Đề cương Triết học cuối kỳ | Đại học Nội Vụ Hà Nội

1. Khái niệm triết học, nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Sự đối lập giữachủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khả tri luận và bất khả triluận trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 36844358
Đề cương Triết học cuối kỳ
1. Khái niệm triết học, nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Sự đối lập giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khả tri luận và bất khả tri
luận trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
a) Sự đối lập giữa CNDV và CNDT
CNDV CNDT
Giải quyết - Bản chất thế giới là vật chất - Bản chất thế giới là ý thức
vấn đề - Vật chất là tính thứ 1, ý thức là - Ý thức là tính thứ 1, vật chất là
thứ 1 tính thứ 2 tính thứ 2
- Vật chất là cái có trc và quyết - Ý thức là cái có trước, ý thức định ý thức
của con ng quyết định vật chất
Nguồn - Có nguồn gốc từ sự phát triển của - Có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
khoa học và thực tiễn gốc XH
- kết quả của qtrình đúc kết - sự xem xét phiếm diện, tuyệt khái
quát hóa những tri thức của đối hóa, thần tượng hóa 1 mặt, 1 nhân loại về
nhiều lĩnh vực để xây đặc tính nào đó của quá trình nhận
dựng nên hệ thống quan điểm lý thức
luận chung
- Gắn với lợi ích của giai cấp lực - Gắn với lợi ích của các giai cấp, lượng
tiến bộ trong lịch sử tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động
- Định hướng cho các lực lượng xã - Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo hội tiến
bộ trong hoạt động nhận thường có mối liên hệ mật thiết với thức thực
tiễn của mình nhau, nương tựa với nhau để cùng tồn tại và phát triển
Các hình - Chủ nghĩa duy vật cổ đại: thô sơ, - CNDT chủ quan: thừa nhận tính thức phát
chất phác, mang tính phỏng đoán. thứ nhất của ý thức con người, phủ triển Đại diện
Talet, Đêmocrit nhận sự tồn tại khách quan của hiện bản - Chủ nghĩa duy vật siêu hình
(TK thực. Khẳng định mọi sự vật hiện XV - XVIII): khẳng định theo quan tượng chỉ là
“phức hợp những cảm điểm phát triển thuyết nguyên tử giác cá nhân”
của Đêmocrit - CNDT khách quan: thừa nhận tính
- Chủ nghĩa duy vật bc: là hình thức thứ nhất của tinh thần, ý thức phát triển
cao nhất của chủ nghĩa nhưng tinh thần, ý thức ấy được duy vật trong lịch
sử. Gắn liền với quan niệm là tinh thần khách quan, chủ nghĩa Mác ý thức
khách quan trước tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Quan
niệm là thế giới tự nhiên do lực lượng siêu tự nhiên tạo thành
VD: quan điểm n hành: vạn vật
được cấu tạo từ 5 yếu tố: kim, thủy,
hỏa, thổ, mộc
b) Sự đối lập giữa khả tri luận và bất khả tri luận
- Tờng phái khả tri: chủ yếu là CNDV. Cho rằng con người có khả năng nhận thức
được thế giới
- Tờng phái bất khả tri: đa số là CNDT. Phủ nhận khả năng nhận thức của con người.
Những học thuyết của họ hợp thành thuyết ko thể biết
2. Quan điểm của CNDV biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và tinh
thần. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này
lOMoARcPSD| 36844358
*Ý nghĩa phương pháp luận
Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận
thức phải bảo đảm nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong hoạt động
thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật
khách quan.
Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất
bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chung
trong hoạt động thực tiễn của con người.
Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ đợi
vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan…
3. Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Vận dụng xem xét mqh giữa TN-XHcon
ng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay - Hội nhập kinh
tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức
hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có
sự rằng buộc theo những quy định chung của khối
* Thống nhất thị trường lao động
- Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi
thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao
động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao
động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền
lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao
động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thỏa thuận khác. + Đó là do quá trình toàn cầu hóa trên thế giới.
Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗi công dân trở thành
những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ,
hàng hóa, tiền tệ, thông tin, lao động… được thông thoáng, sự phân
công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gì để mọi công dân trở
thành những công dân toàn cầu.
+ Sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm
cho cả Thế giới này nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho
con người, internet như là chìa khóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân
loại - Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều
quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn
hóa,… Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn
cầu
- Hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến toàn cầu hóa, là cơ
sở, nền tàng dẫn đến globalization (toàn cầu hóa)
- Toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa về nhiều phương
diện: toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa, an ninh (ví dụ như cảnh sát quốc
tế)
+ Toàn cầu hóa kt (thị trường chung lao động): - Toàn cầu hóa nền kinh tế ngày nay đã
trở thành một xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua
được. Về bản chất, toàn cầu hóa nền kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động
kinh tế vượt qua biên giới
lOMoARcPSD| 36844358
các quốc gia và giữa các khu vực với nhau, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và
thống nhất
- Ví dụ ở Việt Nam từ năm 2009 đã mở cửa gần như hoàn
toàn thị trường bán lẻ trong nước cho các nhà cung cấp nước ngoài.
+ Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu lớn đã tăng nhanh,
trong năm 2016, Vinmart, Circle K, Familly mart, Big C, Fivimart.
- Thành lập những công ty xuyên quốc gia (TNCs): tác động
đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung mà còn tác động
đến sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. TNCs đã
thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, thúc đẩy đầu tư quốc tế,
chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo việc làm và phát triển nguồn
nhân lực.
+ Hiện nay ở VN có rất nhiều TNCs của Nhật Bản, Hàn Quốc
trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, vận tải, may mặc
+ Toàn cầu hóa văn hóa: - Nó diễn ra song song với toàn cầu hóa về kinh tế và là 1 quá
trình tất yếu
- Loài người hàng ngày được tiếp cận nhiều nguồn thông tin
và do đó có thêm nhiều dịp trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự
giao lơưu về mọi mặt từ kinh tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hóa
nghệ thuật. Làn sóng di dân từ nước này sang nước khác cũng góp
phần mở rộng hơn nữa sự giao lưu trực tiếp và mạnh mẽ về cả đời
sống vật chất và tinh thần của nhiều dân tộc.
- Ví dụ: Lon Coca-Cola bán ở Việt Nam vào dịp tết có in
hình một cành đào hay một con rồng chính là một trong những dấu
hiệu của sự chấp nhận những đòi hỏi văn hóa của người tiêu dùng Việt
Nam về hàng hoá.
+ Toàn cầu hóa an ninh: - Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền
các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ. Đối tượng điều tra chỉ
là tội phạm hình sự.
- Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương
trongviệc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy tầm và phát
lệnh truy nã cho các quốc gia thành viên.
+ Toàn cầu hóa quân sự: Nhờ chuyển giao công nghệ mà sức mạnh quân sự của nhiều
nước tăng lên. Đó không chỉ là mua và bán phần cứng công nghệ mà cả đổi mới, phổ
biến, huấn luyện và đào tạo nhân lực công nghệ
4. Cặp phạm trù cái riêng - cái chung. Vận dung xem xét mqh giữa lợi ích giai
cấp - lợi ích dân tộc - lợi ích nhân loại trong quá trình giải quyết những
vần đề toàn cầu của thời đại hiện nay
- Lợi ích giai cấp: Lợi ích của 1 giai cấp. Ví dụ lợi ích của giai cấp tư sản là sản
xuất giá trị thặng dư và bóc lột giá trị thặng dư , sở hữu phương thức sản xuất trong
quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự
lOMoARcPSD| 36844358
giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội (VD:
Các thành phố sẽ phải giảm lượng phát thải khí nhà kính)
- Lợi ích dân tộc: lợi ích dân tộc có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những
gì tạothành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia
dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; cho sự phát triển đi lên
về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần
của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức
mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai
trò, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc.
VD: Mỹ là một quốc gia đề cao lợi ích dân tộc. Tổng thống Mỹ có các biện pháp siết
chặt nhập cư cụ thể là : Mọi đối tượng vượt biên trái phép đều bị xét xử theo luật
pháp kể cả khi có con nhỏ và điều này đã nhận phải sự phản đối của đa phần người
Mỹ - Do đó cần giảm nhẹ chủ nghĩa dân tộc để bảo vệ lợi ích của quốc tế (lợi ích
nhân loại)
- Lợi ích nhân loại là lợi ích của chung toàn bộ mọi người. Nhân loại có lợi ích
chung là bảo vệ và phát triển cuộc sống, nền văn minh của loài người trên trái đất. Để
đảm bảo lợi ích chung ấy, loài người phải không ngừng đấu tranh bảo vệ và cải tạo
môi trường tự nhiên và cải tạo môi trường xã hội. Đấu tranh giải phóng các giai cấp và
giải phóng các dân tộc bị áp bức là nội dung cơ bản để giải phóng con người.
VD: Vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề chiến tranh, nhân quyền
- Những vấn đề toàn cầu của thời đại:+ Môi trường: cạn kiệt và ô nhiễm nước,
đất, khí và tiếng ồn
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng
và chất lượng. Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích
rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất
nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất
cao. Ngoài ra, còn là nguy cơ dẫn đến lũ lụt, hạn hán. Khoáng sản như sắt, thép,
nhôm, cacbon, silic, kẽm và đồng gia tăng trong những năm qua, do công nghiệp hóa,
nhưng do nhu cầu lớn trong các ngành công nghiệp hiện đại, trữ lượng tự nhiên của
các loại quặng này cũng dần dần cạn kiệt do hoạt động khai thác quá mức.
- Trong bối cảnh này, giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên
tắc 3R đang là hướng đi mới cho ngành môi trường trong việc xử lý hiệu quả chất thải
rắn. Chúng có nghĩa tiếng Việt là Tiết giảm – Tái sử dụng –Tái chế nên còn được gọi
là 3T. Reduce (tiết giảm) là việc giảm lượng chất thải phát sinh bằng việc thay đổi lối
sống, cách tiêu dùng, cải tiến quy trình sản xuất…Đây là sự tối ưu hóa quá trình sản
xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu
quả nhất tài nguyên và thải ra lượng chất thải thấp nhất.
- Reuse (tái sử dụng) là việc sử dụng lại sản phẩm, hay một phần của sản phẩm
cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần
đến khi hết tuổi thọ của nó.
- Recycle (tái chế) là sử dụng rác thải, vật liệu thải để làm ra các vật chất, sản
phẩm mới có ích.
+ Vấn đề khủng bố: Là một vấn đề nhức nhối đối với toàn nhân loại. Hằng ngày, hằng
giờ báo chí và thời sự vẫn thường đưa tin về các vụ khủng bố diễn ra trên thế giới. Đặc
điểm chung nhất đó là hậu quả mà khủng bố gây ra đều rất nghiêm trọng và nặng nề,
để lại sự hoang mang, khiếp sợ cho đông đảo các tầng lớp nhân dân, đe dọa sự vững
lOMoARcPSD| 36844358
bền của nền hòa bình thế giới. Ví dụ như Trong những năm gần đây, nổi lên Tổ chức
nhà nước Hồi giáo tự xưng viết tắt là IS, chúng ngang nhiên thách thức cả thế giới
bằng cách quay các clip ghê rợn về việc xử tử con tin bằng hình thức chặt đầu vô cùng
dã man, gây nên sự phẫn nộ và hoang mang trên toàn thế giới. Chúng sẵn sàng tiêu
diệt tất cả những ai đi ngược lại với tôn chỉ, ý thức hệ và không chịu cải đạo Hồi theo
lời dụ dỗ của chúng.
+ Vấn đề di cư toàn cầu: - một trong những thách thức toàn cầu hiện nay, Riêng làn
sóng người di cư đổ tới châu Âu với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới
thứ Hai, trong đó đa số trốn chạy khỏi các cuộc xung đột và nạn nghèo đói ở các nước
Trung Đông và châu Phi. Về phía người di cư, hành trình tìm tới "miền đất hứa" luôn
tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro. VD ở VN như vụ 39 người nhập cư chết trong
container đông lạnh khi đang bị bọn buôn người tìm cách đưa vào Anh bất hợp pháp
khiến cả thế giới rúng động trong tháng 10 vừa qua. Khi các dòng di cư đến châu Âu
thì châu Âu sẽ có trách nhiệm đón những ng nhập cư về quốc gia mình vì công dân bh
là công dân toàn cầu
5. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vận dụng
ptich phân loại và giải quyết những mâu thuẫn cơ bản hiện nay trên TG .
Khái niệm
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu
thuẫn) vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. V.I. Lênin xem
lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng. +
Kn mâu thuẫn
+ Khái niệm mặt đối lập.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ
những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng
đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Thí dụ, điện tích âm và điện tích
dương trong1 nguyên tử, đồng hóa và dị hóa trong 1 cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng
trong hoạt động kinh tế của xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của
nhận thức,...
+ TC mâu thuẫn
+ Qúa trình vận động của mâu thuẫn: Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống
nhất vs nhau, vừa đấu tranh vs nhau + Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập.
Dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, ko tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối
lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất các mặt đối lập cũng bao
hàm sự đồng nhất của
+ Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập.
Dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối
lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
- Qúa trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự
chuyển hóa giữa chúng
- Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy
thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch
sử, cụ thể
lOMoARcPSD| 36844358
- Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng
là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong
sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng
- Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,
động lực của sự vận động và pt trong TG
V.I. Lênin nhấn mạnh: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập
Các mâu thuẫn
1. Mẫu thuẫn giữa nhân loại tiến bộ muốn hòa bình với xu hướng những thế lực
muốn gây chiến tranh
Trên thế giới hiện nay có nhiều thế lực luôn âm mưu, toan tính để gây ra các cuộc
chiến tranh nhằm thu về lợi ích cho quốc gia, cho các tập đoàn tư bản như Bán vũ khí,
súng đạn
VD: Chiến tranh ở VN đã mang lại lợi ích rất nhiều cho các quốc gia liên quan và các
nước lân cận trong khu vực như:
+ Thái Lan còn hưởng lợi nhiều thứ từ chiến tranh
VN: cho Mỹ thuê các căn cứ quân sự, Băng Cốc trở thành
trung tâm báo chí quốc tế về chiến tranh VN,
+ Nước hưởng lợi nhiều nhất là Trung Quốc, họ chỉ
tốn kém ít lương khô và vũ khí thừa, nhưng lại hưởng được nhiều nhất: lượm được
Hoàng Sa và một phần Tờng Sa của VN, buộc VN trên 90 triệu dân lệ thuộc vào
Trung cộng mọi mặt, và nhờ đi đêm với Mỹ đã củng cố thế lực vươn lên thành đại
cường số 2 thế giới. Tất cả đều hưởng lợi từ chiến tranh VN, chỉ có đất nước và dân
tộc VN gánh chịu tổn thất kinh khủng, chết chóc.
- Đối lập vs thế lực chiến tranh là nhân loại tiến bộ muốn hòa bình. Họ nhận thấy được
những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại cả về tính mạng con người và sự sụp đổ
về kinh tế
+ Điển hình như: Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng
nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm
60 và đầu 70
Giải quyết: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận lần đầu
tiên trong Hiến chương liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm
1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các
quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh
quốc tế và công bằng”.
* Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp: Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc
đã quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn, đó
là các con đường : “… đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử
dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa Như vậy,
hòa bình giải quyết các tranh”bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình” chấp quốc tế
là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia – thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên
có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được
giải quyết trên cơ sở luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương
pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết
các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.
lOMoARcPSD| 36844358
2. Mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển CNH-HĐH với ô nhiễm môi trường Ảnh
hưởng của sự phát triển công nghiệp tới môi trường và biệp pháp bảo vệ môi
trường
Quá trình công nghiệp hóa, xã hội hoá và phát triển kinh tế sẽ gây hại cho môi
trường.Trong quá trình công nghiệp hoá sẽ gây ra sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm không
khí, nước và đất, vấn đề sức khỏe, một số loài đã tuyệt chủng, và nhiều hơn nữa. Dưới
đây là một số trong thương mại và công nghiệp của nước ta về vấn đề môi trường.
Khói bụi xả vào không khí: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân
chính của các nhà máy sản xuất do khí thải gây ô nhiễm của dung môi hữu cơ, CO,
sulfur dioxide (SO2) và nitơ oxit (NOx). Những chất gây ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm
cho sức khỏe công cộng và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu để thúc đẩy, phá hoại
môi trường, hiệu ứng nhà kính, ôzôn hổng và hoang mạc hóa tăng.
Điển hình vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ hiện
tượng các chết ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị Kỳ
Anh, Hà Tĩnh.
Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan
tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu
ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du
lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.
- Giải pháp: Vấn đề cấp bách hiện nay là đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành
tựu khoa học công nghệ vào việc chế biến, xử lý rác thải, nước thải và hạn chế đến
mức thấp nhất khói bụi trong không khí. Trước hết cần có cuộc khảo sát, đánh giá
công nghệ xử lý rác thải, nhất là chất thải rắn của thế giới và trong nước nhằm phân
loại, lựa chọn công nghệ tối ưu, phù hợp với điều kiện Việt Nam để khuyến khích đầu
tư ở những vùng nhiều rác thải, ưu tiên các đô thị đông dân
3. Mâu thuẫn giữa đói nghèo, bệnh tật và xu hướng của các nước phát triển
- các nước nghèo và đang phát triển một mặt thừa nhận toàn cầu hóa sẽ tiếp tục là xu
thế áp đảo trong thế kỷ thứ XXI, nhưng đòi hỏi toàn cầu hóa phải đem đến những
cơ may đồng đều cho tất cả các nước, trước hết phải xóa nợ cho các nước nghèo,
phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước nghèo và đang phát triển có khả năng
hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
- Các nước phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau, còn số vốn đầu tư vào các nước đang
phát triển rất ít, trong đó các nước nghèo lại càng nhận được phần ít hơn. Họ
chuyển giao cho các nước này những công nghệ cũ kỹ, nhà máy xí nghiệp gây ô
nhiễm để đi vào những ngành mũi nhọn, từ đó luôn giữ chìa khóa phát triển trong
tay họ. Còn các nước nghèo và đang phát triển lắm khi buộc phải vét cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, hy sinh môi trường sinh thái hòng đổi lấy
sự phát triển có hạn. Họ đòi hỏi các nước đi vào nền kinh tế thị trường, hội nhập
vào tiến trình toàn cầu hóa, đẩy nhanh tư nhân hóa, dân chủ hóa theo kiểu phương
Tây
- Giải pháp: Các nước đã pt sau khi hưởng lợi toàn cầu hóa phải chia sẻ trách nhiệm,
lợi nhuận với các nước đang phát triển. VD: nước giàu trên thế giới nỗ lực hơn nữa
để hỗ trợ các nước nghèo đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nếu không sẽ
phải hứng chịu ảnh hưởng từ đà tăng trưởng toàn cầu thấp cùng làn sóng người di
cư như một hậu quả.
lOMoARcPSD| 36844358
6. Chân lý và vai trò của chân lý đối vs thực tiễn. Lấy 1 số VD trong KH để
chứng minh
- Khái niệm chân lý
Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm chân lý dùng
để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã
được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
Ví dụ, hiểu biết sau đây là một chân lý: “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là
ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”.
- Các tính chất của chân
Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. +
Tính khách quan của chân lý là nói: tính phù hợp nữa tri thức và thực tại khách quan;
không phụ thuộc ý chí chủ quan.
Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông” là
phù hợp với thực tế khách quan; nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã
từng có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng.
+ Tính cụ thể của chân lý là nói: tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật
trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh,...).
Ví dụ, mọi phát biểu định lý trong các khoa học đều kèm theo các điều kiện xác định
nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc
trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất
và áp suất 1 atmotphe,...
+ Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý là nói: mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng
trong một giới hạn nhất dịnh, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt
khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực
tại khách quan.
Ví dụ, trong giới hạn mặt phẳng (có độ cong bằng 0) thì tổng các góc trong của tam
giác tuyệt đối bằng 2 vuông (tính tuyệt đối), nhưng nếu điều kiện đó thay đổi đi (có độ
cong khác 0) thì định lý đó không còn đúng nữa (tính tương đối), nó cần phải được bổ
sung bằng định lý mới (sự phát triển quá trình nhận thức dần tới chân lý đầy đủ hơn -
tức chân lý tuyệt đối).
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó là
các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng qua đó con
người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển
chính bản thân mình. Chính quá trình này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động
nhận thức của con người. Thế nhưng hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và
hiệu quả một khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách
quantrong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lý là một trong những
điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá
trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn
lOMoARcPSD| 36844358
và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt
được trong hoạt động thực tiễn.
Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt
động nhận thức con ngưòi cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi
chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý
vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải
biến giới tự nhiên và xã hội.
Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong
các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất
cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay
VD1: Ngày 12/4/1961, phi thuyền Phương Đông mang theo phi hành gia Yuri Gagarin
xuất phát từ bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.. Gagarin là người đầu
tiên thấy hành tinh của chúng ta từ ngoài vũ trụ.
Sau khi kết thúc hành trình bay vòng quanh trái đất trong 108 phút, Gagarin nhảy
khỏi khoang và hạ cánh an toàn bằng dù xuống một cánh đồng tại tỉnh Saratov.
Chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trũ đã thành công, trở thành niềm tự hào
và là thành quả vĩ đại nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
VD2: Tháng 8/2012, robot thám hiểm tự hành Curiosity của NASA hạ cánh lên bề mặt
sao Hỏa, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết sự sống trên hành tinh đỏ.
VD3: Năm 2014, Chính quyền vùng Umbria, miền Trung Italy, sử dụng các dữ liệu có
được từ một robot vận hành trên mặt nước, mang tên "Galileo" để theo dõi, quản lý và
có biện pháp cải thiện môi trường tại các hồ nước tự nhiên.
VD4: Theo đà phát triển của công nghệ, ứng dụng AI luôn là xu hướng công ngh
tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo, nó là nền tảng
cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0.
Ngày nay, các hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y
dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông
dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có
được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề,
biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…
7. MQH biện chứng giữa lực lượng sx và quan hệ sx. Ở VN hiện nay mqh này
đc biểu hiện như thế nào?
8. Quan hệ bc giữa cơ sở hạ tầng và kttt. Mối quan hệ này được biểu hiện ntn ở
VN giai đoạn trước và sau đổi mới
- Cơ sở hạ tầng (CSHT): là tòan bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp thành cơ cấu
kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh
tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những CSHT
thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã
hội sau
- Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là tòan bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những
thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ
sở hạ tầng nhất định.
lOMoARcPSD| 36844358
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống
trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai
cấp trung gian.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị
về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản xuất
nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh
vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.
Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước,
pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không thể giải thích từ chính
nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ s
hạ tầng quyết định.
Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn
bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã
hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã
hội khác. Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh
chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở
kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai
cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.
Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức
tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội
khác.
+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở
chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ
sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính
trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng,
có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà
còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp
thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng
kinh tế”. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà
nước, pháp luật.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy sinh
trong quá trình của cơ sở kinh tế mới - mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế,
mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng là sản
phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã
hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục.
* Trước đổi mới
- Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đất nước thống nhất toàn ven, Đảng và nhà
nước ta đã định ra con đường XHCN cho quá trình xây dựng và phát triển toàn diện
lOMoARcPSD| 36844358
đất nước. Trong bước đầu của sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, nhân dân
ta đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và hợp tác nhiều mặt của LiênXô và các nước
XHCN anh em khác cũng như sự cổ vũ, ủng hộ của nhiều nướcbạn và nhân dân yêu
chuộng hoà bình trên thế giới.Cùng với sự cải thiện thế chiến lược chung và quan hệ
hợp tác toàn diện giữa ba nước Đông Dương: Lào, Việt Nam , Campuchia đã tạo thêm
nhân tố thuận lợi cho công tác xây dựng cuộc sống mới ở nước ta.Tuy nhiên, do điểm
xuất phát quá thấp về kinh tế, lại phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư
phong kiến của thế hệ trước để lại. Việt Nam đã phải đứng trước rất nhiều khó
khăn.Sản xuất tuy có tăng nhưng rất chậm so với khả năng sắn có và công sức bỏ ra so
với yêu cầu cần nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân sau chiến tranh,tích luỹ để
công nghiệp hoá và củng cố quốc phòng an ninh.Một số mục tiêu không đạt được như
sản xuất lương thực, vải, xi măng................đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
nhân dân và các hoạt động của đất nước.Hiệu quả sản xuất còn thấp, chưa áp dụng
được thành tựu khoa học kỹthuật vào sản xuất, do vậy năng xuất giảmm, chất lượng
không cao.Tài nguyên của đất chưa được khai thác tốt lại không có chính sách bảo vệ
hợp lý nhất là nông nghiệp và tài nguyên môi trường ...Các quan hệ sản xuất XHCN
chậm được củng cố, vai trò chủ đạo kinh tế quốc doanh suy yếu, Đảng và nhà nước
chưa có biện pháp họp lý trong việc sử dụng và cải tạo hết các thành phần kinh tế phi
XHCN.
- Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển do kỷ cương, pháp luật chưa
nghiêm làm cho một số cán bộ viên chức lộng quyền, tham nhũng và làm ăn phi pháp
gây thất thoát tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến tâm lý nhân dân.Có thể khảng định
chắc chắn rằng: Nguyên nhân then chốt của những kétquả trên là do mối quan hệ giữa
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (ngoài ra có các nguyên nhân giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất
* Sau đổi mới
- Để giải quyết mối quan hệ then chốt các cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Đảng và nhà nước ta đã không ngừng tìm hiểu, phân tích từng mặt cụ thể và đã nhận
thức được bản chất, khunh hướng vận động và sự phát triển của sự vật hiện tượng vào
thực tiễn tình hình đất nước. Từ đó đã đề ra những biện pháp cụ thể khác nhau để giải
quyết các mối quan hệ đó. Trên những nguyên tắc nhất định cụ thể là:Việc xây dựng
đất nước phải đi từ đầu, từ gốc đến ngọn cả cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. -
Việc xây dựng kiến trúc thượng tầng phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế trong
từng giai đoạn và mỗi nước phát triển kinh tế là góp phần củng có và hoàn thiện các
bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đối với kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính tri
và các mặt khác của đời sống xã hội,hai kỳ đại hội Đảng VI Và VII đã khảng định: - *
Về cơ sở hạ tầng: Khảng định sự tồn tại của nhiều phương thức sản xuất (thành phần
kinh tế), nhiều quan hệ sản xuất trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất theo định
hướng XHCN.
- Sử dụng các thành phần kinh tế trong sự liên kết chặt chẽ và chủ đạo trong nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sớm nhất, năng suất, hiệu
quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời hướng dẫn các thành
phần khác đi đúng quỹ đạo của đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Không được nóng vội,
làm trái với quy luật phát triển khách quan của xã hội,từng bước khai hoá nền sản xuất
theo định hướng mới.
lOMoARcPSD| 36844358
- Về kiến trúc thượng tầng lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm ‘’kim chỉ nam “ cho công cuộc đổi mới, cho hoạt động xây dựng hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa mang bản đắc chất giải cấp công nhân, do đảng cộng sản(đội tiên
phong) lãnh đạo. Toàn bộ xã hội thuộc về nhân dân, dân làm chủ, xây dựng nhà nước
pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát triển, củng cố vững vai trò to
lớn của Đảng và Nhà Nước đối với toàn xã hội, đặc biệt là chức năng kinh tế của nhà
nứơc. Đồng thời, nhà nước cũng đề ra đường lối chính sách để phát huy tính năng
động của cơ sở hạ tầng, phát huy mọi khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của
mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội phục vụ lợi ích của toàn đảng, toàn dân.
9. Phân tích và chứng minh luận điểm của Mác “ Sự pt của các hình thái
kinh tế xã hội là 1 qt lịch sử tự nhiên” vận dụng xem xét tiến trình xây dựng
CNXH ở VN
10. CMXH và vai trò của nó đối với sự pt của XH có đối kháng giai cấp
A) Khái niệm
- Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản
về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một
hình thái kinh tế - xà hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát
triển cao hơn. Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã
lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cách mạng xã hội được đặc trưng bằng việc
giai cấp cách mạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhà nước, đồng thời tiến
hành tổ chức, xây dựng và sử dụng chính quyền nhà nước mới của nó để cải tạo căn
bản, toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tức là xây dựng một hình thái kinh tế
- xã hội mới. Do đó, có thể thấy vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề
bản của mọi cuộc cách mạng. Đồng thời, cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua hai
giai đoạn: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn tổ chức xây dựng chính quyền
mới, xây dựng xã hội mới.
B) Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền
sản xuất vật chất của xã hội, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự
phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời
mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu
thuẫn đó biểu hiện về mặt chính trị - xã hội thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự
phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này đã tất yếu dẫn đến sự bùng nổ cách mạng.
Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan của các cuộc cách mạng xã hội. Ngoài ra,
mỗi cuộc cách mạng xã hội còn có nguyên nhân chủ quan của nó, đó là sự phát triển
về nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức
sản xuất mới tiến bộ hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp
từ tự phát đến tự giác và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và
chủ quan, tức tạo được thời cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và
có khả năng thành công.
C) Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng
giaicấp
lOMoARcPSD| 36844358
- Cách mạng hội giữ vai trò một trong những phương thức, động lực của sự
pháttriển hội. Không những cuộc cách mạng hội trong lịch sử thì không thể
diễn ra quá trình thay thể hình thái kinh tế - hội này bằng một hình thái kinh tế -
hội mới cao hơn. Với ý nghĩa đó mà C.Mác nhận định rằng: các cuộc cách mạng xã hội
là những "đầu tầu của lịch sử", là phương thức thực hiện sự phát triển, của các hình thái
kinh tế - hội. Mặt khác, chính nhờ những cuộc cách mạng hội các mâu thuẫn
bản của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... được giải quyết
triệt để, từ đó tạo ra động lực cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
- Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của các cuộc cách mạng
xãhội đã từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm qua. Đó là: cuộc cách mạng thực
hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy lên hình thái kinh tế - xã hội
chiếm hữu nô lệ; cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ nô lệthay thế nó bằng chế độ phong
kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa;
cuộc cách mạng sản thực hiện việc xóa bỏ chế độ chuyên chính sản, xác lập chế
độ xã hội chủ nghĩa - đây là cuộc cách mạng vĩ đại nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử nhân
loại, làm thay đổi hoàn toàn bản chất chế đchính trị hội cũ, xóa bỏ triệt để nguồn
gốc chế độ tư hữu sản sinh đối kháng giai cấp đã từng tồn lại hàng ngàn năm trong lịch
sử nhân loại
11. Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về bản tính TN và bản tính XH của
con ng. Vận dụng xem xét chiến lược pt con ng hiện nay ở VN
a) Khái niệm con người
- Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng
giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
B) Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là một trong những phương
diện cơ bản của con người, loài người
* Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
- Thứ nhất, con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của
giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự
phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của
Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
- Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng "là thân thể vô cơ của con người". Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác
động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại
của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người
và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn
luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là
mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác
của giới tự nhiên.
Tuy nhiên, con nguời không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó
mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là "người" chính là xét
trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai
cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại.... Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một
lOMoARcPSD| 36844358
phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của
con người.
* Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các gíac độ sau đây:
Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không phải chỉ có nguồn gốc
từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà
trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả
năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong
những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhờ đó có thể hoàn chỉnh học thuyết
về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải
đáp đúng đắn và đầy đủ.
Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển, thì sự tồn tại của loài người luôn luôn bị chi
phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người
cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề
cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xà hội thì mỗi con người chỉ tồn tại
với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy, không thể là "con người" với đầy đủ ý
nghĩa của nó.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy
định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt
động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nêu lý
giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc
chỉ từ bản tính xã hội thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ
dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn. * Chiến lược phát triển
con người ở VN hiện nay
- Trong thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá nhất
của mỗiquốc gia chính là con người. Vì vậy, mục đích phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia, xét đến cùng, phải vì con người, cho con người, tạo môi trường thuận
lợi để con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức khoẻ và có cơ hội phát huy mọi năng
lực sáng tạo. Nhận thức được điều đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định vai trò
đặc biệt của nhân tố con người với tính cách là động lực của sự phát triển xã hội, của
sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình xây dựng xã hội
mới, Đảng ta đã khẳng định: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con
người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt
Nam. Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, xét đến cùng
cũng là vì con người, hướng đến con người. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế, Đảng ta xác định một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh
thủ tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn
quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người.
- Đảng ta còn chỉ rõ “Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến
lOMoARcPSD| 36844358
bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu
trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”
- Thực tiễn cho thấy, việc giải quyết vấn đề phát triển con người Việt Nam những
năm qua được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết quả quan trọng. Quá
trình cách mạng Việt Nam chứng tỏ rằng trong những thời điểm lịch sử hiểm nghèo,
những tình thế hết sức khó khăn, con người Việt Nam đều rất sáng tạo, năng động và
luôn tìm ra những lối thoát, những đường hướng đi lên làm kinh ngạc cả bạn bè quốc
tế. Lịch sử cũng chứng minh: thời kỳ nào cách mạng biết phát huy mạnh mẽ nhân tố
con người, tạo mọi điều kiện cho hoạt động sáng tạo của con người thì con người Việt
Nam luôn biết "chuyển bại thành thắng", chuyển từ tình thế khó khăn thành lợi thế
trong đó con người là động lực trung tâm
- Hiện nay, việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của Đảng, là sự
chuẩn bị tích cực, chủ động nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, cho tương lai và triển vọng của đất nước trên con đường phát triển
theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế không thể không dựa vào nhân tố con người, vì vậy cần phải bồi dưỡng,
phát triển con người Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, nhân tố
con người. Xây dựng con người Việt Nam chính là xây dựng nhân cách của con người
với nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực, trí tuệ với phương
pháp tư duy khoa học sáng tạo. Xây dựng con người Việt Nam hướng tới sự phát triển
không chỉ chất lượng cá thể con người mà còn là sự phát triển của cả cộng đồng dân
tộc Việt Nam
-Để phát triển toàn diện con người, mọi hoạt động của hệ thống giáo dục và đào tạo
cần phải hướng vào việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam có thế giới quan
khoa học, trí tuệ và đạo đức; gắn với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ
công dân, nâng cao trí lực và kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học
tập, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đảng ta cũng
khẳng định muốn phát huy nhân tố con người cần phải biết đấu tranh chống lại sự suy
thoái, xuống cấp về đạo đức về con người có thể phát triển một cách toàn diện: “Đấu
tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi
sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có
giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt
hạn chế của con người Việt Nam
- Với những quan điểm của Đảng ta về phát huy nhân tố con người trong suốt
chặng đường phát triển đất nước đã phát huy hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu to
lớn: Trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế cũng ngày càng khởi sắc và trên đà phát
triển ổn định, đời sống của người dân được cải biến rõ nét, con người được tạo điều
kiện phát triển toàn diện, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Điều này một lần nữa khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và thể hiện sự quan
tâm, coi con người là vốn quý nhất; chăm lo cho hạnh phúc của con người là tư tưởng
xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, là mục tiêu phấn đấu cao
nhất của chế độ ta
| 1/15

Preview text:

lOMoAR cPSD| 36844358
Đề cương Triết học cuối kỳ
1. Khái niệm triết học, nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Sự đối lập giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa khả tri luận và bất khả tri
luận trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

a) Sự đối lập giữa CNDV và CNDT CNDV CNDT
Giải quyết - Bản chất thế giới là vật chất
- Bản chất thế giới là ý thức vấn đề
- Vật chất là tính thứ 1, ý thức là
- Ý thức là tính thứ 1, vật chất là thứ 1 tính thứ 2 tính thứ 2
- Vật chất là cái có trc và quyết - Ý thức là cái có trước, ý thức định ý thức
của con ng quyết định vật chất
Nguồn - Có nguồn gốc từ sự phát triển của - Có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
khoa học và thực tiễn gốc XH
- Là kết quả của quá trình đúc kết - Là sự xem xét phiếm diện, tuyệt khái
quát hóa những tri thức của đối hóa, thần tượng hóa 1 mặt, 1 nhân loại về
nhiều lĩnh vực để xây đặc tính nào đó của quá trình nhận
dựng nên hệ thống quan điểm lý thức luận chung
- Gắn với lợi ích của giai cấp và lực - Gắn với lợi ích của các giai cấp, lượng
tiến bộ trong lịch sử tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động
- Định hướng cho các lực lượng xã - Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo hội tiến
bộ trong hoạt động nhận thường có mối liên hệ mật thiết với thức và thực
tiễn của mình nhau, nương tựa với nhau để cùng tồn tại và phát triển
Các hình - Chủ nghĩa duy vật cổ đại: thô sơ, - CNDT chủ quan: thừa nhận tính thức phát
chất phác, mang tính phỏng đoán. thứ nhất của ý thức con người, phủ triển cơ Đại diện
là Talet, Đêmocrit nhận sự tồn tại khách quan của hiện bản - Chủ nghĩa duy vật siêu hình
(TK thực. Khẳng định mọi sự vật hiện XV - XVIII): khẳng định theo quan tượng chỉ là
“phức hợp những cảm điểm phát triển thuyết nguyên tử giác cá nhân” của Đêmocrit
- CNDT khách quan: thừa nhận tính
- Chủ nghĩa duy vật bc: là hình thức thứ nhất của tinh thần, ý thức phát triển
cao nhất của chủ nghĩa nhưng tinh thần, ý thức ấy được duy vật trong lịch
sử. Gắn liền với quan niệm là tinh thần khách quan, chủ nghĩa Mác ý thức
khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Quan
niệm là thế giới tự nhiên do lực lượng siêu tự nhiên tạo thành
VD: quan điểm ngũ hành: vạn vật
được cấu tạo từ 5 yếu tố: kim, thủy, hỏa, thổ, mộc
b) Sự đối lập giữa khả tri luận và bất khả tri luận
- Trường phái khả tri: chủ yếu là CNDV. Cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới
- Trường phái bất khả tri: đa số là CNDT. Phủ nhận khả năng nhận thức của con người.
Những học thuyết của họ hợp thành thuyết ko thể biết
2. Quan điểm của CNDV biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và tinh
thần. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này lOMoAR cPSD| 36844358
*Ý nghĩa phương pháp luận
Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong nhận
thức phải bảo đảm nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” và trong hoạt động
thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. –
Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất
bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chung
trong hoạt động thực tiễn của con người. –
Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ đợi
vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan…
3. Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Vận dụng xem xét mqh giữa TN-XHcon
ng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay - Hội nhập kinh
tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức
hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có
sự rằng buộc theo những quy định chung của khối
* Thống nhất thị trường lao động -
Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi
thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao
động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao
động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền
lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao
động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thỏa thuận khác. + Đó là do quá trình toàn cầu hóa trên thế giới.
Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗi công dân trở thành
những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ,
hàng hóa, tiền tệ, thông tin, lao động… được thông thoáng, sự phân
công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gì để mọi công dân trở
thành những công dân toàn cầu.
+ Sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm
cho cả Thế giới này nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho
con người, internet như là chìa khóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân
loại - Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều
quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn
hóa,… Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu -
Hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến toàn cầu hóa, là cơ
sở, nền tàng dẫn đến globalization (toàn cầu hóa) -
Toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa về nhiều phương
diện: toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa, an ninh (ví dụ như cảnh sát quốc tế)
+ Toàn cầu hóa kt (thị trường chung lao động): - Toàn cầu hóa nền kinh tế ngày nay đã
trở thành một xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua
được. Về bản chất, toàn cầu hóa nền kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động
kinh tế vượt qua biên giới lOMoAR cPSD| 36844358
các quốc gia và giữa các khu vực với nhau, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất -
Ví dụ ở Việt Nam từ năm 2009 đã mở cửa gần như hoàn
toàn thị trường bán lẻ trong nước cho các nhà cung cấp nước ngoài.
+ Số lượng cửa hàng của một số thương hiệu lớn đã tăng nhanh,
trong năm 2016, Vinmart, Circle K, Familly mart, Big C, Fivimart. -
Thành lập những công ty xuyên quốc gia (TNCs): tác động
đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung mà còn tác động
đến sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. TNCs đã
thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, thúc đẩy đầu tư quốc tế,
chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực.
+ Hiện nay ở VN có rất nhiều TNCs của Nhật Bản, Hàn Quốc
trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, vận tải, may mặc
+ Toàn cầu hóa văn hóa: - Nó diễn ra song song với toàn cầu hóa về kinh tế và là 1 quá trình tất yếu -
Loài người hàng ngày được tiếp cận nhiều nguồn thông tin
và do đó có thêm nhiều dịp trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự
giao lơưu về mọi mặt từ kinh tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hóa
nghệ thuật. Làn sóng di dân từ nước này sang nước khác cũng góp
phần mở rộng hơn nữa sự giao lưu trực tiếp và mạnh mẽ về cả đời
sống vật chất và tinh thần của nhiều dân tộc. -
Ví dụ: Lon Coca-Cola bán ở Việt Nam vào dịp tết có in
hình một cành đào hay một con rồng chính là một trong những dấu
hiệu của sự chấp nhận những đòi hỏi văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam về hàng hoá.
+ Toàn cầu hóa an ninh: - Interpol hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền
các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ. Đối tượng điều tra chỉ là tội phạm hình sự. -
Interpol có thể giúp đỡ các tổ chức cảnh sát địa phương
trongviệc theo dõi tiến trình hoạt động của các kẻ bị truy tầm và phát
lệnh truy nã cho các quốc gia thành viên.
+ Toàn cầu hóa quân sự: Nhờ chuyển giao công nghệ mà sức mạnh quân sự của nhiều
nước tăng lên. Đó không chỉ là mua và bán phần cứng công nghệ mà cả đổi mới, phổ
biến, huấn luyện và đào tạo nhân lực công nghệ
4. Cặp phạm trù cái riêng - cái chung. Vận dung xem xét mqh giữa lợi ích giai
cấp - lợi ích dân tộc - lợi ích nhân loại trong quá trình giải quyết những
vần đề toàn cầu của thời đại hiện nay
-
Lợi ích giai cấp: Lợi ích của 1 giai cấp. Ví dụ lợi ích của giai cấp tư sản là sản
xuất giá trị thặng dư và bóc lột giá trị thặng dư , sở hữu phương thức sản xuất trong
quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự lOMoAR cPSD| 36844358
giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội (VD:
Các thành phố sẽ phải giảm lượng phát thải khí nhà kính) -
Lợi ích dân tộc: lợi ích dân tộc có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những
gì tạothành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia
dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; cho sự phát triển đi lên
về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần
của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức
mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai
trò, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc.
VD: Mỹ là một quốc gia đề cao lợi ích dân tộc. Tổng thống Mỹ có các biện pháp siết
chặt nhập cư cụ thể là : Mọi đối tượng vượt biên trái phép đều bị xét xử theo luật
pháp kể cả khi có con nhỏ và điều này đã nhận phải sự phản đối của đa phần người
Mỹ - Do đó cần giảm nhẹ chủ nghĩa dân tộc để bảo vệ lợi ích của quốc tế (lợi ích nhân loại) -
Lợi ích nhân loại là lợi ích của chung toàn bộ mọi người. Nhân loại có lợi ích
chung là bảo vệ và phát triển cuộc sống, nền văn minh của loài người trên trái đất. Để
đảm bảo lợi ích chung ấy, loài người phải không ngừng đấu tranh bảo vệ và cải tạo
môi trường tự nhiên và cải tạo môi trường xã hội. Đấu tranh giải phóng các giai cấp và
giải phóng các dân tộc bị áp bức là nội dung cơ bản để giải phóng con người.
VD: Vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề chiến tranh, nhân quyền -
Những vấn đề toàn cầu của thời đại:+ Môi trường: cạn kiệt và ô nhiễm nước, đất, khí và tiếng ồn
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng
và chất lượng. Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích
rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất
nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất
cao. Ngoài ra, còn là nguy cơ dẫn đến lũ lụt, hạn hán. Khoáng sản như sắt, thép,
nhôm, cacbon, silic, kẽm và đồng gia tăng trong những năm qua, do công nghiệp hóa,
nhưng do nhu cầu lớn trong các ngành công nghiệp hiện đại, trữ lượng tự nhiên của
các loại quặng này cũng dần dần cạn kiệt do hoạt động khai thác quá mức. -
Trong bối cảnh này, giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa trên nguyên
tắc 3R đang là hướng đi mới cho ngành môi trường trong việc xử lý hiệu quả chất thải
rắn. Chúng có nghĩa tiếng Việt là Tiết giảm – Tái sử dụng –Tái chế nên còn được gọi
là 3T. Reduce (tiết giảm) là việc giảm lượng chất thải phát sinh bằng việc thay đổi lối
sống, cách tiêu dùng, cải tiến quy trình sản xuất…Đây là sự tối ưu hóa quá trình sản
xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu
quả nhất tài nguyên và thải ra lượng chất thải thấp nhất. -
Reuse (tái sử dụng) là việc sử dụng lại sản phẩm, hay một phần của sản phẩm
cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần
đến khi hết tuổi thọ của nó. -
Recycle (tái chế) là sử dụng rác thải, vật liệu thải để làm ra các vật chất, sản phẩm mới có ích.
+ Vấn đề khủng bố: Là một vấn đề nhức nhối đối với toàn nhân loại. Hằng ngày, hằng
giờ báo chí và thời sự vẫn thường đưa tin về các vụ khủng bố diễn ra trên thế giới. Đặc
điểm chung nhất đó là hậu quả mà khủng bố gây ra đều rất nghiêm trọng và nặng nề,
để lại sự hoang mang, khiếp sợ cho đông đảo các tầng lớp nhân dân, đe dọa sự vững lOMoAR cPSD| 36844358
bền của nền hòa bình thế giới. Ví dụ như Trong những năm gần đây, nổi lên Tổ chức
nhà nước Hồi giáo tự xưng viết tắt là IS, chúng ngang nhiên thách thức cả thế giới
bằng cách quay các clip ghê rợn về việc xử tử con tin bằng hình thức chặt đầu vô cùng
dã man, gây nên sự phẫn nộ và hoang mang trên toàn thế giới. Chúng sẵn sàng tiêu
diệt tất cả những ai đi ngược lại với tôn chỉ, ý thức hệ và không chịu cải đạo Hồi theo lời dụ dỗ của chúng.
+ Vấn đề di cư toàn cầu: - một trong những thách thức toàn cầu hiện nay, Riêng làn
sóng người di cư đổ tới châu Âu với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới
thứ Hai, trong đó đa số trốn chạy khỏi các cuộc xung đột và nạn nghèo đói ở các nước
Trung Đông và châu Phi. Về phía người di cư, hành trình tìm tới "miền đất hứa" luôn
tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro. VD ở VN như vụ 39 người nhập cư chết trong
container đông lạnh khi đang bị bọn buôn người tìm cách đưa vào Anh bất hợp pháp
khiến cả thế giới rúng động trong tháng 10 vừa qua. Khi các dòng di cư đến châu Âu
thì châu Âu sẽ có trách nhiệm đón những ng nhập cư về quốc gia mình vì công dân bh là công dân toàn cầu
5. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vận dụng
ptich phân loại và giải quyết những mâu thuẫn cơ bản hiện nay trên TG . Khái niệm
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu
thuẫn) vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. V.I. Lênin xem
lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng. + Kn mâu thuẫn
+ Khái niệm mặt đối lập.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ
những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng
đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Thí dụ, điện tích âm và điện tích
dương trong1 nguyên tử, đồng hóa và dị hóa trong 1 cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng
trong hoạt động kinh tế của xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức,... + TC mâu thuẫn
+ Qúa trình vận động của mâu thuẫn: Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống
nhất vs nhau, vừa đấu tranh vs nhau + Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập.
Dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, ko tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối
lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất các mặt đối lập cũng bao
hàm sự đồng nhất của nó
+ Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập.
Dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối
lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. -
Qúa trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng -
Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tùy
thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử, cụ thể lOMoAR cPSD| 36844358 -
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng
là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong
sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng -
Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,
động lực của sự vận động và pt trong TG
V.I. Lênin nhấn mạnh: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”
Các mâu thuẫn
1. Mẫu thuẫn giữa nhân loại tiến bộ muốn hòa bình với xu hướng những thế lực muốn gây chiến tranh
Trên thế giới hiện nay có nhiều thế lực luôn âm mưu, toan tính để gây ra các cuộc
chiến tranh nhằm thu về lợi ích cho quốc gia, cho các tập đoàn tư bản như Bán vũ khí, súng đạn
VD: Chiến tranh ở VN đã mang lại lợi ích rất nhiều cho các quốc gia liên quan và các
nước lân cận trong khu vực như:
+ Thái Lan còn hưởng lợi nhiều thứ từ chiến tranh
VN: cho Mỹ thuê các căn cứ quân sự, Băng Cốc trở thành
trung tâm báo chí quốc tế về chiến tranh VN,
+ Nước hưởng lợi nhiều nhất là Trung Quốc, họ chỉ
tốn kém ít lương khô và vũ khí thừa, nhưng lại hưởng được nhiều nhất: lượm được
Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN, buộc VN trên 90 triệu dân lệ thuộc vào
Trung cộng mọi mặt, và nhờ đi đêm với Mỹ đã củng cố thế lực vươn lên thành đại
cường số 2 thế giới. Tất cả đều hưởng lợi từ chiến tranh VN, chỉ có đất nước và dân
tộc VN gánh chịu tổn thất kinh khủng, chết chóc.
- Đối lập vs thế lực chiến tranh là nhân loại tiến bộ muốn hòa bình. Họ nhận thấy được
những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại cả về tính mạng con người và sự sụp đổ về kinh tế
+ Điển hình như: Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng
nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70
Giải quyết: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận lần đầu
tiên trong Hiến chương liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm
1970, trong đó chỉ rõ “mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các
quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh
quốc tế và công bằng”.
* Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp: Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc
đã quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn, đó
là các con đường : “… đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử
dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa Như vậy,
hòa bình giải quyết các tranh”bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình” chấp quốc tế
là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia – thành viên của cộng đồng quốc tế. Các bên
có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi tranh chấp đều được
giải quyết trên cơ sở luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực tiễn cho thấy, phương
pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử dụng để giải quyết
các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau. lOMoAR cPSD| 36844358
2. Mâu thuẫn giữa xu hướng phát triển CNH-HĐH với ô nhiễm môi trường Ảnh
hưởng của sự phát triển công nghiệp tới môi trường và biệp pháp bảo vệ môi trường
Quá trình công nghiệp hóa, xã hội hoá và phát triển kinh tế sẽ gây hại cho môi
trường.Trong quá trình công nghiệp hoá sẽ gây ra sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm không
khí, nước và đất, vấn đề sức khỏe, một số loài đã tuyệt chủng, và nhiều hơn nữa. Dưới
đây là một số trong thương mại và công nghiệp của nước ta về vấn đề môi trường.
Khói bụi xả vào không khí: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân
chính của các nhà máy sản xuất do khí thải gây ô nhiễm của dung môi hữu cơ, CO,
sulfur dioxide (SO2) và nitơ oxit (NOx). Những chất gây ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm
cho sức khỏe công cộng và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu để thúc đẩy, phá hoại
môi trường, hiệu ứng nhà kính, ôzôn hổng và hoang mạc hóa tăng.
Điển hình là vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ hiện
tượng các chết ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan
tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu
ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du
lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.
- Giải pháp: Vấn đề cấp bách hiện nay là đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành
tựu khoa học công nghệ vào việc chế biến, xử lý rác thải, nước thải và hạn chế đến
mức thấp nhất khói bụi trong không khí. Trước hết cần có cuộc khảo sát, đánh giá
công nghệ xử lý rác thải, nhất là chất thải rắn của thế giới và trong nước nhằm phân
loại, lựa chọn công nghệ tối ưu, phù hợp với điều kiện Việt Nam để khuyến khích đầu
tư ở những vùng nhiều rác thải, ưu tiên các đô thị đông dân
3. Mâu thuẫn giữa đói nghèo, bệnh tật và xu hướng của các nước phát triển
- các nước nghèo và đang phát triển một mặt thừa nhận toàn cầu hóa sẽ tiếp tục là xu
thế áp đảo trong thế kỷ thứ XXI, nhưng đòi hỏi toàn cầu hóa phải đem đến những
cơ may đồng đều cho tất cả các nước, trước hết phải xóa nợ cho các nước nghèo,
phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước nghèo và đang phát triển có khả năng
hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
- Các nước phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau, còn số vốn đầu tư vào các nước đang
phát triển rất ít, trong đó các nước nghèo lại càng nhận được phần ít hơn. Họ
chuyển giao cho các nước này những công nghệ cũ kỹ, nhà máy xí nghiệp gây ô
nhiễm để đi vào những ngành mũi nhọn, từ đó luôn giữ chìa khóa phát triển trong
tay họ. Còn các nước nghèo và đang phát triển lắm khi buộc phải vét cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, hy sinh môi trường sinh thái hòng đổi lấy
sự phát triển có hạn. Họ đòi hỏi các nước đi vào nền kinh tế thị trường, hội nhập
vào tiến trình toàn cầu hóa, đẩy nhanh tư nhân hóa, dân chủ hóa theo kiểu phương Tây
- Giải pháp: Các nước đã pt sau khi hưởng lợi toàn cầu hóa phải chia sẻ trách nhiệm,
lợi nhuận với các nước đang phát triển. VD: nước giàu trên thế giới nỗ lực hơn nữa
để hỗ trợ các nước nghèo đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nếu không sẽ
phải hứng chịu ảnh hưởng từ đà tăng trưởng toàn cầu thấp cùng làn sóng người di cư như một hậu quả. lOMoAR cPSD| 36844358
6. Chân lý và vai trò của chân lý đối vs thực tiễn. Lấy 1 số VD trong KH để chứng minh - Khái niệm chân lý
Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm chân lý dùng
để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã
được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
Ví dụ, hiểu biết sau đây là một chân lý: “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là
ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”.
- Các tính chất của chân lý
Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. +
Tính khách quan của chân lý là nói: tính phù hợp nữa tri thức và thực tại khách quan;
không phụ thuộc ý chí chủ quan.
Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông” là
phù hợp với thực tế khách quan; nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã
từng có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng.
+ Tính cụ thể của chân lý là nói: tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật
trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh,...).
Ví dụ, mọi phát biểu định lý trong các khoa học đều kèm theo các điều kiện xác định
nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc
trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,...
+ Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý là nói: mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng
trong một giới hạn nhất dịnh, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt
khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.
Ví dụ, trong giới hạn mặt phẳng (có độ cong bằng 0) thì tổng các góc trong của tam
giác tuyệt đối bằng 2 vuông (tính tuyệt đối), nhưng nếu điều kiện đó thay đổi đi (có độ
cong khác 0) thì định lý đó không còn đúng nữa (tính tương đối), nó cần phải được bổ
sung bằng định lý mới (sự phát triển quá trình nhận thức dần tới chân lý đầy đủ hơn -
tức chân lý tuyệt đối).
- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó là
các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng qua đó con
người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển
chính bản thân mình. Chính quá trình này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động
nhận thức của con người. Thế nhưng hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có
hiệu quả một khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách
quantrong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lý là một trong những
điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá
trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn lOMoAR cPSD| 36844358
và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt
được trong hoạt động thực tiễn.
Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt
động nhận thức con ngưòi cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi
chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý
vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải
biến giới tự nhiên và xã hội.
Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong
các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất
cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay
VD1: Ngày 12/4/1961, phi thuyền Phương Đông mang theo phi hành gia Yuri Gagarin
xuất phát từ bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.. Gagarin là người đầu
tiên thấy hành tinh của chúng ta từ ngoài vũ trụ.

Sau khi kết thúc hành trình bay vòng quanh trái đất trong 108 phút, Gagarin nhảy
khỏi khoang và hạ cánh an toàn bằng dù xuống một cánh đồng tại tỉnh Saratov.
Chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trũ đã thành công, trở thành niềm tự hào
và là thành quả vĩ đại nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

VD2: Tháng 8/2012, robot thám hiểm tự hành Curiosity của NASA hạ cánh lên bề mặt
sao Hỏa, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết sự sống trên hành tinh đỏ.
VD3: Năm 2014, Chính quyền vùng Umbria, miền Trung Italy, sử dụng các dữ liệu có
được từ một robot vận hành trên mặt nước, mang tên "Galileo" để theo dõi, quản lý và
có biện pháp cải thiện môi trường tại các hồ nước tự nhiên.

VD4: Theo đà phát triển của công nghệ, ứng dụng AI luôn là xu hướng công nghệ
tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo, nó là nền tảng
cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0.

Ngày nay, các hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y
dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông
dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có
được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề,
biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

7. MQH biện chứng giữa lực lượng sx và quan hệ sx. Ở VN hiện nay mqh này
đc biểu hiện như thế nào?
8. Quan hệ bc giữa cơ sở hạ tầng và kttt. Mối quan hệ này được biểu hiện ntn ở
VN giai đoạn trước và sau đổi mới
- Cơ sở hạ tầng (CSHT): là tòan bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp thành cơ cấu
kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh
tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những CSHT
thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã hội sau
- Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là tòan bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những
thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ
sở hạ tầng nhất định. lOMoAR cPSD| 36844358
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống
trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị
về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản xuất
nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh
vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng.
Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước,
pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không thể giải thích từ chính
nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định.
Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn
bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã
hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã
hội khác. Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh
chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở
kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai
cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.
Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức
tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác.
+ Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở
chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ
sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính
trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng,
có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà
còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp
thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là một lực lượng
kinh tế”. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà nước, pháp luật.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy sinh
trong quá trình của cơ sở kinh tế mới - mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế,
mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng là sản
phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã
hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục.
* Trước đổi mới -
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đất nước thống nhất toàn ven, Đảng và nhà
nước ta đã định ra con đường XHCN cho quá trình xây dựng và phát triển toàn diện lOMoAR cPSD| 36844358
đất nước. Trong bước đầu của sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, nhân dân
ta đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và hợp tác nhiều mặt của LiênXô và các nước
XHCN anh em khác cũng như sự cổ vũ, ủng hộ của nhiều nướcbạn và nhân dân yêu
chuộng hoà bình trên thế giới.Cùng với sự cải thiện thế chiến lược chung và quan hệ
hợp tác toàn diện giữa ba nước Đông Dương: Lào, Việt Nam , Campuchia đã tạo thêm
nhân tố thuận lợi cho công tác xây dựng cuộc sống mới ở nước ta.Tuy nhiên, do điểm
xuất phát quá thấp về kinh tế, lại phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư
phong kiến của thế hệ trước để lại. Việt Nam đã phải đứng trước rất nhiều khó
khăn.Sản xuất tuy có tăng nhưng rất chậm so với khả năng sắn có và công sức bỏ ra so
với yêu cầu cần nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân sau chiến tranh,tích luỹ để
công nghiệp hoá và củng cố quốc phòng an ninh.Một số mục tiêu không đạt được như
sản xuất lương thực, vải, xi măng................đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
nhân dân và các hoạt động của đất nước.Hiệu quả sản xuất còn thấp, chưa áp dụng
được thành tựu khoa học kỹthuật vào sản xuất, do vậy năng xuất giảmm, chất lượng
không cao.Tài nguyên của đất chưa được khai thác tốt lại không có chính sách bảo vệ
hợp lý nhất là nông nghiệp và tài nguyên môi trường ...Các quan hệ sản xuất XHCN
chậm được củng cố, vai trò chủ đạo kinh tế quốc doanh suy yếu, Đảng và nhà nước
chưa có biện pháp họp lý trong việc sử dụng và cải tạo hết các thành phần kinh tế phi XHCN. -
Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển do kỷ cương, pháp luật chưa
nghiêm làm cho một số cán bộ viên chức lộng quyền, tham nhũng và làm ăn phi pháp
gây thất thoát tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến tâm lý nhân dân.Có thể khảng định
chắc chắn rằng: Nguyên nhân then chốt của những kétquả trên là do mối quan hệ giữa
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (ngoài ra có các nguyên nhân giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất
* Sau đổi mới -
Để giải quyết mối quan hệ then chốt các cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Đảng và nhà nước ta đã không ngừng tìm hiểu, phân tích từng mặt cụ thể và đã nhận
thức được bản chất, khunh hướng vận động và sự phát triển của sự vật hiện tượng vào
thực tiễn tình hình đất nước. Từ đó đã đề ra những biện pháp cụ thể khác nhau để giải
quyết các mối quan hệ đó. Trên những nguyên tắc nhất định cụ thể là:Việc xây dựng
đất nước phải đi từ đầu, từ gốc đến ngọn cả cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. -
Việc xây dựng kiến trúc thượng tầng phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế trong
từng giai đoạn và mỗi nước phát triển kinh tế là góp phần củng có và hoàn thiện các
bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đối với kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính tri
và các mặt khác của đời sống xã hội,hai kỳ đại hội Đảng VI Và VII đã khảng định: - *
Về cơ sở hạ tầng: Khảng định sự tồn tại của nhiều phương thức sản xuất (thành phần
kinh tế), nhiều quan hệ sản xuất trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất theo định hướng XHCN. -
Sử dụng các thành phần kinh tế trong sự liên kết chặt chẽ và chủ đạo trong nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sớm nhất, năng suất, hiệu
quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời hướng dẫn các thành
phần khác đi đúng quỹ đạo của đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Không được nóng vội,
làm trái với quy luật phát triển khách quan của xã hội,từng bước khai hoá nền sản xuất theo định hướng mới. lOMoAR cPSD| 36844358 -
Về kiến trúc thượng tầng lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm ‘’kim chỉ nam “ cho công cuộc đổi mới, cho hoạt động xây dựng hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa mang bản đắc chất giải cấp công nhân, do đảng cộng sản(đội tiên
phong) lãnh đạo. Toàn bộ xã hội thuộc về nhân dân, dân làm chủ, xây dựng nhà nước
pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát triển, củng cố vững vai trò to
lớn của Đảng và Nhà Nước đối với toàn xã hội, đặc biệt là chức năng kinh tế của nhà
nứơc. Đồng thời, nhà nước cũng đề ra đường lối chính sách để phát huy tính năng
động của cơ sở hạ tầng, phát huy mọi khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của
mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội phục vụ lợi ích của toàn đảng, toàn dân.
9. Phân tích và chứng minh luận điểm của Mác “ Sự pt của các hình thái
kinh tế xã hội là 1 qt lịch sử tự nhiên” vận dụng xem xét tiến trình xây dựng
CNXH ở VN
10. CMXH và vai trò của nó đối với sự pt của XH có đối kháng giai cấp A) Khái niệm -
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản
về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một
hình thái kinh tế - xà hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát
triển cao hơn. Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã
lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng. -
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, cách mạng xã hội được đặc trưng bằng việc
giai cấp cách mạng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền nhà nước, đồng thời tiến
hành tổ chức, xây dựng và sử dụng chính quyền nhà nước mới của nó để cải tạo căn
bản, toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tức là xây dựng một hình thái kinh tế
- xã hội mới. Do đó, có thể thấy vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề cơ
bản của mọi cuộc cách mạng. Đồng thời, cuộc cách mạng nào cũng phải trải qua hai
giai đoạn: giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn tổ chức xây dựng chính quyền
mới, xây dựng xã hội mới.
B) Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là từ mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền
sản xuất vật chất của xã hội, tức mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu khách quan của sự
phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời
mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu
thuẫn đó biểu hiện về mặt chính trị - xã hội thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự
phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này đã tất yếu dẫn đến sự bùng nổ cách mạng.
Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan của các cuộc cách mạng xã hội. Ngoài ra,
mỗi cuộc cách mạng xã hội còn có nguyên nhân chủ quan của nó, đó là sự phát triển
về nhận thức và tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức
sản xuất mới tiến bộ hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp
từ tự phát đến tự giác và khi có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và
chủ quan, tức tạo được thời cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành công.
C) Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giaicấp lOMoAR cPSD| 36844358 -
Cách mạng xã hội giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự
pháttriển xã hội. Không có những cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử thì không thể
diễn ra quá trình thay thể hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã
hội mới cao hơn. Với ý nghĩa đó mà C.Mác nhận định rằng: các cuộc cách mạng xã hội
là những "đầu tầu của lịch sử", là phương thức thực hiện sự phát triển, của các hình thái
kinh tế - xã hội. Mặt khác, chính nhờ những cuộc cách mạng xã hội mà các mâu thuẫn
cơ bản của đời sống xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... được giải quyết
triệt để, từ đó tạo ra động lực cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội. -
Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của các cuộc cách mạng
xãhội đã từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm qua. Đó là: cuộc cách mạng thực
hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy lên hình thái kinh tế - xã hội
chiếm hữu nô lệ; cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ nô lệ và thay thế nó bằng chế độ phong
kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa;
cuộc cách mạng vô sản thực hiện việc xóa bỏ chế độ chuyên chính vô sản, xác lập chế
độ xã hội chủ nghĩa - đây là cuộc cách mạng vĩ đại nhất, sâu sắc nhất trong lịch sử nhân
loại, làm thay đổi hoàn toàn bản chất chế độ chính trị xã hội cũ, xóa bỏ triệt để nguồn
gốc chế độ tư hữu sản sinh đối kháng giai cấp đã từng tồn lại hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại
11. Quan điểm của Triết học Mác - Lênin về bản tính TN và bản tính XH của
con ng. Vận dụng xem xét chiến lược pt con ng hiện nay ở VN
a) Khái niệm con người
- Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng
giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
B) Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là một trong những phương
diện cơ bản của con người, loài người

* Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây: -
Thứ nhất, con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của
giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự
phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của
Đácuyn về sự tiến hóa của các loài. -
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng "là thân thể vô cơ của con người". Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác
động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại
của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người
và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn
luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là
mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
Tuy nhiên, con nguời không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó
mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là "người" chính là xét
trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai
cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại.... Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một
lOMoAR cPSD| 36844358
phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người.
* Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các gíac độ sau đây:
Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không phải chỉ có nguồn gốc
từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà
trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả
năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong
những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhờ đó có thể hoàn chỉnh học thuyết
về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải
đáp đúng đắn và đầy đủ.
Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển, thì sự tồn tại của loài người luôn luôn bị chi
phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người
cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề
cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xà hội thì mỗi con người chỉ tồn tại
với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy, không thể là "con người" với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy
định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt
động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nêu lý
giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc
chỉ từ bản tính xã hội thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ
dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn. * Chiến lược phát triển
con người ở VN hiện nay
-
Trong thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá nhất
của mỗiquốc gia chính là con người. Vì vậy, mục đích phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia, xét đến cùng, phải vì con người, cho con người, tạo môi trường thuận
lợi để con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức khoẻ và có cơ hội phát huy mọi năng
lực sáng tạo. Nhận thức được điều đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định vai trò
đặc biệt của nhân tố con người với tính cách là động lực của sự phát triển xã hội, của
sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. -
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình xây dựng xã hội
mới, Đảng ta đã khẳng định: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con
người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt
Nam. Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, xét đến cùng
cũng là vì con người, hướng đến con người. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế, Đảng ta xác định một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh
thủ tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn mà
quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người. -
Đảng ta còn chỉ rõ “Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến lOMoAR cPSD| 36844358
bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu
trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội” -
Thực tiễn cho thấy, việc giải quyết vấn đề phát triển con người Việt Nam những
năm qua được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực và đạt kết quả quan trọng. Quá
trình cách mạng Việt Nam chứng tỏ rằng trong những thời điểm lịch sử hiểm nghèo,
những tình thế hết sức khó khăn, con người Việt Nam đều rất sáng tạo, năng động và
luôn tìm ra những lối thoát, những đường hướng đi lên làm kinh ngạc cả bạn bè quốc
tế. Lịch sử cũng chứng minh: thời kỳ nào cách mạng biết phát huy mạnh mẽ nhân tố
con người, tạo mọi điều kiện cho hoạt động sáng tạo của con người thì con người Việt
Nam luôn biết "chuyển bại thành thắng", chuyển từ tình thế khó khăn thành lợi thế
trong đó con người là động lực trung tâm -
Hiện nay, việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của Đảng, là sự
chuẩn bị tích cực, chủ động nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, cho tương lai và triển vọng của đất nước trên con đường phát triển
theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế không thể không dựa vào nhân tố con người, vì vậy cần phải bồi dưỡng,
phát triển con người Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, nhân tố
con người. Xây dựng con người Việt Nam chính là xây dựng nhân cách của con người
với nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực, trí tuệ với phương
pháp tư duy khoa học sáng tạo. Xây dựng con người Việt Nam hướng tới sự phát triển
không chỉ chất lượng cá thể con người mà còn là sự phát triển của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam
-Để phát triển toàn diện con người, mọi hoạt động của hệ thống giáo dục và đào tạo
cần phải hướng vào việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam có thế giới quan
khoa học, trí tuệ và đạo đức; gắn với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ
công dân, nâng cao trí lực và kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học
tập, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đảng ta cũng
khẳng định muốn phát huy nhân tố con người cần phải biết đấu tranh chống lại sự suy
thoái, xuống cấp về đạo đức về con người có thể phát triển một cách toàn diện: “Đấu
tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi
sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có
giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt
hạn chế của con người Việt Nam -
Với những quan điểm của Đảng ta về phát huy nhân tố con người trong suốt
chặng đường phát triển đất nước đã phát huy hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu to
lớn: Trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế cũng ngày càng khởi sắc và trên đà phát
triển ổn định, đời sống của người dân được cải biến rõ nét, con người được tạo điều
kiện phát triển toàn diện, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Điều này một lần nữa khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và thể hiện sự quan
tâm, coi con người là vốn quý nhất; chăm lo cho hạnh phúc của con người là tư tưởng
xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta