Đề cương ôn tập tự luận học phần Tổng quan du lịch | Trường Đại học Phenikaa
Một đất nước chỉ có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Muốn phát triển du lịch thì các ngành sản xuất có quan hệ mật thiết đến du lịch nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung phải phát triển. Trong các ngành kinh tế sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực thực phẩm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỔNG QUAN DU LỊCH Tự luận
Câu 1: Điều kiện phát triển du lịch (điều kiện chung, điều kiện đặc trưng/
CLAAAAPPPP…)
a. Điều kiện chung
1. Thời gian nhàn rỗi: là thời gian còn lại dùng cho mục đích nghỉ ngơi, thể
thao ngoài thời gian làm việc và thời gian bị gò bó. Đó là cơ sở cho việc đi du lịch của con người.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức du lịch thu hút được nhiều
khách du lịch đến với cơ sở của mình.
2. Đời sống vật chất văn hóa tinh thần của người dân:
Con người muốn đi du lịch không chỉ có thời gian nhàn rỗi mà cần có đủ
tiền mới thực hiện được chuyến đi cũng như phải có trình độ văn hóa nhất định
Về vật chất: nền kinh tế phát triển làm cho thu nhập của người dân tăng lên
do đó khả năng thanh toán cho các nhu cầu tăng lên trong đó có nhu cầu du lịch
Về văn hóa tinh thần: trình độ văn hóa được nâng cao thì nhu cầu
du lịch của nhân dân tăng lên, do đó số người đi du lịch tăng. Ngược
lại, chính những hành vi thiếu văn hóa của họ có thể là nhân tố cản
trở sự phát triển của du lịch
3 Tình trạng kinh tế của một đất nước
Một đất nước chỉ có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó
tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Muốn phát triển
du lịch thì các ngành sản xuất có quan hệ mật thiết đến du lịch nói riêng và nền
kinh tế của đất nước nói chung phải phát triển. Trong các ngành kinh tế sự phát
triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan
trọng đối với du lịch do ngành du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực thực phẩm.
4. Giao Thông vận tải,,
Phát triển về chất lượng các phương tiện vận chuyển,,,, theo các hướng:
• Tốc độ vận chuyển,
• Đảm bảo an toàn trong vận chuyển
• Đảm bảo tiện nghi trong các phương tiện vận chuyển
• Vận chuyển với giá rẻ
Sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong sự
phát triển du lịch. Bởi nó rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến và
tạo điều kiện thuận lợi khi phải đổi phương tiện vận chuyển, làm vừa lòng khách du lịch
5. Sự ổn định về chính trị:
Ở những nước có bầu không khí chính trị hòa bình thì thường thu hút đông
đảo khách du lịch khiến họ cảm thấy yên tâm và được đảm bảo tự do đi lại và giao tiếp
b. Điều kiện đặc trưng
*ĐK tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
• Vị trí địa lý ảnh hưởng đến khách du lịch dựa trên 3 khía cạnh khi điểm
du lịch ở xa nơi cư trú: khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại,
phải rút ngắn thời gian ở lại nơi du lịch, phải hao tốn nhiều sức khỏe.
• Địa hình: Địa hình càng đa dạng tương phản, độc đáo phong phú càng có
sức hấp dẫn khách du lịch.
• Khí hậu: những nơi có khí hậu ôn hòa thường được khách du lịch ưa thích.
Tuy nhiên mỗi loại hình du lịch đòi hỏi từng loại khí hậu khác nhau.
• Nhiệt độ: những nơi có nhiệt độ thích hợp có thể cho phép khách phơi
nắng vào ban ngày, còn ban đêm thì mát mẻ, có thể dạo chơi giải trí thì sẽ
thu hút được nhiều du khách.
• Hệ động thực vật: Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật rừng đa dạng.
Du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến
• Chế độ thủy văn: tạo ra bầu không khí mát mẻ trong lành, đồng thời có
ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, và giúp chữa bệnh.
*ĐK kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
Các giá trị văn hóa lịch sử thành tựu kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự
phát triển du lịch ở một điểm/ địa phương/ đất nước, có sức hấp dẫn đặc biệt với
số đông khách du lịch với nhiều mục đích khác nhau.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam rất đa dạng và phong phú với
lịch sử hàng ngàn năm. Ngoài ra các thành tựu kinh tế kỹ thuật như các công
trình xây dựng, mô hình sản xuất cũng có sự hấp dẫn khách du lịch.
