-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề cương tâm lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương tâm lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Tâm lý học giáo dục 278 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Đề cương tâm lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đề cương tâm lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học giáo dục 278 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40387276
CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÍ GIÁO DỤC
Câu 1: Bản chất hiện tượng tâm lý người?
1. Tâm lý người là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua chủ thể:
A. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực vào khách quan vào não:
+ Phản ánh là quá trình qua lại giữa 2 hệ thống vật chất. Kết quả là để lại dấu vết trên cả
hai hệ thống vật chất đó.
+ Sự vật hiện tượng phải tác động vào não bộ, não bộ phải phản ánh hiện thực khách
quan -> hình thành tâm lí, nhận thức
+ Phán ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ phản ánh cơ học, vật lý, hóa học, sinh vật và tâm lý.
VD: Viên phấn viết lên bảng, nước chảy đá mòn.
+ Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt:
- Mang tính sáng tạo cao, sinh động hơn các loại phản ánh khác.
- Chỉ có bộ não và hệ thần kinh kích thích bên ngoài biến đổi và tạo thành hình ảnh tâm lý bên trong.
+ Muốn có tâm lí người phải có 2 điều kiện:
- 1: phải có tgioi khách quan_ nguồn gốc tạo nên hình ảnh tâm lí
- 2: phải có não người - cquan phản ánh để tạo hình ảnh tâm lí + Kết luận sư phạm:
- Muốn thay đổi tâm lý con người phải chú ý đến hiện thực khách quan nơi cá nhân sống và hoạt động.
- Bảo vệ não bộ và hệ thần kinh. B. Tính chủ thể thể hiện ở chỗ:
+ Cùng sự vật hiện tượng tác động vào chủ thế khác nhau sẽ xuất hiện hình ảnh tâm lý với những
mức độ, sắc thái khác nhau.
VD: công chúa đứt tay, ăn mày sổ ruột.
+ Cùng hiện 1 sự vật hiện tượng tác động vào 1 chủ thể nhưng ở thời điểm khác nhau, hoàn cảnh,
trạng tháu khác nhau-> hình ảnh tâm lý khác nhau.
VD: có thực mới vực được đạo.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, hiểu và thể hiện rõ nhất về hình ảnh tâm lí đó.
VD: không ai hiểu mình bằng chính mình.
+ Căn cứ vào mức độ, sắc thái khác nhau mà mỗi chủ thể thể hiện thái độ, hành vi khác nhau đối
với sự vật, hiện tượng.
VD: trước những lỗi làm của học sinh, gv có thể có những cách ứng xử khác nhau.
Sự khác biệt tâm lí giữa người này với người kia:
+ Đặc điểm sinh học: đặc điểm cơ thể, giác quan, đặc điểm não bộ, hệ thần kinh khác nhau.
+ Hoàn cảnh sống, môi trường, kinh nghiệm sống khác nhau.
+ Do giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác,…
+ Tính tích cực của mỗi chủ thể: chủ động tiếp xúc, va chạm với tgkq ->… Kết luận sư phạm: lOMoAR cPSD| 40387276
- Trong giao tiếp, ứng xử cần tôn trọng cái riêng của mỗi người, không nên áp đặt ý muốn
chủ quan của mình cho người khác. Trong dạy học, giáo dục phải chú ý nguyên tắc sát
đối tượng( cá biệt hóa)
- Tâm lí là sản phẩm của hoạt động, giao tiếp nên phải tổ chức hoạt động, giao tiếp phù
hợp để hình thành, phát triển TL.
2. Tâm lý người mang bản chất XH- LS:
a) Tâm lí người mang bản chất xã hội
- Tâm lý con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội nơi cá nhân đó sống và hoạt động. - Thể hiện:
+ Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan. Các mối quan hệ xã hội
quyết định bản chất tâm lý người. Tâm lý người chỉ hình thành và phát triển trong thế
giới người. ( “ Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai…”) + Tâm lí người có nội dung xã hội.
+ Tâm lý người là sản phẩm của hđ và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã
hội. Vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.
+ Tâm lý người là kết quả của quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm XH, nền VHXH
biến thành kinh nghiệm CN.
+ Tâm lý người chịu sự chế ước của các điều kiện XH nhất định.
b) Tâm lí người mang tính lịch sử:
- Tâm lí người hình thành, phát triển, biến đổi cùng với sự thay đổi của điều kiện kte-xh mà
con người sống trong đó.
- Sự thay đổi tâm lí người thể hiện ở hai phương diện:
+ Đối với tâm lí của cộng đồng người: tâm lí của cộng đồng người thay đổi cùng sự thay đổi
đk kt-xh chung của cộng đồng
+ Đối với tâm lí từng người cụ thể : tâm lí con người thay đổi cùng sự phát triển của lịch sử cá nhân. c) Kết luận sư phạm:
+ Trong giáo dục cần tổ chức hiệu quả các dạng hoạt động phù hợp với các đặc điểm lứa tuổi.
+Trong giao tiếp, ứng xử cần tôn trọng cái riêng của mỗi người, không áp đặt ý muốn
chủ quan của mình cho người khác
+ Khi đánh giá con người cần có “ quan điểm phát triển”, không nên thành kiến.
+ Cần chú ý đến tâm lý của con người ở các vùng miền khác nhau.
+ Dựa vào hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt của học sinh để đưa ra những lời khuyên hợp
lí về cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề
+ Xã hội và điều kiện kinh tế xã hội thay đổi cần không ngừng học hỏi, tìm hiểu để hòa
nhập và hiểu học sinh hơn.
