Tài liệu kiến thức cơ bản và trắc nghiệm lịch sử Việt Nam | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.Các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao thông vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phrăng mất giá… Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46892935
Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Chương I
VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
KIẾN THỨC CƠ BẢN(1919 -1930)
BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
1. Nguyên nhân, chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc
địa lần thứ hai. a. Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng
nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.Các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao thông
vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phrăng
mất giá…
- Cuộc khủng hoảng thiếu trong các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm
chonền kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn. Pháp trở thành con nợ lớn trước hết là của Mỹ. Vị
thế cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa của Pháp bị suy giảm nghiêm trọng..Vì vậy
Pháp cần phát triển vươn lên để khẳng định lại vị thế của mình.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về nguyên liệu (cao su), nhiên liệu (than đá) rất
cao, và đó cũng là ngành thu lợi nhuận cao.
b. Mục đích: Để bù đắp lại những thịêt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng cố lại
địa vị kinh tế của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.Một mặt đế quốc Pháp đẩy mạnh sản
xuất và bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa,
trong đó có thuộc địa Đông Dương.
c. Nội dung chương trình khai thác:
* Về thời gian. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương
chính thức được triển khai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và kéo dài cho đến trước
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
*Đặc điểm. Đặc điểm nổi bậc nhất so với đợt khai thác lần thứ nhất là trong chương
trình khai thác lần này Pháp chủ trương đầu tư một cách ồ ạt, trên qui mô lớn và tốc độ nhanh
chưa từng thấy . Chỉ tính từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng lên gấp 6
lần so với 20 năm trước chiến tranh.
*Nội dung chương trình khai thác. Thực dân Pháp chủ trương đầu khai thác vào
trong tất cả các ngành, song hai ngành được chú trọng đầu nhiều nhất đó nông nghiệp
công nghiệp.
- Trong nông nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn
điền mà chủ yếu là đồn điền lua và cao su. Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp
là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn
hécta năm 1918 l, lên 120 ngàn hécta năm1930.
- Trong công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than)…. đồng thời
mở thêm một số xí nghiệp công nghiệp chế biến như giấy, gỗ, diêm, rượu, xay xát), hoặc dịch
vụ điện, nước…..vừa nhằm tận dụng nguồn nhân công rẽ mạt, vừa tận dụng nguồn nguyên
liệu dồi dào để phục vụ nhu cầu tại chỗ để kiếm lợi nhuận.
*Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:
+ Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
lOMoARcPSD| 46892935
lOMoARcPSD| 46892935
+ Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.
- Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, nắm độc quyền về xuất nhập
khẩu bằng cách đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc và
Nhật Bản, còn hàng hóa của Pháp thì được tự do đưa vào Đông Dương với mức thuế rất thấp.
- Về giao thông vận tải: Đầu tư mở thêm nhiều tuyến đường mới như đường sắt, đường thủy,
đường bộ, nối các trung tâm kinh tế, các khu vực khai thác nguyên liệu, để phục vụ cho công
cuộc khai thác và mục đích quân sự.
- Về tài chính:
+ Ngân hàng Đông Dương chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế Đông Dương.
+ .Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng hình thức cổ truyền đó là thuế, đặc bệt là
thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện vô cùng man rợ.
Tóm lại, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp có điểm mới so
với lần trước là tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời song về cơ
bản vẫn không thay đổi: Hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
nặng, nhằm cột chặt nền kinh tế Đông Dương với kinh tế Pháp và biến Đông Dương thành thị
trường độc chiếm của tư bản Pháp.
2.Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.Thái độ chính trị
và khả năng cách mạng của từng tầng lớp, giai cấp.
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho xã
hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân
hóa như địa chủ phong kiến và nông dân, giờ đây xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới: Tư
sản; Tiểu tư sản; giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau,
nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau trong cuộc đấu trnh dân tộc và
giai cấp.
a.Giai cấp địa chủ phong kiến:Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng
nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về
kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế chúng không có khả năng cách mạng.
Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu
nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.
b.Giai cấp nông dân:Chiếm trên 90% dân số, hbị đế quốc phong kiến bóc lột
nặng nề, nên bị bần ng hóa phá sản trên quy lớn, họ căm thù thực dân phong
kiến.Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng haí nhất của cách
mạng
c. Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu ch
trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp. Do
quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận:
- Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế
quốc.
- Bộ phận sản dân tộc: khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp
chèn ép nên ít nhiều tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.
d. Giai cấp tiểu tư sản: Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành
phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán
nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn,
dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh
viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực
lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan trọng của
cách mạng.
g. Giai cấp công nhân:Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển
nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến
tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)
lOMoARcPSD| 46892935
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực
lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh
sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để …giai cấp công
nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng
- Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
- Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới , đặc biệt là Cách
mạng tháng Mười Nga.
Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam
sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn
toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
HỆ THỐNG CÂU HỎI(NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU, VẬN DỤNG )
I. CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp tư sản ở Việt
Nam bị phân hóa như thế nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 2. Sự kiện nào dưới đây gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô? A.
Tham dự đại hội lần IV của Quốc tế cộng sản.
B. Tham dự đại hội lần V của Quốc tế cộng sản.
C. Tham dự đại hội lần VI của Quốc tế cộng sản.
D. Tham dự đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản.
Câu 3. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu vốn nhiều nhất o ngành
nào?
A. Ngoại thương.
B. Công nghiệp nặng.
C. Nông nghiệp và khai mỏ.
D. Giao thông vận tải.
Câu 4. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp Địa chủ
Việt Nam đã phân hóa như thế nào?
lOMoARcPSD| 46892935
A. Đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ.
B. Đại địa chủ và trung địa chủ.
C. Đại địa chủ và tiểu địa chủ
D. Địa chủ vừa và nhỏ.
Câu 5. Giai cấp tiểu tư sản gồm những thành phần nào?
A. Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên.
B. Viên chức trong công sở của Pháp, quan lại của triều đình phong kiến.
C. Tiểu thương, tiểu chủ, tiểu nông.
D. Học sinh sinh viên, viên chức, trí thức.
Câu 6. Trong nửa đầu những năm 20 của thế kỉ XX, tác phẩm nổi tiếng nào của Nguyễn Ái
Quốc được xuất bản?
A. Nhật kí trong tù.
B. Cương lĩnh chính trị.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Đường Kách Mệnh
Câu 7. Trong thời gian ở Liên Xô từ 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự những Đại Hội,
Hội nghị quốc tế nào?
A. Hội nghị quốc tế công nhân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần V.
B. Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần V.
C. Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần III.
D. Hội nghị quốc tế phụ nữ, Đại hội Quốc tế cộng sản lần IV.
Câu 8. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng môt số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi,
. . . lâp ra tổ chức nào?
A. Hôi liên hiệ p thuộ c địạ
B. Tổ chức Những người Công sản.
C. Tổ chức Những người Vô sản.
D. Hội liên hiêp các dân tộ c bị áp bức ở Á Đông.
lOMoARcPSD| 46892935
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn bản ba ớc
Đông Dương?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân, công nhân Đông Dương với Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp.
Câu 10. Sự kiện nào trên thế giới nh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến
tranh thế giới nhất?
A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11/1917).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6/1919).
C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12/1920).
D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
Câu 11. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của Pháp ở Việt Nam? A. Nông dân.
B. Tư sản dân tộc.
C. Địa chủ.
D. Công nhân
II. CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 1. Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa lần thứ hai Việt Nam? A. Để phát triển kinh tế Pháp.
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
D. Để thu được nhiều lợi nhuận.
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính
trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào ?
A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp
B. Có thái độ không kiên quyết đễ thỏa hiệp khi Pháp mạnh
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để
D. Có thái độ phản đối đấu tranh cách mạng
Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân
tộc Việt Nam?
A. Gửi bản yếu sách 8 điểm đến hội nghị Véc xai (1919).
lOMoARcPSD| 46892935
B. Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin (7/1920)
C. Lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri (1921)D. Sáng lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên ( 6/1925).
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn giai cấp
nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 5. Giai cấp nào tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn với
nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân?
A. Tư sản
B. Công nhân.
C. Tiểu tư sản.
D. Địa chủ phong kiến
Câu 6. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? A.
Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.
D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 7. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?
A. Giai cấp tư sản bị phá sản
B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Giai cấp tiểu tư sản bị chèn ép.
D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
D.Thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
Câu 8. Thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, sao Pháp đầu nhiều vào
khai thác mỏ than trong lĩnh vực công nghiệp?
A. Vì than là nguồn năng lượng cần cho chính quốc và thế giới.
lOMoARcPSD| 46892935
B. Vì khai thác than dễ.
C. Vì Việt Nam có trữ lượng than lớn.
D. Vì khai thác than thu được nhiều lợi nhuận.
Câu 9: Trong chính ch thương nghiệp, thực dân Pháp đã đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài
vì muốn
A. tạo sự cạnh tranh hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
C. độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
D. tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
Câu 10. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, bản Pháp hạn chế phát triển
công nghiệp nặng Việt Nam? A. Vì phải đầu tư nhiều tiền.
B. Vì phải đầu tư nhiều kĩ thuật.
C. Vì Pháp chỉ muốn biến Việt Nam thành căn cứ quân sự cho Pháp.
D. Vì muốn kinh tế Việt Nam không phát triển và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
III. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Điểm khác biệt trong quá trình đi tìm chân cứu ớc của Nguyễn Ái Quốc so với
lớp người đi trước là Người
A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nuớc.
C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 2. Những việc làm nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc chứng minh từ một người yêu nước
chân chính Bác đã trở thành người cộng sản?
A. Gửi yêu sách đến hội nghị Vec – xay, thành lập hội liên hiệp thuộc địa
B. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”, báo “Sự Thật”, …
C. Đọc sơ thảo luận cương của Lê Nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng cộng sản
Câu 3. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của đế quốc Pháp Việt Nam điểm
mới ?
A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế
lOMoARcPSD| 46892935
B. Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao suC. Hạn
chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 4. So với giai cấp công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng nào sau đây?
A. Bị ba tầng áp bức bóc lột.
B. Ra đời cùng lúc với giai cấp tư sản.
C. Làm việc tại những thành phố lớn.
D. Bị giai cấp tư sản bóc lột.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông dân Việt Nam? A.
Chiếm số đông trong xã hội.
B. Là lực lượng đông đảo của cách mạng.
C. Bị bần cùng hóa trên qui mô lớn.
D. Có trình độ cao.
Câu 6. Sự kiện nào sau đây không tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền chủ nghĩa Mác-
-nin vào Việt Nam?
A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (3/1919).
B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (1920).
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921).
D. Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (từ 1919).
Câu 7. Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn bắt đầu
biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam".
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).
B. Nguyễn Ái Quốc đọc thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc
địa(7/1920).
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện (Quảng Châu) (6/1924).
D. Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
Câu 8. Trong những năm 1919 - 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với họat động của
Nguyễn Ái Quốc?
A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mạng tháng Mười Nga.
lOMoARcPSD| 46892935
B. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đường cứu nước
đúngđắn.
C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.
D. Nguễn Ái quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 9. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột man của chủ nghĩa đế quốc nói chung đế
quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy. Đó nội dung trong tờ báo
nào của Nguyễn Ái Quốc? A. Đời sống công nhân.
B. Nhân đạo.
C. Người cùng khổ.
D. Tạp chí Thư tín quốc tế.
IV. CÂU HỎI VẬNG DỤNG CAO
Câu 1. Xác định công lao dầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam trong những năm 1911 – 1930.
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2. Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 là gì?
A. Quá trình chuẩn bị tưởng, chính trị tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản
ViệtNam ngày 3/2/1930.
B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
D. Quá trình thực hiện chủ trương “ Vô sản hóa”.
Câu 3. Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực ng nghịêp Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân. C. Bắt nông dân đi phu
phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
Câu 4: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt
Nam?
A. Bị ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.
B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
lOMoARcPSD| 46892935
C. Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
D. Sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài, nhất là chủ nghĩa Mác Lênin.
Câu 5. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” tại Pari năm 1925 đã trở nên nổi tiếng
A. đây là một tác phẩm được nhiều người đọc và biết đến.
B. đây là một tác phẩm chính do Nguyễn Ái Quốc viết.
C. đây là tác phẩm lên án tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi đấu tranh.
D. đây là tác phẩm đã làm cho thực dân Pháp hoảng sợ.
Câu 6: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên phút Bác Hồ cười". Câu thơ đó nói
lên cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh nào ? A. Bác Hồ đọc sơ thảo luận cương của
Lênin.
B. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
C. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
D. Bác Hồ đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.
BÀI 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM (1925 - 1930)
1/ Việt Nam Quốc dân Đảng
a/ Bối cảnh:
- Ảnh hưởng: Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn(dân chủ tư sản)
- Thời gian ra đời: 25/12/1927
- Người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu
- Địa Điểm: Nam Đông Thư xã(Bắc kì) b/ Nội dung:
- Thành phần: phức tạp(nhiều giai cấp tầng lớp)
- Lực lượng chính: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp
- Phương pháp cách mạng: Bạo lực
- Tư tưởng hành động: Tự do, bình đảng, băc ái
- Khuynh hướng: Dân chủ tư sản
- Chính đảng: Giai cấp tư sản
- Hoạt động: chủ yếu Bắc kì
- Tổ chức: Non yếu, chưa có sự thống nhất từ TW tới địa phương c/ Hoạt động:
* Hoạt động tiêu biểu: Khởi nghĩa Yên Bái(2/1930).
lOMoARcPSD| 46892935
- Nguyên nhân trực tiếp khởi nghĩa: Do ám sát trùm mộ phu Bazanh, nên Pháp khủng
bố
đàn áp => lực lượng bị tổn thất nặng(1000 đảng viên bị bắt giết)
- Diễn biến: Khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái và một số nơi…
- Kết quả: Thất bại, với câu nói nói của NTH không thành công thì thành nhân” - Ý
nghĩa: Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc(cổ vũ lòng yêu nước) - Nguyên nhân
thất bại:
+ Chủ quan là do tổ chức này còn non yếu
+ Khách quan: Pháp còn mạnh
2. Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
a.Vài nét về tiểu sử: Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đổi
là Nguyễn Tất Thành. Sinh ngày 19/5/1890 ở thôn Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An.Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên quê hương giàu truyền
thống đấu tranh cách mạng, lớn lên trong cảnh nước nhà bị thực dân Pháp đô hộ và xâm lược.
Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng đương thời, và sớm nhận thấy những hạn
chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiền bối, nên Người quyết định sang phương Tây
tìm đường cứu nước.
b. Hành trình tìm đường cứu nước(từ 1911 đến 1920)
- Ngày 5/6/1911,từ cảng nhà Rồng (Sài Gòn), lấy tên là Nguyễn Văn Ba, Người làm phụ bếp
cho chiếc tàu vận tải Latusơ Têrơvin (tàu buôn của Pháp) và bắt đầu cuộc hành trình tìm
đường cứu nước.
- Từ 1911 đến 1917, Người đến hầu khắp các châu lục âu, Phi, Mỹ cuối năm 1917 Người trở
lại Pháp. Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại đã giúp người nhận rõ đâu là bạn, đâu là
thù.(Nhân xét quan trọng đầu tiên của Người là:Bất luận ở đâu cũng chỉ có hai loại người,
đó là:Thiểu số đi áp bức bóc lột còn đại đa số quần chúng nhân dân lao động là những người
bị áp bức bóc lột.Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn còn chủ nghĩa
đế quốc ở đâu cũng là thù)
- Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, đã ảnh hưởng đến hoạt động cứu nước
của người.
- Năm 1919, người gởi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm, đòi quyền tự do dân chủ,
quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc. Đây là đòn trực diện đầu tiên giáng vào bọn
đế quốc và gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các
thuộc địa Pháp.
- Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin.
Luận cương đã vạch ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc,
đồng thời khẳng định lập trường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông của
Quốc tê cộng sản. Từ đó người hoàn toàn tin theo Lê Nin, đứng về Quốc tế thứ ba. -
Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tour, Người bỏ phiếu tán thành việc gia
nhập Quốc tế ba và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Đây là bước ngoặc lơn trong
cuộc đời hoạt động của Người. Từ một người Việt Nam yêu nước đã trở thành người cộng
sản quốc tế.
Như vậy sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Người đã tìm ra được con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp
tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
lOMoARcPSD| 46892935
3.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. a. Quá trình chuẩn bị
về chính trị, tư tưởng:
- Năm 1921, Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địaPari để đoàn kết các lực lượng
cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Năm 1922, Hội ra tờ báo “Người cùng khổ”, để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã
man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh
tự giải phóng.
- Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế
cộng sản ….
- Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, và đọc tham luận tại Đại
hội….
Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư
tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào nước ta. Những tư tưởng mà người truyền bá
sẽ là nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:
- Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân
các nước thuộc địa.
- Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải
phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. Đó chính là mối quan hệ giữa cách
mạng chính quốc vàcách mạng thuộc địa.
- Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng. -
Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng
cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lê Nin. b. Sự chuẩn bị về tổ chức:
-Tháng 11/11/1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn
bị về tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
- Khi về đến Quảng Châu, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt
động ở đây. Người chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức “Tâm tâm xã (Tổ chức của
những người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu), và những thanh niên hăng hái từ trong nước
mới sang theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái, để thành lập Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) mà nòng cốt là Cộng sản đoàn, tổ chức tiền thân của
Đảng.
- Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện để đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ cách mạng. Những bài giảng của người được in và xuất bản thành sách “Đường Kách
mệnh” 1927
- Từ ngày 06/01 đến 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương cảng - Trung Quốc) Nguyễn Ái
Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị
về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt
Nam.
4. Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.Ý nghĩa lịch
sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản. a/ Hoàn cảnh:
*Thế giới:
- Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc phát triển mạnh, vụ phản biến của Tưởng Giới
Thach làm cho công xã Quảng Châu thất bại đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách
mạng Việt Nam.
- Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào
cáchmạng ở các nước thuộc địa.
*Trong nước:
lOMoARcPSD| 46892935
- Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
Đặcbiệt là phong trào công nông theo khuynh hướng vô sản, gai cấp công nhân thật sự
trươngt thành, đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có Đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo phong
trào. - Lúc này HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong
nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn
cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức n Việt
dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. b/ Quá trình thành lập:
* Đông Dương cộng sản đảng:
- Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc
kì, trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7
người, tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
- Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp ởHương
Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp
nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- Tháng 17/6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiên-
Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ
Đảng, báo Búa liềm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
* An Nam cộng sản đảng: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng đã ảnh
hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì. Tháng
8/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng.
* Đông Dương cộng sản liên đoàn: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản
đảng và An Nam cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt. Tháng
9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập Đông Dương cộng sản liên
đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì. c/ Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản
ở Việt Nam.
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
HỆ THỐNG CÂU HỎI(NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU, VẬN DỤNG )
I. Nhận biết
Câu 1. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem A. văn kiện của Đảng.
B. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng.
C. nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2 . Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng là gì ?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
B. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do.
lOMoARcPSD| 46892935
D. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Câu 3. Lực lượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng bao gồm
A. công nhân, nông dân, đại địa chủ phong kiến, tư sản mại bản.
B. công nhân, tư sản dân tộc, trí thức, phú nông.
C. công nhân, nông dân và địa chủ yêu nước, trung và tiểu địa chủ.
D. công - nông, tiểu tư sản, trí thức, phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc.
Câu 4. Các tổ chức nào dưới đây đã tham dự Hôi nghị hợp nhất ba tổ chức cộ ng sản đầu
nă 1930?
A. Đông Dương Công sản đảng, An Nam Cộ ng sản đảng. B.
Đông Dương Công sản đảng, Đông Dương Cộ ng sản Liên đoàn.
C. An Nam Công sản đảng, Đông Dương Cộ ng sản Liên đoàn.
D. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Công sản đảng.
Câu 5. Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng được công bố năm 1929 đã xác
định tư tưởng cốt lõi của tổ chức là gì? A. Độc lập và tự do.
B. Độc lập và dân chủ.
C. Tự do, bình đẳng, bác ái.
D. Thiết lập xã hội bình đẳng, bác ái.
Câu 6. Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-
1929)?
A. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 7. Sự kiện dưới đây diễn ra tại nhà số 5D phố Hàm Long -Hà Nôi (3-1929)?
A. Thành lâp Đông Dương Cộ ng sản đảng
B. Thành lâp Đông dương Cộ ng Sản liên đoàn 
C. Chi bô Cộ ng sản đầu tiên ở Việ t Nam ra đờị
lOMoARcPSD| 46892935
D. Đại hôi lần thứ nhất của Việ t Nam Cách Mạng Thanh Niê u 8. Khởi nghĩa Yên Bái
(02-1930) thất bại đã chứng tỏ điều gì? A. vẫn tiếp tục hoạt động và gây ảnh hưởng lớn Bắc
kì.
B. đi vào hoạt động bí mật chờ thời cơ để tiếp tục khởi nghĩa.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng chấm dứt ảnh hưởng với cách mạng Việt Nam.
D. đã thoả hiệp với Pháp chống lại phong trào cách mạng của ta.
Câu 9. Tác phẩm nào dưới này tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn
luỵên đào tạo cán bộ cách mạng ? A. Nhật kí trong tù.
B. Đường Cách mệnh.
C. Hồ Chí Minh toàn tập.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 10. Thành phần tham gia chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm
19251927 là
A. tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị.
B. trung, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc..
C. học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước.
D. học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức Việt Nam..
II. Thông hiểu
Câu 1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hôi nghị hợp nhất ba tổ chức cộ ng sản 3.2.1930
thể hiện như thế nào?
A. Đào tạo thanh niên giác ngộ cách mạng.
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. Soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên để Hôi nghị thông quạ .
D. Chủ trì Hội nghị, soạn thảo Chính cương, Sách lược vắn tắt.
Câu 2. Đại biểu của tổ chức cộng sản nào ới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng
đầu năm 1930?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
B. An Nam Cộng sản Đảng.
lOMoARcPSD| 46892935
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản.
Câu 3. Lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng là
A. công nhân và nông dân.
B. công nhân, tư sản mại bản, địa chủ.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.
B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? A.
Đông Dương Cộng sản đảng.
B. thành lập An Nam Cộng sản đảng.
C. thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5. Mục tiêu hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (27-12-1927) là gì? A.
Đánh đuổi thực dân Pháp xoá bỏ ngôi vua.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp thiếp lập dân quyền.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. đánh đổ ngôi vua, đánh duổi giặc Pháp lập nên nước Việt Nam độc lập.
Câu 6. Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hoá thành tổ chức cộng sản nào
sau đây ?
A. Đảng Tân Việt và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
B. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
C. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đông Dương Cộng sản đảng
D. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn
lOMoARcPSD| 46892935
Câu 7. Chủ trương đấu tranh cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng đưa ra gì? A.
Chủ trương đấu tranh theo xu hướng cách mạng vô sản.
B. Tiến hành đánh đuổi thực dân Pháp thiết lập dân quyền, dân chủ.
C. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp để cứu lấy mình.
D. Tiến hành bạo lực cách mạng, binh lính Việt giác ngộ làm chủ lực.
Câu 8. Mục đích hoạt động bản của tchức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khi ra đời
A. tập hợp quần chúng đấu tranh.
B. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
C. xây dựng cơ sở trong quần chúng.
D. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp, tay sai.
Câu 9. Hoạt động tiêu biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi mới ra đời là A.
tập hợp lực lượng.
B. xây dựng cơ sở trong nước.
C. xây dựng cơ sở trong kiều bào.
D. mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 10. luận nào dưới đây được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền về Việt
Nam?
A. Lí luận Mác-Lênin.
B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
C. Lí luận cách mạng vô sản.
D. Lí luận giải phóng dân tộc
III. Vận dụng
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) thất bại?
A. Đế quốc Pháp còn mạnh.
lOMoARcPSD| 46892935
B. Giai cấp tư sản dân tôc lãnh đạo.
C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị đông.
D. Tổ chức Viêt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.
Câu 2. Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập tháng 12/1927 chính đảng của giai cấp nào
?
A. Tư sản Việt Nam
B. Vô sản Việt Nam
C. Nông dân Việt Nam
D. Tiểu tư sản trí thức
Câu 3. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
A. là bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam.
B. là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
B. là xua thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
D. là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng cộng sản sau này.
Câu 4. tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Áí Quốc soạn
thảo là gì ?
A. Tư tưởng độc lập, tư do.
B. Tư tưởng dân chủ và tự do.
C. Tư tưởng bình đẳng, bác ái.
D. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
Câu 5. Điểm khác nhau bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên Luận cương chính trị
(101930) của Đảng là gì ?
A. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam.
B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
C. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam.
D. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam.
Câu 6. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của nhân tố nào dưới đây ? A.
Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào yêu nước.
lOMoARcPSD| 46892935
B. Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào công nhân.
C. Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân.
Câu 7. Chiến lược bản của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tài
liệu nào dưới đây?
A.Tạp chí thư tín quôc tế.
B. Bản án chế độ thực dân.
C. Báo Người cùng khổ.
D. Tác phẩm Đường cách mệnh.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng vai trò của phong trào “vô sản hóa” (1928)? A.
thúc đẩy công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo.
B. đưa phong trào công nhân từ tự phát chuyển sang tự giác.
C. đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của giai cấp công nhân.
D. Truyền bá lí luận cách mạng, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
Câu 9. Tổ chức nào dưới đây hoạt động theo khung hướng cách mạng vô sản sớm nhất của Việt
Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đông Dương cộng sản đảng.
C. An Nam cộng sản đảng.
D. Đông dương cộng sản liên đoàn.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa bản nhất sự ra đời của Đảng cộng sản
Việt Nam đầu 1930?
A. Mở ra một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam.
B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
C. Chấm dứt sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
D. Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
IV. Vận dụng cao
| 1/194

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46892935 Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 Chương I
VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
KIẾN THỨC CƠ BẢN(1919 -1930)
BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
1. Nguyên nhân, chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc
địa lần thứ hai. a. Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng
nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.Các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao thông
vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phrăng mất giá…
- Cuộc khủng hoảng thiếu trong các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm
chonền kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn. Pháp trở thành con nợ lớn trước hết là của Mỹ. Vị
thế cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa của Pháp bị suy giảm nghiêm trọng..Vì vậy
Pháp cần phát triển vươn lên để khẳng định lại vị thế của mình.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về nguyên liệu (cao su), nhiên liệu (than đá) rất
cao, và đó cũng là ngành thu lợi nhuận cao.
b. Mục đích: Để bù đắp lại những thịêt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng cố lại
địa vị kinh tế của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.Một mặt đế quốc Pháp đẩy mạnh sản
xuất và bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa,
trong đó có thuộc địa Đông Dương.
c. Nội dung chương trình khai thác:
* Về thời gian. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương
chính thức được triển khai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và kéo dài cho đến trước
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
*Đặc điểm. Đặc điểm nổi bậc nhất so với đợt khai thác lần thứ nhất là trong chương
trình khai thác lần này Pháp chủ trương đầu tư một cách ồ ạt, trên qui mô lớn và tốc độ nhanh
chưa từng thấy . Chỉ tính từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng lên gấp 6
lần so với 20 năm trước chiến tranh.
*Nội dung chương trình khai thác. Thực dân Pháp chủ trương đầu tư khai thác vào
trong tất cả các ngành, song hai ngành được chú trọng đầu tư nhiều nhất đó là nông nghiệp và công nghiệp.
- Trong nông nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn
điền mà chủ yếu là đồn điền lua và cao su. Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp
là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn
hécta năm 1918 l, lên 120 ngàn hécta năm1930.
- Trong công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than)…. đồng thời
mở thêm một số xí nghiệp công nghiệp chế biến như giấy, gỗ, diêm, rượu, xay xát), hoặc dịch
vụ điện, nước…..vừa nhằm tận dụng nguồn nhân công rẽ mạt, vừa tận dụng nguồn nguyên
liệu dồi dào để phục vụ nhu cầu tại chỗ để kiếm lợi nhuận.
*Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:
+ Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. lOMoAR cPSD| 46892935 lOMoAR cPSD| 46892935
+ Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc. -
Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, nắm độc quyền về xuất nhập
khẩu bằng cách đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc và
Nhật Bản, còn hàng hóa của Pháp thì được tự do đưa vào Đông Dương với mức thuế rất thấp.
- Về giao thông vận tải: Đầu tư mở thêm nhiều tuyến đường mới như đường sắt, đường thủy,
đường bộ, nối các trung tâm kinh tế, các khu vực khai thác nguyên liệu, để phục vụ cho công
cuộc khai thác và mục đích quân sự. - Về tài chính:
+ Ngân hàng Đông Dương chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế Đông Dương.
+ .Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng hình thức cổ truyền đó là thuế, đặc bệt là
thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện vô cùng man rợ.
Tóm lại, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp có điểm mới so
với lần trước là tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời song về cơ
bản vẫn không thay đổi: Hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
nặng, nhằm cột chặt nền kinh tế Đông Dương với kinh tế Pháp và biến Đông Dương thành thị
trường độc chiếm của tư bản Pháp.
2.Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.Thái độ chính trị
và khả năng cách mạng của từng tầng lớp, giai cấp.

Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho xã
hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân
hóa như địa chủ phong kiến và nông dân, giờ đây xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới: Tư
sản; Tiểu tư sản; giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau,
nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau trong cuộc đấu trnh dân tộc và giai cấp.
a.Giai cấp địa chủ phong kiến:Là chỗ dựa chủ yếu của Pháp, được Pháp dung dưỡng
nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về
kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế chúng không có khả năng cách mạng.
Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu
nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.
b.Giai cấp nông dân:Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột
nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong
kiến.Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng haí nhất của cách mạng
c. Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ
trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp. Do
quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận:
- Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.
- Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp
chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.
d. Giai cấp tiểu tư sản: Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành
phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán
nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn,
dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học sinh, sinh
viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế họ là lực
lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan trọng của cách mạng.

g. Giai cấp công nhân:Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển
nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến
tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn) lOMoAR cPSD| 46892935
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực
lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh
sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để …giai cấp công
nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng
- Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
- Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới , đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga.
Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam
sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn
toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

HỆ THỐNG CÂU HỎI(NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU, VẬN DỤNG )
I. CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp tư sản ở Việt
Nam bị phân hóa như thế nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 2. Sự kiện nào dưới đây gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô? A.
Tham dự đại hội lần IV của Quốc tế cộng sản.
B. Tham dự đại hội lần V của Quốc tế cộng sản.
C. Tham dự đại hội lần VI của Quốc tế cộng sản.
D. Tham dự đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản.
Câu 3. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? A. Ngoại thương. B. Công nghiệp nặng.
C. Nông nghiệp và khai mỏ. D. Giao thông vận tải.
Câu 4. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp Địa chủ
Việt Nam đã phân hóa như thế nào? lOMoAR cPSD| 46892935
A. Đại địa chủ và trung, tiểu địa chủ.
B. Đại địa chủ và trung địa chủ.
C. Đại địa chủ và tiểu địa chủ
D. Địa chủ vừa và nhỏ.
Câu 5. Giai cấp tiểu tư sản gồm những thành phần nào?
A. Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên.
B. Viên chức trong công sở của Pháp, quan lại của triều đình phong kiến.
C. Tiểu thương, tiểu chủ, tiểu nông.
D. Học sinh sinh viên, viên chức, trí thức.
Câu 6. Trong nửa đầu những năm 20 của thế kỉ XX, tác phẩm nổi tiếng nào của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản? A. Nhật kí trong tù.
B. Cương lĩnh chính trị.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Đường Kách Mệnh
Câu 7. Trong thời gian ở Liên Xô từ 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự những Đại Hội,
Hội nghị quốc tế nào?
A. Hội nghị quốc tế công nhân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần V.
B. Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần V.