*Sự sẵn sàng đón tiếp khách
• Các điều kiện về tổ chức:
Vạch ra các đường lối, chính sách, chiến lược phát triển du lịch.
Quản lý, kiểm tra, xây dựng các hoạt động du lịch
Phối hơp các dịch vụ riêng lẻ tạo sản phẩm hoàn chỉnh cung ứng cho khách hàng.
• Các điều kiện về kỹ thuật : trang bị tiện nghi ở khu du lịch, xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại.
• Lực lượng lao động và dân cư : là nguồn lực cung cấp lao động cho du
lịch, thị trường tiêu thụ sản phẩm du lịch, nhân tố quyết định đến thành bại trong du lịch.
• Nguồn lực bên ngoài : thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học tiên tiến
để phát triển du lịch bền vững. CLAAAAPPPP Carrying capacity Sức chứa, Location Vị trí Accessibility khả năng Activities Hoạt động Atraction Sức hấp dẫn Amenities Sự tiện nghi People Cộng đồng Policies Cách giải quyết Product Sản phẩm Price Giá cả People Tiếp thị
Câu 2: Nhu cầu và động cơ du lịch (khái niệm; phân biệt nhu cầu và cầu
du lịch, đặc điểm của nhu cầu du lịch;động cơ…) *Khái niệm:
- Nhu cầu du lịch : theo Nguyễn Văn Đính, nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu
đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển
trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi,
tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp)
- Động cơ du lịch : chính là những yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch và có thể
được coi là một trong những yếu tố tâm lý ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của khách du lịch.
*Đặc điểm của nhu cầu du lịch:
- Nhu cầu dịch vụ luôn biến đổi phát triển cùng với điều kiện sống đặc biệt là điều kiện kinh tế.
- Nhu cầu du lịch phụ thuộc vào không gian thời gian tiêu dùng và đặc điểm cá
nhân của du khách (lứa tuổi, thu nhập, tôn giáo, cá tính,... )
- Nhu cầu có tính chu kỳ đặc biệt là các nhu cầu sinh lý
- Nhu cầu du lịch gặp đối tượng có khả năng đáp ứng nó sẽ trở thành động cơ
thúc đẩy hành động đi du lịch
- Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu tổng hợp vừa mang tính sinh học vừa mang tính xã hội
*Đặc điểm của động cơ du lịch:
- Tính đa dạng: bao gồm các nhu cầu về thư giãn nghỉ ngơi, khám phá, giải trí, học tập, làm việc,...
- Tính cá nhân: Động cơ du lịch của mỗi cá nhân là khác nhau, phụ thuộc vào sở
thích, nhu cầu, điều kiện kinh tế, văn hóa, v.v.
- Tính biến đổi: Động cơ du lịch có thể thay đổi theo thời gian, do ảnh hưởng của
các yếu tố như: mức sống, công nghệ, chính sách,...
- Tính liên kết: Các động cơ du lịch có thể liên kết với nhau, tạo nên nhu cầu du
lịch phức tạp. Ví dụ: du khách có thể đi du lịch để khám phá và đồng thời thư giãn, nghỉ ngơi.
*Phân biệt nhu cầu và cầu du lịch: Nhu cầu du lịch Cầu du lịch
Là phần tổng hợp, thể hiện mong muốn Là phần cụ thể của nhu cầu du lịch, thể
của con người xuất phát từ động cơ, mục hiện qua khả năng chi trả và hành động đích khác nhau. của du khách. Mang tính chủ quan Mang tính khách quan
Không bị giới hạn bởi khả năng tài chính Bị giới hạn bởi khả năng tài chính hay
hay điều kiện thực tế. điều kiện thực tế.
Có thể thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh Có thể đo lường và thống kê được. và điều kiện sống.