Câu 2: Cơ chế, quy luật hình thành và sự phát triển tâm lý cá nhân? lOMoAR cPSD| 40387276
1.Cơ chế: chuyển khinh nghiệm LS,XH thành kinh nghiệm cá nhân (chuyển từ ngoài vào trong):
- Kinh nghiệm lịch sử, xã hội:
+ KNXH: là những KN được hình thành và tồn tại trong hoạt động của cá nhân, của xã hội và các mối
quan hệ giữa các chủ thể cùng sống trong xã hội đương thời.
VD: Tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội và nhân văn, kinh nghiệm ứng xử giữa người với người, giữa
người với thế giới tự nhiên v.v, là các biểu hiện của kinh nghiệm xã hội.
+ Sự tích luỹ các kinh nghiệm xã hội trong suốt chiều dài phát triển của xã hội hình thành nên KNLS.
+ KNLS: là dấu hiệu đặc trưng tạo ra sự khác biệt giữa con người với các loài động vật khác (chỉ có kinh
nghiệm loài chứ không có KNLS).
- Quá trình phát triển tâm lí cá nhân được thực hiện thông qua sự tương tác giữa cá nhân và thế giới bên ngoài.
Quá trình cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm xã hội - lịch sử không phải là sự chuyển từ bên ngoài vào
bên trong một cách cơ học mà bằng cách tương tác giữa chủ thể với đối tượng.
( VD: Khi trẻ chơi lắp ghép thường thì thầm với chính mình: miếng này ở đây, miếng này không phải ở đây…)
+Chủ thể thông qua HĐ và giao lưu để lĩnh hội những KN lịch sử- xã hội và biến chúng thành
những KN riêng của cá nhân.
+QT chuyển các hành động tương tác từ bên ngoài vào bên trong của các thể( cơ chế chuyển vào trong)
+QT hình thành cấu trúc tâm lý mới theo nguyên lí chuyển từ bên ngoài vào bên trong. Theo thuyết J.Piaget:
+ Tương tác giữa TE với thế giới đồ vật giúp trẻ hình thành KN về những thuộc tính vật lí của SV và PP sang tạo ra chúng.
( Vd: Cho trẻ tham quan làng gốm Bát tràng giúp trẻ hiểu cách làm cốc, cái cốc.)
+ Tương tác giữa TE với người khác giúp trẻ hình thành KN về các khuôn mẫu đạo đức, tư duy, logic.
(Vd : Giúp trẻ hiểu các phạm trù đạo đức, chuẩn mực.) - Theo L.x.vugotxki:
Ngay cả khi tương tác giữa TE với TG đồ vật cũng có sự hiện diện của người lớn và
điều quan trong là qua các QT tương tác, TE học được cách sử dụng các đồ vật đó, tức
là sử dụng được các KNXH mà con người sang taooj ra và mã hóa vào trong đồ vât.
VD: dạy con thao tác với các đồ vật.
2.Quy luật hình thành và sự phát triển tâm lý cá nhân:
a. Sự phát triển tâm lí của cá nhân diễn ra theo một trình tự nhất định, không nhảy cóc,
không đốt cháy giai đoạn.
VD: giai đoạn thai nhi, tuổi thơ, dậy thì, trưởng thành, ổn định, suy thoái, già yếu và chết. lOMoAR cPSD| 40387276
- Thời gian, cường độ và tốc độ phát triển các giai đoạn ở mỗi cá nhân có thể khác nhau,
nhưng mọi cá nhân phát triển bình thường đều phải trải qua các giai đoạn đó theo một
trật tự hằng định, không đốt cháy, không nhảy cóc, không bỏ qua giai đoạn trước để có giai đoạn sau.
b. Sự phát triển tâm lí cá nhân diễn ra không đồng đều.
- Sự phát triển cả thể chất và tâm lí diễn ra với tốc độ không đều qua các giai đoạn phát
triển từ sơ sinh đến trưởng thành.
- Xu hướng chung là chậm dần từ sơ sinh đến trưởng thành, nhưng trong suốt quá trình đó
có những giai đoạn phát triển với tốc độ rất nhanh, có giai đoạn chậm lại, để rồi lại vượt lên giai đoạn sau.
VD: giai đoạn sơ sinh sau 3 tháng cân nặng tăng gấp đôi.
- Có sự không đều về thời điểm hình thành, tốc độ, mức độ phát triển giữa các cấu trúc
tâm lí trong quá trình phát triển ở mỗi cá nhân.
VD: TE pt nhận thức trước và nhanh hơn so với phát triển ngôn ngữ,…
- Có sự không đều giữa các cá nhân trong quá trình phát triển cả về tốc độ và mức độ.
VD: Khả năng nhận thức của học sinh cùng độ tuoir, cùng lớp, cùng GV giảng dạy là khác nhau.
c. Sự phát triển tâm lí cá nhân diễn ra tiệm tiến và nhảy vọt:
- Theo J.Piaget: sự hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí diễn ra theo cách tăng dần
về số lượng ( tăng trưởng) và đột biến ( phát triển, biến đổi về chất) - (VD:…)
d. Sự phát triển tâm lí cá nhân gắn bó chặt chẽ giữa sự trưởng thành cơ thể và sự tương
tác với môi trường văn hóa- xã hội.
- Sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân diễn ra trong sự tương tác chặt chẽ giữa 3 yếu
tố: chủ thể hoạt động, yếu tố thể chất, môi trường.
e. Sự phát triển tâm lí cá nhân có tính mềm dẻo và có khả năng bù trừ:
- Xu hướng bù trừ trong tâm lí là quy luật tâm lí cơ bản trong quá trình phát triển.
- Cá nhân thường ý thức được sự thiếu hụt, yếu kém của mình và chính sự ý thức đó là
động lực thúc đẩy cá nhân khắc phục, bù trừ sự thiếu hụt đó.