C. Hội nghị quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần III.
D. Hội nghị quốc tế phụ nữ, Đại hội Quốc tế cộng sản lần IV.
Câu 8. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng môt số người yêu nước của Angiêri, Marốc,̣ Tuynidi,
. . . lâp ra tổ chức nào?̣ A. Hôi liên hiệ p thuộ c địạ
B. Tổ chức Những người Công sản.̣
C. Tổ chức Những người Vô sản.
D. Hội liên hiêp các dân tộ c bị áp bức ở Á Đông.̣ lOMoAR cPSD| 46892935
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản ở ba nước Đông Dương?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân, công nhân Đông Dương với Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp.
Câu 10. Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?
A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11/1917).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6/1919).
C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12/1920).
D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
Câu 11. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của Pháp ở Việt Nam? A. Nông dân. B. Tư sản dân tộc. C. Địa chủ. D. Công nhân
II. CÂU HỎI THÔNG HIỂU Câu 1. Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa lần thứ hai Việt Nam? A. Để phát triển kinh tế Pháp.
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
D. Để thu được nhiều lợi nhuận.
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính
trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào ?
A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp
B. Có thái độ không kiên quyết đễ thỏa hiệp khi Pháp mạnh
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để
D. Có thái độ phản đối đấu tranh cách mạng
Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? A.
Gửi bản yếu sách 8 điểm đến hội nghị Véc xai (1919). lOMoAR cPSD| 46892935 B.
Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin (7/1920) C.
Lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri (1921)D. Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ( 6/1925).
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp
nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 5. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn bó với
nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân? A. Tư sản B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Địa chủ phong kiến
Câu 6. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? A.
Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.
D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 7. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?
A. Giai cấp tư sản bị phá sản
B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Giai cấp tiểu tư sản bị chèn ép.
D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
D.Thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
Câu 8. Thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, vì sao Pháp đầu tư nhiều vào
khai thác mỏ than trong lĩnh vực công nghiệp?
A. Vì than là nguồn năng lượng cần cho chính quốc và thế giới. lOMoAR cPSD| 46892935 B. Vì khai thác than dễ.
C. Vì Việt Nam có trữ lượng than lớn.
D. Vì khai thác than thu được nhiều lợi nhuận.
Câu 9: Trong chính sách thương nghiệp, thực dân Pháp đã đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài vì muốn
A. tạo sự cạnh tranh hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
C. độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
D. tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
Câu 10. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển
công nghiệp nặng Việt Nam? A. Vì phải đầu tư nhiều tiền.
B. Vì phải đầu tư nhiều kĩ thuật.
C. Vì Pháp chỉ muốn biến Việt Nam thành căn cứ quân sự cho Pháp.
D. Vì muốn kinh tế Việt Nam không phát triển và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
III. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Điểm khác biệt trong quá trình đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với
lớp người đi trước là Người
A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nuớc.
C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 2. Những việc làm nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc chứng minh từ một người yêu nước
chân chính Bác đã trở thành người cộng sản?
A. Gửi yêu sách đến hội nghị Vec – xay, thành lập hội liên hiệp thuộc địa
B. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”, báo “Sự Thật”, …
C. Đọc sơ thảo luận cương của Lê Nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và sáng lập Đảng cộng sản
Câu 3. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của đế quốc Pháp ở Việt Nam có điểm gì mới ? A.
Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế lOMoAR cPSD| 46892935 B.
Cướp đoạt toàn bộ rụông đất của nông dân lập đồn điền trồng cao suC. Hạn
chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng
D. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
Câu 4. So với giai cấp công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng nào sau đây?
A. Bị ba tầng áp bức bóc lột.
B. Ra đời cùng lúc với giai cấp tư sản.
C. Làm việc tại những thành phố lớn.
D. Bị giai cấp tư sản bóc lột.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nông dân Việt Nam? A.
Chiếm số đông trong xã hội.
B. Là lực lượng đông đảo của cách mạng.
C. Bị bần cùng hóa trên qui mô lớn. D. Có trình độ cao.
Câu 6. Sự kiện nào sau đây không tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào Việt Nam?
A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (3/1919).
B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (1920).
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921).
D. Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (từ 1919).
Câu 7. Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn và bắt đầu
biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam". A.
Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925). B.
Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa(7/1920). C.
Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện (Quảng Châu) (6/1924). D.
Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
Câu 8. Trong những năm 1919 - 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với họat động của Nguyễn Ái Quốc? A.
Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mạng tháng Mười Nga. lOMoAR cPSD| 46892935 B.
Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đường cứu nước đúngđắn. C.
Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai. D.
Nguễn Ái quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 9. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế
quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy. Đó là nội dung trong tờ báo
nào của Nguyễn Ái Quốc? A. Đời sống công nhân. B. Nhân đạo. C. Người cùng khổ.
D. Tạp chí Thư tín quốc tế.
IV. CÂU HỎI VẬNG DỤNG CAO
Câu 1. Xác định công lao dầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam trong những năm 1911 – 1930.
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2. Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 là gì? A.
Quá trình chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản ViệtNam ngày 3/2/1930. B.
Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. C.
Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. D.
Quá trình thực hiện chủ trương “ Vô sản hóa”.
Câu 3. Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghịêp Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A.
Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản. B.
Tước đoạt ruộng đất của nông dân. C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
Câu 4: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?
A. Bị ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.
B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân. lOMoAR cPSD| 46892935
C. Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
D. Sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài, nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 5. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” tại Pari năm 1925 đã trở nên nổi tiếng vì
A. đây là một tác phẩm được nhiều người đọc và biết đến.
B. đây là một tác phẩm chính do Nguyễn Ái Quốc viết.
C. đây là tác phẩm lên án tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi đấu tranh.
D. đây là tác phẩm đã làm cho thực dân Pháp hoảng sợ.
Câu 6: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười". Câu thơ đó nói
lên cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh nào ? A. Bác Hồ đọc sơ thảo luận cương của Lênin.
B. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
C. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
D. Bác Hồ đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.
BÀI 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM (1925 - 1930)
1/ Việt Nam Quốc dân Đảng a/ Bối cảnh: -
Ảnh hưởng: Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn(dân chủ tư sản) -
Thời gian ra đời: 25/12/1927 -
Người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu -
Địa Điểm: Nam Đông Thư xã(Bắc kì) b/ Nội dung: -
Thành phần: phức tạp(nhiều giai cấp tầng lớp) -
Lực lượng chính: Binh lính người Việt trong quân đội Pháp -
Phương pháp cách mạng: Bạo lực -
Tư tưởng hành động: Tự do, bình đảng, băc ái -
Khuynh hướng: Dân chủ tư sản -
Chính đảng: Giai cấp tư sản -
Hoạt động: chủ yếu Bắc kì -
Tổ chức: Non yếu, chưa có sự thống nhất từ TW tới địa phương c/ Hoạt động:
* Hoạt động tiêu biểu: Khởi nghĩa Yên Bái(2/1930). lOMoAR cPSD| 46892935
- Nguyên nhân trực tiếp khởi nghĩa: Do ám sát trùm mộ phu Bazanh, nên Pháp khủng bố
đàn áp => lực lượng bị tổn thất nặng(1000 đảng viên bị bắt và giết)
- Diễn biến: Khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái và một số nơi…
- Kết quả: Thất bại, với câu nói nói của NTH không thành công thì thành nhân” - Ý
nghĩa: Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc(cổ vũ lòng yêu nước) - Nguyên nhân thất bại:
+ Chủ quan là do tổ chức này còn non yếu
+ Khách quan: Pháp còn mạnh
2. Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
a.Vài nét về tiểu sử: Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đổi
là Nguyễn Tất Thành. Sinh ngày 19/5/1890 ở thôn Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An.Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên quê hương giàu truyền
thống đấu tranh cách mạng, lớn lên trong cảnh nước nhà bị thực dân Pháp đô hộ và xâm lược.
Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng đương thời, và sớm nhận thấy những hạn
chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiền bối, nên Người quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.
b. Hành trình tìm đường cứu nước(từ 1911 đến 1920)
- Ngày 5/6/1911,từ cảng nhà Rồng (Sài Gòn), lấy tên là Nguyễn Văn Ba, Người làm phụ bếp
cho chiếc tàu vận tải Latusơ Têrơvin (tàu buôn của Pháp) và bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
- Từ 1911 đến 1917, Người đến hầu khắp các châu lục âu, Phi, Mỹ cuối năm 1917 Người trở
lại Pháp. Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại đã giúp người nhận rõ đâu là bạn, đâu là
thù.(Nhân xét quan trọng đầu tiên của Người là:Bất luận ở đâu cũng chỉ có hai loại người,
đó là:Thiểu số đi áp bức bóc lột còn đại đa số quần chúng nhân dân lao động là những người
bị áp bức bóc lột.Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn còn chủ nghĩa
đế quốc ở đâu cũng là thù)

- Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, đã ảnh hưởng đến hoạt động cứu nước của người.
- Năm 1919, người gởi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm, đòi quyền tự do dân chủ,
quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc. Đây là đòn trực diện đầu tiên giáng vào bọn
đế quốc và gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp.
- Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin.
Luận cương đã vạch ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc,
đồng thời khẳng định lập trường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông của
Quốc tê cộng sản. Từ đó người hoàn toàn tin theo Lê Nin, đứng về Quốc tế thứ ba. -
Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tour, Người bỏ phiếu tán thành việc gia
nhập Quốc tế ba và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Đây là bước ngoặc lơn trong
cuộc đời hoạt động của Người. Từ một người Việt Nam yêu nước đã trở thành người cộng sản quốc tế.
Như vậy sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Người đã tìm ra được con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp
tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. lOMoAR cPSD| 46892935
3.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
a. Quá trình chuẩn bị
về chính trị, tư tưởng:
-
Năm 1921, Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng
cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc. -
Năm 1922, Hội ra tờ báo “Người cùng khổ”, để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã
man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng. -
Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản …. -
Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, và đọc tham luận tại Đại hội….
Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư
tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào nước ta. Những tư tưởng mà người truyền bá
sẽ là nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là: -
Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. -
Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải
phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. Đó chính là mối quan hệ giữa cách
mạng chính quốc vàcách mạng thuộc địa. -
Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng. -
Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng
cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lê Nin. b. Sự chuẩn bị về tổ chức:
-Tháng 11/11/1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn
bị về tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. -
Khi về đến Quảng Châu, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt
động ở đây. Người chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức “Tâm tâm xã (Tổ chức của
những người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu), và những thanh niên hăng hái từ trong nước
mới sang theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái, để thành lập Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)
mà nòng cốt là Cộng sản đoàn, tổ chức tiền thân của Đảng. -
Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện để đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ cách mạng. Những bài giảng của người được in và xuất bản thành sách “Đường Kách mệnh” 1927 -
Từ ngày 06/01 đến 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương cảng - Trung Quốc) Nguyễn Ái
Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị
về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
4. Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.Ý nghĩa lịch
sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản. a/ Hoàn cảnh:
*Thế giới: -
Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc phát triển mạnh, vụ phản biến của Tưởng Giới
Thach làm cho công xã Quảng Châu thất bại đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. -
Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào
cáchmạng ở các nước thuộc địa. *Trong nước: lOMoAR cPSD| 46892935
- Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
Đặcbiệt là phong trào công nông theo khuynh hướng vô sản, gai cấp công nhân thật sự
trươngt thành, đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có Đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo phong
trào. - Lúc này HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong
nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn
cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Tân Việt
dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. b/ Quá trình thành lập:
* Đông Dương cộng sản đảng:
- Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc
kì, trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7
người, tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
- Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp ởHương
Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp
nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- Tháng 17/6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiên-
Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ
Đảng, báo Búa liềm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì. *
An Nam cộng sản đảng: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng đã ảnh
hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì. Tháng
8/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng. *
Đông Dương cộng sản liên đoàn: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản
đảng và An Nam cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt. Tháng
9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập Đông Dương cộng sản liên
đoàn
hoạt động chủ yếu ở Trung Kì. c/ Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
- Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
HỆ THỐNG CÂU HỎI(NHẬN BIẾT, THÔNG HIỂU, VẬN DỤNG ) I. Nhận biết
Câu 1. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là A. văn kiện của Đảng.
B. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng.
C. nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2 . Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng là gì ?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
B. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do. lOMoAR cPSD| 46892935
D. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Câu 3. Lực lượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm
A. công nhân, nông dân, đại địa chủ phong kiến, tư sản mại bản.
B. công nhân, tư sản dân tộc, trí thức, phú nông.
C. công nhân, nông dân và địa chủ yêu nước, trung và tiểu địa chủ.
D. công - nông, tiểu tư sản, trí thức, phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc.
Câu 4. Các tổ chức nào dưới đây đã tham dự Hôi nghị hợp nhất ba tổ chức cộ ng sản đầu năṃ 1930?
A. Đông Dương Công sản đảng, An Nam Cộ ng sản đảng.̣ B.
Đông Dương Công sản đảng, Đông Dương Cộ ng sản Liên đoàn.̣
C. An Nam Công sản đảng, Đông Dương Cộ ng sản Liên đoàn.̣
D. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Công sản đảng.̣
Câu 5. Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng được công bố năm 1929 đã xác
định tư tưởng cốt lõi của tổ chức là gì? A. Độc lập và tự do.
B. Độc lập và dân chủ.
C. Tự do, bình đẳng, bác ái.
D. Thiết lập xã hội bình đẳng, bác ái.
Câu 6. Tổ chức nào dưới đây là hạt nhân đưa tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (6- 1929)?
A. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 7. Sự kiện dưới đây diễn ra tại nhà số 5D phố Hàm Long -Hà Nôi (3-1929)?̣
A. Thành lâp Đông Dương Cộ ng sản đảng ̣
B. Thành lâp Đông dương Cộ ng Sản liên đoàn ̣
C. Chi bô Cộ ng sản đầu tiên ở Việ t Nam ra đờị lOMoAR cPSD| 46892935
D. Đại hôi lần thứ nhất của Việ
t Nam Cách Mạng Thanh Niêṇ Câu 8. Khởi nghĩa Yên Bái
(02-1930) thất bại đã chứng tỏ điều gì? A. vẫn tiếp tục hoạt động và gây ảnh hưởng lớn ở Bắc kì.
B. đi vào hoạt động bí mật chờ thời cơ để tiếp tục khởi nghĩa.
C. Việt Nam Quốc dân Đảng chấm dứt ảnh hưởng với cách mạng Việt Nam.
D. đã thoả hiệp với Pháp chống lại phong trào cách mạng của ta.
Câu 9. Tác phẩm nào dưới này tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn
luỵên đào tạo cán bộ cách mạng ? A. Nhật kí trong tù. B. Đường Cách mệnh.
C. Hồ Chí Minh toàn tập.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 10. Thành phần tham gia chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm 19251927 là
A. tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị.
B. trung, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc..
C. học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước.
D. học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức Việt Nam.. II. Thông hiểu
Câu 1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hôi nghị hợp nhất ba tổ chức cộ ng sản 3.2.1930
thệ̉ hiện như thế nào?
A. Đào tạo thanh niên giác ngộ cách mạng.
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. Soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên để Hôi nghị thông quạ .
D. Chủ trì Hội nghị, soạn thảo Chính cương, Sách lược vắn tắt.
Câu 2. Đại biểu của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
B. An Nam Cộng sản Đảng. lOMoAR cPSD| 46892935
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản.
Câu 3. Lực lượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng là
A. công nhân và nông dân.
B. công nhân, tư sản mại bản, địa chủ.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.
B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? A.
Đông Dương Cộng sản đảng.
B. thành lập An Nam Cộng sản đảng.
C. thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5. Mục tiêu hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (27-12-1927) là gì? A.
Đánh đuổi thực dân Pháp xoá bỏ ngôi vua.
B. Đánh đuổi thực dân Pháp thiếp lập dân quyền.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
D. đánh đổ ngôi vua, đánh duổi giặc Pháp lập nên nước Việt Nam độc lập.
Câu 6. Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hoá thành tổ chức cộng sản nào sau đây ?
A. Đảng Tân Việt và Đông Dương Cộng sản liên đoàn
B. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
C. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đông Dương Cộng sản đảng
D. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn lOMoAR cPSD| 46892935
Câu 7. Chủ trương đấu tranh cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng đưa ra là gì? A.
Chủ trương đấu tranh theo xu hướng cách mạng vô sản.
B. Tiến hành đánh đuổi thực dân Pháp thiết lập dân quyền, dân chủ.
C. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp để cứu lấy mình.
D. Tiến hành bạo lực cách mạng, binh lính Việt giác ngộ làm chủ lực.
Câu 8. Mục đích hoạt động cơ bản của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khi ra đời là
A. tập hợp quần chúng đấu tranh.
B. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
C. xây dựng cơ sở trong quần chúng.
D. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp, tay sai.
Câu 9. Hoạt động tiêu biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi mới ra đời là A. tập hợp lực lượng.
B. xây dựng cơ sở trong nước.
C. xây dựng cơ sở trong kiều bào.
D. mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 10. Lí luận nào dưới đây được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá về Việt Nam? A. Lí luận Mác-Lênin.
B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
C. Lí luận cách mạng vô sản.
D. Lí luận giải phóng dân tộc III. Vận dụng
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) thất bại?
A. Đế quốc Pháp còn mạnh. lOMoAR cPSD| 46892935
B. Giai cấp tư sản dân tôc lãnh đạo.̣
C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị đông.̣
D. Tổ chức Viêt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.̣
Câu 2. Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập tháng 12/1927 là chính đảng của giai cấp nào ? A. Tư sản Việt Nam B. Vô sản Việt Nam C. Nông dân Việt Nam
D. Tiểu tư sản trí thức
Câu 3. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
A. là bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam.
B. là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
B. là xua thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
D. là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng cộng sản sau này.
Câu 4. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Áí Quốc soạn thảo là gì ?
A. Tư tưởng độc lập, tư do.
B. Tư tưởng dân chủ và tự do.
C. Tư tưởng bình đẳng, bác ái.
D. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
Câu 5. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị
(101930) của Đảng là gì ?
A. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam.
B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
C. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam.
D. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam.
Câu 6. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của nhân tố nào dưới đây ? A.
Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào yêu nước. lOMoAR cPSD| 46892935
B. Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào công nhân.
C. Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. Chủ nghĩa Mac-Lê nin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân.
Câu 7. Chiến lược cơ bản của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tài liệu nào dưới đây?
A.Tạp chí thư tín quôc tế.
B. Bản án chế độ thực dân. C. Báo Người cùng khổ.
D. Tác phẩm Đường cách mệnh.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng vai trò của phong trào “vô sản hóa” (1928)? A.
thúc đẩy công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo.
B. đưa phong trào công nhân từ tự phát chuyển sang tự giác.
C. đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của giai cấp công nhân.
D. Truyền bá lí luận cách mạng, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
Câu 9. Tổ chức nào dưới đây hoạt động theo khung hướng cách mạng vô sản sớm nhất của Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đông Dương cộng sản đảng.
C. An Nam cộng sản đảng.
D. Đông dương cộng sản liên đoàn.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa cơ bản nhất sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu 1930?
A. Mở ra một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam.
B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
C. Chấm dứt sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
D. Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. IV. Vận dụng cao