Câu 3: Thời vụ trong du lịch (đặc điểm, nguyên nhân, ảnh hưởng, giải
pháp khắc phục…)
*Khái niệm: tính thời vụ du lịch là một đặc trưng quan trọng trong kinh doanh
du lịch, khi kinh doanh sản phẩm du lịch mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với
những yếu tố tác động khác nhau, từ đó tạo nên tính thời vụ trong du lịch. *Đặc điểm:
- Tính thuế vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến và khách quan ở
tất cả các nước các vùng có hoạt động du lịch
- Một quốc gia một vùng du lịch có thể có một vòng nhiều thời vụ du lịch
tùy thuộc vào thể loại du lịch được phát triển ở đó
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối
với các thể loại du lịch khác nhau
- Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ
phát triển và kinh nghiệm kinh doanh của các quốc gia du lịch điểm du
lịch và các nhà kinh doanh du lịch
- Độ dài thời gian và cường độ thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu khách đến vùng du lịch
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào các cơ sở lưu trú chính. *Nguyên nhân:
- Những nơi có các cơ sở lưu trú chủ yếu là khách sạn nhà nghỉ khu nghỉ
dữơng thì việc đầu 4 bảo dương tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh
doanh phải tìm kiếm biện pháp kéo dài thời vụ du lịch hơn
- Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu 4 và xây dựng các
cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ hoặc lều trại thì vừa
linh hoạt vừa ít tốn kém chi phí hơn. *Ảnh hưởng:
- Nhân tố tự nhiên:
• Khí hậu : đối với cung du lịch điều kiện khí hậu tạo điều kiện thuận
lợi hoặc gây khó khăn cho việc tổ chức kinh doanh các loại hình du lịch nhất định.
Đối với cầu du lịch: khí hậu khuyến khích khách du lịch tham gia
nhiều hoặc làm cho khách nản lòng không muốn tham gia Khí hậu ảnh hưởng
sâu rộng đến cung cầu du lịch gây nên tính thời vụ mức độ tác động khác
nhau tùy thuộc vào từng loại hình du lịch quyết định đến độ ,dài và cường độ
của thời vụ du lịch., - Kinh tế - xã hội – tâm lý:
• Về kinh tế : các yếu tố như thu nhập, sự thay đổi tỉ giá hối đoái, tình
hình lạm phát, khủng hoảng kinh tế gây tác động đến đầu tư, phát
triển dịch vụ kinh doanh du lịch.
• Thời gian rỗi : ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu cầu
du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rảnh rỗi.
• Sự quần chúng hóa trong du lịch : ảnh hưởng trực tiếp đến cầu trong
du lịch, làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch.
• Phong tục tập quán : tác động đến cầu du lịch và sự tập trung của
cầu du lịch vào những thời điểm nhất định. Có tính chất bền vững,
hình thành dưới tác động của điều kiện kinh tế - xã hội
• Điều kiện tài nguyên du lịch : tác động lên cả cung lẫn cầu trong du
lịch, nếu được kết hợp với hình thức du lịch khác như: du lịch biển,
du lịch văn hóa,... có thể kéo dài tính thời vụ trong du lịch.
• Sự sẵn sàng đón tiếp khách : ảnh hưởng đến độ dài thời vụ thông
qua cung. Chất lượng, cơ cấu CSVC kỹ thuật du lịch và các hoạt
động ảnh hưởng đến phân bố nhu cầu theo thời gian. Công tác
quảng cáo, tuyên truyền tác động đến sự phân bố luồng khách du
lịch. Ngoài ra còn có nhân tố tâm lý. Các nhân tố trên vừa tác động
riêng lẻ, vừa tác động đồng thời với nhau. *Giải pháp:
- Kéo dài mùa vụ du lịch của một loại hình du lịch: = cách kết hợp
khai thác loại hình du lịch này với loại hình du lịch khác hoặc các dịch
vụ bổ sung như: thể thao, giải trí. Bên cạnh đó cần kết chính giá khuyến
khích khen thưởng vào ngoài mùa như: giảm giá, tặng quà, tiền thưởng
nhằm tác động cầu du lịch
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch: việc xác định phát triển các loại
hình du lịch cho một vùng quốc gia sẽ giúp cho việc kinh doanh du lịch
diễn ra đều đặn hơn suốt cả năm, tránh được tình trạng thời vụ du lịch
quá ngắn và cường độ quá lớn. Để xác định ta cần phải căn cứ vào: giá
trị và khả năng tiếp nhận tài nguyên du lịch, luồng khách, cơ sở vật chất
kỹ thuật, nguồn lao động,nguồn lao động, các thể loại du lịch,, kinh nghiệm tổ chức
