Đề cương phần Thế Giới - Lịch sử Nhà nước và Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề cương phần Thế Giới - Lịch sử Nhà nước và Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT
PHẦN THẾ GIỚI
Câu 1: Cơ sở kinh tế- xã hội cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nhà nước phương Đông cổ đại
Phương Đông là toàn bộ khu vực Châu Á nằm ở phía Đông của Phương Tây. Những
nhà nước ra đời sớm nhất đó là : Ai Cập cổ đại, Lưỡng hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại và
Trung Quốc cổ đại. Nếu so sánh với các nhà nước Phương Tây thì nhà nước Phương
Đông xuất hiện sớm hơn, xuất phát từ những đặc điểm kinh tế, xã hội. 1 - AI CẬP : a. Cơ sở kinh tế:
- Vị trí địa lý: Nằm dọc trên lưu vực sông Nile, ở Đông bắc Châu Phi. Nền văn minh
Ai Cập hay nền văn minh sông Nile, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nile tại
Ai Cập. Phía Đông có Biển Đỏ và ở phía tây là sa mạc Sahara khô và nóng, phía nam
giáp Nubi, là một vùng núi hiểm trở khó khăn về mặt giao thông. Phía Đông Bắc có
vùng đất Xinai nối vùng đất Ai Cập và Tây Á, là con đường duy nhất thông ra châu Á
Nhìn tổng thể về tự nhiên, Ai Cập là một nước bị đóng kín. Ai Cập được chia thành
hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nile từ Nam đến Bắc. Bị cô lập vậy nên hồi
đầu Ai Cập ít bị các dân tộc khác xâm chiếm và văn minh của họ khá lâu bền, tồn tại
đến hàng ngàn năm => ảnh hưởng của vị trí địa lý đến hình thành cơ sở kinh tế
- Ở Ai Cập cổ đại, thành thị xuất hiện muộn, nông nghiệp phát triển mạnh do có được
địa thế tự nhiên thuận lợi
- Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thường
trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kế và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần
dưỡng và chăn nuôi các loại gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như: dê, bò,
lừa, ngựa,.. Hoạt động buôn bán cũng từ đó phát triển, giao thương xuất hiện khi con
người làm dư của cải, lương thực. Sau đó dần hình thành nên sự phát triển vững mạnh của nhà nước Ai Cập.
- Học giả Nguyễn Hiến Lệ nhận định “Một xứ lạnh quá, người ta dễ sinh ra làm biếng
chỉ muốn ngủ, ở một xứ nóng quá, hơi vận động đã thấy mệt, người ta cũng chỉ muốn
nằm, đất mà cằn quá, lo kiếm ăn không xong, còn đâu thời giờ để nghiên cứu nghệ
thuật, khoa học. Xứ Ai Cập quả có đủ địa lợi cho một nền văn minh phát triển: đất tốt,
trời không quá nóng, quá lạnh”. b. Cơ sở xã hội:
- Nhà nước Ai Cập ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV TCN và trở thành trung tâm
văn minh sớm nhất thế giới cổ đại.
- Theo phân định thời gian của Manethon thì lịch sử Ai Cập cổ đại chia thành Cổ,
Trung và Tân Vương Quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ
thứ IV trước công nguyên đến năm 331 TCN.
- Nhà nước ra đời ban đầu là các Nôm (tập hợp nhiều công xã nông thôn), sau này
nhiều Nôm hợp thành 2 vương quốc: Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Đầu thiên niên kỷ
III trước công nguyên nhà nước Ai Cập cổ đại thống nhất được hình thành. Ai Cập cổ
đại phát triển rực rỡ nhất dưới thời Tân Vương quốc (thế kỷ XVI-XII trước công
nguyên). Sau thời kỳ này, Ai Cập bị Babilon, Ba Tư, Hy Lạp thống trị.
- Ngay từ đầu nhà nước Ai Cập cổ đại đã là chính thể quân chủ chuyên chế. Thể hiện
ở các giai cấp trong xã hội:
Giai cấp thống trị: Đứng đầu là vua (Pharaong): hình thành bằng hình thức “cha
truyền con nối”, là người nhiều tài sản, quyền lực nhất, được thần thánh hóa. Dưới vua
là các quý tộc thị tộc và tăng lữ: thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhà vua giao, là
chỗ dựa vững chắc của Pharaong.
Giai cấp bị trị: sự cai trị của Ai Cập cổ đại áp đặt khác nhau về số thuế phải đóng của
cư dân. Các chủ đất phải nộp thuế bằng các sản phẩm thu hoạch trên đất đai, đầm
nước và các ốc đảo của mình. Những thợ săn và người đánh cá phải nộp thuế trên các
sản phẩm từ sông, hồ, đầm lầy,.. Mỗi thành viên trong gia đình phải nộp thuế bằng sức
lao động ở các công trường bằng số lượng vài tuần trên một năm. 2 - LƯỠNG HÀ : a. Cơ sở kinh tế:
- Vị trí địa lý: Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông Tigrơ và Ơfơrat. Phía bắc
Lưỡng Hà giáp dãy núi Acmênia, phía tây là sa mạc Xiri, phía đông giáp Ba Tư và
phía nam là vịnh Ba Tư .Vùng đất Lưỡng Hà cổ đại là lãnh thổ của Iran, Côoét, Irắc ngày nay.
- Hai con sông Tigrơ và Ơfơrat tạo nên đồng bằng rộng lớn phì nhiêu, tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi phát triển. Đây là nơi gặp nhau của
nhiều con đường Đông - Tây - Nam - Bắc, là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Chính nhờ có đất đai
phì nhiêu từ hai con sông nên khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây
vẫn có điều kiện phát triển do sớm bươc vào xã hội văn minh
Do có nhiều sông lớn tạo nên nhiều đồng bằng nên kinh tế Lưỡng Hà cổ đại chủ yếu là
kinh tế nông nghiệp, ngoài ra còn phát triển thương nghiệp và chăn nuôi. Với vị trí
thuận lợi, kinh tế thương nghiệp cũng hết sức phát triển, Babylon sớm trở thành trung
tâm thương mại cho cả vùng Tây Á. Nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp đã tác
động đến sự phân hoá xã hội, tới việc hình thành nhà nước, tới pháp luật và tới nền
văn minh cổ đại Lưỡng Hà. b. Cơ sở xã hội:
- Vào giữa thế kỷ III trước công nguyên, thành bang Accrat của người Xemit đứng đầu
là Xecgong đã thống nhất toàn bộ Lưỡng Hà, đặt toàn bộ ách thống trị lên Xiri, Iran,
và các vương quốc ven bờ Địa Trung Hả.
- Vào thế kỷ XXI, Amorit đã xây dựng quốc gia Babilon hùng mạnh. Đến năm 1762
trước công nguyên, vương quốc Babilon đã chinh phục Lưỡng Hà hòa nhập lịch sử
Babilon. Năm 539 trước công nguyên, Babilon đã bị đế quốc Ba Tư xâm lược và diệt vong.
- Lưỡng Hà cổ đại đã có sự phân chia giai cấp: Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan
lại, chủ nô, tăng lữ. Giai cấp bị trị gồm thương nhân, nông dân công xã nông thôn và nô lệ. 3 - TRUNG QUỐC : a. Cơ sở kinh tế:
- Vị trí địa lí : Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á.
Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua, đó là Hoàng Hà (dài 5.464
km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam
- Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương
đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa..
Đồng thời, đây cũng là con đường giao thông huyết mạch để kết nối các tỉnh và các
vùng trên cả nước. Trong thời kỳ cổ đại, cơ sở kinh tế của nhà nước Trung Hoa được
xây dựng dựa trên nền nông nghiệp và thương mại. Nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế với việc trồng lúa, ngô, mạch nha và cây trái là các hoạt động
chính. Ngoài ra, Trung Quốc cổ đại cũng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thủ công
và thương mại, với việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như gốm sứ, lụa, đồ đồng và hàng dệt may.
- Tuy nhiên, cư dân cũng phải hứng chịu nhiều sự càn quét và chống phá thiên tai, lũ
lụt. Cho nên họ đã đưa ra yêu cầu phải tiến hành cải tạo, xây dựng các công trình thuỷ
lợi. Chính vì lẽ đó mà người Trung Quốc cổ đại có nguồn động lực to lớn để xây dựng
lại một hệ thống kết cấu làng xã gắn kết chặt chẽ và lâu bền hơn. Từ đó hình thành
một xã hội văn minh ven sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. b. Cơ sở xã hội:
(1)Thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ: Đây là thời kỳ chưa có giai cấp nhà nước nên
chưa có chữ viết, do đó tìm hiểu lịch sử Trung Quốc thời kỳ này chủ yếu qua các di
tích khảo cổ học và các câu chuyện truyền thuyết: thuyết Tam Hoàng – Ngũ Đế có nói
tới ba vị “vua” hiền: Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ, thực chất là thủ lĩnh của
những liên minh bộ lạc.
(2) Thời kỳ xã hội có giai cấp và nhà nước (thời kỳ tam đại): Vào thế kỷ XXI TCN,
xã hội Trung Quốc phân hoá sâu sắc và nhà nước ra đời là 3 vương triều nối tiếp nhau: Hạ, Thương, Chu.
Vương triều Hạ (thế kỷ XXI-XVI TCN): là nhà nước cổ đại đầu tiên trong lịch sử
Trung Hoa, hay được coi là sự khởi đầu của triều đại “cha truyền con nối” của Trung
Quốc. Người sáng lập Nhà Hạ là Hạ Khải. Vị vua cuối cùng của nhà Hạ là vua “Kiệt”
được mệnh danh là bạo chúa trong lịch sử Trung Quốc. Vì thói ăn chơi hưởng lạc,
không màng tới khổ cực nhân gian của vua Kiệt nên đã khiến lòng dân phẫn nộ và nổi
dậy dẫn đến việc nhà Hạ bị diệt vong vào thế kỷ XVI TCN. Trong thời kỳ này quyền
lực của nhà vua bắt đầu được tăng cường và ngôi vua được truyền lại theo kiểu “cha truyền con nối”
Vương Triều Thương (thế kỷ XVI-XI TCN). Nhà Thương do Thành thang sáng lập,
đóng đô ở đất Bạc (Hà Nam ngày nay) sau lại dời đô đến Ân Khư do lũ lụt sông
Hoàng Hà (nên nhà Thương còn được gọi là Nhà Ân). Nhà Thương ở trong thời kỳ
hoàng kim của chế độ chiếm hữu nô lệ, có giai cấp thống trị, hình thành tổ chức và
quân đội thống trị khổng lồ. Những ghi chép bằng xương và bia ký bằng đồng có chứa
những ký hiệu văn tự cho thấy hệ thống chữ viết và kỹ thuật luyện kim đã được xuất
hiện từ thời kỳ này. Cuối nhà Thương có một ông vua tàn bạo là Trụ Vương. Chu Văn
Vương đã nổi dậy lật đổ vua Trụ, lập nên một nhà nước mới gọi là nhà Chu.
Vương triều Chu (thế kỷ XI – 221 TCN) Chia thành hai giai đoạn:
- Tây Chu (XI – VIII TCN (771 TCN): triều Chu đóng đô ở Cảo Kinh ở phía Tây nên
gọi là Tây Chu. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, người
Trung Quốc biết sử dụng công cụ bằng sắt. Chính trị: nhà nước thực hiện chế độ “tông
pháp” (chế độ cai trị theo tông tộc, dòng máu): tất cả các nước chư hầu đều là con cháu nhà Chu)
- Đông Chu (VIII – III TCN): năm 770 TCN, vua Chu dời đô sang Lạc Ấp ở phía
Đông, gọi là Đông Chu.Gồm 2 thời kỳ: Xuân Thu (722 – 481 TCN) và Chiến Quốc
(403 – 221 TCN) Đây là thời kỳ nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu nội chiến triền
miên để giành quyền bá chủ, tiến tới thống nhất Trung Quốc. Đầu thời Xuân Thu có
hàng nghìn nước nhỏ, đến cuối thời Chiến Quốc xuất hiện cục diện Ngũ bá Thất
hùng. Trong số 7 nước lớn, Tần là nước mạnh hơn cả, đã tiêu diệt 6 nước đối địch,
thống nhất Trung Quốc cả về lãnh thổ, chính trị, kinh tế.
Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Quốc lập ra nhà
Tần. Tần Doanh Chính xưng là Tần Thuỷ Hoàng (vị hoàng đế đầu tiên ). Từ đây chế
độ nô lệ Trung Quốc dài gần 2000 năm kết thúc. 4 - ẤN ĐỘ: a. Cơ sở kinh tế:
- Vị trí địa lí: Ấn Độ là một bán đảo lớn nằm ở miền Nam châu Á, hai mặt Đông Nam
và Tây Nam ngó ra Ấn Độ Dương, phía bắc có dãy núi Himalaya hùng vĩ án ngữ,
khiến cho vị trí địa lý của Ấn Độ thời cổ đại hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài.
Chỉ ở phía Tây Bắc có một số đèo tương đối thấp, dễ dàng qua lại là con đường bộ duy
nhất thông thương với bên ngoài.
Ấn Độ cổ đại cũng mang nét tương đồng với các quốc gia trên, cái nôi cho sự xuất
hiện của quốc gia này cũng gắn liền với 2 con sông lớn là Sông Ấn và Sông Hằng.
- Hai con sông đã đem đến lượng phù sa lớn cho khu vực, khiến nền nông nghiệp nơi
này phát triển mạnh mẽ phát triển. Nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế Ấn Độ cổ
đại. Dân số đông đúc và đất đai màu mỡ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp. Các nông dân chủ yếu là người làm ruộng, và họ sử dụng các phương
tiện làm ruộng cơ bản như cuốc, cày, và thú nuôi để sản xuất các loại lúa, như gạo và
lúa mạch, cũng như các loại cây trồng khác như bông, hành, và mùi. Nông nghiệp phát
triển mạnh mẽ dưới thời kỳ Vedic và Maurya, tạo nền tảng cho sự thịnh vượng của xã hội cổ đại.
- Ngoài ra, để phát triền Ấn Độ cổ đại cũng cho thấy khả năng trong lĩnh vực thủ công
và thương mại, với việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như vải, gia vị, trang sức
và thủ công mĩ nghệ. Họ có một mạng lưới thương mại phát triển, kết nối với các vùng
lân cận như Mesopotamia, Ai Cập, Hy Lạp và Trung Quốc. Các tuyến đường thương
mại nổi tiếng như Đường tơ lụa đã thông qua Ấn Độ, giúp nâng cao tầm quan trọng
của quốc gia này trong thương mại quốc tế. Ấn Độ đã xuất khẩu nhiều mặt hàng như
vải, dệt may, gia vị, đá quý và thảo mộc, trong khi nhập khẩu hàng hóa như kim loại
quý, ngựa, và hàng thủy sản. b. Cơ sở xã hội:
Vào khoảng 2000 năm TCN, chế độ nguyên thuỷ tan rã, Ấn Độ bước vào xã hội có
giai cấp và nhà nước. Xã hội Ấn Độ thời kỳ này phân chia thành giai cấp (chủ nô và
nô lệ) và bốn đẳng cấp rất rõ ràng. Chế độ Vascna chia xã hội thành 4 đẳng cấp:
- Đẳng cấp thứ nhất: Đẳng cấp Bàlamôn (Brahmana), đa số là chủng tộc Aaria, là đẳng
cấp cao nhất làm nghề tôn giáo, tiếp xúc với thần thánh cho nên cao quý nhất và được
hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi nhất ( sinh ra từ mồm của thần Brama).
- Đẳng cấp thứ hai: Đẳng cấp Ksatơria (Kshatriya), gồm bọn quý tộc võ sỹ phong kiến
Ấn Độ (sinh ra từ cánh tay của thần Brama)
- Đẳng cấp thứ ba: Đẳng cấp Vaisia (Vaisya) bao gồm những người chăn nuôi, buôn
bán,..v.v là những người trực tiếp lao động ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội và
bản thân mình (sinh ra từ đùi thần Brama).
- Đẳng cấp thứ tư: Đẳng cấp Suđơra (Sudra) là đẳng cấp thấp hèn. Khổ cực nhất và bị
khinh rẻ nhất trong xã hội, họ phải phục vụ cho đẳng cấp trên, không được đọc kinh
Vê Đa, tức là họ không được thừa nhận tái sinh lần thứ hai theo quan niệm tôn giáo
Bàlamôn (sinh ra từ bàn chân thần Brama).
-Đạo Bàlamôn sau này chuyển thành đạo Hindu có ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời
sống văn hóa, tư tưởng của người Ấn Độ.
- Sự phân chia xã hội thành các đẳng cấp khác nhau ảnh hưởng đến toàn bộ pháp luật
của Ấn Độ, đẩy xã hội vào một đêm trường trung cổ. Việc phân chia xã hội thành
đẳng cấp với việc phân chia xã hội thành giai cấp là khác nhau vì nô lệ thì có thể giải
phóng thành người tự do còn đẳng cấp là thân phận vĩnh viễn không thể biến đổi, từ đời này sang đời khác
Từ đây, ta rút ra kết luận về cơ sở kinh tế & xã hội cho sự hình thành, tồn tại và phát
triển của nhà nước Phương Đông cổ đại:
Về khía cạnh kinh tế : có 2 nguyên nhân chính làm cơ sở kinh tế cho sự ra đời, tồn tại
và phát triển của nhà nước Phương Đông cổ đại. Bao gồm : vị trí địa lí nằm gần lưu
vực các con sông lớn và sự phát triển của nông nghiệp và giao thương.
Về khía cạnh xã hội, các nhà nước Phương Đông xuất hiện sớm do sự phân chia giai
cấp, đẳng cấp tạo nên
Câu 2: So sánh Bộ luật Hamurabi và Manu
1. Sự ra đời của Bộ luật Hammurabi
- Bộ luật Hamurabi được phát hiện năm 1901 do đoàn khảo cổ người Pháp, là bộ luật
thành văn hoàn chỉnh đến giai đoạn hiện nay của chúng ta. Bộ Luật Hammurabi được
khắc trên một tấm đá bazan, cao khoảng 2m, chia làm 2 phần đó là phần hình và phần
chữ. Đây chính là nguyên nhân tại sao đến thời này hiện nay của chúng ta vẫn còn
thấy được sự tồn tại của Bộ luật Hammurabi vì được thể hiện bằng văn bản và khắc
trên một tấm đá, sau khi bộ luật này ban hành thì được đặt ở nơi công cộng để cho
người dân dễ dàng theo dõi việc xét xử.
- Bộ Luật Hammurabi bao gồm 282 Điều (hiện chỉ đọc được 247 Điều). Đây là một bộ
luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật
điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội
liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị, phản ánh quan hệ thống trị đương thời,
cũng là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quan hệ đó. Việc hình thành hai giai cấp đối
kháng trong xã hội Lưỡng Hà: chủ nô và nô lệ.
2. Sự ra đời của Bộ luật Manu
- Bộ luật Manu là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong pháp luật cổ đại ở Ấn Độ và được xây
dựng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I trước Công nguyên bởi giáo sĩ Bàlamôn. Tương
truyền rằng bộ luật là một tác phẩm chép lại lời răn dạy của thần Manu, nhưng thực
chất, đây là những luật lệ, những tập quán pháp theo quan điểm của giai cấp thống trị
được các giáo sĩ Bàlamôn xây dựng, tập hợp lại dưới dạng trường ca, trình bày dưới dạng câu song vần.
- Bộ luật Manu gồm có 12 chương, 2.658 Điều, điều chỉnh các quan hệ xã hội và
những vấn đề khác như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới và vũ trụ và mang
tính hà khắc, dã man, sơ khai giai cấp, được xem là bách khoa toàn thư về Ấn Độ cổ đại.
II - Điểm giống nhau giữa 2 Bộ luật Hamurabi và Bộ luật Manu
- Hai nhà nước Lưỡng Hà và Ấn Độ mặc dù hình thành trên những vùng có vị trí địa
lý khác nhau nhưng cùng là nhà nước phương Đông nên cũng có những điểm tương
đồng về điều kiện tự nhiên. Chính vì những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội và nhà nước đã làm cho pháp luật của hai nhà nước cũng có những
điểm tương đồng trong vấn đề điều chỉnh các đối tượng, quan hệ trong xã hội thời kỳ bấy giờ
- Cả 2 Bộ luật đều là bộ luật phương Đông cổ đại.
- Đều là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực pháp luật cơ bản, phạm vi điều
chỉnh khá rộng bao gồm cả lĩnh vực dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.
Quy định về hợp đồng:
Bộ luật Hammurabi và bộ luật Manu có quy định về chế định hợp đồng và đều
nêu rõ các quy tắc và trách nhiệm liên quan đến việc ký kết, thực hiện hợp
đồng. Cả hai bộ luật đều cung cấp quy định về cách xử lý tranh chấp giữa các
bên trong hợp đồng thông qua các biện pháp như phạt hoặc bồi thường, thể
hiện được tính nghiêm khắc, chặt chẽ trong hợp đồng.
Không chỉ thế, về chế định hợp đồng cả hai bộ luật đều có những điểm tiến bộ
chung trong nguyên tắc giao kết hợp đồng như là đề cao tính hiệu lực của hợp
đồng, nếu như không thỏa mãn đủ các điều kiện do luật đề ra thì hợp đồng sẽ
không được công nhận và các bên khi tham gia hợp đồng dựa trên nguyên tắc
thỏa thuận, tự nguyện, trùng với ý chí của các bên dựa trên hình thức bằng văn
bản hoặc có người làm chứng.
Quy định về hôn nhân gia đình:
Cả hai bộ luật đều công nhận ý nghĩa hợp đồng hôn nhân, từ đó làm phát sinh ra
các vấn đề như tài sản, nhân thân và quyền thừa kế.
Giữa hai bộ luật đều đề cao quyền gia trưởng của người đàn ông, người đàn ông là chủ gia đình.
Hammurabi và Manu đều có quy định về của hồi môn của người vợ đem từ nhà
mẹ đẻ sang nhà chồng thì đương nhiên sẽ thuộc về nhà chồng, nhưng khi người
vợ được tự do thì tài sản đó sẽ thuộc về thị. Quy định về thừa kế
Cả Bộ luật Hammurabi và Bộ luật Manu đều thừa nhận hai hình thức thừa kế đó
là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nếu trong pháp luật của một
số quốc gia cổ đại phương Đông khác, quyền thừa kế chỉ thuộc về con trai thì
trong pháp luật Lưỡng Hà và pháp luật Ấn Độ cổ đại con trai và con gái đều có
quyền hưởng thừa kế ngang nhau.
Quy định về hình phạt và tội phạm:
Cả 2 bộ luật đều có những chế định hình sự mang tính động thái phục thù, trả
thù. Những hình phạt của cả 2 đều dã man, hà khắc và nặng nề về cả mặt thể
chất lẫn tinh thần, mang nặng tính trấn áp, bảo thủ, khắc nghiệt. Quy định về tố tụng:
Sự hình thành pháp luật ở hai quốc gia Lưỡng Hà và Ấn Độ xuất hiện từ rất
sớm, quá trình lập pháp đều mang nặng những dấu ấn, tư tưởng của giai cấp
thống trị một cách mạnh mẽ.
Sự tương quan giữa Bộ luật Hammurabi và Bộ luật Manu về sự coi trọng chứng cứ
- Cả 2 bộ luật đều do giai cấp thống trị ban hành, người dân không được tham gia, bảo
vệ lợi ích chủ yếu cho giai cấp thống trị.
- Đều có chế tài hình sự trong hầu hết các quan hệ xã hội.
III – Điểm khác nhau giữa 2 Bộ luật Hamurabi và Bộ luật Manu. BỘ LUẬT HAMMURABI BỘ LUẬT MANU THỜI Ra đời vào thế kỉ XVII
Ra đời thế kỷ II TCN - I GIAN Tại Babylon cổ đại SCN RA
Là 1 trong những văn bản luật cổ nhất, Bách khoa toàn thư về xã ĐỜI
được tìm thấy bởi nhóm khảo cổ người hội Ấn Độ Pháp vào năm 1901
Đây là hình thức luật độc
Chỉ còn một phần của bộ luật này tồn
đáo nhất, điều chỉnh nhiều
tại cho tới nay, được khắc trên một bia
quan hệ xã hội quan trọng
đá bazan cao khoảng 2,44m, được bảo lúc bấy giờ.
tồn bảo tàng Louvre (Pháp).
Được coi là nền tảng pháp
luật Hindu vừa được coi là
nền tảng cho sự hiểu biết về
xã hội Ấn Độ cổ đại CHỦ Vua Hammurabi Các nhà thần học Balamon THỂ
Vị vua thứ 6 của Babylon
chép lại những lời răn dạy BAN
Tên của ông được ghép từ 2 từ:
của thần Manu (thủy tổ của HÀNH
“Hammu” nghĩa là gia đình ở tiếng loài người)
Amorite và “rapi” nghĩa là tuyệt vời ở
Balamon gồm giáo sĩ, tu sĩ, tiếng Akkadian.
triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo Không giống như kinh
Veda được coi là vĩnh cửu và có nguồn gốc thần
thánh, luật Manu có nguồn gốc con người NỘI
Bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới
Bộ luật tổng hợp được xác DUNG dạng hình luật
định dưới dạng luật hình
Điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có
nhưng không chỉ điều chỉnh chế tài.
lĩnh vưc luật pháp mà còn
Phần nội dung, bộ luật tập trung điều nhiều lĩnh vực khác như
chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là dân
đạo đức, chính trị, tôn
sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố giáo,...
tụng, tuy vậy không có sự tách rời giữa
Gồm: Sở hữu, khế ước, hôn các lĩnh vực
nhân gia đình, thừa kế, hình sự
Ngoài các điều luật trên, bộ
luật gồm có cả giáo lí về
nghiệp, tái sinh và sự cứu rỗi KẾT
Gồm gần 300 điều chia làm 3 phần: mở Gồm khoảng 3000 điều dưới CẤU
đầu, nội dung và kết luận dạng thơ ca, chia làm 12 Gồm 282 điều chương
Sự phân chia này dựa vào nhà phiên 2685 điều
dịch do văn bản gốc không có dấu hiệu Song vần phân chia.
Đây là hình thức luật độc
Phần mở đầu của bộ luật khẳng định
đáo nhất, điều chỉnh nhiều
rằng đất nước Babylon là một vương
quan hệ xã hội quan trọng
quốc do các thần linh tạo ra. Và chính lúc bấy giờ
các thần linh này đã trao đất nước cho
vua Hammurabi để thống trị, làm cho
đất nước giàu có, nhân dân no đủ.
Phần nội dung chia thành các phần: chế
định dân luật, chế định gia đình, chế
định về quyền thừa kế, chế định luật
hình sự. Ở mỗi nội dung của điều luật
đều chứa đựng những điểm tiến bộ và
hạn chế so với luật pháp của các quốc gia cổ đại khác
Phần kết luận, Hammurabi đề cao công
lao của mình trước nhân dân, kêu gọi
những ông vua kế tục đền ơn và thực
hiện những điều luật của Hammurabi.
