Đề cương ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân

1. Nêu những cơ sở lý luận hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?Chủ nghĩa Mác – Lênin; giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại2. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam?Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
1. Nêu những cơ sở lý luận hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Chủ nghĩa Mác – Lênin; giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
2. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động cách mạng của Đảng ta.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng tôn vinh Hồ Chí Minh là?
Anh hùng dân tộc vĩ đại
4. Năm 1919, thay mặt người dân VN yêu nước tại Pháp , Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Véc-xây
văn bản gì?
Bản yêu sách của nhân dân An Nam
5. Quốc tế Cộng sản còn có tên gọi khác là gì?
Quốc tế III hoặc Đệ tam quốc tế
6. Trong những tiền đề lý lụận, tiền đề nào quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng
Hồ Chí Minh?
Chủ nghĩa Mác- Lênin
7. Các văn kiện do Hồ Chí Minh khởi thảo và thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
Việt Nam được coi là?
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
8. Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam?
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động cách mạng của Đảng ta.
9. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (năm 1930), Hồ Chí Minh xác định mục tiêu chính trị của
Đảng ta là gì?
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập
10. Đối tượng của cách mạng thuộc địa theo quan điểm của Hồ Chí Minh là?
Chủ nghĩa thực dân và bọn tay sai phản động
11. Con đường cứu nước của HCM đã gắn độc lập dân tộc với điều gì ?
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
12. Trình tự giải phóng dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh là?
Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp (giai cấp công nhân), giải phóng xã hội, giải phóng con người
13. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa theo quan điểm của Hồ Chí Minh là?
Tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.
14. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc?
Phải được tiến hành bằng bạo lực cách mạng; kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ
trang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa…
15. Thống nhất với quan điểm của C. Mác, Hồ Chí Minh xác định cách mạng là sự nghiệp của
ai?
Quần chúng nhân dân
16. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ Chí Minh?
Xã hội do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển; Phát triển cao về văn hóa, đạo đức; Xã
hội công bằng hợp lý, văn minh; Toàn dân tham gia xây dựng CNXH, do Đảng lãnh đạo
17. Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH nước ta có đặc điểm lớn nhất là
gì?
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu
18.Trong thời kỳ quá độ đi lên XHCN, về chính trị, nội dung quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là phải làm gì?
Về chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
19. Theo HCM, nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ đi lên XHCN là gì?
Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,
kết hợp cải tạo với xây dựng trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm.
20. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực chủ yếu nhất để xây dựng XHCN ở nước ta là gì?
Động lực con người là động lực chủ yếu nhất để xây dựng XHCN. “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần
có những con người XHCN”.
21. Tiến lên CNXH ở các nước tiền tư bản chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường
quá độ gì?
Quá độ gián tiếp
22. Theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp các nhân
tố nào?
Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
23. Theo Quan điểm Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của ai?
Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
24. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục đích của xây dựng, chỉnh đốn đảng là gì?
Mục đích là xây dựng Đảng cầm quyền, chỉnh đốn làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, giữ vững
vai trò tiên phong của giai cấp, của dân tộc.
25. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động của Đảng là nguyên tắc
nào?
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản và quan trọng nhất của Đảng.
26. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện ở những khía
cạnh nào?
Chủ thể hoạch định chủ trương đường lối. Tập hợp, giáo dục, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng. Liên minh
đoàn kết quốc tế.
27. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Việt Nam, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi
người đề phòng và khắc phục những tiêu cực nào?
Một là, đặc quyền, đặc lợi;
Hai là, tham ô, lãng phí, quan liêu
28. Sự cần thiết phải xây dựng khối đại đoàn kết được Hồ Chí Minh xác định bởi các lý do nào?
Phải thực hiện đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, là lực lượng, là nhu cầu nguyện vọng của tất cả các tầng
lớp nhân dân.
29. Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh là?
Toàn dân tộc
30. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh là?
Công nhân, nông dân và trí thức
31. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Mặt trận dân tộc thống nhất
32. Trong mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng giữ vai trò gì?
Đảng vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.
33. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc nào trong đoàn kết quốc tế?
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý có tình.
Đoàn kết trên cơ cở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.
34. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa có vai trò như thế nào?
Văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng;
Văn hóa là một mặt trận;
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
35. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Việt Nam có những tính chất cơ bản nào?
Tính dân tộc; tính khoa học và tính đại chúng
36. Nêu các chuẩn mực đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh?
Trung với nước, hiếu với dân.
Yêu thương con người, sống có tình nghĩa.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư.
Tinh thần quốc tế trong sáng.
37. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “Cần” nghĩa là gì?
“Cần” theo Hồ Chí Minh là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
38. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “Kiệm” nghĩa là gì?
“Kiệm” theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền của của dân, của nước, của
bản thân mình; tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không liên
hoan chè chén lu bù.
39. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tài và đức?
Trong tương quan giữa đức và tài, Hồ Chí Minh luôn coi đức phải có trước tài và đức là “gốc”, là “nền
tảng” là nhân tố “chủ chốt” của người cách mạng. Đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động, tài là
phương tiện để thực hiện mục đích.
40. Để rèn luyện đạo đức mới, theo Hồ Chí Minh cần quán triệt các nguyên tắc nào?
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Xây đi đôi với chống.
Tu dưỡng đạo đức suốt đời.
CÂU TỰ LUẬN:
1. Theo tưởng Hồ Chí Minh văn hóa những chức năng nào. Liên hệ trách nhiệm của
sinh viên trong xây dựng phát triển nền văn hóa ở nước ta hiện nay?
* Theo Hồ Chí Minh văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
- Mở rộng hiểu biết nâng cao dân trí.
- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân,
thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng phát triển nền văn hóa ở nước ta hiện nay.
- Chấp hành nghiêm quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng phát triển nền văn hóa
mới, văn hóa tiên tiến.
- Nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tại trường.
- Tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa cộng đồng, văn hóa sinh viên.
- Tham gia xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ
công bằng, văn minh.
2. Trình bày sở để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam không những đảng của giai
cấp công nhân còn Đảng của nhân dân lao động của toàn dân tộc theo tưởng
Hồ Chí Minh. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên góp phần tham gia xây dựng Đảng ta hiện
nay?
* Cơ sở để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam không những là đảng của giai cấp công nhân mà còn là
Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Khát vọng ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh.
- Tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự kết hợp 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào
công nhân với phong trào yêu nước.
- Nhiệm vụ của Đảng là lãnh đạo làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ĐLDT gắn liền với CNXH.
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên góp phần tham gia xây dựng Đảng ta hiện nay?
- Nhận thức được vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ.
- Xây dựng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
- Chấp hành nghiêm và thực hiện tốt mọi chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước
- Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.
3. Anh (chị) hãy nêu quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hiện nay sinh viên cần
thực hiện tốt những nội dung gì? Liên hệ bản thân?
* Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính" theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Cần: siêng năng chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh
sinh.
- Kiệm: tiết kiệm (thời gian, công sức, của cải…) của nước của dân, không phô trương.
- Liêm: luôn tôn trọng của công và của dân. Phải trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.
- Chính: thẳng thắn, đứng đắn
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh:
- Ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của sinh viên, tích cực tham gia các hoạt
động góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh.
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; xây dựng nếp sống trong sáng, giản dị và luôn khiêm tốn, cầu tiến bộ.
- Tin vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; có lòng nhân ái,
vị tha, khoan dung, nhân hậu với mọi người.
- Có ý chí và nghị lực vươn lên, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt
được mục đích trong cuộc sống.
4. Anh (chị) hãy nêu những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam đã tác động đến quá
trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong đó nhân tố nào là cơ bản có ảnh hưởng
mạnh mẽ đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
* Những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam đã tác động đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý.
- Truyền thống lạc quan, yêu đời; có niềm tin vào chính nghĩa, tin vào sức mạnh của bản thân và dân tộc.
- Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.
- Ham học hỏi, cầu tiến bộ và không ngừng mở rộng cánh cửa tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại.
* Trong đó chủ nghĩa yêu nước là nhân tố cơ bản có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự hình thành, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
- Ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của sinh viên, tích cực tham gia các hoạt
động góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh.
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; xây dựng nếp sống trong sáng, giản dị và luôn khiêm tốn, cầu tiến bộ.
- Tin vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; có lòng nhân ái,
vị tha, khoan dung, nhân hậu với mọi người.
- Có ý chí và nghị lực vươn lên, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích trong
cuộc sống
5. Thế nào là theo quan điểm về đạo đức cách mạng của Hồ Chí "Cần, Kiệm, Liêm, Chính"
Minh. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hiện nay sinh viên cần thực
hiện tốt những nội dung gì?
* Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính" theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Cần: siêng năng chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh
sinh.
- Kiệm: tiết kiệm (thời gian, công sức, của cải…) của nước của dân, không phô trương.
- Liêm: luôn tôn trọng của công và của dân. Phải trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.
- Chính: thẳng thắn, đứng đắn
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh:
- Ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của sinh viên, tích cực tham gia các hoạt
động góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh.
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; xây dựng nếp sống trong sáng, giản dị và luôn khiêm tốn, cầu tiến bộ.
- Tin vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; có lòng nhân ái,
vị tha, khoan dung, nhân hậu với mọi người.
- Có ý chí và nghị lực vươn lên, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích trong
cuộc sống.
| 1/7

Preview text:

CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
1. Nêu những cơ sở lý luận hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Chủ nghĩa Mác – Lênin; giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
2. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động cách mạng của Đảng ta.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng tôn vinh Hồ Chí Minh là?
Anh hùng dân tộc vĩ đại
4. Năm 1919, thay mặt người dân VN yêu nước tại Pháp , Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Véc-xây văn bản gì?
Bản yêu sách của nhân dân An Nam
5. Quốc tế Cộng sản còn có tên gọi khác là gì?
Quốc tế III hoặc Đệ tam quốc tế
6. Trong những tiền đề lý lụận, tiền đề nào quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Chủ nghĩa Mác- Lênin
7. Các văn kiện do Hồ Chí Minh khởi thảo và thông qua tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
Việt Nam được coi là?

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
8. Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động cách mạng của Đảng ta.
9. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (năm 1930), Hồ Chí Minh xác định mục tiêu chính trị của Đảng ta là gì?
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập
10. Đối tượng của cách mạng thuộc địa theo quan điểm của Hồ Chí Minh là?
Chủ nghĩa thực dân và bọn tay sai phản động
11. Con đường cứu nước của HCM đã gắn độc lập dân tộc với điều gì ?
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
12. Trình tự giải phóng dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh là?
Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp (giai cấp công nhân), giải phóng xã hội, giải phóng con người
13. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa theo quan điểm của Hồ Chí Minh là?
Tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.
14. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc?
Phải được tiến hành bằng bạo lực cách mạng; kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ
trang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa…
15. Thống nhất với quan điểm của C. Mác, Hồ Chí Minh xác định cách mạng là sự nghiệp của ai? Quần chúng nhân dân
16. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ Chí Minh?
Xã hội do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển; Phát triển cao về văn hóa, đạo đức; Xã
hội công bằng hợp lý, văn minh; Toàn dân tham gia xây dựng CNXH, do Đảng lãnh đạo
17. Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH nước ta có đặc điểm lớn nhất là gì?
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu
18.Trong thời kỳ quá độ đi lên XHCN, về chính trị, nội dung quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là phải làm gì?
Về chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
19. Theo HCM, nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ đi lên XHCN là gì?
Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,
kết hợp cải tạo với xây dựng trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm.
20. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực chủ yếu nhất để xây dựng XHCN ở nước ta là gì?
Động lực con người là động lực chủ yếu nhất để xây dựng XHCN. “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần
có những con người XHCN”.
21. Tiến lên CNXH ở các nước tiền tư bản chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường quá độ gì? Quá độ gián tiếp
22. Theo Hồ Chí Minh, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp các nhân tố nào?
Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
23. Theo Quan điểm Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của ai?
Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
24. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục đích của xây dựng, chỉnh đốn đảng là gì?
Mục đích là xây dựng Đảng cầm quyền, chỉnh đốn làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, giữ vững
vai trò tiên phong của giai cấp, của dân tộc.
25. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức và hoạt động của Đảng là nguyên tắc nào?
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơ bản và quan trọng nhất của Đảng.
26. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện ở những khía cạnh nào?
Chủ thể hoạch định chủ trương đường lối. Tập hợp, giáo dục, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng. Liên minh đoàn kết quốc tế.
27. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Việt Nam, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi
người đề phòng và khắc phục những tiêu cực nào?
Một là, đặc quyền, đặc lợi;
Hai là, tham ô, lãng phí, quan liêu
28. Sự cần thiết phải xây dựng khối đại đoàn kết được Hồ Chí Minh xác định bởi các lý do nào?
Phải thực hiện đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, là lực lượng, là nhu cầu nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân dân.
29. Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh là? Toàn dân tộc
30. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh là?
Công nhân, nông dân và trí thức
31. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Mặt trận dân tộc thống nhất
32. Trong mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng giữ vai trò gì?
Đảng vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.
33. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc nào trong đoàn kết quốc tế?
Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý có tình.
Đoàn kết trên cơ cở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.
34. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa có vai trò như thế nào?
Văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng;
Văn hóa là một mặt trận;
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
35. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Việt Nam có những tính chất cơ bản nào?
Tính dân tộc; tính khoa học và tính đại chúng
36. Nêu các chuẩn mực đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh?
Trung với nước, hiếu với dân.
Yêu thương con người, sống có tình nghĩa.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư.
Tinh thần quốc tế trong sáng.
37. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “Cần” nghĩa là gì?
“Cần” theo Hồ Chí Minh là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
38. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “Kiệm” nghĩa là gì?
“Kiệm” theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền của của dân, của nước, của
bản thân mình; tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.
39. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tài và đức?
Trong tương quan giữa đức và tài, Hồ Chí Minh luôn coi đức phải có trước tài và đức là “gốc”, là “nền
tảng” là nhân tố “chủ chốt” của người cách mạng. Đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động, tài là
phương tiện để thực hiện mục đích.
40. Để rèn luyện đạo đức mới, theo Hồ Chí Minh cần quán triệt các nguyên tắc nào?
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Xây đi đôi với chống.
Tu dưỡng đạo đức suốt đời. CÂU TỰ LUẬN:
1. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa có những chức năng nào. Liên hệ trách nhiệm của
sinh viên trong xây dựng phát triển nền văn hóa ở nước ta hiện nay?

