-
Thông tin
-
Quiz
Đề cương triết - đề ôn thi triết 1 | Học viện Ngân Hàng
Đề cương triết - đề ôn thi triết 1 | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lênin (PLT07A) 59 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đề cương triết - đề ôn thi triết 1 | Học viện Ngân Hàng
Đề cương triết - đề ôn thi triết 1 | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (PLT07A) 59 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40419767
ĐC triết - đề ôn thi triết 1
Câu 1: Vận động, pt tồn tại của vận động, mqh vận động và đứng im
a) KN: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại,
không lệ thuộc vào cảm giác
- Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất,
thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản cho đến tư duy
- Vận động của vật chất là tự thân vận động, là tuyệt đối vĩnh viễn.
b) PT tồn tại của vật chất
*Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
-Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, điều đó có nghĩa là vật chất tồn tại phải
bằng cách vận động và thông qua vận động biểu hiện sự tồn tại của mình.
-PhAnhghen định nghĩa: “ Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất. Vận động gắn liền
với vật chất, ở đâu có vận động ở đó có vật chất , chủ khi vận động mất đi thì vật chất mới mất đi.
Bao gồm tất cả mọi sự thay đổi, mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ. Kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
+Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi => vận động cũng không tự
nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn -> được định luật bảo toàn và
chuyển hóa năng lượng chứng minh
+ Nguồn gốc của sự vận động nằm trong chính bản thân của sự vật, là sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập -> vì vậy vận động là tự thân và tuyệt đối +Các hình thức vận động:
• Vận động cơ giới: sự di chuyển vị trí giữa các vật thể trong không gian
• Vận động vật lý: sự di chuyển của các phân tử, các hạt cơ bản
• Vận động sinh học: trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường
• Vận động xã hội: Những biến đối trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
*Đứng im của sự vật:
• Là trạng thái đặc biệt của vận động, là vận động trong trạng thái cân bằng, ổn định, Khi vận
động chưa làm thay đổi căn bản về chất, vị trí, hình dáng, kết cấu
• Đứng im chỉ mang tính tương đối, xảy ra trong một hình thức vận động chứu không phải tất cả
các hình thức vận động trong cùng một lúc
• Đứng im là tạm thời vì nó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và ngay c) Mối quan
hệ giữa vận động và đứng im
-Vận động là một phạm trù của triết học Mác - Leenin dùng để chỉ về một phương thức tồn
tại của vật chất ( cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian), đó là sự thay đổi của tất cả mọi sinh
vật, hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp
-Đứng im là tương đói vì trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ
nhất định chứu không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc. Đứng im chri xảy ra với 1 hình thái vận
động trong 1 lúc nào đó chứu ko phải với mọi hình thức vận động trong cùng 1 lúc
Câu 2:Nguồn gốc, bản chất của ý thức
a).Nguồn gốc tự nhiên
*Bộ óc con người và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người lOMoAR cPSD| 40419767
-Bộ óc con người: ý thức là thuộc tính, chức năng của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con
người: Bộ óc con người là cơ quan vc sản sinh ra ý thức
->Khi bộ óc càng hoàn thiện, nguồn lực của ý thức càng phong phú, sâu sắc. Ngược lại khi bị tổn
thương thì đời sống ý thức tinh thần sẽ bị rối loạn
-Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người
Quan hệ giữa con người và thế giới khách quan
+Đây là mqh tất yếu, ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mqh này, thế giới khách quan thông qua
hoạt động của các giác quanđã tác động đến bộ óc con người, hình thành nên quá trình phản ánh
+Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vc khác trong quá trình tác
động qua lại lẫn nhau giữa chúng.Cái phản ánh và cái không phản ánh 0 tách rời nhau nhưng 0 đồng
nhất nhau. Cái được phản ánh là dạng cụ thể cảu vật chất còn cái phản ánh chỉ là đặc điểm chứa đựng
thông tin của vc đó ở 1 dạng vc khác.
+ phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất : phản ánh vô sinh và hữu sinh
+ Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của giới vật chất, có tính năng đông, sáng tạo. b). Nguồn gốc xã hội
* Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố hợp thành nguồn gốc xã hội của ý thức
-Lao động là quá trình con người sd công cụ lao động tác động vào tự nhiên để cải biến thiên nhiên tạo
ra sp thỏa mãn nhu cầu của mình
-Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức
+ LĐ giải phóng con ng khỏi thế giới động vật, mặt khác giúp con ng tạo ra công cụ lđ sử dụng
những công cụ ấy phục vụ mục đích sống của con ng
+ LĐ giúp con ng tìm ra lửa và nấu chín thức ăn -> giúp bộ óc con ng ngày càng pt và hoàn thiện về mặt sinh học
+ nhờ LĐ con người tác động vào thế giới khách quan, làm cho thế giới khách quan bộ lộ những
thuộc tính, đặc điểm mà qua đó con ng có thể nhận thức được -> tư duy trừu tượng của con ng ngày càng pt
+LĐ dẫn đến sự hình thành ngôn ngữ -> kq của lđ
->nto tích cực tác động đến quá trình lao động và phát triển ý thức của con ng
-Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức -Vai trò của ngôn ngữ
+Là phương tiện giao tiếp, công cụ để thể hiện, truyền đạt tư tưởng, kinh nghiệm của con người
+Giúp con ng phản ánh khái quát những thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới lOMoAR cPSD| 40419767
-> Kết luận: LD và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu và trực tiếp làm cho ý thức hình thành và phát triển c).Bản chất ý thức
* Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới khách quan -
Ý thực là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế
giới khách quan quy định nhưng ý thức là do hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ kp hình ảnh
vật lý vật chất như CNDV tầm thường quan niệm -
Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan cũng có nghĩa ý thức là sự sáng tạo
của thế giới, sự phản ánh tự giác
+Phản ánh ý thức là do sáng tạo vì nó bao giời cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu đã dòi
hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái đc phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần
và nó ngày càng ohanr ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan
-> Sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ảnh
+Phản ánh ý thức là sáng tạo vì nó baoh cũng dựa trên hđ thực tiễn và là sản phẩm của các qhe xh -
Bản chất của ý thức có tính xã hội: sự ra đời phát triển của ý thức gắn liền với hoạt động lao
động củacon ng, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn bởi quy luật xã hội. Ý
thức không thể tồn tại, phát triển nếu tách rời đời sống xh, tách rời quá trình hđ cải biên thế giới khách quan của con ng
Câu 3: MQH biện chứng giữa vật chất và ý thức
a)Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
- CNDT coi ý thức là hình thức tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả. còn thế
giới vc chỉ là tính thứ hai, là bản sao, biểu hiện khác của ý thức, do ý thức sinh ra
- CNDVSH : tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, nhấn mạnh 1 chiều vai trò vc sinh ra ý thức, quyết định ý
thức, phủ nhận tính độc lập tương ododis của ý thức, không thấy tính năng động, sáng tạo, vai trò to
lớn của ý thức trong quát trình hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan
b)Quan điểm của chủ nghĩa duy vậy biện chứng
*VC có trước, ý thức có sau. VC là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại VC
thông qua thực tiễn của con ng
- VC quyết định ý thức
+CNDV biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, Vc là nguồn gốc
và quyết định ý thức vì:
• Ý thức là sản phẩm cảu 1 dạng vc có tổ chức cao, là sự phản ảnh ánh thế giới, vì vậy nội dung
của ý thức do vật quyết định nên vc 0m chỉ quyết định nội dung mà hình thức biểu hiện cũng
như mọi sự biến đổi của ý thức lOMoAR cPSD| 40419767
• Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn góc xh của ý thức là bản thân thế giới khách
quan ở các dạng cảu vc đều khẳng định vc là nguồn gốc của ý thức
VD1: tác động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lí thần kinh của bộ
não con người, nhưng khi bộ não con ng bị tổn thương thì hđ ý thức cũng rối loạn
- Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hđ thực tiễn
+Trong mqh với vc, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hđ thực tiễn của con
người. Bời vì ý thức chính là ý thức của con ng nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con
ng. Bản thân ý thức 0m trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan.
+Mọi hđ của con ng đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức 0 phải là trực tiếp tạo ra hya làm
thay đổi thế giới vc mà nó trang bị cho con ng những hiểu biết về hiện thực khách quan trên cơ sở đó
con ng đề phương hướng , kế hoạch để thực hiện mục tiêu
- Sự trở lại của ý thức đối với vc diễn ra theo 2 hướng
+ Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vc phát triển
+ Tiêu cực: ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và pt của vc khi ý thức phản ánh 0 đúng, làm
sai lệch các quy luật vận động khách quan của vc
-> Bằng cách định hướng hđ của con ng ý thức có thể quyết định hoạt động của con ng * Ý nghĩa :
- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan
- Phát huy tính hành động chủ quan
Câu 4: Hai nguyên lí của phép BCDV
* Nguyên lí: Là luận điểm xuất phát, tiền đề cơ bản của một lí thuyết, một học thuyết
a) Mối liên hệ phổ biến
-ĐN: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sv hiện tượng hay
các yếu tố của sự vật, hiện tượng trong thế giới
-ND: giữa các sv, ht ở các mặt của sv-ht trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm
nhập, chuyển hóa lẫn nhau, 0 tách rời nhau -TC của mối liên hệ
+Tính khách quan: mối liên hệ là vốn có của bản thân sự vật, htg, 0 phụ thuộc vào ý muốn con người
+Tính phổ biến: mọi sv-ht trong thế giới khách quan đều có liện hệ với nhau và trong bản thân mỗi svht
đều tồn tại các mối liên hệ. Mối liên hệ tồn tại trong mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xh , tư duy con người
+Tính đa dạng, phong phú:mọi lĩnh vực khác nhau của thế giới tồn tại và biểu hiện những mối liên hệ
khác nhau: mlh bên trong- bên ngoài, mlh cơ bản- không cơ bản, mlh chủ yếu- thứ yếu lOMoAR cPSD| 40419767
-Ý nghĩa phương pháp luận: Phép biện chứng khái quát thành QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN với những
yêu cầu đối với chủ thể hđ thực tiễn, nhận thức:
+Nhận thức sv trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sv và trong sự tác động giữa sv đó với sv khác
+Biết phân loại từng mối liên hệ , xem xét có trong tâm trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sv,htg
+Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sv xem xét cụ thể từng giai đoạn lịch sư cụ thể
+Cần tránh quan điểm phiến diện, siêu hình và ngụy biện
b)Nguyên lí về sự phát triển
*Quan điểm siêu hình: sự pt là sự tăng- giảm đơn thuần về lượng, 0m có sự thay đổi về chát. Pt là quá
trình tiến lên liên tục, 0 trải qua những bước quanh co, phức tạp
*CNDVBC: PT là một phạm trù triết học dùng để khái quát qtrinh vận động theo khuynh hướng đi lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến oàn thiện hơn
-> PT là khuynh hướng chung của thế giới khách quan nhưng 0 diễn ra theo đường thẳng mà – con
đường quanh co, phức tạp có thể có bước thụt lùi tạm thời -TC của sự pt
+Tính khách quan: PT là quá trình phát sinh, phát triển và giải quyết mâu thuẫn vốn có của sv cho nên
nó mang tính khách quan, tất yếu,0 phụ thuộc vào ý muốn con người
+Tính phổ biến: pt diễn ra trong mọi lĩnh vực (tn, xh, tư duy), mọi sv, mọi qtrinh
+Tính đa dạng, phong phú: do tồn tại ở 0 gian, thời gian khác nhau, đông thời trong qus trình phát
triển sv luôn chịu tác động của sv, ht nên chúng có qtrinh ptrien 0 giống nhau -Ý nghĩa pp luận
+Khi xem xét sv, htg phải đặt nó trong sự vận động, pt và phải hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển đổi của chúng
+Phải thấy rõ tc quanh co phức tạp của quá trình ptrien, tránh tư tưởng bi quan, dao động
+Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển, sáng tạo chúng trog điều kiện mới
Câu 5: Cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả a)KN -
Nguyên nhân là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sv, giữa
các sv với nhau gây ra những biến đổi nhất định lOMoAR cPSD| 40419767 -
Kết quả là 1 phạm trù triết học để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong 1 sv, giữa các sv với nhau gây ra
*Lưu ý: -Không nên hiểu nguyên nhân nằm ở sv này còn kq nằm ở sv khác, 0 có tương tác vs nhau mà
thực chất nguyên nhân và kq nằm ở trong 1 sv, 1 qt
*PB nguyên nhân với nguyên có và điều kiện
-Nguyên có là htg xhien cùng với nguyên nhân nhưng nó 0 sinh ra kq
-Điều kiện là những yếu tố tác động đến quạ=an hệ nhân quả nhưng bản thân điều kiện không sinh ra kết quả b)TC -Tính khách quan -Tính phổ biến
-Tính tất yếu:+1 nnhan nhất định trong hoàn cảnh nhất định có thể gây ra kq nhất định
+Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì q do chúng gây ra càng ít bấy nhiêu
c) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
-Nguyên nhân sinh ra kết quả
+ Nguyên nhân là cái sinh ra kq nên ng nhân luôn có trước kq còn kq baoh cũng xuất hiện sau khi
nguyên nhân xhien và bắt đầu tác động
(Lưu ý: phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp về mặt thời gian)
+Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp: cùng 1 nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kq khác nhau
tùy thuộc vào haonf cảnh cụ thể. Ngược lại, một kq có thể được gây nên với nhiều ng nhân khác nhau
tác động riêng lẻ hay tác động cùng 1 lúc
+Phân loại nguyên nhân: nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu, nguyên nhân bên trong và bên ngoài ,
nguyên nhân khách quan và chủ quan.
-Kết quả tác động trở lại nguyên nhân
+Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng sau khi xhien trở lại, kq 0 giữ vai trò thụ động đối với nguyên
nhân mà sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trở lại với nguyên nhân
-Sự thay đổi vị trí của nguyên nhân và kết quả
+Xảy ra khi ta xem xét sv, htg trong các mqh khác nhau. Một htg nào đó trong mqh này l à nguyên
nhân thì trong mqh khác là kết quả và ngược lại
+Một htg nào đó là ekets quả do 1 nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên
nhân sinh ra hiện tượng thứ ba…Và quá trình này sẽ tiếp tục mãi 0 baoh kết thúc, tạo nên 1 chuỗi nhân
quả vô tận. Trong chuỗi 0 có khâu nào là bắt đầu hay kết thúc d) Ý nghĩa phương pháp luận lOMoAR cPSD| 40419767
-Phải tìm nguyên nhân của các hiện tượng trong chính bản thân nó và phải tìm nguyên nhân trong các
mối liên hệ trước khi kết quả hình thành
-Do nguyên nhân sinh ra kq rất phức tạp nên phải phân biệt các loại nguyên nhân để có phương pháp
giải quyết đúng đắn, phù hợp
-Muốn biến đổi sv nào đó theo hướng có lợi cho con người phải tác động đến
Câu 6: Quy luật thay đổi lượng chất và ngược lại
a)Vị trí; là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép BCDV chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển của
các sự vật, hiện tượng trong xã hội, tự nhiên và tư duy b)Phạm trù chất – lượng
*Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất những hiwix cơ các thuộc tính làm cho sv là nó và phân biệt nó với cái khác -Đặc điểm
+Chất mang tính khách quan
+Chất là sự thống nhất hữu cơ của cacsc thuộc tính, các yếu tố của sv
+SV có nhiều thuộc tính, trong có những thuộc tính cơ bản và thuộc tính 0 cơ bản. Tổng hợp các
thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sv. Mỗi sv có 1 chất căn bản. Khi các thuộc tính cơ bản
thay đổi làm mất sẽ làm chất căn bản thay đổi và mất đi
*Lưu ý:- Mọi sv có nhiều chất
-Chất 0 chỉ được xác định bởi các yếu tố cấu thành mà còn được xác định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố
-Chất mang tính ổn định tương đối
*Lượng:là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sv, htg biểu thị
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phá triển -Đặc điểm:
+Lượng có tính khách quan
+Lượng có thể xác định đượng bằng các đơn vị đo lường cụ thể hoặc có thể nhận định bằng con
đường trừu tượng và khái quát hóa
+Lượng thường xuyên biến đổi
* SV-HT( sự pb mang tính tương đối tùy theo các mqh) Chất Lượng -Tồn tại khách quan -Tồn tại khách quan -Một sv có nhiều chất
-Một sv có nhiều lượng
-Sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho -Biểu thị số lương, quy mô, trình độ, nhịp
sv là nó pb với cái khác
điệu của sự vận động và phát triển -Có tính ổn định tương đối
-Thường xuyên biến đổi lOMoAR cPSD| 40419767
c) Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
-Sự thống nhất giữa chất và lượng: mỗi sv, htg đều là thể thống nhất giữa chất và lượng , hai mặt đó không tách rời nhau
VD: chất được tạo thành bởi các thuộc tính
Lượng: mỗi phân tử nước được tạo thành từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
-Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: tích lũy lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút
để thực hiện bước nhảy về chất
+Nước Chất: các trạng thái Lượng: nhiệt độ
ĐK: Nước nguyên chất và 1 atm
-Chất mới ra đời tác động trwor lại lượng của sv trên nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu, quy
mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật
-> mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của
lượng. Quá trình tác động qua lại đó diễn ra liên tục làm cho sv-htg không ngừng vận động phát triển trong tự nhiên, xã hội
d)Ý nghĩa phương pháp luận
-Để nhận thức đúng sự vật, phải nhận thức sự vật trong sự thống nhất giữa chất và lượng
-Trong hoạt động thực tiễn, con ng phải biết dùng từng bước tích về lượng để làm biến đổi chất của sv
-Cần có quyết tâm thực hiện bước nhảy khi có sự tích lũy đủ về lượng, mặt khác phải beiets vận dụng
linh hoạt các hình thức của bước nhảy tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
-Chất của sv không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành mà còn phụ thuộc vào phương thức liên kết
nên trong thực tiễn phải biết cách tổ chức, sắp xếp tác động các yếu tố cấc thành để tạo đk cho sự vật pt
theo chiều hướng tiến bộ.