Đồng thời, Hammurabi tuyên bố sẽ
trừng trị tất cả những ai xem thường và
có ý định hủy bỏ bộ luật. Điều đó phần
nào chứng tỏ vai trò to lớn của bộ luật
này đối với sự phát triển toàn thịnh của
đất nước Lưỡng Hà thời Babylonia. HÌNH Ít hà khắc hơn Hà khắc hơn SỰ
Là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai
Tôn trọng chứng cứ và sự
cấp và sự bất bình đẳng (VD: nguyên
thật khách quan, nhưng giá
tắc bảo vệ quyền lợi, địa vị của người
trị của chứng cứ luôn phụ
chồng, người cha trong gia đình, địa vị
thuộc vào đẳng cấp bảo vệ
thấp kém và dễ bị xâm hại của người
những người có địa vị cao
phụ nữ ở xã hội Lưỡng Hà cổ đại,...) và giới
Chế định hình sự bảo vệ các quan hệ xã
Trừng trị không thương tiếc
hội như: quyền sở hữu, bảo vệ chế độ
những kẻ xâm hại tài sản,
nô lệ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của tính mạng, danh dự của con người
người thuộc đẳng câp trên,
VD: Nếu nô lệ tát vào má dân tự do thì v.v... mang tính giai cấp
phải cắt một tay của nó (điều 205) sâu sắc Một số tính chất: VD:
Điều 196: Nếu dân tự do làm hỏng mắt Nếu đẳng cấp Sudra cãi
của con của bất cứ người dân tự do nào,
nhau với đẳng cấp trên thì
thì phải làm hỏng mắt của y
sẽ bị cắt lưỡi, đổ dầu sôi
Điều 197: Nếu y làm gãy xương của
vào tai, miệng (Điều 207)
dân tự do, thì phải làm gãy xương của y Điều 268 Chương VIII:
Trả thù ngang bằng (luật pháp
Nếu đẳng cấp Bàlamôn và
talion) “mắt đền mắt, răng đền Ksatơria vu cáo cho người răng”
thuộc đẳng cấp dưới thì chỉ
Điều 21: kẻ phạm tội đào tường ăn trộm bị phạt tiền.
cần giết chết và mang chôn ngay trước
Bộ luật trừng trị rất dã man chỗ hốc bị đào. với những tội xâm hại
Điều 25: kẻ ăn trộm trong khi người quyền sở hữu tư nhân.
ta đang chữa cháy cần phải ném vào VD:
đống lửa ngay ở nơi phạm tội Điều 325, 354 Chương
Một bộ phận của án quyết tử
VIII: kẻ trộm vào ban đêm
hình đã được Hammurabi hợp
nếu bắt được sẽ bị chặt cả pháp hóa. hai chân, hoặc ngồi trên
Tính chất tương xứng trong
cọc nhọn, nếu trộm ba lần
trách nhiệm pháp lý nhấn
sẽ bị xử tử hình, trộm cắp
mạnh nhiều đến tính trừng trị
tài sản của nhà vua thì bị
đối nhân hoặc đối vật, mà
xử từ hình không cần xét
chưa tính đến tính giáo dục,
xử, trộm cắp tài sản của
hay tạo điều kiện để người vi
thần linh (ở đền, miếu) phạm hoàn lương.
cũng bị xử tử hình không
Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là cần xét xử.
luật đã manh nha phân biệt phạm tội vô
Hình phạt thời kỳ này rất
ý và phạm tội cố ý. VD: luật ghi trong
dã man và hà khắc: có các
khi ẩu đả làm người chết, nếu kẻ làm
hình thức như chặt tứ chi,
chết người chứng minh được rằng
mổ bụng, xẻo thịt, thiến
không cố ý giết người thì sẽ không bị tử sống,... hình, chỉ bị phạt.
=> Đây là một trong những quy định
khá khách quan trong xét xử các vụ án
hình sự. Điều này làm cho luật pháp
mang tính chất công bằng hơn DÂN SỰ Tiến bộ hơn Ít tiến bộ hơn
VD: nếu dân tự do mắc nợ mà thần Adát VD: quy định lãi suất theo
làm ngập lụt mất mùa thì năm đó người đẳng cấp: Bàlamôn 2%,
này không phải ra thóc cho chủ nợ (điều Ksatơria 3%, Vaisia 4% và 48) Suđra 5% CHẾ
Người chủ tìm thấy đồ vật của mình bị Khẳng định quyền sở hữu ĐỊNH
mất đang thuộc quyền chiếm hữu của không phải là tuyệt đối, bị QUYỀN
người khác, người sở hữu muốn đòi hạn chế bởi quyền chiếm SỞ HỮU
nhưng không tìm được người làm chứng hữu tài sản của người khác.
sẽ bị coi như phạm tội vu cáo, chiếm đoạt
tài sản của người khác (điều 11) HÔN
Phụ nữ được quyền ly hôn
Phụ nữ không được quyền
NHÂN VÀ Xu hướng củng cố địa vị người chồng, ly hôn
GIA ĐÌNH người cha nên trách nhiệm và nghĩa vụ Luật Manu khẳng định và đề
thuộc về vợ và con cái.
cao tuyệt đối quyền của
Nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có người đàn ông trong gia
quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném đình và ngoài xã hội.
xuống sông, cũng có thể tha thứ. (điều Cụ thể là chương IX quy
129) Nhưng ngược lại thì người vợ chỉ có định: quyền li dị. (Điều 142)
“Điều 2: Người phụ nữ phải
Bộ luật đã có một số quy định bảo vệ sống lệ thuộc vào những
quyền lợi người phụ nữ: người đàn ông trong gia
Người chồng phải có nghĩa vụ chăm sóc đình mình.” và yêu thương vợ.
Điều 13: 6 điều cấm kỵ với
Điều 136 quy định rằng nếu người chồng phụ nữ: say rượu, giao thiệp
bỏ nhà đi không rõ lý do thì khi anh ta trở với người xấu, bỏ chồng,
lại, người vợ có quyền li dị.
sống lang bạt, chuyển đến ở
nhà người đàn ông khác,
ngủ những lúc không đáng ngủ
Nhưng điều 10 chương này
cho thấy người chồng cũng
không được phép ngược đãi, hành hạ vợ.
THỪA KẾ Con gái có quyền thừa kế, cho phép con Con gái cũng có quyền thừa
gái cũng được nhận thừa kế:
kế để làm của hồi môn và
“Điều 180: Con trai, con gái đều được của hồi môn này thuộc về hưởng quyền thừa
kế. người chồng ngay lúc cưới. (điều 104)
Điều 183: Khi về nhà chồng, con gái có quyền nhận hồi môn.
Không cho phép người phụ
Điều 162: Con gái có quyền thừa kế để nữ và người đàn ông ngang
làm của hồi môn, khi người con gái đó hàng trong thừa kế.
chết, của hồi môn thuộc về người con. ”
TỐ TỤNG Đã có nhiều quy định về thủ tục bắt giữ, Trong quá trình xét xử - tòa
giam cầm, quy định những nguyên tắc khi án phải tôn trọng chứng cứ. xét xử.
Nhưng chứng cứ phụ thuộc
vào đẳng cấp và giới tính.
Có hai quy định đặc thù.
Thứ nhất, quy định về trách nhiệm thẩm Quy định phạm tội ở đẳng
phán “Nếu thẩm phán trong một vụ kiện cấp nào thì người làm chứng
ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó cũng phải thuộc đẳng cấp và
phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của giới tính ấy. (Điều 62, 68
thẩm phán, thẩm phán phải trả 12 lần giá Chương VIII)
trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi
thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta Nếu có sự mâu thuẫn giữa
phải buộc rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh lời khai thì nhân chứng nào viễn…” thuộc đẳng cấp cao hơn
=> Thời kỳ này rất coi trọng công tác xét được coi là nhân chứng
xử, coi trọng trách nhiệm xét xử công đúng. ( Điều 73 chương bằng của thẩm phán. VIII)
Thứ hai, về hình thức xét xử: “Nếu một
người kiện một người khác thì bị đơn sẽ
phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống,
anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi,
nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn.
Nhưng nếu dòng sông chứng minh anh ta
không có tội, tức là anh ta còn sống thì
nguyên đơn bị giết chết và bị đơn sở hữu nhà của nguyên đơn.”
=> Người cổ đại bất lực trước việc giải
thích tự nhiên và xã hội. NHẬN
Bộ luật xây dựng rất công phu, điều chỉnh Bộ luật vừa là tác phẩm luật XÉT
và phản ánh một cách sinh động các hoạt vừa là tác phẩm tôn giáo
động kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa Pháp luật Ấn Độ cổ đại của vương quốc Babilon.
mang tính giai cấp và phản
ánh sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc.
Câu 3: Quá trình dân chủ hoá bộ máy nhà nước Aten, nhận xét tính dân chủ của
nhà nước Aten (TK VI-V TCN)
Khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông, nhà nước Aten ra đời khá muộn
nhưng họ đã thiết lập nên cho mình một thể chế nhà nước mới, nhà nước cộng hoà dân
chủ. Và một số tài liệu cũng nói rằng:’’ Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước
dân chủ nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong
lịch sử từ khi có nhà nước và pháp luật’’. Đây là nhà nước cộng hoà dân chủ đầu tiên,
“ tính chất dân chủ của nó là nền móng cơ sở cho nền văn minh La Mã cổ đại và cho
toàn bộ nền văn minh Châu Âu cận, hiện đại sau này”. Để có được sự thành công và
đặt nền móng cho các nền văn minh sau đó thì chính thể cộng hòa tồn tại ở nhà nước
Aten đã phải trải qua những cuộc cải cách diễn ra từ thế kỷ VI đến thế kỷ V TCN.
A. Quá trình dân chủ hoá bộ máy nhà nước Aten.
I. Sự hình thành nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten.
Vị trí địa lý: Nhà nước Aten là một thị quốc xuất hiện ở vùng bán đảo Attich
( thuộc Trung Hy Lạp).Đó là một vùng đồng bằng hẹp đất đai không phì nhiêu, nhiều
đồi núi, khí hậu lại khô khan, lượng mưa hàng năm không đáng kể .Chính điều kiện
như vậy nên nông nghiệp ở đây gần như là không thể phát triển. Nhưng bù lại,Attích
có nhiều đá quý, mỏ sắt, mỏ bạc, đất sét chất lượng cao và vùng bờ biển dài với nhiều
vịnh và hải cảng vô cùng thuận lợi lý tưởng để phát triển công thương nghiệp ( đặc
biệt là thương mại đường biển).
Cư dân: sống trên bán đảo Attich là nhánh người Hy Lạp- người Đô- ri- êng.
Quá trình hình thành nhà nước Aten trải qua các giai đoạn sau :
Người đứng đầu bộ lạc là quý tộc chủ nô và nắm toàn bộ quyền lực nhà nước, lập
ra hội đồng quan chấp chính gồm 10 người.
Tầng lớp chủ nô ra đời rất sớm ( gắn liền với sự phát triển của kinh tế công
thương nghiệp). Sự ra đời và tồn tại của chủ nô là một quá trình kéo theo quyền lực
phát triển. Lúc đầu, tầng lớp này không có quyền lực nhưng khi kinh tế càng ngày phát
triển, tầng lớp chủ nô mới càng có thế lực kinh tế. Quyền lực xuất hiện tất yếu mâu
thuẫn giữa các giai cấp cũng từ đó mà sinh ra. Lúc này 2 mâu thuẫn cơ bản là: giai cấp
quý tộc chủ nô và quý tộc mới, giữa quý tộc chủ nô và bình dân, nô lệ.
Đặc biệt, trong giai đoạn nhà nước Aten ra đời, theo truyền thuyết của họ thì
người đặt nền móng đầu tiên cho nhà nước Aten là Theseus-anh hùng huyền
thoại. Thay đổi chủ yếu và dễ thấy nhất ở giai đoạn này mà Theseus làm,quy
chế đầu tiên chính là việc lập ra một cơ quan quản lý trung ương ở Athens - tức
là một phần công việc xưa nay được các bộ lạc tự quản lý, giờ đây được tuyên
bố là công việc chung, và được giao cho một hội đồng chung đóng ở Athens.
Với bước đi đó, người Athens đã tiến xa hơn bất kì dân bản xứ châu Mĩ nào:
thay vì vài bộ lạc láng giềng hợp thành một liên minh đơn giản, họ đã hợp thành
một bộ tộc duy nhất. Đó cũng là bước đầu tiên làm suy yếu chế độ thị tộc. Với
quy chế thứ hai - cũng được coi công lao lớn nhất của Theseus là xây dựng liên
minh tổ chức 4 bộ lạc trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng. Toàn bộ nhân
dân Athens, không phân biệt thị tộc, bào tộc, bộ lạc, đều được chia thành ba giai
cấp: quý tộc, nông dân, thợ thủ công; và quyền giữ các chức vụ công cộng thì
được dành riêng cho quý tộc.Sự phân chia này thực chất là chưa có hiệu quả so
với bộ máy và cách thức hoạt động của nhà nước Aten. Nó chỉ đem lại một độc
quyền cho tầng lớp quý tộc. Nhưng nó vẫn là quan trọng, vì đã làm lộ ra những
yếu tố xã hội mới đang phát triển mà không ai để ý. Nó cho thấy rằng: cái tập
quán giao các chức vụ của thị tộc cho một số gia đình nhất định, đã phát triển
thành cái quyền nắm giữ chức vụ gần như không thể bác bỏ của các gia đình đó;
những gia đình này - nhờ giàu có mà trở nên có thế lực - đã bắt đầu hình thành
một giai cấp tách riêng khỏi thị tộc, một giai cấp có đặc quyền, và Nhà nước
mới hình thành đã thừa nhận cái tham vọng ấy. Hơn nữa, nó cho thấy sự phân
công lao động giữa nông dân và thợ thủ công đã đủ vững chắc để thách thức sự
phân chia cổ thành thị tộc và bộ lạc. Cuối cùng, nó tuyên bố mối mâu thuẫn
không thể hòa giải được giữa xã hội thị tộc và Nhà nước; mưu toan đầu tiên
nhằm thành lập Nhà nước cũng bao hàm việc phá vỡ thị tộc, bằng cách chia các
thành viên của nó thành loại có và không có đặc quyền, hơn nữa còn chia loại
không có đặc quyền thành hai giai cấp tùy theo dạng lao động của họ, do đó mà đối lập họ với nhau II. Các cuộc cải cách
1. Cuộc cải cách thứ nhất: Cuộc cải cách của Xôlông
Xôlông là một chính khách, người làm luật và nhà thơ người Athena. Ông được nhớ
đến chủ yếu nhờ các nỗ lực xây dựng luật pháp chống lại sự suy yếu về chính trị, kinh
tế và suy đồi đạo đức ở Athens cổ đại. Các cải cách của ông thất bại trong thời gian
trước mắt, nhưng ông sau này được coi là người đã đặt nền móng cho chế độ dân chủ Athena.
Vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, xã hội Hy Lạp có những biến động dữ dội. Các
bang đều thành lập nhà nước chiếm hữu nô lệ riêng và Athens cũng vậy. Giới quý tộc
quy định nếu người nghèo vay tiền không trả được nợ thì ruộng đất hoặc vợ con của
họ sẽ bị gán nợ, trở thành nô lệ. Nông dân và thợ thuyền là những người bị áp bức,
bóc lột nặng nề nhất và họ đã vùng dậy khởi nghĩa. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa
đều bị thất bại. Ngay trong bối cảnh đó, tại Athens xuất hiện nhà thông thái tên là Xôlông.
Sau khi tiếp quản vị trí lãnh đạo đất nước, Xôlông đã ban hành hàng loạt cải cách
chính trị và xã hội có ý nghĩa cách mạng lớn lao không chỉ với Hy Lạp mà còn với cả nhân loại.
Các điều luật của Xôlông được khắc trên những tấm gỗ, hoặc những xi lanh gắn trên
các trục đứng tại Prytaneion. Ban đầu các trục này ghi lại những điều luật mà Draco đề
ra vào cuối thế kỷ thứ 7. Các điều luật ghi trên đó của Draco đều không còn tồn tại trừ
một bộ luật liên quan đến tội giết người, tuy nhiên các học giả đồng ý với nhau rằng
bộ luật này chưa phải là hiến pháp. Xôlông bãi bỏ tất cả những điều luật trước đây của
Draco ngoại trừ những luật liên quan đến tội giết người.
Nhìn chung, mục đích các cải cách của Xôlông mang tính hiến pháp, kinh tế và đạo
đức. Sự khác biệt này, dù có phần do ảnh hưởng của con người, ít nhất cũng đã cho ta
thấy một khuôn khổ sẵn có để suy luận đâu là những điều luật thật sự do Xôlông đề ra.
Một vài hậu quả ngắn hạn của các cải cách được viết ở cuối đoạn. 1.Cải cách hiến pháp:
Các học giả thường nhất trí rằng Xôlông đã hạ thấp tiêu chuẩn – về mặt kinh tế hay
địa vị xã hội – áp dụng khi bầu cử vào hội đồng quan chức. Hiến pháp Xôlông chia
cộng đồng dân cư thành bốn tầng lớp chính trị, dựa trên lượng tài sản có thể đánh thuế
của họ, một cách phân loại có thể đã từng được áp dụng tại đây nhưng chỉ với mục
đích quân sự hoặc đánh thuế. Đơn vị tiêu chuẩn để tính tổng tài sản là một medimnos
(tương đương 12 gallon) ngũ cốc.
Bên cạnh đó, Solon đã tổ chức bộ máy nhà nước Athens theo mô hình
cộng hòa dân chủ, gồm các cơ quan chủ yếu như sau:
+ Đại hội nhân dân (Assemblée du peuple): Thực chất là đại hội của những công dân
Athens thuộc cả 4 đẳng cấp đều được tham gia. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất
được quyền bầu ra các cơ quan quyền lực khác của nhà nước Athens. Thông thường,
mỗi năm tiến hành đại hội 1 lần.
+ Hội đồng chấp chính quan (Aréopage): Do Đại hội Nhân dân bầu ra. Chỉ những
người thuộc đẳng cấp thứ nhất, thứ hai mới được tham gia, nhưng trong thực tế đẳng
cấp thứ hai rất hạn chế.
+ Hội đồng 400 người: Cũng do Đại hội Nhân dân bầu ra trên cơ sở 4 bộ tộc cũ, mỗi
bộ tộc bầu ra 100 người gồm những người thuộc đẳng cấp 2,3. 2. Cải cách kinh tế:
Ta có thể suy đoán rằng các cải cách của Xôlông diễn ra trong thời kỳ quá độ kinh tế
tối quan trọng này, khi mà nền kinh tế nông thôn vừa đủ sống rất cần thêm ngành
thương mại non trẻ. Các cải cách cụ thể được cho là của Xôlông như sau:
• Khuyến khích những người cha tìm việc cho các con trai ông ta; nếu ông ta
không thực hiện, sẽ không có luật lệ nào bắt các con trai phải phụng dưỡng cha khi ông ta già yếu.
• Khuyến khích những thương nhân nước ngoài định cư tại Athens; những ai ở
lại sẽ được trao quyền công dân, nếu họ đưa cả gia đình theo.
• Việc trồng cây ô liu được khuyến khích; việc xuất khẩu các loại hoa quả khác bị cấm.
• Người ta khuyến khích cạnh tranh thương mại ở Athens bằng cách xem xét
sửa đổi các đơn vị đo độ dài và cân nặng, có thể được dựa trên những tiêu chuẩn đã
được áp dụng thành công ở nơi khác, chẳng hạn như Aegina hay Euboia hoặc, một nơi
xuất hiện trong các nguồn sử cổ nhưng không được các sử gia hiện đại tán đồng, Argos.
Người ta cũng thường cho rằng, dưới sự cho phép của các nhà bình luận cổ đại thì
Xôlông cũng đã cải cách lại đồng tiền xu của Athens. Tuy nhiên những nghiên cứu
hóa tệ học gần đây cho thấy có lẽ Athens đã không có tiền xu cho đến khoảng năm
560 TCN, rất lâu sau những cải cách của Xôlông.
Các cải cách kinh tế của Xôlông thành công trong việc kích thích giao thương quốc tế:
+ Loại vò hình nhân vật đen của Athens được xuất khẩu nhiều hơn.
+ Việc cấm xuất khẩu ngũ cốc có thể được hiểu là nhằm cải thiện cuộc sống cho người nghèo.
+ Trồng cây ô liu xuất khẩu
Quan trọng nhất, Xôlông ban hành sắc lệnh xóa bỏ mọi nợ nần trong xã hội, nhổ
hết những thẻ cầm cố ruộng đất cắm khắp các cánh đồng, cấm quý tộc chủ nô biến
nông dân phá sản thành nô lệ; công bố sắc lệnh thừa nhận quyền tư hữu tài sản, quyền
chuyển nhượng tài sản, quy định mức chiếm hữu tối đa của một quý tộc chủ nô và cho
thực hiện cải cách về tiền tệ, khuyến khích trồng nho, oliu, sản xuất đồ gốm, đẩy mạnh nội, ngoại thương.
Những nội dung cải cách kinh tế này nhằm góp phần giải phóng một số lượng
đông đảo bình dân, nông dân đã và đang có khuynh hướng bị biến thành nô lệ vì nợ,
trở thành lực lượng hậu thuẫn đắc lực cho cuộc cải cách, góp phần nâng cao địa vị
kinh tế của tầng lớp quý tộc chủ nô mới, kích thích công thương nghiệp phát triển. 3. Cải cách đạo đức:
Những cải cách của Xôlông chống lại sự bất công sau đó được người Athens biết đến
và tôn vinh với cái tên Seisachtheia (rũ bỏ gánh nặng). Cũng như với những cải cách
khác của ông, vẫn có sự tranh cãi về mức độ quan trọng thật sự của chúng. Các cải cách bao gồm:
• Bãi bỏ mọi hợp đồng mà các horoi đã ký kết.
• Cấm việc đem con người ra làm vật thế chấp, tức nô lệ gán nợ.
• Giải phóng tất cả những người dân Athens đã bị bán làm nô lệ.
Việc loại bỏ nhóm horoi rõ ràng đã ngay lập tức cải thiện tình hình kinh tế của tầng
lớp bị áp bức nặng nhất ở Attica, và cũng chấm dứt hoàn toàn việc người Athens bị nô
dịch bởi chính đồng bào mình. Một số người Athens đã bị bán làm nô lệ ở nước ngoài
và một số người thì đã trốn ra nước ngoài để không phải chịu cảnh nô lệ – Xôlông tự
hào viết trong thơ của ông việc nhóm người này bắt đầu quay về nước.
Tuy nhiên, luật seisachtheia chỉ là một nhóm cải cách trong bộ luật cải cách rộng hơn
của ông. Các cải cách khác bao gồm:
• Bãi bỏ việc trao tặng của hồi môn phung phí.
• Đề ra luật chống lại việc áp dụng chế độ thừa kế bừa bãi, nhất là những gì liên
quan đến luật epikleros (điều luật về một phụ nữ không có anh em trai để thừa kế tài
sản của cha, theo truyền thống sẽ buộc phải cưới họ hàng gần nhất bên nội để sinh ra
con làm người thừa kế đất đai).
• Bất cứ công dân nào cũng được quyền khởi tố thay cho một người khác.
• Tước quyền công dân của bất cứ ai từ chối cầm vũ khí tham gia xung đột trong
nước, và chiến tranh, một biện pháp để hạn chế sự lãnh đạm với chính trị đến mức nguy hiểm.
=> Cải cách của Xôlông đã xóa bỏ đặc quyền chính trị của quý tộc thị tộc, tạo điều
kiện cho lớp chủ nô công thương nghiệp phát triển. Đồng thời, ông còn ban bố hàng
loạt chính sách phát triển kinh tế với những giải pháp cụ thể để xây dựng đất nước. Để
người dân giám sát, Xôlông cho khắc nội dung cuộc cải cách lên ván gỗ dựng khắp
nơi, nhất là những nơi công cộng, quảng trường. Ông trừng trị nghiêm các hành vi
chống đối, phá hoại công cuộc cải cách này.
Giới nghiên cứu lịch sử thế giới cho rằng, Xôlông là nhà cải cách vĩ đại nhất thế giới.
Cải cách của Xôlông là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ cải
cách này Xôlông đã mở ra một thời đại mới của chính trị dân chủ Athens, xúc tiến sự
phát triển kinh tế và văn hóa trong chế độ nô lệ, mở đường cho nền văn minh Hy Lạp
phát triển rực rỡ về sau.
2. Cuộc cải cách thứ 2 của Clixten
* Clitxten là người thuộc tầng lớp quý tộc chủ nô mới
*Sau cuộc cải cách của Xôlông, Clitxten được bầu vào giữ chức vụ quan trọng trong
bộ máy nhà nước. Cuộc cải cách của ông chủ yếu trên lĩnh vực chính trị - xã hội
*Nội dung của cuộc cải cách:
- Phân chia lại đơn vị hình chính lãnh thổ: chia Aten thành 3 phân khu, mỗi phân
khu chia thành 10 phân khu nhỏ, cứ 3 phân khu ở 3 đơn vị hành chính khác nhau hợp
thành 1 bộ lạc mới (mỗi bộ lạc mới bao gồm 3 phân khu nhỏ trong 3 phân khu hành
chính). Tất cả hợp thành 10 bộ lạc
+ Cư dân sống ở mỗi tiểu khu phải đăng ký vào Sổ hộ tích để nhà nước theo dõi, quản lý
+ Lối gọi tên người theo dòng họ thị tộc bị bác bỏ, thay bằng lối gọi theo tên riêng từng người
=> Ranh giới bộ lạc bị xóa bỏ hoàn toàn, tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc bị thủ tiêu
- Mở rộng hội đồng 400 người thành hội đồng 500 người (mỗi bộ lạc mới bầu 50
người thuộc đẳng cấp thứ hai hoặc thứ ba)
+ Điều kiện được bầu vào hội đồng: công dân tự do Aten, nam giới, từ 18 tuổi trở lên
- Thành lập cơ quan mới là Hội đồng 10 tướng lĩnh
+ Mỗi người đại diện cho 1 bộ lạc mới. Điều kiện: có thu nhập lớn trong bộ lạc,
đảm bảo về tài sản, có tài năng về quân sự
- Đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò
+ Nội dung: Trong phiên họp đầu tiên của hội nghị công dân vào mùa xuân, buộc tất
cả các công dân Aten có đủ điều kiện tham gia, ghi tên kẻ chống phá nền dân chủ vào
vỏ sò. Nếu có 6000 vỏ sò thì kẻ đó bị kết tội là chống đối lại nền dân chủ và bị trục xuất khỏi Aten 10 năm
Mục đích: để bảo vệ nền dân chủ Aten, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội
*Trong chính thể này, quý tộc chủ nô mới nắm giữ hầu hết các vị trí quan trọng, công
dân tự do được tham gia chính trị một cách rộng rãi
*Nhận xét về cuộc cải cách:
- Hạn chế: đông đảo phụ nữ, nô lệ, kiều dân không được tham gia vào đời sống chính trị
- Tích cực : cuộc cải cách này tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của nhà nước Aten
3. Cuộc cải cách thứ 3: Cải cách của Pêriclét
Trước khi nói đến cuộc cải cách thứ 3 của Periclet thì phải nhắc đến một
nhân vật có đóng góp đáng kể trong quá trình cải cách dân chủ của nhà nước Aten. Đó
chính là Malian Ephialtes- người được nhớ đến như 1 kẻ bội tín quên nghĩa. Khi ông
ta đã phản bội vua Leonidas khi không được Leonidas tuyển mộ vào quân đội do thể
chất có khiếm khuyết. Kết cục 300 chiến binh Sparta kiêu hùng của vua Leonidas đã
bị hạ gục trong trận Thermopylae bởi vì kẻ thù Ba Tư đã phá vỡ thế phòng thủ kiên cố
của họ nhờ xâm nhập được vào con đường độc đạo trên hẻm núi do kẻ phản phúc Ephialtes chỉ điểm.