- Các hoạt động hỗ trợ bán:
Bao gồm các chương trình nhằm khuyến khích tiêu dùng vào ngoài mùa
chính: giảm giả sp dịch vụ, dịch vụ ko mất tiền,... hoặc chương trình tuyên
truyền, quảng cáo theo thời gian nhằm nêu bật những điều kiện tự nhiên
thuận lợi. Khi thực hiện cần vạch ra hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện
không chỉ ở cấp doanh nghiệp mà kể cả cấp quản lý của địa phương và quốc gia.,
Câu 4: Tác động của du lịch (văn hóa, xã hội, kinh tế, môi trường, đào tạo,
nghiên cứu…) *Kinh tế:
- Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước: khác với việc xuất khẩu hàng
hóa thông thường thì xuất khẩu du lịch lại thu ngoại tệ từ việc khách trả
tiền cho các vận động của mình khi họ đến du lịch tại các nước sở tại
- Một trong những hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao: du lịch là hoạt động
xuất khẩu có hiệu quả cao hơn hoạt động xuất khẩu hàng hóa khác
- Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển: hoạt động du lịch càng phát
triển sẽ kích thích các ngành nghề kinh doanh phát triển theo
- Kích thích hoạt động đầu tư: du lịch phát triển tạo điều kiện kích thích đầu
tư rộng rãi từ người dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động: đặc thù của ngành du lịch là có
hệ số sử dụng lao động rất cao, do đó du lịch là ngành tạo cơ hội tìm kiếm
công ăn việc làm cho người dân trong xã hội.
- Góp phần làm tăng thu nhập về thuế cho nhà nước: thì khách du lịch đến
và sử dụng sản phẩm dịch vụ trong hoạt động du lịch thì chi tiêu của họ đã
bao gồm các khoản thuế nộp cho nhà nước góp phần gia tăng thu nhập về thuế.
- Tạo cơ sở để phát triển các vùng đặc biệt: cùng với các lượi ích, du lịch sẽ
giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho các vùng, địa phương có những vấn
đề khó khăn ví dụ như vùng núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa phát triển.
- Quảng bá sản xuất của địa phương: khách du lịch đến mua sắm sử dụng
những sản phẩm của địa phương sản xuất là yếu tố tự nhiên giúp phổ biến
sản phẩm của địa phương đến nhiều nơi., *Văn hóa – xã hội – môi trường:
- Thúc đẩy việc giữ gìn và phát huy tiềm năng của tài nguyên du lịch: trong
quá trình khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, để đảm bảo sự phát triển ổn
định và lâu dài, buộc các tổ chức khai thác phải đầu tư , giữ gìn bảo tồn và
phát huy các thế mạnh hiện có của nguồn tài nguyên du lịch đó.
- Tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới: , cư dân các
vùng, địa phương các quốc gia khác nhau có thể thăm viếng đi lại tìm hiểu
lẫn nhau để có những thông tin hiểu biết về nhau và thông cảm lẫn nhau,
giảm đi những hiểu lầm và sự thù ghét.
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc: sự ngưỡng mộ của du khách đối với tài
nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên của đất nước sẽ nâng cao tinh thần
yêu nước và tạo nên trong lòng người dân đất nước đó niềm tự hào dân tộc
- Quyền lợi của người dân để phục hồi sức khỏe và phát triển bản thân: Sau
một thời gian lao động căng thẳng và mệt mỏi đi du lịch được coi là quyền
của mỗi con người để phục hồi sức khỏe. Đồng thời du lịch còn giúp du
khách mở rộng kiến thức hiểu biết về các vùng địa phương khác. Du lịch
đánh thức các làng nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dân tộc.
Câu 5: Các lĩnh vực kinh doanh du lịch (kinh doanh lữ hành; lưu trú du
lịch; vận chuyển-vận tải khách du lịch; khu, điểm du lịch; tổ chức sự kiện,
các dịch vụ du lịch khác…) *Kinh doanh lữ hành
- Đại lý du lịch:
+ Đại lý du lịch là một tổ chức trung gian, thèm mặt cho khách hàng sắp
xếp các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch (các hãng vận chuyển, khách
sạn, nhà hàng,... ) , và nhận hoa hồng của các đơn vị này. Kinh doanh
đại lý du lịch là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu
trú, , vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch
của các công ty lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. + Vai trò:
• Là một người môi giới mang người mua và người bán lại gần với nhau.
• Là một chuyên gia, tư vấn cho khách du lịch trong việc lựa chọn
các chương trình du lịch
• Tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành cho khách để hưởng hoa hồng - Công ty lữ hành:
+ Công ty lữ hành: là một đơn vị kinh doanh bằng cách sắp xếp các dịch
vụ du lịch riêng lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng
dẫn, vui chơi giải trí,... thành một sản phẩm chương trình du lịch hoàn
chỉnh, thông qua mạng lưới đại lý du lịch (hoặc trực tiếp) bán cho khách. + Phân loại:
++ Công ty lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo,
bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng
phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút đến việt nam và đưa
công dân việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch
nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đang bán hoặc ký hợp
đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho công ty lữ hành nội địa.
++ Công ty lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo,
bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác
để thực hiện dịch vụ chính khách nước ngoài đã được các công ty lữ
hành quốc tế đưa vào Việt Nam. *Lưu trú du lịch: - Khách sạn - Motel - Làng du lịch - Bungalow - Nhà nghỉ nhà trọ - Biệt thự - Căn hộ cho thuê - Cắm trại
*Kinh doanh dịch vụ ăn uống: nhà hàng, quán bar, quán cafe,...
*Vận chuyển – vận tải khách du lịch:
- Vận chuyển hàng không: máy bay. Chi phí cao, tỷ trọng lớn, khả
năng khám phá môi trường thấp
- Vận chuyển đường bộ: xe đạp, ô tô, xe buýt,... (chi phí thấp nhưng
còn chậm, thiếu tiện nghi, độ an toàn thấp chỉ phù hợp trong nước)
- Vận chuyển đường sắt: Chi phí thấp, độ an toàn cao, an ninh tốt
- Vận chuyển đường thủy: chi phí rất cao, tiện nghi cao cấp, dễ dàng
bố trí dịch vụ giải trí.
*Điểm tham quan du lịch: bao gồm các địa điểm có cảnh quan thiên nhiên hấp
dẫn hoặc các nơi tài nguyên nhân tạo: di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề,...
*Hoạt động vui chơi giải trí: hoạt động của các công viên giải trí, sở thú, bách
thảo, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chiếu phim, các khu vực mua sắm,
sòng bạc càng đa dạng, phong phú càng kích thích chi tiêu của khách, và như
vậy sẽ mang lại nguồn thu cho điểm du lịch ngoài nguồn thu về lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Câu 6: Loại hình và sản phẩm du lịch (các khái niệm, cách phân loại, đặc
điểm của sản phẩm du lịch, phân biệt loại hình và sản phẩm…) - Khái niệm:
+ Loại hình du lịch: một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc
điểm giống nhau, hoặc cùng thỏa mãn các nhu cầu, động cơ du lịch
tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàn, hoặc vì
chúng có cùng một cách phân phối, tổ chức như nhau.
(Theo Trương Sỹ Quý (2003) và Lê Anh Tuấn cùng cộng sự (2015) )
+ Sản phẩm du lịch: là sự kết hợp giữa những dịch vụ và phương
tiện vật chất trên cơ sở khai thác những tiềm năng du lịch nhằm
cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị một kinh
nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. - Phân loại:
+ Loại hình du lịch:
• Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
• Căn cứ theo mục đích chuyến đi
• Căn cứ vào loại hình lưu trú
• Căn cứ vào thời gian chuyến đi
• Căn cứ vào hình thức tổ chức
• Căn cứ vào lứa tuổi du khách
• Sử dụng các phương tiện giao thông
• Phương thức hợp đồng
+ Sản phẩm du lịch:
• Tài nguyên du lịch: bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên
và tài nguyên du lịch nhân tạo. Các dịch vụ gồm vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, , vui chơi giải trí, v và xong các dịch vụ đó
thì có một số hàng hóa được cung cấp cho du khách.
• Các dịch vụ và hàng hoá du lịch: dịch vụ vận chuyển, dịch
vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm.
- Đặc điểm sản phẩm du lịch:
++Tính vô hình: không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng
hóa, sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước, khách hàng không thể
kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, vấn đề quảng cáo
trong du lịch đóng vai trò quan trọng và phải khác với quảng cáo hàng hóa vật chất.
