-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến nay | Tiểu luận Quan hệ kinh tế quốc tế
Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 2007 đến nay. Kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2007 đến nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quan hệ kinh tế quốc tế 5 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến nay | Tiểu luận Quan hệ kinh tế quốc tế
Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 2007 đến nay. Kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2007 đến nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quan hệ kinh tế quốc tế 5 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY
Giảng viên: Th.s Nguyễn Thu Hà
Sinh viên nghiên cứu: Trần Thị Hồng Ngát
Lớp: Thông tin đối ngoại K40 MSSV: 2056100031 HÀ NỘI – 2021 1 MỤC LỤC
1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
2. Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
3. Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 2007 đến nay
4. Kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2007 đến nay 4.1. Thành tựu 4.2. Hạn chế
5. Cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn
từ năm 2007 đến nay
6. Tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai
đoạn từ năm 2007 đến nay 7. Giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế (International Economic Integration): quá trình chủ
động gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị
trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa thị trường
trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
Ở phạm vi quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa nền kinh
tế, thực hiện hội nhập ở cấp độ đơn phương
Trên góc độ song phương, đa phương, các quốc gia phải thực hiện phát triển
kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia sâu rộng vào các
hoạt động kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và toàn cầu.
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp
tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hay lợi ích chung nào đó.
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của các quốc gia và các tổ
chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện
tham gia các định chế kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư … để tiến
tới hình thành thị trường thống nhất, một hệ thống tài chính, tiền tệ, tín dụng toàn
cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, khoa học công nghệ có tính chất
toàn cầu. Chính vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu:
- Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan
- Giảm dần và loại bỏ các rào cản phi thuế quan
- Giảm thiểu các hạn chế đối với các hoạt động dịch vụ
- Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế
- Điều chỉnh các quy định và công cụ của chính sách thương mại khác 3
- Phát triển các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế… trên toàn cầu
Như vậy, có thể thấy việc hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng
trong tiến trình hội nhập thế giới, đồng thời cũng là xu thế lớn và tất yếu trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia và của toàn thế giới.
2. Quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2.1. Mục tiêu:
Trong hội nhập quốc tế, mục tiêu cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam là
nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi
để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản
sắc dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc
tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
2.2. Quan điểm của Đảng về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam từ năm 2007 đến nay
Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập sâu rộng với khu vực và trên thế giới, đặc biệt là hội nhập kinh tế
quốc tế. Ở mỗi kì Đại hội thì Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến việc phát triển
quan hệ kinh tế quốc tế sao cho phù hợp với tình hình khách quan và chủ quan.
Cùng với việc đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lơi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, mà ở đại hội X của
Đảng (2006) phát triển hơn về mặt nhận thức và hành động hội nhập quốc tế, đề ra 4
chủ trương: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, động thời mở rộng
hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác, Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” (1)
Đến đại hội XII (2016), Việt Nam chủ trương: “Nâng cao hiệu quả hội nhập
kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến
lược các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại, ký kết và
thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới… phù hợp với lợi
ích của đất nước” (2). Ở báo cáo chính trị Đại hội XIII (2020) của Đảng đưa ra
định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong
giai đoạn 10 năm tới, trong đó “Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc
tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường đối tác… Thực hiện nhiều hình thức hội nhập
kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất
nước trong từng giai đoạn”(3) cũng là một nội dụng không thể thiếu và có vai trò
to lớn trong chính sách xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, thông qua đó, chúng ta có thể thấy được định hướng và tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
Thứ nhất, thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại, mở cửa hợp tác và trai đổi kinh tế quốc tế ngày càng tích cực, tích cực, cùng
với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn
kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới)
Thứ hai, tiếp tục tại môi trường hóa bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 5
Thứ ba, mở rộng quan hệ về nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước, ở các tổ chức ở khu vực và quốc tế trê cơ sở hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi, không cạn thiệp và công việc nội bộ của nhau, tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Có thể thấy, qua các kỳ Đại hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hội
nhập kinh tế quốc tế, có những chính sách chủ trương nhằm thúc đẩy, nâng cao
hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Và ở kỳ Đại hội nào cũng vậy, cũng gắn liền
việc hội nhập kinh tế quốc tế với việc giữ vững dân tộc và chủ quyền đất nước, và
luôn đặt nó trong mới quan hệ biến chứng với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ. Bởi nếu một đất nước có nền kinh tế nội lực phát triển sẽ thúc đẩy nâng cao
hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời khi có nhiều cơ hội và đạt được hiệu
quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ sở, tiền đề để xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ.
3. Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 2007 đến nay
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế lướn của thế giới ngày nay, diễn
ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đối với Việt Nam thì đố chính là con đường tốt
nhất để có thể không bị tụt hậu so với các nước và cũng là cách để đưa đất nước phát triển.
Chính vì vậy, trong các chính sách của Đảng, Nhà nước thì Đảng ta xác định
hội nhập là lộ trình tất yếu của phát triển, nhằm đẩy mạnh kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho phát triển kinh tế -
xã hội, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong 35 năm đổi mới đất nước, 6
thì chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện
một cách sinh động hóa. Và đặc biệt sau năm 2007, Việt Nam vẫn tiếp tục theo sát
định hướng của Đảng trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quá hội nhập kinh tế.
Chính vì vậy 14 năm quá kể từ năm 2007 thì Việt Nam đã đạt được những cột mốc
đánh giá được sự phát triển trong hội nhập kinh tế của chúng ta.
Trước hết, về hợp tác song phương, Việt Nam ủng cố mối quan hệ đã từng
thiếp lập quan hệ ngoại giao với hầu hết với các nước trong tổ chức Liên hiệp quốc
và có quan hệ kinh tế thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã thiếp lập thương mại với
hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, và được xem là một trong những nước có nền
kinh tế hướng xuất khẩu mạnh mẽ nhất trong khối các nước ASEAN. Và trong tiến
trình phát triển, Việt Nam vẫn tiếp tục củng cố mối quan hệ đã từng xây dựng mối
quan hệ trước đó, đồng thời mở rộng thêm nhiều điều khoản trong hợp tác để phù
hợp với tình hình hiện tại.
Về hợp tác đa phương, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ
chức tài chính tiền tệ như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới và ngày nay vẫn
giữ mối quan hệ tốt đảm bảo được lợi ích quốc gia. Không những vậy, trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được đẩy mạnh và đưa lên một tầm
cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế mang tính chất toàn cầu. Đặc biệt,
Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) vào ngày 11/1/2007 sau 11 năm
đàm phán gia nhập tổ chức này. Đây chính là sự kiện đánh dấu sự hội nhập toàn
diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Điều này tất nhiên sẽ đem lại cho Việt Nam
nhiều thuận lợi, khẳng định được vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hơn thế nữa, Việt Nam vẫn đang tiếp tục tiến trình thiếp lập với các khu vực
thương mại tự do của hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến năm 2021, Việt 7
Nam đã hoàn thành ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực (trong đó
đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực).
Ở cấp độ khu vực, thì có thể kể đến hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký vào ngày 03/1/2008. Nhờ vậy mà Nhật Bản đã
xóa bỏ một số thuế quan đối với một số dòng sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam.
Tính đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng sản
phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Dự tính vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ
thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam như nông
sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép,… Ngoài ra trong khuôn khổ ASEAN, còn
có các kiệp định đã được ký kết như Hiệp định Thương mại Tự do ASRAN –
Australia và New Zealand (AANZFTA) vào năm 2009, ASEAN - Ấn Độ năm 2009.
Không chỉ ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là
thành viên khối ASEAN thì Việt Nam còn chủ động hợp tác song phương. Nổi bật
nhất là hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CTPTPP)
vào năm 2019; hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu
(EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam với các nước EU vào năm 2020;
và hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) đã chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
Và trong giai đoạn từ năm 2007 – 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục, chủ động đa
phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ và giữ vững được tốt quan hệ tốt đẹp
với các chủ thể tham gia. Điển hình như ngày 1/1/2008 Việt Nam hoàn thành vai
trò của chủ thể quan hệ quốc tế với vai trò là ủy viên không thường trực Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. 1/1/2010, Việt Nam làm chủ tịch
ASEAN. Không chỉ có vậy, Việt Nam cũng tích cực tham gia sâu vào diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đã đăng cai năm APEC năm 8
2017 với hàng trăm các cuộc họp từ chuyên viên đến cấp cao. Đặc biệt vào tháng
10/2015 Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) vào tháng 2/2016. Đây là một hiệp định được kỳ vọng sẽ trở
thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu
cho các Hiệp định thế kỷ 21. Và đến năm 2020, Việt Nam cùng một lúc hoàn thành
cả hai nhiệm vụ vừa là chủ tịch ASEAN 2020, và ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an LHQ 2020-2021.
3. Kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2007 đến nay 3.1. Thành tựu
Sau một quá trình (giai đoạn từ 2007 đến nay) thực hiện nhất quán đường
lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với chủ trương chủ
động và tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, thì Việt
Nam cũng đạt được những kết quả tích cực.
Một là hội nhập kinh tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng chính là một cách để Việt Nam có thể tiếp thu
tinh hoa văn minh nhân loại, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của mọi
tầng lớp nhân dân. Chính từ sự hội nhập từ kinh tế mà nó còn liên quan đến lĩnh
vực khác như văn hóa xã hội, du lịch… từ đó giúp quarg bá Việt Nam đế cộng
đồng quốc tế về sự thâ thiện cũng như những điều đặc sắc trong nét đẹp của con
người Việt. Điều này góp phần vào sự nghiệp phát triển và đổi mới của đất nước.
Hai là hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Sau một quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhìn chung nền kinh tế Việt
Nam trên thực tế đã và đang đạt được những thành quả nhất định. Xét trên phương
diện kinh tế, việc áp dụng các biện pháp để hội nhập kinh tế đã đóng góp đáng kể 9
cho tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2007) cho
đến nay, xét về tổng thể nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được
duy trì ở mức cao qua các năm.
Theo tổng cục thống kê, giai đoạn từ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt
7,01%/năm, trông đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%. Riêng trong năm
2007, việc trở thành thành viên WTO đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất
khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
(7/13%). Trong năm 2007, nền kinh tế Việt Nam cũng đã được hưởng lợi từ nhiều
yếu tố tích cực từ bên trong cũng như bên ngoài gặp với quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 của Việt Nam là một trong
những yếu tố bên ngoài có sự phát tương đối cao, với tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2007 đạt 8,46%, cao hơn cả các năm khác trong giai đoạn từ 2006 đến 2010.
Đối với giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ xu thế phục
hồi do tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế trong nước
gặp nhiều khó khăn, nhưng tính chung trong cả giai đoạn duy trì ở mức khá. Bình
quân giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,91%, mặc dù thấp
hơn so với giai đoạn 2006-2010. Có thể thấy, dù gặp nhiều bất lợi về kinh tế thế
giới nhưng xu hướng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét và tăng trưởng kinh tế phục
hồi ở mức cao nhất trong 5 năm là nắm 2015 với GDP bình quân đầu người tăng
40% từ 1.532 USD/ người năm 2011 lên 2.171 USD/người năm 2015.
Đối giai đoạn từ 2016 đến nay, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá.
Bình quân giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0,87
điểm phần trăm so với mức tăng trưởng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn trước
đó. Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91% tuy là mức tăng thấp nhấp
trong các năm trong giai đoạn nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 thì đó cũng là 10
thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng dương thuộc nhóm cao nhất thế
giới và được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN, với
tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm. Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều
sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TEF) vào tăng
trưởng của nền kinh tế tăng lên, đạt bình quân 45,425 trong giai đoạn. Đặc biệt kể
từ khi Việt Nam tham gia WTO đến nay, GDP của Việt Nam đã tăng hơn 300%
Sự tăng trưởng kinh tế trong việc hội nhập kinh tế quốc tế đã nâng cao năng
lực sản xuất, mở rông thị trường trong một số lĩnh vực nhưu công nghiệp, thương
mại và các ngành dịch vụ. Điển hình như cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
xu hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu
vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản trong GDP năm 2020 đạt 14,58%, giảm 1,47 % so với năm 2016; khu vực
công nghiệp và xây dựng đạt 33,72% tăng 1 %; khu vực dịch vụ đạt 41,6% tăng 0,71%
Ba là góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Hoạt động thương mại tăng giúp cho kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị
trường xuất nhập khẩu Việt Nam, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam,
mở rộng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Chính vì vậy thương mại
trong việc hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp lớn cho sự phát triển KT ở Việt Nam. 11 12
Thống kê ở bảng trên cho thấy, nếu như năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu của cả nước chỉ ở mức 111,3 USD, tăng trưởng 31,4%, trong đó nhập khẩu là
62,8 tỷ USD, xuất khẩu là 39,8 tỷ USD thì đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu đã lên tới 545,3 tỷ USD tăng 5,3% so với năm 2006, trong đó xuất khẩu
đạt 282,6 tỷ USD nà nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD. Và chỉ riêng 10 tháng năm
2021, tổng kim ngạch xuất khẩu đã 537,31 tỷ USD. Về xuất khẩu
- Giai đoạn 2006 – 2010:
Hoạt động xuất khẩu đạt được những thành tựu nhất định nhờ Việt Nam đẩy
mạnh hội nhập, mở rộng quan hệ với các tổ chức như: Tháng 1/2007, Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán và đi đến ký kết
một số FTA như Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam với Nhật Bản được ký kết
vào năm 2008, cũng như là một số Hiệp định đa phương khác khi Việt Nam với vai
trò là thành viên của ASEAN.
Kim gạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ này đạt 56 tỷ USD/năm, tăng nhiều so
với các năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ
4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010
- Giai đoạn năm 2011 – 2015
Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục tham gia sâu rộng, mở rộng thị
trường bằng cách ký kết một số Hiệp định trong khuôn khổ FTA như Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam với Chi Lê (VCFTA) vào năm 2014, Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) vào năm 2015
Chính vì vậy mà bình quân cả giai đoạn, tăng trưởng xuất khẩu đạt khoảng
18%/năm và trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đến năm 13
2016, Việt Nam có trên 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong
đó có 8 sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD.
- Giai đoạn 2016 – nay
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, bình quân giai đoạn
2016 – 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 464,8 tỷ USD/năm,
tốc độ bình quân giai đoạn này ước đạt 10,7%/năm, riêng năm 2020 mặc dù bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khá, ước tính đạt 545,32 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn này liên tục xuất siêu từ 1,6 tỷ USD
năm 2016 lên đến gần 20 tỷ USD năm 2020 tạo điều kiện cán cân thành toán giữ
được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế khác
Đến cuối tháng 12 năm 2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt mức cao kỷ
lục 31,9 tỷ USD, giúp cán cân thương mại được duy trì tháng thứ hai liên tiếp. Về nhập khẩu:
Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước nhập siêu lớn sang xuất siêu.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2006 - 2010 đặc
biệt trong 2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu đạt bình quân 68,5 tỷ USD/năm, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm
trước và tăng bình quân 18%/năm.
Từ năm 2012 đến nay Việt Nam đã xuất siêu hàng hóa (năm 2012 là 780
triệu USD, năm 2013 là 9 triệu USD). Năm 2014, xuất siêu khoảng 2 tỷ USD.
Như vậy có thể thấy nhập khẩu nhìn chung tăng nhanh, một phần do kinh tế
tăng trưởng khiến nhu cầu tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn nhiều lần
so với tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy việc tham gia WTO và việc ký kết các 14
hiệp định thương mại tự do đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhập khẩu
Bốn là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đối với Việt Nam, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, việc thực hiện các cam
kết cùng quá trình mở cửa nền kinh tế, cụ thể là việc mở cửa thị trường dịch vụ tài
chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đã góp phần cải thiện môi trường
đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
- Giai đoạn 2006 – 2010
Vốn đầu tư khu vực Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm
2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006 – 2010 tăng 9,3%. Vốn đầu tư khu vực
ngoài Nhà nước thực hiện theo năm 2010 thăng 47,6% so với năm 2006, bình quân
mỗi năm thời kỳ này tăng 11,4%. Vốn đầu tư khu vực FDI thực hiện năm 2010
tăng 157,5% so với 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006 – 2010 tăng 25,7% (Số
liệu theo Tổng cục thống kê). Từ đó có thể thấy ở giai đoạn này Việt Nam chú
trọng và đưa ra định hướng để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Dòng
vốn FDI đã tăng đáng kể, dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng những sau đó đã dần
phục hồi, Việt Nam vẫn là một trong những địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
- Giai đoạn năm 2011 – 2015
Trong 5 năm này nước ta cấp giấy phép cho 7966 dự án, tăng 29,6% so với 5
năm 2006-2010. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 59,5 tỷ USD,
tăng 33,4% so với giai đoạn trước. 15
Tính đến năm 2015, đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt
Nam, trong đó có Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư cấp mới và vốn mở rộng vào Việt Nam.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
- Giai đoạn 2016 – nay
Tính đến năm 2019, cả nước có khoảng 334 tỷ USD vốn đăng ký với hơn
26.600 dự án còn hiệu lực. Đến nay, khu vực FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội, trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Riêng năm 2018,
Việt Nam đã thu hút 1.918 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt hơn 13,481
tỷ USD tăng 18,1% về số dự án và 0,2% về vốn đăng ký so với năm 2017 (theo
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2019). Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng mạnh. Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn FDI đăng ký đạt
khoảng 173 - 174 tỷ USD (năm 2019 đạt kỷ lục là 39 tỷ USD), trong khi đó vốn 16
thực hiện đạt khoảng 92 - 93 tỷ USD (giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn FDI đăng ký
đạt khoảng 100,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỷ USD)
Có thể thấy FDI trong giai đoạn này ngày càng phát triển và có vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu, tạo điều kiện để phát triển kinh tế của đất nước
Từ khi Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế, Việt Nam thu hút ngày càng
nhiều đối tác đến từ các nước châu Âu, châu Mỹ… Những năm qua, các dự án FDI
trở thành một trong những điểm sáng, những kênh chuyển giao công nghệ quan
trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình
độ công nghệ nền kinh tế của nước ta. 3.2. Hạn chế
Một là, trong hội nhập kinh tế quốc tế vào những thời điểm cụ thể, sự đổi
mới tư duy còn chậm, chưa đáp ứng được tốt nhất yêu cầu phát triển trong nước và
phù hợp với những chuyển biến của tình hình thế giới. Chúng ta còn lúng túng
trong việc xử lý mối quan hệ giữa mặt tích cực và tiêu cực, giữa độc lập tự chủ về
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế,… với việc giữ gìn bản sắc dân tộc
Hai là, chưa có nhiều bước đột phá mới nhằm khai thác tốt nhất quan hệ lợi
ích đan xen tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là với một số nước lớn có liên
quan đến lợi ích chiến lược của nước ta. Bởi sức cạnh tranh của nền kinh tế, các
doanh nghiệp có cải thiện nhưng vẫn còn yếu do với các nước, kể cả các nước
trong khu vực. Đặc biệt, trên thực tế còn xảy ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp
FDI và các doanh nghiệp trong nước. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang
tính mũi nhọn chưa phát triển đồng đều và chưa có khả năng chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. 17
Ba là, lạm phát xảy ra mặc dù đã được kiểm soát nhưng có xu hướng tăng,
FDI vẫn bộc lộ nhiều hạn chế mặc dù đạt được kết quả khả quan. Việc thu hút dự
án đầu tư FDI tăng về số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, đồng thời còn
chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Công tác thông tin truyền thông về
hội nhập, năng lực giải quyết những tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn
chế và chưa vận dụng đước hết các cơ hội do các hiệp định FTA.
Bốn là, dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế nhưng cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới kinh tế của Việt Nam, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh
hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, một số doanh nghiệp phải thu
hẹp quy mô sản xuất và tạm dừng hoạt động và điều này thấy rõ nhất ở năm 2020 và đầu năm 2021
Năm là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn còn
những bất cập. Năng lực đội ngũ cán bộ, doanh nhận chưa đáp ứng yêu cầu hội
nhập, thậm chí còn gây cản trở cho quá trình phát triển
4. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
4.1. Cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Việt Nam hiện là thành viên tích cực của rất nhiều cơ chế hợp tác đa phương
như Liên Hiệp Quốc, ASEAN… Thông qua các thể chế này Việt Nam tiếp tục có
phạm vu hoạt động tương đối rộng. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế thông
qua các biện pháp đa phương, song phương trong khu vực giúp tiếng nói của Việt
Nam có trọng lượng hơn, củng cố vai trò của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề
khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, lợi
ích của các tổ chức, cá nhân; đảm bảo độc lập, tự chủ, củng cố và duy trig mội
trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 18
Hiện nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm kinh tế - chính
trị quan trọng hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể phát huy vị trí
địa chiến lược của một nước Đông Nam Á - nằm ở trung tâm của sự chuyển dịch.
Qua đó thúc đẩy các nước đầu tư tìm hiểu và nhận thấy được tiềm năng phát triển
của ta trong nhiều lĩnh vực, đồng thời làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác
trong và ngoài khu vực. Xu hướng hội nhập kinh tế thông qua hình thành các FTA
thế hệ mới như TPP là phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Đây là một nhân tố thuận
lợi góp phần duy trì quan hệ ổn định giữa các quốc gia và đóng góp vào việc gìn
giữ hòa bình và an ninh trong khu vực.
Hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn là nhân tố quan trong để
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, có tác động tích
cực lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, phát triển khoa học, công nghệ
4.2. Thách thức hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay không chỉ có thời cơ và
thuận lợi, mà còn gặp phải nhiều thách thức lớn. Điều quan trọng là cần tỉnh táo,
nhận thức rõ những thách thức phải đối mặt để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Trước hết, những thách thức trong lĩnh vực kinh tế. Thực chất, nước ta vẫn
đang là một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, đội ngũ doanh nhân chưa
có sức trạnh tranh hành hóa, dịch vụ, còn xảy ra nhiều bất cập. Hơn nữa, trong quá
tình hội nhập, những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam phải chịu sự ràng
buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại được ký kết, dẫn đến sự phụ thuộc về
kinh tế cũng như phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng đối với các nước phát
triển. Hơn nữa cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn trên một bình diện rộng hơn. 19 Thứ hai, trên
lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn
cầu hoá đặt ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ
trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thứ ba, trên
lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, và an ninh quốc Về an ninh quốc
gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn, bên cạnh các hiểm hoạ
mang tính truyền thống, đã xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống (an ninh môi
trường, dịch bệnh, khủng bố. Việc hội nhập quá sâu rộng trong quan hệ kinh tế
quốc tế cũng có thể tác động tiêu cực đến việc giữ gìn những bản sắc tốt đẹp dân tộc
Thứ năm, trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng
đang đối diện trước thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước... Hội nhập
thì luôn cần có đầu óc tỉnh táo để đấu tranh, phản bác với những luận điệu xảo trá,
hay là chống “diễn biến hòa bình” của các thể lực thù địch trong nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là nền kinh tế thị trường đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
5. Tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai
đoạn từ năm 2007 đến nay 5.1. Tích cực:
- Chuyên môn hóa, khai thác tối ưu lợi thế, từng bước dịch chuyển cơ cấu
kinh tế. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư của mỗi nước theo
hướng chuyên môn hóa sản xuất, giúp khai thác tối đa lợi thế so sánh của
mỗi nước, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, khoa học,…từ đó nâng
cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp các quốc gia. 20