Nhắc đến Ephialtes là bởi chính sự xuất hiện của Ephialtes đã làm giảm đi
quyền lực chính trị của Hội đồng Areopagus và kèm theo đó là sự gia tăng quyền lực
của Council, the Law Courts, and the Assembly. Sau ảnh hưởng đó, Ephialtes đã qua
đời và cũng trong bối cảnh đó cuộc đấu tranh giữa hai bộ phận: quý tộc chủ nô ruộng
đất và quý tộc chủ nô công thương trong giai cấp thống trị ở Aten vẫn tiếp diễn.
Cho đến năm 443 đến 429 TCN, Pericles, cháu ngoại của Cleisthennes, được
bầu làm chấp chính. Ông đã tiến hành cuộc cải cách và hoàn thiện chính thể cộng hòa
dân chủ ở Aten. Cuộc cải cách của ông diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực chính trị- xã hội.
Thứ nhất, Pêriclét đã có công lao rất lớn trong việc tăng quyền lực cho Hội
nghị công dân. ‘’Hội nghị công dân là cơ quan hoạt động thường xuyên, cứ 10 ngày
tiến hành họp một lần. Trong Hội nghị công dân, các thành viên đều có quyền thảo
luận và quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước. Quy định này tạo điều kiện
cho mọi công dân đều có thể tham gia giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước. Ngoài
ra, ông đã bổ sung thêm một số quy định cụ thể đối với các cơ quan đó nhằm mở rộng
quyền dân chủ của công dân.
1. Đại hội Công dân là cơ quan quyền cao nhất. Về tổ chức, những công dân
được tham gia Hội nghị này phải là những công dân tự do Athens, là nam
giới, đủ 18 tuổi trở lên, có cả cha mẹ là người Athens. Về thẩm quyền, có
quyền quyết định những vấn đề lớn của đất nước( chiến tranh, hoà bình;
xây dựng các đạo luật; giám sát các cơ quan nhà nước…), có quyền bầu
cử bộ máy nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của toà án, cung cấp lương thực.
2. Hội đồng 500 người: được thành lập bởi những phiếu bầu của Đại hội
công dân. Cơ quan này giữ chức năng về hành chính, tư vấn, về đối ngoại
và có quyền về quản lý
3. Hội đồng 10 tướng lĩnh: Cơ quan này cũng do Đại hội công dân bầu ra.
Có chức năng quân sư, lãnh đạo đối ngoại về mặt quân đội nhưng chịu sự
kiểm soát của Đại hội công dân và không được hưởng lương.
4. Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân: Đây là cơ quan xét xử và giám sát tư
pháp cao nhất của nhà nước. Thành phần tham dự tòa bồi thẩm rất đông.
Dưới thời Pericles, có tới 6.000 thẩm phán, họ được bầu hàng năm ở Hội
nghị Công dân bằng hình thức bỏ phiếu. Nhà nước Athens không có Viện
Công tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện - tức là tự khởi tố hoặc là tự
bào chữa cho mình. Trong phiên tòa, sau khi đã nghe hai bên đối chất,
Tòa họp kín để quyết định bản án ( Nguồn: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ
DÂN CHỦ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI )
Thứ hai, ông là người đầu tiên tiến hành việc cấp lương cho nhân viên cơ quan
nhà nước như sĩ quan, binh lính. Đồng thời thường xuyên tiến hành thực hiện trợ cấp,
phúc lợi cho công dân nghèo gặp khó khăn. Không có cuộc cải cách nào khác thúc đẩy
nền dân chủ nhiều bằng việc trả tiền cho dịch vụ. Việc trả lương cho công dân đã thúc
đẩy động lực làm việc cũng như tạo ra một môi trường tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm
năng cho nhà nước Aten . Đầu tiên, bồi thẩm đoàn, bắt đầu được trả lương. Lãi suất
thấp nhưng chỉ bằng nửa ngày lương. Bồi thẩm đoàn được bổ nhiệm hàng năm và có
thể phục vụ năm này qua năm khác. Đến năm 422 (Aristophanes Wasps 662), có
6.000 bồi thẩm đoàn mỗi năm. Mức lương của họ đã tăng lên 3 obol một ngày.
Pericles cũng bắt đầu trả lương cho binh lính và thủy thủ 3 obol mỗi ngày. Đến năm
411, các ủy viên hội đồng và quan tòa đã được trả lương….
Với việc cải cách này, và việc thừa nhận quyền công dân cho một số rất lớn
người, mà trước kia họ chỉ có quyền được bảo hộ - gồm một phần là dân nhập cư,
phần khác là nô lệ được giải phóng - thì các cơ quan của chế độ thị tộc đều bị gạt khỏi
các công việc xã hội; chúng liền thoái hóa thành những hội tư nhân và đoàn thể tôn
giáo. Hơn nữa, chính cải cách về mặt nhà nước của Periclet, ông đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho công dân Aten đạt được những quyền lợi cơ bản, đồng thời đưa nhà
nước Aten vào thời kỳ “ vàng son” trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, tư duy và
ảnh hưởng đạo đức là những thứ không thể thay đổi ngày một, ngày hai mà cần cả một
quá trình. Chính vì vậy, dù có cải cách thì đâu đó những ảnh hưởng đạo đức của thời
kì thị tộc trước kia, cũng như lối tư duy truyền thống của nó, thì vẫn tồn tại , và chỉ
mất đi từ từ theo tiến trình lịch sử. Ngoài ra, trong cải cách của Periclet ông vẫn chưa
khắc phục được hạn chế của hai cuộc cải cách trước đó. Chính là vấn đề liên quan đến
quyền công dân của nô lệ và phụ nữ. Dường như nô lệ, và phụ nữ đang bị đẩy ra khỏi
đời sống chính trị của Aten, mặc dù họ có đóng góp rất lớn trong đời sống của những cư dân ở đây
A. Nhận xét chung về nền dân chủ của nhà nước Aten
*Nhận xét tính chất dân chủ của nhà nước Aten:
- Đây là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử.
- Đặt cơ sở cho nền văn minh La Mã cổ đại và cả Châu Âu cận hiện đại.
- Sản phẩm của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại nói chung và Nhà nước Cộng hoà
dân chủ chủ nô Aten nói riêng đã đưa Hy Lạp phát triển rực rỡ, trở thành đỉnh cao của
nền văn minh cổ đại trên nhiều phương diện: văn học, sử học, KHTN, y học, triết học, …
- Tuy nhiên, tính chất dân chủ của Nhà nước Aten cũng có nhiều hạn chế:
+ Số lượng những người không được tham gia vào đời sống chính trị là nô lệ và kiều
dân chiếm số lượng áp đảo so với số lượng dân tự do.
—> Những người là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội không có quyền công dân.
+ Trong số 90.000 dân tự do, có không quá 30% thoả mãn đầy đủ cả 3 yêu cầu: nam
giới, 18 tuổi, cha mẹ là người Aten. Vì rất nhiều người già, phụ nữ và trẻ nhỏ hoặc
nam giới 18 tuổi nhưng cha mẹ là kiều dân thì cũng không được tham gia vào đời sống chính trị.
+ Con số cao nhất của Hội nghị công dân ước tính là khoảng 6.000 người, họp 30-40
lần 1 năm, mỗi lần họp nửa ngày, tập trung ở thủ đô của Aten.
-> Không phải tất cả những người đủ điều kiện ở những nơi khác có thể tham gia.
*Nguyên nhân nền dân chủ Aten khó có thể tồn tại lâu dài cho đến ngày nay: sự
quyết định của chính quyền thường chậm trễ, dân chúng quen thói bàn bạc, cãi cọ
nhau, mồm mép giỏi mà hành động dở, dễ chia rẽ vì những lẽ nhỏ nhặt.
→ Đây cũng chính là điều mà các quốc gia hiện đại ngày nay muốn mở rộng dân chủ
trực tiếp cũng cần lường tính cân nhắc trước khi tiến hành thực hiện.
Câu 4: So sánh nhà nước Xpác và Aten
I. Khái quát chung về nhà nước Xpac và Aten
1. Nhà nước Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpac - Lịch sử ra đời:
+ Nhà nước Xpac ra đời ở miền Nam lục địa. Vào thế kỷ 12 TCN, các tộc người Đôriêng
bắt đầu tràn vào Hy Lạp, 1 nhánh xuống phía nam xâm chiếm đồng bằng của tộc người
Akeang và tiêu diệt nhà nước của người bản địa. Sau đó, giai cấp thống trị đã xây dựng
thành bang Xpac, tại trung tâm đồng bằng Laconi.
+ Thế kỉ IX TCN, người Đô Riêng xâm lược đồng bằng Métxêni (vùng đất của nhà
nước tộc người Iliốt). Do trình độ thấp hơn nên sau khi thua cuộc người dân Iliốt đã bị biến thành nô lệ.
+ Từ TK VIII-VI TCN, tộc người Đô Riêng có sự phân hóa sâu sắc, sử dụng thành
thạo đồ sắt dẫn đến sự ra đời của nhà nước Xpac. - Kết cấu xã hội:
+ Giai cấp thống trị (quý tộc Xpac có nguồn gốc là người Đôriêng và 1 số người giàu của tộc người Akêăng)
+ Giai cấp bị trị (những người bình dân: thương nhân, thợ thủ công, nô lệ )
2. Nhà nước Cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
- Nhà nước Aten là nhà nước được đánh giá là một trong những nhà nước dân chủ
nhất thời kỳ cổ đại, thậm chí đây là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi
có nhà nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh La Mã
cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh châu Âu thời kì cận, hiện đại sau này.
- Lịch sử ra đời: Ra đời ở miền trung lục địa Hy Lạp, là khu vực có nhiều khoáng sản,
có đường bờ biển dài, nhiều vịnh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công thương nghiệp.
+ TK XII TCN, 1 phần tộc người Đôriêng gồm 4 bộ lạc xâm chiếm vùng đồng bằng miền Trung.
+ TK VIII-VI TCN, 4 bộ lạc liên minh với nhau, dân cư đã biết sử dụng thành thạo đồ sắt.
+ Đến TK VII TCN, đã xây dựng xong thành bang Aten
+ TK VI TCN, nhà nước Aten ra đời
- Kết cấu xã hội: Tầng lớp chủ nô ra đời gắn với sự phát triển của nền kinh tế công
thương nghiệp. Khi kinh tế ngày càng phát triển thì tầng lớp chủ nô mới ngày càng có thế lực kinh tế.
- Mâu thuẫn trong xã hội: 2 mâu thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc chủ nô và quý tộc mới.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc chủ nô và bình dân, nô lệ.
II. So sánh nhà nước Xpac và Aten 1. Điểm giống nhau
- Nguồn gốc hình thành nhà nước: có chung nguồn gốc là bộ tộc Đôriêng.
- Hình thức chính thể: Cộng hòa
+ Cộng hòa dân chủ chủ nô Aten
+ Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpac (*)
(*) Cả hai nhà nước đều là hình thức cộng hòa nhưng nhà nước Xpac chưa thể vươn
lên hình thức cộng hòa dân chủ chủ nô là vì quý tộc trong giai cấp này có quyền lực vô
cùng lớn và quyền dân chủ, phủ quyết ý kiến hay thể hiện quyền dân chủ chỉ thuộc về
giới quyền lực quý tộc. - Chế độ: chủ nô. Vì:
+ Giai cấp vẫn có sự phân chia rõ rệt giữa giai cấp chủ nô, lãnh chúa và phần còn lại.
Quyền dân chủ chỉ thuộc về giai cấp có quyền lực hay tài chính, các giai cấp còn lại
không có tiếng nói trong xã hội.
+ Chủ nô là giai cấp đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển của 2 nhà nước Aten và Xpac.
- Điều kiện tham gia Hội nghị công dân: Đều là nam giới, tự do và không giới hạn về
số lượng thành viên. Mặc dù nhà nước Aten được coi là dân chủ hơn nhà nước Xpac
nhưng vấn đề giới tính, coi trọng nam giới hơn nữ giới trong xã hội trong lĩnh vực
chính trị ở cả hai nhà nước vẫn có biểu hiện rõ rệt (chỉ nam giới mới được tham gia Hội nghị công dân) 2. Điểm khác nhau
2.1. Về Thời gian hình thành
* Nhà nước Xpac: khoảng thế kỉ VIII TCN
* Nhà nước Aten: khoảng thế kỉ VIII-VI TCN
2.2 Về Hình thức nhà nước * Nhà nước Xpac:
+ Toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tầng lớp quý tộc chủ nô.
+ Tầng lớp quý tộc chủ nô chậm phát triển (do ruộng đất thực chất là quyền định đoạt
của quý tộc thị tộc cũ, người dân Xpac chỉ là những chủ đất nhỏ, trong 1 thời gian việc mua bán bị cấm).
+ Tầng lớp bình dân không có điều kiện để tham gia một cách thực chất vào đời sống chính trị.
=> Nhà nước Xpac là nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô. * Nhà nước Aten:
+ Nhà nước được hình thành một cách hòa bình dần dần, từng bước phát triển thông
qua các cuộc cải cách xã hội.
+ Được xây dựng và hoàn thiện theo hướng xây dựng thể chế đề cao và đảm bảo
những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do.
+ Tầng lớp chủ nô ra đời rất sớm và phát triển mạnh .
=> Nhà nước Aten là nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô.
2.3. Về cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
- Mặc dù Hội nghị công dân của cả hai thành bang đều được ghi nhận là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất tuy nhiên vẫn có sự khác nhau trong cách thức tổ chức
cơ quan này ở hai nhà nước Xpac và Aten (dưới thời Periclet).
+ Thứ nhất, về thành phần tham gia:
Nhà nước Xpac: Mọi công dân nam từ 30 tuổi.
Nhà nước Aten: Mọi công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
+ Thứ hai, về thời gian họp:
Xpac: chỉ được triệu tập khi có sự đồng ý của cả hai vua.
Aten: quy định 10 ngày họp một lần.
=> Có thể nói, hoạt động của hội nghị nhân dân ở Aten là cơ quan hoạt động thường
xuyên, liên tục còn ở Xpac hoạt động của cơ quan này không thường xuyên.
+ Thứ ba, về quyền lực thực tế của hội nghị nhân dân:
Ở nhà nước Xpac: bị hạn chế (công dân không có quyền chủ động thảo luận,
góp ý, cũng không có quyền chủ động quyết định những vấn đề quan trọng của
quốc gia mà chỉ có quyền thụ động biểu quyết những quyết định của 1 cơ quan khác)
Ở nhà nước Aten: được ghi nhận là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
(công dân là lực lượng chủ yếu thảo luận và quyết định những vấn đề lớn của nhà nước...)
2.4. Về Chủ thể đại diện bộ máy nhà nước (Nguyên thủ quốc gia) * Nhà nước Xpac
- Đại diện là 2 vua có quyền lực ngang nhau nhưng không nắm toàn bộ quyền lực,
được tuyển chọn từ hàng ngũ quý tộc chủ nô có danh vọng.
- Thẩm quyền của nhà vua:
+ Là người đứng đầu quân đội.
+ Tăng lữ tối cao: chủ trì nghi lễ tối cao.
+ Là người xét xử tối cao.
=> Quyền lực của vua bị hạn chế nhiều. Ở thời bình, vua chỉ lo việc tế lễ và xét xử;
thời chiến thì thống lĩnh quân đội. * Nhà nước Aten: - Không có vua.
- Người đứng đầu là đại diện của tầng lớp chủ nô công thương-chủ nô mới như: Xôlông, Clixten, Pêriclet.
2.5 Về cơ quan hành pháp * Nhà nước Xpac
Không có sự phân định rõ ràng về cơ quan hành pháp thành lập riêng mà quyền hành
pháp thuộc về Hội đồng 5 quan giám sát (Hội đồng trưởng lão). Có thể thấy, quyền
hành của Hội đồng 5 quan giám sát rất lớn, bao trùm lên các cơ quan khác. * Nhà nước Aten
+ Hội nghị công dân bầu ra Hội đồng 500 người (gọi là Bule)- là cơ quan hành pháp
của Nhà nước. Bule có nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện các công việc hành
chính của nhà nước trong suốt một năm như: quản lý tài chính, giám sát công việc của
các nhân viên chính quyền, thảo luận sơ bộ các vấn đề quan trọng trước khi trình Hội
nghị công dân. Ngoài ra Bule còn có nhiệm vụ kiểm tra tư cách công dân cũng như tư
cách các viên chức trong bộ máy Nhà nước. Hội đồng được chia thành 10 ủy ban –
Poritani. Mỗi Poritani có chức năng thường trực thay mặt Bule giải quyết các công
việc hành chính hàng ngày trong nhiệm kỳ 1/10 năm (khoảng từ 36 đến 39 ngày).
+ Về sau, Hội đồng tướng lĩnh dần trở thành cơ quan hành chính cao nhất của Nhà
nước. Hội đồng được Hội nghị công dân bầu theo hình thức biểu quyết chứ không phải
là bỏ phiếu kín như việc bầu cử các cơ quan Nhà nước khác, và hoạt động của Hội
đồng 10 tướng lĩnh phải chịu sự giám sát của Hội đồng 500 người.
2.6 Về cơ quan tư pháp * Nhà nước Xpac
- Quyền xét xử thuộc về 2 vua. Tuy nhiên sau này, hội đồng 5 quan giám sát được
thành lập, có quyền giải quyết công việc tư pháp của Nhà nước, các giám chế quan
được xử một số vụ án hình sự và dân sự. * Nhà nước Aten
- Tòa bồi thẩm 6000 thẩm phán là cơ quan xét xử và giám sát cao nhất, được bầu ra
hàng năm bằng phương pháp bỏ phiếu ở Hội nghị công dân. Nhà nước Aten không có
Viện công tố, mọi người dân có thể phát đơn kiện – tức là tự khởi tố hoặc là tự bào
chữa cho mình. Trong phiên tòa, sau khi đã nghe 2 bên đối chất, tòa họp kín để quyết
định bản án. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình trạng hối lộ, thiếu công minh khi xét xử,
nhà nước đã ban hành rất nhiều luật lệ.
2.7 Về Độ tuổi tham gia Hội nghị công dân * Nhà nước Xpac
- Dù là thiết chế dân chủ, tuy nhiên tính chất dân chủ của nó cũng rất hạn chế vì phải
có 3 điều kiện để thành thành viên tham gia hội nghị công dân: thành viên là những
công dân tự do, nam giới và độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. * Nhà nước Aten
- Theo quy định năm 451 TCN, những công dân được tham gia Hội nghị này phải đáp
ứng được các điều kiện: là công dân tự do Aten, là nam giới, đủ 18 tuổi trở lên, có cả
cha lẫn mẹ đều là người Aten.
2.8 Về Quyền lực của Hội nghị công dân * Nhà nước Xpac
Về hình thức, đây là cơ quan có quyền lực tối cao của Nhà nước nhưng không nắm
thực quyền. Hội nghị công dân không phải cơ quan hoạt động thường xuyên, nó chỉ
được triệu tập khi có sự đồng ý của 2 vua và không có quyền quyết định sự trọng đại
của đất nước. Trong phiên họp, công dân không có quyền thảo luận mà chỉ có quyền
biểu quyết hay phản đối quyết định của hội đồng trưởng lão, qua hình thức đồng ý hay
phản đối bằng những tiếng thét. Đối với những vấn đề quan trọng, những người dự hội
nghị xếp hàng thành 2 bên, chỉ có đồng ý hay không đồng ý và qua đây biết là đâu là
đa số, đâu là thiểu số. Như vậy tính dân chủ đã bị hạn chế. * Nhà nước Aten
- Hội nghị công dân có quyền quyết định những vấn đề lớn của Nhà nước:
+ Quyết định vấn đề chiến tranh hòa bình;
+ Xây dựng hay thông qua các đạo luật;
+ Có quyền giám sát các cơ quan nhà nước khác;
+ Bầu các quan chức nhà nước, xét duyệt công việc quan trọng của tòa án, có quyền
cung cấp lương thực cho thành phố, có thực quyền rất lớn.
* Bảng so sánh nhà nước Xpac và nhà nước Aten Tiêu chí so sánh Xpac Aten
Thời gian hình thành khoảng thế kỉ VIII khoảng thế kỉ VIII-VI TCN TCN Hình thức nhà nước
chính thể cộng hòa chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô. quý tộc chủ nô.
Chủ thể đại diện bộ 2 vua Không có máy NN (nguyên thủ quốc gia)
Cơ quan quyền lực Hội đồng trưởng lão Hội nghị công dân cao nhất (về sau là Hội đồng 5 quan giám sát) Cơ quan hành chính Không có Hội đồng 500 người Cơ quan tư pháp Không có
Tòa bồi thẩm 6000 thẩm phán
Độ tuổi tham gia Hội 30 tuổi 18 tuổi nghị công dân
Quyền lực của Hội Ít hơn: biểu quyết Nhiều hơn: bầu và giám sát các cơ nghị công dân
bằng tiếng thép hoặc quan nhà nước, thông qua luật, quyết xếp hàng
định những công việc quan trọng KẾT LUẬN
- Dựa trên bộ máy nhà nước thành bang Aten và Xpac ta thấy nhà nước thành bang
Aten có tính dân chủ hơn nhà nước thành bang Xpac. Điều đó được thể hiện:
+ Bộ máy nhà nước Aten được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực vào hội
nghị công dân, nghĩa là dành cho toàn thể công dân Aten quyền dân chủ
+ Hội nghị công dân ở Aten được quyết định mọi chính sách về vấn đề quan trọng của nhà nước.
+ Hội nghị công dân thành lập ra các cơ quan khác: 10 tướng lĩnh, hội đồng 500
người, tòa án bồi thẩm, cơ quan này chịu sự kiểm sát của công dân.
- Tuy nhiên tính dân chủ của nhà nước Aten vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như:
+ Chỉ chấp nhận công dân nam Aten từ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia vào hội
nghị công dân, còn phụ nữ và kiều dân và nô lệ thì không thể có quyền này. Trong khi
tỉ lệ kiều dân và nô lệ chiếm một con số khá lớn.
+ Trong các cuộc họp hội nghị công dân, chỉ có một phần nhỏ công dân được tham gia
hội họp, chỉ có các cuộc hội họp bỏ phiếu bằng vỏ sò mới tập trung đông đảo công dân tham gia.
- Ngược lại ở nhà nước thành bang Xpac, toàn bộ thiết chế đều do tầng lớp quý tộc
chủ nô nắm giữ, thiếu văn tính dân chủ thực sự. Chỉ có công dân tự do, nam giới, 30
tuổi trở lên mới được tham gia Hội nghị công dân.
Tóm lại: Nhà nước Xpac được hình thành theo quá trình phân hóa giai cấp, cơ cấu
hình thành của nhà nước Xpac đặc trưng cho quan điểm nguồn gốc nhà nước của chủ
nghĩa Mác- Lenin. Nhà nước Aten được đánh giá là nhà nước dân chủ nhất thời kỳ cổ
đại, thậm chí đây còn là hình thức dân chủ sơ khai nhất trong lịch sử từ khi có nhà
nước và pháp luật, tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại
và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận - hiện đại sau này.
Câu 5: Nội dung cơ bản luật La Mã, tại sao luật dân sự phát triển ở La Mã cổ đại.
1. Nội dung cơ bản luật La Mã
Thời kỳ đầu của nền cộng hoà La Mã: có Luật 12 bảng
+ Nguyên nhân hình thành: Do phong trào đấu tranh của bình dân và chủ nô công
thương chống lại sự vận dụng tùy tiện tập quán pháp trong tư pháp vì lợi ích riêng tư của chúng.
+ Thời gian ra đời: năm 450 trước Công nguyên ( thế kỷ 5 TCN )
+ Người soạn thảo: ủy ban gồm 5 bình dân và 5 quý tộc biên soạn
+ Ý nghĩa của tên bộ luật: bộ luật được khắc trên 12 bảng bằng đồng đặt ở nơi công
cộng cho mọi người xem và số 12 được coi là số may mắn theo quan điểm của người Châu Âu.
⇒Tóm lại Luật 12 bảng đã có nhiều những quy định đặc biệt tiến bộ cũng như đã tạo
dựng được nền tảng dân luật cổ (alten ius civile).
Thời kỳ cuối của nền cộng hoà La Mã: cuốn Corpus Juris Civilis hay còn được
gọi là Bộ luật Justinian.
+ Thời gian ra đời: Thời kỳ cuối của nền cộng hòa bắt đầu từ thế kỷ III đến khi nền cộng hòa bị diệt vong
+ Người soạn thảo: Hoàng đế Justinian I ( Hoàng đế Đông La Mã hay còn gọi Đế quốc
Byzantine ) đã ra lệnh sưu tập lại các bản văn luật cũ.
+ Ý nghĩa của tên bộ luật: Corpus Iuris Civilis Là bộ tổng tập pháp luật dân sự được
coi là nguồn luật quan trọng nhất có vai trò tổng hợp của Luật tư La Mã, mãi tới thế kỷ
XIX vẫn được coi là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia Châu Âu. + Nội dung cơ bản:
Ban đầu bộ luật gồm 3 phần gồm: Codex, Digesta và Institutes. Và sau này bổ sung phần mới là Novellae.
Codex (529 SCN): Được Justinian thành lập hội đồng có 10 người để tập hợp tất
cả các quy định do Hoàng đế ban hành vẫn còn hiệu lực. Bộ Codex đã thay thế hiệu
lực cho tất cả các văn bản đã được ban hành trước đó.
Digest (533 SCN) (tập san các bài văn của các luật gia La Mã): được Justinian
chỉ đạo chuẩn bị sau khi hoàn thành bộ Codex. Đây là tác phẩm trung tâm của bộ tổng
tập, dưới hình thức một bách khoa toàn thư về luật pháp đồng thời là nguồn quan trọng
nhất để nghiên cứu luật La Mã về sau này.
Nội dung của digesta được chọn lọc và chứa đựng các nguyên tắc pháp lý
cốt yếu được tìm thấy trong gần 2000 tác phẩm của các luật gia.
Các nguyên tắc được khái quát , trừu tường nhằm thực hiện vai trò của
các nguyên tắc pháp lý tổng quát, bất biến.
⇒ Digesta được các luật gia Châu Âu đánh giá cao và đóng vai trò trung tâm trong
quá trình tái tiếp nhận luật La Mã.
Institutes (533 SCN) ( quyển sách giáo khoa về luật pháp): giải thích và dạy cho
chúng ta về ý nghĩa của Digesta. Nó chủ yếu dựa trên tác phẩm Institutes của Gaius và được chia làm 4 quyển:
Quyển 1: về người ( chủ thể ) Quyển 2: về vật
Quyển 3: về các phương thức xác lập quyền với vật
Quyển 4: về tố tụng và hình thức của tố quyền.
Novellae (534-565 SCN): phần được bổ sung sau khi Justinian qua đời, gồm các
sắc chỉ của Hoàng đế mới được ban hành sau khi bộ Codex ra đời. Và thay vì sử dụng
tiếng Latinh như 3 bộ trước đó thì trong bộ này sử dụng chủ yếu tiếng Hy Lạp - ngôn
ngữ chung của đế quốc Byzantine.
⇒ Mức độ hoàn thiện của Luật La Mã được đánh giá cao thể hiện ở chỗ nó bảo vệ tất
cả các mặt của chế độ tư hữu, phạm vi điều chỉnh rộng, điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội đượng thời. 2. Về Hình sự
Trì trệ bảo thủ, chủ yếu điều chỉnh quan hệ chính trị và cách xét xử mang nặng
yếu tố chủ quan của thẩm phán.
Xét về bản chất, luật La Mã thể hiện ý chí của giai cấp chủ nô, phản ánh lợi ích
của giai cấp thống trị, là công cụ đàn áp nô lệ, chúng ra đời trong điều kiện cụ
thể của xã hội La Mã cổ đại, khi quan hệ, giao lưu thương mại dựa trên chế độ
sở hữu tư nhân rất phát triển ở dạng thuần túy, lại được một đội ngũ luật sư
đông đảo và có trình độ nghiệp vụ cao biết sử dụng ngôn ngữ pháp lí để thể hiện
các nhu cầu pháp lí của các quan hệ, giao lưu thương mại, hàng hóa một cách
đúng đắn thành các quy định, chế định pháp lí chặt chẽ, có tính mẫu mực, mang
ý nghĩa của một bộ phận tiêu biểu của nền văn minh La Mã.
Ví dụ: Trong thời kỳ độc tài Xila, những người bị ghi vào danh sách là kẻ thù
của nhân dân' sẽ bị bất cứ người dân La mã nào giết hoặc bắt đi đày, tài sản bị
sung công và chia cho kẻ tố giác. 3. Về Dân sự
Rất phát triển như quy định về tài sản, các loại Hợp đồng, bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, các quy định về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu…
Nhiều khái niệm, chế định của Luật La Mã trong lĩnh vực luật dân sự, lĩnh vực
điều chỉnh các quan hệ tài sản, khái niệm sở hữu, vật quyền, hợp đồng, trái vụ,
quan hệ pháp luật về hôn nhân – gia đình, thừa kế được coi là cơ sở, có giá trị khoa học cao.
Ví dụ: quyền với lối đi (right of way) - nêu nội dung của quy định quyền với lối
đi (right of way): 1 người chủ tài sản phải làm 1 con đường để đi lại, nếu không
khách qua đường cùng gia súc vẫn có quyền đi qua bất cứ chỗ nào mà họ phải đi qua.
Trong quy định về cá nhân Luật La Mã quy định: nam từ đủ 7 – 14 tuổi, nữ từ
đủ 7 – 12 tuổi có năng lực hành vi một phần. Những người này chỉ được tham
gia vào các giao dịch nào chỉ mang lại quyền chứ không chịu nghĩa vụ cho họ.
Đối với các giao dịch khác thì họ chỉ được tham gia khi có sự đồng ý của người
bảo trợ. Có thể thấy quy định này đã đảm bảo được lợi ích của người có năng
lực hành vi một phần một cách tuyệt đối
Trong chế định tài sản, pháp luật La Mã đã có sự phân biệt tài sản thành: vật
hữu hình và vật vô hình. Sự phân biệt vật hữu hình và vật vô hình đem lại lợi
ích trong việc xác định phương thức chuyển giao tài sản, vì vật vô hình không
thể chiểm hữu được nên không thể trở thành đối tượng của việc chuyển giao vật
chất. Ngoài ra tài sản còn được phân thành: vật lưu thông được và vật không lưu
thông được, vật tiêu hao và không tiêu hao, vật cùng loại và vật đặc định, vật
chính và vật phụ, tài sản gốc và hoa lợi. Những cách phân loại này là hợp lý và
đã được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng về sau. Bên cạnh đó, thì khái niệm
vật quyền cũng đã được đề cập đến trong pháp luật La Mã. Ngoài ra, quyền sở
hữu của cá nhân cũng mang nhiều quy định tiến bộ, ngay từ ban đầu người La
Mã đã có những suy nghĩ nghiêm túc trước vấn đề xung đột giữa lợi ích cá nhân
và lợi íchchung trong việc thực hiện quyền sở hữu tư nhân.
Trong chế định hôn nhân gia đình mặc dù còn nhiều điểm bất bình đẳng do tồn
tại chế độ phụ hệ và gia chủ. Song bên cạnh đó cũng tồn tại những quy định
mang tính ưu điểm như: ghi nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nghiêm
cấm kết hôn giữa những người đang trong quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt,
những người có quan hệ huyết thống gần không được quyền kết hôn với nhau…
Đặc biệt trong chế định thừa kế Luật La Mã đã quy định 2 hình thức thừa kế cơ
bản đó là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Đã đề cấp đến quyền
thừa kế đối với “ thai nhi” theo đó thai nhi sẽ trở thành người nhận thừa kế nếu
được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người để lại tài sản chết; quy định
về hạn chế quyền tự do đối với người viết di chúc bằng cách quy định kỷ phần
bắt buộc cho những người không được hưởng thừa kế theo di chúc.
Dù tiến bộ so với thời đại là thế nhưng luật dân sự La Mã vẫn còn những hạn chế nhất định:
Về chủ thể của luật dân sự La Mã: Chủ thể của luật La Mã vô cùng hạn chế,
đồng thời địa vị pháp lý giữa các chủ thể là không bình đẳng. Cụ thể, luật La
Mã chỉ quy định chủ thể duy nhất là cá nhân chứ khái niệm “pháp nhân” không
tồn tại. Hơn nữa, với tư cách là cá nhân thì các chủ thể cũng có sự bất bình đẳng
tương đối rõ ràng khi chỉ có những người tự do, gia chủ và công dân La Mã mới
có đầy đủ địa vị pháp lý. Thậm chí, nô lệ còn không được coi là một chủ thể,
không có các quyền công dân và không được phép tham gia vào các giao dịch
dân sự, mà chỉ được coi là một tài sản, thuộc sở hữu của các chủ nô.
Về mặt tài sản: Cả 2 hệ thống pháp luật nêu trên cơ bản đều đã đưa ra tương đối
đầy đủ và hoàn thiện các quy định điều chỉnh về quan hệ tài sản, tuy nhiên, một
khiếm khuyết lớn mà 2 hệ thống pháp luật này còn mắc phải đó là chưa đưa ra
được một khái niệm cụ thể mang tính bao quát về tài sản mà mới chỉ phân loại
và liệt kê một số loại tài sản nhất định.
Về mặt hôn nhân gia đình: Luật La Mã tuy đã có tiến bộ trong việc công nhận
hôn nhân 1 vợ 1 chồng, đồng thời người vợ cũng có sự độc lập nhất định, tuy
nhiên về mặt địa vị pháp lý thì không có sự bình đẳng tuyệt đối giữa vợ và
chồng. Cụ thể, lúc chấm dứt hôn nhân, người vợ mà muốn lấy các tài sản riêng
của mình thì phải chứng minh tính chất riêng của các tài sản liên quan; hay do
hiệu lực của sự suy đoán, các tài sản trong gia đình đều được coi là tài sản của
người chồng cho đến khi có bằng chứng ngược lại. 4. Về Tố tụng Về Thẩm phán:
+ Trong Thời kỳ Cộng hòa La Mã và cho đến khi quá trình quan liêu hóa Thủ tục tư
pháp của La Mã, Thẩm phán thường là một cá nhân (Ludex Privatus).
+ Thẩm phán phải là một nam Công dân La Mã.
+ Các bên có thể thỏa thuận về một Thẩm phán hoặc họ có thể chỉ định một Thẩm
phán từ danh sách, được gọi là Album Iudicum. Họ lựa chọn danh sách cho đến khi
tìm được Thẩm phán vừa ý cả hai bên, hoặc nếu không tìm được thẩm phán nào thì họ
phải chọn người cuối cùng trong danh sách.
+ Không ai có nghĩa vụ pháp lý để xét xử một vụ án. Thẩm phán có quyền hạn lớn
trong cách tiến hành vụ kiện tụng. Thẩm phán xem xét tất cả các bằng chứng và phán
quyết theo cách công bằng. Vì Thẩm phán không phải là Luật gia hay kỹ thuật viên
pháp lý, nên Thẩm phán thường tham khảo ý kiến của Luật gia về các khía cạnh kỹ
thuật của vụ án, nhưng Thẩm phán không bị ràng buộc bởi câu trả lời của Luật gia.
Khi kết thúc vụ kiện tụng, nếu mọi thứ không rõ ràng, Thẩm phán có thể từ chối đưa
ra phán quyết, bằng cách thề rằng điều đó không rõ ràng. Thời gian tối đa để đưa ra
phán quyết phụ thuộc vào một số điều kiện.
*) Sau đó, với sự quan liêu hóa, thủ tục này biến mất và được thay thế bằng cái gọi là
thủ tục "ngoại lệ", còn được gọi là nhận thức. Toàn bộ vụ án đã được xem xét trước
một Thẩm phán, trong một giai đoạn duy nhất. Lúc này Thẩm phán có nghĩa vụ xét xử
và ra quyết định, và quyết định đó có thể bị kháng cáo lên cấp thẩm phán cao hơn. Thủ tục:
Thủ tục được chia thành nhiều bước:
+ Nguyên đơn tiếp cận bị cáo ở nơi công cộng và yêu cầu họ ra toà, bị cáo không có
quyền từ chối và có thể bị sử dụng vũ lực.
Vd: Bị cáo khi bị ốm không thể ra toà sẽ được đưa đến bằng xe cáng
+ Phiên toà được chia thành 2 phần:
Phiên điều trần sơ bộ: Được tổ chức trước khi Thẩm phán giải quyết, quyết định
xem vấn đề cần xem xét là gì
Sau khi vấn đề được xác định và các khoản bảo lãnh được đưa ra, cả 2 bên đồng
ý với một judex, một giáo dân nổi tiếng để xét xử vụ án. Nguyên đơn phải đưa
ra bằng chứng và nhân chứng. Judex chỉ đưa ra quyết định chứ không có quyền thực hiện.
Nếu bị cáo từ chối trả tiền phạt hoặc bồi thường thì sẽ bị buộc phải đưa đến
thẩm phán, khi đó tài sản của họ có thể bị tịch thu hoặc họ trở thành nô lệ cho
nguyên đơn để giải quyết nợ nần.
+ Trong nền cộng hòa sau này, khi các vụ án trở nên phức tạp hơn, cần phải viết ra các
vấn đề phải được trình bày cho judex, do đó dẫn đến hệ thống danh mục, theo đó bị
đơn vẫn được nguyên đơn triệu tập để xuất hiện trước tòa; vẫn còn hai phần của phiên
tòa, nhưng thẩm phán có quyền lực lớn hơn để xác định liệu vụ án có được đưa đến judex hay không.
+ Dưới sự điều hành của cognitio extraordinaria, quyền lực lớn hơn nhiều đã được đặt
vào tay thẩm phán và tòa án. Các lệnh gọi được ban hành bởi tòa án, phiên tòa được tổ
chức độc quyền trước thẩm phán, và tòa án chịu trách nhiệm thi hành bản án. Hơn
nữa, đã phát triển một hệ thống kháng cáo. Do đó, nhà nước đã tham gia vào việc quản
lý tư pháp và thực thi các quy tắc pháp luật của mình theo cách tương tự như của các
quốc gia châu Âu hiện đại. 5. Nguyên nhân luâ
°t dân sự phát triển ở La Mã cổ đại
Do quan hê ° trao đổi hàng hóa hết sức phát triển:
+ Sự phát triển của quan hê ° trao đổi hàng hóa đã tạo ra nhu cầu cho các quy định pháp
luật liên quan đến giao dịch thương mại, hợp đồng, và quyền sở hữu tài sản.
+ Việc có các quy định rõ ràng và được thực thi đáp ứng nhu cầu của một xã hội ngày càng phát triển.
Do mưu đồ bá chủ của La Mã, nên đã kết hợp và kế thừa hê ° thống pháp luât °
khác ở các quốc gia bị La Mã thôn tính:
+ Luật dân sự ở La Mã cổ đại phát triển để cung cấp hệ thống pháp luật cho xã hội La
Mã ngày càng phức tạp và phát triển. Đây là một phần của việc xây dựng và duy trì
trật tự xã hội, giúp quản lý mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức, cũng như giải
quyết tranh chấp. + Phát triển của luật dân sự cũng phản ánh sự tiến bộ trong tư duy
pháp lý và nhu cầu thay đổi của xã hội.
Ngoài ra, còn có mô °t số nguyên nhân khác:
+ Nhu cầu cho mô °t hệ thống pháp luật rõ ràng và công bằng: Trong quá trình phát
triển, xã hội La Mã cổ đại gặp phải nhiều mâu thuẫn và tranh chấp. Do đó, việc có một
hệ thống pháp luật phát triển giúp giải quyết các tranh chấp và đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
+ Cần thiết cho sự ổn định và an ninh: Một hệ thống pháp luật mạnh mẽ giúp duy trì
sự ổn định và an ninh trong xã hội La Mã. Nó tạo ra các quy tắc và quy định mà mọi
người phải tuân thủ, từ đó giúp giảm thiểu xung đột và lo ngại về an ninh.
+ Ảnh hưởng của pháp luật Hy Lạp và Etruscan: Xã hội La Mã đã học hỏi và lấy cảm
hứng từ các văn bản pháp luật của người Hy Lạp và người Etruscan. Việc áp dụng và
phát triển các nguyên tắc pháp luật này đã góp phần vào việc xây dựng và phát triển
hệ thống pháp luật của La Mã cổ đại.
Luật dân sự phát triển ở La Mã cổ đại do nhu cầu của xã hội khi đó. Trong thời
kỳ này, xã hội La Mã phát triển và cần có các quy định pháp lý để điều chỉnh
các mối quan hệ dân sự, bảo vệ quyền lợi và tài sản của các công dân, cũng như
giải quyết các tranh chấp pháp lý. Luật dân sự La Mã cổ đại đã cung cấp các
nguyên tắc cơ bản về hôn nhân, gia đình, di sản, và các vấn đề pháp lý khác, từ
đó tạo ra một cơ sở pháp lý cho xã hội La Mã phát triển và ổn định.
Câu 6: Các giai đoạn nhà nước pháp luật phong kiến Tây Âu, hình thức nhà nước
và lý giải nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hình thức nhà nước:
II.PHÂN TÍCH VỀ CÁC GIAI ĐOẠN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TÂY ÂU
1.Sự ra đời các nước phong kiến Tây Âu:
- Trong những thế kỷ III- IV, đế quốc Tây bộ Rôma đã rơi vào tình trạng khủng
hoảng. Đặc biệt từ cuối thế kỷ IV- đầu thế kỷ V, chế độ chiếm nô ở Tây bộ Rôma đã
khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội.
- Người Gecmanh vốn là những tộc người sống ở phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc
Rôma cổ đại từ nhiều thế kỷ trước. Họ là những chủng tộc lớn thuộc chủng Ấn- Âu.
Ngay từ thế kỷ II- III, họ đã thiên di vào lãnh thổ đế quốc Rôma. Họ là những bộ tộc
đang ở giai đoạn cuối cùng của chế độ xã hội nguyên thủy.
- Cuối thế kỷ IV- đầu thế kỷ V, nhân sự suy yếu của đế quốc Rôma, người Gecmanh
đã tràn vào một cách ồ ạt, chiếm đất của người Rôma và lập nên những vương quốc
như: vương quốc Tây Gôt (thành lập trên lãnh thổ miền nam xứ Gôlơ, lãnh thổ Tây
Ban Nha), vương quốc Văngđan (bao gồm Bắc Phi, các đảo phía tây Địa Trung Hải),
vương quốc Buôcgôngđơ (gồm miền đông nam xứ Gôlơ), vương quốc Ănglôxăcxông
(gồm bán đảo Britani), vương quốc Đông Gôt (bán đảo Italia), vương quốc Frank ( Đông Bắc xứ Gôlơ).
- Trong số các vương quốc do người Gecmanh thành lập, chỉ có vương quốc Frank tồn
tại lâu nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở Tây Âu trong sơ kì trung đại.
2. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu:
- Từ thế kỷ V- IX là thời kì xác lập của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Sự ra đời của chế độ phong kiến ở Tây Âu được hình thành dựa trên cơ sở đổ nát của
chế độ chiếm hữu nô lệ Rôma và sự giải thể của chế độ thị tộc của người Gecmanh.
- Sự ra đời của quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự hình thành hai giai cấp cơ
bản của xã hội phong kiến đó là giai cấp lãnh chúa và giai cấp nông nô. Muốn có hai
giai cấp này phải trải qua một quá trình phong kiến hóa, đó là quá trình ruộng đất vào
trong tay một số người để biến thành lãnh chúa phong kiến và đồng thời với quá trình
trên là quá trình người nông dân tự do bị tước đoạt mất ruộng đất cùng với các tầng
lớp nhân dân khác biến thành nông nô.
a) Giai đoạn 1: Từ thế kỷ V- IX: Thời kì hình thành chế độ phong kiến
- Từ thế kỷ V – IX, chế độ phong kiến ở Tây Âu đã được hình thành thông qua quá
trình “phong kiến hóa”.
+ Dưới thời Clôvit thực hiện chế độ ban tặng ruộng đất cho quý tộc thị tộc
Gecmanh, thân binh, chủ nô Rôma phục tùng chính quyền mới, tăng lữ trong nhà thời
Kitô giáo. Lúc đầu đó là ruộng đất “ân tứ”- một hình thức cho không ruộng đất, như
một ân huệ của nhà vua đối với người có công. Sau dần biến thành đất Anlơ (đất tự
do)- có quyền nhượng lại, mua bán, trao đổi.
+ Dưới thời trị vì của tể tướng Saclơ Macten, thực hiện chế độ ban cấp ruộng
đất, gọi là Bênêphixium (đất phong quân vụ). Có nghĩa là người nhận ruộng đất phong
cấp phải có nghĩa vụ quân sự đối với người ban cấp ruộng đất cho mình. Người được
phong đất phải thề trung thành với tôn chủ (người phong đất) và phải thực hiện nghĩa
vụ quân sự 40 ngày/năm, đất phong chỉ được sử dụng suốt đời chứ không được truyền
cho con cháu, có thể bị chủ đất lấy lại nếu người nhận đất không làm tròn bổn phận.
=> Vì vậy đã hình thành hai giai cấp mới trong xã hội là giai cấp lãnh chúa phong kiến
và giai cấp nông nô. Người nông dân tự do bị chiếm đoạt ruộng đất, bị lệ thuộc vào
lãnh chúa và trở thành nông nô, phải nộp địa tô cho lãnh chúa (địa tô lao dịch, hiện
vật, tiền) và phải chịu nhiều nghĩa vụ khác (lao dịch, binh dịch).
- Từ thế kỷ IX- XI là thời kì tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền. Toàn bộ nền
kinh tế Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh địa phong kiến là
một vương quốc khép kín riêng, mỗi lãnh chúa là 1 ông vua con và mỗi lãnh địa là
một đơn vị kinh tế- chính trị độc lập.
b) Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XI- XV: Thời kì phát triển của chế độ phong kiến
- Thế kỷ XI, thành thị trung đại Tây Âu ra đời đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của chế
độ phong kiến Tây Âu trên tất cả các mặt kinh tế- chính trị - xã hội – văn hóa.
+ Thành thị ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa,
làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên.
+ Thành thị ra đời góp phần làm giải thế chế độ nông nô. Đồng thời làm xuất
hiện một tầng lớp xã hội mới là tầng lớp thị dân. Thị dân tuy ít về số lượng nhưng lại
nắm phần lớn của cải của xã hội và ngày càng lớn mạnh. Họ có vai trò to lớn trong đời
sống chính trị Tây Âu, là lực lượng đồng minh của nhà vua, là hạt nhân để chuyển từ
chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.
+ Thành thị ra đời đóng vai trò tích cực chuyển từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền.
*Mac đã nhận xét: ”Thành thị ở phương Đông giống như những cái bướu thừa mọc
trên cơ thể, còn ở phương Tây thành thị là những bông hoa rực rỡ của thời trung đại...”
=> Thành thị không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế- văn hóa.
Có thể nói, sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại Tây Âu đã chứa đựng trong
nó những nhân tố làm tan rã chế độ phong kiến từ trong lòng của chế độ đó.
c) Giai đoạn 3: Từ thế kỷ XV- XVI
- Đây là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến Tây Âu, quan hệ sản xuất TBCN đã
xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến Tây Âu. *Về kinh tế:
+ Kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển, đẩy lùi kinh tế tự nhiên, các tổ chức
kinh tế theo lối phong kiến được thay thế bằng các hình thức sản xuất mới theo lối TBCN.
VD: phường hội được thay thế bằng các công trường thủ công.
+ Các tổ chức hội buôn được thay bằng các công ty thương mại.
+ Trong nông nghiệp: các lãnh địa bị xóa bỏ, thay bằng các trang trại kinh doanh theo lối TBCN. *Về xã hội:
+ Quan hệ xã hội đã có sự thay đổi: Ở giai đoạn một và giai đoạn hai quan
hệ bóc lột là lãnh chúa đối với nông nô đã thay bằng quan hệ bóc lột giữa chủ và thợ.
+ Hình thức bóc lột lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư thay cho
hình thức bóc lột có tính chất cưỡng bức người nông nô. Công thức là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.
+ Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới là giai cấp tư sản (một số
thương nhân giàu có, một số chủ đất, một bộ phận thị dân giàu có).
+ Bên cạnh những mâu thuẫn cũ trong xã hội, xuất hiện thêm những mâu
thuẫn mới: Tư sản và phong kiến, tư sản và vô sản. Trong đó mâu thuẫn tư sản và vô
sản mới nảy sinh, chưa sâu sắc. Còn mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến mới là mâu
thuẫn cơ bản, chủ yếu ở thời hậu kì.
=> Do đó, đấu tranh của tư sản chống phong kiến là động lực thúc đẩy xã hội
phong kiến Tây Âu hậu kì, làm cho xã hội phong kiến tan rã nhanh hơn, mở đường
cho sức sản xuất TBCN phát triển. *Về chính trị:
+ Từ cuối thế kỷ XV, chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã hình
thành, tiếp tục phát triển thành nhà nước quân chủ chuyên chế (Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha). Bên cạnh vua vẫn có nghị viện, hội nghị 3 đẳng cấp như một cơ
quan tư vấn giúp nhà vua cai trị.
+ Nhà nước quân chủ chuyên chế thời kì này có sự liên minh giữa tư sản
và phong kiến. Chính quyền phong kiến khuyến khích tư sản kinh doanh phát triển
kinh tế nhưng trong khuôn khổ của chế độ phong kiến. *Về văn hóa:
+ Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt về văn hóa tư tưởng giữa giai cấp tư sản
và phong kiến, được biểu hiện qua các phong trào Văn hóa Phục hưng, cải cách tôn
giáo, chiến tranh nông dân Đức, Cách mạng tư sản Nêđeclan.
6. Tổng kết các giai đoạn nhà nước và pháp luật phong kiến Tây Âu: Thế kỷ V- IX Thế kỷ IX- XV Thế kỷ XIV -1649
Thời kỳ thảnh lập Thời kỳ phân quyền cát cứ ở Thời kỳ thiết lập và tồn tại nhà
nhà nước phong Tây Âu (giai đoạn phát triển nước quân chủ chuyên chế (giai
kiến Frank (giai chế độ phong kiến Tây Âu)
đoạn suy tàn của chế độ phong đoạn mở đầu thời kiến) trung cổ)
Sau chiến thắng - Hoà ước Vécđoong, Ihoả - Bất đầu từ sự kiện giai cốp tư của
người thuận cùa ba ngưòi cháu của sản muốn mở rộng thị trường đã
Germania năm Sáclơmanhơ’ năm 843 chia liên kết với nông nô ủng hộ nhà
476. Thời kỳ này vùng đất Tây Âu thành 3 vua, chống lại lãnh chúa, thiết
tồn tại đến thế kỷ nước Italia, Đức, Pháp.
lập nhà nước quân chủ chuyên IX
- Từ thế kỷ XI, nền kinh tế chế (mạnh nhất là ở Pháp và
hàng hóa phát triển dẫn đến Anh).
sự ra đời các thành thị và tầng lớp thị dân.
III. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Ở TÂY ÂU 1. Hình thức chính thể 1.1. Khái niệm:
- Hình thức chính thể nhà nước là cách tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu,
trình tự thành lập, mối quan hệ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân
vào việc thành lập các cơ quan nhà nước đó.
1.2. Các hình thức chính thể ở Tây Âu a. Chính thể quân chủ:
- Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến phổ biến là chính thể quân chủ, đứng
đầu đất nước, thâu tóm quyền hành tối cao trong tay là vua đầy uy lực và thiêng liêng.
Quyền lực nhà nước trong tay vua thường được truyền từ đời này sang đời khác. Đôi
khi, ở một số thành phố của quốc gia phong kiến có thể bắt gặp chính thể cộng hòa phong kiến.
- Xuất hiện ở thời kì đầu (nhà nước Frank):
+ Hoàng đế Charlemagne: Hoàng đế (Vua) là người cầm quyền, nắm tất cả
quyền lực, là tổng chỉ huy quân đội, là quan tòa cao nhất. Ở triều đình, giúp việc cho
hoàng đế có tể tướng, quan tế tự, quan thủ kho, quan chưởng ấn, mọi công việc về
công văn giấy tờ của Nhà nước do các tăng lữ đảm nhận, vì họ là những người có trình độ văn hóa.
+ Đội ngũ quan lại: dần dần hình thành 5 bậc tước: công - hầu - bá - tử - nam (cha truyền con nối).
+ Cơ quan tư pháp: Về tư pháp có tòa án nhà vua do viên pháp quan chủ trì xét
xử. Hội đồng dự thẩm của tòà án là những quý tộc do vua lựa chọn. Ở địa phương có
các tòa án quản hạt do viên bá tước làm chánh án. Các phái đoàn khâm sai của nhà vua
về các giáo khu cũng có thể mở các phiên tòà xét xử khi cần thiết.
+ Đơn vị hành chính lớn nhất là khu quản hạt. Ở mỗi quản hạt, vua cử một
viên bá tước cai trị. Điều đặc biệt là viên quan này lại nắm cả quyền hành chính, tư
pháp, tài chính và quân sự, và chức quan quản hạt này có quyền thế tập (cha truyền con nối).
+ Quân đội bao gồm hai lực lượng: lực lượng thứ nhất bao gồm những binh sĩ
chuyên nghiệp do nhà vua trả lương, lực lượng thứ hai là quân đội của các lãnh chúa
thân thuộc của hoàng đế.
- Thời kì cuối điển hình ở Anh và Pháp:
+ Hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế tồn tại mạnh nhất ở Pháp và Anh.
+ Ở Pháp, vua liên kết với thị dân và các lãnh chúa phong kiến nhỏ dẹp nạn cát
cứ vào cuối thế kỷ XIII; các đời vua Lui, nước Pháp đã tiến hành nhiều cuộc cải cách
khiến cho quyền lực nhà vua rât lớn, nhà vua kiểm soát hoàn toàn địa phương, chế độ
tự quản ở Pháp không được thừa nhận, cơ quan đại diện đẳng cấp không còn hoạt
động, nhà thờ trở thành công cụ của nhà vua.
+ Ở Anh, vẫn duy trì nghị viện khi nhà nước quân chủ chuyên chế ra đời gắn
với tên tuổi của vua Henry VIII, sau này phát triển cực thịnh dưới thời Elizabét I
(1558-1603) trong suốt 45 năm. Năm 1603, Nữ hoàng qua đời, vua Giêm I kế vị. Lúc
đó ngoài tô thuế, vua không còn nguồn thu nào khác, sau này Hạ nghị viên với sự xuất
hiện của quý tộc mới mạnh về kinh tế đã có khả năng thông qua đạo luật về thuế, kiểm
soát được chi tiêu của nhà vua. Trong xã hội dần hình thành mâu thuẫn giữa tư sản
tiến bộ với phong kiến phản động và nhà vua.
* So sánh nhà nước quân chủ chuyên chế ở Anh và Pháp: Anh Pháp Vua Vua hoặc Nữ hoàng: + Là người có quyền
+ Là người có quyền lực tuyệt đối. lực tuyệt đối.
+ Là biểu tượng của quyền lực. + Là người có quyền
+ Là người đứng đầu của quân đội và chính phủ. thực hiện các quyết định chính trị. + Là biểu tượng của sự quyền lực tín ngưỡng và thống trị. Quý
+ Có sức ảnh hưởng lớn. + Có sức ảnh hưởng tộc
+ Thường giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ, lớn.
quân đội và hành chính. + Thường giữa các
+ Họ thường được tài trợ bởi triều đình và có thể nhận vị trí quan trọng
được đất đai, tiền bạc và quyền lợi khác như tín thần hộ trong chính phủ, vệ. quân đội và hành chính. + Họ có thể được trao đổi quyền lợi và ưu đãi với triều đình để duy trì sự ủng hộ của họ. Quan
+ Thực thi chính sách và thu thuế. + Thực thi chính
lại và + Thường được bổ nhiệm từ tầng lớp quý tộc. sách và thu thuế. bộ
+ Có thể được thưởng bằng đất đai, tiền bạc. + Thường được bổ máy nhiệm từ tầng lớp hành quý tộc. chính + Có thể được thưởng bằng đất đai, tiền bạc hoặc quyền lợi khác. Quân
+ Giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính trị + Giữ một vai trò đội
và lãnh thổ của vương quốc. quan trọng trong
+ Họ thường được tài trợ và điều chỉnh bởi triều đình. việc bảo vệ chính trị
+ Thường được sử dụng để đàn áp các cuộc nổi loạn và lãnh thổ của
hoặc đối đầu với quân đội của các quốc gia khác. vương quốc. + Thường được tài
trợ và điều chỉnh bởi triều đình. + Thường được sử dụng để đàn áp bất kỳ cuộc nổi loạn nào hoặc những đối thủ chính trị. Hệ
+ Thu thuế từ dân chúng để duy trì hoạt động của chính + Thu thuế từ dân
thống phủ và quân đội. chúng để duy trì thuế
+ Ngân sách cũng được sử dụng để chi trả cho các dự hoạt động của chính
và chi án cơ sở hạ tầng và quân sự cần thiết cho sự ổn định và phủ và quân đội. trả
quyền lực của vương quốc. + Sử dụng ngân sách để chi trả cho các dự án cơ sở hạ tầng và quân sự. Hệ
+ Bảo vệ quyền lợi của triều đình và tầng lớp quý tộc. + Bảo vệ quyền lợi
thống + Thi hành án phạt đối với những người phạm tội hoặc của triều đình và pháp
đe dọa đến sự ổn định chính trị. tầng lớp quý tộc. luật + Thi hành án phạt đối với những người phạm tội hoặc đe dọa đến sự ổn định chính trị. b. Chính thể cộng hòa:
- Xuất hiện ở giai đoạn giữa: Cộng hòa phong kiến, thị dân bầu hội đồng thành phố.
- Với sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, các thành phố trong xã hội
phong kiến ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và tiềm lực.
- Phần lớn các thành phố phong kiến đều lệ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến hoặc
lệ thuộc trực tiếp vào nhà vua. Ngoài ra các thành phố đó cũng có thể vừa lệ thuộc vào
nhà vua lại vừa phụ thuộc vào giáo chủ.
- Với sự phát triển của mình, các thành phố trong xã hội phong kiến đã từng bước đấu
tranh với vua chúa phong kiến đòi quyền tự quyết trong một số vấn đề nhất định.
Ví dụ: Được bầu ra những cơ quan đại diện của mình để quản lý thành phố,
được thành lập lực lượng vũ trang để canh phòng, tổ chức tòa án riêng, thậm chí, có
thể có đồng tiền riêng và có thể được phép thu một số loại thuế…
- Quá trình phát triển đó của các thành phố trong xã hội phong kiến đã từng bước hình
thành ở đây mô hình chính thể cộng hòa tự trị phong kiến trong các nhà nước phong kiến.
- Các thành thị này tuy có một vài chế định của chính thể cộng hòa (bầu cử cơ quan tự
trị, công dân bình đẳng …) nhưng về thực chất vẫn thuộc chế độ quân chủ phong kiến
vì vẫn là một bộ phận của nhà nước quân chủ phong kiến.
* Tầm quan trọng của chính thể cộng hòa phong kiến Tây Âu:
- Giúp định hình sự phát triển của xã hội châu Âu
- Đặt nền móng cho các nền dân chủ hiện đại.
2. Hình thức cấu trúc: a. Khái niệm:
- Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính
lãnh thổ và tính chất, quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các
cơ quan nhà nước ở Trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
b. Hình thức cấu trúc ở Tây Âu:
- Hình thức cấu trúc nhà nước của nhà nước phong kiến Tây Âu là cấu trúc đơn nhất.
- Bộ máy nhà nước thời kì này là thống nhất, đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là các tể tướng.
- Cơ cấu giai cấp của xã hội phong kiến bao gồm: Công tước - hầu tước - bá tước - tử
tước - nam tước. Khi được phong tước vị, lãnh chúa trở thành quý tộc phong kiến,
ruộng đất và tước vị quý tộc phong kiến được thế tập (cha truyền con nối).
- Đơn vị hành chính lãnh thổ đất nước được chia làm nhiều hạt, đứng đầu là bá tước.
- Hệ thống pháp luật thống nhất là bộ luật Salic. Qua những quy định của Bộ luật này
người ta thấy được đầy đủ các quy định luật pháp về hệ thống quản lý đất đai, bản chất
của cộng đồng làng sơ khai, quan hệ của người Giéc manh và người La Mã, vị trí của
nhà vua, các tầng lớp trong xã hội, đời sống gia đình, tài sản, thủ tục tố tụng, các quan điểm đạo đức.
KẾT LUẬN: Như vậy, cho dù các lãnh địa có luật lệ riêng, các lãnh chúa thế
tập nhưng về hình thức, vua vẫn là người đứng đầu và sắc phong cho các lãnh chúa,
pháp luật của vua không chấp nhận các quy định khác biệt của lãnh chúa hay nhà thờ.
Điều này khác với trong nhà nước liên bang, mỗi tiểu bang tuy có hệ thống pháp luật
riêng nhưng không được trái với hệ thống pháp luật chung của liên bang, quy định
những nguyên tắc chung, các tiểu bang chỉ quy định riêng dựa trên cơ sở pháp luật chung của liên bang.
* Lý giải vì sao các lãnh địa trong các nhà nước phong kiến tây âu không phải là
cấu trúc liên bang khi nó có bộ máy, pháp luật riêng?
+ Tính chủ quyền của vua hoặc nữ hoàng: Trong các nhà nước phong kiến, quyền lực
thường tập trung vào tay vị vua hoặc nữ hoàng, người có quyền lực tuyệt đối. Các lãnh
địa thường chỉ là các đơn vị hành chính hoặc lãnh thổ được quản lý trực tiếp bởi vị
vua hoặc nữ hoàng, chứ không phải là các cấu trúc tự trị có tính chủ quyền độc lập.
+ Hệ thống phong kiến: Hệ thống phong kiến thường không ưa chuộng sự phân chia
quyền lực và sự tự trị của các địa phương. Thay vào đó, quyền lực thường được tập
trung vào tay một số ít người đứng đầu, như vua hoặc nữ hoàng và tầng lớp quý tộc,
và các lãnh địa thường là công cụ để duy trì và mở rộng quyền lực của họ.
+ Mục tiêu duy trì quyền lực tập trung: Trong các nhà nước phong kiến, việc duy trì
quyền lực tập trung thường được ưu tiên hơn việc phát triển cấu trúc liên bang. Các vị
vua hoặc nữ hoàng thường muốn kiểm soát trực tiếp các lãnh địa và đảm bảo sự trung
thành của quý tộc và quan lại, thay vì cho phép các lãnh địa tự quản lý và tự chủ.
+ Thiếu sự đồng nhất về văn hóa và quyền lợi: Trong thời kỳ phong kiến, các lãnh địa
thường có sự đa dạng về văn hóa, pháp luật và quyền lợi. Việc tổ chức các lãnh địa
thành cấu trúc liên bang có thể tạo ra sự phức tạp và mâu thuẫn giữa các lãnh địa khác
nhau, điều này có thể làm suy yếu quyền lực và kiểm soát của vị vua hoặc nữ hoàng.
3. Chế độ chính trị:
- Chế độ chính trị của các nhà nước phong kiến, biện pháp chủ yếu để thực hiện quyền
lực nhà nước là lừa dối và bạo lực. Nhà nước phong kiến công khai và hơp pháp hóa
việc sử dụng bạo lực để quản lý nhà nước, đó là chế độ “phản dân chủ”. a. Quyền lực tập trung
- Chế độ phản dân chủ thường tập trung quyền lực vào tay một cá nhân, một nhóm nhỏ
hoặc một tổ chức, thường là tầng lớp thống trị hoặc chính đảng độc quyền.
- Quyền lực này không được kiểm soát bởi người dân, và có thể được sử dụng để đàn
áp và bóc lột người dân.
- Người dân không có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định chính trị, b. Thiếu tự do:
- Chế độ phản dân chủ thường hạn chế các quyền tự do cơ bản của con người, như tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, và tự do bầu cử.
- Người dân có thể bị trừng phạt nếu họ bày tỏ ý kiến phản đối chính quyền. c. Bất công xã hội:
- Chế độ phản dân chủ thường dẫn đến bất công xã hội, với sự phân chia giàu nghèo
lớn và sự thiếu cơ hội cho người dân.
- Các nhóm thiểu số có thể bị phân biệt đối xử và bị tước đi quyền lợi của họ. d. Tham nhũng:
- Tham nhũng là một vấn đề phổ biến trong các chế độ phản dân chủ.
- Các quan chức chính phủ có thể sử dụng quyền lực của họ để trục lợi cá nhân, làm
suy yếu nền kinh tế và làm giảm niềm tin của người dân vào chính quyền. e. Bạo lực:
- Chế độ phản dân chủ có thể sử dụng bạo lực để đàn áp người bất đồng chính kiến và duy trì quyền lực.
- Bạo lực có thể bao gồm tra tấn, bắt giữ tùy tiện, và giết người.
VD: Chương 13 điều 7, 8, 9 luật Salic: nếu nô lệ bắt 1 người phụ nữ tự do thì sẽ
bị xử tử, nếu người phụ nữ tự do đó tự nguyện đi theo nô lệ thì sẽ bị mất tự do,
nếu 1 người đàn ông tự do mà lấy nô lệ thì cũng như vậy.
IV. LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI NHÀ NƯỚC Ở TÂY ÂU
- Chủ yếu các nước Tây Âu thay đổi hình thức chính thể. Cụ thể như sau:
1.Chính thể quân chủ:
- Vì người German sinh sống theo bộ lạc và dùng vũ lực đánh chiếm La Mã nên phải
thiết lập chính thể quân chủ để cai trị.
- Người German là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc Arian đã đến sinh
sống ở biên giới phía bắc và đông bắc của Đế quốc Roma từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên.
- Sau khi chinh phục Đế chế La Mã, người German tiếp thu một số yếu tố của hệ
thống chính trị La Mã,bao gồm hệ thống cấp bậc và luật pháp
Người German chiếm đất đai của người Roma lập nên những vương quốc phong kiến.
- Cơ cấu giai cấp của xã hội phong kiến bao gồm: công tước - hầu tước - bá tước - tử tước - nam tước.
- Khi được phong tước vị, lãnh chúa trở thành quý tộc phong kiến, ruộng đất và tước
vị của quí tộc phong kiến được thế tập (cha truyền con nối). - Lý do tồn tại:
+ Sự ổn định :Chế độ quân chủ giúp duy trì sự ổn định trong xã hội phong kiến,
vốn thường xuyên xảy ra xung đột giữa các lãnh chúa.
+ Sự thống nhất:Chế độ quân chủ giúp thống nhất các vùng lãnh thổ và tạo ra
một quốc gia thống nhất.
2.Chính thể cộng hòa:
- Vì nền cốc đế quốc La Mã là nền kinh thế hàng hóa nên đến thế kỷ 11, tầng lớp thị
dân đã khôi phục lại kinh tế và đấu tranh đòi tự trị.
- Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến, sự phát triển của lực lượng sản
xuất từ thế kỷ IX-XI tuy chậm chạp, nhưng đã có tác dụng làm cho thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
+ Thợ thủ công và nông nô từ các vùng nông thôn lân cận kéo vào thành thị làm ăn, buôn bán.
* Nguyên nhân: Phần lớn những thành thị phong kiến là những thành thị cũ đã
có từ thời cổ đại, sau một thời gian dài kinh tế bị suy sụp đã được phục hồi, nhiều
thành thị mới được xây dựng.
=> Người thợ thủ công lúc bấy giờ sản xuất chủ yếu không phải để tự túc như
trước, mà để trao đổi với thị trường. Họ trở thành những người sản xuất hàng hóa nhỏ.
=> Dần dần, trong xã hội phong kiến hình thành một lực lượng xã hội mới là thị dân.
- Trong xã hội, xuất hiện tầng lớp mới là thị dân. Sở dĩ thị dân sớm hình thành là do
điều kiện tự nhiên và kinh tế thành thị quyết định. Trước khi bước vào thời kỳ phong
kiến, ở thời kỳ cổ đại, các nước phương Tây đã có một nền tảng tương đối vững chắc
cho kinh tế hàng hóa phát triển.
=> Do vậy, khi bước vào thời kỳ phong kiến, mặc dù tình trạng phân quyền cát
cứ diễn ra lâu dài và phổ biến nhưng tầng lớp thị dân vẫn phát triển và ngày càng giữ
vị trí quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị.
- Tất cả các thành thị khi ra đời trước khi giành được quyền tự trị đều nằm trên đất của
các lãnh chúa phong kiến.
=> Do đó thành thị bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến và bị lãnh chúa sách
nhiễu mọi thứ vị dụ như đóng thuế thân, đi sưu dịch, bình dịch, bị xét xử bất công,...
Đề hạn chế sự phụ thuộc vào lãnh chúa, thị dân đã lập nên những hội nghề nghiệp
(phường hội của thợ thủ công, của thương nhân) nhưng không mấy kết quả.
=> Vì vậy, trên lãnh thổ thành thị những mâu thuẫn giai cấp của chế độ phong
kiến trở nên gay gắt cực độ: Đó là mâu thuẫn giữa thị dân và dân nghèo đối với lãnh chúa phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa thị dân với lãnh chúa phong kiến ngày càng quyết liệt. Phong trào
đấu tranh của các thành thị để được giải phóng khỏi ách thống trị của chúa phong kiến
bắt đầu từ thế kỷ XI và sôi nồi nhât là ở thế kỷ XII - chế độ tự quản mà các thành phố
giành được bằng một trong hai con đường sau:
+ Con đường thứ 1: Một số thành phố giàu có, không cam chịu địa vị lệ thuộc
đã nộp số tiền lớn cho lãnh chúa để được hưởng quyền tự trị.
+ Con đường thứ 2: Những thành phố không giàu lắm, nhưng cư dân đoàn kết
được chặt chẽ với nhau, thì họ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, trong đó có những nông
nô trốn chủ cũng tham gia. Khác với nông dân, thị dân giàu có, lại có tổ chức chặt chẽ.
Vì thế, các cuộc khởi nghĩa thường đi đến thắng lợi. Tuỳ theo tương quan lực lượng và
hoàn cảnh cụ thể ở tùng nơi, mức độ tự trị mà các thành thị giành được cũng khác nhau.
- Quá trình đấu tranh lâu dài có hàng loạt thành thị được giải phóng khỏi quyền lực
của lãnh chúa phong kiến, và những nền cộng hòa thành thị ra đời.
- Sở dĩ có thể gọi chính quyền tự trị thành thị là những nền cộng hòa vì cơ quan cao
nhất lúc này là Hội đồng thành phố là do toàn thể thị dân bầu ra. Khi có được địa vị,
nhiều nơi chính quyền trở thành độc tải và một số thị dân giàu có chiếm ưu thế về tiền
bạc và có nhiều mánh lới về chính trị và dần dần trở thành thị dân quý tộc hay quý tộc
thành thị, họ thi hành nhiều chính sách hẹp hồi, bất công, gây thiệt hại cho thị dân lớp dưới.
-Thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hành như một lãnh chúa
phong kiến, mặt khác, cộng hoà thành thị có địa vị và tính chất như một thần thuộc của lãnh chúa.
=> Do vậy,cộng hòa thành thị bấy giờ là cộng hoà phong kiến.
3.Chính thể quân chủ chuyên chế:
- Vì cũng chính thị dân mà sau này trở thành tầng lớp tư sản muốn phát triển kinh tế
lớn hơn nữa, đã ủng hộ nhà vua chống lại nhà thờ và các lãnh chúa lớn để thống nhất thị trường
- Vào thế ký XI, nền kinh tế Tây Âu đã có những bước phát triển, thủ công nghiệp đã
tách khỏi nông nghiệp, trở thành một ngành hoạt động chính của một nhóm người.
Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp cùng với các thành thị ở Tây Âu ra đời.
- Thực tế lúc đó thị dân bị lãnh chúa bóc lột nặng nề, đối xử tàn bị, sách nhiều để kiếm
tiền và kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hoá
- Chế độ cát cứ trở thành trở ngại kìm hãm sự phát triển của kinh tế thành thị. Do mâu
thuẫn, thị dân khi lớn mạnh, họ đã đầu tranh chống lại lành chúa phong kiến để giải
phóng thành thị. Kết quả là nhiều thành thị đề giành được quyền tự trị.
- Thành thị được giải phóng đã mang lại cho thì dân quyền tự do bình đẳng, đã thúc
đẩy kinh tế công thương nghiệp phát triển nhanh chóng.
- Từ thể ký XIV, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra đời và phát
triển, hình thành nên giai cấp tư sản. Trong xã hội lúc này mâu thuẫn xã hội trở nên
gay gắt: Đó là mâu thuẫn giữa các lãnh chúa với nông dân (phong trào khởi nghĩa của
nông dân nổ ra khắp nơi) và lãnh chúa với giai cấp tư sản.
- Lúc này giai cấp tư sản mong muốn thống nhất, mở rộng thị trường.
=> Muốn xóa bỏ tình trạng phân quyền cát cứ nhằm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trước tình hình đó, giai cấp tư sản đã khôn khéo liên kết với nông nô, đứng về phía
nhà vua chống lại các lãnh chúa phong kiến, lúc này những lãnh chúa nhỏ cũng liên
kết với giai cấp tư sản, nông nô và nhà vua chống lại các lãnh chúa.
Câu 7: Điều kiện Kinh tế - Xã hội tồn tại nền quân chủ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến
I. Khái quát về Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến
Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến là một hình thức nhà nước
phong kiến trong đó quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi sự lộng quyền của các lãnh chúa địa phương
II. Sơ lược về lịch sử hình thành nền quân chủ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến
Chế độ phong kiến châu Âu bước vào thời kỳ phân quyền cát cứ về lãnh thổ và phân
quyền về chính trị suốt gần 5 thế kỷ (từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV) bắt nguồn từ sự qua
đời của Lothair (vị hoàng đế cai trị hai thành phố quan trọng là Aachen và Rome).
Sau khi Lothair qua đời, hai người em của Lothair đã phân chia nhau phần lãnh thổ
của ông ở tả ngạn sông Rhine, những người thừa kế của Lothair chỉ còn lại phần đất đai ở bán đảo Italy.
Khi lãnh thổ bị phân chia như vậy, dần dần quyền lực của nhà vua bị lấn át, uy quyền
của nhà vua bị các lãnh chúa phong kiến coi thường. Các lãnh địa với những khuynh
hướng phát triển khác nhau. Thời đại này xuất hiện nhiều lãnh địa rất lớn độc lập với chính quyền trung ương.
Đây chính là lịch sử hình thành nền quân chủ phân quyền cát cứ ở Tây Âu.
III. Điều kiện Kinh tế - Xã hội tồn tại nền quân chủ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến 1. Điều kiện Kinh tế
- Trong thời kỳ cát cứ, nền công thương nghiệp thời kỳ La Mã tàn lụi, kinh tế của lãnh
địa là nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín, lấy nông nghiệp và chăn nuôi làm chủ yếu,
Lãnh chúa nắm toàn quyền sở hữu ruộng đất, đất đai thuộc lãnh địa của mình để bóc lột nông nô
Ví dụ: Mỗi lãnh địa có nhiều trang viên, trong mỗi trang viên phong kiến lại chia làm hai phần:
+ Phần thứ nhất: gồm lâu đài và một số ruộng đất, vườn tược do lãnh chúa trực tiếp
quản lý và sức lao động ở đây là tô lao dịch của nông nô.
+ Phần thứ hai: chủ yếu gồm đất canh tác được chia thành nhiều khoảng nhỏ cấp cho
các gia đình nông dân lĩnh canh.
🡺Nhà nước phong kiến trung ương - cụ thể hơn là các hoàng đế không nắm được
quyền sở hữu tối cao về ruộng đất trong toàn quốc, điều này dẫn đến chế độ sở hữu tư
nhân của các lãnh chúa phát triển rất mạnh mẽ, rất điển hình, cùng với chế độ phân
phong ruộng đất, chế độ thừa kế ruộng đất đã làm cho sở hữu tư nhân có điều kiện
phát triển và tồn tại lâu dài.
- Chế độ kinh tế tự nhiên, chủ yếu dựa vào lãnh địa đóng kín bao gồm nông nghiệp và
thủ công nghiệp là cơ sở và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cát cứ lãnh thổ,
phân quyền về chính trị.
- Chỉ có kinh tế hàng hóa mới phá tan được kinh tế lãnh địa đóng kín, nối quốc gia
thành một thị trường thống nhất. Tuy nhiên, giao thông vào thời kỳ này kém phát
triển, điều này làm cho giao thương kém phát triển khiến cho tính chất khép kín của
các lãnh địa trở nên rõ nét.
- Về thuế: các lãnh địa có cơ cấu khác nhau, phạm vi lãnh địa khác nhau (có nhiều
lãnh địa rất lớn). Ở mỗi lãnh địa có quân đội riêng, luật pháp riêng Lãnh chúa có
quyền tự tổ chức sản xuất, thu tô thuế, thậm chí có nơi lãnh chúa còn có quyền đúc
tiền riêng do vậy dễ dẫn đến việc lấn át quyền hành của nhà vua. 2. Điều kiện Xã hội
Xã hội thời kỳ quân chủ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến, có nhiều sự thay đổi
so với thời kỳ trước đó. Chính sự thay đổi về xã hội và các quan hệ xã hội khiến cho
nền quân chủ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến có điều kiện để phát triển và kéo
dài đến 5 thế kỷ. Cụ thể những sự thay đổi đó như sau:
-Thứ nhất, quan hệ xã hội cơ bản chi phối thời kỳ phân quyền cát cứ Tây Âu phong
kiến là quan hệ giữa lãnh chúa- nông nô: Quan hệ cơ bản là quan hệ giữa lãnh chúa
(gồm cả tăng lữ cao cấp, thực chất cũng là lãnh chúa) với nông dân (nông dân có ba
loại: nông dân tự do, lệ nông và nông nô).
+ Về lãnh chúa (gồm cả tăng lữ cao cấp, thực chất cũng là lãnh chúa): Việc chế độ sở
hữu tư nhân phát triển mạnh, thậm chí thủ tiêu quyền sở hữu trong toàn quốc của
hoàng đế là do chế độ “phong quân - bồi thần“ tạo thành hệ thống phân phong hình tháp
Ví dụ: như hoàng đế phân phong ruộng đất cho bọn đại quý tộc, những người thân tín
của mình. Sau khi nhận ruộng đất và tước vị, những quý tộc đại công thần này trở
thành bồi thần của vua. Trong quan hệ này vua là “phong quân“ và các quý tộc là “bồi
thần“. Sau đó, mỗi quý tộc đại thần lại trở thành "phong quân" và có hệ thống “bồi
thần“ riêng. Các bồi thần chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp trước người chủ (tức “phong
quân") của mình. Do vậy, hoàng đế phương Tây đã nói: “Bồi thần của bồi thần không
phải là bồi thần của ta“.
Câu nói "bồi thần của bồi thần không phải là bồi thần của ta" có ý nghĩa:
1. Khẳng định sự độc lập và quyền lực tối cao của vua
2. Phủ nhận mối quan hệ cấp trên - cấp dưới giữa vua và lãnh chúa
3. Nhấn mạnh sự phân quyền trong hệ thống phong kiến
+ Về nông dân (nông dân có ba loại: nông dân tự do, lệ nông và nông nô)
+ Lệ nông không phải nông nô, thì số ngày lao dịch và khoản tô hiện vật được giảm
nhẹ hơn. Tuy nhiên họ cũng dần dần trở thành nông nô
+ Ngay cả nông dân tự do trước sau cũng bị biến thành nông nô. + Nông :
nô lệ thuộc vào chúa phong kiến cả về ruộng đất và thân thể. Họ bị cột chặt
suốt đời vào ruộng đất phong kiến, không có quyền bỏ đi nơi khác. Nếu chúa phong
kiến chuyển nhượng ruộng đất thì cũng chuyển nhượng luôn những nông nô sống trên đó.
Ví dụ: Nông nô phải làm lao dịch không công, nộp địa tô cho chủ.... Đối với lệ nông,
không phải nông nô, thì số ngày lao dịch và khoản tô hiện vật được giảm nhẹ hơn. Vì
nông nô lệ thuộc vào chúa phong kiến về mặt thân thể, nên họ phải nộp thuế thân cho
chúa phong kiến. Nông nô lấy vợ,lấy chồng phải nộp thuế kết hôn. Con cái nông nô
muốn kế thừa tài sản của cha cũng phải nộp khoản thuế gọi là thuế thừa kế. Nhưng so
với nô lệ trong xã hội cổ đại thân phận của nông nô có khá hơn. Nông nô có nhà cửa,
công cụ sản xuất, kinh tế gia đình riêng.
-Thứ hai, trong thời kỳ phân quyền cát cứ Tây Âu phong kiến thế lực của các giáo
hoàng ngày càng lớn mạnh, lấn át quyền lực của hoàng đế.
+ Vào thế kỷ IX, nước giáo hoàng đã được thành lập ở miền Trung Italia. Mưu đồ của
giáo hoàng là muốn duy trì tình trạng cát cứ ở các quốc gia Tây Âu. Để thần thánh
hóa quyền hành của mình trong quốc gia, giáo hoàng đã đưa ra những tài liệu giả dối
để chứng minh rằng mình có toàn quyền thống trị trong nước giáo hoàng. Hơn nữa
giáo hoàng còn buộc các vua và hoàng đế Tây Âu phải phục tùng mình. Đến thời giáo
hoàng Inôxăng III (1198 - 1216) quyền lực của giáo hoàng được tăng cường. Chỉ có
những hoàng đế hoặc quốc vương có thế lực lớn mới được phép hôn tay giáo hoàng,
còn các quốc vương khác thì phải hôn giày giáo hoàng.
+ Từ thế kỉ XII, với uy lực của mình, giáo hoàng La Mã và các giáo chủ thường đứng
ra với tư cách như một vị quan tòa cao nhất, để giải quyết nhiều vụ tranh chấp giữa
các quốc vương hoặc giữa các lãnh chúa phong kiến với nhau, nhằm từ đó can thiệp
sâu vào chính quyền phong kiến.
-Thứ ba, sản sinh ra tầng lớp kỵ sĩ là một tầng lớp quan trọng trong xã hội Tây Âu
phong kiến, đóng vai trò quan trọng trong cả quân đội và đời sống xã hội.
+ Nguồn gốc: Kỵ sĩ xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, ban đầu là những chiến binh tinh nhuệ
được tuyển chọn từ tầng lớp quý tộc. Họ được huấn luyện bài bản về kỹ năng chiến
đấu và sử dụng vũ khí, đặc biệt là kiếm và giáo. Kỵ sĩ được trang bị giáp trụ đầy đủ,
giúp họ có khả năng bảo vệ bản thân tốt hơn trong chiến đấu.
Do chi phí trang bị cao, kỵ sĩ thường xuất thân từ tầng lớp quý tộc hoặc những gia
đình giàu có. Họ có thể tự trang bị cho mình hoặc được tài trợ bởi vua, lãnh chúa hoặc các nhà tài trợ khác. + Vai trò:
Quân sự: Kỵ sĩ là lực lượng chiến đấu chủ lực trong quân đội phong kiến.
Chính trị: Kỵ sĩ tham gia vào việc cai trị đất nước, hỗ trợ vua và các lãnh chúa.
Xã hội: Kỵ sĩ là biểu tượng của tầng lớp quý tộc, được tôn trọng và kính nể.
Như vậy, kỵ sĩ đóng vai trò quan trọng trong quân đội phong kiến. Họ là lực lượng
chiến đấu chủ lực và được coi là những chiến binh tinh nhuệ nhất. + Nghĩa vụ:
Kỵ sĩ phải trung thành với vua và lãnh chúa.
Kỵ sĩ phải bảo vệ người yếu thế và chống lại cái ác.
Kỵ sĩ phải tuân theo quy tắc đạo đức của kỵ sĩ đạo.
Kỵ sĩ phải tự trang bị ngựa giáp kiếm rất tốn kém và được coi là 1 nghề cao quý
+ Các trang bị của kỵ sĩ
Ngựa: Ngựa chiến là những con ngựa được huấn luyện đặc biệt để phục vụ trong
chiến tranh. Chúng thường mạnh mẽ, nhanh nhẹn và có giá trị cao.
Giáp: Giáp được làm từ kim loại, da hoặc các vật liệu khác để bảo vệ kỵ sĩ khỏi bị
thương trong chiến tranh. Giáp có thể rất nặng và cồng kềnh, và cũng rất đắt tiền.
Vũ khí: Kỵ sĩ thường sử dụng kiếm, giáo, rìu và các loại vũ khí khác để chiến đấu.
Vũ khí cũng có thể rất đắt tiền, đặc biệt là những loại vũ khí được làm từ kim loại chất lượng cao.
Các vật dụng khác: Kỵ sĩ cũng cần trang bị cho mình các vật dụng khác như yên
ngựa, dây cương, mũ bảo hiểm, áo choàng và các vật dụng cá nhân khác.
Theo ước tính, chi phí để trang bị cho một kỵ sĩ có thể lên tới hơn 45 con bò cái. Đây
là một khoản tiền rất lớn vào thời điểm đó, và chỉ có những người giàu có mới có đủ khả năng chi trả.
Câu 8: Điều kiện kinh tế - xã hội xuất hiện thành thị tự trị và cơ quan đại diện
đẳng cấp ở Tây Âu thời kì phong kiến. I. THÀNH THỊ TỰ TRỊ
1. Điều kiện kinh tế
Trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến, sự phát triển của lực lượng
sản xuất từ thế kỷ IX-XI tuy chậm chạp, nhưng đã có tác dụng làm cho thủ công
nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Từ thế kỉ XI, Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
- Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai
hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nên sản phẩm làm ra ngày càng nhiều
dẫn đến nhiều sản phẩm dư thừa từ đó mà nhu cầu trao đổi, mua bán tăng. Nông
nghiệp còn là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thủ công nghiệp. Điều này tạo
điều kiện cho các thợ thủ công có cơ hội thoát ly hoàn toàn khỏi nông nghiệp để
chuyên môn hóa ngành nghề của mình.
- Trong thủ công nghiệp: quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.
Kết quả nhiều xưởng sản xuất và buôn bán được lập ra từ đó hình thành các thành thị.
Tuy nhiên các thành thị bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến và bị nhiễu sách NGUYÊN NHÂN:
- Phần lớn những thành thị phong kiến là những thành thị cũ đã có từ thời cổ
đại, sau một thời gian dài kinh tế bị suy sụp đã được phục hồi, nhiều thành thị mới được xây dựng.
- Thợ thủ công và nông nô từ các vùng nông thôn lân cận kéo vào thành thị làm
ăn, buôn bán. Người thợ thủ công lúc bấy giờ sản xuất chủ yếu không phải để tự túc
như trước, mà để trao đổi với thị trường, họ trở thành những người sản xuất hàng hoá nhỏ.
⇨ Kinh tế hàng hoá được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, thành lập các công ty vươn ra thế giới.
Ví dụ: công ty Đông Ấn: Sự ra đời và vận hành của Công ty Đông Ấn Anh quốc cũng
đã tạo được ảnh hưởng tới nhiều mô hình công ty hiện đại. Nó là công ty cổ phần lớn
nhất và tồn tại lâu nhất vào thời bấy giờ nhờ huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu cho
công chúng. Bên cạnh chủ tịch, quyền kiểm soát công ty còn nằm trong tay một "ban
điều hành", hay "hội đồng quản trị". Sau khi Công ty Đông Ấn Anh quốc hiện hữu
năm 1600, lần lượt các đối thủ ra đời: Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602); Công ty Đông
Ấn Đan Mạch (1616); Công ty Đông Ấn Bồ Đào Nha (1628); Công ty Đông Ấn Pháp
(1664) và Công ty Đông Ấn Thụy Điển (1731), tuy nhiên không đối thủ nào hoạt động
thành công như Công ty Đông Ấn Anh quốc.
2. Điều kiện xã hội
- Xã hội hình thành một lực lượng xã hội mới là thị dân do những người thợ thủ
công lúc bấy giờ đã biết sản xuất để trao đổi với thị trường, dần dần họ trở thành
những người sản xuất hàng hóa nhỏ.
- Do những thành thị còn lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến (tất cả các thành thị
khi ra đời trước khi giành được quyền tự trị đều nằm trên đất của các lãnh chúa phong
kiến) và bị nhiễu sách mọi thứ (đóng thuế thân, đi sưu dịch, binh dịch, bị xét xử bất công…)
- Xã hội xuất hiện mâu thuẫn gay gắt: thị dân, dân nghèo >< lãnh chúa phong
kiến. Vì vậy các phong trào đấu tranh bùng nổ để giải phóng khỏi ách thống trị bắt đầu
từ thế kỉ XI và sôi nổi nhất ở thế kỉ XII – chế độ tự quản mà các thành phố giành được
bằng một trong hai con đường sau:
+ Con đường thứ 1: Một số thành phố giàu có, không cam chịu địa vị lệ
thuộc nên đã nộp số tiền lớn cho lãnh chúa để được hưởng quyền tự trị.
Ví dụ: Thành phố Laon (Pháp) là một trong những thành phố giàu có. Đầu thế kỉ 12,
các thị dân đã nộp cho lãnh chúa và vua Louis VI một số tiền to để đổi lấy sự tự chủ.
Nhưng chỉ ít lâu sau, người chủ giáo ở thành phố Laon đã bội ước, lấy lại quyền thống
trị thành phố Laon. Nhân dân thành phố đã giết chết vị chủ giáo và các đồng bọn của
ông ta. Triều đình phái quân tới để giải tán công xã. Thế nhưng thị dân ở đây đã kiên
trì đấu tranh nên vào năm 1128, Vua phải cho phép các thị dân ở đây thành lập công xã.
+ Con đường thứ 2: Những thành phố không giàu lắm, nhưng cư dân
đoàn kết được chặt chẽ với nhau nhằm tiến hành khởi nghĩa vũ trang, trong đó có
những nông nô trốn chủ cũng tham gia. Qua đấu tranh lâu dài có hàng loạt thành thị
được giải phóng khỏi quyền lực của lãnh chúa phong kiến và những nền cộng hoà
thành thị ra đời. Tuỳ theo tương quan lực lượng và hoàn cảnh cụ thể ở từng nơi, mức
độ tự trị mà các thành thị giành được cũng khác nhau.
Ví dụ: Tại thành phố Milano (Ý), thị dân đã nổi lên chống lại người chủ giáo vào đầu
thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 11, những người làm nghề tiểu thủ công lại nổi lên chống
lại các lãnh chúa phong kiến trong giáo hội và ngoài thế tục. Nhưng cuối cùng, Milano
cũng giành được quyền tự trị của mình.
BẢN CHẤT: cộng hoà phong kiến (cơ quan cao nhất là hội đồng thành phố do thị dân
bầu) có quyền tự trị tương đối (vẫn phải nộp địa tô và làm binh dịch cho lãnh chúa).
Vì khi có địa vị nhiều nơi trở thành chế độ độc tài và một số thị dân giàu chiếm ưu thế
về tiền bạc dần trở thành thị dân quý tộc hay thành thị, thi hành nhiều chính sách hẹp
hòi gây thiệt hại cho thị dân lớp dưới. Cộng hoà thành thị lúc bấy giờ là cộng hoà phong kiến. 3. Ý nghĩa
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản
xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia. Ví dụ:
+ Sự xuất hiện của một số công ty lâu đời như Xưởng đúc chuông Marinelli - Tuổi:
978 tuổi - Năm thành lập: 1040 (Ý).
+ Công ty Đông Ấn thành lập năm 1600.
- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân
quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các
trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo
tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở Châu Âu.
Ví dụ: Đại học Bô - la - nha ở Ý (University of Bologna - 1088), Đại học Oxford -
1096, Đại học Cambridge - 1209 ở Anh, Đại Học Paris (1160) ở Pháp. Về kiến trúc,
nửa sau thế kỉ XII, kiến trúc Gôtich (Gothic) hay còn gọi là Gothique xuất hiện vào
khoảng năm 1200 tại miền Bắc nước Pháp rồi lan rộng ra khắp Châu Âu với các thiết
kế xây dựng nhà thờ, cung điện lộng lẫy với các đặc trưng: vòm cửa nhọn, nóc nhà
nhọn, bên ngoài có tháp cao vút, tường mỏng, cửa sổ lớn, được trang trí bằng nhiều
kính màu làm cho trong nhà có đầy đủ ánh sáng như nhà thờ Cologne (Đức), nhà thờ
Đức Bà (Pháp), nhà thờ Milan (Ý),...
4. Câu hỏi mở rộng: Tại sao thành thị ở phương Tây lại phát triển hơn ở phương Đông?
- Ở phương Đông không có mảnh đất nào là tự do, tất cả là của vua.
- Cải cách tổ chức cai trị đô thị: các đô thị ở phương Đông đều được cai trị bằng
một bộ máy quan lại cai trị hẳn hoi, chứ không phải anh muốn làm gì thì làm.
- Kinh tế hàng hóa ở phương Đông không phát triển được: có một thực tế là sự
tồn tại của cái làng xã sản xuất tự túc và cống nạp, hàng thừa thì trao đổi ở chợ quê.
- Ở phương Đông nông dân là tầng lớp đông đảo nhất, thiếu ruộng đất và sống
bưng bít. Họ là nạn nhân của nạn cường hào và quan lại, ta không có tầng lớp trí thức tư sản thực sự. - Do Nho giáo.
II. CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ĐẲNG CẤP
1. Cơ quan đại diện đẳng cấp ở Anh (Nghị viện ở Anh trước cách mạng tư sản)
- Khi tiến hành chiến tranh với Pháp, vua John đã ra sức vơ vét tiền của để chi
cho chiến tranh khiến nguồn ngân khố quốc gia dần cạn kiệt. Ông đánh mất vùng đất
nước Normandy dưới tay vua Pháp và đánh thuế hà khắc lên giới quý tộc Anh để bù
đắp cho những chuyến phiêu lưu thất bại của mình. Điều đó khiến mâu thuẫn giữa nhà
vua và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt.
- Mốc sự kiện thứ nhất (năm 1215)
+ Vào năm 1189-1216, dưới thời trị vì của vua John, xung đột giữa nhà
vua và các tầng lớp trong cư dân trở nên rất gay gắt. Khi chiến tranh với Pháp, vua
John đã ra sức vơ vét tiền của giáo hội, thị dân, kỵ sĩ, nông dân để phục vụ cho chiến
tranh. Từ đó mâu thuẫn giữa nhà vua và các tầng lớp nhân dân trở nên gay gắt, nhân
dân đã nổi dậy đấu tranh chống lại nhà vua. Năm 1215, vua John đã kí một bản yêu
sách với những người khởi nghĩa - đó là bản đại hiến chương Magna Charta. Đây là
văn bản đã hạn chế quyền lực của nhà vua, đòi nhà vua phải tuân thủ các thủ tục pháp
luật và chấp nhận rằng nhà vua cũng phải tuân thủ và bị giới hạn bởi luật pháp; là văn
bản giao kèo giữa nhà vua và thần dân nhằm hạn chế sự độc đoán của nhà vua, xác
nhận quyền tự trị của các thành phố và quyền tự do đi lại buôn bán. Magna Charta
theo tiếng La tinh có nghĩa là đại hiến chương, một văn kiện lớn.
⇨ Quyền lực nhà vua ở nước Anh không giống như ở các nước phương Đông
+ Trong bản hiến chương này có rất nhiều điều tiến bộ, nổi trội là điều 39: mọi
người, kể cả Vua đều phải sống dưới luật pháp. Vua cũng không được đứng trên pháp
luật và không được tùy tiện tăng thuế, bắt người. Không một công dân tự do nào bị
bắt, bị giam giữ nếu không có tòa án do chính các công dân khác lập ra để xét xử và kết tội.
- Mốc sự kiện thứ hai (năm 1263)
+ Năm 1263 nổ ra cuộc nổi chiến giữa một số lãnh chúa lớn do Simon de
Monfort cầm đầu liên minh với một số thị dân giàu có với vua Henry III. Đầu năm
1264, đã đánh bại được đội quân của Henry III, giành chiến thắng. Khi đã giành được
chiến thắng, các lãnh chúa dưới sự đứng đầu của Simon đã liên minh triệu tập một hội
nghị gồm các đẳng cấp, tầng lớp có thế lực. Hội nghị này về sau phát triển thành nghị
viện Anh ngày nay. Khi vua Anh muốn ban hành luật hay sắc lệnh, thuế thì phải triệu
tập hội nghị đẳng cấp ở Anh này để thông qua thì nó mới có hiệu lực, mới được thi
hành. Năm 1343, nghị viện Anh chia thành hai viện: Thượng nghị viện gồm đại quý
tộc và giáo hội; hạ nghị viện gồm đại biểu của kị sĩ và thị dân giàu có.
+ Theo chế độ bầu cử, bất cứ chủ sở hữu nào, không phụ thuộc và dòng
dõi nhưng phải có chứng chỉ hiệp sĩ thì mới được ứng cử vào hạ nghị viện. Tuy vậy,
trên thực tế, hạ nghị viện thường không do bầu cử mà do một số nhóm quan chức
thành phố hoặc giới quý tộc thành phố lựa chọn.
CHỨC NĂNG: Thu thuế, quyết định ngân sách, xét xử tối cao, có vai trò gần như một
Nghị viện dân chủ (đại diện cho số đông), bảo vệ quyền lợi của người giàu có trong xã
hội. Về bản chất, đây là cơ quan đại diện cho các đẳng cấp trong xã hội - đại diện đòi
quyền lợi cho các đẳng cấp trong nhóm.
2. Cơ quan đại diện đẳng cấp ở Pháp
- Năm 1302, do cần có tiền để chi phí cho chiến tranh và cũng để củng cố
vương quyền, Philip IV triệu tập hội nghị đại biểu của ba đẳng cấp có thế lực và giàu
có trong xã hội lúc bấy giờ bao gồm:
+ Đẳng cấp thứ nhất là đại biểu của giáo sĩ
+ Đẳng cấp thứ hai là đại biểu của lãnh chúa phong kiến
+ Đẳng cấp thứ ba là đại biếu của thị dân giàu có.
- Giáo hoàng La mã mong muốn duy trì quyền lực của giáo hội nên đã liên tục
tiến hành các biện pháp củng cố tình trạng phân quyền cát cứ ở Tây Âu.
- Triều đình có được sự ủng hộ từ thị dân, nên địa vị của thị dân ngày càng được nâng
cao trong chính quyền ngày càng được nâng cao.
- Đến thời vua Philip IV (1268-1314) thì nhằm củng cố vương quyền một trong những
biện pháp của nhà vua là tiến hành cuộc đấu tranh với Giáo hoàng.
- Hội nghị đẳng cấp đã đứng về phía nhà vua, đấu tranh chống lại Giáo hoàng La Mã
bởi họ cho rằng Giáo hoàng đã có dã tâm can thiệp vào công việc nội bộ của nước Pháp CHỨC NĂNG:
- Chức năng cơ bản là giải quyết vấn đề tài chính. Sau này mỗi khi cần đánh
thuế mới, nhà vua lại triệu tập một hội nghị đẳng cấp.
- Đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt chính trị nước Pháp trong một thời
gian dài. Hội nghị này thực chất là một cơ quan tư vấn, là tổ chức ủng hộ nhà vua,
tăng cường quyền lực cho nhà vua, là chỗ dựa để nhà vua thi hành những chính sách của mình.
ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NGHỊ 3 ĐẲNG CẤP TẠI PHÁP: -
Hội nghị 3 đẳng cấp ra đời đã đánh dấu bước chuyển căn bản về mặt kinh
tế- chính trị - xã hội của nước Pháp.
- Thị dân đã được tham gia vào đời sống chính trị, thậm trí con trở thành một
lực lượng chính trị quan trọng. Khi chính thể quân chủ chuyên chế được thiết lập sau
này, vai trò của cơ quan đại diện đẳng cấp đã bị thu hẹp lại.
- Đến thế kỉ XVIII, trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, đẳng cấp thứ
3 (tư sản) ở hội nghị 3 đẳng cấp đã châm ngòi cho đại cách mạng Pháp (1789).
3. Câu hỏi mở rộng: So sánh cơ quan đại diện đẳng cấp ở Anh và ở Pháp.
- Điểm giống nhau: đều bảo vệ quyền lợi của những người giàu có trong xã hội,
đều đại diện cho quyền lợi của lãnh chúa, kị sĩ, và thị dân. Nên người ta gọi hình thức
này là chế độ quân chủ đại diện đẳng cấp. - Điểm khác nhau:
+ Nhà vua Anh ở thế bị động khi bị bắt kí giao kèo (Bản Đại Hiến
chương) còn nhà vua ở Pháp ở thế chủ động triệu tập hội nghị.
+ So với cơ quan đại diện đẳng cấp ở Pháp, quyền hành của Nghị viện
Anh nhiều hơn: Vua không được thu các loại thuế trực tiếp hoặc gián tiếp nếu chưa
được nghị viện nhất trí. Vua bị tước quyền thu thuế, việc quyết định ngân sách thuộc
thẩm quyền của nghị viện; dần dần nghị viện còn là hội đồng thẩm phán tối cao. Nghị
viện Anh lúc này chưa hoàn toàn nằm trong tay giai cấp tư sản. III. KẾT LUẬN
Sự ra đời của chính quyền tự trị thành thị và cơ quan đại diện đẳng cấp:
- Tầng lớp thị dân giàu có đã xuất hiện, từng bước trưởng thành và ngày càng có
thế lực về kinh tế, chính trị. Hay nói cách khác, tầng lớp thị dân giàu có, tiền thân của
giai cấp tư sản sau này, tuy chưa nắm được quyền thống trị, nhưng đã bước đầu tham
gia hoạt động của nhà nước.
- Chính quyền tự trị thành phố hay các cơ quan đại diện đẳng cấp về bản chất
đều thuộc về các tầng lớp giàu có trong xã hội.
- Cơ quan đại diện đẳng cấp và chính quyền tự trị thành phố là một nét độc đáo
trong chế độ phong kiến phương Tây.
Câu 9: Nêu và giải thích đặc điểm nhà nước tư sản thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
1. Sơ lược về nhà nước tự do thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
- Là giai đoạn đầu tiên của hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa (giai đoạn thấp), ra đời
cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, phát triển vào thế kỷ XVII, thế kỷ XIX.
- Giữa các nhà nước tư bản trong một ngành và giữa các ngành diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt.
- Cạnh tranh giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế.
2. Các đặc điểm của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh 2.1. Quyền lực nhà nước
- Tại một số quốc gia, phân lập quyền lực (separation of powers) là việc quyền lực của
nhà nước được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau.
VD: Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viện Quốc hội.
Hay ở những nước như Đức, tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ
mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng
là cơ quan được ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra.
- Khái niệm phân lập quyền lực lần đầu được nghiên cứu và đề cập bởi John Locke và
sau đó là Charles de Secondat, Nam tước de Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu
về lý thuyết nhà nước Tinh thần pháp luật (1748) của mình.
- Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn ngừa được
sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên
trong xã hội. Tư tưởng tam quyền phân lập đã trở thành một trong những nội dung cơ
bản của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản.
- Một mô hình được nhắc đến nhiều là tam quyền phân lập (trias politica), trong đó 3
quyền của nhà nước là lập pháp, hành pháp, và tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ.
- Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà
nước: quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án. + Lập pháp:
Quyền lực được sử dụng và thi hành để chế định, sửa đổi và bãi bỏ pháp luật
chiếu theo trình tự và pháp luật quy định.
Quyền lập pháp biểu hiện ý chí chung của quốc gia, thuộc về toàn thể người dân.
Là một trong ba chức năng chính của nhà nước, song hành cùng các quyền như
quyền hành pháp và quyền tư pháp để tổng hợp thành quyền lực của nhà nước.
Góp phần phần phòng, chống quan liêu, lãng phí; bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước.
Với quyền lập pháp, nhà vua hay pháp quan ban hành các thứ luật cho một thời
gian hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay huỷ bỏ luật này.
VD: Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ 1776 đã tuyên bố quyền tự do và quyền tư pháp cho
các công dân Mỹ. Tuyên Ngôn này đã đặt nền tảng cho việc phát triển hệ thống lập pháp dân sự ở Mỹ. + Hành pháp:
Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
Là trung tâm của quyền lực nhà nước, đóng vai trò chính trong tổ chức và thực
thi quyền lực nhà nước.
Thủ tướng giữ vai trò nổi trội trong thực hiện quyền lực chính trị, là người
quyết định đường lối chính trị của Chính phủ, mà nguyên nhân sâu xa là bởi
Thủ tướng là thủ lĩnh chính trị của đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện.
Trong chế độ quân chủ lập hiến, giữa lập pháp và hành pháp không có sự tách
biệt hoàn toàn mà thường xuyên liên hệ với nhau. Nguyên thủ quốc gia chỉ mang tính tượng trưng.
Với quyền hành pháp, nhà vua quyết định việc hoà hay chiến, gửi Đại sứ đi các
nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược.
VD: Quyền hành pháp của Quốc hội Anh được thể hiện trong Điều lệ Hạ viện và Điều
lệ Thượng viện năm 1649, sau khi Quốc hội phái quân đánh bại Quân đội Hoàng gia
trong Nội chiến Anh. Điều lệ này thiết lập một hệ thống quyền lực chia cắt giữa Quốc
hội và Vua, trong đó Quốc hội có quyền hành pháp lớn hơn. + Tư pháp:
Là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm
phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
Để đảm bảo sự công tư, công bằng của pháp luật, để nhằm mục đích bảo vệ nền công lý.
Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của
một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.
Với tư pháp, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa
các cá nhân. Người ta sẽ gọi đây là quyền tư pháp.
VD: Tuyên Ngôn Quyền Tư Pháp của Anh (1649): Trong thời kỳ đầu của Cách mạng
Anh, Oliver Cromwell và Quốc hội Anh đã tuyên bố Tuyên Ngôn Quyền Tư Pháp, giới
hạn quyền lực của vua và tạo ra một chính phủ dân chủ. Tuyên Ngôn này đã đặt nền
tảng cho việc phát triển hệ thống pháp luật dân sự ở Anh. -
Lí do quyền lực của nhà nước tư sản bị phân chia:
Trước khi chế độ dân chủ hiện đại xuất hiện, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung
vào trong tay một cá nhân, hay một đảng chính trị duy nhất. Chính đây là căn nguyên
cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Vì vậy, muốn chống
chế độ độc tài này, một lý thuyết về nhà nước được nhiều nhà tư tưởng phát triển là thuyết phân chia quyền lực.
VD điển hình của NNTS Anh: nhà nước Anh mặc dù chính thể quân chủ nhưng vua
Anh đã bị giới hạn quyền lực và 1 trong những văn bản quan trọng tước đi thực quyền
của nhà vua đó là 2 đạo luật năm 1701 về chữ ký thứ 2 và đạo luật năm 1711 về việc
không chịu trách nhiệm của nhà vua trừ tội phản quốc.
Act of Settlement 1701, là một đạo luật của Anh Quốc được ban hành vào năm 1701.
Đạo luật 1701 đặt ra quy định về việc kế thừa ngai vàng, giới hạn quyền kế thừa cho
người có quan hệ huyết thống gần nhất với vua hoặc nữ vua.
