-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương Quan hệ Kinh tế quốc tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trật tự thế giới cũ mất đi làm giảm nguy cơ chiến tranh hủy diệt, tuy nhiên xung đột vẫn gia tăng và an ninh toàn cầu là thách thức với sự phát triển kinh tế thế giới. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển và ngày càng tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội ở các nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan hệ kinh tế quốc tế 7 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Đề cương Quan hệ Kinh tế quốc tế | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trật tự thế giới cũ mất đi làm giảm nguy cơ chiến tranh hủy diệt, tuy nhiên xung đột vẫn gia tăng và an ninh toàn cầu là thách thức với sự phát triển kinh tế thế giới. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển và ngày càng tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội ở các nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế 7 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG QHKTQT
1. Dd cơ bản của nền kttg và qhktqt hiện nay: KTTG:
Trật tự thế giới cũ mất đi làm giảm nguy cơ chiến tranh hủy diệt, tuy
nhiên xung đột vẫn gia tăng và an ninh toàn cầu là thách thức với sự
phát triển kinh tế thế giới
Cách mạng khoa học công nghệ phát triển và ngày càng tác động trực
tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội ở các nước
Toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia của
hầu hết các nước trên thế giới
Các vấn đề xã hội và môi trường đặt ra thách thức ngày càng tăng với phát triển kinh tế
Các trung tâm kinh tế và cường quốc kinh tế mới được hình thành và
phát triển, đồng thời giữ vững vai trò ngày càng lớn trong sự vận động
các quan hệ kinh tế quốc tế. QHKTQT:
Kinh tế thế giới: Suy yếu trong cả năm 2023 đặc biệt trong nửa cuối
nắm, tuy vậy lạm phát có xu hướng giảm nhanh theo kỳ vọng, CSTT
thắt chặt đã đạt đỉnh o
Mỹ: Tăng trưởng chậm nhưng cao hơn dự báo nhờ nguồn cung
lao động cải thiện, tiêu dùng phục hồi tốt trên cơ sở thu nhập
thực tế tăng và khoản tiết kiệm dư thừa (~ 1000 tỷ USD sau đại
dịch). Lạm phát giảm nhanh do giá xe ô tô cũ giảm ổn định
(khủng hoảng chất bán dẫn 2020 – 2021 đã qua, hiện thị trường
bán dẫn đang dư cung). Dự báo kinh tế Mỹ không bị suy thoái trong năm 2024 o
Trung Quốc: Sản xuất và dịch vụ yếu, giảm phát diễn ra với tốc
độ tương đương sau khủng hoảng kinh tê stoanf cầu, xuất nhập
khẩu và đầu tư bất động sản sụt o
Châu Á – Thái Bình Dương: Sản xuất và xuất khẩu phục hồi
tích cực giai đoạn cuối năm, tăng trưởng Ấn Độ dẫn đầu khu
vực, Dự báo hku vực này duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất thế
giới trong năm 2024, triển vọng ích cực
Một số rủi ro với tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 o
Mâu thuẫn địa chính trị thế giới có thể gia tăng o
Elnino dự báo kéo dài đến hết 02/2024 đẩy lạm phát tăng trở lại o
Tác động trễ của CSTT thắt chặt kéo dài o
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc do gặp nhiều vấn đề mang tính cơ
cấu (dân số già hóa, nợ của chính quyền đia phương cao, khu
vực bất động sản khó khăn…)
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 o
Khu vực kinh tế thực: Kinh tế Việt Nam trong năm 2024 được
đánh giá phục hồi (i) Tiêu dùng giữ vững đà tăng nhờ sự hồi
phục của hoạt động sản xuất, lãi suất tiền gửi (chi phí cơ hội của
tiêu dùng) được duy trì ở mức thấp; (ii) Thu hút đầu tư nước
ngoài tích cực; (iii) Xuất khẩu
2. So sánh: (Phần lý thuyết chữ xanh là t cho vào cho chắc á hc hay k cx đc
nma cái so sánh vs vận dụng ở dưới ms là ý chính nha)
Chủ nghĩa Trọng thương (Mercantilism): Nội dung chính: o
Đề cao vai trò của nhà nước trong nền kinh tế o
Đề cao vai trò của tiền tệ, tiền tệ là tiêu chuẩn của sự giàu có o
Lợi nhuận được hình thành từ trao đổi không ngang giá o Nhập khẩu tối thiểu Ưu điểm: o
Giải thích hiện tượng kinh tế bằng lý luận o
Đề cao vai trò của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế o
Nhận thức vai trò của nhà nước với tư cách là chủ thể chủ đạo
trong quan hệ kinh tế quốc tế và các công cụ chính sách để phát triển kinh tế Nhược điểm: o
Quan niệm chưa đúng về nguồn gốc của sự giàu có o
Quan niệm chưa đúng về lợi nhuận trong thương mại o
Chưa nêu bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith: Nội dung: o
Khẳng định vai trò của cá nhân và hệ thống tư doanh cũng như
việc tạo ra một thị trường tự do -> lý thuyết về “bàn tay vô hình” o
Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra lợi nhuận
làm cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối” o
Nguồn gốc của sự giàu có không phải là do ngoại thương mà là do sản xuất công nghiệp o
Thương mại quốc tế giữa các quốc gia dựa trên cơ sở tự nguyện
và các bên cùng có lợi, sự trao đổi phải là ngang giá Hạn chế: o
Chưa giải thích được hiện tượng trao đổi thương mại diễn ra với
những nước có lợi thế hơn hẳn các nước khác ở mọi sản phẩm o
Đồng nhất phân công lao động quốc tế với phân công lao động trong nước
Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo: Nội dung chính: o Giả thuyết của Ricardo o
Chỉ có 2 quốc gia và 2 loại sản phẩm o Thương mại tự do o
Lao động có thể chuyển dịch hoàn toàn chỉ trong một quốc gia
nhưng không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia o
Chi phí sản xuất là cố định o
Không có chi phí vận chuyển o
Lý thuyết tính giá trị bằng lao động o
Các nước đều có thể có lợi khi tham gia vào thương mại quốc
tế, do đó kêu gọi tự do hóa thương mại, xóa bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch o
Mỗi nước đều có lợi thế so sánh trong sản xuất một mặt hàng
nào đó và kém lợi thế so sánh trong mặt hàng khác. Một quốc
gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một
hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác Hạn chế: o
Các phân tích của David Ricardo chỉ chú ý đến cung sản xuất
sản phẩm mà mình có lọi thế tương đối, không chú ý đến cầu tiêu dùng o
Các phân tích chưa tính đến chi phí vận tải, bảo hiểm, thuế quan
và các hàng rào bảo hộ mậu dịch o
Giá cả tương đổi và giá cả trao đổi theo lý thuyết của Ricardo
chỉ dựa vào đầu lao động, thực tế có yếu tố “vốn, lao động, công nghệ” o
Chưa tính đến yếu tố chí phí sản xuất giảm dần theo quy mô và
năng suất lao động tăng dần theo quy mô o
Chưa tính đến vòng đời sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng So sánh:
Chủ nghĩa trọng thương: o
Quan điểm: Thương mại là trò chơi có tổng bằng không. o
Chính sách: Hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. o
Can thiệp: Chính phủ can thiệp mạnh vào kinh tế.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith): o
Quan điểm: Thương mại là trò chơi có tổng dương. o
Chính sách: Khuyến khích tự do thương mại. o
Can thiệp: Ít can thiệp của chính phủ.
Lý thuyết lợi thế so sánh (David Ricardo): o
Quan điểm: Thương mại là trò chơi có tổng dương, dựa trên chi phí cơ hội. o
Chính sách: Khuyến khích tự do thương mại và chuyên môn hóa. o
Can thiệp: Ít can thiệp của chính phủ. Liên hệ:
Chủ nghĩa trọng thương: Trong thời kỳ của chính quyền Trump, Hoa
Kỳ đã áp dụng thuế quan cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc và các quốc gia khác nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong
nước và giảm thâm hụt thương mại. Ngoài ra, Trung Quốc đã áp dụng
chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp chiến lược và hỗ trợ các
công ty trong nước thông qua trợ cấp, kiểm soát ngoại hối và các biện
pháp khác để tăng cường xuất khẩu và tích lũy dự trữ ngoại tệ.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối: EU khuyến khích các nước thành viên
chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và
thiết lập khu vực thương mại tự do giữa các thành viên để thúc đẩy
trao đổi thương mại nội khối. EU cũng thiết lập các hiệp định thương
mại tự do với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, giảm thuế quan
và các rào cản thương mại để thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu.
Lý thuyết lợi thế so sánh: Nhật Bản tập trung vào các ngành công
nghiệp có giá trị gia tăng cao như công nghệ, điện tử và ô tô, nơi họ có
lợi thế so sánh. Nhật Bản nhập khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm
trung gian và xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh và công nghệ cao.
Ấn Độ chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là
công nghệ thông tin và dịch vụ gia công phần mềm, nơi họ có lợi thế
so sánh về lao động chi phí thấp và kỹ năng cao. Ấn Độ xuất khẩu
dịch vụ này ra toàn thế giới và nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp và công nghệ. 3. CSTM:
Chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương) là một hệ thống
các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện
các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong
thời kỳ xác định (Võ Thanh Thu (2003), Giáo trình QHKTQT) Các hình thức CSTM:
Chính sách thương mại tự do là một hình thức trong chính sách thương
mại quốc tế trong đó nhà nước từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ
những cản trở trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, thực hiện tự do hóa thương mại
Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách của chính phủ nhằm đặt ra
những rào cản đối với hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ bên ngoài
(bao gồm thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, kiểm soát tiền tệ, quy định
hành chính và hạn chế xuất khẩu tự nguyện), nhằm bảo vệ hàng hóa
sản xuất trong nước trên thị trường nội địa Liên hệ Việt Nam:
Chính sách thương mại tự do (Free Trade Policies) ở Việt Nam:Việt
Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy thương mại tự do nhằm
mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. o
Ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA): o
Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): o
Chính sách xúc tiến xuất khẩu:
Hỗ trợ doanh nghiệp.
Tham gia hội chợ quốc tế: Việt Nam tích cực tham gia
các hội chợ thương mại quốc tế để quảng bá sản phẩm và
tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa xuất khẩu.
Chính sách bảo hộ mậu dịch (Protectionist Policies) ở Việt Nam: Việt
Nam cũng áp dụng các chính sách bảo hộ để bảo vệ các ngành công
nghiệp trong nước và đảm bảo an ninh kinh tế. o
Áp dụng thuế quan bảo hộ:
Ngành ô tô: Việt Nam áp dụng thuế quan cao đối với ô tô
nhập khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước,
đồng thời thúc đẩy các nhà sản xuất nước ngoài đầu tư
xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Nông sản: Một số sản phẩm nông sản nhập khẩu cũng
phải chịu thuế quan cao để bảo vệ nông dân và ngành nông nghiệp trong nước. o
Hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu:
Quản lý nhập khẩu: Việt Nam sử dụng hạn ngạch và giấy
phép nhập khẩu để kiểm soát số lượng và chất lượng hàng
hóa nhập khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
Ngành dược phẩm: Các sản phẩm dược phẩm nhập khẩu
cần có giấy phép nhập khẩu để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Trợ cấp và hỗ trợ cho các ngành chiến lược: Ngành nông nghiệp:
Chính phủ cung cấp trợ giá, vay vốn ưu đãi, và hỗ trợ kỹ thuật cho
nông dân để nâng cao năng suất và bảo vệ ngành nông nghiệp. Ngành
công nghệ cao: Các ngành công nghiệp mới nổi như công nghệ thông
tin, công nghiệp phụ trợ, và năng lượng tái tạo nhận được nhiều ưu đãi
về thuế và hỗ trợ từ chính phủ để phát triển và cạnh tranh quốc tế.
4. Thuế quan và hạn ngạch: Thuế quan: Ưu điểm: o
Bảo vệ ngành công nghiệp trong nước: Thuế quan giúp bảo vệ
các ngành công nghiệp non trẻ hoặc yếu kém trong nước trước
sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn. Tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp trong nước phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh. o
Tăng thu ngân sách nhà nước: Thuế quan là nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước, giúp chính phủ có thêm nguồn
lực tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và hạ tầng. o
Điều chỉnh cán cân thương mại: Áp dụng thuế quan có thể giúp
giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và giảm thâm hụt thương mại. o
Khuyến khích sản xuất trong nước: Bằng cách làm cho hàng
nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, thuế quan có thể thúc đẩy sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa trong nước. o
Bảo vệ việc làm trong nước: Giảm cạnh tranh từ hàng nhập
khẩu có thể bảo vệ việc làm trong các ngành công nghiệp trong
nước, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp. Nhược điểm: o
Bảo vệ ngành công nghiệp trong nước: Thuế quan giúp bảo vệ
các ngành công nghiệp non trẻ hoặc yếu kém trong nước trước
sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn. Tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp trong nước phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh. o
Tăng thu ngân sách nhà nước: Thuế quan là nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước, giúp chính phủ có thêm nguồn
lực tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và hạ tầng. o
Điều chỉnh cán cân thương mại: Áp dụng thuế quan có thể giúp
giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và giảm thâm hụt thương mại. o
Khuyến khích sản xuất trong nước: Bằng cách làm cho hàng
nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, thuế quan có thể thúc đẩy sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa trong nước. o
Bảo vệ việc làm trong nước: Giảm cạnh tranh từ hàng nhập
khẩu có thể bảo vệ việc làm trong các ngành công nghiệp trong
nước, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp. Hạn ngạch: Ưu điểm: o
Bảo vệ ngành công nghiệp trong nước: Thuế quan giúp bảo vệ
các ngành công nghiệp non trẻ hoặc yếu kém trong nước trước
sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn. Tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp trong nước phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh. o
Tăng thu ngân sách nhà nước: Thuế quan là nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước, giúp chính phủ có thêm nguồn
lực tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và hạ tầng. o
Điều chỉnh cán cân thương mại: Áp dụng thuế quan có thể giúp
giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và giảm thâm hụt thương mại. o
Khuyến khích sản xuất trong nước: Bằng cách làm cho hàng
nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, thuế quan có thể thúc đẩy sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa trong nước. o
Bảo vệ việc làm trong nước: Giảm cạnh tranh từ hàng nhập
khẩu có thể bảo vệ việc làm trong các ngành công nghiệp trong
nước, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp. Nhược điểm: o
Bảo vệ ngành công nghiệp trong nước: Thuế quan giúp bảo vệ
các ngành công nghiệp non trẻ hoặc yếu kém trong nước trước
sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn. Tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp trong nước phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh. o
Tăng thu ngân sách nhà nước: Thuế quan là nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước, giúp chính phủ có thêm nguồn
lực tài chính để đầu tư vào các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và hạ tầng. o
Điều chỉnh cán cân thương mại: Áp dụng thuế quan có thể giúp
giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại và giảm thâm hụt thương mại. o
Khuyến khích sản xuất trong nước: Bằng cách làm cho hàng
nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, thuế quan có thể thúc đẩy sản
xuất và tiêu dùng hàng hóa trong nước. o
Bảo vệ việc làm trong nước: Giảm cạnh tranh từ hàng nhập
khẩu có thể bảo vệ việc làm trong các ngành công nghiệp trong
nước, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp. Liên hệ Việt Nam:
Áp dụng thuế quan bảo hộ: o
Ngành ô tô: Việt Nam áp dụng thuế quan cao đối với ô tô nhập
khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước, đồng thời
thúc đẩy các nhà sản xuất nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp tại Việt Nam. o
Nông sản: Một số sản phẩm nông sản nhập khẩu cũng phải chịu
thuế quan cao để bảo vệ nông dân và ngành nông nghiệp trong nước.
Hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu: o
Quản lý nhập khẩu: Việt Nam sử dụng hạn ngạch và giấy phép
nhập khẩu để kiểm soát số lượng và chất lượng hàng hóa nhập
khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. o
Ngành dược phẩm: Các sản phẩm dược phẩm nhập khẩu cần có
giấy phép nhập khẩu để đảm bảo chất lượng và an toàn. 5. Đầu tư qte: Nguyên nhân:
Khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia
Do sự gặp gỡ của các bên tham gia (bên có vốn đầu tư và bên tiếp nhận vốn đầu tư)
Giải quyết các công trình có quy mô quốc tế, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều quốc gia
Nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện mục đích chính trị
Phòng chống rủi ro và tận dụng chính sách thuế Tác động:
Đối với nước chủ đầu tư
- Khắc phục xu hướng giảm sút lợi nhuận, có điều kiện thi được lợi nhuận cao hơn cho chủ đầu tư
- Là biện pháp để vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch nhằm mở rộng thị trường
- Khuếch trương sản phẩm, danh tiếng…
- Khai thác được nguồn yếu tố đầu vào với chi phí sản xuất thấp hơn - Tuy nhiên
Giảm việc làm ở nước chủ đầu tư
Có thể dẫn đến chảy máu chất xám
Rủi ro lớn nếu không hiểu rõ môi trường đầu tư
Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trong nước
- Tiếp nhận công nghệ hiện đại, học tập phương pháp quản lý từ nước chủ đầu tư
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả
- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Góp phần khắc phục những khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn và giải quyết các vấn đề xã hội - Tuy nhiên
Có thể dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thái quá, gây ô nhiễm môi trường
Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư
Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, bệnh tật Liên hệ Việt Nam:
Nguyên nhân thu hút đầu tư quốc tế vào Việt Nam o
Chính sách mở cửa và cải cách kinh tế: Đổi mới kinh tế (Đổi
Mới): Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện các chính sách Đổi
Mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu đãi đầu tư:
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về
thuế, đất đai, và hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. o
Vị trí địa lý chiến lược: Trung tâm ASEAN: Việt Nam nằm ở vị
trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, là cầu nối quan trọng
giữa các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, và các quốc gia ASEAN khác. o
Lực lượng lao động: Trẻ và năng động: Việt Nam có lực lượng
lao động trẻ, dồi dào, và chi phí lao động tương đối thấp so với
các quốc gia khác trong khu vực. Giáo dục và đào tạo: Chính
phủ và các doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào giáo dục và đào
tạo để nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. o
Thị trường tiêu thụ lớn: Dân số đông: Với hơn 97 triệu dân, Việt
Nam là một thị trường tiêu thụ lớn và đang tăng trưởng nhanh.
Tầng lớp trung lưu phát triển: Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu
tạo ra nhu cầu lớn về hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao. o
Hiệp định thương mại tự do (FTA): Tham gia vào nhiều FTA:
Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, như
CPTPP, EVFTA, RCEP, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Việt Nam.
Tác động của đầu tư quốc tế tại Việt Nam o Kinh tế:
Tăng trưởng GDP: Đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan
trọng vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, tạo động lực
cho sự phát triển kinh tế.
Chuyển giao công nghệ: Đầu tư FDI giúp Việt Nam tiếp
cận và áp dụng các công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển.
Phát triển ngành công nghiệp: Nhiều ngành công nghiệp
như điện tử, dệt may, sản xuất ô tô đã phát triển mạnh
nhờ vào đầu tư quốc tế. o Xã hội:
Tạo việc làm: Đầu tư nước ngoài đã tạo ra hàng triệu việc
làm cho người lao động Việt Nam, cải thiện mức sống và
giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Nâng cao chất lượng lao động: Thông qua các chương
trình đào tạo và chuyển giao kỹ năng, chất lượng lao động Việt Nam được nâng cao. o Hạ tầng:
Phát triển hạ tầng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường
bộ, cảng biển, và sân bay đã được thúc đẩy nhờ vào nguồn vốn FDI.
Cải thiện dịch vụ công: Nhiều dịch vụ công cộng và tiện
ích như y tế, giáo dục, và viễn thông cũng được cải thiện
nhờ vào đầu tư nước ngoài. o Môi trường:
Thách thức về môi trường: Tuy nhiên, đầu tư quốc tế
cũng đặt ra những thách thức về môi trường, đặc biệt
trong các ngành công nghiệp nặng. Chính phủ và doanh
nghiệp cần cân nhắc và quản lý tốt để giảm thiểu tác động tiêu cực. 6. FDI và ODA: Mục đích ODA: o
Mục tiêu chính là hỗ trợ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống
xã hội tại các quốc gia nhận viện trợ. o
Thúc đẩy sự phát triển bền vững, giảm nghèo, cải thiện y tế,
giáo dục và cơ sở hạ tầng. o
Không nhắm đến lợi nhuận mà tập trung vào mục tiêu nhân đạo và phát triển. FDI: o
Mục tiêu chính là kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư. o
Tập trung vào việc thiết lập, mua lại, hoặc mở rộng các cơ sở
sản xuất và kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư. o
Nhằm mở rộng thị trường, khai thác nguồn lực, và tận dụng lợi
thế cạnh tranh của quốc gia nhận đầu tư.
Nguồn gốc và hình thức ODA: o
Được cung cấp bởi các chính phủ, tổ chức quốc tế (như Ngân
hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc) hoặc các tổ chức phi chính phủ. o
Thường dưới dạng viện trợ không hoàn lại, hoặc các khoản vay
ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài. FDI: o
Được cung cấp bởi các công ty, tập đoàn đa quốc gia hoặc cá
nhân từ các quốc gia khác. o
Dưới dạng đầu tư vốn để xây dựng mới (greenfield investment)
hoặc mua lại (acquisition) các doanh nghiệp hiện có.
Tác động kinh tế ODA: o Tích cực:
Cải thiện cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục.
Giảm nghèo và bất bình đẳng.
Chuyển giao công nghệ và kiến thức quản lý. o Tiêu cực:
Có thể gây ra sự phụ thuộc vào viện trợ.
Rủi ro quản lý không hiệu quả và tham nhũng.
Điều kiện ràng buộc có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. FDI: o Tích cực:
Tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.
Chuyển giao công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất.
Tăng cường xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. o Tiêu cực:
Có thể gây ra cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp nội địa.
Lợi nhuận có thể bị chuyển ra nước ngoài.
Ảnh hưởng đến môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ.
Quản lý và điều kiện
ODA: Không trực tiếp tham gia điều hành o
Quản lý bởi các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ
của quốc gia nhận viện trợ. o
Thường đi kèm với các điều kiện về chính sách, cải cách kinh
tế, hoặc các yêu cầu về nhân quyền.
FDI: Nhà đầu tư là người quản lí trực tiếp việc điều hành o
Quản lý bởi doanh nghiệp hoặc tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào quốc gia nhận đầu tư. o
Thường ít điều kiện chính trị hơn, nhưng có thể bị ràng buộc bởi
các điều khoản thương mại và đầu tư của nước đầu tư.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam: FDI: o
Nguồn FDI vào Việt Nam rất đa dạng và theo hướng ngày càng
có nhiều nhà đầu tư đến từ các nước phát triển. o
Các lĩnh vực FDI hướng tới : Công nghiệp khai thác, khách sạn
nhà hàng, dầu khí là chủ yếu, dịch vụ và nông nghiệp chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng số nguồn FDI. o
Cơ cấu vùng đầu tư tập trung ở một số tình thành có cơ sở hạ
tầng như Hà Nội, Tpho HCM, Đà Nẵng, … o
Số lượng vốn thu hút tăng qua các thời kỳ. o
Các hình thức đầu tư đa dạng. o
Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đều có quy mô vừa và nhỏ. ODA: o
Các nguồn ODA chính tại Việt Nam
Nhật Bản: Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt
Nam, chủ yếu tập trung vào phát triển hạ tầng giao thông,
năng lượng, và môi trường.
Hàn Quốc: Hỗ trợ các dự án về y tế, giáo dục, và phát triển đô thị.
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB): Cung cấp các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ
thuật cho các dự án phát triển kinh tế và giảm nghèo.
Liên minh Châu Âu (EU): Hỗ trợ cải thiện quản lý công,
phát triển nông thôn, và bảo vệ môi trường. o
Các lĩnh vực sử dụng ODA tại Việt Nam
Phát triển hạ tầng: Xây dựng và nâng cấp đường bộ, cầu,
cảng biển, và hệ thống giao thông công cộng.
Giáo dục và đào tạo: Xây dựng trường học, đào tạo giáo
viên, và cải thiện chất lượng giáo dục.
Y tế: Xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế, cung cấp thiết
bị y tế, và đào tạo nhân viên y tế.
Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hỗ trợ kỹ thuật, cải
thiện hệ thống thủy lợi, và nâng cao năng suất nông nghiệp.
Môi trường: Quản lý tài nguyên nước, xử lý chất thải, và
phát triển năng lượng tái tạo. o
Tác động của ODA tại Việt Nam
Kinh tế: ODA đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Xã hội: Cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở các
vùng nông thôn và khu vực khó khăn. Tăng cường khả
năng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người dân.
Môi trường: Nâng cao nhận thức và thực hiện các dự án
bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững. o
Thách thức và định hướng tương lai
Thách thức: Hiệu quả sử dụng vốn ODA vẫn cần được cải
thiện, đặc biệt là trong quản lý dự án và giám sát tiến độ
thực hiện. Một số dự án gặp khó khăn trong triển khai do
thủ tục hành chính phức tạp và năng lực quản lý còn hạn chế.
Định hướng tương lai: Việt Nam cần tập trung vào nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, đẩy mạnh cải cách hành
chính, và tăng cường năng lực quản lý dự án. Đồng thời,
cần đa dạng hóa các nguồn vốn và tăng cường hợp tác
quốc tế để đảm bảo nguồn lực phát triển bền vững. 7. Ptich:
Các Xu Hướng Vận Động Mới của Dòng Đầu Tư Vốn Quốc Tế:
Chuyển dịch đầu tư sang các ngành công nghệ cao và kỹ thuật số: o
Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng chú trọng đầu tư vào các
ngành công nghệ cao, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và fintech. o
Các quốc gia đang phát triển có thể tận dụng xu hướng này bằng
cách phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận
lợi cho các công ty công nghệ nước ngoài đầu tư.
Chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á: o
Với chi phí lao động tăng cao và các chính sách thương mại
không chắc chắn, nhiều doanh nghiệp đang dịch chuyển sản
xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. o
Các quốc gia này có thể tận dụng xu hướng này bằng cách cải
thiện môi trường kinh doanh, cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và chính sách thuế ưu đãi.
Tăng cường đầu tư xanh và bền vững: