Đề cương ôn thi - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Từ quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.Anh/Chị rút ra ý nghĩa phương pháp luận cơ bản nào? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận này vàotrong công việc học tập và làm việc của bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ÔN THI MAC 1
Câu 1: Từ quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Anh/Chị rút ra ý nghĩa phương pháp luận cơ bản nào? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận này vào
trong công việc học tập và làm việc của bản thân.
a) Ý nghĩa phương pháp luận cơ bản từ quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức, mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức: SGK/ 31,32.
b) Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận này vào trong công việc học tập và làm việc của bản thân:
- Vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực
tế khách quan. Đầu tiên, bản thân em mỗi ngày phải tự xác định được các điều kiện khách quan ảnh
hưởng đến cuộc sống học tập của mình. Ví dụ như trường đại học Kinh tế-Tài chính (UEF) thường
xuyên kẹt thang máy vào các giờ cao điểm nên ảnh hưởng đến thời gian học tập của em rất nhiều như
vào lớp muộn, lỡ mất bài giảng, ảnh hưởng điểm số,..
Mặt khác, em cần phải chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các qui luật mang tính khách
quan như biểu hiện qua việc tuân thủ theo thời khóa biểu của trường, đi học đúng giờ, tham dự các tiết
học đầy đủ, tuân thủ nội quy nhà trường,..
- Vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính tích cực,năng động, sáng tại
của ý thức. Theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo, trường đại học UEF đã thực hiện tổ chức đăng ký
học phần vì vậy bản thân em cần phải chủ động, năng nổ hơn trong tiết học.
- Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy, em cần phải tích cực
trong học tập, chủ động tìm hiểu và khai thác vấn đề, không quá phụ thuộc vào giảng viên mà nên suy
nghĩ những ý tưởng mới cho riêng mình. Bản thân em thường tìm đến kho kiến thức của thư viện hoặc
tài liệu tham khảo để trau dồi thêm kiến thức cho mình.
Câu 2: Trên cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật, anh/chị hãy giải thích vì sao trong cuộc sống
con người cần phải thực hiện quan điểm toàn diện, tránh phiến diện. Nếu vận dụng quan điểm toàn diện
trong học tập, rèn luyện hiện nay thì anh/chị sẽ làm như thế nào?
a) Vì sao trong cuộc sống con người cần phải thực hiện quan điểm toàn diện, tránh phiến diện:
- Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng
khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có
quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội
vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của nó.
- Trong cuộc sống, quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức được sự vật cần phải xem xét nó trong mối
liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn
cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên
hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ trọn vẹn. Ý thức được điều
này, chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những
chân lí bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức được sự vật, cần phải
nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi
phạm sai lầm và sự cứng nhắc.
b) Vận dụng quan điểm toàn diện trong học tập, rèn luyện hiện nay:
- Là một sinh viên, em thấy việc vận dụng quan điển toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá
trình học tập và phát triển của em. Nó góp phần định hướng các hoạt động nhận thức, hoạt động thực
tiễn và cải tạo bản thân. Điển hình là câu nói " Học phải đi đôi với hành", chỉ khi áp dụng những thứ em
đã học được vào thực tế thì bản thân em mới có thể đối chiếu để so sánh xem những điều mình học đã
đúng hay chưa, có phát sinh ra những vấn đề khác hay không. Ngoài ra, quan điểm toàn diện, không chỉ MYCHI
áp dụng trong học tập mà còn áp dụng trong quá trình tu dưỡng các phẩm chất đạo đức để hoàn thiện
bản thân. Cái tài và cái đức phải đi đôi với nhau thì bản thân em mới hoàn thiện được.
Câu 3: Trên cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật, anh/chị hãy giải thích vì sao trong cuộc sống
con người cần phải thực hiện quan điểm phát triển, tránh bảo thủ. Nếu vận dụng quan điểm phát triển
trong học tập, rèn luyện hiện nay thì anh/chị sẽ làm như thế nào?
a) Vì sao trong cuộc sống con người cần phải thực hiện quan điểm phát triển, tránh bảo thủ.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người trong cuộc sống cần phải có quan điểm phát triển.
Vì trong nhận thức, khi nhận thức, đánh giá sự vật, hiện tượng không chỉ nhận thức nó trong hiện tại như
nó có mà còn phải thấy được khuynh hướng vận động, phát triển của nó trong tương lai. Trên cơ sở đó
dự báo những tình huống có thể xảy ra để chủ động nhận thức, giải quyết. Trong hoạt động thực tiễn cần
chống bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, bởi lẽ mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động, biến đổi
và phát triển. Phát triển là khó khăn, bao gồm cả sự thụt lùi, do vậy, trong hoạt động thực tiễn khi gặp
khó khăn, thất bại tạm thời phải biết tin tưởng vào tương lai.
b) Vận dụng quan điểm phát triển trong học tập, rèn luyện:
- Là một sinh viên, em thấy việc vận dụng quan điểm phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá
trình học tập và phát triển của em. Như tập trung phát triển tri thức về chuyên ngành học của mình ngoài
ra cần trau dồi thêm các kỹ năng khác như là Tiếng Anh và Tin học, phát triển thêm các kỹ năng mềm
khác như: kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông, luôn có thái độ tích cực, xây dựng và đóng góp các
ý kiến trong các tiết học. Học thêm những bộ môn mới như nấu ăn, bơi lội. Phát triển bản thân mình trên
nhiều phương diện khác nhau, đa dạng bản thân mình và trở thành một phiên bản tốt nhất, một người có ích cho xã hội.
Câu 4: Trên cơ sở lý luận nhận thức duy vật biện chứng, anh/chị hãy giải thích: “Thực tiễn không có lý
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận
suông” Hồ Chí Minh, 2000, Toàn tập,Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, tập 8 tr 486)
- Điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên
tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496).
Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực
tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh
nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn,
nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau,
hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.
- Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc
phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận. Bởi lẽ, kém lý
luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm. Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt
động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh
nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn. Nếu không có lý luận hay trình độ lý
luận thấp sẽ làm cho bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài.
Câu 5: Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Có
thể tạo ra khả năng quan hệ sản xuất đi trước một bước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển
hay không? Vì sao? Đảng và Nhà nước Việt Nam có những biện pháp gì nhằm cải tạo quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
a) Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật kinh tế cơ
bản, phổ biến, chi phối mọi phương thức sản xuất, không loại trừ một quốc gia dân tộc nào. Điều đó, đòi
hỏi chúng ta muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải nhận thức đúng để hành động phù hợp với quy luật khách quan. MYCHI
b) Không thể tạo ra khả năng quan hệ sản xuất đi trước một bước để mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển. Vì Theo C.Mác, trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai
mặt có mối quan hệ biện chứng với nhau làm cho sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất là sự thống
nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Con người không
thể sản xuất có hiệu quả nếu tiến hành riêng lẻ, mà phải liên kết, phối hợp với nhau, quan hệ tác động
với nhau. Bởi vì, thiếu một trong hai mối quan hệ này thì không thể có sản xuất vật chất.
- Trong đó, vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất. Mỗi loại hình quan hệ sản xuất được xác lập
trên cơ sở thích ứng với một trạng thái, trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Khi lực
lượng sản xuất biến đổi thì quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo, sự phát triển của lực lượng sản xuất là
nguyên nhân sâu xa và là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
- Mặc dù lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng do quan hệ sản xuất quy định mục đích
của sản xuất, quy định cách thức tổ chức, quản lý, phân công sản xuất, quy định sự phát triển và ứng
dụng khoa học công nghệ và cơ chế thực hiện lợi ích của con người vì vậy, tác động đến thái độ của con
người trong sản xuất ... từ đó hình thành những yếu tố, khuynh hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
c) Đảng và Nhà nước Việt Nam có những biện pháp nhằm cải tạo quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất:
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới hiện
nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng các quan hệ sản xuất của chế độ xã hội xã
hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thời gian dài chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí, xây dựng
các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vượt trước quá xa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn
lạc hậu, thấp kém. Đại hội VI đã thẳng thắn thừa nhận, chúng ta chưa nắm vững và vận dụng đúng quy
luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; bởi vậy, đại
hội đề ra đường lối đổi mới chú trọng hàng đầu việc phải giải phóng sức sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu
sản xuất, bố trí lại cơ cấu đầu tư; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp, cải
tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu
nhập cho người lao động.