2.2. Nhà nước tư sản quản lý nhiều lĩnh vực đời sống xã hội
Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, nhà nước tư sản bảo vệ quyền tư hữu
của toàn bộ giai cấp tư sản. Hiện nay, nhà nước tư sản bảo vệ quyền tư hữu của những
nhóm tư bản độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: chuyển sở hữu của
nhóm tư bản độc quyền đang bị đe doạ sang sở hữu nhà nước, tạo cho nó những độc
quyền trong đầu tư hoặc khai thác tín dụng, giúp đỡ các nhóm tư bản độc quyền mở rộng thị trường ra bên ngoài…
- Nhà nước tư sản quản lý nhiều lĩnh vực đời sống xã hội hơn thời kỳ phong kiến, chủ nô:
+ Kinh doanh ruộng đất và thu tô: vừa kinh doanh ruộng đất vừa kinh doanh theo
kiểu tư sản, chung lợi ích với giai cấp tư sản.
+ Giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo
vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội…
+ Một mặt nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về tinh thần dân chủ đa nguyên, nhưng
trên thực tế trong tất cả các giai đoạn phát triển các nhà nước tư sản luôn tìm mọi cách
nhằm đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá những tư
tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+ Nhà nước tư sản sử dụng hàng loạt các hình thức và phương pháp như: sử dụng hệ
thống đòn bẩy kinh tế, các kích thích kinh tế thể hiện trong các tác động mang tính
hành chính – kinh tế lên hệ thống các quan hệ kinh tế.
VD: Nhà nước tư sản căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội để xây dựng và đưa ra các
chương trình kinh tế cụ thể.
Nhà nước đưa ra và thực hiện các chính sách tài chính, chính sách thuế, chính
sách thị trường thích hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế.
+ Giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua đối thoại với những chính sách đối ngoại
mềm dẻo. Bên cạnh đó, các nhà nước tư sản tăng cường mở rộng các hình thức hợp
tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực phát triển xã hội như: kinh tế, văn hoá – xã hội, môi
trường, khoa học – kỹ thuật, các vấn đề nhân đạo…
- Liên hệ rõ trong bộ luật Napoleon năm 1804: Điều 552 chương 2 về sở hữu đất đai.
Chương 3 về các hợp đồng hoặc các trách nhiệm hợp đồng nói chung. Chương 8 về hợpđồnglàmthuê.
=> Thể hiện được rõ mối quan tâm và chú trọng của Nhà nước tư sản đối với các lĩnh
vực đời sống xã hội trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do đấu tranh hơn thời kỳ phong kiến, chủ nô.
2.3. Nhà nước dân chủ, tự do hơn chủ nô, phong kiến
- Về quyền sở hữu tài sản:
+ Lưỡng Hà với bộ luật Hamurabi: Điều 183: Nếu người cha đem của hồi môn của
con gái do người vợ bé sinh ra, và kén chồng cho thị, làm giấy đóng dấu thì sau khi
người cha chết, thị không nhận được phần của mình trong gia sản người cha ->Người
con gái không có quyền sở hữu tài sản mà người cha để lại sau khi qua đời.
+ Nhà nước tư sản Anh: Đại hiến chương Magna Carta điều 39 quy định: “Không
có bất cứ một người tự do nào có thể bị giam cầm hay bỏ tù, bị tước quyền hoặc tịch
thu tài sản, bị đặt ngoài vòng pháp luật hoặc bị tước địa vị dưới bất kỳ hình thức nào,
chúng ta cũng không thể dùng vũ lực để ép buộc người đó hoặc khiến người khác làm
như vậy, trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó
hoặc bởi pháp luật nơi người đó cư ngụ quy định như vậy”. Có 3 điểm lưu ý:
1. Điều luật chỉ tập trung bảo vệ quyền lợi của những người tự do (lãnh chúa,
quý tộc) chứ chưa phải tất cả mọi người bao gồm tá điền, nô lệ…Tuy nhiên,
đó là văn bản pháp lý đời đầu, mang ý nghĩa biểu tượng cho trào lưu bảo vệ
quyền con người, quyền công dân.
2. Triết lý xét xử phải dựa trên nền tảng công lý, không đơn giản vấn đề luật
định vì luật do con người làm ra cũng có thể sai.
3. Bảo vệ quyền sở hữu: Điều 39 đã đề cập đến vấn đề con người không bị tịch
thu tài sản một cách bất hợp pháp. Việc đặt ra quy định nhà vua không được
tự do ban hành những đạo luật về thuế một mặt hạn chế quyền lực nhà vua,
mặt khác nhằm bảo vệ quyền sở hữu cá nhân. - quyền bầu cử:
+ Đất nước Trung Quốc phong kiến không có quyền bầu cử. Nếu như ở nhà nước
phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế: quyền lực tối cao của nhà nước nằm
trong tay nhà vua và duy trì theo nguyên tắc thừa kế, con của vua thì mới được làm vua. + Nhà nước tư sản Mỹ
1. Người dân được bầu cơ quan lập pháp, thượng viện do tiểu bang bầu 2 đại biểu đại diện.
2. Theo hiến pháp 1787, thượng nghị sĩ do cơ quan lập pháp bầu ra.
3. Năm 1913, Hiến pháp sửa đổi: các thượng nghị sĩ do dân trực tiếp bầu ra. Như
vậy, bang nhỏ nhất là Bang Rhode Island và lớn nhất Alaska cũng có 2 thượng
nghị sĩ, hạ viện do cử tri ở các khu vực bầu cử bầu ra, Số hạ nghị sĩ tỉ lệ với dân
số tiểu bang (30.000 dân bầu 1 hạ nghị sĩ), đến nay đã điều chỉnh 60.000 dân bầu 1 hạ nghị sĩ.
Câu 10: Phân tích bộ máy nhà nước tư sản Anh thời kì chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh (1649 - 1870)
1.Sự ra đời của thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh:
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là giai đoạn đầu tiên của hình thái kinh tế tư
bản chủ nghĩa (giai đoạn thấp), nó ra đời cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản,
phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX. Đă |
c điểm của nhà nước Tư sản thời kì này: + Về bộ
máy nhà nước : Nhà nước tư sản thời kỳ này đơn giản so với giai đoạn
chủ nghĩa tư bản đô °c quyền, về cơ bản vẫn giữ các cơ quan giống các cơ quan
trong bô ° máy nhà nước phong kiến. + Về hình thức chính thể
: Chủ yếu là quân chủ lâ °p hiến (anh), chỉ có 3 nhà nước
theo chính thể cô °ng hòa Pháp, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ.
+ Vai trò của nghị viê °n thời kỳ này thực sự rất lớn, thực sự là cơ quan quyền lực.
+ Nhà nước chưa can thiê °p vào kinh tế, chủ yếu đóng vai trò bảo đảm trâ °t
tự cho các nhà tư sản tự do cạnh tranh.
2. Nhà nước quân chủ nghị viện Anh thời kì sau cách mạng tư sản:
Năm 1642, Cách mạng tư sản Anh bùng nổ với hình thức nội chiến.
Kết quả cuộc cách mạng thành công, chế độ quân chủ chuyên chế bị xoá bỏ, thiết lập
nhà nước tư sản theo hình thức chính thể cộng hoà nghị viện (tồn tại khoảng 40 năm).
Tuy nhiên, sau cách mạng mâu thuẫn xã hội gay gắt vẫn tiếp diễn nên việc chấm dứt
chính thể cộng hoà nghị viện, thiết lập chính thể quân chủ nghị viện và được duy trì
3. Phân tích tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Anh thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (1649 - 1870)
Nguyên thủ quốc gia:
- Hoàng đế là người đứng đầu bộ máy nhà nước có vai trò biểu tượng cho sự thống
nhất và bền vững cho quốc gia, dân tộc.
- Cách thức thiết lập: Cha truyền con nối
- Hoàng đế/ Nữ hoàng trị vì không cai trị. Hoàng đế truyền ngôi cho con trai, nếu
không có con trai thì truyền ngôi cho con gái. Hoàng đế phải là người nghiêm túc,
trong sạch, sống theo nếp sống khuôn vàng thước ngọc của phong kiến.
VD: không được kết hôn 2 lần, không ngoại tình, theo quốc giáo Anh - Về nguyên tắc:
+) Đạo luật năm 1701 về chữ ký thứ 2: Mọi quyết định của Hoàng Đế chỉ có hiệu lực
thực thi khi có chữ kí kèm theo của Thủ tướng hoặc của Bộ trưởng của Bộ có văn kiện
đang xem xét và đương nhiên Hoàng đế không phải chịu trách nhiệm về chữ kí của mình.
+) Đạo luật năm 1711 về việc không chịu trách nhiệm của Hoàng Đế về hình sự và
dân sự trừ tội phản quốc. Nghị viện:
Trong thế kỷ XVIII-XIX, Nghị viện có vai trò quan trọng trong dời sống chính trị, xã
hội và có quyền lực rất lớn. Nước Anh đại diện cho chế độ nghị viện.
Nhìn chung Nghị viện có quyền lập pháp, quyền quyết định ngân sách và thuế, quyền
giám sát hoạt động của nội các, quyền bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của nội các. a. Thượng Nghị viện ( V iện nguyên lão ):
Ban đầu, Thượng Nghị viện gồm 1185 thượng nghị sĩ không phải do dân bầu,
được hình thành từ 4 nguồn:
Những quý tộc có tước vị bá tước trở lên thì được cha truyền con nối chức
thượng nghị sĩ, có tước vị dưới bá tước thì chỉ được giữ chức vụ này suốt đời.
Các thủ lĩnh tôn giáo đương thời.
Các thủ tướng hết nhiệm kỳ.
Một số đại tư sản dân tộc do Hoàng đế bổ nhiệm. b. Hạ Nghị viện ( V iện dân biểu ):
Ban đầu Hạ Nghị viện gồm 653 hạ nghị sĩ, mỗi người đại diện cho một khu vực
bầu cử trong dân cư. Độ tuổi cử tri từ 21. Nhiệm kỳ của Hạ Nghị viện là 3 năm. Quyền hạn: + Quyền lập pháp
+ Quyền quyết định ngân sách quốc phòng, thuế
+ Giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp
+ Quyền chất vấn các quan chức cao cấp trong Chính phủ từ hạm bộ trưởng trở lên.
+ Ngoài ra Hạ Nghị viện có quyền thành lập Chính phủ, luận tội các quan chức
cao cấp trong chính phủ và cả nguyên thủ quốc gia nếu họ phản bội tổ quốc.
Cả Thượng viện và Hạ viện đều tham gia vào quá trình xây dựng luật, cả 2 viện
đều có quyền trình dự án luật. Thượng viện xem xét và chỉnh sửa những đạo
luật mà Hạ viện đã thông qua. Thượng viện có thể trì hoãn việc thông qua luật,
đè nghị Hạ viện xem xét lại dự luật, nhưng lại không thẻ ngăn chặn việc thông qua luật.
Lịch sử Anh đã cho thấy ban đầu quyền hành của Thượng Nghị viện rất lớn,
nhưng sau này quyền lực của Hạ Nghị viện lại chiếm ưu thế do Thượng Nghị
viện là đại diện của thế lực bảo thủ, lỗi thời nên vừa hoạt động rất hình thức và
mang tính chất danh nghĩa, nhưng nó vẫn mang tính kìm chế đối trọng với Hạ
Nghị viện. Tính chất kìm chế dối trọng thể hiện ở chỗ, trong quá trình làm luật
Thượng Nghị viện sẽ ngăn chặn sự vội vàng, thiếu cẩn trọng của Hạ Nghị viện trong quá trình làm luật. Chính phủ:
- Về lịch sử, tiền thân nội các là viện cơ mật, khoảng thế kỉ XVII, Viện Cơ mật được
nhà vua thành lập ra để giũ vai trò tư vấn cho nhà vua. Sau Cách mạng tư sản, từ
năm 1914 một vị vua Anh có dòng máu Đức do không biết rành rọt tiếng Anh nên đã
bê trễ việc dự phiên họp của Viện Cơ mật. Khi vua không chủ trì, dần dần Viện Cơ
mật bắt đầu tách khỏi sự kiểm soát, điều hành của nhà vua và trở thành 1 cơ quan độc lập.
- Trong quá trình phát triển của Nhà nước Anh, khi nội các có thực hiện quyền hành
pháp, Thủ tướng được Hoàng đế bổ nhiệm với điều kiện Thủ tướng phải là thủ lĩnh
của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ Nghị viện. Theo quy định: Thủ tướng là người
đứng đầu Chính phủ, được Hoàng đế bổ nhiệm, nhưng Hoàng đế không thể bổ
nhiệm 1 người nào khác nếu người đó không phải thủ lĩnh của đảng cầm quyền. Như
vậy, lập pháp và hành pháp sẽ cùng 1 đảng, do vậy không mấy khi Hạ Nghị viện bị giải tán.
- Một nguyên tắc quan trọng trong Hiến pháp Anh là Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Anh:
+ Bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên của Chính phủ (khoảng gần 80 người).
+ Xác định nhiệm vụ, lịch trình hoạt động của Chính phủ.
+ Có quyền ban hành các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền.
+ Có quyền ký các điều ước, hiệp ước quốc tế.
+ Có quyền làm đơn từ chức bất kỳ lúc nào. Toà án:
Thời cận đại, toàn bộ toà án Anh chịu sự lãnh đạo củ chủ tịch thượng nghị viện
và được tổ chức theo sơ đồ sau
Chế độ chính trị:
- Chế độ chính trị ở Anh là chế độ chính trị đa Đảng, có 2 đảng lớn là Đảng Tự do
và Đảng Bảo thủ. Các ứng cử viên hạ nghị viện phải thuộc về 1 đảng phái chính trị
nào đó. Đảng nào chiếm đa số sẽ là đảng cầm quyền, đảng chiếm ít phiếu hơn sẽ là đảng đối lập.
- Mặc dù chính thể nhà nước Anh là quân chủ, nhưng chế dộ chính trị của nước Anh
là chế dộ chính trị dân chủ.
- Theo truyền thống pháp quyền ở Anh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và
không ai đứng trên pháp luật cho dù người đó có trong tay quyền lực. Không ai bị
trừng phạt nếu người đó không phạm luật. Mội người có thể làm tất cả những gì
mình muốn trừ khi luật pháp có quy định khác.
Phần mở rộng:
*So sánh nhà nước tư sản Anh và nhà nước tư sản Nhật Bản thời kì tự do cạnh tranh: Anh Nhật Bản Giống nhau
+ Cả hai đều theo chế độ chính thể quân chủ , hoàng đế là người đứng đầu
+ Đều được hình thành từ cuộc cách mạng tư sản
+ Đều có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất + Hoàng đế - nữ hoàng + Thiên hoàng
+ Theo nguyên tắc thừa kế + Cha truyền con nối Nguyên
+ Biểu tượng – tượng trưng cho sự + Đứng đầu nhà nước – thủ quốc
bền vững, thống nhất quốc gia, không có quyền cai trị tối cao, gia có thực quyền có quyền lập pháp, chỉ
huy quân đội và hải quân
Chính thể Cộng hòa Nghị viện đổi Chính thể quân chủ
sang Chính thể Quân chủ đại nghị sai Nhị nguyên
Chính thể khi đạo luật về quyền hành của Nghị viện được thông qua Khác Pháp
Không có Hiến pháp thành văn Ban hành Hiến pháp nhau luật
Có vai trò rất lớn, nhằm hạn chế tối đa Có vai trò lập pháp và
Nghị viện quyền hạn của nhà vua, bao gồm thảo luận ngân sách
quyền lập pháp, quyết định ngân sách
và thuế, giám sát các hoạt động của nội
các và thành lập chính phủ
Chịu sự lãnh đạo của chủ tịch Thượng Thay mặt Hoàng đế, Tòa án nghị viện
không phải một thiết chế
hoàn toàn độc lập. Thẩm
phán cũng được chỉ định theo luật
Câu 11: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước tư sản Mỹ. Xác định hình thức chính thể:
A. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
- Cộng hòa tổng thống (là hình thức chính thể mà trong đó tổng thống vừa là
nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, có quyền lực to lớn, do nhân dân bầu ra)
CÁC THỜI TỔNG THỐNG Ở MỸ TRONG LỊCH SỬ
Nhà nước tư sản Mỹ là nhà nước điển hình nhất về:
- Chính thể cộng hòa tổng thống
- Nhà nước liên bang tư sản
- Áp dụng triệt để nhất học thuyết tam quyền phân lập
- Chế độ 2 đảng thay nhau nắm quyền
Theo HP 1787, Nhà nước tư sản Mỹ là nhà nước cộng hòa tổng thống được tổ chức theo 3 nguyên tắc :
- Ba cơ quan của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau.
- Ba cơ quan có nhiệm kì khác nhau.
- Ba cơ quan có sự độc lập, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau
-> Mục đích của việc áp dụng học thuyết này là để chống lại sự độc đoán chuyên
quyền, để quyền lực không tập trung duy nhất vào một cơ quan nào. Chính quyền
được xây dựng phải là chính quyền thúc đẩy tự do cá nhân và bản tính thiện của con người.
LỊCH SỬ VÀ CẤU TRÚC CỦA HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỘNG HÒA TỔNG THỐNG HOA KÌ.
Thể chế Tổng thống, ra đời ở Hoa Kỳ, được lấy cảm hứng từ mô hình Anh
quốc, giữ lại một số yếu tố cơ bản của mô hình này và thay đổi một số yếu tố khác.
Nền dân chủ Mỹ giữ lại các yếu tố: quyền tự do cá nhân (individual liberty), phân chia
quyền lực (Separation of Powers) và bầu cử người nắm quyền (Election of Governor);
tuy nhiên, thay đổi một số yếu tố quan trọng: về cơ bản, thay thế Nhà vua bằng một
Tổng thống Cộng hòa được lựa chọn thông qua bầu cử phổ thông, và giới thiệu các
nguyên tắc Liên bang. Nhà nước Hoa Kỳ được hình thành dựa trên ba nhánh quyền
lực riêng biệt, tách biệt nhau và cân bằng lẫn nhau: Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp.
Những tác động quan trọng của các học thuyết và của lịch sử ảnh hưởng đến
việc thiết kế Thể chế, với sự quan tâm trọng tâm vào việc tránh bằng mọi giá sự sự
chuyên chế, chuyên quyền, độc tài (Tyrannia) của một cá nhân – trong nhánh Hành
pháp, và của số đông, thông qua Quốc hội. Sau khi nghiên cứu các trường hợp trong
lịch sử, những nhà lập hiến ở Philadelphia quyết định không bao giờ thiết lập một nhà
nước với nhánh Hành pháp mạnh; ngược lại, sự thuyết phục chống chủ nghĩa toàn trị
(anti-authoritarianism) và chống chủ nghĩa chuyên chế (anti-absolutism) đã dẫn đến
quyết định xây dựng một hình mẫu hợp lý mà ở đó có thể kiểm soát được nhánh Hành
pháp. Với mục đích không gây tổn hại tới tầng lớp giàu có, cũng như không muốn có
một Quốc hội chuyên chế, chuyên quyền, các nhà lập hiến đã đưa đến ý tưởng một
Thượng viện kiểm soát việc vượt quá giới hạn của đa số (Excess of majority), và được
bầu chọn bởi Quốc hội của các Tiểu bang.
B. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống
- Do dân bầu , nhiều quyền hành.
- Vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu hành pháp.
- Không chịu trách nhiệm trước nghị viện.
- Trung tâm quyền lực NN nằm ở hành pháp.
- Bầu cử Tổng thống tự do và công bằng.
- Bị cách chức : nếu bị luận tội, kết tội phản quốc, nhận hối lộ. Bầu cử Tổng thống:
+) GĐ 1: Bầu cử sơ bộ - Bầu cử ứng cử viên tranh Tổng thống:
B1: Các đảng ở tiểu bang bầu đại biểu của mình đi dự Đại hội Đảng toàn Liên bang.
B2: Chính đảng đề cử ứng cử viên đảng mình. Trong phiên họp, người
trúng ứng cử viên Tổng thống khi chiếm đa số tuyệt đối số phiếu bầu.
+) GĐ 2: Bầu cử chính thức – Bầu cử tuyển đoàn:
Cử tri trực tiếp bầu tuyển cử đoàn của tiểu bang theo nguyên tắc số người
trong tuyển cử đoàn bằng số lượng nghị sĩ của tiểu bang đó ở Nghị viện.
Ứng cử viên nào có nhiều đại diện trong tuyển cử đoàn sẽ hưởng cả số
phiếu tuyển cử đoàn của tiểu bang đó. Chỉ cần cộng tổng số người của
tuyển cử đoàn sẽ biết ai là người thắng cử.
+) GĐ 3: Tuyển cử đoàn sẽ họp từng tiểu bang bầu Tổng thống và gửi kết
quả lên Thượng Nghị viện. Nếu ai được quá nửa số phiếu sẽ trúng cử
Tổng thống, trường hợp bất phân thắng bại thì Hạ Nghị viện sẽ họp để bầu Tổng thống.
*Thẩm quyền của Tổng thống: Lập pháp
- Trình dự án luật, dự án ngân sách.
- Phủ quyết dự án luật do hai viện thông qua (sau đó hai viện xem xét lại và
thông qua với tỉ lệ 4/3). Hành pháp:
- Độc lập trong bổ nhiệm các thành viên của hành pháp.
- Đối ngoại: Kí các hiệp ước, điều ước quốc tế, bổ nhiệm đại diện ngoại giao,
tuyên bố tình trạng chiến tranh.
- Quân đội: Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang. Tư pháp:
- Tổng thống bổ nhiệm và bãi nhiệm thẩm phán của hệ thống tòa án.
- Trong trường hợp khẩn cấp: tuyên bố tình trạng khẩn cấp, có thể áp dụng mọi
biện pháp kể cả vi hiến trong một thời gian ngắn để khôi phục lại tình trạng bình thường. 2. Nghị viện Lịch sử: 3 quan điểm
+ Bang lớn: Căn cứ vào số dân để quyết định số đại diện trong nghị viện (Virginia)
+ Bang nhỏ: Số đại diện cho các bang là như nhau (New Jersey)
+ Quan điểm thứ 3: Thiết lập 2 viện: 1 viện theo số dân. 1 viện với đại diện của
các bang là ngang nhau (Connecticut) Đi đến thiết lập: Hạ nghị viện: + Do dân bầu. + Nhiệm kì hai năm.
+ Thành viên: đủ 25 tuổi, công dân Mỹ ít nhất 7 năm, cư trú tại bang đã cử ra họ.
+Có quyền luận tội trong HĐ hành pháp. Thượng nghị viện:
+ Cơ quan đại diện của các bang, mỗi bang có hai thượng nghị sĩ.
+ Nhiệm kì 6 năm, cứ 2 năm bầu lại 1/3
+ Thượng nghị sĩ: từ 30 tuổi, ít nhất 9 năm là công dân Hoa Kì, cư trú tại bang đã cử ra họ
- Phó tổng thống là chủ tịch thượng viện.
- Tổng thống và Chủ tịch thượng viện sẽ thuộc hai đảng phái khác nhau.
- Quyền xác nhận sự bổ nhiệm của Tổng thống đối với các quan chức cao cấp và
đại sứ của CQ liên bang (2/3 phiếu thuận). *Nghị viện có quyền:
+ Đưa ra dự luật về bất kì vấn đề gì
+ Mỗi viện có quyền bỏ phiếu để chống lại viện kia
+ Hạ nghị viện có quyền luận tội và Thượng nghị viện có quyền kết tội những hành vi của Tổng thống.
3. Pháp viện tối cao (Tòa án tối cao)
- Mỹ không có tòa án Hiến pháp.
- Cơ cấu: 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và do thượng viện phê chuẩn.
- Về nguyên tắc: 9 thẩm phán có nhiệm kì suốt đời.
- Nếu thẩm phán phạm tội có thể bị bãi nhiệm bởi Tổng thống.
- Phán xét tính hợp hiến của các đạo luật. Tuy nhiên, TT không có quyền hủy bỏ
một đạo luật vi hiến mà chỉ tuyên bố không áp dụng.
- Quyền giải thích các đạo luật.
- Điều hòa mâu thuẫn giữa các tòa án và lãnh đạo tòa án ở liên bang và tiểu bang.
-> Kết luận của Toà án tối cao Liên bang Hoa Kỳ không cần sự nhất trí hoàn
toàn, chỉ cần 6 trên tổng số 9 thẩm phán.
C. VỤ ÁN MARBURY KIỆN MADISON
- Trong vụ việc này, William Marbury – người được bổ nhiệm là thẩm phán hòa giải
dưới thời cựu tổng thống John Adams – nhưng chưa được trao quyết định do chính
quyền mới của tổng thống Jefferson cho rằng phe đối lập cố tình chơi xấu khi bổ
nhiệm người của họ vào nhánh tư pháp vào những ngày cuối nhiệm kỳ - đã kiến nghị
lên Tòa án Tối cao yêu cầu Quốc vụ khanh mới là James Madison trao quyết định cho mình.
- Khi ấy, chánh án Tòa án tối cao là John Marshall đã hành xử cực kỳ khôn ngoan khi
trước tiên khẳng định rằng việc bổ nhiệm chức vụ cho Marbury được xem là đã hoàn
tất ngay khi cựu Tổng Thống Adams ký sắc lệnh và việc đóng dấu quốc ấn hay tống
đạt sắc lệnh đến đương sự chỉ là thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chánh án Marshall
cũng phán quyết rằng Tòa án tối cao Mỹ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc do
quy định rõ trong Hiến pháp rằng Tòa án tối cao có thẩm quyền tài phán tối hậu và chỉ
có thẩm quyền tài phán tiên quyết trong một số trường hợp đặc biệt.
- Để phản bác lại, Marbury viện dẫn Bộ Luật tư pháp của Mỹ năm 1789 rằng việc
ông kiến nghị Tòa án tối cao là phù hợp với quy định phát luật. Mặc dù vậy, chánh án
Marshall đã phán quyết rằng một số quy định của Bộ luật là vi hiến và đây được xem
là dấu mốc quan trọng để khẳng định quyền lực của Tòa án khi có thể xem xét lại tính
hợp pháp của cả các bộ luật do quốc hội ban hành.
MỘT SỐ ĐIỀU RÚT RA TỪ VỤ ÁN MABURY KIỆN MADISON
- Quyền Kiểm Soát Hiến Pháp: Trọng án Marbury kiện Madison, Tòa án Tối cao Hoa
Kỳ do Chánh án John Marshall phát ngôn quyền cho Tòa án có quyền kiểm tra hợp lý
các hành động của lớp phủ chính và loại bỏ các hành động không hợp lý nếu họ vi
phạm pháp luật. Điều này thiết lập quyền xét xử (Kiểm Soát Tư Pháp) cho Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
- Độc lập Tư Pháp: Án lệ Marbury kiện Madison cũng có thể hiện thực hóa tầm quan
trọng của độc lập pháp hệ thống. Nó khẳng định Tòa án có thể độc lập đánh giá và xử
lý các tranh chấp được chấp nhận mà không được thực hiện quá trình từ phía phủ
chính hay cơ chế lập pháp.
- Giới Hạn Quyền Lực Chính Trị: Án lệ này cũng tuyên bố rằng không phải tất cả các
cuộc tranh luận chấp nhận pháp lý đều phải được xử lý bởi Tòa án tối cao mà chỉ
những tranh chấp có liên quan đến hợp pháp. Điều này giới hạn quyền lực của Tòa án
trong công việc tham gia vào các vấn đề được cập nhật thường xuyên. Ý nghĩa vụ kiện: Tuyên bố
Hiến pháp luật tối cao của đất nước.
Luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập pháp là một bộ phận của Hiến
pháp và không được trái với Hiến pháp.
Quyết định quan trọng nhất trong lịch sử của Tòa án Tối cao Mỹ khi lập
nên 1 nguyên tắc giám sát tư pháp và quyền lực của Tòa trong việc xác
định tính hợp hiến của các hành vi lập pháp và hành pháp.
D. PHẦN MỞ RỘNG : SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
CỦA NHÀ NƯỚC ANH VÀ MỸ.
1.Tổng Thống (Mỹ) hay Hoàng đế (Anh): Mỹ:
Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp
lại là người có quyền hạn lớn nhất biểu hiện:
- Thứ nhất:Tổng thống do cử tri bầu ra theo hinh thức gián tiếp với các điều kiện theo
điều 2 khoản 1 mục 5 của Hiến pháp năm 1787 “phải là công dân Hoa kỳ từ lúc sinh
ra, không dưới 35 tuổi và phải trú ngụ ở Hoa kỳ ít nhất là 14 năm trước ngày bầu cử”
- Thứ hai :Tổng thống có những quyền hạn rất lớn:
+ Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng.
+ Chính phủ là cơ quan tư vấn cho tổng thống.
+ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang.
+ Trình dự án luật và các dự án ngân sách lên nghị viện.
+ Kí các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao.
+ Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao.
+ Ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viện. Sử dung rất nhiều quyền phủ
quyết như: tuyệt đối, tương đối, lựa chọn, bỏ túi. Anh :
Hoàng Đế do thế tập truyền ngôi, người muốn lên ngôi hoàng đế phải là người
nghiêm túc, trong sạch, theo nếp sống “khuôn vàng thước ngọc” của lễ giáo phong
kiến, phải là người theo quốc giáo nước Anh…
Hoàng đế là một chức danh rất quan trọng nhưng hoạt động lại rất hình thức,
Hoàng đế có chức năng tập trung cho sự thống nhất và vững bền của dân tộc, tượng
trưng cho quốc gia, đại diện cho xứ sở. Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia người thay
mặt quốc gia và các đảng phái, là người lãnh đạo nhà thờ Anh, là trung điểm của lòng
ái quốc. Khi có chiến tranh xảy ra thì Hoàng đế sẽ là người đứng lên để kêu gọi quần
chúng đứng lên để bảo vệ dân tộc.
Trên thực tế thì Hoàng đế không có quyền hạn gì, biểu hiện :
- Ở Anh còn tồn tại nguyên tắc chữ kí thứ hai: các văn bản mà Hoàng đế ban hành
nếu chỉ có chữ kí của Hoàng đế thì không có hiệu lực được thi hành mà phải có chữ kí
kèm theo của thủ tướng hay bộ trưởng.
Ví dụ: khi ban hành một văn bản luật về lĩnh vực giáo dục,nếu chỉ có chữ kí của
Hoàng đế thi không có hiệu lực thực thi mà còn phải có kèm theo chữ kí của bộ trưởng bộ giáo dục…
- Hoàng đế không chịu trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì của nhà nước cũng như
hông phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và ngược lại.
- Hoàng đế không bao giờ sử dụng quyền phủ quyết.
-> Tóm lại có thể kết luận Hoàng đế tồn tại chỉ trên danh nghĩa “nhà vua trị vì,
nhưng không cai trị. Chỉ tồn tại mang tính tượng trưng biểu tượng cho một dân tộc.
Giữa một bên là Hoàng đế tồn tại chỉ mang tính tượng trưng không có quyền lực
gì trong tay và một bên là tổng thống với những quyền lực tối cao nắm mọi quyền
hành về hành pháp. Từ đó cho thấy một điểm khác biệt cơ bản về chức năng và
quyền hạn giữa nguyên thủ quốc gia của Anh và Mỹ. 2. Nghị Viện Mỹ:
Nghị Viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ
sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành hoặc không tán
thành các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ
các điều ước quốc tế do tổng thống đã kí. Anh :
Nghị viện có những quyền hạn rất lớn như: Quyền lập pháp, quyền quyết định
ngân sách thuế, quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiễm các thành viên của chính phủ.
Từ đó cho thấy chính vai trò và quyền hạn của nghị viện như vậy đã hạn chế tới
mức tối đa quyền hạn của nhà vua, làm cho ngai vàng trở thành hư vị.
Từ trên đây có thể thấy rằng nếu như ở Anh quyền lực tối cao nằm
trong tay hạ nghị viện, hạ viện có quyền lực rất bao quát thì ở Mỹ quyền lực của hai
cơ quan xuất phát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực thì quyền
lực dường như tương đương nhau nếu như hạ nghị viện có quyền luận tội thì thượng
nghị viện có quyền kết tội. Từ đó cho thấy giữa nghị viện Anh và nghị viện Mỹ có
những khác biệt nhất định tương đối rõ ràng 3. Chính phủ:
- Ở Anh chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp. Hạ nghị viện cử ra thủ tướng, vì
vậy nên thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước hạ nghị viện. Sau đó thủ tướng mới
thành lập ra chính phủ. Đó là chính phủ của đảng chiếm đa số trong hạ viện. Ở Anh
lập pháp và hành pháp đều nằm trong tay một đảng, hạ viện chỉ có thể bị giải tán nếu
chính phủ thấy đảng của mình có đa số mỏng manh trong hạ viện, thì yêu cầu giải tán
nghị viện để bầu ra hạ viện mới, nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của mình.
+ Chính phủ thực sự có quyền kiểm tra điều hành cả nghị viện và Hoàng đế, có
thực quyền trong cả hai lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Chính phủ khởi thảo ra các
chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước, bổ nhiệm các quan chức cấp cao dân sự
và quân sự, ban hành các văn bản quy phạm dưới luật…Ngoài ra chính phủ còn có
quyền trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước. Chính phủ và thủ tướng có quyền
đàm phán, kí kết và tham gia tích cực vào quá trình phê chuẩn các hiệp ước quốc tế.
+ Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm mọi thành viên của chính phủ. Thủ
tướng có quyền yêu cầu giải tán hạ viện và tuyển cử một hạ viện mới…
- Ở Mỹ thì tổng thống chọn ra những người trong đảng chiếm đa số để lập ra
chính phủ, vì thế nên chính phủ phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống
có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên của chính phủ.
4. Tòa án tối cao hay Tòa án Liên bang:
-Ở Anh quyền tư pháp thuộc về hệ thống Tòa
án và chỉ làm công tác xét xử vì chức năng công tố và thi hành án tuộc về chính
phủ. Ở Anh không thành lập bộ tư pháp, hệ thống Tòa án dặt dưới sự lãnh đạo của chủ
tịch thượng viện, hệ thống Tòa án có tính độclập tương đối cao trong hoạt động
vì Anh là đất nước của tiền lệ pháp và nguyên tắc công bằng.
- Ở Mỹ quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao và các Tòa án cấp dưới do quốc hội
thành lập, chức năng là xét xử và luôn độc lập với lập pháp và hành pháp trong hoạt
động. Hơn thế nữa còn độc lập với cả dân chúng vì nó không được nhân dân bầu,
không phải chịu trách nhiệm trước nhân dân . Tòa án tối cao Liên Bang có thẩm quyền
về giải quyết các kháng nghị về tất cả các quyết định của Tòa án liên bang,có
quyền phân giải việc giải thích không đúng luật hoặc mâu thuẫn lẫn nhau của các
Tòa án liên bang và các Tòa án tiểu bang, có quyền xét xử lại các vụ việc khác mà Tòa án khác đã xử.
Tóm lại ở hai hình thức chính thể quân chủ nghị viện Anh và cộng hòa
tổng thống Mỹ, ngay từ tên gọi đã thể hiện ở Anh quyền lực tập trung trong tay
nghị viện còn ở Mỹ thì quyền lực tối cao nằm trong tay tổng thống. Mặt khác ,Ở
Anh nguyên thủ quốc gia chỉ mang nghĩa tượng trưng không có thực quyền
Qua đây có thể thấy được sự khác biệt về hình thức chính thể của
nhà nước Anh và Mỹ.sự ra đời của Hiến pháp năm 1787 đánh dấu cái
mốc hoàn thành việc xây dựng nhà nước liên bang Mỹ . Đặc biệt với cách
phân nhánh quyền lực theo nguyên tắc cân bằng quyền lực, “kìm chế” và
“đối trọng” nên không bao giờ xảy ra tình trạng lấn quyền hay vượt
quyền, chính vì vậy mà Mỹ luôn phát triển hơn các nước tư bản khác.
Ngược lại thì Anh lại không phân quyền như vậy và ở Anh sử dụng Hiến
pháp không thành văn nên không nói rõ ràng. Hiến pháp Mỹ năm còn
1787 đã quy định quyền lực cho từng bộ phận. Từ đó có thấy điểm khác
biệt cơ bản của hai hình thức chính thể này là cách phân quyền và chức
năng, quyền hạn của các cơ quan đứng đầu nhà nước.
Câu 12: Đặc điểm pháp luật tư sản thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh (1649-1870)
I. Thời kỳ tư sản tự do cạnh tranh.
Dựa trên quan điểm cho rằng lịch sử thế giới cận đại gắn với sự ra đời và phát triển
của chủ nghĩa tư bản, có các giai đoạn phát triển chính của lịch sử như sau: Giai đoạn
1: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (1649-1870); Giai đoạn 2: Chủ nghĩa tư bản độc
quyền (1870-1945); Giai đoạn 3: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước hay chủ nghĩa
tư bản hiện đại (từ năm 1945 đến nay).
Trước đó, vào thế kỷ XV, chế độ chính trị ở các nước Tây Âu vẫn là chế độ phong
kiến. Thế kỷ XV-XVI mới có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đồng thời có sự tích lũy
của ban đầu của chủ nghĩa tư bản, tập trung vốn vào tay một số người thuộc tầng lớp
thị dân giàu có thể hiện bằng các biện pháp bóc lột thuộc địa, cướp đoạt ruộng đất của
nông dân. Từ đó xuất hiện hình thức kinh doanh mới theo kiểu tư bản chủ nghĩa thay
vì các hình thức thô sơ, tự phát như tại thời kỳ trước.
Trong thời cận đại, nhà nước và pháp luật tư sản ra đời là kết quả của cuộc Cách mạng
tư sản và sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Giai cấp tư sản giữ vai trò là lãnh
đạo do họ đại diện cho phương thức sản xuất mới của xã hội lúc bấy giờ. Thời kỳ này,
nhìn chung bộ máy nhà nước tư sản chưa lớn, chưa can thiệp sâu vào quá trình sản
xuất và trao đổi tư bản. II. Pháp luật là gì?
Trong quan niệm ở Việt Nam, pháp luật thường được hiểu là tập hợp các quy tắc ứng
xử do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực thi bằng các biện pháp
tương ứng trong đó có biện pháp cưỡng chế thi hành. Về phương diện lý luận, nhìn
chung, pháp luật được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước, có tính bắt buộc chung, được nhà nước đảm
bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Các Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra định nghĩa pháp luật, chính xác hơn là về pháp
luật tư sản: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành
luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân, được nhà nước đảm bảo thực
hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục đích bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự
do của con người và sự phát triển bền vững của xã hội.
III. Pháp luật thời kỳ tư sản tự do cạnh tranh.
1. Pháp luật hình thành hai hệ thống pháp luật lớn. - Civil law:
Hệ thống pháp luật lục địa (Continental Law), hệ thống Luật dân sự (Civil Law), hay
hệ thống pháp luật Pháp-Đức là hệ thống pháp luật bắt nguồn từ hệ thống pháp luật
Pháp và một số nước lục địa Châu Âu. Hệ thống pháp luật các nước này nhìn chung
đều chịu ảnh hưởng của Luật La Mã. Ngày nay phạm vi của hệ thống Civil law tương
đối rộng, chúng dựa trên các khái niệm, phạm trù và quy tắc bắt nguồn từ luật La Mã,
với một số ảnh hưởng của giáo luật, đôi khi được bổ sung hoặc sửa đổi phần lớn theo
phong tục hoặc văn hóa địa phương. Truyền thống dân luật, mặc dù đã được thế kỷ
hóa qua nhiều thế kỷ và đặt trọng tâm hơn vào quyền tự do cá nhân, thúc đẩy sự hợp
tác giữa con người với nhau.
Civil law là hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới.
Civil law là một trong những hệ thống có lịch sử hình thành phát triển lâu đời nhất so
với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Civil law là ảnh hưởng của luật La Mã xuyên
suốt quá trình hình thành phát triển. Lịch sử hình thành phát triển của Civil law bắt
nguồn từ sự hình thành phát triển của luật La Mã và được mở rộng và phát triển hơn
nữa vào cuối thời Trung Cổ dưới ảnh hưởng của giáo luật.
Vào thế kỷ thứ 11 và 12, khi tìm được nguyên văn Bộ Dân luật Corpus Juris Civilis,
các học giả bắt đầu nghiên cứu và giải thích, hiện đại hóa những nội dung luật cũ cho
phù hợp với tình hình xã hội thời đó. Họ mở trường luật ở Paris, Oxford, Prague,
Heidelberg, Copenhagen; họ làm luật sư cho giáo hội, cho các vua chúa, và cho các
vùng lãnh thổ khắp Châu Âu. Nhờ cùng được đào tạo chung theo một nội dung, luật
gia của các nước Châu Âu đã tạo nên những Bộ Dân Luật của nước họ xây dựng trên
nền tảng chung là luật La Mã.
Luật thành văn được coi là nguồn chính của Civil law trong đó quan trọng nhất là các quy phạm pháp luật.
Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội
tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành
luật. Theo hệ thống pháp luật Civil Law, pháp luật được chia thành luật công và luật tư
tuy nhiên, sự phân biệt giữa luật công và luật tư chỉ mang tính tương đối.
Tư duy pháp lý của Civil law là theo lối diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng), nhấn
mạnh chủ nghĩa duy lý, coi trọng pháp điển hóa và ý thức hệ phù hợp với luật tự
nhiên. Tuy nhiên phương pháp này dẫn tới hệ quả quan trọng là làm thành một hệ
thống pháp luật đúng, kém linh động, giới hạn các thẩm phán trong việc áp dụng các
văn bản pháp luật có sẵn, từ đó dẫn đến sự ỷ lại, bị động và kém sáng tạo trong hoạt động xét xử.
Hệ thống Civil law dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn nên trong các vụ án hình sự,
thẩm phán căn cứ chủ yếu vào luật thành văn, kết quả của cơ quan điều tra và quá
trình xét xử tại Tòa để đưa ra phán quyết.
Ở các nước theo truyền thống Civil law chỉ có Nghị viện mới có quyền làm luật, còn
Tòa án chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật.
Pháp luật lục địa do văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu đồng thời quá trình
điều tra phụ thuộc phần lớn vào kết quả của cơ quan điều tra do vậy luật sư ít được coi trọng.
Còn về thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động
lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật.
Để đóng góp vào sự phát triển của hệ thống pháp luật này, đã có nhiều trường phái
pháp luật ra đời. Trong đó, ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (thế kỷ XVII -
thế kỷ XIX), trường phái pháp luật tự nhiên phát triển mạnh.
Trường phái pháp luật tự nhiên (thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII) có sự phân biệt pháp luật
thực định và pháp luật tự nhiên, nhấn mạnh quyền con người, coi đó là quyền tự nhiên,
phổ biến cơ bản và tuyệt đối. Đây là trường phái đặt nền móng cho sự giới hạn quyền
lực nhà nước, sự phân chia luật công và luật tư, góp phần nhận thức lại vai trò của
pháp luật trong mối quan hệ với nhà nước. Dựa trên nền tảng của những tư duy này,
các nhà tư tưởng pháp luật tự nhiên thế kỉ XVII, XVIII đã đề cao các quyền tự nhiên,
thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người.
Đồng thời đây cũng là giai đoạn được đánh dấu bằng những văn bản pháp luật quan
trọng, là cuộc cách mạng lớn cho sự phát triển của tư tưởng pháp luật nhân loại. Trước
hết phải kể đến Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp. Những
quy định cơ bản của Bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thành những nguyên tắc cơ
bản của các bản hiến pháp của các quốc gia lục địa Châu Âu và nhiều nước khác trên
thế giới. Bản tuyên ngôn có nội dung giống với một bản hiến pháp. Trong bản Tuyên
ngôn này, nhiều quyền con người lần đầu tiên đã được nêu như tại điều 5: Law can
only prohibit such actions as are hurtful to society. Nothing may be prevented which is
not forbidden by law, and no one may be forced to do anything not provided for by
law. Đặc biệt, tiêu chí của một bản hiến pháp đã được xác định rõ tại điều 16: A
society in which the observance of the law is not assured, nor the separation of powers
defined, has no constitution at all.
Bản tuyên ngôn này đã đặt nền móng cho một ngành luật mới ra đời đó là luật hiến pháp.
Sang thế kỉ XIX, hệ thống pháp luật diễn ra xu hướng pháp điển hóa mạnh mẽ. Nổi bật
nhất là sự ra đời của Bộ luật Dân sự Pháp (Bộ luật Napoleon 1804). Đây là bộ luật
dung hòa giữa pháp luật La Mã và pháp luật phong kiến, tập quán và luật thành văn,
quan điểm tôn giáo và trào lưu phi tôn giáo. Bộ luật Dân sự Napoleon được coi là kinh
điển cho các nước Civil law vì: Hầu như mọi quan hệ dân sự chủ yếu trong xã hội đều
được bộ luật điều chỉnh; Được coi là tạo ra cuộc cách mạng về kỹ thuật lập pháp: các
chương, điều, quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định, trình bày rõ ràng
và logic; các khái niệm, nguyên lí, nguyên tắc trong bộ luật được nêu ngắn gọn, chuẩn xác và đầy đủ. - Common law:
Một loại hệ thống pháp luật, thường được hiểu là "thông luật Anh", là hệ thống của
Anh và xứ Wales ở Vương quốc Anh, và cũng có hiệu lực ở khoảng 80 quốc gia trước
đây là một phần hoặc chịu ảnh hưởng của Đế quốc Anh cũ. Thông luật của Anh phản
ánh những ảnh hưởng của Kinh thánh cũng như tàn tích của hệ thống luật pháp được
áp đặt bởi những người chinh phục đầu tiên bao gồm người La Mã, người Anglo-
Saxon và người Norman. Một số học giả pháp lý cho rằng sự hình thành hệ thống
thông luật của Anh là do vua Henry II (1154-1189). Cho đến thời kỳ trị vì của ông, các
luật lệ thông thường giữa các khu vực tài phán tôn giáo và giáo hội (nhà thờ) khác
nhau của Anh đều được quản lý tại địa phương. Henry II đã thành lập triều đình của
nhà vua và chỉ định rằng luật pháp là "chung" cho toàn bộ vương quốc Anh. Nền tảng
của thông luật Anh là "tiền lệ pháp" - được gọi là stare decisis, nghĩa là "bảo vệ những
điều đã được quyết định". Trong hệ thống thông luật của Anh, các thẩm phán tòa án bị
ràng buộc trong các quyết định của mình phần lớn bởi các quy tắc và học thuyết khác
được phát triển - và bổ sung theo thời gian - bởi các thẩm phán của các tòa án Anh trước đó.
Là hệ thống pháp luật lớn thứ hai thế giới.
Nguồn gốc: Ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mỹ. Năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra
một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầy quyền năng.
Ông đưa các thẩm phán đi khắp nơi để sưu tầm chọn lọc cách giải quyết các tranh
chấp, ông ghi lại và dần trở thành án lệ, từ đó thuật ngữ “Common law” bắt đầu xuất
hiện từ thời điểm đó.
Nguồn luật: không chịu ảnh hưởng của nguyên tắc luật dân sự La Mã; áp dụng các học
thuyết pháp lý, nguồn luật có nhiều tập quán.
Tính chất: hình thành từ tập quán, coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law),
mang tính cụ thể, linh hoạt phù hợp với sự phát triển của xã hội (áp dụng các án lệ),
khó phân biệt, phân loại.
Hình thức tố tụng: hình thức tố tụng tranh tụng, coi trọng nguyên tắc Due process.
Yêu cầu bình đẳng của các đương sự trong việc đưa ra chứng cứ trước tòa.
Yêu cầu quy trình xét xử phải được tiến hành bởi một Thẩm phán độc lập có chuyên
môn, cùng một bồi thẩm đoàn vô tư, khách quan.
Yêu cầu luật pháp phải được quy định sao cho một người đều bình thường có thể hiểu
được hành vi phạm tội.
Thẩm phán và luật sư được coi trọng, áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực theo đó
tòa án là cơ quan làm luật thứ 2 sau Nghị viện. Họ quan điểm “Đời sống pháp luật
không phải là logic mà kinh nghiệm”.
Trước đó, nước Anh đã xây dựng một Đại hiến chương mang tên Magna Charta vào
thế kỷ thứ XIII, là nền móng của thông luật, nổi bật nhất là Điều 40: “...công lý bị trì
hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối” (Justice delayed is justice denied)”. Một số
các ví dụ về những sản phẩm của hệ thống pháp luật bất thành văn vào thời kỳ tư sản
thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh: Habeas Corpus, hay còn gọi là Luật bảo thân, năm
1679, Luật khiếu nại về quyền (Petition of Right), năm 1628, Bộ luật về quyền của
nước Anh (English Bill of Rights) năm 1689.
2. Xuất hiện một số ngành luật mới như Hiến pháp, Luật Lao động
Về mặt pháp luật, sự ra đời của Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật đã
thực sự là một cuộc cách mạng. Xét về tính chất dân chủ, nhân đạo, bình đẳng và sự
tiến bộ về hình thức pháp lý và kỹ thuật lập pháp thì pháp luật tư sản thể hiện sự
tiến bộ vượt bậc so với pháp luật thời phong kiến. Về mặt nội dung, pháp luật tư
sản bảo vệ tự do cạnh tranh trong sản xuất và trao đổi tư bản của các nhà tư bản - Luật Hiến pháp:
+ Một số các bản Hiến pháp tiêu biểu của thời kỳ tư sản tự do cạnh tranh:
Hiến pháp Pháp 1791: . Bản Hiến pháp đầu tiên ra đời (1791), tiếp đó là các bản Hiến
pháp 1793 và 1795 đều xác định chủ quyền thuộc về nhân dân; chế độ đại diện thông
qua bầu cử; các quyền tự nhiên và không thể tước đoạt được của con người: tự do,
bình đẳng và sở hữu. Nguyên tắc tam quyền phân lập cũng đã được nêu rõ ngay từ Hiến pháp 1791.
Hiến pháp Mỹ 1787: Hiến pháp Hoa Kỳ là một trong những Hiến pháp kinh điển của
thế giới. Hiến pháp Hoa Kỳ thực hiện chức năng cơ bản của Hiến pháp là đặt ra giới
hạn quyền lực nhà nước cho các thiết chế hiến định (Quốc hội, Tổng thống và Tòa
tối cao), cơ chế phân quyền giữa các thiết chế này, đồng thời ghi nhận những quyền
con người, quyền công dân cơ bản ở Hoa Kỳ. Hiến pháp cũng đưa ra những giới
hạn mà nhà nước có thể thực thi quyền lực trong khi vẫn tôn trọng, bảo đảm các quyền
con người, quyền công dân cơ bản.
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787 được coi là bản Hiến pháp thành
văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến hiện đại. Trước khi có Hiến pháp, Hoa Kỳ đã có
các bản kiến ước của một số tiểu bang và đặc biệt là Tuyên ngôn Độc lập ngày
4/7/1776. Chính vì vậy mà từ ốm đó người ta thường gắn Hiến pháp với lập quốc và
coi Hiến pháp là biểu tượng của nền độc lập.
Hiến pháp Anh: Hiến pháp của Liên hiệp vương quốc Anh (England, Scotland, Wales
and Northern Ireland) là tập hợp một số luật và các nguyên tắc pháp luật, các điều ước
quốc tế, các án lệ, tập quán của Nghị viện và các nguồn khác. Liên hiệp vương quốc
Anh không có một văn bản Hiến pháp duy nhất như hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Đây là lý do mà nhiều người nói rằng Hiến pháp của nước Anh là hiến pháp
không thành văn, không pháp điển hoá hoặc gọi đó là hiến pháp thực tế . Những bản
Hiến pháp thời kỳ này thường có ba chế định: chế định về tổ chức Bộ máy nhà nước,
chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân, chế định bầu cử - Luật Lao động:
+ Định nghĩa chung: Luật lao động là lĩnh vực luật phổ biến nhất liên quan đến mối
quan hệ giữa công đoàn, người sử dụng lao động và chính phủ.
Luật Lao động phát sinh chủ yếu từ và trong bối cảnh luật pháp chung của Anh và các
khu vực pháp lý liên quan, mà nó cũng được liên kết theo lịch sử khi công việc có
lương bắt đầu trong Cách mạng Công nghiệp, và theo cách này, Luật lao động và các
khái niệm liên quan đánh dấu sự khởi đầu từ truyền thống hợp đồng luật tồn tại trước
đây cho quan hệ chủ-tớ đến thời điểm đó.
+ Cụ thể: Cột mốc đầu tiên của luật lao động hiện đại là Đạo luật về Sức khỏe và Đạo
đức của Người học nghề năm 1802 của Anh, do Ngài Robert Peel bảo trợ. Đạo luật
tương tự nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên đã được thông qua ở Zürich năm 1815 và ở Pháp năm 1841.
3. Những ngành luật trước đây có sự thay đổi mang tính dân chủ, tiến bộ
Đặc điểm đặc trưng nhất của Chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và
quyền tự do sản xuất kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt pháp luật và được coi như
một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người.
Nếu pháp luật thời phong kiến là pháp luật về đẳng cấp thì pháp luật tư sản lại quy
định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, ghi nhận và bảo vệ quyền công dân và quyền con người.
Pháp luật tư sản bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân, coi nó là một quyền thiêng liêng bất
khả xâm phạm. Pháp luật ở nhà nước tư sản phát triển toàn diện và đồng bộ. Ngoài ra,
pháp luật tư sản vừa là công cụ quản lý xã hội, vừa là công cụ để giám sát và hạn chế
quyền lực của bộ máy nhà nước. - Luật hình sự:
Luật hình sự có xu hướng nhân đạo hóa và vì con người với mục đích là chống và
phòng ngừa tội phạm, bảo vệ vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức. VD: nhiều nước đã bãi bỏ án tử hình để bảo vệ tối đa
quyền sống của con người.
Luật pháp Hoa Kỳ phát triển theo hướng làm rõ vấn đề hành vi nào là tội phạm và
hành vi nào không, đồng thời xác định rõ mức độ nguy hiểm của từng hành vi vi
phạm. Các vụ việc hình sự được đưa ra giải quyết ở tòa thường được chia ra làm 3
loại: tội nhẹ (misdemeanours), tội nặng (felonies), tội nghiêm trọng (treason).
Luật hình sự 1791 của Pháp đã giảm các hình thức xử tử hình, nhất là những hình thức
dã man, tàn bạo, không xử phạt những người thân thích của người phạm tội. Không
còn tội phạm tôn giáo. (Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật, PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn)