-
Thông tin
-
Quiz
Ngân hàng câu hỏi ôn tập tâm lí học đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm tâm lí, tâm lí học, hiện tượng tâm lí, phân loại hiện tượng. Nguyên nhân gây nên tính chủ thể của tâm lí người. Nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “tâm lí là sự phản ánh hiện tượng khách quan vào não của mỗi cá nhân”. Phân tích nội dung và ý nghĩa tâm lí người mang tính chủ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
tâm lí học đại cương 44 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Ngân hàng câu hỏi ôn tập tâm lí học đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm tâm lí, tâm lí học, hiện tượng tâm lí, phân loại hiện tượng. Nguyên nhân gây nên tính chủ thể của tâm lí người. Nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “tâm lí là sự phản ánh hiện tượng khách quan vào não của mỗi cá nhân”. Phân tích nội dung và ý nghĩa tâm lí người mang tính chủ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: tâm lí học đại cương 44 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Ngân hàng câu hỏi ôn tập tâm lí học đại cương Chương 1
1. Khái niệm tâm lí, tâm lí học, hiện tượng tâm lí, phân loại hiện tượng Khái niệm
- Tâm lí: là tất cả những biểu hiện tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người
gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người.
- Tâm lí học (bà chúa của mọi ngành khoa học): là khoa học, nghiên cứu các
hiện tượng tâm lí, tìm ra quy luật phát sinh, phát triển các hiện tượng tâm lí
- Hiện tượng tâm lí: là hiện tượng do hiện thực khách quan tác động vào não
con người mà sinh ra (hoạt động tâm lí)
Phân loại hiện tượng tâm lí:
- Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tuơng đối của chúng trong nhân cách: + Các quá trình tâm lí + Các trạng thái tâm lí + Các thuộc tính tâm lí
- Căn cứ vào sự tham gia của ý thức
+ Các hiện tượng tâm lí có ý thức
+ Các hiện tượng tâm lí chưa được ý thức
- Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng đối với cá nhân gay xã hội
+ Hiện tượng tâm lí cá nhân
+ Hiện tượng tâm lí xã hội (phong tục, tập quán, tin đồn, dư luận,...)
2. Nguyên nhân gây nên tính chủ thể của tâm lí người
Biểu hiện tâm lí người mang tính chủ thể
- Cùng một hiện thực khách quan tác động vaof những chủ thể khác nhau cho
ta hình ảnh tâm lí là khác nhau
- Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất vào: thời
điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể khác nhau thì mức
độ biểu hiện tâm lí khác nhau
Nguyên nhân gây nên tinsh chủ thể của tâm lí người (do đâu mà tâm lí người
này lại khác với tâm lí người kia về thế giới)
- Yếu tố tự nhiên: mỗi con người có đặc điểm về cơ thể, giác quan, hệ thần
kinh và não bộ là khác nhau.
- Yếu tố xã hội: mỗi người có hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục, trình độ
nhận thức, vốn sống, mức độ thể hiện tính tích cực trong hoạt động là khác nhau.
Hình ảnh hiện thực khách quan mang đặc điểm của người phản ánh. Mỗi
khi phản ánh thế giới, con người đã đưa cái riêng của mình vào là cho
tâm lí con người mang đậm màu sắc chủ quan. Ý nghĩa thực tiễn:
+ Tôn trọng cái riêng của mỗi cá nhân
+ Cần ứng xử, tiếp cận phù hợp với từng đối tượng
3. Nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “tâm lí là sự phản ánh hiện tượng
khách quan vào não của mỗi cá nhân” Nội dung:
Theo quan điểm duy vật biện chứng:
- Tâm lí người không phải do Thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải là
do não tiết ra như gan tiết ra mật, tâm lí người là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não con người thông qua “lăng kính chủ quan”.
- Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và
luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng
đang vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh là quá trình tác động qua
lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh)
tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng hạn:
+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và
ngược lại bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học).
+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó là phản ánh
(phản ứng) hóa học để lại một vết chung của hai hệ thống là nước (2H2 + O2 = 2H2O).
− Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau,
từ phản ánh cơ, vật lí, hóa học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội,
trong đó có phản ánh tâm lí.
- Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt:
+ Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần
kinh, bộ não người – tổ chức cao nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và
bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo
ra trên não người hình ảnh tinh thần (tâm lí) chứa đựng trong vết vật chất, đó
là quá trình sinh lí, sinh hoá ở trong thần kinh vào não bộ.
- Phản ánh tâm lí tạo ra “hình ảnh tâm lí” về thế giới. Hình ảnh là kết quả của
quá trình phán ánh thế giới khách quan vào não. Song, hình ảnh tâm lí khác
về vật chất so với hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở:
+ Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động-sáng tạo (hình ảnh tâm lí về cuốn
sách trong đầu một con người khác với hình ảnh của cuốn sách đó ở trong gương)
+ Hình ảnh tâm lí mang tính chỉ thể, mang đậm màu sắc cá nhân mang hình
ảnh tâm lí đó, nói cách khác, hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện
thực khách quan. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí được thể hiện ở chỗ:
Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan
nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lí với mức độ, sắc thái khác nhau.
Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy
nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể khác nhau. Ý nghĩa:
- Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên
cứu, hình thành, cải tạo tâm lý người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh trong
đó con người sống và hoạt động. Ví dụ, muốn tìm hiểu tâm lý học sinh, phải
nghiên cứu môi trường học sinh đó sống và học tập: gia đình, bạn bè, láng giềng,...
- Tâm lý con người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục, trong
quanhệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (cái riêng trong tâm lý
mỗi người). Tùy vào từng đặc điểm lứa tuổi của đối tượng mà đưa ra nội
dung, phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp. Ví dụ, học sinh giỏi thì ra bài
tập nâng cao, học sinh kém cần quan tâm nhiều hơn và ra bài tập vừa sức,...
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt
động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.
4. Phân tích nội dung và ý nghĩa tâm lí người mang tính chủ thể
Tâm lí người mang tính chủ thể: Nội dung:
- Cùng nhận sự tác động của thế giới về 1 hiện thực khách quan nhưng ở
những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lí với mức độ, sắc thái khác nhau.
- Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy
nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau
với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức
độ biểu hiện và các sắc thái tâm lí khác nhau ở chủ thể ấy
- Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể
hiện nó rõ nhất. cuối cùng, thông qua các mức đọ và sắc thái tâm lí khác
nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Ví dụ: Nhạc sĩ sáng tác bài hát.
Trong ví dụ này cho thấy: thông qua hoạt động
sáng tác mà toàn bộ tâm lý, tâm tư tình cảm của tác giả đã kết tinh lại ở bài hát.
Và bài hát đó mang chính những cảm xúc của tác giả. Như vậy trong quá trình
hoạt động con người đã biến năng lực hoạt động của mình thành sản phẩm hoạt
động; chuyển ý, tâm trạng, tình cảm của mình vào sản phẩm đó.
Ví dụ về ca dao, tục ngữ 9 người 10 ý
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. –Nguyễn Du
Sống mỗi người mỗi nết, Chết mỗi người mỗi tật. Ý nghĩa:
Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong
quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng. Luôn tôn trọng ý kiến của người khác.
Tránh nhìn vấn đề một cách phiến diện chủ thể, hãy xem xét nhiều khía cạnh để đưa ra kết luận.
Nó do nhiều yếu tố chi phối:
+ Do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ
+ Mỗi người có một hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục khác nhau
+ Mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu
không như nhau trong cuộc sống
5. Phân tích tâm lí người mang bản chất xã hội-lịch sử
Đặt vấn đề: tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của
não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. tâm lí
con người khác xa với tâm lí một số loài động vật cao cấp, biểu hiện ở chỗ: tâm
lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử Nội dung:
- Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã
hội là cái quyết định. Phần xã hội hoá thế giới quyết định tâm lí người thể
hiện qua: các quan hệ kinh tế-xã hội, các mối quan hệ con người-con người
từ quan hệ gia đình, làng xóm,..các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con người.
- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người
trong mối quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên và điều chủ
yếu là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên của con ngươig được xã hội hoá ở
mức cao nhất. Con người là chủ thể tích cực của nhận thức, chủ thể của hoạt
động, giao tiếp; tâm lí người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ
thể xã hội mang đầy đủ dấu ấn xã hội- lịch sử con người
- Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh lội tiếp thu vốn
kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp,
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao
tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định
- Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự
phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. tâm lí của
mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Ý nghĩa:
+ phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã
hội trong đó con người sống và hoạt động
+ cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như
các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn, lứa tuổi khác nhau đê rhinfh
thành, phát triển tâm lí con người. Ví dụ:
Một người có địa vị xã hội cao nhưng đi học cao học thì sẽ mang TL của
người đi học như việc gọi mộ giảng viên có địa vị thấp hơn mình bằng cô,
TL nhút nhát khi phát biểu …
Việc coi giới tính thứ 3 ở phương tây cởi mở hơn ở phương đông.
Được cha mẹ truyền lại như cách ăn bốc ở Ấn Độ còn cách ăn đũa ở Việt Nam.
Hồi xưa phải ăn khoai thay cơm => TL có nhu cầu cần ăn no mặc ấm. Còn
bây giờ đã đủ ăn, đủ mặc => TL có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp Chương 2
1. Thế nào là quá trình xuất tâm, quá trình nhập tâm
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản
phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người. trong mối quan hệ ấy, có hai quá
trình đồng thời diễn ra, bổ sung cho nhua, thống nhất với nhau.
- Quá trình đối tượng hoá (xuất tâm): chủ thể chuyển năng lượng của mình
thành sản phẩm hoạt động. đây là quá trình tâm lí mà tâm lí của con người
được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm. nhờ đó
chúng ta mới có thể tìm hiểu được tâm lí con người thông qua hoạt động của họ. (
- Quá trình chủ thể hoá (nhập tâm): con người chuyển nội dung khách thể
vào bản thân mình, tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân. Đây
chính là quá trình chiếm lĩnh thế giới, là quá trình nhập tâm. Người ta có thể
nói tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan, nội dung tâm lí do thế giới khách quan quy định.
2. Bằng dẫn chứng cụ thể, hãy phân tích tâm lí người được hình thành và
bộc lộ thông qua hoạt động (2đ) Chương 3
1. Tư duy, đặc điểm của tư duy, cho ví dụ?
Tư duy là một qua trìn tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Đặc điểm của tư duy:
- Tính “có vấn đề” của tư duy: không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy
cũng xuất hiện. Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, tình huống
“có vấn đề”. Những tình huống chứa đựng một mục đích, một vấn đề mới là
những hiểu biết cũ, phương pháp cũ, hành động cũ, tuy còn cần thiết nhưng
không có cách giải quyết. Muốn giải quyết, con người phải tìm cách giải
quyết mới, tức là phải tư duy.
Tính gián tiếp của tư duy: con người không nhận thức thế giới một cách
trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Nó được thể hiện
trước hết ở việc con người dùng ngôn ngữ để tư duy; ngoài ra, nó còn được
thể hiện ở chỗ: con người sử dụng những công cụ, phương tiện để nhận thức
những đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: tư duy có khả năng trừu xuất
khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ
giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật và hiện tượng.
Trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nhưng có
những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
(Ví dụ: khi nghĩ tới “cái ghế” là cái ghế nói chung chứ không chỉ một cái
ghế cụ thể/ VD: Khi phân loại học sinh theo học lực, giáo viên đã gạt bỏ ở
các em tất cả những đặc điểm riêng về hình dáng, hoàn cảnh gia đình, sở
thích… chỉ giữ lại một thuộc tính bản chất nhất, đó là điểm học tập của em đó.)
- Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Tư duy và ngôn ngữ có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy ở con
người không thể diễn ra được, các sản phẩm của tư duy cùng không được
chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định kết quả của tư duy, là vỏ
vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy (VD: Học cách
nói chuyện rành mạch, rõ ràng. Diễn đạt một cách dễ hiểu …)
Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: Nhận thức cảm
tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở,
chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, lớp, phạm trù mang
tính quy luật trong quá trình tư duy
2. Phân tích sự giống và khác nhau của nhận thức cảm tính, lí tính (2₫) Chương 4
1. Tình cảm, phân tích đặc điểm của tình cảm?
+ Nội dung phản ánh: mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người
+ Phạm vi phản ánh: có tính lựa chọn
+ Phương thức phản ánh: hình thức rung cảm (được biểu hiện qua xúc cảm)
- Tính nhận thức: tình cảm nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người
trong quá trình nhận thức của đối tượng. Nhận thức (cái lí của tình cảm
tình cảm có tính đối tượng xác định), rung động và phản ứng cảm xúc là ba
yếu tố làm nảy sinh tình cảm
- Tính xã hội: tình cảm chỉ có ở con người, mang tính xã hội, thực hiện chức
năng xã hội, được hình thành trong môi trường xã hội, không phải phản ứng sinh lí đơn thuần.
- Tính ổn định: tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện
thực xung quanh và đối với bản thân tình cảm là một thuộc tính tâm lí,
một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người
- Tính chân thực: tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người,
ngay cả khi con người cố che đậy bằng những động tác giả.
- Tính đối cực (tính hai mặt): gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của con người.
khi một số nhu cầu được thoả mãn, một số thì bị kìm hãm hoặc không được
thảo mãn, tình cảm của con người được phát triển và mang tính đối cực:
yêu-ghét, tích cực-tiêu cực,…
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa xúc cảm, tình cảm Giống nhau:
+ Xúc cảm và tình càm đều do sự tác động khách quan từ yếu tố bên ngoài mà
có, thể hiện thái độ cá nhân của một người đối với hiện tượng khách quan đó.
+ Nội dung và hình thức của xúc cảm à tình cảm đều mang tính chủ quan, nghĩa
là nó thể hiện thái độ chủ quan của cá nhân đối với một hiện tượng khách quan nào đó.
+ Xúc cảm va tình cảm đều là nét nổi bật thể hiện trạng thái tâm ký của mỗi người.
+ Xúc cảm và tình cảm đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và có khuynh hướng truyền cảm. Khác nhau:
3. Giống và khác nhau giữa nhận thức và tình cảm (2₫) Chương 5
1. Nhân cách, phân tích đặc điểm của nhân cách
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định
bản sắc và giá trị xã hội của con người.
Đặc điểm của nhân cách: -
Nhân cách là một cấu trúc tâm lí, là một
chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, đặc điểm tâm lí xã hội, thống nhất giữa
phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài. Tính thống nhất của nhân cách còn
thể hiện ở sự thống nhất giữa ba cấp độ: bên trong cá nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân -
nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí tạo
thành bộ mặt tâm lí xã hội của cá nhân, phần nào nói lên bản chất xã hội của
họ. Vì thế, các đặc điểm nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách khó hìnht hành và cũng khó mất đi -
được biểu hiện ở việc xác định một cách tự
giác mục đích hoạt động, tiếp đó là sự chủ động tự giác thực hiện các hoạt
động, giao tiếp nhằm hiện thực hoá mục đích. nhân cách bộc lộ khả nang
tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội-biểu hiện tích cực của nhân
cách. Nó còn được biểu hiện rõ trong quá trình thoả mãn các nhu cầu của
nhân cách, không chỉ thoả mãn với các đối tượng có sẵn, con người luôn
sáng tạo ra các đối tượng mới, các phương thức thoả mãn mới những nhu
cầu ngày càng cao của họ.