Đề cương ôn tập - Xã Hội Học Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương ôn tập - Xã Hội Học Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÁP LUẬT
1. Khái niệm Pháp luật trong XHH pháp luật.
Xã hội là một tập hợp các nhóm người, được phân biệt dựa trên các lợi ích, trong đó các mối
quan hệ tương tác giữa con nguồi với con người được thiết lập có trật tự, có cơ quan tổ chúc điều tiết
trên cơ sở của một nền văn hóa thông qua sự nhất thống khuôn mẫu hành vi được định hình trong mỗi
cộng đồng XH. Pháp luật là một yếu tố quan trọng giữ vai trò điều chỉnh và xác lập các lợi ích trong
hệ thống XH. Vậy, cụ thể hơn thì “pháp luật” là gì? Bàn về khái niệm “pháp luật”, các nhà NC đưa ra
rất nhiều quan điểm dựa trên các lập trường khác nhau. Trong đó, theo quan điểm của XHH Mác –
xít, pháp luật chỉ xuất hiện trong XH có giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng pháp luật để chống lại các
giai cấp khác và quản lý XH, giai cấp thống trị thông qua nhà nước để ban hành pháp luật và đảm bảo
pháp luật được thực thi. Tóm lại, khái niệm “pháp luật” có thể hiểu đơn giản như sau: Pháp luật là hệ
thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm
bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ XH phát triển
phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Pháp luật không chỉ xuất phát từ các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành; mà còn xuất
phát từ điều kiện, hoàn cảnh XH của mỗi nước, dựa trên các phong tục tập quán, quy tắc đạo đức phù
hợp. Bởi vậy, pháp luật có bản chất XH. Bản chất XH của pháp luật gồm 4 ND sau.
2. Bản chất XH của pháp luật.
a) Tính quy định XH của pháp luật.
- Pháp luật nảy sinh từ các nhu cầu của đời sống XH, phản ánh các điều kiện TN, chính trị, văn hóa, XH của từng XH cụ thể.
- Pháp luật thay đổi đều xuất phát tự sự thay đổi của thực tiễn XH.
- Pháp luật tác động trở lại đối với KT – XH.
+ Pháp luật tiến bộ XH phát triển tích cực.
+ Pháp luật lạc hậu Kìm hãm sự phát triển XH.
b) Tính chuẩn mực của pháp luật.
- Pháp luật là những khuôn mẫu, quy định của nhà nước đặt ra (quy định về trình tự, thủ tục ban
hành, văn phong, cách diễn đạt, giải thích từ ngữ...).
- Pháp luật là những giới hạn được nhà nước quy định đối với các chủ thể XH. Chỉ rõ cái được phép,
cái không được phép, hình phạt / chế tài.
c) Tính giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.
- Pháp luật là công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm quản lí, điều chỉnh các quan hệ XH, duy trì trật tự XH.
- Pháp luật quy định bắt buộc, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
d) Tính cưỡng chế của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước XD, ban hành và đảm bảo thực hiện Pháp luật có tính cưỡng chế.
- Để đảm bảo sự thực hiện pháp luật, nhà nước sử dụng các công cụ như quân đội, cảnh sát, tòa án, viện kiểm sát.... CƠ CẤU XÃ HỘI
1. Khái niệm cơ cấu XH (giáo trình T136-137).
- Cơ cấu XH là kết cấu hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống XH nhất định – biểu hiện như
là một sự thống nhất tương đối bền vững của các mối liên hệ, các thành tố cơ bản nhất cấu thành hệ
thống XH. Những thành tố này tạo ra bộ khung cho tất cả XH loài người. Những thành tố cơ bản nhất
của cơ cấu XH là nhóm XH, vị thế XH, vai trò XH, mạng lưới XH và các thiết chế XH.
2. Một số thành tố cơ bản cấu thành cơ cấu xã hội. a) Nhóm XH.
- Định nghĩa: Nhóm là tập hợp gồm từ 2 người trở lên, có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những
nhu cầu, lợi ích và định hướng giá trị nhất định.
VD: Mỗi lớp gồm 1 lớp trưởng và 2 lớp phó có các nhiệm vụ khác nhau.
Trường học thỏa mãn nhu cầu học tập, trí tuệ.
Sinh viên có định hướng chung là nhận bằng đại học.
- Chức năng: Sự hình thành nhóm nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp XH của con người và phản ánh mối liên hệ xã hội.
VD: Chúng ta đều có những nhóm khác nhau thỏa mãn nhu cầu nhất định như nhóm bạn bè
để thỏa man nhu cầu giải trí, trường học thỏa mãn nhu cầu học tập.... - Phân loại nhóm.
+ Căn cứ vào quy mô, tính chất liên kết trong nhóm.
Nhóm sơ cấp: Là tập hợp số lượng người ít, trong đó các cá nhân có quan hệ trược tiếp và
tương đối ổn định theo huyết thống, tình cảm, sở thích (VD: gia đình, câu lạc bộ...).
Nhóm thứ cấp: Là nhóm bao gồm số lượng người đông đảo, quan hệ với nhau một cách gián
tiếp bởi các quy định, điều lệ chung do nhóm đặt ra và quyền lực được phân bố trong mạng
lưới theo thứ bậc từ trên xuống dưới (VD: Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Hội phụ nữ, các
tập đoàn kinh tế lớn...).
+ Căn cứ vào hình thức biểu hiện mức độ thừa nhận của pháp luật.
Nhóm chính thức: Là nhóm có cơ chế vận hành khai dựa trên pháp luật, hoạt động của các
thành viên và vai trò cá nhân được xác định thông qua những điều lệ và quy tắc nhất định
(VD: gia đình -> dựa trên giấy đăng kí kết hôn...).
Nhóm không chính thức: Là nhóm được hình thành từ các quan hệ tự phát, tức là từ sự thỏa
thuận ngầm giữa những người tham gia (VD: hội đồng hương...).
+ Mức độ tương tác: Nhóm thực – Nhóm ảo. - Ý nghĩa.
+ Ở nhóm, nhà quản lý có thể sớm phát hiện các xung đột và sai lệch để chủ động phòng ngừa. Khi
hành vi lệch chuẩn/xung đột nhỏ giải quyết được thì sẽ không có lệch chuẩn, xung đột lớn sẽ dẫn đến lệch chuẩn.
+ Việc chia nhỏ nhóm giúp công tác quản lý dễ dàng hơn.
+ Ngăn chặn các nhóm lệch chuẩn tội phạm (Đua xe, EMO, SWING...). b) Thiết chế.
- Định nghĩa: Thiết chế XH là những tổ chức XH đặc thù, là một tập hợp các giá trị chuẩn mực, các
vị thế, các vai trò, các nhóm XH vận hành xung quanh một nhu cầu cơ bản của XH.
- Thiết chế XH gồm 3 bộ phận.
+ Tổ chức đặc thù: Mỗi thiết chế có một dạng tổ chức riêng mà chúng ta ít gặp hoặc không gặp ở thiết chế khác.
VD: Ở thiết chế TAND có tổ chức đặc thù đó là HVTA, HVTA cũng dạy luật nhưng khác
hoàn toàn so với trường luật. HVTA hướng nhiều hơn về việc vận dụng vào việc xét xử.
+ Giá trị chuẩn mực là cơ sở cho các quy định của thiết chế. Giá trị chuẩn mực phải bền vững theo thời gian.
+ Các vị thế, các vai trò, các nhóm ý muốn nói đến con người. Con người làm việc trong tổ chức đặc
thù và chấp hành theo những quy định mà tổ chức đặt ra thì ta gọi là thiết chế.
- Một số loại thiết chế: Thiết chế chính trị, thiết chế kinh tế, thiết chế giáo dục, .... - Cấu trúc / kết cấu.
+ Cơ cấu bên ngoài: Thiết chế gồm các cá nhân, tổ chức được trang bị các phương tiện vật chất nhất
định để thực hiện các chức năng XH.
+ Cơ cấu bên trong: Thiết chế gồm hệ thống các giá trị chuẩn mực có vai trò định hướng cho hành động của các cá nhân. - Chức năng.
+ Khuyến khích các cá nhân thực hiện hành vi hợp chuẩn thông qua sự tự giác.
+ Giám sát, kiểm soát, trừng phạt các hành vi lệch chuẩn thông qua 2 loại hình phạt.
Hình phạt hình thức là hình phạt của thiết chế pháp luật.
Hình phạt phi hình thức là hình phạt của thiết chế đạo đức và dư luận XH. - Đặc điểm, ý nghĩa.
+ Có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc nhau: Khi thay đổi thiết chế cần thận trọng, tránh làm ảnh hưởng
hoặc sụp đổ thiết chế khác.
VD: Tăng học phí (thiết chế giáo dục) Ảnh hưởng đến thiết chế kinh tế (kinh tế gia đình)
Phải có chính sách bổ trợ gia đình nghèo như miễn giảm học phí..., nếu không thì những học sinh,
sinh viên nghèo sẽ bị ảnh hưởng, không có điều kiện để tiếp tục đi học.
+ Chậm biến đổi: Khi thay đổi thiết chế cần phải tiến hành một cách chậm chạp và từ tốn.
+ Dễ trở thành tiêu điểm của những vấn đề XH chủ yếu nếu các vấn đề của thiết chế đó gây bức xúc
hoặc thu hút sự quan tâm từ phía XH.
VD: Thiết chế “Giáo dục” có vấn đề gây bức xúc: Bộ sách giáo khoa lớp 1 có nhiều vấn đề về nội dung, in ấn....
Thiết chế “Y tế”: Bệnh viện công không có đủ thiết bị y tế nhưng các nhà thuốc bên
ngoài và các bệnh viện tư có nhiều (Bệnh viện răng – hàm – mặt thiếu thuốc tê...).
Tóm lại, cần thay đổi các quy định của thiết chế khi chúng không còn phù hợp với điều kiện kinh
tế - XH. Tuy nhiên, sự thay đổi phải diễn ra từ tốn và thận trọng vì nó có thể làm ảnh hưởng, sụp đổ thiết chế khác. PHÂN TẦNG XÃ HỘI
1. Khái niệm phân tầng XH.
- Là sự sắp xếp các thành viên trong XH vào các tầng XH khác nhau về địa vị kinh tế (tài sản), địa vị
chính trị (quyền lực), địa vị XH (uy tín), khả năng thăng tiến cũng như khả năng giành được các lợi ích hay vị thế trong XH.
- Bản chất của phân tầng xã hội thực chất là sự bất bình đẳng trong xã hội.
- Đặc điểm phân tầng xã hội.
+ Phân tầng xã hội có tính cao thấp.
+ Phân tầng xã hội có mặt tĩnh và mặt động.
Mặt tĩnh: Nhìn một cách bao quát, XH tương đối ổn định và được phân chia thành các tầng khác nhau.
Mặt động: Khi xem xét một cách chi tiết thì thấy các cá nhân có sự cơ động XH di chuyển từ
tầng XH này sang tầng XH khác.
+ Phân tầng xã hội có tính khách quan và phổ biến.
Tính khách quan qua phân tầng XH có những nguyên nhân khách quan như sức khỏe, trí tuệ,
tuổi tác, giới tính, màu da, ... ảnh hưởng đến vị thế xã hội của mỗi cá nhân, từ đó xác định tầng của mỗi cá nhân
Tính phổ biến: Ở XH nào cũng có sự phân tầng XH, phân chia xã hội thành các tầng lớp, thứ bậc khác nhau.
2. Các kiểu loại phân tầng XH trong lịch sử.
- Căn cứ vào quy luật phát triển của XH.
+ Phân tầng XH hợp thức: Là phân tầng dựa trên sự khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (giới
tính, thể chất, tài năng, cơ may,..). Phân tầng xã hội hợp thức vận hành theo nguyên tắc “làm theo
năng lực, hướng theo lao động”. Do đó, phân tầng xã hội hợp thức là một trật tự lý tưởng của công bằng xã hội.
+ Phân tầng XH không hợp thức: Là hình thức phân tầng không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa
các cá nhânn, cơ may XH và phân công lao động XH.
- Căn cứ vào phạm vi của phân tầng XH.
+ Phân tầng XH đóng: Địa vị con người do nguồn gốc, xuất thân; ranh giới người cứng nhắc, không
dịch chuyển được; các cá nhân khó (hoặc không thể) thay đổi địa vị của mình Phân tầng tiêu cực:
mầm mống của mâu thuẫn XH (Ấn Độ cổ đại: mỗi một đẳng cấp là một trang phục, nơi cư trú khác nhau...).
+ Phân tầng XH mở: Do tài năng, sự cố gắng, nỗ lực quy định; các cá nhân sẽ có cơ hội để thay đổi vị
trí của mình bằng cách nỗ lực học tập và làm giàu (nông dân vẫn có thể trở thành tầng lớp tri thức...).
3. Nguyên nhân của phân tầng XH.
- Do sự bất bình đẳng (sự khác biệt) mang tính cơ cấu của tất cả các chế độ XH loài người (trừ giai
đoạn đầu – Công xã nguyên thủy). Điều này được mang lại do con người ngay từ khi sinh ra đã
không ngang bằng nhau về trí tuệ, thể lực, cơ may XH....
- Do phân công lao động XH: Phân công càng sâu sắc càng khắc sâu sự phân tầng do sự khác biệt về
thu nhập, tài sản và mức sống của các nhóm nghề nghiệp khác nhau; vì thế có những ngành nghề
được xã hội coi trọng, có thu nhập cao thì ở tầng xã hội cao hơn.
4. Ảnh hưởng của phân tầng XH.
- Ảnh hưởng tích cực: Phân tầng hợp thức (Vận hành theo nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng
theo lao động”, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng).
- Ảnh hưởng tiêu cực: Phân tầng không hợp thức (buôn bán trái phép; chạy chức, chạy quyền...)
5. Pháp luật với các vấn đề nảy sinh từ phân tầng XH.
- Kiểm soát phân tầng XH không hợp thức.
- Có chính sách phù hợp với nhóm yếu thế (người già neo đơn, phụ nữ nghèo, trẻ mồ côi...).
- Vấn đề xóa đói giảm nghèo (Nghèo đói là phân tầng về kinh tế).
- Khuyến khích các cá nhân nỗ lực làm giàu.
+ Ngăn chặn phân tầng đóng.
+ Mở rộng phân tầng mở. CHUẨN MỰC XÃ HỘI 1. Khái niệm.
- Chuẩn mực XH là tổng số những yêu cầu, quy tắc của XH được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu
hay bằng các biểu tượng cho định hướng cơ bản đối với các thành viên trong XH. Những quy tắc XH
đó xác định rõ cho mọi người những việc nên hoặc không nên làm và các xử sự phù hợp trong các tình huống XH khác nhau.
- Vai trò: Giúp định hướng cho vai trò hành động của các cá nhân.
- Các chuẩn mực là sự cụ thể hóa của các giá trị trong các loại cụ thể thể của đời sống XH.
- Giá trị là các điều tốt đẹp mà con người hướng tới, là những cái chung, ít biến đổi theo thời gian.
- Các chuẩn mực được trao quyền từ người này sang người khác, từ thế hệ trước sang thế hệ sau qua
quá trình XH hóa (là quá trình lĩnh hội và truyền đạt các tri thức và kinh nghiệm sống).
- Các chuẩn mực là sự cụ thể hóa của các giá trị XH trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống XH.
2. Phân loại chuẩn mực.
- Theo tính chất phổ biến rộng hay hẹp của chuẩn mực XH.
+ Chuẩn mực XH công khai. Ví dụ: Chuẩn mực pháp luật...
+ Chuẩn mực XH ngầm ẩn. Ví dụ: Quy định ngầm của các tổ chức tội phạm...
- Theo đặc điểm được / không được ghi chép.
+ Chuẩn mực XH thành văn. Ví dụ: Chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo...
+ Chuẩn mực XH bất thành văn. Ví dụ: Đạo đức, phong tục tập quán, thẩm mỹ...
- Chuẩn mực XH có thể biểu hiện dưới dạng ký hiệu, biểu tượng.
3. Đặc trưng cơ bản của chuẩn mực XH.
- Tính tất yếu của XH: Chuẩn mực ra đời theo yêu cầu của XH.
- Tính định hướng: Chuẩn mực có vai trò định hướng cho các hành vi và mối quan hệ giữa các chủ thể.
- Tính vận động, biến đổi: Các chuẩn mực XH có sự biến đổi theo thời gian.
4. Vai trò của chuẩn mực XH.
- Các chuẩn mực xã hội góp phần điều tiết, điều chỉnh các quan hệ XH, duy trì trật tự XH.
- Định hướng, điều chỉnh hành vi các cá nhân.
- Là phương tiện kiểm tra, giám sát đối với hành vi của các cá nhân.
- Tạo “khuôn mẫu” cho hành vi xã hội của con người, góp phần phòng ngừa, ngăn chạn các hành vi
sai trái VPPL và tội phạm.
CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm XD pháp luật.
- Là hoạt động soạn thảo, ban hành các luật, văn bản pháp luật (gồm: NC, soạn thảo thông qua và công bố văn bản).
- Là hoạt động chủ yếu nhất của Quốc hội / Nghị viện.
- Có thể tổ chức trưng cầu dân ý để XD pháp luật.
2. Chủ thể của HĐ XD pháp luật.
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Các tổ chức chính trị - XH.
- Nhân dân là chủ thể rộng rãi của HĐ XD pháp luật, thể hiện rõ nét trong các cuộc vận động đóng
góp ý kiến vào những văn bản pháp luật, kiến nghị bổ sung, sửa đổi văn bản cho phù hợp hơn vào thực tế cuộc sống.
3. Quy trình HĐ XD pháp luật.
- Bước 1: Nêu sáng kiến pháp luật, đề xuất yêu cầu về sự cần thiết phải ban hành một bộ luật, đạo
luật mới hoặc sửa đổi một văn bản pháp luật hiện hành.
+ Nêu về tính cấp thiết XD pháp luật.
+ UBTVQH lập danh sách trình Quốc hội.
+ Quốc hội ra quyết định soạn thảo (nêu rõ về cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo).
- Bước 2: Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sáng kiến đã được thông qua. + XD đề cương. + Lấy ý kiến chuyên gia. + Soạn thảo.
+ Lấy ý kiến phản biện.
+ Trình cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 3: Các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thảo luận, thông qua văn bản pháp luật.
+ Là giai đoạn có tính chất quyết định, khai sinh các văn bản luật.
- Bước 4: Công bố văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành (được quy định trong Luật ban
hành quy phạm pháp luật).
+ Chủ tịch nước giữ vai trò công bố văn bản luật.
+ Các đơn vị khác có vai trò công bố văn bản dưới luật.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐ XD pháp luật.
a) Năng lực soạn thảo các dự án luật của các chủ thể XD pháp luật.
- Nhận thức của chủ thể HĐ XD pháp luật về tầm quan trọng, mức độ cần thiết của văn bản pháp luật
cần XD, ban hành. Tri thức và ý thức của các chủ thể tham gia HĐ XD pháp luật là yếu tố tác động
mạnh mẽ đến chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
- Hậu quả HĐ của cơ quan chuyên trách soạn thảo văn bản pháp luật.
- Tóm lại: Nếu kỹ năng soạn thảo tốt VBPL tốt và ngược lại. b) Dư luận XH.
- Khái niệm: Dư luận XH là sự phản ánh, đánh giá, phán xét của người dân về những vấn đề có liên
quan đến lợi ích của họ. - Vai trò.
+ Người dân là chủ thể rộng rãi của quá trình XD pháp luật.
+ Dư luận XH là nguồn thông tin phản hồi quan trọng đối với quá trình XD pháp luật.
+ Dư luận XH có vai trò lớn trong định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân, nhóm XH nên cần
thăm dò và có tác động đúng mức đến dư luận XH để có sự đồng thuận trong XD pháp luật. Nếu
được dư luận ủng hộ thì văn bản pháp luật hình thành thuận lợi và ngược lại. - Lưu ý:
+ Cần nắm bắt dư luận xã hội về lĩnh vực mà văn bản pháp luật tác động.
+ Giúp phát hiện những thiểu hụt trong văn bản pháp luật.
+ Tránh sa đà, “theo đuổi” dư luận nhưng không được phớt lờ dư luận.
c) Truyền thông / thông tin đại chúng.
- Báo, phát thanh, truyền hình, internet...
- Cung cấp thông tin đầy và đa dạng cho chủ thể XD pháp luật, cho quần chúng nhân dân thuận lợi cho XD pháp luật.
- Giúp củng cố thẩm quyền tập hợp thông tin phục vụ cho việc XD pháp luật.
- Giúp định hướng, điều chỉnh dư luận XH nhằm tạo đồng thuận XH, chống các thông tin sai lệch
của các thế lực thù địch.
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm.
- Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù
hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật.
- Tuân thủ pháp luật.
+ Là hình thức thực hiện pháp luật 1 cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể không vi
phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.
+ VD: Không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma túy, không thực hiện hành vi lừa đảo, không uống
rựu bia trước khi lái xe... - Chấp hành pháp luật.
+ Là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động, chủ thể phải thực hiện một hành động nhất
định mới có thể thực hiện pháp luật được.
+ VD: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái,... - Sử dụng pháp luật.
+ Là khả năng của chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng
quyền mà luật đã dành cho mình, chủ thể có thể thực hiện hay không thực hiện.
+ VD: quyền tự do ngôn luận - báo chí, quyền được ra nước ngòai và từ nước ngoài trở về theo quy định... - Áp dụng pháp luật.
+ Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải
quyết, xử lí những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của mình.
+ Là hình thức luôn có sự can thiệp của nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) thực hiện theo quy định của PL.
3. Nghiên cứu XHH pháp luật về các hình thức thực hiện pháp luật.
Nghiên cứu về vai trò của PL trong việc điều chỉnh hành vi của chủ thể. Mức độ nhận thức, hiểu biết
của các chủ thể và các yếu tố tác động đến chủ thể trong việc tuân thủ PL, chấp hành PL, sử dụng PL
Nghiên cứu về hiệu quả của PL, đặc biệt của cơ quan tư pháp (tòa án và cơ quan tố tựng (VKS,
CAND) yếu tố tác động đến quá trình áp dụng pháp luật của chủ thể ban hành, của người bị áp dụng.
4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.
- Nâng cao ý thức pháp luật,hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” của các chủ thể pháp luật.
- Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác tuyên truyền,phổ
biến,giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.
- Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật.
- Tăng cường giáo dục,bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ,nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp cho cán
bộ,công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
- Thông báo công khai kết quả hoạt động áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI
1. Khái niệm “Sai lệch XH” (lệch chuẩn).
- Sai lệch XH là hành vi vi phạm chuẩn mực XH. Hành vi lệch chuẩn là hành vi không phù hợp,
không đáp ứng được yêu cầu của hệ thống giá trị, chuẩn mực XH.
Ví dụ: Vi phạm luật giao thông, luật đất đai, luật hình sự...
- Hành vi sai lệch có tính tương đối về văn hóa: Ở XH này nó là sai lệch nhưng ở XH khác nó không là sai lệch.
Ví dụ: Việt Nam đi bên phải đường là chuẩn, còn Anh và Úc đi bên trái đường là chuẩn.
- Quan điểm về sự lệch chuẩn thay đổi theo thời gian nên cần tránh nhìn nhận mọi hành vi lệch
chuẩn đều là xấu hoặc đều là tội phạm.
2. Khái niệm “Sai lệch chuẩn mực pháp luật”.
- Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật. 3. Phân loại.
- Dựa vào ND tính chất của các chuẩn mực bị xâm hại.
+ Sai lệch tích cực: Là hành vi lệch chuẩn, song lại đặt nền móng cho sự ra đời của chuẩn mực mới
phát triển hơn, tiến bộ hơn. Ví dụ: Trường hợp “khoán” của đồng chí Kim Ngọc.
+ Sai lệch tiêu cực, suy thoái: Là sai lệch có tính toán, gây hậu quả xấu, cản trở sự phát triển của XH.
Ví dụ: Tội phạm và tệ nạn XH (ma túy, mại dâm...).
- Dựa vào thái đội tâm lý chủ quan (lỗi) của chủ thể:
+ Sai lệch chủ động: Hành vi có ý thức, có tính toán phá vỡ các chuẩn mực pháp luật. VD: tội cướp tài sản...
+ Sai lệch thụ động: hành vi vô ý phá vỡ các chuẩn mực pháp luật. VD: vô ý gây tai nạn giao thông...
4. Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật.
- Căn cứ để đánh giá hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
+ Tính chất, khuynh hướng, mức độ phổ biến của hành vi sai lệch.
Ví dụ: Nếu một quy định có số lượng người vi phạm quá nhiều thì quy định đó là không phù
hợp Cần xem xét lại cho phù hợp (ví dụ cụ thể về luật giao thông...).
+ Điều kiện lịch sử - địa lý, hoàn cảnh kinh tế - XH.
+ Thời gian, không gian xảy ra hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
- Đánh giá hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
+ Hệ quả tích cực, tiến bộ.
+ Hậu quả tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến XH.
5. Các yếu tố tác động đến sai lệch chuẩn mực pháp luật (yếu tố khách quan, bên ngoài, không
phải là quan hệ nhân quả).
- Hệ thống giá trị, chuẩn mực: Sự xem nhẹ các giá trị XH có thể dẫn đến hành vi vi phạm chuẩn mực pháp luật.
VD: Hàng ngày, chuẩn mực XH là sự kính trọng, lễ phép bị xem nhẹ, coi thường hành vi
xấu trong tương lai: bỏ đói cha mẹ.... Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người xem nhẹ chuẩn mực
này đều có hành vi xấu với cha mẹ trong tương lai.
- Sự rối loạn của các thiết chế XH sẽ dẫn đến sự mất ổn định XH, làm tội phạm và tệ nạn XH gia tăng.
VD: Kinh tế rối loạn do Covid dẫn đến tình trạng lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều...
Tuy nhiên, không phải cứ rối loạn sẽ là tội phạm.
- Sự biến đổi của các chuẩn mực XH sẽ làm thay đổi cách đánh giá về hành vi sai lệch chuẩn mực XH.
VD: Hành vi tôn trọng phụ nữ hiện nay (là SLCMXH trong XHPK)
- Sự thay đổi các quan hệ XH khiến chuẩn mực pháp luật có khi trở nên không phù hợp, dẫn đến
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
6. Nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
a) Sự thiếu hiểu biết pháp luật.
- VD: Tuyển dụng người lao động dưới 15 tuổi nhưng luật không cho sử dụng người lao động dưới 15 tuổi.
Người lạ nhờ cầm đồ giúp mà không biết trong túi đồ có ma túy.
Giúp người tai nạn giao thông bị đổ lỗi là người gây tai nạn giao thông....
- Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
b) Tư duy / suy diễn không đúng.
- Do hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai các quy định pháp luật dẫn đến áp dụng sai.
- Muốn người dân hiểu đúng về luật phải diễn đạt dễ hiểu và có giải thích từ ngữ.
c) Việc tiếp thu các chuẩn mực pháp luật đã lỗi thời, lạc hậu.
- Các cá nhân/nhóm áp dụng các CMPL đã lỗi thời lạc hậu vi phạm các qui định pháp luật.
- VD: Quan điểm “tam tòng” đối với phụ nữ vẫn được nhiều người áp dụng.
Pháp lệnh DS 2003 sửa đổi năm 2008 ( hiệu lực từ 1/2/2009) song nhiều người vẫn tiếp tục áp dụng Pháp lệnh 2003.
- Cần sớm thay đổi, bổ sung hoặc tuyên bố rộng rãi về việc chấm dứt các qui định pháp luật đã lỗi thời, lạc hậu.
d) Quan niệm sai lệch dẫn đến hành vi sai lệch.
- Xuất phát từ các quan niệm sai lệch đã từng tồn tại lâu dài trong cộng đồng XH dẫn đến cách nghĩ
sai lệch, từ đó có hành vi sai lệch.
- Ví dụ: Quan điểm “Chồng được quyền dạy vợ cả kể dùng vũ lực” Quan niệm sai lệch.
- Cần sớm có biện pháp định hướmg,giải thích, điều chỉnh các quan niệm sai lệch đó.
e) Các khuyết tật về tâm sinh lý.
- Do có khuyết tật về thể chất, tinh thần nên không thể nhận thức hoặc thiếu khả năng kiềm chế.
- Ví dụ: Đối tượng bị tâm thần Không kiểm soát được hành vi Các hành vi sai lệch.
- Có cơ chế riêng hoặc có hình thức ngăn ngừa phù hợp.
f) Mối liên hệ nhân quả giữa các hành vi sai lệch pháp luật.
- Các hành vi nối tiếp nhau hòng che đậy/trốn tránh việc chịu trách nhiệm “Sai chồng sai, lỗi chồng lỗi, tội chồng tội”.
- Ví dụ: Giết chết nạn nhân (tội)
Để che giấu: Xẻ xác nạn nhân, bỏ thùng xốp ném xuống sông
Hồng, chèn xi măng lên (tiếp tục thực hiện tội lỗi để che giấu tội trước)....
- Cần có động thái ngăn chặn kịp thời để tội phạm không xảy ra liên tiếp,hậu quả tăng nặng đối với đời sống xã hội. TỘI PHẠM
1. Khái niệm tội phạm.
- Theo nghĩa rộng (nghĩa hiểu ở mọi khoa học, mọi quốc gia): Tội phạm là hành vi sai lệch CMXH và gây nguy hiểm cho XH.
VD: Giết người là tội phạm vì gây nguy hiểm cho XH.
Quay cóp không được gọi là tội phạm vì không gây nguy hiểm cho XH.
- Theo nghĩa hẹp (nghĩa hiểu ở từng khoa học, từng quốc gia, ở Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều
8 BLHS 2015): Tội phạm là hành vi phụ thuộc vào hai yếu tố.
+ Lợi ích quốc gia: Mỗi quốc gia có một cách hiểu tội phạm riêng.
VD: Việt Nam không được sử dụng súng đạn; Mỹ được sử dụng súng đạn.
+ Lợi ích giai cấp: Mỗi quốc gia:mỗi thời kì có một cách hiểu khác nhau về tội phạm.
VD: Tại Mỹ, người giàu có thể dùng tiền để tại ngoại (thiên về giai cấp tư bản).
- Tóm lại, có thể hiểu đơn giản tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội quy định trong bộ luật
Hình sự, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý, xâm phạm
đến lợi ích quốc gia, xâm phạm quyền con người... được pháp luật hình sự quy định phải xử lý.
2. Biện pháp phòng ngừa tội phạm.
- Biện pháp tiếp cận thông tin:có tác động rất lớn trong việc nâng cao tầm nhận thức,hiểu biết của
con người,giúp họ hiểu biết được những điều nên làm,nên tránh.
+ Trong trường hợp hành vi VPPL xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm không biết,không hiểu
các nguyên tắc,các quy định của CMPL thì các cơ quan Tư pháp phối hợp với các phương tiện thông
tin đại chúng để tuyên truyền,hướng dẫn giáo dục PL,…
+ Nếu ý thức,thái độ của những cá nhân và các nhóm XH nào đó đối với CMPL,đối với các giá
trị,CMXH còn mang tính chất lệc lạc chưa đúng mực…thfi cần phải giáo dục,định hướmg họ theo cái
đúng. VD:giới trẻ dễ bị kích động,lôi kéo.Vì vậy cần có những chương trình giáo dục định hướng hành vi của họ
+ Biện pháp tiếp cận thông tin đòi hỏi phải cung cấp thông tin đầy đủ,chính xác.Chỉ ra tính ổn định và
tính nguyên tắc không thể tuân thủ trong việc áp dụng các CMPL nhằm ngăn chặn các hàn vi sai lệch CMPL
+ Cần chú trọng nâng cao uy tín của hệ thống PL,đang tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội
+ Cần cảnh giác,tích cực đấu tranh với những thông tin sai trái. - Biện pháp phòng ngừa.
+ Đây là biện pháp tiếp cận nhằm tìm hiểu,làm sáng tỏ các nguyên nhân dẫn tới hành vi SLCMXH từ
đó đề xuất các phương án phòng ngừa cụ thể.
+ Đối với tội phạm: Nhà nước tác động tích cực vào chất lượng cuộc sông của người dân.Nâng
cao,phát triển giáo dục,tạo công ăn việc làm,nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống vật chất cho nên tỷ
lệ tội phạm sẽ giảm.
+ Phòng ngừa hình sự: Là biện pháp quan trọng nhất,ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng tội phạm.
- Biện pháp áp dụng hình phạt.
+ Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước. Được quy định trong bộ luật hình sự.
+ Áp dụng hình phạt là hình thức pháp lý hình sự đấu tranh phòn chống các hành vi SLCM. Nó trực
tiếp trừng trị người phạm tội,cải tạo,cảm hóa họ trở lại con người hướng thiện.
- Biện pháp tiếp cận y-sinh học:
+ Biện pháp y-sinh học thường do các nhận viện cơ quan nghiệp vụ như y tế, điều tra, giám định,
chuyên gia tâm thần học…thực hiện với người có hành vi sai lệch chuẩn mực
+ Mục đích: Nhằm tìm hiểu, phát hiện ở họ những khuyết tật về thể chất.
+ Ý nghĩa: Quan tâm đóng góp làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của hành vi SLCM, hành vi phạm
tội; giải thích cơ chế tâm lý của những hành vi đó.
- Biện pháp tiếp cận tổng hợp.
+ Công tác phòng chống SLCMPL cộng tội phạm không phải là trách nhiệm của riêng cơ quan nào
mà đó là trách nhiệm của toàn XH.
+ Củng cố các nguyên tắc đạo đức gắn liền với sự tôn trọng của những người có chắc có quyền khi
giải quyết công việc của người dân.
+ Mở rộng các lọa hình vui chơi giải trí.Làm phong phú đời sống tinh thần.Tạo ra môi trường xã hội
pháp lý lành mạnh trong đó mọi công dân đều có ý thức tôn trọng,thực hiện theo PL
+ Cải thiện đổi mới công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống nhà trường.
+ Thông báo công kha trên các phương tiện truyền thoong đại chúng các biện pháp và kết quả được biết.
+ Dựa trên cơ sở các dự báo về đột biến của tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm để xây dựng các
kế hoạch đấu tranh có hiệu quả với từng lọa tội phạm.
+ Công tác phòng chống tội phạm cần được mở rộng trên phạm vi toàn quốc tế.
3. Hiện tượng tội phạm.
- Khái niệm: Hiện tượng tội phạm là một hiện tượng XH – pháp lý, xuất hiện trong XH có giai cấp,
bao gồm các tội phạm thực hiện trong một XH nhất định, ở một thời kỳ nhất định. - Đặc trưng.
+ Tính quyết định của XH: Tội phạm nảy sinh từ đời sống XH, do các thành viên XH thực hiện.
+ Tính pháp lí hình sự: Đánh giá tội phạm dựa trên quan điểm của luật hình sự.
+ Tính biến đổi về mặt lịch sử: Thể hiện qua sự thay đổi về quan điểm về tội phạm,dấu hiệu XH của
tội phạm,lọa hình của tội phạm,…
+ Tính giai cấp: Tội phạm chỉ xuất hiện trong XH có giai cấp và pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
+ Tính xác định theo không gian và thời gian: Tội phạm gắn với yếu tố địa lí,theo qui định của mỗi
quốc gia và tội phạm phụ thuộc vào sự thay đổi luật hình sự theo mỗi thời gian của mỗi quốc gia.
4. Các biện pháp phòng chống.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Xét xử lưu động (Thông qua việc đọc cáo trạng
người dân biết việc đó là phạm pháp nâng
cao dân trí, dễ tiếp cận....).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỦA CỨU XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1. Mục đích, nhiệm vụ NC.
- Mục đích NC là hướng tìm kiếm cơ bản, chủ yếu các thông tin có liên quan tới đề tài PL được NC.
Nó chính là những thông tin, kiến thức, hiểu biết khoa học về vấn đề PL, sự kiên, hiệng tượng PL mà
chúng ta sẽ thu được qua thực tế điều tra phải đạt được. Việc xác định mục đích nghiên cứu có ý
nghĩa quan trọng và cần thiết:
+ Mục đích NC là yếu tố xuyên suốt toàn bộ tiến trình được thực hiện cuộc điều tra XXH về vấn đề
PL, sự kiện, hiện tượng PL
+ Mục đích NC về quy định nhiệm vụ và sự lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, cách thức tiến
hành cũng như xử lý thông tin sau này
+ Cùng 1 đề tài PL cần NC, nhưng nếu chúng ta xác định những mục đích NC khác nhau thì kết quả thu được sẽ khác nhau
- Nhiệm vụ của cuộc điều tra chính là sự cụ thể hóa mục đích NC, thông qua đó, nhà XHH PL đề ra
những nghiên cứu cụ thể hay tìm ra những khía cạnh khác nhau của vấn đề PL được NC. Nói cách
khác, để thực hiện được mục đích NC thì phải cụ thể hóa mục đích ấy thành những nhiệm vụ khác
nhau. Các nhiệm vụ NC được đặt ra phải phục vụ mục đích NC. Cần căn cứ vào mục đích NC mà đặt
ra số lượng nhiệm vụ ít hay nhiều. Giũa mục đích và nhiệm vụ có sự phù hợp và tương quan hài hòa. 2. Giả thuyết NC.
- Giả thuyết trong NC XHH là những giả định, phán đoán KH dựa trên tri thức, kinh nghiệm, hiểu
biết của nhà NC về vấn đề NC. Do đó, không được tùy tiện, ngẫu hứng khi đặt giả thuyết.
- Giả thuyết NC được đặt ra trước khi tiến hành NC có thể đúng hoặc sai và kết quả NC sẽ khẳng
định hoặc bác bỏ giả thuyết.
- Giả thuyết là 1 điều kiện trong quan sát hoặc thực nghiệm mang tính quy ước, có thể không tồn tại trong thực tế.
- Căn cứ xây dựng giả thuyết.
+ Căn cứ lý thuyết: những tri thức, lý thuyết liên quan đến nội dung NC
+ Căn cứ thực tiễn: thông tin thực tiễn được thu thập sơ bộ giúp nhà NC đưa ra nhận định ban đầu. - Phân loại giả thuyết
+ Giả thuyết mô tả: nêu thực trạng vấn đề.
+ Giả thuyết giải thích: lý giải nguyên nhân
+ Giả thuyết xu hướng: dự báo vấn đề NC
- Lưu ý, khi đưa ra giả thuyết NC về 1 vấn đề, sự kiện PL
+ Giả thuyết không được trái với nguyên tắc, quy định của HP, PL hiện hành
+ Phải dựa trên những luận cứ KH (XHH, luật học,...) chặt chẽ và phải phù hợp tương đối với tình
hình thực tế của vấn đề PL được NC
+ Phải dễ kiểm tra trong quá trình triển khai NC
3. Mẫu và điều tra chọn mẫu - Các khái niệm.
+ Mẫu là một phần của tổng thể chọn ra theo những cách thức nhất định và với 1 dung lượng hợp lý
+ Điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ. Vviecj điều tra khảo sát chỉ được thực hiện trên mẫu
được chọn ra từ tổng thể. Người ta căn cứ vào những thông tin về tham số thu được từ mẫu được
chọn để suy ra các tham số của tổng thể
+ Tổng thể NC là tập hợp tất cả các phần tử thuộc hiện tượng nghiên cứu cần được quan sát, thu thập
và phân tích. Hay nói cách khác, khi NC 1 vấn đề, ta thưởng quan tâm 1 dấu hiệu cụ thể, các dấu hiện
này thể hiện trên nhiều phần tử. Tập hợp các phần tử mang dấu hiệu này gọi là tổng thể
+ Điều tra tổng thể là dạng điều tra khi tất cả những khách thể XH của điểm NC (1 khu vực địa lý) đều được khảo sát.
- Ưu, nhược điểm điều tra chọn mẫu. + Ưu điểm.
Tiến hành nhanh gọn, đảm bảo tính kịp thời của số liệu thống kê.
Tiết kiệm nhân lực và chi phí trong quá trình điều tra.
Cho phép thu thập nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt đối với các chỉ tiêu có nội dung phức tạp,
không có điều kiện kiểm tra trên diện rộng.
Cho phép NC các hiện tượng KT-XH không thể tiến hành điều tra toàn bộ. + Nhược điểm.
Kết quả suy rộng từ điều tra chọn mẫu cho tổng thể bao giờ cũng có sai số nhất định
Đối với nguồn thống kê quan trọng cho nghiên cứu tổng thể và từng bộ phận của tổng thể thì
điều tra chọn mẫu không thể thay thế được như tổng thể điều tra dân số tổng kiểm kê,... BÀI TẬP
1. Đối tượng NC: Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân HN hiện nay.
Khách thể: Người dân HN; đại diện cảnh sát, công an; đại diện chính quyền địa phương... Phạm vi NC:
Không gian: Khảo sát tại địa bàn Hà Nội.
Thời gian: Năm 2024 – 2025.
2. Mục đích NC: Nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân HN.
Nhiệm vụ NC: Hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới đề tài; Tìm hiểu thực trạng ý thức chấp hành
luật giao thông đường bộ của người dân HN; Lý giải nguyên nhân hoặc yếu tố ảnh hướng đến ý thức
chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân HN; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức
chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân HN.
3. Giả thuyết 1: Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân HN chưa tốt, người vi
phạm thường thực hiện các lỗi vượt đèn đỏ, đi sai làn đường; là nam giới từ 14-18 tuổi, cư trú chủ
yếu ở khu vực nội thành, có trình độ học vấn THCS, THPT.
Giả thuyết 2: Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân HN chưa tốt vì..........
thiếu hiểu biết, thiếu hụt giáo dục từ nhà trường, hình phạt, quản lý của cảnh sát, cơ sở hạ tầng ....
Giả thuyết 3: Trong thời gian tới nếu có sự tuyên truyền, bổ sung kiến thức từ gia đình, nhà
trường.......... và có sự giám sát của nội dung truyền thông thì xu hướng vi phạm của người dân HN sẽ giảm.