++Tính không đồng nhất: sản phẩm du lịch khó tiêu chuẩn
hóa, khó đưa ra một quy chuẩn nhất định; chất lượng sản phẩm du
lịch cung cấp cho du khách cũng sẽ được cảm nhận khác nhau vào
tùy thời điểm, không gian khác nhau
++Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng
và sản xuất sản phẩm du lịch xảy ra trên cùng một không gian và
thời gian; , khách du lịch không thể kiểm tra được chất lượng sản
phẩm trước khi mua và muốn tiêu dùng phải đến nơi sản xuất.
++Mau chóng và không dự trữ được: sản phẩm du lịch chủ
yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống,.. Vì thế không thể sản xuất trước, lưu kho và bán từ từ cho khách.
++Một số đặc điểm khác: sản phẩm du lịch do nhiều nhà cung
cấp tham gia cung ứng; việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.
- Phân biệt loại hình và sản phẩm:
• Loại hình du lịch: là khái niệm rộng, bao hàm những nhóm du
khách có chung mục đích, sở thích và nhu cầu du lịch
Phản ánh mục đích và cách thức mà du khách trải nghiệm hành trình của mình
• Sản phẩm du lịch: những dịch vụ cụ thể được cung cấp cho du
khách để đáp ứng nhu cầu du lịch của họ dựa trên các yếu tố vận
chuyển, lưu trú, dịch vụ hỗ trợ
Câu 7: Thị trường du lịch (đặc điểm của thị trường du lịch, phân loại…)
*Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá
trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn
giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch.
*Đặc điểm của thị trường du lịch:
- Xuất hiện tương đối muộn nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người
- Không có sự dịch chuyển khối lượng hàng hóa, để thực hiện việc mua bán sản
phẩm du lịch thì người tiêu dùng phải di chuyển đến với sản phẩm du lịch.,
- Đối tượng trao đổi chủ yếu là dịch vụ còn hàng hóa chiếm tỷ lệ ít hơn,
- thì các chủ thể tham gia trao đổi trên thị trường đa dạng với nhiều hình thức
khác nhau. Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài hơn. Thị
trường du lịch có tính thời vụ rõ nét. *Phân loại:
+ Theo phạm vi lãnh thổ: trong thị trường du lịch quốc tế, ở đó cung thuộc một
quốc gia, còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường du lịch nội địa, cung và
cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia + Theo đặc điểm
không gian của cung và cầu du lịch:
Thị trường gửi khách là nơi xuất hiện nhu cầu du lịch. Nơi du khách xuất phát
để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch
Thị trường nhận khách là nơi đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẳn
sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng của sản phẩm du lịch.
+ Theo thực trạng thị trường du lịch:
• Thị trường du lịch thực tế: dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn
ra các hoạt động mua bán sản phẩm du lịch
• Thị trường du lịch tiềm năng: ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực
hiện được dịch vụ hàng hoá du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm và tương lai
• Thị trường du lịch mục tiêu: những khu vực thị trường được sử dụng để thu
hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định.
Câu 8: Nhân lực du lịch (phân loại; đặc điểm lao động trong ngành du
lịch…)
*Phân loại lao động trong du lịch:
- Lao động trực tiếp: Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất dịch vụ du lịch,
có mối quan hệ trực tiếp với khách du lịch. Ví dụ: lễ tân khách sạn, hướng dẫn
viên du lịch, nhân viên nhà hàng, nhân viên bán vé tham quan,...
- Lao động gián tiếp: Tham gia vào quá trình sản xuất dịch vụ du lịch nhưng
không có mối quan hệ trực tiếp với khách du lịch. Ví dụ: nhân viên văn phòng,
nhân viên bảo trì, nhân viên vệ sinh,...
*Đặc điểm lao động trong du lịch:
- Chủ yếu là lao động dịch vụ: xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm du lịch chủ
yếu là dịch vụ cho nên lao động trong du lịch phần lớn là lao động trong các lĩnh
vực dịch vụ như nhân viên lễ tân phục ,vụ buồng phục vụ bàn.
- Có tính chuyên môn hóa cao: để thực hiện được công việc đòi hỏi nhân viên
phải nắm kiến thức chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và đồng thời đảm bảo tố
chất trong những vị trí công việc nhất định
- Có tính thời điểm thời vụ: Thời gian làm việc của lao động trong du lịch phụ
thuộc vào nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, họ thường phải làm việc vào các
ngày nghỉ, lễ tết và bất kể giờ giấc nào
- Tỷ lệ lao động trẻ cao: phần lớn lao động trong du lịch là lao động trực tiếp tiếp
xúc với khách mà những vị trí đó thường cần lao động trẻ năng động nhiệt tình
- Tính phức tạp: Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh
vực khác nhau như: lữ hành, lưu trú, vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí,... Do
vậy, lao động trong du lịch cần có kiến thức và kỹ năng đa dạng để đáp ứng yêu
cầu của các lĩnh vực khác nhau.
Câu 9: Quản lý nhà nước về du lịch
*Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch: là sự tác động= quyền lực của nhà
nước đối với ngành du lịch nói chung và các hoạt động du lịch nhằm tạo ra sự
thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch, góp
phần đẩy mạnh kinh tế mà vẫn bảo tồn được tài nguyên duy trì và phát triển văn
hóa, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, , tổ chức cá nhân kinh
doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch
(theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa 2006) *Các hình thức quản lý
nhà nước về du lịch:
Các hình thức tổ chức:
- Căn cứ vào cấp bậc và thẩm quyền của các thành viên
+ cách tổ chức mang tính chất chính phủ
+ các tổ chức phi chính phủ -
căn cứ vào địa bàn hoạt động
+ các tổ chức thế giới + các tổ chức khu vực
- căn cứ vào sự chuyên môn hóa của các tổ chức chia thành
+ các tổ chức quốc tế nói chung có quan tâm đến vấn đề du lịch
+ các tổ chức quốc tế về du lịch nói chung
+ các tổ chức quốc tế quan tâm đến một lĩnh vực riêng của du lịch
Các hình thức quản lý
- Quản lý nhà nước về du lịch ở cấp trung ương: + Cục du lịch quốc gia
+ Các bộ ngành quản lý các lĩnh vực kinh tế xã hội
+ Các bộ ngành tạo điều kiện phát triển du lịch
- Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương: có chức năng tương tự như ở
cấp trung ương, tuy nhiên nó chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu
tác động quản lý ở cấp trung ương
*Ý nghĩa quản lý nhà nước về du lịch
- Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng các chính sách kinh
tế lớn, đồng thời tuyên truyền quảng cáo du lịch, nghiên cứu ứng dụng
khoa học, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch, giải quyết các khiếu
nại tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch.
- Từ đó thúc đẩy du lịch nước ta theo định hướng chung của đất nước.
Câu 10: Các tổ chức du lịch và xu hướng phát triển du lịch…
*Tổ chức du lịch Việt Nam:
- Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch: quản lý nhà nước đối với các hoạt động
du lịch trong phạm vi cả nước, bao gồm hoạt động du lịch của các thành
phần kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, công dân và người nước ngoài tại Việt Nam
- Cục du lịch quốc gia: là cơ quan thuộc bộ văn hóa thể thao và du lịch có
nhiệm vụ quản lý ngành du lịch ở Việt Nam
- Sở văn hóa, thể thao và du lịch: là cơ quan giúp chủ tịch ủy ban nhân
dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với các hoạt động du lịch trong phạm vi tỉnh thành phố, chịu sự
chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của tổng cục du lịch
- Hiệp hội du lịch: là tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp
tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch
*Xu hướng phát triển du lịch:
- Đa dạng về cơ cấu nguồn khách
+ Đa dạng về đối tượng khách du lịch: du lịch đang ngày càng phổ biến,
không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà
tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;
+ Đa dạng về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng
nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ
dưỡng cho đối tượng khách này.
+ Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình
khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải
tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù
hợp với nhu cầu của nữ thương nhân.
+ Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch
với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia
đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.
- Du lịch bền vững ngày càng phát triển: Đây là xu hướng của khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nước châu Âu, Bắc
Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức
khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên
- Du lịch kết hợp dịch vụ sức khỏe và sắc đẹp phát triển
Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không
bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả
chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít
carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc
bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân
tennis, sân tập gofl mini, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng, ngâm
thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa… ; các dịch vụ du lịch
kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gut, tiểu đường, tim mạch ..v.v.
- Đa dạng hóa loại hình du lịch
Khách quốc tế có xu hướng kết hợp du lịch cùng các chuyến đi công tác.
Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm
dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi
hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi
tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn
quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển.
- Du lịch tự túc phát triển mạnh
Xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn
dịch vụ, không đi theo tour trọn gói. Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất
là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách
sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch