








Preview text:
ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
CÂU 1: Phân tích bản chất xã hội của tâm lý người và vận dụng vào nghiên cứu và giáo dục học sinh?
Theo quan điểm duy vật biện chứng : tâm lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, cơ
chế sinh lý là chức năng của não và có bản chất xã hội lịch sử. Tâm lý người được hiểu là sự
phản ánh thế giới khách quan vào não, sự phản ánh này mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử.
-Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, con người sống trong những môi trường xã
hội nhất định, lĩnh hội nền văn hóa xã hội ấy vì thế tâm lý của con người mang bản chất xã hội.
-Tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Nguồn gốc của tâm lý là thế giới khách
quan, nội dung của tâm lý chính là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Chính các mối quan hệ xã
hội đã quyết định bản chất tâm lý con người. Con người bao giờ cũng phải sống trong xã hội
nhất định, không có con người nào tồn tại ngoài xã hội và tách khỏi điều kiện sống của xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của tâm lý luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội.
-Trên thực tế nếu con người thoát ly khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người – người thì tâm lý
sẽ mất hẳn tính người.
Ví dụ: “những đứa con nuôi của thú rừng” - những đứa trẻ này mang tâm lý của con vật, có số
phận giống hệt như cậu bé Tarzan, chúng được gọi với cái tên như người sói, người gấu, người lợn... Vận Dụng
vào nghiên cứu và giáo dục học sinh
- Cần chú ý nghiên cứu môi trường xã hội, các quan hệ xã hội để hình thành, phát triển tâm lí.
- Cần phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động đa dạng ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau.
- Giúp đỡ con người lĩnh hội văn hóa, xã hội để hình thành và phát triển tâm lí người.
CÂU 2: Giao tiếp (Khái niệm, phân loại giao tiếp và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo tiếp?
Khái niệm: giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp
xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm
xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Phân loại giao tiếp
Theo khoảng cách: có 2 loại
-giao tiếp trực tiếp: giao tiếp đối mặt
-giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, có khi qua ngoại cảm… Theo quy cách: có 2 loại
-giao tiếp chính thức: nhằm thực hiện nhiệm vụ chung chức trách, quy định, thể chế..VD: giáo viên với học sinh
-giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết rõ về nhau không câu nệ
Theo phương tiện giao tiếp: có 3 loại
-giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể. VD: muốn nói điều gì thì
chỉ vào vật đó, tặng socola cho người mình thích vào ngày lễ tình nhân hoặc nhẫn cưới đại diện
cho người đó đã có gia đình
-giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, diện mạo…VD: khi
một người hỏi bạn điều gì đó và bạn gật đầu/ lắc đầu.
-giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của
con người bằng cách sử dụng tín hiệu chung là từ, ngữ, xác lập và vận hành mối quan hệ người- người trong xã hội
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP?
-Rèn luyện ngôn ngữ trên 3 bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. bởi vì ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người.
-Rèn luyện các kĩ năng giao tiếp như định vị, định hướng, điều khiển
-Tăng cường tham gia vào các hoạt động giao lưu, tích lũy kinh nghiệm, vốn sống để nâng cao trình độ bản thân
-Tuân thủ 1 số nguyên tắc giao tiếp: tôn trọng, có thiện chí, có sự đồng cảm…
CÂU 3: Chú ý là gì? Trình bày các loại chú ý và vận dụng vào dạy học?
Khái niệm: Chú ý là một trạng thái tâm lí tham gia vào mọi quá trình tâm lí, tạo điều kiện
cho một hoặc một số đối tượng được phản ánh tốt nhất. CÁC LOẠI CHÚ Ý: Chú ý không chủ định:
- Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có một biện pháp nào và
vẫn chú ý vào đối tượng.
- Chú ý không chủ định có thể xuất hiện tuỳ thuộc vào một số đặc điểm của kích thích, vật
kích thích càng mới, càng dễ gây ra chú ý không chủ định; ngược lại, vật kích thích càng rập
khuôn bao nhiêu thì càng nhanh làm mất chú ý không chủ định bấy nhiêu.
- Chú ý không chủ định có đặc điểm cơ bản: Không có mục đích đặt ra trước không có biện
pháp để chú ý, không đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực ý chí, vì vậy sẽ ít mệt mỏi và không căng thẳng
thần kinh nhưng đồng thời chú ý không chủ định kém bền vững. Chú ý có chủ định:
- Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích tự giác, có biện pháp để hướng chú ý vào đối
tượng, đòi hỏi một sự nỗ lực nhất định.
- Chú ý có chủ định xuất hiện do nhận thức của bản thân chủ thể cần thiết chú ý tới đối tượng.
Nó có các đặc điểm cơ bản là có mục đích tự giác, có kế hoạch biện pháp để chú ý. Có liên
quan chặt chẽ với hệ thống tín hiệu thứ hai, tình cảm, hứng thú của cá nhân.
- Loại chú ý này mang tính bền vững cao hơn. Đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định của chủ thể
để khắc phục những trở ngại bên ngoài hoặc bên trong của chủ thể. Tuy nhiên do cần phải có
nỗ lực ý chí nên nếu kéo dài chú ý có chủ định thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi. VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC:
Giáo viên nên đầu tư xây dựng nhiều vào nội dung bài học, cũng như áp dụng thêm nhiều
phương pháp dạy học khác nhau để thu hút học sinh hơn, tránh nhàm chán giúp học sinh dễ
dàng ghi nhớ bài học ( đưa các câu chuyện minh họa, hình ảnh vào bài giảng, bắt đầu bài học
với một trò chơi thú vị...)
CÂU 4: Tư duy là gì? Trình bày các đặc điểm của tư duy và vận dụng vào dạy
học phát triển tư duy cho học sinh?
Khái niệm: Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng tỏng hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY:
*Tính “có vấn đề” của tư duy
Biểu hiện: kích thích gây ra tư duy là khi gặp hoàn cảnh có vấn đề.
- Hoàn cảnh có vấn đề hay chính là hoàn cảnh chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới
mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ mặc dù vẫn còn cần thiết nhưng không còn
đủ sức để giải quyết vấn đề mới.
- Tuy nhiên hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, phải xác nhận cái gì
đã biết, cái gì chưa biết và đồng thời phải có nhu cầu, động cơ tìm kiếm nó.
- Những dự kiện quen thuộc hoặc nằm ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì tư duy sẽ không xuất hiện
*Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy của con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Biểu hiện:
- Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy (quy
tắc, công thức, khái niệm,...) từ đó hiểu về bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tính gián tiếp của tư duy cònn thể hiện ở chỗ con người sử dụng những phương tiện, máy
móc, công cụ để nhận thức đối tượng mà không trực tiếp tri giác. Giúp con người có được
những phán đoán có tính khoa học không chỉ những gì xảy ra ở hiện tại mà cả trong quá khứ và tương lai
*Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tính trừu tượng của tưu duy là dùng trí óc để trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc
tính, dấu hiệu cá biệt, cụ thể chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng.
- Tính khái quát của tư duy là tập hợp những sự vật hiện tượng riêng lẻ nhưng có thuộc tính bản
chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
- Tính trừu tượng và khái quát có mối quan hệ mật thiết hay nói chính tính trừu tượng là cơ sở
để có tính khái quát của tư duy.
* Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì tính có vấn đề, tính gián tiếp,
tính trừu tượng và khái quát của tư duy gắn chặt với ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì quá
trình tư duy của con người không thể diễn ra và đồng thời sản phẩm của tư duy không được chủ
thể và người khác tiếp nhận.
- Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết của tư
duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại nếu không có tư duy thì ngôn
ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa.
* Tư duy có mối quan hệ với nhận thức cảm tính
- Mặc dù ở mức độ nhận thức cao hơn nhưng tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính. Tư duy
thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống có vấn đề.
- Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở,
chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy.
- Ngược lại tư duy và những kết quả của nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng phản ánh
của nhận thức cảm tính, làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén, mang tính
lựa chọn và ý nghĩa hơn.
VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA HỌC SINH
- Phải đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề kích thích học sinh tư duy
- Phải phân loại trình độ học sinh để đưa ra những bài tập phù hợp
-Không nên cung cấp đầy đủ, rõ ràng các dữ kiện khi ra bài tập cho học sinh để phát huy suy luận của các em
- Cần rèn luyện cho học sinh khả năng nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu chung, những
mối quan hệ có tính quy luật
- Việc phát triển tư duy gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ cho học sinh
CÂU 5: Trí nhớ là gì? Trình bày quá trình cơ bản của trí nhờ và vận dụng vào
dạy học để phát triển trí nhớ cho học sinh?
Khái niệm: Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những khinh nghiệm đã có của cá nhân
dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà
con người đã cảm giác, cảm xúc, hành động hay suy nghĩ trước đây
CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ 1. Quá trình ghi nhớ
-Đây là quá trình diễn ra đầu tiên của trí nhớ. Quá trình tạo nên dấu vết của đối tượng trên não,
đồng thời hình thành mối liên hệ giữa tri thức của tài liệu mới với tri thức cũ đã có, cũng như sự
liên hệ giữa các bộ phận trong tài liệu mới với nhau để nhớ.
- Ghi nhớ được phân ra hai loại là: ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định
* Ghi nhớ không chủ định: là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải
nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên
- Loại ghi nhớ này đặc biệt có hiệu quả khi nó gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ, khi con
người có hứng thú. Độ bền và lâu dài phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng như màu sắc, âm thanh, tính di động.
* Ghi nhớ có chủ định: là một loại ghi nhớ có mục đích đặt ra từ trước, nó đòi hỏi sự lực ý chí
nhất định và cần có những thủ thuật và phương pháp nhất định.
- Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích ghi nhớ.
Ghi nhớ chủ định được thực hiện bằng 2 phương pháp: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa
+ Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách giản
đơn, tạo mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ, không cần thông hiểu nội dung
tài liệu. Ghi nhớ máy móc tốn nhiều thời gian, khi quê khó hồi tưởng được
+ Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu, trên sự
nhận thức được mối quan hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó, nó gắn liền với quá trình tư
duy, tưởng tượng. Ghi nhớ ý nghĩa bền vững nếu quên có thể dễ dàng nhớ lại, nó ít tốn thời gian
hơn so với ghi nhớ máy móc nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn
+ Học thuộc lòng: là sự kết hợp giữa ghi nhớ ý nghĩa và ghi nhớ máy móc trên cơ sở
thông hiểu được tài liệu khác với học vẹt
+ Thuật nhớ: là sự ghi nhớ có chủ định bằng cách tạo ra mối liên hệ bên ngoài để nhớ 2. Quá trình giữ gìn
-Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
Có 2 hình thức giữ gìn: tích cực và tiêu cực
+ Giữ gìn tích cực là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã
được ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó
+ Giữ gìn tiêu cực là sự giữ gìn được dựa trênn sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối
vưới tài liệu một cách giản đơn 3. Quá trình tái hiện
-Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn. Có nhiều mức độ tái hiện:
+Nhận lại: là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối tượng hoặc tri giác
lại cái gần giống đối tượng trước đây đã được tri giác.
+Nhớ lại: Là hình thức nhớ lại không diễn ra sự tri giác lại đối tượng.
+ Hồi tưởng: là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ 4. Sự quên
-Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ đây vào thời điểm nhất định. Sự quên có nhiều mức độ:
+Quên hoàn toàn: không nhớ lại cũng không nhận lại được
+Quên cục bộ: không nhớ lại nhưng nhận lại được
-Sự quên diễn ra theo những quy luật nhất định
+ Người ta thường quên những cái gì không liên quan hoặc ít liên quan đến đời sống,
không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân
+ Những cái gì không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân
+ Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể, chính yêu sau
+Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ giảm dần
+Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lý, hữu ích, là một cơ chế tất yếu trong hoạt
động đúng đắn của trí nhớ
VẬN DỤNG VÀO DẠY HOC VÀ PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ CHO HỌC SINH
- Phải nhận thức được các kỹ thuật có thể sử dụng để giúp học sinh lưu nhớ và nhớ lại thông tin tốt hơn:
+ Đưa ra các bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra đánh giá định kì ( kiểm tra miệng,
kiểm tra 15p, hay kiểm tra một tiết) giúp học sinh thường xuyên ôn luyện thực hành
+ Tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả, giúp học sinh có hứng thú, ghi nhớ bền vững và dễ dàng nhớ lại
CÂU 6: Tình cảm là gì? Trình bày các quy luật tình cảm và vận dụng vào giáo
dục tình cảm cho học sinh?
Khái niệm: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự
vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ CÁC QUY LUẬT TÌNH CẢM 1. Quy luật thích ứng
- Một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó
có hiện tượng thích ứng, mạng tích chất chai sạn của tình cảm - VD
: Trong dạy học, không nên phê bình mãi một khuyết điểm, nó sẽ làm cho học sinh đó thêm gan lì 2. Quy luật cảm ứng
- Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu đi của một
tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác hay xảy ra đồng thời hoặc nối
tiếp gọi là hiện tượng cảm ứng trong tình yêu
- VD: khi giáo viên chấm bài, sau nhiều bài kém, gặp một bài khá giáo viên sẽ hài lòng
hơn nhiều so với các bài khác trước. 3. Quy luật pha trộn
- Trong cuộc sống tâm lý của mỗi cá nhân, nhiều khi 2 tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng
một lúc, nhưng không loại trừ nhau mà pha trộn vào nhau
- VD: sự “giận mà thương, thương mà giận” trong tình yêu 4. Quy luật di chuyển
- Tình cảm con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác
- VD: người ta thường nói “ yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” 5. Quy luật lây lan
- Tình cảm của con người có thể truyền từ người này sang người khác
- VD: như sự vui lây, buồn lây, “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
6. Quy luật về sự hình thành tình cảm
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa,
động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại ( cùng một phạm trù, một phạm vi đối tượng)
- VD: tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm, thường xuyên xuất hiện do liên tục
được cha mẹ thỏa mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa mà thành...
VẬN DỤNG VÀO GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO HỌC SINH
- Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại
- Trong tập thể cần xây dựng nững tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, xây dựng tập thể học sinh
tương thân tương ái, có biện pháp ngăn chặn những dư luận, tin đồn thất thiệt gây hoảng loạn