Đề Cường Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngân Hàng
Đề Cường Triết học Mác - Lênin với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (PLT07A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40419767 ĐỀ CƯƠNG TRIẾT Câu 1:Ý THỨC
-KN:Ý thức là sản phẩm và thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức là bộ óc người,là
sự phản ánh chủ động,tích cực,năng động,sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người -Nguồn gốc:
Nguồn gốc tự nhiên:
*Bộ óc con người và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người hợp thành nguồn
gốc tự nhiên của ý thức
-Bộ óc con người:Ý thức là thuộc tính,chức năng của 1 dạng vật chất có tổ chức cao là bộ
óc con người.Bộ óc người là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức.Do đó,khi bộ óc người
càng hoàn thiện,năng lực của ý thức càng phong phú và sâu sắc.Ngược lại,khi bộ óc
người bị tổn thương thì đời sống ý thức tinh thần cũng sẽ bị rối loạn.
-Sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người
+Mọi dạng vật chất đều có khả năng phản ánh.Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của
hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
+Cấu tạo vật chất khác nhau sẽ có khả năng phản ánh khác nhau.Do đó,có thể phân chia
các hình thức phản ánh của vật chất từ thấp đến cao như sau:
• Phản ánh vô sinh(vật lí,hóa học):Đây là những hình thức phản ánh còn mang tính
thụ động,chưa có tính chọn lọc
• Phản ánh hữu sinh(tính kích thích,tính cảm ứng,phản xạ,tâm lý):Đây là những
hình thức phản ánh có tính định hướng,chọn lọc
• Ý thức:là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất,có tính năng động,sáng tạo
=>Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người.Ý thức chỉ sinh
ra cùng với con người,gắn liền với con người và không thể tách rời đời sống xã hội của loài người.
Nguồn gốc xã hội
*Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố hợp thành nguồn gốc của xã hội ý thức
-Lao động:là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để cải
biến tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình. lOMoAR cPSD| 40419767
+Lao động đã giải phóng con người khỏi thế giới động vật,mặt khác cũng giúp con người
sáng tạo ra các công cụ lao động và sử dụng chúng để phục vụ mục đích sống của mình
+Lao động giúp con người tìm ra lửa và nấu chín thức ăn,điều đó giúp cho bộ óc con
người ngày càng phát triển và hoàn thiện về mặt sinh học
+Nhờ lao động,con người tác động vào thế giới quan,làm cho thế giới khách quan bộc lộ
những thuộc tính rõ rệt mà qua đó con người có thể nhận thức được.Từ đó phát triển năng lực tư duy trìu tượng
+Lao động dẫn đến sự hình thành ngôn nhữ.Ngôn ngữ một mặt là kết quả của lao động
mặt khác là nhân tố tích cực tác động đến quá trình lao động và phát triển ý thức của con người
-Ngôn ngữ:là hệ thống tín hiệu vật chất mang tính nội dung
+Ngôn ngữ:vừa là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ để thể hiện truyền đạt tư tưởng
kinh nghiệm của con người
+Giúp con người phản ánh khái quát những thuộc tính của sự vật,hiện tượng trong thế giới
=>Cùng với lao động,ngôn ngữ đều là 2 sức kích thích chủ yếu và trực tiếp nhất làm cho
ý thức hình thành và phát triển
-Bản chất:bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản
ánh tích cực,sáng tạo thế giới khách quan là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội
+Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:Ý thức phản ánh thế giới khách
quan nhưng đã bị cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người,chịu sự tác động
của các yếu tố:tâm tư,tình cảm,tư tưởng,tri thức,...của con người
+Ý thức phản ánh tính năng động sáng tạo thế giới khách quan: Ý thức phản ánh thế giới
khách quan không rập khuôn máy móc mà trên cơ sở tiếp nhận xử lí thông tin có tính
chọn lọc định hướng.Đồng thời không dừng ở vẻ bề ngoài mà còn mà còn khái quát bản
chất quy luật thế giới.Ngoài ra trên cơ sở những tri thức có sẵn con người còn sáng tạo ra các tri thức mới.
+Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội:Sự ra đời và phát triển của ý
thức gắn liền với hoạt động lao động của con người,chịu sự chi phối ảnh hưởng không
chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn bởi các quy luật xã hội.Ý thức không thể tồn tại và
phát triển nếu tách rời đời sống xã hội,tách rời quá trình hoạt động cải biến thế giới khách quan của con người.
-Liên hệ ý thức phản ánh tính năng động sáng tạo: lOMoAR cPSD| 40419767 Câu 2:MỐI LIÊN HỆ
-KN:Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định,sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau giữa
các sự vật hiện tượng hay các yếu tố của sự vật hiện tượng trong thế giới. -Tính chất:
+Tính khách quan:Mối liên hệ là vốn có của bản thân sự vật,hiện tượng,tồn tại không phụ
thuộc vào ý muốn của con người.Bởi vì các sự vật,hiện tượng muốn tồn tại,biến đổi thì
phải có sự tác động qua lại với các sự vật,hiện tượng khác,hay sự tương tác giữa các
mặt,các yếu tố của bản thân sự vật đó
+Tính phổ biến:Mọi sự vật,hiện tượng trong thế giới khách quan đều có liên hệ với
nhau,và trong bản thân mỗi sự vật hiệ tượng đều tồn tại các mối liên hệ.Mối liên hệ tồn
tại trong mọi lĩnh vực từ xã hội,tự nhiên,tư duy
+Tính phong phú,đa dạng:Mỗi sự vật đều có vô vàn các mối liên hệ khác nhau.Mỗi mối
liên hệ lại có vị trí,vai trò khác nhau đối với sự vật,do đó cần có sự phân loại các mối liên hệ.
-Ý nghĩa phương pháp luận:Từ nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến,phép biện
chứng khái quát thành quan điểm toàn diện
+Khi nghiên cứu,xem xét đối tượng cụ thể,một mặt cần xem xét mối liên hệ,sự tác động
qa lại giữa các yếu tố bộ phận của đối tượng đó mặt khác cần xem xét đối tượng trong
mối liên hệ với đối tượng khác và môi trường xung quanh
+Cần xem xét,phân biệt vai trò,vị trí của các mối liên hệ đối với sự vật phải rút ra được
các mặt ,các mối liên hệ tất yếu,bản chất của đối tượng đó -Lhe:
Câu 3 :NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ -KN:
+Nguyên nhân:Phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sư vật với nhau gây ra biến đổi nhất định
+Kết quả:Phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra
-Quan hệ biện chứng:Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách
quan bao hàm tính tất yếu:không có nguyên nhân nào dẫn tới kết quả nhất định và ngược
lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.
+Trong mqh nhân-quả,nguyên nhanan sinh ra kết quả,nguyên nhân luôn có trước kết
quả,kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân lOMoAR cPSD| 40419767
+Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp:một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết
quả,một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
+Kết quả có thể tác động ngược lại nguyên nhân sinh ra nó.Sự tác động có thể diễn ra
theo chiều hướng tích cực và tiêu cực
+Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.Kết quả sau khi sinh ra có thể trở
thành nguyên nhân cho hiện tượng tiếp theo -Ý nghĩa phương pháp luận
+Mọi sự vật xuất hiện biến đổi đều có nguyên nhân nên muốn nhạn thức sự vật phải tìm
ra nguyên nhân cho sự xuất hiện,biến đổi của nó.Đồng thời,phải tìm ra nguyên nhân
trong những hiện tượng trước khi kết quả xuất hiện
+Vì nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp,nên trong nhận thức và thực tiễn cần phân
loại nguyên nhân,xác định vị trí vai trò của từng nguyên nhân đới với sự hình thành kết
quả,đồng thời phải đặt quan hệ nhân-quả trong điều kiện cụ thể để phân tích giải quyết vấn đề. Câu 4:LƯỢNG-CHẤT -KN
+Chất:là phạm trù triết học dùng để chí tính quy định khách quan vốn có của sự vật,hiện
tượng là sự thống nhất hứu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó và phân biệt nó với cái khác
• Tính khách quan: tính quy định khách quan vốn có của sự vật,hiện tượng nằm
trong sự vật hiện tượng chứ không phải được đem từ bên ngoài vào
• Được hình thành từ các thuộc tính của sự vật.Chất được tạo nên từ các thuộc tính
cơ bản.Sự mất đi hoặc thay đổi củ các thuộc tính này làm cho chất của sự vật cũng
mất đi hoặc biến đỏi theo
• Các yếu tố thuộc tính được liên kết theo phương thức khác nhau sẽ tạo ra chất khác nhau
• Mỗi sự vật tồn tại không chỉ có một chất mà còn có nhiều chất tùy thuộc theo góc
độ xem xét.Xét một cách tổng hợp mỗi sự vật chỉ có 1 chất cơ bản với tư cách
tổng hợp của các chất các thuộc tính các yếu tố cấu thaanhf và phương thức liên kết các yếu tố đó
• Chất thường có tính ổn định tương đối
+Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
hiện tượng quy mô tốc độ nhịp điệu của sự vật cũng như các thuộc tính của nó
• Lượng là cái vốn có của sự vật
• Mỗi sự vật khi tồn tại đều có nhiều lượng tùy theo cách thức xác định lOMoAR cPSD| 40419767
• Lượng thường xuyên biến đổi -Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
+Sự thống nhất giữa chất và lượng:Mỗi sự vật hiện tượng khi tồn tại đều là thể thống nhất
giữa chất và lượng,hai mặt đó không tồn tại tách rời mà tác động qua lại với nhau.
• Chất và lượng thống nhất với nhau trong 1 giới hạn nhất định gọi là độ
• Độ là khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm cho chất của sự vật thay đổi
+Sự phát triển của bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng
trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất
• Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm cho chất của
sự vật thay đổi.Thời điểm điểm nút sẽ diễn ra bước nhảy
• Bước nhảy là sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó tạo ra
• Nếu không có bước nhảy sự vật không thể thực hiện được sự thay đổi về chất làm
cho sự vật cũ mất đi,sự vật mới ra đời.Bước nhảy do đó vừa là sự kết thúc một giai
đoạn phát triển của sự vật,vừa là khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới
+Chất mới của sự vật ra đời tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện như
làm thay đổi kết cấu,quy mô trình độ,nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật
=>Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng sự thay đổi dần về chất và lượng
khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qa bước nhảy,chất
mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng.Qúa trình tác động qua lại đó,diễn ra
liên tục làm sự vật hiện tượng không ngừng vận động phát triển trong tự nhiên xã hội tư duy -Ý nghĩa pp luận
+Để nhận thức đúng sự vật phải nhận thức sự vật trong thể thống nhất giữa chất và lượng
+Trong hđ con người phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất của sự vật
+Cần có quyết tâm thực hiện bước nhảy khi đã có sự tích lũy đủ về lượng,vận dụng linh
hoạt các hình thức của bước nhảy tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể
+Chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành mà còn phụ thuộc vào
phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật nên trong hđ thực tiễn cần phải biết
sắp xếp tác động đến các yếu tố cấu thành sự vật để tạo điều kiện cho sự vật phát triển
theo chiều hướng tích cực tiến bộ -Lhe lOMoAR cPSD| 40419767
Câu 5:LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT-QUAN HỆ SẢN XUẤT -KN
+LLSX:Biểu thị quan hệ con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất
• Người lao động:đóng vai trò quyết định trong các yếu tố tạo thành llsx
• Tư liệu sx(đối tượng lđ,công cụ lđ,các tư liệu phụ trợ)công cụ lđ là yếu tơ động
nhất cách mạng nhất của llsx
+QHSX:là quan hệ giữa con ng với con ng trong quá trình sx(sản xuất và tái sx xh)
• Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất(đóng vai trò quan trọng nhất,quyết định 2 quan hệ còn lại)
• Quan hệ tổ chức và quản lý lđ
• Quan hệ phân phối sp lđộng -Quan hệ biện chứng
+Tính thống nhất giữa lực lượng sx và qh sx:Đây là mqh thống nhất biện chứng,ràng
buộc,chi phối lẫn nhau trong quá trình sx của xh.Mỗi quá trình sx không thể tiến hành
được nếu như thiếu 1 trong 2 phương diện đó,trong đó llsx là nd vật chất,qhsx là hình
thức xh của quá trình sx.Mqh giữa llsx và qhsx chính là mqh tất yếu giữa nd và hình thức của 1 qtrinh sx
+Llsx quyết định qhsx:Quyết định tính chất,hình thức của quan hệ sx,qđịnh sự tồn tại vận
động và phát triển của qhsx.Trong phương thức sx,llsx là yếu tố động và cách mạng,qhsx
là yếu tố tương đối ổn định.Khi llsx phát triển đến 1 trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với
qhsx đã trở nên lỗi thời.Vì vậy xuất hiện yêu cầu phải giải quyết mâu thuẫn thay thế qhsx
cũ bằng qhsx mới phù hợp,mở đường cho llsx phát triển
+qhsx có tính độc lập tương đối và tác động trở lại llsx:qhsx phụ thuộc vào thực trạng
phát triển llsx trong mỗi giai đoạn lsu nhất định,nhưng cũng có khả năng tác động trở lại
sự vận động phát triển của llsx.Thể hiện ở 1 trong 2 trạng thái
• Nếu qhsx phù hợp với trình độ phát triển của llsx sẽ tạo điều kiện mở đường cho llsx phát triển
• Nếu qhsx ko phù hợp với trình độ phát triển của llsx thì sẽ cản trở kìm hãm sự phát triển của llsx
=>Mqh biện chứng giữa llsx và qhsx là sự tác động qua lại theo tiến trình phù
hợpkhông phù hợp-phù hợp cứ như vậy sự phát triển của các phương thức sản xuất
diễn ra liên tục không ngừng -Ý nghĩa pp luận
+Quy luật về sự phù hợp giữa trình độ llsx với qhsx là nguồn gốc và là động lực cơ
bản của sự vđộng ptrien của các phương thức sx lOMoAR cPSD| 40419767
+Quy luật này là 1 cơ sở để giải thích khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các
hiện tượng xhoi và các biến đổi trong đời sống chính trị văn hoá -Lhe
Câu 6:Tồn tại xh-ý thức xh -KN
+Tồn tại xh:là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xhoi
+Ý thức xh:là mặt tinh thần của đời sống xh,bao gồm toàn bộ các quan điểm tư tưởng
tình cảm tâm trạng của cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội phản ánh tồn tại xã
hội trong những giai đoạn nhất định
-Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
+Ý thức xh thường lạc hậu hơn tồn tại xh:Mặc dù xh cũ là cơ sở tồn tại của ý thức xh
đã mất đi,nhưng ý thức xh do xh ấy sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại dưới những biểu hiện khác nhau.
+Ý thức xã hội trong 1 số trường hợp có thể vượt trước tồn tại xh(phản ánh vượt
trc):Trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con ng có thể vượt trước tồn tại xh
hiện thời,dự báo tương lai
+Ý thức xh có tính kế thừa trong sự phát triển:Ý thức xh với cả 2 bộ phận cấu thành
của mình,có khả năng được kế thừa từ thế hệ này sâng thế hệ khác trong qtrinh phát
triển phản ánh tồn tại xhoi ở các thời kì lịch sử khác nhau
+Giữa các hình thái ý thức xh có sự tác động qua lại:Ý thức xh không chỉ chịu sự
qđịnh của tồn tại xhoic mà giữa các hình thái ý thức xh còn có sự tác động qua lại lẫn nhau
+Ý thức xh tác động trở lại tồn tại xh:Do con ng hđ 1 cách có ý thức nên ý thức xh
có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tồn tại xh.Nếu ý thức x phản ánh
đúng đắn chân thực tồn tại xh,sẽ mở đường cho xh tiến lên và ngược lại phản ánh sai
lệch vì những mục đích khác nhau sẽ làm cản bước tiến của xã hội -Ý nghĩa pp luận
+Để xd xh cần tiến hành trên cả 2 mặt tồn tại xh và ý thức xh
+Thay đổi tồn tại xh là điều kiện cơ bản để thay đổi ý thức xh và những thay đổi trong
đời sống tinh thần cũng tác động và tạo ra những thay đổi trong tồn tại xh -Lhe