Câu 6: Bằng lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, anh/chị hãy làm sáng tỏ quan điểm cho rằng người
lao động là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất. Theo anh/chị, cần phải làm gì để trở thành một
người lao động giỏi, làm giàu cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội?
a) Người lao động là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất:
- C.Mác đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố người lao động. Người lao động là những người
có khả năng lao động, tức là phải có cả sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là
có “đôi bàn tay” và “đầu óc”. Ngoài ra, người lao động cũng cần có kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong
lao động. C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”. Như vậy, người lao động không phải là con người
nói chung và không phải người nào có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao động.
Chỉ những người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần tham gia vào quá trình sản xuất nhằm tạo ra
của cải, vật chất mới được coi là người lao động với tư cách là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất.
- Theo C.Mác, yếu tố vật thể sẽ không có bất cứ tác dụng nào nếu không có một lực lượng xã hội để tiến
hành sản xuất vật chất. Tư liệu sản xuất sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có sự tác động của con người.
Điều này đã được C.Mác khẳng định như sau: “Giới tự nhiên không chế tạo ra bất kỳ máy móc nào,
không chế tạo ra xe hơi, đường sắt, điện báo, máy dệt... Chúng là sản phẩm lao động của con người, đã
biến thành vật chất tự nhiên của ý chí con người điều khiển tự nhiên hoặc bộ máy hoạt động của con
người trong giới tự nhiên. Chúng là cơ quan đầu não của con người được sáng tạo bởi bàn tay con người; MYCHI
là lực lượng tri thức được vật hóa”. Như vậy, nếu không có con người chế tạo và sử dụng công cụ lao
động, tác động vào giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất.
b) Để trở thành một người lao động giỏi, làm giàu cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội cần:
- Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải cố gắng học
tập, tiếp thu kiến thức, am hiểu sâu xa kiến thức chuyên ngành để sau này có thể vận dụng. Bên cạnh đó,
cần phải tu dưỡng đạo đước, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện để thành một người công dân tốt.
Câu 7: Anh/chị hãy phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con
người. Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng, việc xây dựng và phát triển con người được đề cập như thế nào?
a) Chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và bản chất con người: SGK/74,75.
b) Văn kiện Đại hội XII của Đảng, việc xây dựng và phát triển con người được đề cập:
- Vấn đề “phát triển con người toàn diện” được Đảng ta xác định là một trong những nhiệm vụ tổng quát
phát triển đất nước 5 năm 2016-2020, đó là xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
- Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong nhiệm kỳ này thì có tới 4 nhiệm vụ có đề cập tới vấn
đề con người, trong đó có 2 nhiệm vụ đề cập tới phát triển năng lực cho con người. Điều đó cho thấy,
vấn đề con người, xây dựng và phát triển con người đã được Đảng ta chú trọng hơn bao giờ hết.
- Tiếp tục khẳng định, với phương hướng phát triển văn hóa là “Xây dựng, phát triển văn hóa, con
người”. Đó là chủ trương phù hợp và đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn của Đảng. Bởi vì con người
vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời là sản phẩm của chính nền văn hóa do mình sáng tạo ra.
Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, nói đến văn hóa là nói đến con người, vì văn hóa là
của con người, do con người, vì con người.
- Phải đặt nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện lên hàng đầu trong các nhiệm vụ
khác của văn hóa. Đồng thời, “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một
mục tiêu của chiến lược phát triển”. Đây là quan điểm mới, phù hợp với thực tiễn phát triển văn hóa, con
người trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. MYCHI