Đề cương ôn tập - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Đề cương ôn tập - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
10 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương ôn tập - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Đề cương ôn tập - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

57 29 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1. Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học? Phân tích vai trò của triết
học Mac-Lenin trong đời sống xã hội?
Trả lời
*Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người
trong thế giới đó, khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy.
*Vấn đề cơ bản của triết học
a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Vấn đề quan hệ
- Vật chất – Ý thức
- Tồn tại – Tư duy
- Tự nhiên – Tinh thần
Có 2 mặt
- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất ý thức cái nào trước cái nào sau, cái nào
quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật có: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình
và chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ nghĩa duy tâm có: chủ nghĩa duy tâm chủ quan chủ nghĩa duy tâm khách
quan.
c. Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri
- Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi
học thuyết khả tri
- Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi
thuyết bất khả tri
* Vai trò của triết học Mac-Lenin trong đời sống xã hội
a. Triết học Mac-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn
b. Triết học Mac-Lenin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của hội trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại và phát triển mạnh mẽ
c. Triết học Mac-Lenin sở luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
Câu 2. Phân tích những điều kiện, tiền đề ra đời của triết học Mac-Lenin.
Phân tích chức năng của triết học Mac-Lenin?
Trả lời
1. Tiền đề kinh tế xã hội
- Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp
Những năm 40 của thế kỉ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công
nghiệp làm cho lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Phương thức sản xuất bản chủ
nghĩa được củng cố vững chắc trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất
hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp trở thành
cường quốc công nghiệp lớn nhất. Pháp cuộc cách mạng công nghiệp đã đi
vào giai đoạn hoàn thành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng
cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã
hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càngrệt, sự phân hóa giàu nghèo tăng
lên, bất công hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp sản với sản đã
phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
- Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử
Giai cấp sản giai cấp sản ra đời lớn lên cùng với sự hình thành
phát triển của phương thức sản xuất bản chủ nghĩa. Khi chế độ bản chủ
nghĩa được xác lập, giai cấp sản trở thành giai cấp thống trị hội, giai cấp
vô sản bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát
triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt
thành phố Lyon(pháp) năm 1831. Anh phong trào hiến chương vào cuối
những năm 30 của thế kỉ XIX, nước đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ
dệt ở Xiledi đã mang tính giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp sản không còn đóng vai trò giai cấp
cách mạng. Giai cấp sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước quyền
đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình
cải tạo dân chủ như trước. Vì vậy, giai cấp sản xuất hiện trên đài lịch sử
với sứ mệnh xóa bỏ xã hộibản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc
đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sửphong trào đấu tranh của
họ đã tạo ra nguồn liệu quý báu về thực tiễn hội để Cacmac Ăngghen
khái quát xây dựng những quan điểm triết học.
Như vậy, từ thực tiễn xã hội ( đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ là đấu tranh 1
cách tự phát không làm thay đổi được địa vị hội của họ ) đồi hỏi phải
được soi sáng bởi một hệ thống luận, một học thuyết triết học mới. Học
thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh chuyển từ tự
phát sang tự giác để nhanh chóng đạt được thắng lợi toàn diện.
- Tiền đề lý luận:
- Tiền đề khoa học tự nhiên
*Chức năng của triết học Mac-Lenin
- Chức năng thế giới quan
hạt nhân luận của thế giới quan. Đem lại thế giới quan duy vật biện
chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.
Hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực
Giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động,
từ đó xác định thái độ và cách thức hoạt động của mình.
Nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn
chính là tiền đề để xác lập nhân sinh tích cực.
Là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới duy tâm, tôn giáo, phản
khoa học.
- Chức năng phương pháp luận
Vai trò phương pháp duy vật biện chứng được thể hiện trước hết
phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp duy
vật biện chứng trang bị cho người hệ thống những nguyên tắc phương
pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm
công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển duy khoa học,
đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật
Trong nhận thức hoạt động thực tiễn không được xem thường hoặc
tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học.
Câu 3: Quan niệm trước Mác? Bối cảnh đưa ra định nghĩa vật chất của
lenin? Phân tích định nghĩa của Lênin?
Trả lời
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, cho đến thời điểm ngày nay, vẫn được cho
một định nghĩa hoàn chỉnh nhất về phạm trù vật chất, được các nhà khoahọc hiện
đại coi là một định nghĩa kinh điển.
Định nghĩa vật chất của Lênin: "Vật chất một phạm trù triết họcdùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm những nội dung sau đây:
Một là, vật chất với cách phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan.Vật
chất là kết quả của sự trừu tượng hoá, nó khái quát những thuộc tính cơ bảnvà phổ
biến nhất của các dạng biểu hiện vật chất. Vật chất tồn tại khách quantrong hiện
thực, tức sự tồn tại của không lệ thuộc vào ý thức quan niệmcon người.
Trong vật chất không tồn tại cảm tính. V.I.Lênin khẳng định rằng,phạm trù triết học
vật chất chỉ cái đặc tính chung nhất, bản chất nhất của mọi sựvật, hiện tượng, gắn
liền với cái “đặc tính duy nhất của vật chất cái đặc tínhtồn tại với cách
hiện thực khách quan, tồn tại ngoài ý thức của chúng ta”.Đặc tính này tiêu chuẩn
để phân biệt cái gìvật chất, cái gì không phải vậtchất. Có thể thấy, trong định
nghĩa vật chất của Lênin tồn tại hai khía cạnh đốilập nhưng lại gắn bó chặt chẽ với
nhau: tính trừu tượng tính cụ thể của vậtchất. Nếu chỉ tuyệt đối hoá tính trừu
tượng của phạm trù thì rất dễ sa vào chủnghĩa duy tâm, nhưng nếu chỉ nhìn thấy
tính cụ thể thì sẽ đồng nhất vật chất vớivật thể. Vì vậy, mọi sự vật, hiện tượng tồn
tại trong tự nhiên hay trong hội thìđều tồn tại khách quan, tồn tại hiện thực
bên ngoài ý thức con người, đềuthuộc phạm trù vật chất những dạng biểu
hiện cụ thể của vật chất. Nội dung này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó đã chỉ
ra khắc phục được triệt để những sai lầm bản chủ nghĩa duy vật trước
Mác đồng nhất vật chất với một hay một số dạng cụ thể của nó; đưa chủ nghĩa
duy vật lên một tầm cao mới; đáp ứng được những đòi hỏi mới của bối cảnh
thời mới; thúc đẩy các nhà khoa học không ngừng tìm hiểu, khám phá làm
giàu đẹp tri thức của con người.
Hai là, vật chất “thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong
cảm giác” và “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. V.I.Lênin đã khẳngđịnh, vật
chất với tư cách là thực tại khách quan là cái có trước ý thức, không phụ thuộc vào
ý thức; còn ý thức (tức cảm giác) cái sau vật chất, do vật chất ra, phụ
thuộc vào vật chất. Khi tác động vào các giác quan của conngười, vật chất đem lại
cho con người cảm giác. Như vậy, vật chất tính thứnhất, ý thức tính thứ hai.
Do tính trước sau nên vật chất không phụ thuộcvào ý thức, nhưng ý thức lại lệ
thuộc vào vật chất. Vật chất nội dung, là nguồngốc khách quan, nguyên nhân
phát sinh ra ý thức; không có cái bị phản ánh làvật chất sẽ không có cái phản ánh là
ý thức. Ví dụ, trước khi sự xuất hiện củacon người trên trái đất, vật chất đã tồn
tại từ rất lâu nhưng vì chưa có sự tồn tạicủa con người, ý thức cũng chưa xuất hiện
hình thành. Điều này đã chứng tỏ rằng vật chất tồn tại khách quan không lệ
thuộc vào ý thức.
Nội dung này đã bác bỏ những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm lí giải choviệc ý thức
cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng, dưới mọi hình thức như duytâm chủ quan,
duy tâm khách quan, nhị nguyên luận,…
Ba là, vật chất thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại.Vật chất
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác tức tực tại
khách quan ( vật chất trước ý thức). Vật chất cái ý thức chính sự phản
ánh của nó.vậy, khi nói đến bảnchất của ý thức, V.I.Lênin cũng đã khẳng định:
“Ý thức chẳng qua chỉ cái vậtchất được di chuyển vào trong đầu óc của con
người được cải biến đi trong đó”. Với cách một phạm trù triết học, vật
chất tuy rộng đến cùng cực nhưng được biểu hiện qua các dạng cụ thể như nước,
đất, không khí, cái bàn, quả táo,quyển sách,… qua đó, các giác quan của con
người như mắt, tai, mũi,… có thể cảm nhận được. Với bản năng và những năng lực
vốn có, sự nhạy bén của các giác quan con người thể chép lại, chụp lại, phản
ánh lại vật chất, hay nóicách khác, con người khả năng nhận thức được vật
chất. Vật chất, ngoài dấu hiệu tồn tại khách quan, vật chất còn một đặc điểm
quan trọng khác là tính có thể nhận thức được. Qua đó, V.I.Lênin muốn khẳng định
rằng, vật chất là cáiđược ý thức, cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
lại. Bằng các phương thức như chép lại, chụp lại, phản ánh lại,… con người có thể
nhận thức được thế giới vật chất. Vì vậy, “trong thế giới vật chất không có cái gì là
khôngthế biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con
người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định”. Về nguyên tắc, không phạm trù
vật chất nào không thể nhận thức, chỉ những đối tượng vật chất chưađược
nhận thức thôi. Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối vớivật chất
càng ràng, sắc nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu sắc, toàn
diện.
Ý nghĩa
- Khắc phục triệt để thiếu sót trong quan niệm chủ nghĩa duy vật cũ về vật chất
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học
trên lập trường duy vật biện chứng.
- Khẳng định khả năng nhân thức được thế giới của con người, tạo cơ sở cho việc
xây dựng nhận thức luận khoa học.
Câu 4. Phân tích nguyên mối quan hệ phổ biến? Rút ra phương pháp luận
của nó?
- Khái niệm liên hệ: “mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối
ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận
trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa
hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng
kia thay đổi
Quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật hiện tượng của thế giới tồn
tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển
hóa lẫn nhau, không tách biệt nhau.
- Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
Tính khách quan: là mối liên hệ hiện thực của bản thân thế giới vật chất
chứ không phải do thượng đế hay tự người ta nghĩ ra. Ngay cả các sự vật
vô tri vô giác hàng ngày cũng chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng
khác. Trong hiện thức có rất nhiều mối liên hệ giữa như giữa cái vật chất
với cái tinh thần, giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, liên hệ giữa
các hình thức cuả duy… con người cũng chịu sự tác động của các sự
vật hiện tượng khác và các yếu tố trong chính bản thân. Nhờ có mối liên
hệ mà sự vận động, vận động là phương thức tồn tại của vật chất,
là một yếu tố khách quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan.
VD: sự phụ thuộc của cơ thể vào môi trường khi môi trường thay đổi thì
cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường liên hệ đó
không phải do ai sáng tạo ra mà là cái vốn có của thế giới vật chất.
Vd2: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng
hóa- dị hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh trưởng thành
già – chết...-> (cái chung) -> cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối
liên hệ đó không còn con vật, con vật đó sẽ chết... Mối liên hệ đó
mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ
đó, mà có thể nhận thức, tác động...
Tính phổ biến: bất kỳ đâu, trong tự nhiên, hội duy đều
vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau
trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ
qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra mọi sự
vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các
yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
dụ: Không gian thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, hội,
duy đều mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ
chặt chẽ với nhau...
Tính đa dạng phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì
mối liên hệ khác nhau; một sự vật hiện tượng nhiều mối liên hệ khác
nhau (bên trong bên ngoài, chủ yếu thứ yếu, bản không
bản...), chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng đó; một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn
cảnh khác nhau thì tính chất, vai trò cũng khác nhau. Như vậy, không thể
đồng nhất tính chất vai trò của các mối liên hệ khác nhau đối với
những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Tùy thuộc vào
tính chất và vai trò của từng mối liên hệ, tathể phân loại các mối liên
hệ như sau:
- Mối liên hệ về mặt không gian mối liên hệ về mặt thời gian giữa sự
vật, hiện tượng.
- Mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng
lớn của thế giới.
- Mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật, hiện
tượng cụ thể.
- Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp
- Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.
- Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên.
- Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài.
- Mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận.
Việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì các mối liên hệ
của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi các mối liên
hệ khác. Các mối liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến
đổi và sự phát triển cụ thể của chúng.
Ví dụ: Mối liên hệ con người, con cá... với nước khác nhau, cùng con
người nhưng mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về nước cũng
khác, con người sống ở nơi lạnh, nơi nóng nhu cầu về nước khác nhau;
cây xanh có cây cần nhiều nước, ánh sáng, cây cần ít nước, ánh sáng...->
Mối liên hệ rất đa dạng, phong phú..
Mỗi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại
với nhau, do vậy khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên
tắc toàn diện. Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép
biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối
với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các
thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
VD: khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt (thể lực, trí lực,
phẩm chất, học tập, đoàn thể...; nhiều mối liên hệ (thầy cô, nhân viên,
bạn bè, chủ nhà trọ; gia đình...-> Mối liên hệ con người với con người),
mối liên hệ với tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường... -> Giữa các
mặt, mối liên hệ đó tác động qua lại -> Phải có cái nhìn bao quát chỉnh
thể đó -> Rút ra SV là người như thế nào.
+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của
đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi
chỉ có như vậy, nhận thức mới cóthể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại
khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động
qua lại của đối tượng.
VD: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến
nay, chúng taphải đánh giá toàn diện những thành tựu (kết cấu hạ tầng,
thu nhập, mức sống, giáo dục, y tế...) cùng những hạn chế (mặt trái của
những yếu tố trên, đặc biệt là tệ nạn xã hội) -> Rút ra được thành tựu vẫn
là cái cơ bản. Trên cơ sở đó, chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu khách
quan, phải phân tích chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới hạn chế, nguyên
nhân nào là cơ bản, chủ yếu -> Giải pháp khắc phục yếu kém đó -> Mỗi
người có niềm tin vào công cuộc đổi mới vào sự tất thắng của chủ nghĩa
xã hội.
+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng
khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ
trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần
nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại
và phán đoán cả tương lai của nó.
VD: Vẫn tiếp ví dụ trên, chúng ta khi đã chỉ ra những hạn chế như tham
ô, tham nhũng, lãng phí; con ông cháu cha, ma túy, cờ bạc,... -> Chúng ta
phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả đó -> Có cả nguyên nhân
trực tiếp, gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu (đời
sống kinh tế hiện tại; do quan niệm truyền thống, đặc biệt là chủ nghĩa cá
nhân, thói tham lam, ích kỷ...;hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn kẽ
hở, một số cán bộ thoái hóa biến chất tham ô, tham nhũng; công tác giáo
dục, tuyên truyền; giám sát, có lúc xử lý chưa mạnh, tính răn đe chưa
cao...) -> Có phân tích nguyên nhân cơ bản, trực tiếp, chủ yếu... dẫn đến
kết quả đó -> Giải pháp phù hợp -> Tương lai những hiện tượng tiêu cực
đó mưới có thể bị xóa bỏ.
+Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều
mặt nhưng lại xem xét dàn trải, khôngthấy mặt bản chất của đối tượng
nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (coi cái cơ bản thành cái không cơ bản,
hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (kết hợp vô nguyên tắc các mối
liên hệ) dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chấtsự vật, hiện
tượng.
VD: Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi đến
liên kết luận bản chất sự vật (Phiến diện – Sai lầm), chẳng hạn đánh giá
con người; biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại
(Ngụy biện – Sai lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đỗ lỗi
cho thầy cô, nhà trường.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Từ tính khách quan và tính phổ biến: trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
cần phải có quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự
vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các khâu trung gian, gián
tiếp có liên quan đến sự vật ấy. Trong nhận thức nên tìm hiểu mối quan hệ qua
lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa lý luận
với nhu cầu thực tiễn.
Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự
vật đó.”
- Từ tính đa dạng phong phú: quan điểm lịch sử-cụ thể: là quan điểm khi xem
xét sự vật hiện tượng phải chú ý đúng mức hoản cảnh lịch sử cụ thể đã phát sinh
ra vấn đề đó.
VD: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo, theo luật hình sự tì đây chỉ là tình
tiết giảm nhẹ mà thôi ->vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 5: Phân tích nguyên về sự phát triển? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận
của nó?
| 1/10

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1. Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học? Phân tích vai trò của triết
học Mac-Lenin trong đời sống xã hội?
Trả lời
*Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người
trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy.
*Vấn đề cơ bản của triết học
a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học Vấn đề quan hệ - Vật chất – Ý thức - Tồn tại – Tư duy - Tự nhiên – Tinh thần Có 2 mặt
- Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật có: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình
và chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ nghĩa duy tâm có: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri
- Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là học thuyết khả tri
- Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyết bất khả tri
* Vai trò của triết học Mac-Lenin trong đời sống xã hội
a. Triết học Mac-Lenin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn
b. Triết học Mac-Lenin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại và phát triển mạnh mẽ
c. Triết học Mac-Lenin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Câu 2. Phân tích những điều kiện, tiền đề ra đời của triết học Mac-Lenin.
Phân tích chức năng của triết học Mac-Lenin?
Trả lời
1. Tiền đề kinh tế xã hội
- Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp
Những năm 40 của thế kỉ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công
nghiệp làm cho lực lượng sản xuất mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất
xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành
cường quốc công nghiệp lớn nhất. Ở Pháp cuộc cách mạng công nghiệp đã đi
vào giai đoạn hoàn thành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng
cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã
hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt, sự phân hóa giàu nghèo tăng
lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với tư sản đã
phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
- Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử
Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ
nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp
vô sản bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát
triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở
thành phố Lyon(pháp) năm 1831. Ở Anh có phong trào hiến chương vào cuối
những năm 30 của thế kỉ XIX, nước đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ
dệt ở Xiledi đã mang tính giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp
cách mạng. Giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước quyền
đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình
cải tạo dân chủ như trước. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử
với sứ mệnh xóa bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc
đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của
họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Cacmac và Ăngghen
khái quát xây dựng những quan điểm triết học.
 Như vậy, từ thực tiễn xã hội ( đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ là đấu tranh 1
cách tự phát không làm thay đổi được địa vị xã hội của họ ) đồi hỏi phải
được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học
thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh chuyển từ tự
phát sang tự giác để nhanh chóng đạt được thắng lợi toàn diện. - Tiền đề lý luận:
- Tiền đề khoa học tự nhiên
*Chức năng của triết học Mac-Lenin
- Chức năng thế giới quan
 Là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Đem lại thế giới quan duy vật biện
chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.
 Hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực
 Giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động,
từ đó xác định thái độ và cách thức hoạt động của mình.
 Nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn
chính là tiền đề để xác lập nhân sinh tích cực.
 Là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
- Chức năng phương pháp luận
 Vai trò phương pháp duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là
phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp duy
vật biện chứng trang bị cho người hệ thống những nguyên tắc phương
pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
 Trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm
công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học,
đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật
 Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không được xem thường hoặc
tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học.
Câu 3: Quan niệm trước Mác? Bối cảnh đưa ra định nghĩa vật chất của
lenin? Phân tích định nghĩa của Lênin?
Trả lời
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, cho đến thời điểm ngày nay, vẫn được cho là
một định nghĩa hoàn chỉnh nhất về phạm trù vật chất, được các nhà khoahọc hiện
đại coi là một định nghĩa kinh điển.
Định nghĩa vật chất của Lênin: "Vật chất là một phạm trù triết họcdùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm những nội dung sau đây:
Một là, vật chất với tư cách là phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan.Vật
chất là kết quả của sự trừu tượng hoá, nó khái quát những thuộc tính cơ bảnvà phổ
biến nhất của các dạng biểu hiện vật chất. Vật chất tồn tại khách quantrong hiện
thực, tức là sự tồn tại của nó không lệ thuộc vào ý thức và quan niệmcon người.
Trong vật chất không tồn tại cảm tính. V.I.Lênin khẳng định rằng,phạm trù triết học
vật chất chỉ cái đặc tính chung nhất, bản chất nhất của mọi sựvật, hiện tượng, gắn
liền với cái “đặc tính duy nhất của vật chất – là cái đặc tínhtồn tại với tư cách là
hiện thực khách quan, tồn tại ngoài ý thức của chúng ta”.Đặc tính này tiêu chuẩn
để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vậtchất. Có thể thấy, trong định
nghĩa vật chất của Lênin tồn tại hai khía cạnh đốilập nhưng lại gắn bó chặt chẽ với
nhau: tính trừu tượng và tính cụ thể của vậtchất. Nếu chỉ tuyệt đối hoá tính trừu
tượng của phạm trù thì rất dễ sa vào chủnghĩa duy tâm, nhưng nếu chỉ nhìn thấy
tính cụ thể thì sẽ đồng nhất vật chất vớivật thể. Vì vậy, mọi sự vật, hiện tượng tồn
tại trong tự nhiên hay trong xã hội thìđều là tồn tại khách quan, tồn tại hiện thực
bên ngoài ý thức con người, đềuthuộc phạm trù vật chất và là những dạng biểu
hiện cụ thể của vật chất. Nội dung này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó đã chỉ
ra và khắc phục được triệt để những sai lầm cơ bản mà chủ nghĩa duy vật trước
Mác là đồng nhất vật chất với một hay một số dạng cụ thể của nó; đưa chủ nghĩa
duy vật lên một tầm cao mới; đáp ứng được những đòi hỏi mới của bối cảnh và
thời kì mới; thúc đẩy các nhà khoa học không ngừng tìm hiểu, khám phá và làm
giàu đẹp tri thức của con người.
Hai là, vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong
cảm giác” và “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
V.I.Lênin đã khẳngđịnh, vật
chất với tư cách là thực tại khách quan là cái có trước ý thức, không phụ thuộc vào
ý thức; còn ý thức (tức cảm giác) là cái có sau vật chất, do vật chất mà ra, phụ
thuộc vào vật chất. Khi tác động vào các giác quan của conngười, vật chất đem lại
cho con người cảm giác. Như vậy, vật chất là tính thứnhất, ý thức là tính thứ hai.
Do tính trước – sau nên vật chất không phụ thuộcvào ý thức, nhưng ý thức lại lệ
thuộc vào vật chất. Vật chất là nội dung, là nguồngốc khách quan, là nguyên nhân
phát sinh ra ý thức; không có cái bị phản ánh làvật chất sẽ không có cái phản ánh là
ý thức. Ví dụ, trước khi có sự xuất hiện củacon người trên trái đất, vật chất đã tồn
tại từ rất lâu nhưng vì chưa có sự tồn tạicủa con người, ý thức cũng chưa xuất hiện
và hình thành. Điều này đã chứng tỏ rằng vật chất tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý thức.
Nội dung này đã bác bỏ những sai lầm của chủ nghĩa duy tâm lí giải choviệc ý thức
là cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng, dưới mọi hình thức như duytâm chủ quan,
duy tâm khách quan, nhị nguyên luận,…
Ba là, vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con ngườitrong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại.
Vật chất là
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác tức là tực tại
khách quan ( vật chất có trước ý thức).
Vật chất là cái mà ý thức chính là sự phản
ánh của nó. Vì vậy, khi nói đến bảnchất của ý thức, V.I.Lênin cũng đã khẳng định:
“Ý thức chẳng qua chỉ là cái vậtchất được di chuyển vào trong đầu óc của con
người và được cải biến đi ở trong đó”. Với tư cách là một phạm trù triết học, vật
chất tuy rộng đến cùng cực nhưng được biểu hiện qua các dạng cụ thể như nước,
đất, không khí, cái bàn, quả táo,quyển sách,… mà qua đó, các giác quan của con
người như mắt, tai, mũi,… có thể cảm nhận được. Với bản năng và những năng lực
vốn có, sự nhạy bén của các giác quan con người có thể chép lại, chụp lại, phản
ánh lại vật chất, hay nóicách khác, con người có khả năng nhận thức được vật
chất. Vật chất, ngoài dấu hiệu tồn tại khách quan, vật chất còn có một đặc điểm
quan trọng khác là tính có thể nhận thức được. Qua đó, V.I.Lênin muốn khẳng định
rằng, vật chất là cáiđược ý thức, cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
lại. Bằng các phương thức như chép lại, chụp lại, phản ánh lại,… con người có thể
nhận thức được thế giới vật chất. Vì vậy, “trong thế giới vật chất không có cái gì là
khôngthế biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con
người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
”. Về nguyên tắc, không có phạm trù
vật chất nào là không thể nhận thức, chỉ có những đối tượng vật chất chưađược
nhận thức mà thôi. Sự chép lại, chụp lại, phản ánh của giác quan đối vớivật chất
càng rõ ràng, sắc nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu sắc, toàn diện. Ý nghĩa
- Khắc phục triệt để thiếu sót trong quan niệm chủ nghĩa duy vật cũ về vật chất
- Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học
trên lập trường duy vật biện chứng.
- Khẳng định khả năng nhân thức được thế giới của con người, tạo cơ sở cho việc
xây dựng nhận thức luận khoa học.
Câu 4. Phân tích nguyên lý mối quan hệ phổ biến? Rút ra phương pháp luận của nó?
- Khái niệm liên hệ: “mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối
ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận
trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa
hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi
Quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật hiện tượng của thế giới tồn
tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển
hóa lẫn nhau, không tách biệt nhau.
- Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
 Tính khách quan: là mối liên hệ hiện thực của bản thân thế giới vật chất
chứ không phải do thượng đế hay tự người ta nghĩ ra. Ngay cả các sự vật
vô tri vô giác hàng ngày cũng chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng
khác. Trong hiện thức có rất nhiều mối liên hệ giữa như giữa cái vật chất
với cái tinh thần, giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, liên hệ giữa
các hình thức cuả tư duy… con người cũng chịu sự tác động của các sự
vật hiện tượng khác và các yếu tố trong chính bản thân. Nhờ có mối liên
hệ mà có sự vận động, mà vận động là phương thức tồn tại của vật chất,
là một yếu tố khách quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan.
VD: sự phụ thuộc của cơ thể vào môi trường khi môi trường thay đổi thì
cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với môi trường liên hệ đó
không phải do ai sáng tạo ra mà là cái vốn có của thế giới vật chất.
Vd2: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng
hóa- dị hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh – trưởng thành –
già – chết...-> (cái chung) -> cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối
liên hệ đó không còn là con vật, con vật đó sẽ chết... Mối liên hệ đó
mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ
đó, mà có thể nhận thức, tác động...
 Tính phổ biến: Dù ở bất kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có
vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau
trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ
qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự
vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các
yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư
duy đều có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau...
 Tính đa dạng phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì
mối liên hệ khác nhau; một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác
nhau (bên trong – bên ngoài, chủ yếu – thứ yếu, cơ bản – không cơ
bản...), chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng đó; một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn
cảnh khác nhau thì tính chất, vai trò cũng khác nhau. Như vậy, không thể
đồng nhất tính chất và vai trò của các mối liên hệ khác nhau đối với
những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Tùy thuộc vào
tính chất và vai trò của từng mối liên hệ, ta có thể phân loại các mối liên hệ như sau:
- Mối liên hệ về mặt không gian và mối liên hệ về mặt thời gian giữa sự vật, hiện tượng.
- Mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới.
- Mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật, hiện tượng cụ thể.
- Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp
- Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.
- Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên.
- Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài.
- Mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận.
Việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì các mối liên hệ
của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi các mối liên
hệ khác. Các mối liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến
đổi và sự phát triển cụ thể của chúng.
Ví dụ: Mối liên hệ con người, con cá... với nước khác nhau, cùng con
người nhưng mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về nước cũng
khác, con người sống ở nơi lạnh, nơi nóng nhu cầu về nước khác nhau;
cây xanh có cây cần nhiều nước, ánh sáng, cây cần ít nước, ánh sáng...->
Mối liên hệ rất đa dạng, phong phú..
Mỗi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại
với nhau, do vậy khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên
tắc toàn diện.
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép
biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối
với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các
thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
VD: khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt (thể lực, trí lực,
phẩm chất, học tập, đoàn thể...; nhiều mối liên hệ (thầy cô, nhân viên,
bạn bè, chủ nhà trọ; gia đình...-> Mối liên hệ con người với con người),
mối liên hệ với tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường... -> Giữa các
mặt, mối liên hệ đó tác động qua lại -> Phải có cái nhìn bao quát chỉnh
thể đó -> Rút ra SV là người như thế nào.
+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của
đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi
chỉ có như vậy, nhận thức mới cóthể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại
khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động
qua lại của đối tượng.
VD: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến
nay, chúng taphải đánh giá toàn diện những thành tựu (kết cấu hạ tầng,
thu nhập, mức sống, giáo dục, y tế...) cùng những hạn chế (mặt trái của
những yếu tố trên, đặc biệt là tệ nạn xã hội) -> Rút ra được thành tựu vẫn
là cái cơ bản. Trên cơ sở đó, chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu khách
quan, phải phân tích chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới hạn chế, nguyên
nhân nào là cơ bản, chủ yếu -> Giải pháp khắc phục yếu kém đó -> Mỗi
người có niềm tin vào công cuộc đổi mới vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội.
+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng
khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ
trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần
nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại
và phán đoán cả tương lai của nó.
VD: Vẫn tiếp ví dụ trên, chúng ta khi đã chỉ ra những hạn chế như tham
ô, tham nhũng, lãng phí; con ông cháu cha, ma túy, cờ bạc,... -> Chúng ta
phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả đó -> Có cả nguyên nhân
trực tiếp, gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu (đời
sống kinh tế hiện tại; do quan niệm truyền thống, đặc biệt là chủ nghĩa cá
nhân, thói tham lam, ích kỷ...;hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn kẽ
hở, một số cán bộ thoái hóa biến chất tham ô, tham nhũng; công tác giáo
dục, tuyên truyền; giám sát, có lúc xử lý chưa mạnh, tính răn đe chưa
cao...) -> Có phân tích nguyên nhân cơ bản, trực tiếp, chủ yếu... dẫn đến
kết quả đó -> Giải pháp phù hợp -> Tương lai những hiện tượng tiêu cực
đó mưới có thể bị xóa bỏ.
+Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều
mặt nhưng lại xem xét dàn trải, khôngthấy mặt bản chất của đối tượng
nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (coi cái cơ bản thành cái không cơ bản,
hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (kết hợp vô nguyên tắc các mối
liên hệ) dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chấtsự vật, hiện tượng.
VD: Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi đến
liên kết luận bản chất sự vật (Phiến diện – Sai lầm), chẳng hạn đánh giá
con người; biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại
(Ngụy biện – Sai lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đỗ lỗi
cho thầy cô, nhà trường.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Từ tính khách quan và tính phổ biến: trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
cần phải có quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự
vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các khâu trung gian, gián
tiếp có liên quan đến sự vật ấy. Trong nhận thức nên tìm hiểu mối quan hệ qua
lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa sự vật này với sự vật khác, giữa lý luận với nhu cầu thực tiễn.
Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó.”
- Từ tính đa dạng phong phú: quan điểm lịch sử-cụ thể: là quan điểm khi xem
xét sự vật hiện tượng phải chú ý đúng mức hoản cảnh lịch sử cụ thể đã phát sinh ra vấn đề đó.
VD: biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo, theo luật hình sự tì đây chỉ là tình
tiết giảm nhẹ mà thôi ->vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu 5: Phân tích nguyên lý về sự phát triển? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó?