVL bị tiêu hao toàn bộ, chuyển dịch toàn bộ 1 lần vào chi phí, giá trị của
sản phẩm được sản xuất ra. -
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chẩn ghi nhận là TSCD - Đặc điểm:
+ Về mặt hiện vật: Tham gia vào nhiều chu kì SXKD, hình thái vật chất ban đầu của
chúng được giữ nguyên cho đến khi bị hư hỏng
+ Về mặt giá trị: giá trị của CCDC chuyển dịch dần dần vào giá tị của sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra
Câu 4: Các nguyên tắc đánh giá vật tư: 1.
Nguyên tắc giá gốc: -
Giá gốc là toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ ra để có được tài sản đó đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng -
Theo quy định của chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho vật tư phải được đánh giá theo giá gốc 2.
Nguyên tắc thận trọng -
Theo chuẩn mực kế toán VN số 02, vật tư được đánh giá theo giá gốc, nhưng TH giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể được thực hiện. -
Giá trị thuần có thể được thực hiện là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì SXKD
bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng -
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 3.
Nguyên tắc nhất quán
- Khi kế toán chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó trong suốt niên độ kế toán
4. Nguyên tắc trọng yếu:
- Những chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình mua tính vào giá trị vật tư còn những chi
phí không trực tiếp thì không tính vào.
Các phương pháp xác định giá vốn thực tế vật tư xuất kho: - Phương
pháp tính theo giá đích danh : theo phương pháp này, khi xuất kho vật tư thì
căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn
thực tế của vật tư xuất kho. PP nào được áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại
vật tư ít và nhận diện được từng lô hàng. - Phương
pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo
giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn khi được
mua hoặc sản xuất trong kì. - Phương
pháp nhập trước xuất trước: theo pp này, dựa trên giả định hàng nào nhập
trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối
kì được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.
VD: Số liệu nhập, xuất kho vật liệu A, tại cty ABC như sau: (đvt: 1000đ) 1.
Số dư đầu quý 1/N: SL: 100kg, số tiền 300 2.
Tình hình phát sinh trong quý Ngày Nhập Xuất Tồn SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 20/1 300 3,2 960 22/1 80 5/2 120 2,9 348 20/2 400 15/3 50 2,4 120 CỘNG 470 1428 480
Tính giá trị vốn vật liệu xuất kho theo các pp a. Phương pháp đích danh: -
Ngày 22/1: xuất kho thuộc lô hàng tồn kho đầu kì: 80kg Xuất: 80x3=240 -
Ngày 20/2: xuất kho 400kg trong đó:
+ Thuộc lô hàng tồn kho đầu kì: 20kg 20x3=60
+ Thuộc lô hàng nhập kho ngày 20/1: 300kg 300x3,2=960
+ Thuộc lô hàng nhập kho ngày 5/2: 80kg 80x2,9=232 Tổng cộng: 1.492 b.
Phương pháp bình quân gia quyền: -
TH tính theo đơn giá bình quân liên hoàn:
+ Ngày 22/1: xuất SL: 80x3,15=252 Đơn giá bình quân: =3,15
+ Ngày 20/2: xuất SL: 400x3,08=1232 Đơn giá bình quân== 3,08 1008= 960+348-300 Tổng: 1.484 -
TH tính theo đơn giá bình quân cả kỳ:
Đơn giá bình quân cả kỳ==3.03
Giá vốn thực tế xuất kho= 480x3,03=1454 c.
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) -Ngày 22/1: Xuất SL: 80kg 80x3=240
-Ngày 20/2: Xuất Sl 400, trong đó
+ Thuộc lô hàng tồn kho đầu kì: 20x3=60
+ Thuộc lô hàng nhập kho ngày 20/1: 300x3,2=960
+ Thuộc lô hàng nhập kho ngày 5/2: 80x2,9=232 Cộng: 1492
Câu 6: Trình tự kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp Kê khai thường xuyên -
PP kê khai thường xuyên là pp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống
tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán -
Mọi tình huống biến động tăng giảm và số hiện có của vật tư, hàng hóa đều được phản
ánh trên các TK vật tư, hàng hóa ( TK 152,151, 153, 156) -
Cuối kì kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê vật tư hàng hóa tồn kho với số liệu kiểm kê
vật tư hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán -
Tính giá: giá thực tế xuất kho theo kì= SL xuất kho theo kì x đơn giá tính cho hàng xuất theo kì 1.
NV1: Nhập kho vật tư do mua ngoài
TH1: Hàng và hóa đơn cùng về
- Nếu tính thuế GTGT theo pp thực tế: Nợ TK 152, 153 Có TK 111,112,331...
- Nếu tính thuế GTGT theo pp khấu trừ: Nợ TK 152,153,156 Có TK 111,112,331... TH2: Hàng đang đi đường
Hàng đang đi đường là hàng chưa có phiếu nhập kho nhưng đã có hóa đơn của người bán
+ Cuối tháng kế toán ghi Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 331,111,112...
+ Sang tháng sau, khi hàng về Nợ TK 152,153,156 Nợ TK 621,627 Có TK 151
TH3: Hàng về chưa có hóa đơn:
- Nếu trong tháng nhận được hóa đơn thì kế toán viên ghi sổ theo TH hàng và hóa đoen cùng về
- Nếu cuối tháng hóa đơn vẫn chưa về thì phải ghi để theo dõi vì đây là hàng của doanh
nghiệp, nhưng ghi theo “Giá tạm tính” Nợ tk 152,153 Có tk 331
- Sang kì sau khi hóa đơn về nếu có chênh lệch giữa giá tạm tính và giá hóa đơn, kế toán
viên phải điều chỉnh giá tạm tính so với giá hóa đơn = 3 cách sau:
+ C1: Xóa giá tạm tính bằng bút đỏ rồi ghi giá thực tế bằng bút thường
+ C2: ghi số chênh lệch giữa giá tạm tính với giá thực tế
Bằng bút đỏ ( âm, đóng khung, mở ngoặc)
Bằng bút toán thường: nếu giá hóa đơn lớn hơn giá tạm tính
+ C3: Dùng bút toán đảo ngược để xóa bút toán theo giá tạm tính đã ghi, ghi lại giá vốn
thực tế bằng bút toán giống như bthg.
Nêu các nguồn nhập vật tư: - Do mua ngoài
- Do tự sản xuất, gia công, chế biến
- Do nhận vốn góp liên doanh, liên kết
- Do nguồn khác: thu hồi phế liệu từ sản xuất, từ thanh lý tài sản
Nêu ví dụ của kế toán nhập kho vật tư do mua ngoài
VD1: Hàng và hóa đơn cùng về:
Công ty Hưng Thành mua vật liệu A của công ty TH về dùng cho sản xuất, theo hóa đơn
GTGT số lượng 1000kg, giá mua chưa thuê GTGT: 100.000.000 đồng, thuế GTGT 10%,
tổng thanh toán 110.000.000 đồng. Công ty chưa trả hiền người bán, số vật liệu này đã về
nhâp đủ kho đủ. Căn cứ vào hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
+ TH công ty Hưng Thành thuộc đối tượng nộp thuê GTGT theo PP khấu trừ:
Nợ TK 152 (VLA): 100.000.000
Nợ TK 133 (1331): 10.000.000
Có TK 331 (Cty TH): 110.000.000
+ TH công ty Hưng Thành nộp thuế GTGT theo PP trực tiếp:
Nợ TK 152 (VLA): 110.000.000
Có TK 331 ( Cty TH): 110.000.000
VD2: Hàng đang đi đường:
Công ty Hưng Thành mua vật liệu A của công ty TH về dùng cho sản xuất, theo hóa đơn
GTGT 0006789 ngày 15/8/N số lượng 1.000kg, giá mua chưa có thuế GTGT:
100.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, tổng giá thanh toán 110.000.000 đồng. Công ty chưa
trả tiền người bán, số vật liệu này cuối tháng vẫn chưa về nhập kho. Sang kỳ sau vật liệu
về nhập kho 50%, còn 50% chuyển ngay cho phân xưởng sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Khi nhận được hóa đơn, kế toán chưa ghi sổ ngay mà lưu HĐ GTGT 0006789
của công ty TH phát hành vào tập hồ sơ “Hàng đang đi đường”
- Cuối tháng vật liệu A vẫn chưa về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 151: 100.000.000 Nợ TK 133 (1331): 10.000.000
Có TK 331 (Cty TH): 110.000.000
- Sang tháng sau khi số vật liệu A về nhập kho 50%, còn 50% chuyển ngay cho
phân xưởng sản xuất chế tạo sản phẩm kế toán ghi: Nợ TK 152 (VLA): 50.000.000 Nợ TK 621: 50.000.000 Có TK 151: 100.000.000
VD3: Hàng về chưa có hóa đơn:
Công ty Hưng Thành mua vật liệu A của công ty TH về dùng cho sản xuất, số lượng
1.000kg, đơn giá mua chưa thuế GTGT: 100.000 đồng/kg, thuế GTGT 10%. Công ty
chưa trả tiền cho người bán; Giả sử số vật liệu A công ty Hưng Thành mua cuối tháng
chưa nhận được hóa đơn. Kế toán ghi sổ theo giá tạm tính là 90.000đ/kg
Nợ TK 152 (VLA): 1000 kg x 90.000=90.000.000
Có TK 331 (Cty TH):90.000.000
Sang tháng sau khi nhận được hóa đơn, kế toán ghi như sau:
Cách 1: a. Nợ TK 152 (VLA): (90.000.000)
Có TK 331 (Cty TH): (90.000.000)
b. Nợ TK 152 (VLA): 100.000.000
Nợ TK 133 (1331): 10.000.000
Có TK 331 (Cty TH): 110.000.000
Cách 2: Nợ TK 152 (VLA): 10.000.000
Nợ TK 133 (1331): 10.000.000
Có TK 331 (Cty TH): 20.000.000
Câu 7: Trình tự kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kiểm kê đầu kỳ: -
PP kiểm kê định kì là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để
phản ánh giá trị của vật tư, hàng hóa tồn kho cuối kì trên sổ kế toán -
Mọi biến động tăng giám vật tư hàng hóa theo dõi trên TK 611 -
Các TK vật tư hàng hóa, kế toán hàng tồn kho chỉ phản ánh tình hình hiện có của vật tư hàng hóa -
Tính giá: cuối kì tiến hành kiểm kê và tính giá cho hàng tồn cuối kì
+ Giá thực tế cuối kì=SL tồn cuối kì x đơn giá tính cho tồn cuối kì
+ Giá thực tế xuất kho theo kì = giá thực tế tồn đầu kì + giá tt nhập theo kì – giá tt tồn cuối kì
VD: Tại Cty A nộp thuế GTGT theo pp khấu trừ, kế toán HTK theo pp kiểm kê đầu kì,
T3/N có tài liệu về kế toán NVL như sau (đvt: 1000đ)
1. Ngày 1/3: số dư đầu tháng TK 152: 312.000
(chi tiết: NVL chính X: số lượng 1.500kg; đơn giá ghi sổ: 120/kg; tiền 180k
NVL chính Y: số lượng 1200kg; đơn giá ghi sổ: 110/kg; tiền 132k)
2. Ngày 8/3: Mua NVL chính X của công ty B chưa trả tiền: SL: 2.000kg đơn giá chưa
thuế: 150/kg, thuê GTGT 8% đã nhập kho đủ.
3. Ngày 15/3: mua NVL chính Y của công ty C đã trả bằng TGNH (đã nhận được giấy báo
nợ của ngân hàng): số lượng: 1500kg; đơn giá chưa thuế GTGT: 100/kg, thuế GTGT 8%, đã nhập kho đủ
4. 20/3: xuất kho: 2.500 kg NVLC X và 2000kg NVLC Y để sản xuất sản phẩm
5. 31/3: kiểm kê tại kho xác định số tồn kho thực tế: NVLC X: 1000kg; NVLC Y: 700kg
Định khoản. Biết rằng công ty A tính giá vốn thực tế NVL xuất kho theo phương pháp
nhập trước xuất trước (FIFO) a. Ngày 1/3: Nợ TK 611 (6111): 312.000 Có TK 152: 312.000
Chi tiết: NVLC X: SL: 1500kg, 180.000 NVLC Y: SL: 1200kg, 132.000 b. Ngày 8/3:
Nợ TK 61111: 2000 x 150 = 300.000
Nợ TK 133 (1331): 300.000 x 8% = 24.000
Có TK 331 (công ty B): 324.000 c. Ngày 15/3:
Nợ TK 611 (6111): 1500kg x 100 = 150.000
Nợ TK 133 (1331): 150.000 x 8% = 12.000 Có TK 112 ( 1121): 162.000 d. Ngày 31/3:
Tính giá vốn thực tế NVL tồn kho thực tế
+ NVLC X: 1000kg x 150 = 150.000 (2000+1500-2500=1000)
+ NVLC Y: 700kg x 100 = 70.000 (1200+1500-2000=700)
Tính giá vốn thực tế NVL xuất kho
+ NVLC X: 180.000 + 300.000 -150.000 = 330.000
+ NVLC Y: 132.000 + 150.000 – 70.000 = 212.000 Cộng: 542.000 1. Nợ TK 152: 220.000
Chi tiết NVLC X: SL: 1000kg, 150.000 Y: SL: 700 kg, 70.000 Có TK 611 (6111): 220.000 2. Nợ TK 642: 542.000 Có TK 611: 542.000
Câu 8: Trình bài phương pháp phân bổ CCDC khi xuất dùng?
Cho ví dụ kế toán phân bổ CCDC nhiều lần.
- Phương pháp phân bổ 1 lần (Phân bổ 100%)
+ ND: giá thực tế CCDC xuất dùng được phẩn bổ toàn bộ vào CPSXKD trong kỳ
+ ĐK áp dụng: những CCDC có giá trị thấp và time sử dụng ngắn + Trình tự kế toán Nợ TK 627,641,642 Có TK 153
- Phương pháp phân bổ nhiều lần:
+ ND: căn cứ giá thực tế CCDC xuất dùng và số kì phân bổ ước tính tiến hành tính giá
trị CCDC phân bổ từng kì vào chi phí sxkd
= giá trị ccdc phân bổ hàng kỳ
+ Khi ccdc báo hỏng, mất hoặc hết thời gian sử dụng theo quy trình, kế toán tiến hành
phân bổ giá trị còn lại của ccdc. Các xác định số phân bổ lần cuối cùng:
Số phân bổ lần cuối cùng= giá trị thực tế ccdc hỏng, mất – số đã phân bổ các kì – giá trị
phế liệu thu hồi hoặc số bắt bồi thường
+ Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng đối với ccdc có giá trị và time sử dụng tương đối dài
- Ví dụ phương pháp phân bổ nhiều lần:
Tại công ty A nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn khi theo pp
kê khai thường xuyên, T3/N có tài liệu kế toán xuất dung ccdc như sau:
Ngày 15/3 các bộ phận báo ccdc đã hỏng và mất như sau:
+ Bộ phận bán hàng báo mất 1 số ccdc loại phân bổ 1 lần chưa rõ nguyên nhân, giá thực tế: 50.000
+ Phân xưởng sản xuất báo hỏng 1 số ccdc loại phân bổ nhiều lần giá thực tế: 75.000, đã
xuất dùng ngày 15/3/N-1, time sử dụng ước tính 15 tháng, phế liệu thu hồi đã bán thu
tiền mặt nhập quỹ: 5.000 a. Nợ TK 1381: 50.000 Có TK 641: 50.000 b. Nợ TK 627: 10.000 Nợ TK 111: 5.000 Có TK 242: 15.000
Tính số phân bổ còn lại khi báo hỏng: 75.000 -) x12 -5.000 = 10.000
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TSCĐ
Câu 1: KN, Đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: -
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử
dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình -
Đặc điểm: TSCĐ hữu hình tham gia toàn bộ vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn; về giá trị bị giảm dần
được chuyển dịch dần và giá trị sản phẩm mới mà TSCĐ đó tham gia sản xuất. - Tiêu chuẩn ghi nhận:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Câu 2: KN, Đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình -
TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do
DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng
khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. - Đặc điểm:
+ Tính có thể xác định được + Khả năng kiểm soát
+ Lợi ích kinh tế trong tương lai - Tiêu chuẩn ghi nhận:
+ chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
+ nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
+ thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
+ có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Câu 3: Đánh giá TSCĐ hữu hình, vô hình theo nguyên giá
a. Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ: -
Giá trị ban đầu của TSCĐ ghi trong sổ kế toán gọi là nguyên giá TSCĐ -
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐ HH tính đến thời
điểm đưa TSCĐ vài trạng thái sẵn sàng sử dụng -
Nguyên giá TSCĐ được xác định tùy thuộc vào nguồn hình thành sau: + TSCĐ HH mua sắm
+ TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi
+ hình thành do giao thầu XDCB
+ nhận góp vốn liên doanh, liên kết
+ được cấp, được điều chỉnh
+ do tự xây dựng, tự chế
+ được tặng, biếu, viện trợ
- Nguyên giá TSCĐ HH mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ = giá mua thương mại thuần + chi phí liên quan vận chuyển, lắp đặt,
chạy thử + thuế, phí ko được khấu trừ, hoàn lại
+) Giá mua thương mại thuần: giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá)
TSCĐ mua về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
TSCĐ mua về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo pp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT ghi: giá mua là giá đã có thuế.
VD: Công ty A tính thuế GTGT theo pp khấu trừ, T4/N có tài liệu sau (đvt: trd)
Ngày 10/4: mua 1 máy móc thiết bị sản xuất của công ty H dùng cho phân xưởng sản
xuất chính số 2: giá mua chưa thuế GTGT: 6000, thuế GTGT: 10% chưa trả tiền. Chi phí
vận chuyển đã chuyển bằng tiền mặt: 20. Chi phí lắp đặt chạy thử bằng tiền mặt: 25. Sản
phẩm thu được từ chạy thử máy có tải trọng trị giá là 35. Giá trị thanh lí ước tính bằng 0.
Time sử dụng ước tính 10 năm. Công ty đã lập biên bản giao nhận TSCĐ và ghi nhận nguyên giá.
Nguyên giá TBSX: 6000+20+25-35=6.010
b. Xác định giá trị TSCĐ sau khi ghi nhận ban đầu:
- Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
- Đánh giá lại TSCĐ:
Khi đánh giá TSCĐ phải xác định lại nguyên giá và giá trị còn lại + PP chuẩn ( PP giá gốc)
Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá = GT còn lại của TSCĐ được đánh giá x
+ PP thay thế ( PP vốn chủ)
GT còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá = Nguyên giá khi đánh giá lại – GT hao mòn
TSCĐ sau khi đánh giá lại
Câu 4: Trình tự kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình
Các trường hợp tăng TSCĐ HH và VH - Do mua sắm - Do trao đổi TSCĐ - Do XDCB bàn giao -
Do tự xây dựng, chế tạo -
Do nhận vốn góp liên doanh, liên kết -
Do bất động sản đầu tư chuyển thành TSCĐ -
Do nhận điều chuyển từ cấp trên -
Do nhận, tặng, biếu, tài trợ -
Do phát hiện thừa khi kiểm kê
Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ HH do mua sắm
TH1: TSCD mua về sử dụng ngay
a.Phản ánh nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211,213: (Giá mua+CP) Nợ Tk 1332: thuế gtgt Có TK 111,112,331,141:
b. Đồng thời kết chuyển nguồn -
Nếu mua sắm từ các quỹ phục vụ cho hoạt động SXKD
Nợ TK 441 (nếu lấy từ quỹ đầu tư xây dựng cơ bản)
Nợ TK 414 (nếu lấy từ quỹ đầu tư phát triển)
Nợ TK 3532 (nếu lấy từ quỹ phúc lợi)
Có TK 411: (phục vụ cho hoạt động kinh doanh (theo nguyên giá chưa thuế) -
Nếu lấy từ quỹ phúc lợi mua TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi: Nợ TK 3532 Có TK 3533 (NG có cả VAT) -
TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp Nợ TK 161 Có TK 166 (NG có cả VAT)
TH2: TSCĐ mua qua lắp đặt chạy thử hoặc đầu tư sản xuất cơ bản a.
Phản ánh toàn bộ chi phú thu mua để lắp đặt
Nợ TK 2411, 2412: (giá mua+ chi phí) Nợ TK 1332: thuế gtgt Có TK 111,112,331,141 b.
Khi công việc lắp đặt hoàn thành kết chuyển tăng nguyên giá Nợ TK 211
Có TK 2411,2412: nguyên giá TH3: Nhập TSCĐ a.
Phản ánh trị giá mua phải thanh toán cho người nước ngoài
Nợ TK 211,213 (giá mua – tỉ giá thực tế phát sinh)
Có TK 1112, 1122: (giá thanh toán cho người xuất khẩu – TGNT XQ) Có TK 331: TGTT PS Có TK 515 b.
Phản ánh thuế nhập khẩu Nợ TK 211 Có TK 333 c.
Phản ánh thuế trước bạ (nếu có) Nợ TK 211 Có TK 3339 d. Thuế GTGT của TSCĐ NK Nợ TK 1332
Có TK 33312: tính trên giá có thuế nhập khẩu e.
Phản ánh chi phí vận chuyển Nợ TK 211,213,1332 Có TK 111,112,331
Ví dụ: Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 4 năm N có tài liệu như sau (dvt: trd)
Ngày 10/4 mua 1 máy móc thiết bị sản xuất của công ty H dùng cho phân xưởng sản xuất
chính số 2: giá mua chưa thuế GTGT: 6000, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán,
chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt (có phiếu chi): 20. CP lắp đặt chạy thử máy có tải
trọng đã nhập kho: 35. Giá trị thanh lí ước tính bằng 0. Thời gian sử dụng ước tính 10 năm.
TBSX mua bằng quỹ đầu tư phát triển
Ngày 25/4 công tác lắp đặt chạy thử đã xong và bàn giao cho PXSX số 2 (đã lập biên bản giao nhận TSCĐ)
Xác định nguyên giá và định khoản
Nguyên giá: 6.000 + 20 + 25 -35 = 6010 1. Nợ TK 241 (2411): 6.000 Nợ TK 133 ( 1332): 600 Có TK 331: 6.600 2. Nợ TK 241 (2411): 20 Có TK 111: 20 3. Nợ TK 241 (2411): 25 Có TK 112: 25 4. Nợ TK 155: 35 Có TK 241: 35
Khi hoàn thành bàn giao đưa vào sản xuất 5. Nợ TK 211: 6.010 Có TK 241 (2411): 6.010 Ví
dụ kế toán về nghiệp vụ mua sắm TSCĐ HH theo phương thức trả chậm, trả góp
Công ty A tính thuế GTGT theo pp khấu trừ, trong tháng 4 năm N có tài liệu sau: (đvt: tỷ đồng)
+ 15/4 mua 1 TSCĐ HH của công ty X, phương thức thanh toán trả chậm, trả góp trong 4
năm, Lãi suất 5%/ năm tính theo số dư nợ giảm dần, số tiền nợ gốc thanh toán hàng năm như
nhau vào cuối năm. Giá chưa thuế GTGT: 4, thuế GTGT 10%. Nếu tại thời điểm này, công ty
A thanh toán tiền ngay thì số tiền chỉ phải trả: 4,4. Số lãi trả chậm không được vốn hóa. Chi
phí vận chuyển bằng TGNH: 0,0055 tỷ đồng trong đó thuế GTGT 10%.
+ 20/4 đã ban giao TSCĐ HH cho bộ phận văn phòng công ty (đã lập biên bản giao nhận
TSCĐ). TSCĐ trên được đầu tư bằng nguồn vốn XDCB Giải
- Nguyên giá TSCĐ HH = 4+0.005 = 4,005
- Tính lãi do trả chậm:
+ Năm thứ nhất: 4,4 x 5% = 0,22
+Năm thứ 2: 3,3 x 5% = 0,165 +Năm thứ 3: 2,2 x 5% = 0,11
+Năm thứ 4: 1,1 x 5% = 0,055 Cộng : 0,55
Các trường hợp giảm TSCĐ HH và VH
- Do thanh lí nhượng bán
- Do đem góp vốn liên doanh liên kết
- Do điều chuyển cho đơn vị cấp dưới
- Do TSCĐ chuyển thành CCDC
- Do TSCĐ chuyển thành BĐSĐT
- Do phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Do đánh giá giảm TSCĐ
Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình do nhượng bán - Giảm TSCĐ
Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế
Nợ TK 811: giá trị còn lại Có TK 211,213
- Phản ánh chi phí thanh lí: Nợ TK 811 Nợ TK 1331 Có TK 111,112,331
- Phản ánh thu về thanh lí Nợ TK 111,112,131
Có TK 711 ( giá chưa thuế) TK 3331: thuế GTGT
VD:nhượng bán 1 TSCĐ HH nguyên giá 500tr, hao mòn lũy kế 350tr, chi phí cho
nhượng bán đã chi bằng tiền mặt 11tr (trong đó thuế GTGT 10%), thu từ nhượng bán
TSCĐ 200tr giá chưa có thuế, thuế GTGT 10%. Đã thu bằng TGNH - Giảm TSCĐ: Nợ TK 214: 350 Nợ TK 811: 150 Có TK 211: 500 - Chi phí thanh lí: Nợ TK 811: 10 Nợ TK 1331:1 Có TK 111: 11 - Thu thanh lí Nợ TK 1121: 220 Có TK 711: 200 Có TK 3331: 20
Câu 6: Phạm vi khấu hao của TSCĐ trong DN: chỉ tính khấu hao đối với những tài sản
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Trình bày kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ. Cho ví dụ tính KH và kế toán KHTSCĐ -
Hao mòn TSCĐ: sự mất giá, giảm giá của TSCĐ trong quá trình sử dụng -
Khấu hao TSCĐ: tính toán phân bổ 1 cách có hệ thống giá trị cần phải khấu hao
(nguyên giá) của TSCĐ vào chi phí hoạt động kinh doanh trong suốt time sử dụng hữu ích của TSCĐ -
Tính khấu hao căn cứ vào
+ Giá trị cần tính khấu hao: Nguyên giá – giá trị thanh lí ước tính + Time tính khấu hao
Time DN sự tính sử dụng TSCĐ
Số lượng, khối lượng, sản phẩm... dự kiến TSCĐ đó tạo ra
- Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ
+ TK sử dụng: TK 214: Hao mòn tài sản cố định
+ Các TK liên quan: TK 627,641,642... + Trình tự kế toán:
1. TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, kdoanh dvu Nợ TK 627 Có TK 214
Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng Nợ TK 641 Có TK 214
Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lí Nợ TK 642 Có TK 214
2. TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc phúc lợi
Nếu TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án Nợ TK 466 Có TK 214
Nếu TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi Nợ TK 353 (3533) Có TK 214
Câu 7: Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Mức khấu hao bình quân năm==nguyên giá x tỉ lệ khấu hao
- Trường hợp thay đổi nguyên giá hoặc time khấu hao
Mức khấu hao bình quân năm =
Ví dụ: 1/6/N mua 1 thiết bị sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất chính số 1: Nguyên giá 2.520 trđ
Giá trị thanh lí ước tính: 120trd
Time sử dụng ước tính: 10 năm
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mọi giao dịch đã thanh toán bằng TGNH
Công ty tính và ghi sổ khấu hao hằng năm? Số khấu hao năm N? Giải
Số khấu hao bình quân 1 năm: 2.520 - = 240
Mức khấu hao năm N: x 7 = 140