- (VD: trẻ muốn nhìn tất cả nếu nó bị mù, muốn nghe tất cả nếu tai bị khiếm khuyết.)
Câu 3: Đặc điểm giao tiếp của học sinh THCS với người lớn và giao tiếp của thiếu niên với
bạn cùng tuổi?( Trình bày và liên hệ với thực tế người lớn cấn làm gì trong quan hệ giao
tiếp với thiếu niên, cho ví dụ minh họa) - Giao tiếp với người lớn:
1. Tính chủ thể cao và khát vọng độc lập trong quan hệ.
2. Mâu thuẫn về nhu cầu và nhận thức.
3. Thiếu niên có xu hướng cường điệu hóa, bi kịch hóa các tác động của người lớn
trong ứng xử hằng ngày. lOMoAR cPSD| 40387276
Thực tế, có hai kiểu quan hệ của người lớn với trẻ em tuổi thiếu niên:
1. Người lớn thấu hiểu tâm lí tuổi thiếu niên: VD:
2. Kiểu ứng xử dựa trên cơ sở người lớn vẫn coi trẻ em tuổi thiếu niên là trẻ nhỏ, vẫn giữ thái
độ ứng xử như với trẻ nhỏ. Người lớn thường vẫn áp đặt tư tưởng, thái đổ và hành vi đối
với trẻ như đối với trẻ nhó vì thế thường chứa đựng những mâu thuẫn và dễ dẫn đến xung
đột giữa người lớn và trẻ em.
VD: Mẹ thường thích con gái để tóc dài truyền thống không cho con mình cắt tóc dù con
rất muốn thay đổi ngoại hình trở nên xinh đẹp hơn. Vì thế, con thường hay cãi nhau với mẹ. Để
tránh xảy ra xung đột, người lớn cần:
+ Có sự hiểu biết nhất định về sự phát triển thể chất và tâm lí tuổi thiếu nhiên.
+ Đặt các em vào vị trí mới-vị trí của người cùng hợp tác, tôn trọng tính độc lập, quyền bình đẳng
của các em, giúp đỡ và tin tưởng lẫn nhau.
+ Cần phải gương mẫu, tế nhị, tôn trọng tính tự lập của các em nhưng cũng cần hướng dẫn các
em một cách thường xuyên vì các em vẫn cần người lớn chứ chưa tách rời hoàn toàn được. -
Giao tiếp với bạn cùng tuổi:
+ Giao tiếp với bạn cùng tuổi đã trở thành một hoạt động riêng và chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống tuổi thiếu niên. Trong giao tiếp với bạn, thiếu niên thỏa mãn được nhu cầu bình đẳng và khát vọng độc lập. + Chức năng: 1.
Trao đổi thông tin: Bạn cùng tuổi là 1 kênh thông tin rất quan trọng. 2.
Chức năng học hỏi: thiếu niên phát triển kĩ năng xã hội, khả năng lí luận, diễn tả cảm xúc. VD:
học tày không bằng học bạn. 3.
Chức năng tiếp xúc cảm xúc: Nơi có thể tâm sự một cách bí mật, trao đổi, dãy bày tâm
sự,…4. Chức năng thể hiện và khẳng định nhân cách cá nhân: khẳng định cá nhân, tính cách, xu
hướng và trí tuệ của mình. + Đặc điểm:
1. Nhu cầu giao tiếp với bạn cùng tuổi phát triển mạnh và cấp thiết.
2. Quan hệ với bạn của thiếu niên là hệ thống độc lập và bình đẳng.
3. Quan hệ với bạn của thiếu niên là hệ thống yêu cầu cao và máy móc.
4. Sắc thái giới tính trong quan hệ với bạn ở thiếu niên: ở thiếu niên các em đã xuất hiện những
rung đông, cảm xúc với bạn khác giới, thường có những hiện tượng tâm lí giống nhau: quan tâm
đặc biệt tới các bạn khác giới và mong muốn thu hút được tình cảm của bạn khác giới.
Câu 4: Sự hình thành lý tưởng sống và kế hoạch đường đời của học sinh THPT( trình bày và nêu ý
nghĩa đối với việc giáo dục lứa tuổi này)
1. Lí tưởng sống của thanh niên mới lớn:
- LTS được hình thành và phát triển mạnh ở đầu thanh niên.
- LTS đã có sự phân hóa lí tưởng nghề và lí tưởng đạo đức cao cả. Thể hiện qua mục đích
sống, qua sự say mê với việc học tập, nghiên cứu,… lOMoAR cPSD| 40387276
- Có sự khác biệt giữa lí tưởng nam và nữ thanh niên. Đối với nữ thanh niên, lí tưởng
sống về nghề nghiệp, về đạo đức xã hội thường mang tính nữ và không bộc lộ rõ và mạnh như nam.
- Một bộ phận bị lệch lạc về lí tưởng sống. Những thanh niên này thường tôn thờ một số
tính cách riêng biệt của các nhân cách xấu như ngang tàn, càn quấy…
- Việc giáo dục đặc biệt là các em ở tuổi đầu thanh niên cần đặc biệt lưu ý tới nhận thức
và trình độ phát triển tâm lí của các em.
2. Kế hoạch đường đời:
- Kế hoạch đường đời: kn rộng, bao hàm từ sự xác định các giá trị đạo đức, mức độ kì
vọng vào tương lại, nghề nghiệp, phong cách sống... Ở tuổi đầu thanh niên, tính tất yếu
của sự lựa chọn trở lên rõ ràng.
- Vấn đề quan trọng nhất và là sự bận tâm nhất của HS lứa tuổi đầu thanh niên trong việc
xây dựng kế hoạch đường đời là vấn đề nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề.
- Việc chọn nghề của số thanh niên này không phải với tư cách là chọn một lĩnh vực việc
làm ổn định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, không phải là một nghề mưu
sinh, mà chủ yếu chỉ là sự khẳng định mình trước bạn hoặc chủ yếu là theo đuổi chí
hướng có tính chất lí tưởng hóa của mình.=> Việc giáo dục nghề và hướng nghiệp cho
HS luôn là việc làm rất quan trọng của nhà trường và toàn xh.
Câu 5: Hoạt động, giao tiếp (Định nghĩa, phân tích vai trò đối với sự hình thành phát triển tâm lý cá nhân) 1. Hoạt động :
- Đn: + Về phương diện triết học: hđ là phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
+ Về phương diện sinh học: hđ là sự tiêu hao năng lượng thân kinh và cơ bắp của con
người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
+ Về phương diện tâm lí học: hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người
và thế giới( khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể). - Vai trò:
+ Là nhân tố trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua 2 quá
trình đối tượng hóa và chủ thể hóa.
+ Thông qua hđ, con người lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử- xã hội để hình thành nhân cách.
+Thông qua hoạt đông con người bộ c lộ
bản chất, để lại dấu ấn riêng của mình
trên ̣ người khác và xã hôị
+ Trong công tác giáo dục, cần chú ý thay đổi theo hướng làm phong phú nội dung, hình
thức, cách thức tổ chức hđ sao cho thực sự lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác. 2. Giao tiếp:
- Đn: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người thông qua đó con người trao đổi
với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. lOMoAR cPSD| 40387276 - Vai trò:
+ Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người.
( VD: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi
bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.)
+ Giao tiếp không chỉ là điều kiện phát triển nhân cách mà giao tiếp còn là con đường hình thành nhân
cách con người. Bằng giao tiếp,con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã
hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
( Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn
trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.)
+ Qua giao tiếp, con người hình thành năng lực tự ý thức.
( VD: tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa. Bên
cạnh đó tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất và gia đình họ.)
=> Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mqh người- người, là nhân tố cơ bản của việc hình thành và phát
triển tâm lí, ý thức, nhân cách. - KLSP:
+ Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
+ Trong công tác giáo dục cần tạo điều kiện đẻ các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan
hẹ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp.
Câu 6: Hoạt động học ( Định nghĩa, đặc điểm của hoạt động học):
- Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền
vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó
- HĐH là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh
hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu học, qua đó phát triển bản thân người học.
- Đặc điểm của hoạt động học:
1. Đối tượng : toàn bộ kinh nghiệm lịch sử- xã hội đã được hình thành và tích lũy qua
các thế hệ, tồn tại dưới dạng các vật phẩm văn hoá và trong các quan hệ xã hội.
2. Mục đích : hướng đến làm đổi chính bản thân mình.
3. Cơ chế: bằng hệ thống việc làm, người học tương tác với đối tượng học, sử dụng các
thao tác thực tiễn và trí tuệ để cấu truc lại đối tượng bên ngoài và chuyển vào trong
đầu, hình thanh và phát triển các cấu trúc tâm lí, qua đó phát triển bản thân. lOMoAR cPSD| 40387276
4. Hoạt động học: không chỉ hướng đến việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng kĩ xảo
mới còn tiếp thu được cả phương thức dành tri thức đó.
5. Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của HS: Trong cách giai đoạn phát triển cá
nhân, hđ vai trò chủ đạo, đó là hoạt động chi phối mạnh mẽ việc hình thanh các chức
năng tâm lí đặc trưng của giai đoạn lứa tuổi đó.
Câu 7: Cảm giác ( định nghĩa, đặc điểm của hoạt động học):
- ĐN: + Cảm giác là mức khởi đầy của 1 hoạt động nhận thức cá nhân, là sự tiếp xúc ban
đầu của từng giác quan đến đối tượng.
+ Cảm giác là 1 quá trình nhận thức phản ánh 1 cách riêng lẻ, từng thuộc tính bề ngoài
của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
- Quá trình: Nảy sinh, diễn biến, kết thúc. - Các quy luật
1. Quy luật ngưỡng cảm giác:
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác.
- Cảm giác có 2 ngưỡng:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ kích thích tối đa mà ở đó còn gây được cảm giác.
+ Ngưỡng sai biệt: những kích thích phải có tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất.
2. Quy luật thích ứng cảm giác: Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích - Cường độ kích thích
tăng thì độ nhạy cảm giảm - Cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng.
3. Quy luật về sư tác động qua lại giữa các cảm giác: cảm giác của con người luôn tác động qua lại lẫn nhau
- Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
- Một kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này giảm sẽ làm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
Câu 8: Tri giác ( Định nghĩa, nêu các quy luật của tri giác và ứng dụng trong dạy học):
- ĐN: là mức độ nhận thức cao hơn cảm giác, đó là sự kết hợp các giác quan trong hoạt
động nhận thức, nhờ đó tạo ra phức hợp các cảm giác, hình thành ở chủ thể hình ảnh
trọn vẹn về dáng vẻ của đối tượng. - Các quy luật:
1. Quy luật về tính đối tượng: hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng
thuộc về 1 sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài.
2. Quy luật về tính ý nghĩa: không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng
mà còn có thể chỉ ra được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đó. Tính ý nghĩa của tri lOMoAR cPSD| 40387276
giác gắn liền với tính trọn vẹn. Tri giác càng đầy đủ các thuộc tính cơ bản bề ngoài
của đối tượng thì gọi tên đối tượng càng chính xác.
3. Quy luật về tính lựa chọn: tri giác con người không thể đồng thời phản ánh các sự
vật hiện tượng đa dạng tác động mà chỉ lựa chọn một vài sự vật trong vô vàn các sự
vật, hiện tượng đang tác động là đối tượng tri giác, còn các sự vật, hiện tượng khác
được coi là bối cảnh.
- Phụ thuộc: mục đích cá nhân; đối tượng tri giác; điều kiện quan sát; hứng thú, kinh nghiệm, kiến thức…
4. Quy luật ổn định của tri giác: Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật,
hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Bản thân sự vật hiện tượng có cấu trúc tương đối ổn định trong thời gian, thời điểm nhất định
+ Chủ yếu là do cơ chế điều chỉnh của hệ thần kinh, vốn kinh nghiệm của con
người về đối tượng,…
+ Tính ổn định của tri giác không phải là cái bẩm sinh mà nó được hình thành trong
đời sống cá thể, là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn con người.
5. Quy luật tổng quát: sự tham gia của vốn kinh nghiệm, tư duy, nhu cầu, hứng thú, động cơ, tình cảm,…
6. Quy luật ảo giác: ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch về sự vật, hiện tượng được tri giác. - Ứng dụng:
+ Để có thể dạy học một cách hiệu quả nhất, GV cần kết hợp vào bài giảng những hình
ảnh sinh động như tham quan trải nghiệm, các hình ảnh powerpoint,…
+ Xác định cho học sinh đối tượng cần tìm hiểu, những kiến thức từ tổng quát nhất đến
chi tiết để học sinh xây dựng tri giác sinh động, trực quan.
Câu 9: Tư duy ( Định nghĩa, phân tích các thao tác tư duy và vận dụng trong dạy học)
- Tư duy: hđ tâm lí của chủ thể, là quá trình chủ thể tiến hành các thao tác trí óc như phân
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa,… để xử lí các hình ảnh, các biểu
tượng, hay các khái niệm đã có về đối tượng, làm sáng tỏ bản chất, mối quan hệ phổ
biến và quy luật vận động của đối tượng
- Sản phẩm của hoạt động tư duy là các khái niệm về đối tượng.
- Các thao tác tư duy:
+ Phân tích: là quá trình chủ thể tư duy dung trí óc để phân chia đối tượng nhận thức
thành các bộ phận, các thuộc tính, các thành phần khác nhau để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.
+ Tổng hợp: là thao tắc dung trí óc để hợp nhất các thành phần đã được phân tích một
chỉnh thể để giúp ta nhận thức đối tượng khái quát hơn. lOMoAR cPSD| 40387276
=> Hai thao tác có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong 1 quá trình tư duy thống
nhất. Phân tích là cơ sở của tổng hợp; tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích
+ So sánh: là quá trình chủ thể tư duy dung trí óc để xác định sự giống nhau hay khác
nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các
đối tượng nhận thức.
=> So sánh có quan hệ chặt chẽ, dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp. Càng phân tích, tổng hợp sâu
sắc bao nhiêu thì so sánh càng đầy đủ, chính xác bấy nhiêu.
+ Trừu tượng hóa và khái quát hóa:
• Trừu tượng hóa là quá trình chủ đề tư duy dung trí óc để gạt bỏ những thuộc tính,
những bộ phận, những quan hệ thứ yếu, không cần thiết xét về một phương diện nào
đó, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy.
• Khái quát hóa là thao tác trí tuệ dung để để bao quát nhiều đối tượng khác nhau
thành 1 nhóm, 1 loại trên cơ sở những thuộc tính chung, bản chất, những mối quan hệ có tính quy định.
2 thao tác có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Khái quát hóa trên cơ sở trừu tượng hóa.
Trừu tượng hóa càng cao thì khái quát hóa càng chính xác.
- Vận dụng trong dạy học:
+ Khi học sinh tiếp cận những bài học mới và những dạng toán khó người GV nên vận
dụng vào thực tiễn để học sinh có thể có 1 tư duy logic.
+ Để hs có thể phát triển tư duy của bản thân, người giáo viên nên khuyến khích các em
tạo cho các em khả năng tự tìm tòi, sang tạo trong từng tiết học để mỗi giờ lên lớp không
chỉ là dạy học trên lý thuyết.
Câu 10: Tưởng tượng (định nghĩa, trình bày các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng và
cho ví dụ minh họa).
Định nghĩa: là hoạt động tâm lí của chủ thể, là quá trình chủ thể tiến hành các thao tác trí óc như
chắt ghép, liên kết, nhấn mạnh, loại suy, mô phỏng...để xử lí các hình ảnh, biểu tượng hay các khái
niệm đã có về đối tượng để làm sáng tỏ bản chất, mối quan hệ phổ biến và quy luật hoạt động của đối tượng.
Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng mới.
Cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng:
- Thay đổi kích thước, số lượng của vật hay thành phần của vật (người khổng lồ, người tí hon, phật nghìn tay...)
- Nhấn mạnh 1 thuộc tính, 1 bộ phận của vật (tranh biếm họa)
- Chắt ghép: ghép nhiều bộ phận, hiện tượng khác nhau thành 1 hình ảnh mới (rồng, nàng tiên cá) lOMoAR cPSD| 40387276
- Liên hợp: khá giống chắt ghép nhưng các yếu tố ban đầu bị cải biến đi và sắp xếp lại trong những
mối tương quan mới (xe tăng lôi nước)
- Điển hình hóa: tạo hình ảnh mới phức tạp nhất. Những thuộc tính điển hình, đặc điểm điển hình
của nhân cách như là đại diệm của 1 giai cấp được biểu hiện trong hình ảnh mới này ( Chí Phèo
điển hình cho người nông dân phong kiến VN)
- Loại suy (tương tự): hình ảnh mới mô phỏng, bắt chước những chi tiết, bộ phận có thực (từ đôi bàn
tay con người làm ra cái kìm, cái búa)
Câu 11: Sự quên (định nghĩa và trình bày cách chống quên).