* Theo Hồ Chí Minh văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
- Mở rộng hiểu biết nâng cao dân trí.
- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân,
thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng phát triển nền văn hóa ở nước ta hiện nay.
- Chấp hành nghiêm quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng phát triển nền văn hóa mới, văn hóa tiên tiến.
- Nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tại trường.
- Tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa cộng đồng, văn hóa sinh viên.
- Tham gia xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh.
2. Trình bày cơ sở để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam không những là đảng của giai
cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc theo tư tưởng

Hồ Chí Minh. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên góp phần tham gia xây dựng Đảng ta hiện nay?
* Cơ sở để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam không những là đảng của giai cấp công nhân mà còn là
Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Khát vọng ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh.
- Tiền đề ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự kết hợp 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào
công nhân với phong trào yêu nước.
- Nhiệm vụ của Đảng là lãnh đạo làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ĐLDT gắn liền với CNXH.
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên góp phần tham gia xây dựng Đảng ta hiện nay?
- Nhận thức được vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ.
- Xây dựng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
- Chấp hành nghiêm và thực hiện tốt mọi chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.
3. Anh (chị) hãy nêu quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hiện nay sinh viên cần
thực hiện tốt những nội dung gì? Liên hệ bản thân?

* Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính" theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Cần: siêng năng chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.
- Kiệm: tiết kiệm (thời gian, công sức, của cải…) của nước của dân, không phô trương.
- Liêm: luôn tôn trọng của công và của dân. Phải trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.
- Chính: thẳng thắn, đứng đắn
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của sinh viên, tích cực tham gia các hoạt
động góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh.
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; xây dựng nếp sống trong sáng, giản dị và luôn khiêm tốn, cầu tiến bộ.
- Tin vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; có lòng nhân ái,
vị tha, khoan dung, nhân hậu với mọi người.
- Có ý chí và nghị lực vươn lên, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt
được mục đích trong cuộc sống.
4. Anh (chị) hãy nêu những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam đã tác động đến quá
trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong đó nhân tố nào là cơ bản có ảnh hưởng
mạnh mẽ đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?

* Những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam đã tác động đến quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý.
- Truyền thống lạc quan, yêu đời; có niềm tin vào chính nghĩa, tin vào sức mạnh của bản thân và dân tộc.
- Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.
- Ham học hỏi, cầu tiến bộ và không ngừng mở rộng cánh cửa tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại.
* Trong đó chủ nghĩa yêu nước là nhân tố cơ bản có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của sinh viên, tích cực tham gia các hoạt
động góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh.
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; xây dựng nếp sống trong sáng, giản dị và luôn khiêm tốn, cầu tiến bộ.
- Tin vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; có lòng nhân ái,
vị tha, khoan dung, nhân hậu với mọi người.
- Có ý chí và nghị lực vươn lên, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích trong cuộc sống 5. Thế nào là
theo quan điểm về đạo đức cách mạng của Hồ Chí
"Cần, Kiệm, Liêm, Chính"
Minh. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hiện nay sinh viên cần thực
hiện tốt những nội dung gì?

* Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính" theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Cần: siêng năng chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.
- Kiệm: tiết kiệm (thời gian, công sức, của cải…) của nước của dân, không phô trương.
- Liêm: luôn tôn trọng của công và của dân. Phải trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.
- Chính: thẳng thắn, đứng đắn
* Liên hệ trách nhiệm của sinh viên hiện nay trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của sinh viên, tích cực tham gia các hoạt
động góp phần xây dựng Nhà trường vững mạnh.
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; xây dựng nếp sống trong sáng, giản dị và luôn khiêm tốn, cầu tiến bộ.
- Tin vào sức mạnh nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; có lòng nhân ái,
vị tha, khoan dung, nhân hậu với mọi người.
- Có ý chí và nghị lực vươn lên, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích trong cuộc sống.