Định nghĩa: QUÊN là không tái hiện được hoặc không tái hiện đầy đủ những nội dung đã ghi nhớ
trước đây vào thời điểm nhất định. Phân loại:
- Quên hoàn toàn (ko nhớ lại, nhận lại được)
- Quên cục bộ (ko nhớ lại nhưng nhận lại được)
- Quên tạm thời (sực nhớ) Nguyên nhân: - Do quá trình ghi nhớ
- Qui luật ức chế thần kinh
- Ko gắn được vào hoạt động hằng ngày
- Ko phù hợp với hứng thú, nhu cầu Qui luật của sự quên:
- Quên diễn ra theo trình tự: quên cái nhỏ rồi quên cái lớn sau -
Quên diễn ra ko đồng đều: ở
giai đoạn đầu tốc độ lớn rồi chậm dần Cách chống quên: Ghi nhớ tốt:
- Tập trung khi ghi nhớ điều cần nhớ
- Có hứng thú, đam mê, ý thức được tầm quan trọng với tài liệu ghi nhớ
- Lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ cho hợp lí
- Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, sử dụng các thao tác trí tuệ - Sử dụng các công cụ kí hiệu:
bản đồ tư duy, kí hiệu,...
Ôn tập tốt (giữ gìn tốt): - Tái hiện tài liệu:
Tái hiện toàn bộ tài liệu 1 lần
Tái hiện từng phần đặc biệt là những phần khó
Sau đó tái hiện lại toàn bộ tài liệu lOMoAR cPSD| 40387276
Phân chia thành những nhóm yếu tố cơ bản
Xác định mqh trong mỗi nhóm
Xây dựng cấu trúc logic
- Phải ôn tập củng cố ngay sau bài học - Ôn tập xen kẽ
- Ôn tập kết hợp nghỉ ngơi
- Thay đổi phương pháp, hình thức ôn tập Cách thức hồi tưởng cái đã quên:
- Quên ko phải là mất tất cả, nếu cố gắng ta sẽ hồi tưởng lại được
- Kiên trì hồi tưởng, nếu hồi tưởng sai thì lần hồi tưởng tiếp theo phải sử dụng biện pháp, cách thức mới.
- Cần đối chiếu, so sánh những hồi ức có liên quan trực tiếp với nội dung tài liệu mà ta cần nhớ lại
- Kiểm tra tư duy, tưởng tượng về quá trình hồi tưởng và kết quả hồi tưởng
- Sử dụng liên tưởng, nhất là liên tưởng nhân quả để hồi tưởng
Câu 12: Động cơ học tập (định nghĩa, biện pháp cơ bản kích thích động cơ học tập, cho ví dụ minh họa)
Định nghĩa: là “hợp kim” giữa thúc đẩy bởi động lực học, trong đó, nhu cầu học là cốt lõi với sự
hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng học mà HS thấy cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu học của mình.
Biện pháp kích thích động cơ học tập:
Nguồn động cơ học tập trong của học sinh: liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập, do chính sự
tồn tại của hoạt động học: nhu cầu học, sự ham biết, hứng thú học, niềm vui và thử thách bản thân,
sự thỏa mãn do thành tưu học tập đem lại.
- Hoàn thiện những yêu cầu cơ bản:
+ Cung cấp một môi trường lớp học có tổ chức
+ Là một người GV luôn quan tâm đến lớp học
+ Giao những bài tập có thử thách nhưng không quá khó
+ Làm cho bài tập trở nên có giá trị với HS
- Xây dựng niềm tin vào những kỳ vọng thích hợp:
+ Bắt đầu công việc ở mức độ vừa sức của HS
+ Làm cho mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và có thể đạt tới được
+ Nhấn mạnh vào sự tự so sánh hơn là cạnh tranh lOMoAR cPSD| 40387276
+ Thông báo cho HS thấy được rằng năng lực học thuật có thể được nâng cao
+ Làm mẫu những mô hình giải quyết vấn đề tốt.
- Chỉ ra giá trị của học tập:
+ Liên kết giữa bài học với nhu cầu của HS
+ Gắn các hoạt động của lớp học với những nhu cầu, hứng thú của HS
+ Kích thích trí tò mò, ham hiểu biết
+ Làm cho bài học trở thành niềm vui
+ Sử dụng biện pháp mới lạ khác thường
+ Giải thích mới liên quan giữa học tập hiện tại và học tập sau này
+ Cung cấp sự khích lệ, phần thưởng nếu cần thiết
- Giúp HS tập trung vào bài tập:
+ Cho Hs cơ hội thường xuyên trả lời
+ Cung cấp cơ hội cho HS để có thể tạo ra một sản phẩm cuối cùng nào đó
+ Tránh việc nhấn mạnh quá mức vào việc tính điểm
+ Giảm bớt rủi ro khi thực hiện bài tập, không xem thường bài tập quá mức
+ Xây dựng mô hình động cơ học tập
+ Dạy những chiến thuật, kĩ thuật học tập.
Nguồn động cơ học tập ngoài của học sinh: ít liên quan trực tiếp tới hoạt động học tập mà thường
là do kết quả của hoạt động học tập đem lại: lời khen, trừng phạt, ý thức trách nhiệm,...đó là toàn
bộ các phẩm chất tâm lí cá nhân, trạng thái tâm lí cá nhân và các yêu cầu, áp lực tâm lí từ bên ngoài.
- Củng cố: là sự kiện kích thích mà xuất hiện trong quan hệ nhật định với phản ứng thì có xu
hướng duy trì hay tăng cường phản ứng (sự khen ngợi và lờ đi, trừng phạt đúng đắn cho từng HS)
Câu 13: Quản lí lớp học (định nghĩa, nội dung của quản lí lớp học, VD)
Định nghĩa: - Lớp học: là 1 nhóm xã hội đặc thù, trong đó các cá nhân HS tiến hành các hoạt động
học tập dưới tác động của GV.
- Quản lý lớp học là các hoạt động tổ chức và quản lí tập thể HS trong giờ học; quản
lí hành vi cá nhân của HS
Nội dung của quản lí lớp học: lOMoAR cPSD| 40387276
- Tổ chức và quản lí tập thể học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động học tập, rèn luyện và các
hoạt động tập thể khác.
+ Tổ chức và quản lí, duy trì nội quy, kỉ luật, nguyên tắc và quy trình hoạt động của tập thể và cá nhân trong giờ học;
+ Quản lí hành vi của tập thể và cá nhân học sinh diễn ra trong học tập;
+ Quản lí các mối quan hệ cá nhân và quan hệ nhóm xã hội trong tập thể học sinh và quan hệ
giữa học sinh với giáo viên,
+ Tổ chức và quản lí và duy trì các yếu tố tâm lí xã hội của tập thể lớp học như bầu không khí
tâm lí, dư luận, truyền thống, sự tác động giữa các cá nhân, giữa các nhóm… trong tập thể.
- Tổ chức và quản lí môi trường học tập của học sinh
+ Là kiến tạo môi trường vật lí và môi trường tâm lí thuận lợi để hoạt động học tập và rèn luyện của
học sinh có hiệu quả cao.
+ Kiến tạo môi trường vật lí lớp học gồm: thiết kế không gian trường lớp đảm bảo các yêu cầu
sư phạm (địa điểm trường lớp, kích thước, tính chất phòng học chức năng và phòng đa năng); bố
trí, sắp xếp bàn ghế giáo viên, học sinh và các tủ sách, đồ dùng học tập…, phù hợp với tính chất
học tập và lứa tuổi học sinh v.v.
+ Tổ chức và quản lí môi trường tâm lí- xã hội của lớp học gồm: các hoạt động của GV và HS
nhằm tạo bầu không khí thi đua học tập cho học sinh như các biện pháp tạo động lực và kích
thích học sinh học tập: khen thưởng, động viên, trách phạt; tạo ra sự tự quản của học sinh.
- Tổ chức và quản lí, duy trì sự phối hợp các mối quan hệ, các lực lượng xã hội trong việc hỗ trợ
học sinh học tập
+ Tổ chức, quản lí và duy trì thường xuyên các mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.
+ Các mối quan hệ khác như quan hệ giữa GV với các tổ chức xã hội ở địa phương, các nhà khoa
học, văn nghệ sỹ, nghệ nhân v.v
- Tổ chức và quản lí hoạt động dạy học của giáo viên trên lớp
+ Ảnh hưởng trực tiếp tổ chức và quản lí của lớp học cả về phương diện quản lí tập thể lớp, cá nhân
và cả về phương diện tổ chức môi trường học tập.
+ Những yếu tố cấu thành hoạt động dạy của người GV như kế hoạch dạy học, nội dung và
phương pháp dạy học, tài liệu / thiết bị học tập của học sinh, sự chuyển tiếp các tiết học, các
phòng học v.v đều chi phối cơ cấu tổ chức và quản lí hoạt động học tập của lớp học.
Câu 14: Nhân cách (định nghĩa, đặc điểm, và ý nghĩa trong giáo dục HS) lOMoAR cPSD| 40387276
Định nghĩa: là tổ hợp những đặc điểm, những phẩm chất tâm lí của cá nhân, qui định giá trị xã hội
và hành vi xã hội của họ ( biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người) Đặc điểm:
• Tính ổn định của nhân cách:
+ Các phẩm chất nhân cách khó hình thành và khó mất đi.
+ Có tính ổn định nhưng ko phải là bất biến khó thay đổi => điều chỉnh những nét nhân cách ko phù
hợp trong quá trình giáo dục.
• Tính thống nhất của nhân cách:
+ Thể hiện ở chỗ nhân cách là 1 chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người
+ Trong nhân cách có sự thống nhất hài hòa giữa ba cấp độ: cá nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân
Cần giáo dục con người 1 cách có hệ thống, liên tục, đồng bộ
Trong hoạt động giáo dục, khi thấy một học sinh có nét nhân cách nào tiêu cực thì cần phải tác
động không chỉ trực tiếp vào nét nhân cách đó mà là vào toàn bộ nhân cách nói chung của con người ấy.
Khi đánh giá một nét nhân cách nào đó ta cần phải xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ
với những nét nhân cách khác của con người đó.
• Tính tích cực của nhân cách:
+ Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội vì thế nhân cách mang tính tích cực.
+ Được biểu hiện qua quá trình thỏa mãn nhu cầu của cá nhân
+ Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét
ở tính tích cực của nhân cách.
Cần khơi dậy tính tích cực hoạt động của cá nhân trên cơ sở nắm bắt được nguồn gốc của tính tích
cực là nhu cầu, từ đó giáo dục cá nhân cần có nhu cầu cao cả và chính đáng.
• Tính giao lưu của nhân cách:
+ Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ
giao tiếp với những nhân cách khác.
+ Qua quá trình giao tiếp con gười gia nhập, được đánh giá, nhìn nhận theo quan hệ xã hội và đóng góp
các giá trị phẩm chất nhân cách của mình vào xã hội lOMoAR cPSD| 40387276
Là cơ sở của nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
Trong hoạt động giáo dục cần tổ chức các loại hình hoạt động và giao lưu cho cá nhân tham gia, tạo
điều kiện để có sự tác động qua lại trong mối quan hệ liên nhân cách của các em.
Câu 15: Hành vi đạo đức ( định nghĩa, đặc điểm của hành vi đạo đức và cho VD)
Định nghĩa: là 1 hành động tự giác được thúc đẩy bởi 1 động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Đặc điểm:
- Tính tự giác của hành vi: khi chủ thể ý thức được về mục đích, ý nghĩa của hành vi (hành động tự
quét nhà khi thấy nhà bẩn)
- Tính có ích của hành vi: (giúp người già qua đường)
- Tính ko vụ lợi của hành vi đạo đức: (cõng bạn đến trường)
Câu 16: bản chất của hoạt động hỗ trợ tâm lí trong nhà trường, nguyên tắc đạo đức trong hỗ
trợ tâm lí trong nhà trường (trình bày và lấy VD) Bản chất:
- Cung cấp kiến thức nền tảng cho việc dạy học
- Đảm bảo sự phát triển tâm lí trẻ em 1 cách lành mạnh
- Là hoạt động hướng tới HS giúp đảm bảo sức khỏe tâm lí
- Chức năng: giúp bộc lộ, thể hiện tâm tư, chia sẻ mong muốn, khó khăn và nguyện vọng của học sinh Nguyên tắc đạo đức:
- Tôn trọng phẩm giá và quyền của học sinh (tôn trọng việc riêng tư của HS)
- Năng lực và trách nhiệm hỗ trợ tâm lí học đường ( nghe các chia sẻ, tâm tư của HS)
- Tôn trọng và trung thực trong mqh hỗ trợ tâm lí (trung thực nói ra trình độ của bản thân)
- Có trách nhiệm với gia đình, trường học và cộng đồng (quan tâm tới những trạng thái tâm lí của học sinh)
Câu 17:đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên (trình bày và ý nghĩa sư phạm trong
việc rèn luyện nhân cách bản thân) Đặc điểm:
- Nghề làm việc trực tiếp với con người
- Nghề tái sản xuất sức lao động xã hội, đào tạo ra những con người có năng lực học tập suốt đời lOMoAR cPSD| 40387276
- Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
- Nghề mà công cụ chủ yếu là năng lực và nhân cách của nhà giáo
- Nghề đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo Rèn luyện nhân cách bản thân:
- Thế giới quan khoa học: quyết đinh hành vi, ảnh hưởng của thầy giáo đối với học sinh
- Lí tưởng nghề nghiệp: là cấu trúc nhân cách người GV, lí tưởng của GV có ảnh hưởng sâu sắc đến
sự hình thành nhân cách HS
- Lòng yêu trẻ: là đạo đức nghề dạy học
- Lòng yêu nghề: yêu nghề và trẻ gắn bó với nhau, luôn nghĩ đến việc cống hiến, có tinh thần trách
nhiệm cao, luôn tìm cách cải thiện nội dung, phương pháp dạy học
- Một số phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của người GV: xây dựng mqh thầy trò trực tiếp ảnh
hưởng đến việc dạy và học, là nhân tố tạo nên sự cân bằng trong mqh thầy trò.
Câu 18: nêu những năng lực sư phạm của GV. Cho VD minh họa và liên hệ thực tế với bản thân.
Nhóm năng lực dạy học:
- Năng lực hiểu HS trong quá trình dạy học và giáo dục (khi tiếp xúc và dạy cho HS, Gv bắt đầu hiểu
về khả năng nhạn thức tính cách của mỗi HS)
- Tri thức và tầm hiểu biết của GV (giáo viên Toán nắm vững kiến thức và hiểu biết rộng về môn Toán)
- Năng lực chế biến tài liệu học tập (trình bày suy nghĩ và lập luận của mình)
- Năng lúc nắm vững kĩ thuật dạy học (truyền đạt tài liệu 1 cách rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với HS)
- Năng lực ngôn ngữ ( ngôn ngữ phải sâu sắc, chứ đựng mật độ thông tin lớn) Nhóm năng lực giáo dục:
- Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh (thấy được sưj khác nhau trong nhân cách
của HS dưới ảnh hưởng của dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng nên)
- Năng lực giao tiếp sư phạm (dực vào sự biểu lộ bên ngoài mà phán đoán chính xác về nhân cách
cũng như mqh giữa Gv và HS)
- Năng lực cảm hóa HS (quan tâm chu đáo, khéo léo ứng xử với HS)
- Năng lực ứng xử sư phạm (khuyến khích hay trách phạt 1 cách hợp lí)
- Năng lực tham vấn, tư vấn, hướng dẫn (động viên, khuyến khích HS)
- Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm (xây dựng tập thể HS thành tập thể vững mạnh, đoàn kết)
Liên hệ bản thân: là 1 giáo viên tương lai e nhận thấy rõ vai trò và trách nhiệm thiêng liêng của
mình đối với những mầm non tương lai của đất nước. Mang trong mình xứ mệnh cao cả như thế lOMoAR cPSD| 40387276
e càng cảm thấy mình phải có ý thức tốt hơn về nhân cách và trình độ học vấn của mình. Hiểu
được điều đó e nghĩ bản thân mình cần trau dồi kiến thức mỗi ngày về kiến thức, kinh nghiệm và
1 nhân cách tốt sao cho xứng đáng với nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Đầu tiên đó là cần 1 năng
lực học tập vũng chắc, dày dặn kinh nghiệm bằng việc không chỉ học qua sách vở mà còn từ
những trải nghiệm thưc thế. Bên cạnh đó, 1 điều vô cùng quan trọng đó là cần 1 phẩm chất tốt
đẹp sao cho xúng đáng là 1 người thầy, 1 người chỉ đường dẫn lối cho những thế hệ sau này.