Đề cương Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Theo Ang ghen Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên, ý thức và vật chất.Vì sao: thế giới này phong phú đa dạng, khái quát, lại chỉ có hai yếu tố bên ngoài độc lập với ý thức con người gọi là hiện tượng vật chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học
Theo Ang ghen Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại,
tinh thần và tự nhiên, ý thức và vật chất.
Vì sao: thế giới này phong phú đa dạng, khái quát, lại chỉ có hai yếu tố bên ngoài độc lập với ý thức con
người gọi là hiện tượng vật chất.
Những hiện tượng không phụ thuộc con người gọi là hiện tượng ý thức .
Giải quyết 2 vấn đề này ta sẽ hiểu ai là duy vật , ai là duy tâm. Từ đó làm cơ sở để chỉ đạo trong hoạt
động thực tiễn
Kết cấu:
Có 2 mặt:
Thứ nhất là giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Thứ 2: Con người có nhận thức được thế giới không?
Thứ nhất: trường phái nào cho là vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức là trường phái duy
vật.
Ngược lại là duy tâm.
Duy tâm có 2 loại: duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan.
Duy tâm khách quan cho rằng có 1 lực lượng tinh thần có trước thế giới và sinh ra thế giới.
Trường phải duy vật nói chung cho rằng con người có thể nhận tức được thês giới.
2/ Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình:
Phương pháp là cách thức để chỉ đạo thế giới.
Biện chứng: chỉ tính chất gắn liền với sự vật. bao gồm: thống nhất giữa các mặt đối lập, tồn tại trong
mối liên hệ phổ biến và luôn vận động phát triển (gọi là tính chất biện chứng).
Từ tính chất biện chứng Khái quát lại thành phép biện chứng. Từ đó rut ra Cách thức cho con người
nhận thức và hoạt động thực tiễn gọi là phương pháp biện chứng.
Phương pháp siêu hình:
Siêu hình là gì: Nghiên cứu những vấn đề sau vật lý, không dùng giác quan để cảm nhận được.
Ngày nay: nhìn nhận sự vật tĩnh tại, tách rời, cô lập, không vận động, biến đổi , giữa chúng không có
mối liên hệ, nếu có chỉ là hời hợt bên ngoài.
Vì sao vẫn tồn tại mãi phương pháp siêu hình: thế kỷ 16 các ngành khoa học tự nhiên tách khỏi triết học
và độc lập. một loạt các ngành khoa học phát triển mạnh và người ta đưa sự tách rời đấy vào trong triết
học thành quan hệ siêu hình, từ đó hệ thống thành phép siêu hình, từ phép siêu hình đưa ra cách thức để
nhận thức thế giới thì gọi là phương pháp siêu hình.
Ví dụ: Thầy bói xem voi.
Câu 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê Nin? Ý nghĩa khoa học của định nghĩa?
1/ Hoàn cảnh ra đời định nghĩa
* Khái niệm vật chất từ thời cổ đại đã bàn đến, nhưng do điều kiện lịch sử khác nhau trình độ sản xuất,
kỹ thuật, nhận thức khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau.
Thời kỳ cổ đại, nói chung người ta tìm 1 yếu tố ban đầu, từ đó hình thành thế giới vật chất.
Có người cho là lửa, có người cho là nước, có người cho là không khí,
Quan điểm 2: cho là nhóm yếu tố ban đầu, tác động với nhau tạo thành thế giới vật chất.
Ví dụ: Kim mộc, thủy, hỏa , thổ.
Quan điểm 3 là Thuyết nguyên tử của Dê mô cơ rít: cho rằng nguyên tử là nhỏ nhất, không phân chia
được, tạo nên thế giới vật chất, giống nhau về chất lượng, khác nhau về số lượng.
1
Thời cận đại (thế kỷ XVII : Do khoa học tự nhiên phát triển, người ta phục hồi lại thuyết nguyên
tử, cho nguyên tử là nhỏ nhất.
Người ta đồng nhất giữa vật chất và khối lượng.
Đến cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX, một loạt các thành tịu khoa học, đặc biệt là khoa học tự
nhiên. Ví dụ: điện tử, thuyết phóng xạ, thuyết tương đối (vật chất vận động đến một lúc nào đó
thì khối lượng bằng không…
Từ đây một loạt các vấn đề theo quan niệm cũ không giải quyết được. Ví dụ: Nguyên tử hay điện tử nhỏ
nhất, ai là vật chất. Đây là thời kỳ khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học.
Đứng trước tình hình ấy, để khắc phục sự khủng hoảng và đưa 1 quan điểm mới về vật chất,
khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật thì Lê nin đưa ra định nghĩa dưới đây.
2. Định nghĩa vật chất của Lênin:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác,
chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác được cảm giác của chúng ta
Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là
đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý
thức con người đều là vật chất.
Về nội dung định nghĩa: có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm
giác.
Trước hết, vật chất là phạm trù triết học. Đây là phạm trù rộng lớn nhất nhưng chỉ thực tại khách quan.
Thực tại là những cái tồn tại thực sự. Khách quan là độc lập với ý thức con người.
Con người biết được qua cảm giác: Điều đó có nghĩa là vật chất có trước, cảm giác có sau
Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật
chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông
qua nhận thức.
Như vậy; Theo Lênin Vật chất có 2 thuộc tính cơ bản giúp con người nhận biết được đó là: Tồn tại
khách quan; nhận biết được bằng cảm giác tức thông qua các giác quan của con người.
3. Ý nghĩa khái niệm vật chất của Lê nin:
Thứ nhất: Định nghĩa này Là cái mốc thứ 2 sau vấn đề cơ bản của triết học do Ang ghen đưa ra, khảng
định nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Thứ 2: Định nghĩa này giúp chúng ta cơ sở để chống chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan về
thuyết không chỉ biết (bất khả chi luận)
Duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng tinh thần có trước thế giới, đẻ ra thế giới. Quan điểm đó
đã không phản ảnh đúng khoa học.
Duy tâm chủ quan đã cho rằng sự vật là tổng hợp của các cảm giác. Quan điểm đó cũng không đúng.
Thực chất vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người chứ không phải là tổng hợp của cảm giác
Thuyết không thể biết là nghi ngờ nhận thức của con người. Con người chỉ nhận thức được hiện tượng
mà không nhận thức được bản chất sự vật. Có một vật tự nó tức là có vùng con người không với tới như
thiên đàng. Đã rơi vào duy tâm. Quan điểm Lê nin cho rằng không có cái gì là không biết, dần dần con
người sẽ biết, đã chống lại quan điểm không thể biết .
Thứ 3 là: Định nghĩa này Đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là
đồng nhất vật chất với vật thể.có cái vật chất không là vật thể như từ trường, chân không thì quan điểm
duy tâm không giải thích được. Quan điểm Lê nin khảng định những cái không là vật thể độc lập bên
ngoài ý thức, nó chính là vật chất.
2
Thứ tư: Định nghĩa này là cơ sở định hướng trong các ngành khoa học khác phát triển. Nghĩa là vật chất
không ai sinh ra, không mất đi , nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.Do đó Các ngành khoa học
khac đi sâu nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất.
Thứ 5: Định nghĩa này, giúp chúng ta xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đó là tồn tại xã hội.
Câu 3: Quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa của pp luận của việc nắm vững
mối quan hệ này?
1/ Khái niệm vật chất và ý thức:
a/ Vật chất:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm
giác, Được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác
Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường.
Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài
độc lập với ý thức con người đều là vật chất.
Về nội dung vật chất: có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm
giác.
Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật
chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông
qua nhận thức.
b/ Ý thức :
Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ
quan …
Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý
THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý
thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.
Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ
không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến
trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.
Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động
vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan
theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển
của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái
đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước
công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.
Kết cấu:
Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là: Tri thức,
tình cảm ý chí… Trong đó, tri thức là quan trọng nhất. Mác nói: Tri thức là phương thức tồn tại của ý
thức.
-> Ý thức có nguồn từ tự nhiên ) và xã hội (thế giới quan và bộ óc con người (lao động và ngôn ngữ).
vậy, ý thức và vật chất có mối quan hệ thể hiện như sau:
2/ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Trong lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất
3
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và sinh
ra ý thức. Tuy nhiên quan điểm của họ chưa thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để xem xét mối
quan hệ này. Từ đó khảng định, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác
động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người
* Vật chất quyết định ý thức: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định nguồn gốc, bản chất,
nội dung sự biến đổi của ý thức.
VÍ DỤ :Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.
+ Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất của vật chất
là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giới vật chất được dịch chuyển vào óc người, được
cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới
khách quan.
+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh khi cái
được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan.
Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại thì nó cản trở
Ví dụ: Chủ rương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con người – khủng hoảng kinh tế
xã hội, động lực
Tóm lại:Quan hệ VẬT CHẤT và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện chứng qua lại, trong đó
VẬT CHẤT quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực tiễn thông qua hoạt động nhận thức của
con người.
III/ Ý nghĩa phương pháp luận:
1/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS hoạt động nhận thức, hoạt
động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan và hoạt động tuân theo quy luật khách quan,
nghĩa là chúng ta phải có quan điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.
2/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực khách quan, phải xuất
phát từ cái chung là quy luật khách quan.
Nghị quết 6 của Đảng là bài học kinh nghiệm là phải nắm vững hiện thực khách quan.
+ Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật phải tôn trọng chính nó có,
phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật và chống chủ nghĩa khách quan, đồng thời
chống chủ quan duy ý chí.
3/Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ cái hiện thực khách quan thì phải phát huy tính
năng động chủ quan , tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rut ra những nhược điểm để tiến
bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.
Giáo dục nhận thức thông qua phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ đ phong, đạo đức giả
4/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Ngoài lĩnh vực đó ra,
sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)
Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như đạt danh hiệu thi đua,
được phần thưởng.
4
+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế
mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa
duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất định thì
sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên lực lượng sản
xuất.
Câu 4: Nguồn gốc, bản chất của ý thức
- Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư
tưởng…(tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố có bản, cốt lõi nhất của ý thức.
1/ Nguồn gốc của ý thức:
Vấn đề nguồn gốc của ý thức là 1 trong những vấn đề khó khăn cho các nhà tư tưởng từ trước đến nay,
triết học từ thời cổ đại đến trước Mác.
a/ Nguồn gốctự nhiên:
Thời cổ đại, quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết, xác con người tan rữa
nhưng hồn thì bay đi. Linh hồn bất tử. Quan niệm này rơi vào chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng ý thức do vật chất sinh ra. Vật chất quyết định ý thức và sinh
ra ý thức. Nhưng họ không phân biệt được đâu là vật chất, đâu là ý thức, lẫn lộn giữa vật chất và ý thức.
Ví dụ: họ cho rằng vật chất là linh hồn quá độ của lửa. Linh hồn do lửa sinh ra. Linh hồn là nguyên tử
hình cầu.
Thế kỷ XVII XVIII, quan niệm ý thức do vật chất sinh ra giống như gan tiết ra nước mật
Quan điểm duy vật biện chứng thì cho rằng ý thức có 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội.
Nguồn gốc tự nhiên là óc người với thuộc tính phản ánh. Nguồn gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ.
Nguồn gốc tự nhiên: quan niệm duy vật biện chứng cho rằng ý thức là ý thức của con người, là thuộc
tính phản ánh của 1 dạng vật chất có tổ chức cao, tinh vi hoàn thiện, dạng vật chất ấy là óc người.
-Bộ óc con người là sản phẩm đặc biệt của sự tiến hóa lâu dài về mặt sinh học và mặt xã hội, sau quá
trình vượn biến thành người, óc vượn biến thành óc người. Bộ óc người là tổ chức vật chất sống đặc
biệt, có cấu trúc tinh vi phức tạp gồm khoảng 14 – 17 tỷ tế bào thần kinh: Các tế bào có mối liên hệ mật
thiết với nhau và với các giác quan của con người tạo thành vụ số những mối liên hệ thu nhận, điều
khiển họat động của cơthể trong quan hệ với thế giới bên ngoài và hình thành nên các phản xã không
điều kiện và có điều kiện.
Thuộc tính phản ánh của óc người. Phản ánh chia làm 4 loại trình độ: phản ánh của những chất vô cơ,
phản ánh kích thích sinh vật, phản ánh hưng phấn thần kinh, phản ánh ý thức. Trong đó:
Thứ nhất: Phản ánh những chất vô cơ. Ví dụ: cho sắt vào nước thì sắt rỉ. Ánh sáng chiếu vào mặt hồ thì
mặt hồ phản chiếu
Thứ 2: Phản ánh kích thích sinh vật. chẳng hạn, rễ cây đâm vào chỗ nhiều thức ăn, cây hướng dương
quay về phía mặt trời.
Thứ 3: Hưng phấn thần kinh: nghĩa là tế bào thần kinh là khâu trung gian giữa cơ thể và môi trường.
dụ con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay
Hưng phấn thần kinh hình thành 2 loại là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Phản ánh cao hơn nữa là tâm lý động vật. Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn. Nhưng chỉ dừng lại
ở bản năng.
Thứ 4: Phản ánh ý thức là phản ánh của óc người, phản ánh thông qua ngôn ngữ, mang tính ích cực sáng
tạo. Nhờ đó mà con người có thể tưởng tượng được các sự vật hiện tượng trên thế giới.
b/ Nguồn gốc xã hội:
5
Lao động và cùng với lao động sẽ sinh ra ngôn ngữ. Nguồn gốc xã hội cụ thể là gì? Đây là đóng góp của
Ang ghen. Chính lao động đóng vai trò quyết định trong việc chuyển biến từ vượn sang người, làm cho
con người khác với các động vật khác.
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của
cải vật chất phục vụ cho nhu cầu con người.
►Lao động giúp giải phóng hai chi trước của vượn thành hai bàn tay khéo léo của con người.
►Lao động tạo ra nhiều thức ăn, thay đổi khẩu phần ăn và tăng hàm lượng Prôtơin giúp não bộ, hệ thần
kinh và cơbắp phát triển.
►Lao động làm cho thế giới quan bộc lộ nhiều thuộc tính bản chất, tạo điều kiện cho con người so
sánh, phân tích , tổng hợp về quy luật của thế giới khách quan .
►Lao động tạo ra nhu cầu cần trao đổi thông tin, làm xuất hiện ngôn ngữ.
►Lao động giúp con người phát triển hơn những khí quan nhận thức, đb giúp con người chế tạo được
công cụ SẢN XUẤT , nối dài khả năng nhận thức của con người.
Thứ 2: Chính lao động đã giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện mình. Nghĩa là, nhờ lao động
con người cải tạo thế giới, giác quan con người càng nhạy bén với hiện thực, dần dần thành thói quen,
con người nhạy cảm với hiện thực. Mác nói, nhờ lao động mà các giác quan của con người trở thành
các nhà lý luận.
Thứ 3: Nhờ lao động, não người ngày càng phát triển, giúp tư duy trừu tượng phát triển.
Thứ 4: Nhờ có lao động để làm cơ sở để phát triển ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người phản ánh sự
vật khái quát hơn. Có thể là phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, bao gồm tiếng nói và chữ viết.
->Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành ý thức:
> Chuyển tải thông tin, trao đổi thông tin
> Là tư liệu để học tập từ những thế hệ đi trước.
> Là phương tiện ghi lại khoa học cho thế hệ sau.
Như vậy: Nguồn gốc sâu xa của ý thức là thế giới quan tác động vào bộ óc người, nguồn gốc
trực tiếp, quan trọng nhất quyết định sự ra đời, phát triển của ý thức là thực tiễn xã hội, nhờ lao
động và thông qua ngôn ngữ.
Tóm lại, ý thức có hai nguồn gốc tự nhiên và xã hội nhưng suy cho cùng về mặt thế giới quan nguồn
gốc xã hội là yếu tố quyết định ý thức ra đời.
2/ Bản chất của ý thức:
Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan …
Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý
THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý
thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.
Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ
không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến
trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.
Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động
vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan
theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển
của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái
6
đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước
công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.
3. í nghĩa phương pháp luận và thực tiễn
-Phải khách quan trong nhận thức và hành động; nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan. Không xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý muốn chủ
quan làm cơ sở định ra chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế.
-Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người: giáo dục nâng cao
trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng viên; bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên.; vận dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, động cơ trong sáng,
thái độ khách quan khoa học khụng vụ lợi; chống thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.
-Khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí: khuynh hướng tuyệt đối hoá của nhân tố chủ quan, của
ý chí, xa rời hiện thực, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém của tri thức;
bệnh chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan;
định ra chủ trương chính sách xa rời hiện thực khách quan; phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng
lực trí tuệ của toàn Đảng.
Đại hội VII Đảng ta khảng định: Mọi đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động đúng theo quy luật khách quan.
Câu 5: Nguyên lí về mối quan hệ phổ biến? Ý nghĩa pp luận của mối quan hệ này?
I/ Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến?
1/ Quan điểm siêu hình:
Các Sự vật hiện tượng tồn tại tách rời cô lập nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ
thuộc liên hệ lẫn nhau. Nếu có liên hệ thì chỉ là sự hời hợt bề ngoài.
Xuất phát từ thế kỷ 17, 18, khi khoa học phát triển đã tách khỏi triết học, khi càng tách rời thì càng đạt
nhiều thành tịu bấy nhiêu, và từ thói quen ấy đem vào triết học đã nhìn sự vật trong trạng thái tĩnh tại,
tách rời cô lập.
2/ Quan điểm duy tâm về sự liên hệ: cho rằng cơ sở của sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật
hiện tượng là ở lực lượng siêu tự nhiên hay là ở ý thức cảm giác con người.
Ví dụ: Ông hê ghen cho rằng bắt đầu có ý niệm tuyệt đối xuất hiện và ý niệm tuyệt đối vận động tha
hóa thành giới tự nhiên. Các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau là không phải do bản thân nó mà do ý
niệm tuyệt đối
Ý niệm tuyệt đối vận động thông qua các phạm trù, đến đỉnh cao thì tha hóa thành thế giới vật chất,
thành các sự vật hiện tượng. Như vậy, mối liên hệ của các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm tuyệt
đối.
Ông becbery: cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là cảm giác. Nghĩa là Chính
cảm giác nhận thức ra sự vật, sự vật là tổng hợp các cảm giác. Chính vì vậy, cảm giác là xuất phát điểm
cho mối liên hệ sự vật.
Ví dụ ăn quả táo, nhìn quả táo, ngửi quả táo sẽ tác động đến cảm giác. Quản táo có mối liên hệ với các
sự vật là do cảm giác.
3/ Quan điểm duy vật biện chứng: cho rằng Thế giới này là một chỉnh thể thống nhất. các sự vật hiện
tượng trên thế giới này liên hệ tác động, chuyển hóa nhau.
Ví dụ: ở đây chúng ta có thể hình dung ra 1 sự vật hiện tượng nào đó ở bất kỳ vị trí nào đó trên thế giới
thông qua mối liên hệ từ nhận thức kinh nghiệm.
Liên hệ phổ biến, quan niệm duy vật biện chứng cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều
nằm trong mối liên hệ phổ biến.
7
Cụ thể là giữa các sự vật hiện tượng liên hệ nhau.
LIÊN HỆ :Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất
Giữa các mặt trong cùng một sự vật liên hệ nhau.
Ví dụ: các bộ phận trong cơ thể người. các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau.
Giữa các quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau.
Ví dụ: Quá trình phát triển của con người theo tuổi tác, theo từng thời kỳ phát triển.
Mối liên hệ có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng. Cụ thể là liên hệ bên trong, liên hệ bên
ngoài, liên hệ gián tiếp, trực tiếp , liên hệ cơ bản, không cơ bản, chủ yếu và không chủ yếu.
-> : Riêng trong lĩnh vực xã hội: Có rất nhiều MỐI LIÊN HỆ khác nhau như: MỐI LIÊN HỆ : Lưu ý
KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , XÃ HỘI , VĂN HÓA , Dân Tộc, Tôn giáo, huyết thống, làng xã...
Xét về tính chất :của các mối liên hệ
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, các mối liên hệ có ba tính chất cơbản: tính khách quan, tính
phổ biến và tính đa dạng, phong phú
+ Tính chất khách quan: - MỐI LIÊN HỆ luôn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của
con người.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa các nước trên thế giới.
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ phổ biến diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Tính đa dạng phong phú: Thời gian, không gian khác nhau có mối liên hệ khác nhau.
Tóm lại, Cả ba tính chất trên đều bị quy định bởi tính khách quan , phổ biến, đa dạng phong phú của
THẾ GIỚI VẬT CHẤT
II/ Ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến:
1/ Mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong đó:
+ Quan điểm toàn diện: Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào, chúng ta phải đặt nó trong quan hệ
với sự vật hiện tượng khac, phải nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát triển của nó, từ
trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ bản chất chủ yếu …
Ví dụ: nghiên cứu 1 nước thì đặt nó trong quan hệ với các nước trong khu vực.
Xét kết nạp đảng
+ Xét các mặt cấu thành: các phòng ban trong 1 đơn vị….
+ Quá trình phát triển: xét quá trình hoạt động, công tác cá nhân để kết nạp.
+ Xét trong mối liên hệ: Quan hệ xã hội…
2/Về Mặt thực tiễn:
+ Ý nghĩa 1: Để cải tạo sự vật thì phải có giải pháp đồng bộ, toàn diện. Chọn lĩnh vực nào là chủ yếu.
Trong Công tác quản lý thì phải phân cấp quản lý.
Ví dụ: nhà nước (bộ ban ngành), cơ quan (phòng, ban)…
Ví dụ: đối mới toàn diện nước ta: kinh tế, chính trị, trong đó kinh tế là trọng tâm, chính trị từng bước.
+ Ý nghĩa 2: Chống quan niệm siêu hình:
Không thấy được trọng tâm, trọng điểm, đánh giá tràn lan các mối liên hệ , không thấy đâu là chủ yếu đó
là siêu hình. Chống chủ nghĩa chết chung và thuận nghị biện. Trong đó, chủ nghĩa chết chung là Kết hợp
1 cách vô nguyên tắc giữa các sự vật hiện tượng.
+ Ý nghĩa 3: Khi giải quyết 1 vấn đề cần xem xét các yếu tố cấu thành liên hệ mật thiết, phải xem xét
yếu tố lịch sử hình thành trong mối tương quan với hiện tại.
Câu 6: Nội dung, ý nghĩa của quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại
I/ Nội dung:
1. Khái niệm:
8
a) chất:
Chất của sự vật là tính quy định của sự vật, là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật,
khảng định sự vật là nó, khas với sự vật khác.
+ Tính quy định: cái làm cho sự vật là nó,khác với sự vật khác.
Ví dụ: Sự vật tốt, người tốt đó là tính quy định,
+ Tổng hợp những thuộc tính:
Thuộc tính là 1 khía cạnh nào đó về chất.
Ví dụ: cho đường vào nước, đường tan, đường có thuộc tính tan.
Kim loại có thuộc tính dẫn điện.
Trong thuộc tính có thuộc tính cơ bản và không cơ bản.
Người chiến sĩ cách mạng có những thuộc tính cơ bản: Trung thành, gắn bó gần gũi nhân dân
- Một sự vật có nhiều thuộc tính, do đó một sự vật cũng có nhiều chất bởi lẽ chất là do thuộc tính cấu
thành/cấu tạo nên. Thuộc tính cơ bản sẽ tạo ra chất cơ bản của sự vật.
VÍ DỤ : Một chiếc iphone có rất nhiều thuộc tính như nhắn tin, gọi điện, soạn thảo văn bản; xem thời
gian, ngày tháng, giải trí...
b) lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt quy mô to nhỏ, trình độ phát triển cao thấp, tốc độ
nhanh hay chậm.
Tính quy mô biểu hiện bằng đại lượng khác nhau (tuyệt đối, tương đối, tiêu thức trìu tượng)
Ví dụ: Tính trừu tượng như: Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn.
Tình yêu say đắm…
VÍ DỤ : Một ngôi nhà mới xây,
Lượng biểu hiện ra bên ngoài đó là chiều dài, chiều rộng, chiều cao, hình thức trang trí
Chất là kết cấu vật chất của ngôi nhà với độ bền, khả năng chịu lực của nó
c) độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất.
d) Điểm nút:Là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng cũng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất.
e) Bước nhảy:Là sự chuyển hóa từ chất này sang chất kia, tức là sự thay đổi về chất của sự vật.
Các hình thức của bước nhảy: Bước nhảy là tất yếu trong quá trình vận động của sự vật. Song bước
nhảy như thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
- Xét về mặt khách quancó thể chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
+ Bước nhảy đột biến:Là bước nhảy diễn ra trong một thời gian ngắn
VÍ DỤ : Vụ nổ hạt nhân...
+Bước nhảy tiệm tiến:Là những bước nhảy diễn ra trong một thời gian dài. Những chất mới hình thành
dần dần, những cái cũ được đào thải từng bước.
- Xét về quy mô có thể chia thành: Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ (bộ phận).
+ Bước nhảy toàn bộ:Là do sự thay đổi căn bản về chất của tất cả các mặt, các yếu tố, các bộ phận tạo
thành sự vật.
Ví dụ : Học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp cuối khóa.
+ Là sự thay đổi căn bản về chất của một mặt, một bộ phận hay một yếu tốBước nhảy bộ phận (cục bộ):
nào đó của SỰ VẬT .
VÍ DỤ : Thi hết môn
2. Sự tác động giữa chất và lượng:
+ Sự vật là thể thống nhất giữa chất và lượng. Một chất nhất định tồn tại với 1 lượng xác định.
Ví dụ: 1 địa phương là thị xã và 1 địa phương là thành phố khác nhau về kinh tế, giáo dục, văn hóa, cơ
sở vật chất…..
9
+ Tuy nhiên đây là sự thống nhất có mâu thuẫn. Lượng thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn
định. Lượng biến trong giới hạn độ, chất chưa biến. Lượng biến vượt độ thì chất biến. Chất cũ mất đi,
chất mới ra đời.
+ Chất mới ra đời lại quy định lượng mới, tạo điều kiện cho lượng mới phát triển. Quá trình lặp đi lặp lại
làm cho sự vật phát triển lên mãi.
LIÊN HỆ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn
III/ Ý nghĩa:
- Khi nhận thức sự vật thì phải nhận thức cả mặt chất và mặt lượng của nó. Không được tuyệt đối hóa
hoặc hạ thấp bất kỳ mặt nào, có như vậy ta mới có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó.
1/ Sự biến đổi về lượng đến lúc nào đó vượt độ thì chất biến. Do đó, muốn có sự biến đổi về chất thì
chúng ta phải kiên trì tích lũy về lượng.
Ví dụ: 4 năm đại học để có bằng cử nhân. Muốn có tác phẩm hay thì phải đi nhiều.
2/ Quá trình biến đổi về lượng, đến lúc nào đó chất đổi. Vì vậy, Trong cuộc sống, phải chú ý đến lượng
biến hàng ngày, cả khi khuynh hướng tiến bộ và thoái hóa. Tiến bộ thì giữ lại, thoái hóa thì loại bỏ)
Ví dụ: khuyết điểm nhỏ dần dần trở thành khuyết điểm lớn nếu ta không biết ngăn chặn.
3/ khi đã tích lũy được lượng chín muồi, ta phải kiên quyết thực hiện bước nhảy vọt để chất mới ra đời.
Ví dụ: Thời cơ trong chiến tranh.
4/ Trong cuộc sống phải biết vận dụng phạm trù độ.
Ví dụ: Tức nước vỡ bờ, nhất cự ly, nhì cường độ.
Năng mưa thì giếng năng đầy, anh hay đi lại thì thầy mẹ năng thương.
5. Đối với hoạt động thực tiễn :
- Mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ lượng nên trong hoạt động trước hết phải chú ý đến sự tích lũy về
lượng, tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
VÍ DỤ : Xây dựng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI là 1 quá trình lâu dài, nôn nóng muốn có ngay CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI sẽ đưa đến cơ thất bại.
- Chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó khăn không dám thể hiện bước nhảy về chất khi đã tích lũy
đủ lượng.
- Muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn của độ, không thể cho lượng thay đổi
vượt quá giới hạn của độ.
Câu 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
I/ Khái niệm:
1/ Thực tiễn
a) Khái niệm:
- Trước khi triết học Mác ra đời thì đã có một số quan niệm về thực tiễn:
Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức của tinh thần là hoạt động thực tiễn. Các nhà triết
học tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của các lực lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn.
Đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô cho thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học.
Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ.
Các nhà thực dụng Mỹ hiện đại cho thực tiễn là phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu
quả nhất. Tất cả những quan niệm này đều chưa thực sự khoa học.
Theo triết học duy vật biện chứng, là hoạt động vật chất cảm tính có tính lịch sử xã hội nhằm Thực tiễn
cải tạo tự nhiên và xã hội.
Thứ nhất: Thực tiễn Là hoạt động vật chất cảm tính:
Hoạt động của con người rất phong phú gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần.
Hoạt động đó mang dấu hiệu vật chất tác động vào yếu tố cảm giác.
10
Ví dụ: Chiến sĩ cầm súng bảo vệ tổ quốc.
- Thứ hai là thực tiễn không phải tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất của
con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm
biến đổi chúng. VÍ DỤ như quốc đất, xây nhà, lắp ráp ô tô, xây đập thuỷ điện.
Thứ ba: Thực tiễn mang Tính lịch sử xã hội:
Tính lịch sử nghĩa là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã
hội cũng khác nhau.
Ví dụ: hoạt động Cải tạo tự nhiên các thời chiếm hữu nô lệ, phong kiến đều khác nhau.
Tính xã hội: nghĩa là hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách rời, mà phải gắn
với cộng đồng, gắn với xã hội.
Ví dụ: làm nông nghiệp cá nhân đều găn liền với các mối quan hệ khác như sản xuất dụng cụ, thủy lợi,
phân bón…
Thứ tư: Thực tiễn là những hoạt động có mục đích, đúng đắn nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ cho
nhân loại tiến bộ. Do vậy nó thể hiện tính tự giác cao.
Hoạt động nào nhằm cải tạo tự nhiên thì mới coi là hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn và thực tế: thực tế là cái thực tại thực sự bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần.
Ví dụ: tư tưởng tiêu cực, tham nhũng, trọng nam khinh nữ là thực tế.
Thực tiễn là hoạt động vật chất hẹp hơn thực tế.
b) các dạng (hình thức: của thực tiễn:
Thứ nhất là Sản xuất vật chất (Sản xuất lúa, ngô, ô tô,…): Đây là phương thức tồn tại của xã hội loài
người vì không có sản xuất vật chất thì loài người sẽ chết. Sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn quan
trọng nhất , quyết định hai hình thức sau.
Thứ 2 là: Đấu tranh chính trị xã hội (gắn với những phương tiện vật chất) như mít tinh, biểu tình, bãi
công, bãi khoá, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp…
Thứ 3 là Thực nghiệm khoa học (trung tâm thực nghiệm khoa học, kiểm định giống cây trồng…):
Nghiên cứu tự nhiên và khoa học thông qua những điều kiện do con người đặt ra (còn gọi là điều kiện
nhân tạo, điều kiện không bình thường)
->Trong 3 hình thức này SẢN XUẤT VẬT CHẤT là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết định các
hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.
2/ Khái niệm nhận thức:
Thứ nhất: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức không phải là sự phản ảnh hiện thực khách
quan mà là phản ảnh trạng thái chủ quan của con người.
Ví dụ: sự vật là tổng hợp cảm giác của tôi. Nhận thức sự vật là nhận thức cảm giác của chính mình.
Thứ 2: Chủ nghĩa duy tâm khách quan, không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng cho
rằng khả năng đó là do lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.
Ví dụ: Hê ghen cho là nhận thức của con người chính là ý niệm tuyệt đối, tự nhận thức mình.
Thứ 3: Thuyết không thể biết phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (vật tự nó).
Thứ tư: Các nhà duy vật trước Mác: thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. coi nhận
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên lý luận nhận thức của họ còn
mang tính siêu hình máy móc.
Ví dụ: nhận thức như là chụp ảnh, không biết nhận thức là 1 quá trình.
Thứ 5:Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách
quan. Nhận thức là phản ảnh hiện thực khách quan vào đầu óc người.
Nhận thức là 1 quá trình và là quá trình biện chứng. Đó là đấu tranh giữa biết và chưa biết, giữa chân lý
và sai lầm, giữa biết nông cạn và biết sâu sắc.
Lưu ý: Nhận thức và ý thức đều là phản ánh nhưng ý thức là kết quả của nhận thức
11
II/ Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:
1/ thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức:
+ Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc
lộ thuộc tính, tính chất quy luật. Trên cơ sở đó con người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác
đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người. VÍ DỤ :
Khi ném hòn đá vào một tấm kính, thấy tấm kính đó Vỡ ra khi chúng ta sẽ biết rằng kính có thuộc tính
dễ vỡ. Cán bộ hiện nay không chịu bộc lộ thuộc tính (không có chính kiến, quan điểm) để lấy phiếu của
cấp trên và cấp dưới.
+ Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết để trên cơ sở đó thúc đẩy
nhận thức phát triển.
+ Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu
quả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển. Cảm giác chuẩn thì tri giác mới chuẩn. Tri giác chuẩn thì
biểu tượng mới chính xác. Nhận thức trực quan sinh động càng đúng, càng chính xác thì nhận thức tư
duy trừu tượng càng chuẩn xác..
+ Thực tiễn là cơ sở chế tạo phương pháp máy móc để hỗ trợ con người nhận thức đúng đắn, hiệu quả
hơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức :
+ Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái đất với tư cách là người đã bị
quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, tức là nhu cầu thực tiễn. Để sống và tồn tại, con người phải
tìm hiểu thế giới xung quanh, nghĩa là phải có nhận thức.
+ Những tri thức kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn
phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là thước đo đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận
thức.
3. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý : Theo triết học duy vật biện
chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Bởi lẽ chỉ thông
qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng định
được chân lý và bác bỏ được sai lầm.
VÍ DỤ : Trên ti vi hiện nay nhiều công ty quảng cáo cho rằng mặt hàng của mình là tốt nhất. Nhưng mặt
hàng nào tốt nhất phải lấy thực tiễn để kiểm nghiệm
Lưu ý,thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính
tuyệt đối thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai
lầm. Ngoài thực tiễn ra thì không gì có thể thay thế được. Tính tương đối của nó thể hiện ở chỗ bản thân
thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Do vậy, với tư cách là tiêu chuẩn chân lý nó cũng không
đứng im. Cho nên thực tiễn đúng của hôm qua chưa chắc đã đúng hoặc hoàn toàn đúng với hôm nay
(thực tiễn không đứng im, chỉ là tương đối)
III/ Ý nghĩa:
1/ Vì Vai trò của thực tiễn Đối với nhận thức như vậy, ta phải có quan điểm thực tiễn . Nghĩa là mọi chủ
trương chính sách, nhận thức của con người đều phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với thực tiễn, phải
dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm kết quả nhận thức đúng hay sai.
2/ Không ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra lý luận mới, tri thức mới, phát triển lý luận
phục vụ, chỉ đạo thực tiễn.
3/ Thực tiễn ở đây là thực tiễn hoạt động của quần chúng nhân dân, do đó chúng ta phải đi sâu lắng nghe
nguyện vọng chân chính của quần chúng nhân dân, tin tưởng, hoạt động phục vụ quần chúng nhân dân,
không ngừng nâng cao đời sống của quần chúng nhân dân.
4/ Chống tệ quan liêu, bệnh giáo điều, xa rời thực tiễn, coi thường thực tiễn hoạt động của quần chúng
nhân dân.
12
Câu 8: Nội dung ý nghĩa cùa quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
I/ Nội dung quy luật:
1. Mâu thuẫn là gì:
Mâu thuẫn là sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân các sự vật hiện tượng và
giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
2. Các mặt đối lập: là những mặt có xu hướng vận động trái ngược nhau trong 1 sự vật hoặc giữa sự vật
này với sự vật khác.
Ví dụ: Trong tự nhiên, khi coi con người là 1 sự vật, thì giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di
truyền, hấp thụ và bài tiết là các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập thống nhất với nhau trong cùng một sự vật tạo thành mâu thuẫn.
Ví dụ Khi coi một xã hội Tư bản là một sự vật, mâu thuẫn giữa Vô sản và Tư sản, mâu thuẫn giữa Giai
cấp bóc lột và bị bóc lột, Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, sản xuất và tiêu dùng, là hai mặt đối lập.
Trong tư duy: biết và chưa biết, chân lý và sai lầm, biết sâu sắc và biết nông cạn, là các mặt đối lập.
Hai sự vật đối lập: Ngành công nghiệp và nông nghiệp: đòi hỏi giữa nhu cầu công nghiệp phải đáp ứng
về máy móc và nông nghiệp mâu thuẫn về khả năng đáp ứng.
Kinh tế và quốc phòng: Kinh tế đáp ứng nhu cầu quốc phòng.
Lưu ý: 2 mặt đối lập biện chứng thống nhất với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng
Ví dụ: Tay trái, tay phải trong một con người.
Mọi sự vật đều có mâu thuẫn bên trong:
Do cấu trúc sự vật. Sự vật gồm những mặt giống, khác, và đối lập nhau.
Hai mặt đối lập trong 1 sự vật tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở đây mang tính khách quan.
3. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
a/ Sự thống nhất:
Là các mặt đối lập nương tựa nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt
kia.
Ví dụ: Đồng hóa, dị hóa trong con người.
Hấp thụ, bài tiết.
Xã hội Vô sản và Tư bản. (người bán, người mua.
Xét 1 phương diện nào đó, giữa 2 mặt đối lập có những nét giống nhau, lê nin gọi là đồng nhất. Nhờ có
nó mà các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ: có nam có nữ đều là con người mới thành vợ chồng.
Cái thiện và cái ác trong 1 con người. Trong cái ác Đều có cái thiện, làm sao để lương tâm thức tỉnh.
Phân biệt sự thống nhất là thống nhất của các mặt đối lập với quan niệm thống nhất thuần túy
trong đời sống hàng ngày:
Ví dụ: thống nhất đất nước là thống nhất thuần túy.
Thống nhất Các giai cấp đều vì nhân loại.
b) Đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ phủ định nhau,là sự triển khai của các mặt đối lập.
Ví dụ: Tư sản Vô sản, nông dân địa chủ. Nông dân tìm cách để thoát khỏi địa chủ, địa chủ tìm cách để
bóc lột.
Các hình thức của các mặt đối lập rất phong phú đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện, tính chất,
phạm vi, phạm vi của các mặt đối lập.
Ví dụ: Đấu tranh Trong tự nhiên và xã hội là khác nhauh. Ở đây Điều kiện và hình thức đấu tranh khác
nhau…. Chúng ta phải phân tích các loại mâu thuẫn để tìm cách giải quyết.
13
Phân biệt đấu tranh ở đây là đấu tranh của các mặt đối lập, không giống với quan niệm đấu tranh
thông thường. không phải đấu tranh chống chọi trong lĩnh vực chính trị. Thực ra đấu tranh trong
chính trị chỉ là một bộ phận. Ví dụ: đấu tranh giải phóng đất nước.
4. Tính chất của thống nhất và đấu tranh:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khảng định: thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối.
Thống nhất là tương đối tạm thời vì đứng im là tương đối. Đứng im là một hình thức vận động trong thế
cân bằng khi sự vật đang là nó chưa là sự vật khác. Nhờ có đứng im, nhờ có thống nhất mà ta xác định
được sự vật.
Thống nhất là tương đối, thống nhất các mặt đối lập, do đó, Trong thống nhất bao hàm đấu tranh.
Đấu tranh là tuyệt đối vì vận động là tuyệt đối.
5. Vai trò của đấu tranh các mặt đối lập và mâu thuẫn:
Đấu tranh các mặt đối lập dẫn đến chuyển hóa, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới
ra đời vì thế đấu tranh các mặt đối lập nói riêng, mâu thuẫn nói chung là nguồn gốc, động lực của sự
phát triển.
6. Phân loại một số mâu thuẫn : Thông thường phân mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và bên
ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và không chủ yếu,.
- Lưu ý: Riêng trong lĩnh vực xã hội ngoài các mâu thuẫn trên còn có thêm mâu thuẫn đối kháng và
không đối kháng.
- Mâu thuẫn bên trong(giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của sự vật): Là sự tác động lẫn
nhau giữa các mặt đối lập bên trong một sự vật, hiện tượng).
VÍ DỤ : mâu thuẫn trong XÃ HỘI Tư bản: Tư sản mâu thuẫn với Vô sản.
- Mâu thuẫn bên ngoài(Có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật): Là sự tác
động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập thuộc các sự vật khác nhau.
- Mâu thuẫn cơ bản: Là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn phát triển của sự vật, nó quyết định sự nảy sinh của các mâu thuẫn khác.
VÍ DỤ : Trong khách quan quan ĐIỂM lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM mâu thuẫn căn bản là
mâu thuẫn về con đường đi lên CHỦ NGHĨA TƯ BẢN hay CHỦ NGHĨA HỘI.
- Mâu thuẫn không cơ bản: Là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy
định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
VÍ DỤ : Mâu thuẫn không căn bản trong khách quan quan điểm lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM
là mâu thuẫn về xác lập văn hóa tương lai VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA hay văn hóa hiện tượng.
- Mâu thuẫn chủ yếu: Là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật,
nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
VÍ DỤ : Trong giai đoạn thực hiện cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ để giải phóng Dân tộc,
mâu thuẫn chủ yếu của DÂN TỘC VIỆT NAM là: Mâu thuẫn giữa DÂN TỘC VIỆT NAM với đế quốc,
thực dân xâm lược.
- Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của SỰ VẬT ,
nhưng không đóng vai trò chi phối SỰ VẬT . Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc giải
quyết mâu thuẫn chủ yếu.
- Mâu thuẫn đối kháng:Là >< giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích cơ bản trái ngược
nhau.
Ví dụ : XÃ HỘI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản
- Mâu thuẫn không đối kháng là > < giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích cơ bản không đối lập nhau
II/ Ý nghĩa phương pháp luận:
1/ Vì sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập cho nên nhận thức sự vật là nhận thức mâu thuẫn của
sự vật.
14
Ví dụ: Đánh giá một đất nước, một con người thì phải đánh giá các mặt trong đất nước, con người đó.
Tức là Đánh giá 2 mặt trong một vấn đề.
2/ Thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, do đó phải đấu tranh như thế nào để có thể
thống nhất mới cao hơn. Chống hai khuynh hướng tả và hữu, tả khuynh tàn phá tiêu cực, hữu khuynh là
ngại đấu tranh.
3/ Các hình thức đấu tranh cũng rất đa dạng phong phú, cho nên chúng ta phải phân tích mâu thuẫn,
phân tích các mặt đối lập, phân biệt các mâu thuẫn để tìm ra các giải pháp phù hợp.
4/ Con đường đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, đây là con đường duy nhất, đúng đắn và đây cũng là lẽ
sống.
Ví dụ: ở việt nam đấu tranh phê bình, tự phê bình (Nghị quết Trung ương 4).
Câu 9: Biện chứng của quá trình nhận thức
I/ Khái niệm nhận thức:
Thứ nhất: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức không phải là sự phản ảnh hiện thực khách
quan mà là phản ảnh trạng thái chủ quan của con người.
Ví dụ: sự vật là tổng hợp cảm giác của tôi. Nhận thức sự vật là nhận thức cảm giác của chính mình.
Thứ 2: Chủ nghĩa duy tâm khách quan, không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng cho
rằng khả năng đó là do lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.
Ví dụ: Hê ghen cho là nhận thức của con người chính là ý niệm tuyệt đối, tự nhận thức mình.
Thứ 3: Thuyết không thể biết phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (vật tự nó).
Thứ tư: Các nhà duy vật trước Mác: thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. coi nhận
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên lý luận nhận thức của họ còn
mang tính siêu hình máy móc.
Ví dụ: nhận thức như là chụp ảnh, không biết nhận thức là 1 quá trình.
Thứ 5:Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách
quan. Nhận thức là phản ảnh hiện thực khách quan vào đầu óc người.
Nhận thức là 1 quá trình và là quá trình biện chứng. Đó là đấu tranh giữa biết và chưa biết, giữa chân lý
và sai lầm, giữa biết nông cạn và biết sâu sắc.
Lấy thực tiễn làm mục đích, tiêu chuẩn cho chân lý. Tức là nhận thức phải dựa vào thực tiễn.
Lưu ý: Nhận thức và ý thức đều là phản ánh nhưng ý thức là kết quả của nhận thức
II. Quá trình nhận thức diễn ra như thế nào?
Lê nnin cho rằng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn , đó
là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức hiện thực khách quan”
Thứ nhất: Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn của quá trình nhận thức và hai giai
đoạn này đều trên cơ sở thực tiễn..
Thứ 2: Hai giai đoạn này có những đặc tính khác nhau nhưng liên hệ, bổ sung cho nhau.
1/ Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)
1. Khái niệm:
Trực quan sinh động là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn thông qua những
hình thức cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Thứ nhất: Cảm giác là hình thức đầu tiên của nhận thức cảm tính, là sự phản ánh từng mặt, từng
thuộc tính riêng lẻ bên ngoài của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Tường màu vàng gây cảm giác buồn ngủ.
Thứ 2: Tri giác là hình ảnh toàn vẹn bề ngoài của sự vật sau khi ta đã cảm giác.
Ví dụ: Nhiều cảm giác tạo thành tri giác.Hình ảnh bên ngoài ngôi nhà, hình ảnh bề ngoài con người
Thứ 3: Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được tái hiện lại sau khi ta đã cảm giác, tri giác về sự vật.
15
Ví dụ: Tưởng tượng lại ngôi nhà, con người.
b/ Đặc điểm của giai đoạn này:
Tóm lại, ở giai đoạn trực quan sinh động, nhận thức có tính chất cụ thể, sinh động, trực tiếp và
dừng lại ở vẻ ngoài của sự vật chưa đi sâu vào bản chất
2/Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính):
Nói một cách đơn giản, tư duy trừu tượng là Suy nghĩ về những gì trừu tượng.
Tư duy trừu tượng là giai đoạn cao của quá trình nhận thức bao gồm các hình thức khái niệm, phán đoán
và suy luận.
a/ Khái niệm phán đoán, suy luận (suy lý)
Thứ nhất: Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ảnh các mối liên hệ bản chất và tất
yếu của sự vật hiện tượng và được biểu đạt bằng 1 từ hoặc 1 cụm từ.
Ví dụ: nhân dân, tổ quốc..
Thứ 2: Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng để khảng định hay phụ định 1 thuộc tính tính chất
nào đó của sự vật bằng cách liên kết các khái niệm.
Ví dụ: khảng định: Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phủ định: Việt Nam không phải là 1 nước tư bản.
Thứ 3: Suy luận (suy lý) là kết hợp các phán đoán đã biết làm tiền đề để rút ra phán đoán mới, kết luận
mới. Ví dụ: Kim loại dẫn điện (tiền đề 1), đồng là 1 kim loại (tiền đề 2) , đồng là dẫn điện(kết luận).
b/ Đặc điểm: Giai đoạn này đã đi sâu vào bản chất của sự vật, tìm ra quy luật của sự vật
3) Mối liên hệ:
Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính càng phong phú đa dạng thì nhận thức lý tính càng sâu sắc.
Nhận thức lý tính càng sâu sắc thì nhận thức cảm tính càng nhạy bén.
- Đây là hai giai đoạn khác nhau của quá trình nhận thức nhưng chúng thống nhất với nhau trong hoạt
động nhận thức
+ Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những tri thức phong phú, đa dạng, sinh động, trực tiếp, cụ
thể của sự vật. Không có nhận thức cảm tính thì không thể có nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là
cơ sở, tiền đề cho nhận thức lý tính
+ Nhận thức lý tính giúp cho nhận thức con người hiểu sâu sắc sự vật hơn, hiểu sự vật đầy đủ hơn, đúng
đắn bản chất sự vật hơn. Do vậy, cần phải chống chủ nghĩa duy cảm (tuyệt đối hoá nhận thức cảm tính)
cũng như tuyệt đối hoá chủ nghĩa duy lý (tuyệt đối hoá nhận thức lý tính).
Lưu ý: cả hai giai đoạn nhận thức này đều phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để
kiểm tra sự đúng, sai của nhận thức.
III/ ý nghĩa:
Thứ nhất: Nhận thức của chúng ta phải phát triển từ nhận thức cảm tính lên lý tính, phải không ngừng tư
duy trừu tượng để có tri thức mới. Chúng ta phải tích cực, không ngừng tổng kết để rút ra lý luận mới.
Thứ 2: Con đường đi đến nhận thức lý tính từ trực tiếp hoặc qua gián tiếp (chuyên gia).
Chống chủ nghĩa duy cảm tức là tuyệt đối vai trò của cảm tính, đồng thời chống duy lý tuyệt đối hóa lý
tính..
Mọi nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn và quay lại phục vụ thực tiễn, kiểm tra thực tiễn. Không
ngừng tổng kết thực tiễn để tìm ra lý luận mới.
Câu 10: Quy luật của quan hệ sản uất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ý
nghĩa đối với nước ta
I/ Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
1/ Khái niệm:
a/ Khái niệm lực lượng sản xuất:
16
lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và người lao
động với kinh nghiệm kỹ năng, thói quen và tri thức nhất định để sản xuất ra sản phẩm.
Kết cấu :
lực lượng sản xuất có tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó, Tư liệu sản xuất có tư liệu lao động
và đối tượng lao động. Trong đó, tư liệu lao động có công cụ lao động và tư liệu phụ,
- LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên bằng khả năng chinh
phục khám phá giới tự nhiên của con người.
Chỉ khi nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng sản
xuất đúng nghĩa của nó.
Ví dụ: người công nhân đứng cạnh cái máy kéo đã chết thì chưa là lực lượng sản xuất.
+ với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất với sức khỏe thể chất, kinh Người lao động
nghiệm, kỹ năng lao động, trình độ lao động là nhân tố chủ yếu hàng đầu của lực lượng sản xuất.
+ Công cụ lao động :Là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, là khí quan vật chất để <<nối dài>>,
<<nhân lên>> sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế giới tự nhiên, nó là ý thức
đóng vai trò quyết định trong tư liệusản xuất.
VÍ DỤ : Nông dân phong kiến. Con trâu đi trước cái cày đi sau->NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG thấpNông
dân hiện nay, áp dụng công cụ lao động máy móc vào sản xuất ->NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao.
+Đối tượng lao động: gồm hai loại : Là những cái có sẵn trong giới tự nhiên(đất đai, rừng, biển..), đã
qua sơ chế (bông, sợi...).
Lưu ý :Theo triết học Mác-Lênin thì ngày nay tri thức khoa học phổ biến ngày càng trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp. Những tri thức khoa học này được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất vật
chất. Nó thẩm thấu vào quá trình sản xuất vật chất cho NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao
VÍ DỤ : Người Nông dân Mỹ áp dụng KHOA HỌC KỸ THUẬT vào sản xuất cho ra đời quả bí đỏ
nặng 437kg
b/Quan hệ sản xuất: Chính là quan hệ giữa người với người trong Sản xuất và tái sản xuất. Thể hiện ở
3 mặt:
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất.
Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất.
Ba mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ai nắm tư liệu sản xuất trong tay, người đó sẽ quyết định
cách thức tổ chức, quản lý sản xuất và cách thức phân phối sản phẩm lao động.
Ngày nay quyền sử dụng và quyền sở hữu trong sản xuất nhiều khi liên hệ gắn với nhau. Ví dụ:
trong 1 nhà máy khi công nhân góp cổ phần thì họ vừa có quyền sở hữu và quyền sử dụng.
2/ Quy luật Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất
a/ Vai trò quết định của lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất:
Sản xuất chỉ phát triển thuận lợi khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản
xuất .
Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội
Lực lượng sản xuất là động nhất và cách mạng nhất . động nhất thường xuyên biến đổi, Cách mạng nhất
là thường xuyên đổi mới kéo theo quan hệ sản xuất đổi.
Lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi, Quan hệ sản xuất tương đối ổn định
Lực lượng sản xuất phát triển đến 1 lúc nào thì mâu thuẩn với Quan hệ sản xuất và dẫn đến mâu thuẫn
gay gắt, kết quả là phá vỡ Quan hệ sản xuất cũ, thiết lập Quan hệ sản xuất mới phù hợp. Sự thay đổi này
thường thường trong xã hội thông qua cách mạng xã hội. Vì Cách mạng xã hội nhằm đổi mới phương
thức sản xuất.
17
b) Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất :
- Vì sao Quan hệ sản xuất tác động trở lại: Vì Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội, còn lực lượng sản
xuất là nội dung của quá trình sản xuất. Vì thế hình thức tác động trở lại nội dung.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai, đem lại lợi ích cho ai, nó kích
thích động lực để người sản xuất sáng tạo hoặc không kích thích
Quan hệ sản xuất Tác động thế nào đối với lực lượng sản xuất: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất và sản xuất phát triển, ngược lại,
Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất thì cản trở sự phát triển của lực
lượng sản xuất.
+ Trình độ lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ
phân công lao động.
Ví dụ: ở việt nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, phân công chi tiết, thiết bị mua của nhiều
nước. + quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nghĩa là Quan hệ sản xuất tạo ra
phương thức kết hợp tốt nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm.
Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơquan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều và tốt, năng suất lao
động tăng, người lao động hăng hái sản xuất.
+ quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất: thể hiện hai khía cạnh: Quan hệ
sản xuất lạc hậu lỗi thời với trình độ lực lượng sản xuất
Ví dụMác thường nói: trong xã hội tư bản, lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa, mâu thuẫn với quan
hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Bây giờ lực lượng sản xuất có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa.
Ví dụ: sản phẩm máy moc thủ công – hai người lái máy cày bằng người cuốc ruộng suy ra không còn
đúng, dẫn đến cản trở.
Khía cạnh thứ 2 là quan hệ sản xuất vượt quá xa trình độ lực lượng sản xuất.
Ví dụ ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã cấp cao quá nhanh (cấp xã) cải tạo công thương nghiệp ồ ạt,
mang tính chiến dịch trong khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém.
Ai là người phát hiện ra phù hợp hay không phù hợp.
Chính là nhân tố chủ quan, là con người, chính con người phát hiện. Nếu phát hiện sớm thì trả giá ít,
phát hiện muộn thì trả giá nhiều.
Như vậy, biện chứng giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự tác động qua lại giữa chúng được
thực hiện theo công thức sau:
Phù hợp – không phù hợp - phù hợp - không phù hợp - phù hợp...
Chính nhờ vào Phương thức sản xuất luôn vận động làm cho xã hội phát triển từ hình thái này sang hình
thái kinh tế xã hội khác cao hơn.
III/ Ý nghĩa đối với nước ta:
- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất rút ra ý nghĩa phương
pháp luận sau:
Thứ nhất: Đây là quy luật cơ bản và phổ biến của xã hội . Quy luật cơ bản nghĩa là quy luật này quyết
định các quy luật khác, các quy luật khác muốn giải quyết triệt để thì phải trở về quy luật này.
Ví dụ: muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ lại xuống cấp, tệ nạn tham những rộng khắp,
để giải thích nó, chúng ta phải tìm về kinh tế, tìm về quy luật này. Rất nhiều nguyên nhân nhưng cái
chính là sự tác động của mặt trái của kinh tế thị trường
- Trong quá trình xây dựng đường lối phát triển kinh tế, cần ưu tiên, mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển; đặc biệt là ưu tiên phát triển con người và khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo ra hiệu quả,
năng suất lao động.
Liên hệ; Cần ưu tiên về con người -> chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
18
Khoa học công nghệ-> Chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT -> năng suất lao động
- Muốn lực lượng sản xuất phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động, thì đòi hỏi phải tích cực cải tạo
những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, lạc hậu kìm hãm, trói buộc lực lượng sản xuất phát triển.
VÍ DỤ : Xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành chính, cơ chế xin cho
chuyển nhanh sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Trong quan hệ sản xuất cần thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối sản
phẩm nhằm thu hút, kích thích người lao động tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, tạo ra năng suất
lao động, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ 2: Nắm vững quy luật này giúp ta hiểu được chính sách, hiểu được con đường đi lên chủ nghĩa Xã
hội ở Việt Nam.
Vận dụng quy luật này Ở Việt Nam: trước đổi mới, trong đổi mới.
Trước đổi mới, chúng ta vận dụng không đúng quy luật này, thể hiện ở 3 ý sau:
+ Chúng ta xây dụng Quan hệ sản xuất không trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,cụ thể
là đưa vào hợp tác xã quy mô cấp cao quá nhanh, cải tạo công thương nghiệp ồ ạt mang tính chiến dịch.
+ Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở 3 mặt : sở hữu tư
liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.có nơi có lúc chúng ta tuyệt đối hóa sở
hữu, thậm chí đồng nhất giữa Quan hệ sở hữu với quan hệ sản xuất.
+ 3 là: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất tức là Quan hệ sản xuất tạo điều kiện
cho người lao động sáng tạo thì chúng ta lại coi nhẹ lợi ích cá nhân người lao động, dẫn đến triệt tiêu
động lực bên trong của người lao động hoạt động sáng tạo.
3 vấn đề trên chúng ta đã vận dụng không đúng quy luật này nên dẫn đến nền sản xuất trì trệ, cản trở.
Trong đổi mới, chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩaxã hội. Là Vận
dụng sáng tạo quy luật này ở các căn cứ sau:
+ ở Việt Nam hiện nay, lực lượng sản xuất nhiều trình độ khác nhau (trình độ thủ công, trình độ nửa cơ
khí, cơ khí, tự động hóa) và không đồng đều , từ đây đòi hỏi Quan hệ sản xuất phải nhiều hình thức để
phù hợp. Các hình thức thể hiện ở 3 mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối
sản phẩm.
Ví dụ: Đa hình thức sở hữu
Tổ chức lao động trong liên doanh liên kết, có nhiều hình thức phân phối không chỉ theo lao động như
trước mà phân phối thương mại,hoa hồng, cổ phần…
+ Chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng chủ nghĩa xã hội, đây là chiến
lược lâu dài để khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế , nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Ví dụ: dựa vào chủ trương đó mà phát triển sản xuất. Sản xuất nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ 3
thế giới…
Câu 11: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
I/ khái niệm:
Từ những quan hệ xã hội phức tạp - Mác khái quát nên hai loại quan hệ cơ bản
Quan hệ sản xuất vật chất và Quan hệ sản xuất tinh thần, tư tưởng được phản ánh trong phạm trù Cơ
sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng
1/ cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của 1 xã hội nhất định.
Ở đây yếu tố Tổng hợp các Quan hệ sản xuất là tổng hợp Quan hệ sản xuất tàn dư, Quan hệ sản xuất
thống trị, Quan hệ sản xuất mầm mống.
19
Chẳng hạn: xã hội Phong kiến: Trong đó chiếm hữu nô lệ, nguyên thủy (là quan hệ tàn dư) phong kiến
(là quan hệ thống trị) tư bản chủ nghĩa (là quan hệ mầm mống)
Tính chất của cơ sở hạ tầng do giai cấp thống trị chi phối.
Tóm lại: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của
xã hội có giai cấp đối kháng luôn mang tính giai cấp. Vì vậy, không có cơ sở hạ tầng chung cho mọi xã
hội.
Ngoài ra, Cơ sở hạ tầng khác với kết cấu hạ tầng vì kết cấu hạ tầng không phải là khái niệm triết học. Nó
là khái niệm của môn khoa học khác (đường sá, cầu cống).
2/ Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật.. với những thiết chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể, hiệp hội
được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng đều phản ảnh cơ sở hạ tầng trực tiếp hoặc gián tiếp -> tức là,
lĩnh vực tinh thần đều phản ánh lĩnh vực kinh tế.
Trong xã hội có giai cấp bóc lột, giai cấp đối kháng, thì quan điểm của giai cấp bị bóc lột cũng nằm
trong kiến trúc thượng tầng . Tuy nhiên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ vai trò quyết định tính chất
của kiến trúc thượng tầng .
Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng thể hiện sự đối lập về quan điểm tư tưởng và cuộc đấu tranh của
các giai cấp đối kháng.
Ví dụ: trong xã hội phong kiến, con vua thì lại làm vua.. cha chuyền con nối.
II/ Quan hệ biện chứng:
1/ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng
Thư nhất: cơ sở hạ tầng nào thì “sinh ra” kiến trúc thượng tầng ấy. Vì để làm chủ về kinh tế, thì giai cấp
thống trị tổ chức ra bộ máy cùng với quy định luật lệ và những quan điểm tư tưởng hướng xã hội hoạt
động, bảo vệ quan hệ sản xuất thống trị ấy, bảo vệ lợi ích giai cấp mình.
Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định quan hệ khác như kinh tế chính trị...
Thứ 2: cơ sở hạ tầng hình thành tính chất kiến trúc thượng tầng , cơ sở hạ tầng biến đổi, sớm hay muộn
cũng dẫn đến sự biến đổi kiến trúc thượng tầng nhưng vô cùng phức tạp.
Ví dụ: Cơ sở hạ tầng quan hệ sản xuất tư bản thì kiến trúc thượng tầng là kiến trúc thượng tầng tư bản.
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì dẫn đến kiến trúc thượng tầng thay đổi nhưng phức tạp vì sự thay đổi không
đồng nhất thay đổi nhanh chậm khác nhau. Ví dụ, Trong xã hội hiện nay vẫn còn tư tưởng gia trưởng
phong kiến.
2. Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trên hai khía cạnh:
Thứ nhất: Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng Thể hiện ở chức năng xã hội của nó. Chức năng
này có hai mặt,
Mặt thứ nhất là kiến trúc thượng tầng bảo vệ, duy trì, củng cố, phat triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Mặt thứ 2: Đấu tranh để xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ.
Thứ 2: Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng nếu cùng chiều với quy luật kinh tế
khách quan, thì thúc đẩy cơ sởhạ tầng , còn ngược lại sẽ kìm hãm.
LIÊN HỆ : Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh đúng tình hình thực
tiễn, đb phản ánh phù hợp các QUAN HỆ SẢN XUẤT và đời sống vật chất của nhân dân trong xã hội sẽ
thúc đẩy đất nước phát triển
Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phản ánh không đúng tình hình thực tế, đb là phản ánh
không phù hợp các QUAN HỆ SẢN XUẤT và đời sống vật chất trong xã hội sẽ kìm hãm sự phát triển
của đất nước.
Sự tác động này phức tạp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở đây Nhà nước sẽ tác động trực tiếp,
20
| 1/29

Preview text:

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học
Theo Ang ghen Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại,
tinh thần và tự nhiên, ý thức và vật chất.
Vì sao: thế giới này phong phú đa dạng, khái quát, lại chỉ có hai yếu tố bên ngoài độc lập với ý thức con
người gọi là hiện tượng vật chất.
Những hiện tượng không phụ thuộc con người gọi là hiện tượng ý thức .
Giải quyết 2 vấn đề này ta sẽ hiểu ai là duy vật , ai là duy tâm. Từ đó làm cơ sở để chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn Kết cấu: Có 2 mặt:
Thứ nhất là giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Thứ 2: Con người có nhận thức được thế giới không?
Thứ nhất: trường phái nào cho là vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức là trường phái duy vật. Ngược lại là duy tâm.
Duy tâm có 2 loại: duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan.
Duy tâm khách quan cho rằng có 1 lực lượng tinh thần có trước thế giới và sinh ra thế giới.
Trường phải duy vật nói chung cho rằng con người có thể nhận tức được thês giới.
2/ Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình:
Phương pháp là cách thức để chỉ đạo thế giới.
Biện chứng: chỉ tính chất gắn liền với sự vật. bao gồm: thống nhất giữa các mặt đối lập, tồn tại trong
mối liên hệ phổ biến và luôn vận động phát triển (gọi là tính chất biện chứng).
Từ tính chất biện chứng Khái quát lại thành phép biện chứng. Từ đó rut ra Cách thức cho con người
nhận thức và hoạt động thực tiễn gọi là phương pháp biện chứng. Phương pháp siêu hình:
Siêu hình là gì: Nghiên cứu những vấn đề sau vật lý, không dùng giác quan để cảm nhận được.
Ngày nay: nhìn nhận sự vật tĩnh tại, tách rời, cô lập, không vận động, biến đổi , giữa chúng không có
mối liên hệ, nếu có chỉ là hời hợt bên ngoài.
Vì sao vẫn tồn tại mãi phương pháp siêu hình: thế kỷ 16 các ngành khoa học tự nhiên tách khỏi triết học
và độc lập. một loạt các ngành khoa học phát triển mạnh và người ta đưa sự tách rời đấy vào trong triết
học thành quan hệ siêu hình, từ đó hệ thống thành phép siêu hình, từ phép siêu hình đưa ra cách thức để
nhận thức thế giới thì gọi là phương pháp siêu hình. Ví dụ: Thầy bói xem voi.
Câu 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê Nin? Ý nghĩa khoa học của định nghĩa?
1/ Hoàn cảnh ra đời định nghĩa
* Khái niệm vật chất từ thời cổ đại đã bàn đến, nhưng do điều kiện lịch sử khác nhau trình độ sản xuất,
kỹ thuật, nhận thức khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau.
Thời kỳ cổ đại, nói chung người ta tìm 1 yếu tố ban đầu, từ đó hình thành thế giới vật chất.
Có người cho là lửa, có người cho là nước, có người cho là không khí,
Quan điểm 2: cho là nhóm yếu tố ban đầu, tác động với nhau tạo thành thế giới vật chất.
Ví dụ: Kim mộc, thủy, hỏa , thổ.
Quan điểm 3 là Thuyết nguyên tử của Dê mô cơ rít: cho rằng nguyên tử là nhỏ nhất, không phân chia
được, tạo nên thế giới vật chất, giống nhau về chất lượng, khác nhau về số lượng. 1 
Thời cận đại (thế kỷ XVII : Do khoa học tự nhiên phát triển, người ta phục hồi lại thuyết nguyên
tử, cho nguyên tử là nhỏ nhất.
Người ta đồng nhất giữa vật chất và khối lượng. 
Đến cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX, một loạt các thành tịu khoa học, đặc biệt là khoa học tự
nhiên. Ví dụ: điện tử, thuyết phóng xạ, thuyết tương đối (vật chất vận động đến một lúc nào đó
thì khối lượng bằng không…
Từ đây một loạt các vấn đề theo quan niệm cũ không giải quyết được. Ví dụ: Nguyên tử hay điện tử nhỏ
nhất, ai là vật chất. Đây là thời kỳ khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học. 
Đứng trước tình hình ấy, để khắc phục sự khủng hoảng và đưa 1 quan điểm mới về vật chất,
khảng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật thì Lê nin đưa ra định nghĩa dưới đây.
2. Định nghĩa vật chất của Lênin:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác
Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường. Nghĩa là
đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý
thức con người đều là vật chất.
Về nội dung định nghĩa: có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác.
Trước hết, vật chất là phạm trù triết học. Đây là phạm trù rộng lớn nhất nhưng chỉ thực tại khách quan.
Thực tại là những cái tồn tại thực sự. Khách quan là độc lập với ý thức con người.
Con người biết được qua cảm giác: Điều đó có nghĩa là vật chất có trước, cảm giác có sau
Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật
chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức.
Như vậy; Theo Lênin Vật chất có 2 thuộc tính cơ bản giúp con người nhận biết được đó là: Tồn tại
khách quan; nhận biết được bằng cảm giác tức thông qua các giác quan của con người.
3. Ý nghĩa khái niệm vật chất của Lê nin:
Thứ nhất: Định nghĩa này Là cái mốc thứ 2 sau vấn đề cơ bản của triết học do Ang ghen đưa ra, khảng
định nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Thứ 2: Định nghĩa này giúp chúng ta cơ sở để chống chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan về
thuyết không chỉ biết (bất khả chi luận)
Duy tâm khách quan cho rằng có một lực lượng tinh thần có trước thế giới, đẻ ra thế giới. Quan điểm đó
đã không phản ảnh đúng khoa học.
Duy tâm chủ quan đã cho rằng sự vật là tổng hợp của các cảm giác. Quan điểm đó cũng không đúng.
Thực chất vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người chứ không phải là tổng hợp của cảm giác
Thuyết không thể biết là nghi ngờ nhận thức của con người. Con người chỉ nhận thức được hiện tượng
mà không nhận thức được bản chất sự vật. Có một vật tự nó tức là có vùng con người không với tới như
thiên đàng. Đã rơi vào duy tâm. Quan điểm Lê nin cho rằng không có cái gì là không biết, dần dần con
người sẽ biết, đã chống lại quan điểm không thể biết .
Thứ 3 là: Định nghĩa này Đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Nghĩa là
đồng nhất vật chất với vật thể.có cái vật chất không là vật thể như từ trường, chân không thì quan điểm
duy tâm không giải thích được. Quan điểm Lê nin khảng định những cái không là vật thể độc lập bên
ngoài ý thức, nó chính là vật chất. 2
Thứ tư: Định nghĩa này là cơ sở định hướng trong các ngành khoa học khác phát triển. Nghĩa là vật chất
không ai sinh ra, không mất đi , nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.Do đó Các ngành khoa học
khac đi sâu nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất.
Thứ 5: Định nghĩa này, giúp chúng ta xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội. Đó là tồn tại xã hội.
Câu 3: Quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa của pp luận của việc nắm vững mối quan hệ này?
1/ Khái niệm vật chất và ý thức:
a/ Vật chất: 
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm
giác, Được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác 
Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường.
Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa . Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài
độc lập với ý thức con người đều là vật chất.
Về nội dung vật chất: có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác.
Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại, nhắc lại và phản ảnh những tồn tại không phụ thuộc cảm giác. Nghĩa là vật
chất là cái mà con người có thể nhận biết được, chỉ có cái chưa biết nhưng rồi con người sẽ biết thông qua nhận thức. b/ Ý thức :
Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan … Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý
THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý
thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.
Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ
không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến
trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.
Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động
vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan
theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển
của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái
đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước
công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.  Kết cấu:
Ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là: Tri thức,
tình cảm ý chí… Trong đó, tri thức là quan trọng nhất. Mác nói: Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.
-> Ý thức có nguồn từ tự nhiên (thế giới quan và bộ óc con người) và xã hội (lao động và ngôn ngữ). Vì
vậy, ý thức và vật chất có mối quan hệ thể hiện như sau:
2/ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Trong lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất 3
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và sinh
ra ý thức. Tuy nhiên quan điểm của họ chưa thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để xem xét mối
quan hệ này. Từ đó khảng định, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác
động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người
* Vật chất quyết định ý thức: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định nguồn gốc, bản chất,
nội dung sự biến đổi của ý thức.
VÍ DỤ :Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.
+ Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất của vật chất
là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giới vật chất được dịch chuyển vào óc người, được
cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh khi cái
được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan. 
Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại thì nó cản trở
Ví dụ: Chủ rương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con người – khủng hoảng kinh tế xã hội, động lực
Tóm lại:Quan hệ VẬT CHẤT và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biện chứng qua lại, trong đó
VẬT CHẤT quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thực tiễn thông qua hoạt động nhận thức của con người.
III/ Ý nghĩa phương pháp luận:
1/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS hoạt động nhận thức, hoạt
động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan và hoạt động tuân theo quy luật khách quan,
nghĩa là chúng ta phải có quan điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.
2/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực khách quan, phải xuất
phát từ cái chung là quy luật khách quan.
Nghị quết 6 của Đảng là bài học kinh nghiệm là phải nắm vững hiện thực khách quan.
+ Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật phải tôn trọng chính nó có,
phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật và chống chủ nghĩa khách quan, đồng thời
chống chủ quan duy ý chí.
3/Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ cái hiện thực khách quan thì phải phát huy tính
năng động chủ quan , tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rut ra những nhược điểm để tiến
bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.
Giáo dục nhận thức thông qua phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ đ phong, đạo đức giả
4/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Ngoài lĩnh vực đó ra,
sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)
Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như đạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng. 4
+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế
mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa
duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất định thì
sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên lực lượng sản xuất.
Câu 4: Nguồn gốc, bản chất của ý thức
- Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư
tưởng…(tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố có bản, cốt lõi nhất của ý thức.
1/ Nguồn gốc của ý thức:
Vấn đề nguồn gốc của ý thức là 1 trong những vấn đề khó khăn cho các nhà tư tưởng từ trước đến nay,
triết học từ thời cổ đại đến trước Mác.
a/ Nguồn gốctự nhiên:
Thời cổ đại, quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết, xác con người tan rữa
nhưng hồn thì bay đi. Linh hồn bất tử. Quan niệm này rơi vào chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng ý thức do vật chất sinh ra. Vật chất quyết định ý thức và sinh
ra ý thức. Nhưng họ không phân biệt được đâu là vật chất, đâu là ý thức, lẫn lộn giữa vật chất và ý thức.
Ví dụ: họ cho rằng vật chất là linh hồn quá độ của lửa. Linh hồn do lửa sinh ra. Linh hồn là nguyên tử hình cầu.
Thế kỷ XVII XVIII, quan niệm ý thức do vật chất sinh ra giống như gan tiết ra nước mật
Quan điểm duy vật biện chứng thì cho rằng ý thức có 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên là óc người với thuộc tính phản ánh. Nguồn gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ.
Nguồn gốc tự nhiên: quan niệm duy vật biện chứng cho rằng ý thức là ý thức của con người, là thuộc
tính phản ánh của 1 dạng vật chất có tổ chức cao, tinh vi hoàn thiện, dạng vật chất ấy là óc người.
-Bộ óc con người là sản phẩm đặc biệt của sự tiến hóa lâu dài về mặt sinh học và mặt xã hội, sau quá
trình vượn biến thành người, óc vượn biến thành óc người. Bộ óc người là tổ chức vật chất sống đặc
biệt, có cấu trúc tinh vi phức tạp gồm khoảng 14 – 17 tỷ tế bào thần kinh: Các tế bào có mối liên hệ mật
thiết với nhau và với các giác quan của con người tạo thành vụ số những mối liên hệ thu nhận, điều
khiển họat động của cơthể trong quan hệ với thế giới bên ngoài và hình thành nên các phản xã không
điều kiện và có điều kiện.
Thuộc tính phản ánh của óc người. Phản ánh chia làm 4 loại trình độ: phản ánh của những chất vô cơ,
phản ánh kích thích sinh vật, phản ánh hưng phấn thần kinh, phản ánh ý thức. Trong đó:
Thứ nhất: Phản ánh những chất vô cơ. Ví dụ: cho sắt vào nước thì sắt rỉ. Ánh sáng chiếu vào mặt hồ thì mặt hồ phản chiếu
Thứ 2: Phản ánh kích thích sinh vật. chẳng hạn, rễ cây đâm vào chỗ nhiều thức ăn, cây hướng dương quay về phía mặt trời.
Thứ 3: Hưng phấn thần kinh: nghĩa là tế bào thần kinh là khâu trung gian giữa cơ thể và môi trường. Ví
dụ con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay
Hưng phấn thần kinh hình thành 2 loại là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Phản ánh cao hơn nữa là tâm lý động vật. Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn. Nhưng chỉ dừng lại ở bản năng.
Thứ 4: Phản ánh ý thức là phản ánh của óc người, phản ánh thông qua ngôn ngữ, mang tính ích cực sáng
tạo. Nhờ đó mà con người có thể tưởng tượng được các sự vật hiện tượng trên thế giới.
b/ Nguồn gốc xã hội: 5
Lao động và cùng với lao động sẽ sinh ra ngôn ngữ. Nguồn gốc xã hội cụ thể là gì? Đây là đóng góp của
Ang ghen. Chính lao động đóng vai trò quyết định trong việc chuyển biến từ vượn sang người, làm cho
con người khác với các động vật khác.
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của
cải vật chất phục vụ cho nhu cầu con người.
►Lao động giúp giải phóng hai chi trước của vượn thành hai bàn tay khéo léo của con người.
►Lao động tạo ra nhiều thức ăn, thay đổi khẩu phần ăn và tăng hàm lượng Prôtơin giúp não bộ, hệ thần
kinh và cơbắp phát triển.
►Lao động làm cho thế giới quan bộc lộ nhiều thuộc tính bản chất, tạo điều kiện cho con người so
sánh, phân tích , tổng hợp về quy luật của thế giới khách quan .
►Lao động tạo ra nhu cầu cần trao đổi thông tin, làm xuất hiện ngôn ngữ.
►Lao động giúp con người phát triển hơn những khí quan nhận thức, đb giúp con người chế tạo được
công cụ SẢN XUẤT , nối dài khả năng nhận thức của con người.
Thứ 2: Chính lao động đã giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện mình. Nghĩa là, nhờ lao động
con người cải tạo thế giới, giác quan con người càng nhạy bén với hiện thực, dần dần thành thói quen,
con người nhạy cảm với hiện thực. Mác nói, nhờ lao động mà các giác quan của con người trở thành các nhà lý luận.
Thứ 3: Nhờ lao động, não người ngày càng phát triển, giúp tư duy trừu tượng phát triển.
Thứ 4: Nhờ có lao động để làm cơ sở để phát triển ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người phản ánh sự
vật khái quát hơn. Có thể là phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, bao gồm tiếng nói và chữ viết.
->Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành ý thức:
> Chuyển tải thông tin, trao đổi thông tin
> Là tư liệu để học tập từ những thế hệ đi trước.
> Là phương tiện ghi lại khoa học cho thế hệ sau. 
Như vậy: Nguồn gốc sâu xa của ý thức là thế giới quan tác động vào bộ óc người, nguồn gốc
trực tiếp, quan trọng nhất quyết định sự ra đời, phát triển của ý thức là thực tiễn xã hội, nhờ lao
động và thông qua ngôn ngữ.
Tóm lại, ý thức có hai nguồn gốc tự nhiên và xã hội nhưng suy cho cùng về mặt thế giới quan nguồn
gốc xã hội là yếu tố quyết định ý thức ra đời.
2/ Bản chất của ý thức:
Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan … Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý
THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý
thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.
Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ
không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến
trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.
Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động
vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan
theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển
của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái 6
đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước
công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.
3. í nghĩa phương pháp luận và thực tiễn
-Phải khách quan trong nhận thức và hành động; nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan. Không xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý muốn chủ
quan làm cơ sở định ra chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế.
-Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người: giáo dục nâng cao
trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng viên; bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên.; vận dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, động cơ trong sáng,
thái độ khách quan khoa học khụng vụ lợi; chống thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.
-Khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí: khuynh hướng tuyệt đối hoá của nhân tố chủ quan, của
ý chí, xa rời hiện thực, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém của tri thức;
bệnh chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan;
định ra chủ trương chính sách xa rời hiện thực khách quan; phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng
lực trí tuệ của toàn Đảng.
Đại hội VII Đảng ta khảng định: Mọi đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động đúng theo quy luật khách quan.
Câu 5: Nguyên lí về mối quan hệ phổ biến? Ý nghĩa pp luận của mối quan hệ này?
I/ Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến?
1/ Quan điểm siêu hình:
Các Sự vật hiện tượng tồn tại tách rời cô lập nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ
thuộc liên hệ lẫn nhau. Nếu có liên hệ thì chỉ là sự hời hợt bề ngoài.
Xuất phát từ thế kỷ 17, 18, khi khoa học phát triển đã tách khỏi triết học, khi càng tách rời thì càng đạt
nhiều thành tịu bấy nhiêu, và từ thói quen ấy đem vào triết học đã nhìn sự vật trong trạng thái tĩnh tại, tách rời cô lập.
2/ Quan điểm duy tâm về sự liên hệ: cho rằng cơ sở của sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật
hiện tượng là ở lực lượng siêu tự nhiên hay là ở ý thức cảm giác con người.
Ví dụ: Ông hê ghen cho rằng bắt đầu có ý niệm tuyệt đối xuất hiện và ý niệm tuyệt đối vận động tha
hóa thành giới tự nhiên. Các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau là không phải do bản thân nó mà do ý niệm tuyệt đối
Ý niệm tuyệt đối vận động thông qua các phạm trù, đến đỉnh cao thì tha hóa thành thế giới vật chất,
thành các sự vật hiện tượng. Như vậy, mối liên hệ của các sự vật hiện tượng bắt nguồn từ ý niệm tuyệt đối.
Ông becbery: cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là cảm giác. Nghĩa là Chính
cảm giác nhận thức ra sự vật, sự vật là tổng hợp các cảm giác. Chính vì vậy, cảm giác là xuất phát điểm
cho mối liên hệ sự vật.
Ví dụ ăn quả táo, nhìn quả táo, ngửi quả táo sẽ tác động đến cảm giác. Quản táo có mối liên hệ với các sự vật là do cảm giác.
3/ Quan điểm duy vật biện chứng: cho rằng Thế giới này là một chỉnh thể thống nhất. các sự vật hiện
tượng trên thế giới này liên hệ tác động, chuyển hóa nhau.
Ví dụ: ở đây chúng ta có thể hình dung ra 1 sự vật hiện tượng nào đó ở bất kỳ vị trí nào đó trên thế giới
thông qua mối liên hệ từ nhận thức kinh nghiệm.
Liên hệ phổ biến, quan niệm duy vật biện chứng cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều
nằm trong mối liên hệ phổ biến. 7
Cụ thể là giữa các sự vật hiện tượng liên hệ nhau.
LIÊN HỆ :Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất
Giữa các mặt trong cùng một sự vật liên hệ nhau.
Ví dụ: các bộ phận trong cơ thể người. các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau.
Giữa các quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau.
Ví dụ: Quá trình phát triển của con người theo tuổi tác, theo từng thời kỳ phát triển.
Mối liên hệ có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng. Cụ thể là liên hệ bên trong, liên hệ bên
ngoài, liên hệ gián tiếp, trực tiếp , liên hệ cơ bản, không cơ bản, chủ yếu và không chủ yếu.
-> Lưu ý: Riêng trong lĩnh vực xã hội: Có rất nhiều MỐI LIÊN HỆ khác nhau như: MỐI LIÊN HỆ :
KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , XÃ HỘI , VĂN HÓA , Dân Tộc, Tôn giáo, huyết thống, làng xã... Xét về tính chất :
của các mối liên hệ
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, các mối liên hệ có ba tính chất cơbản: tính khách quan, tính
phổ biến và tính đa dạng, phong phú
+ Tính chất khách quan: - MỐI LIÊN HỆ luôn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa các nước trên thế giới.
+ Tính phổ biến: Mối liên hệ phổ biến diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Tính đa dạng phong phú: Thời gian, không gian khác nhau có mối liên hệ khác nhau.
Tóm lại, Cả ba tính chất trên đều bị quy định bởi tính khách quan , phổ biến, đa dạng phong phú của THẾ GIỚI VẬT CHẤT
II/ Ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến:
1/ Mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Trong đó:
+ Quan điểm toàn diện: Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào, chúng ta phải đặt nó trong quan hệ
với sự vật hiện tượng khac, phải nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát triển của nó, từ
trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ bản chất chủ yếu …
Ví dụ: nghiên cứu 1 nước thì đặt nó trong quan hệ với các nước trong khu vực. Xét kết nạp đảng
+ Xét các mặt cấu thành: các phòng ban trong 1 đơn vị….
+ Quá trình phát triển: xét quá trình hoạt động, công tác cá nhân để kết nạp.
+ Xét trong mối liên hệ: Quan hệ xã hội… 2/Về Mặt thực tiễn:
+ Ý nghĩa 1: Để cải tạo sự vật thì phải có giải pháp đồng bộ, toàn diện. Chọn lĩnh vực nào là chủ yếu.
Trong Công tác quản lý thì phải phân cấp quản lý.
Ví dụ: nhà nước (bộ ban ngành), cơ quan (phòng, ban)…
Ví dụ: đối mới toàn diện nước ta: kinh tế, chính trị, trong đó kinh tế là trọng tâm, chính trị từng bước.
+ Ý nghĩa 2: Chống quan niệm siêu hình:
Không thấy được trọng tâm, trọng điểm, đánh giá tràn lan các mối liên hệ , không thấy đâu là chủ yếu đó
là siêu hình. Chống chủ nghĩa chết chung và thuận nghị biện. Trong đó, chủ nghĩa chết chung là Kết hợp
1 cách vô nguyên tắc giữa các sự vật hiện tượng.
+ Ý nghĩa 3: Khi giải quyết 1 vấn đề cần xem xét các yếu tố cấu thành liên hệ mật thiết, phải xem xét
yếu tố lịch sử hình thành trong mối tương quan với hiện tại.
Câu 6: Nội dung, ý nghĩa của quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại I/ Nội dung: 1. Khái niệm:
8 a) chất:
Chất của sự vật là tính quy định của sự vật, là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật,
khảng định sự vật là nó, khas với sự vật khác.
+ Tính quy định: cái làm cho sự vật là nó,khác với sự vật khác.
Ví dụ: Sự vật tốt, người tốt đó là tính quy định,
+ Tổng hợp những thuộc tính:
Thuộc tính là 1 khía cạnh nào đó về chất.
Ví dụ: cho đường vào nước, đường tan, đường có thuộc tính tan.
Kim loại có thuộc tính dẫn điện.
Trong thuộc tính có thuộc tính cơ bản và không cơ bản.
Người chiến sĩ cách mạng có những thuộc tính cơ bản: Trung thành, gắn bó gần gũi nhân dân
- Một sự vật có nhiều thuộc tính, do đó một sự vật cũng có nhiều chất bởi lẽ chất là do thuộc tính cấu
thành/cấu tạo nên. Thuộc tính cơ bản sẽ tạo ra chất cơ bản của sự vật.
VÍ DỤ : Một chiếc iphone có rất nhiều thuộc tính như nhắn tin, gọi điện, soạn thảo văn bản; xem thời
gian, ngày tháng, giải trí...
b) lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt quy mô to nhỏ, trình độ phát triển cao thấp, tốc độ nhanh hay chậm.
Tính quy mô biểu hiện bằng đại lượng khác nhau (tuyệt đối, tương đối, tiêu thức trìu tượng)
Ví dụ: Tính trừu tượng như: Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn. Tình yêu say đắm…
VÍ DỤ : Một ngôi nhà mới xây,
Lượng biểu hiện ra bên ngoài đó là chiều dài, chiều rộng, chiều cao, hình thức trang trí
Chất là kết cấu vật chất của ngôi nhà với độ bền, khả năng chịu lực của nó
c) độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất.
d) Điểm nút:Là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng cũng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất.
e) Bước nhảy:Là sự chuyển hóa từ chất này sang chất kia, tức là sự thay đổi về chất của sự vật.
Các hình thức của bước nhảy: Bước nhảy là tất yếu trong quá trình vận động của sự vật. Song bước
nhảy như thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
- Xét về mặt khách quancó thể chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
+ Bước nhảy đột biến:Là bước nhảy diễn ra trong một thời gian ngắn
VÍ DỤ : Vụ nổ hạt nhân...
+Bước nhảy tiệm tiến:Là những bước nhảy diễn ra trong một thời gian dài. Những chất mới hình thành
dần dần, những cái cũ được đào thải từng bước.
- Xét về quy mô có thể chia thành: Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ (bộ phận).
+ Bước nhảy toàn bộ:Là do sự thay đổi căn bản về chất của tất cả các mặt, các yếu tố, các bộ phận tạo thành sự vật.
Ví dụ : Học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp cuối khóa.
+ Bước nhảy bộ phận (cục bộ):Là sự thay đổi căn bản về chất của một mặt, một bộ phận hay một yếu tố nào đó của SỰ VẬT . VÍ DỤ : Thi hết môn
2. Sự tác động giữa chất và lượng:
+ Sự vật là thể thống nhất giữa chất và lượng. Một chất nhất định tồn tại với 1 lượng xác định.
Ví dụ: 1 địa phương là thị xã và 1 địa phương là thành phố khác nhau về kinh tế, giáo dục, văn hóa, cơ sở vật chất….. 9
+ Tuy nhiên đây là sự thống nhất có mâu thuẫn. Lượng thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn
định. Lượng biến trong giới hạn độ, chất chưa biến. Lượng biến vượt độ thì chất biến. Chất cũ mất đi, chất mới ra đời.
+ Chất mới ra đời lại quy định lượng mới, tạo điều kiện cho lượng mới phát triển. Quá trình lặp đi lặp lại
làm cho sự vật phát triển lên mãi.
LIÊN HỆ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn III/ Ý nghĩa:
- Khi nhận thức sự vật thì phải nhận thức cả mặt chất và mặt lượng của nó. Không được tuyệt đối hóa
hoặc hạ thấp bất kỳ mặt nào, có như vậy ta mới có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó.
1/ Sự biến đổi về lượng đến lúc nào đó vượt độ thì chất biến. Do đó, muốn có sự biến đổi về chất thì
chúng ta phải kiên trì tích lũy về lượng.
Ví dụ: 4 năm đại học để có bằng cử nhân. Muốn có tác phẩm hay thì phải đi nhiều.
2/ Quá trình biến đổi về lượng, đến lúc nào đó chất đổi. Vì vậy, Trong cuộc sống, phải chú ý đến lượng
biến hàng ngày, cả khi khuynh hướng tiến bộ và thoái hóa. Tiến bộ thì giữ lại, thoái hóa thì loại bỏ)
Ví dụ: khuyết điểm nhỏ dần dần trở thành khuyết điểm lớn nếu ta không biết ngăn chặn.
3/ khi đã tích lũy được lượng chín muồi, ta phải kiên quyết thực hiện bước nhảy vọt để chất mới ra đời.
Ví dụ: Thời cơ trong chiến tranh.
4/ Trong cuộc sống phải biết vận dụng phạm trù độ.
Ví dụ: Tức nước vỡ bờ, nhất cự ly, nhì cường độ.
Năng mưa thì giếng năng đầy, anh hay đi lại thì thầy mẹ năng thương.
5. Đối với hoạt động thực tiễn :
- Mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ lượng nên trong hoạt động trước hết phải chú ý đến sự tích lũy về
lượng, tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
VÍ DỤ : Xây dựng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI là 1 quá trình lâu dài, nôn nóng muốn có ngay CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI sẽ đưa đến cơ thất bại.
- Chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó khăn không dám thể hiện bước nhảy về chất khi đã tích lũy đủ lượng.
- Muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn của độ, không thể cho lượng thay đổi
vượt quá giới hạn của độ.
Câu 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức I/ Khái niệm: 1/ Thực tiễn a) Khái niệm:
- Trước khi triết học Mác ra đời thì đã có một số quan niệm về thực tiễn:
Các nhà triết học duy tâm cho hoạt động nhận thức của tinh thần là hoạt động thực tiễn. Các nhà triết
học tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của các lực lượng siêu nhiên là hoạt động thực tiễn.
Đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước Mác như Điđrô cho thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học.
Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ.
Các nhà thực dụng Mỹ hiện đại cho thực tiễn là phản ứng của con người trước hoàn cảnh một cách hiệu
quả nhất. Tất cả những quan niệm này đều chưa thực sự khoa học.
Theo triết học duy vật biện chứng, Thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính có tính lịch sử xã hội nhằm
cải tạo tự nhiên và xã hội.
Thứ nhất: Thực tiễn Là hoạt động vật chất cảm tính:
Hoạt động của con người rất phong phú gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần.
Hoạt động đó mang dấu hiệu vật chất tác động vào yếu tố cảm giác. 10
Ví dụ: Chiến sĩ cầm súng bảo vệ tổ quốc.
- Thứ hai là thực tiễn không phải tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất của
con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm
biến đổi chúng. VÍ DỤ như quốc đất, xây nhà, lắp ráp ô tô, xây đập thuỷ điện.
Thứ ba: Thực tiễn mang Tính lịch sử xã hội:
Tính lịch sử nghĩa là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác nhau.
Ví dụ: hoạt động Cải tạo tự nhiên các thời chiếm hữu nô lệ, phong kiến đều khác nhau.
Tính xã hội: nghĩa là hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách rời, mà phải gắn
với cộng đồng, gắn với xã hội.
Ví dụ: làm nông nghiệp cá nhân đều găn liền với các mối quan hệ khác như sản xuất dụng cụ, thủy lợi, phân bón…
Thứ tư: Thực tiễn là những hoạt động có mục đích, đúng đắn nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội phục vụ cho
nhân loại tiến bộ. Do vậy nó thể hiện tính tự giác cao.
Hoạt động nào nhằm cải tạo tự nhiên thì mới coi là hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn và thực tế: thực tế là cái thực tại thực sự bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần.
Ví dụ: tư tưởng tiêu cực, tham nhũng, trọng nam khinh nữ là thực tế.
Thực tiễn là hoạt động vật chất hẹp hơn thực tế.
b) các dạng (hình thức: của thực tiễn:
Thứ nhất là Sản xuất vật chất (Sản xuất lúa, ngô, ô tô,…): Đây là phương thức tồn tại của xã hội loài
người vì không có sản xuất vật chất thì loài người sẽ chết. Sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn quan
trọng nhất , quyết định hai hình thức sau.
Thứ 2 là: Đấu tranh chính trị xã hội (gắn với những phương tiện vật chất) như mít tinh, biểu tình, bãi
công, bãi khoá, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp…
Thứ 3 là Thực nghiệm khoa học (trung tâm thực nghiệm khoa học, kiểm định giống cây trồng…):
Nghiên cứu tự nhiên và khoa học thông qua những điều kiện do con người đặt ra (còn gọi là điều kiện
nhân tạo, điều kiện không bình thường)
->Trong 3 hình thức này SẢN XUẤT VẬT CHẤT là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết định các
hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.
2/ Khái niệm nhận thức:
Thứ nhất: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức không phải là sự phản ảnh hiện thực khách
quan mà là phản ảnh trạng thái chủ quan của con người.
Ví dụ: sự vật là tổng hợp cảm giác của tôi. Nhận thức sự vật là nhận thức cảm giác của chính mình.
Thứ 2: Chủ nghĩa duy tâm khách quan, không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng cho
rằng khả năng đó là do lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.
Ví dụ: Hê ghen cho là nhận thức của con người chính là ý niệm tuyệt đối, tự nhận thức mình.
Thứ 3: Thuyết không thể biết phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (vật tự nó).
Thứ tư: Các nhà duy vật trước Mác: thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. coi nhận
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên lý luận nhận thức của họ còn
mang tính siêu hình máy móc.
Ví dụ: nhận thức như là chụp ảnh, không biết nhận thức là 1 quá trình.
Thứ 5:Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách
quan. Nhận thức là phản ảnh hiện thực khách quan vào đầu óc người.
Nhận thức là 1 quá trình và là quá trình biện chứng. Đó là đấu tranh giữa biết và chưa biết, giữa chân lý
và sai lầm, giữa biết nông cạn và biết sâu sắc.
Lưu ý: Nhận thức và ý thức đều là phản ánh nhưng ý thức là kết quả của nhận thức 11
II/ Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:
1/ thực tiễn là cơ sở nguồn gốc, động lực của nhận thức:
+ Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc
lộ thuộc tính, tính chất quy luật. Trên cơ sở đó con người mới có hiểu biết, tri thức về sự vật. Nói khác
đi, thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức, là cơ sở để hình thành sự hiểu biết của con người. VÍ DỤ :
Khi ném hòn đá vào một tấm kính, thấy tấm kính đó Vỡ ra khi chúng ta sẽ biết rằng kính có thuộc tính
dễ vỡ. Cán bộ hiện nay không chịu bộc lộ thuộc tính (không có chính kiến, quan điểm) để lấy phiếu của cấp trên và cấp dưới.
+ Thực tiễn đề ra yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết để trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
+ Thực tiễn là cơ sở rèn luyện các giác quan của con người, trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu
quả hơn và giúp thúc đẩy nhận thức phát triển. Cảm giác chuẩn thì tri giác mới chuẩn. Tri giác chuẩn thì
biểu tượng mới chính xác. Nhận thức trực quan sinh động càng đúng, càng chính xác thì nhận thức tư
duy trừu tượng càng chuẩn xác..
+ Thực tiễn là cơ sở chế tạo phương pháp máy móc để hỗ trợ con người nhận thức đúng đắn, hiệu quả
hơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức :
+ Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên Trái đất với tư cách là người đã bị
quy định bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại, tức là nhu cầu thực tiễn. Để sống và tồn tại, con người phải
tìm hiểu thế giới xung quanh, nghĩa là phải có nhận thức.
+ Những tri thức kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa, chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn
phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là thước đo đánh giá giá trị, ý nghĩa, kết quả của nhận thức.
3. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức chân lý : Theo triết học duy vật biện
chứng thì chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý. Bởi lẽ chỉ thông
qua thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng; thông qua đó mới khẳng định
được chân lý và bác bỏ được sai lầm.
VÍ DỤ : Trên ti vi hiện nay nhiều công ty quảng cáo cho rằng mặt hàng của mình là tốt nhất. Nhưng mặt
hàng nào tốt nhất phải lấy thực tiễn để kiểm nghiệm
Lưu ý,thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính
tuyệt đối thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai
lầm. Ngoài thực tiễn ra thì không gì có thể thay thế được. Tính tương đối của nó thể hiện ở chỗ bản thân
thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển. Do vậy, với tư cách là tiêu chuẩn chân lý nó cũng không
đứng im. Cho nên thực tiễn đúng của hôm qua chưa chắc đã đúng hoặc hoàn toàn đúng với hôm nay
(thực tiễn không đứng im, chỉ là tương đối) III/ Ý nghĩa:
1/ Vì Vai trò của thực tiễn Đối với nhận thức như vậy, ta phải có quan điểm thực tiễn . Nghĩa là mọi chủ
trương chính sách, nhận thức của con người đều phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với thực tiễn, phải
dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm kết quả nhận thức đúng hay sai.
2/ Không ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra lý luận mới, tri thức mới, phát triển lý luận
phục vụ, chỉ đạo thực tiễn.
3/ Thực tiễn ở đây là thực tiễn hoạt động của quần chúng nhân dân, do đó chúng ta phải đi sâu lắng nghe
nguyện vọng chân chính của quần chúng nhân dân, tin tưởng, hoạt động phục vụ quần chúng nhân dân,
không ngừng nâng cao đời sống của quần chúng nhân dân.
4/ Chống tệ quan liêu, bệnh giáo điều, xa rời thực tiễn, coi thường thực tiễn hoạt động của quần chúng nhân dân. 12
Câu 8: Nội dung ý nghĩa cùa quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
I/ Nội dung quy luật:
1. Mâu thuẫn là gì:
Mâu thuẫn là sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân các sự vật hiện tượng và
giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
2. Các mặt đối lập: là những mặt có xu hướng vận động trái ngược nhau trong 1 sự vật hoặc giữa sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Trong tự nhiên, khi coi con người là 1 sự vật, thì giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di
truyền, hấp thụ và bài tiết là các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập thống nhất với nhau trong cùng một sự vật tạo thành mâu thuẫn.
Ví dụ Khi coi một xã hội Tư bản là một sự vật, mâu thuẫn giữa Vô sản và Tư sản, mâu thuẫn giữa Giai
cấp bóc lột và bị bóc lột, Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, sản xuất và tiêu dùng, là hai mặt đối lập.
Trong tư duy: biết và chưa biết, chân lý và sai lầm, biết sâu sắc và biết nông cạn, là các mặt đối lập.
Hai sự vật đối lập: Ngành công nghiệp và nông nghiệp: đòi hỏi giữa nhu cầu công nghiệp phải đáp ứng
về máy móc và nông nghiệp mâu thuẫn về khả năng đáp ứng.
Kinh tế và quốc phòng: Kinh tế đáp ứng nhu cầu quốc phòng.
Lưu ý: 2 mặt đối lập biện chứng thống nhất với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng
Ví dụ: Tay trái, tay phải trong một con người.
Mọi sự vật đều có mâu thuẫn bên trong:
Do cấu trúc sự vật. Sự vật gồm những mặt giống, khác, và đối lập nhau.
Hai mặt đối lập trong 1 sự vật tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở đây mang tính khách quan.
3. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: a/ Sự thống nhất:
Là các mặt đối lập nương tựa nhau, làm điều kiện tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia.
Ví dụ: Đồng hóa, dị hóa trong con người. Hấp thụ, bài tiết.
Xã hội Vô sản và Tư bản. (người bán, người mua.
Xét 1 phương diện nào đó, giữa 2 mặt đối lập có những nét giống nhau, lê nin gọi là đồng nhất. Nhờ có
nó mà các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ: có nam có nữ đều là con người mới thành vợ chồng.
Cái thiện và cái ác trong 1 con người. Trong cái ác Đều có cái thiện, làm sao để lương tâm thức tỉnh. 
Phân biệt sự thống nhất là thống nhất của các mặt đối lập với quan niệm thống nhất thuần túy
trong đời sống hàng ngày:
Ví dụ: thống nhất đất nước là thống nhất thuần túy.
Thống nhất Các giai cấp đều vì nhân loại.
b) Đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ phủ định nhau,là sự triển khai của các mặt đối lập.
Ví dụ: Tư sản Vô sản, nông dân địa chủ. Nông dân tìm cách để thoát khỏi địa chủ, địa chủ tìm cách để bóc lột. 
Các hình thức của các mặt đối lập rất phong phú đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện, tính chất,
phạm vi, phạm vi của các mặt đối lập.
Ví dụ: Đấu tranh Trong tự nhiên và xã hội là khác nhauh. Ở đây Điều kiện và hình thức đấu tranh khác
nhau…. Chúng ta phải phân tích các loại mâu thuẫn để tìm cách giải quyết. 13 
Phân biệt đấu tranh ở đây là đấu tranh của các mặt đối lập, không giống với quan niệm đấu tranh
thông thường. không phải đấu tranh chống chọi trong lĩnh vực chính trị. Thực ra đấu tranh trong
chính trị chỉ là một bộ phận. Ví dụ: đấu tranh giải phóng đất nước.
4. Tính chất của thống nhất và đấu tranh:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khảng định: thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối.
Thống nhất là tương đối tạm thời vì đứng im là tương đối. Đứng im là một hình thức vận động trong thế
cân bằng khi sự vật đang là nó chưa là sự vật khác. Nhờ có đứng im, nhờ có thống nhất mà ta xác định được sự vật.
Thống nhất là tương đối, thống nhất các mặt đối lập, do đó, Trong thống nhất bao hàm đấu tranh.
Đấu tranh là tuyệt đối vì vận động là tuyệt đối.
5. Vai trò của đấu tranh các mặt đối lập và mâu thuẫn:
Đấu tranh các mặt đối lập dẫn đến chuyển hóa, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới
ra đời vì thế đấu tranh các mặt đối lập nói riêng, mâu thuẫn nói chung là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
6. Phân loại một số mâu thuẫn : Thông thường phân mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và bên
ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và không chủ yếu,.
- Lưu ý: Riêng trong lĩnh vực xã hội ngoài các mâu thuẫn trên còn có thêm mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng.
- Mâu thuẫn bên trong(giữ vai trò quyết định sự vận động, phát triển của sự vật): Là sự tác động lẫn
nhau giữa các mặt đối lập bên trong một sự vật, hiện tượng).

VÍ DỤ : mâu thuẫn trong XÃ HỘI Tư bản: Tư sản mâu thuẫn với Vô sản.
- Mâu thuẫn bên ngoài(Có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật): Là sự tác
động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập thuộc các sự vật khác nhau.
- Mâu thuẫn cơ bản: Là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn phát triển của sự vật, nó quyết định sự nảy sinh của các mâu thuẫn khác.
VÍ DỤ : Trong khách quan quan ĐIỂM lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM mâu thuẫn căn bản là
mâu thuẫn về con đường đi lên CHỦ NGHĨA TƯ BẢN hay CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
- Mâu thuẫn không cơ bản: Là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy
định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
VÍ DỤ : Mâu thuẫn không căn bản trong khách quan quan điểm lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM
là mâu thuẫn về xác lập văn hóa tương lai VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA hay văn hóa hiện tượng.
- Mâu thuẫn chủ yếu: Là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật,
nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
VÍ DỤ : Trong giai đoạn thực hiện cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ để giải phóng Dân tộc,
mâu thuẫn chủ yếu của DÂN TỘC VIỆT NAM là: Mâu thuẫn giữa DÂN TỘC VIỆT NAM với đế quốc, thực dân xâm lược.
- Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của SỰ VẬT ,
nhưng không đóng vai trò chi phối SỰ VẬT . Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc giải
quyết mâu thuẫn chủ yếu.
- Mâu thuẫn đối kháng:Là >< giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích cơ bản trái ngược nhau.
Ví dụ : XÃ HỘI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản
- Mâu thuẫn không đối kháng là > < giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích cơ bản không đối lập nhau
II/ Ý nghĩa phương pháp luận:
1/ Vì sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập cho nên nhận thức sự vật là nhận thức mâu thuẫn của sự vật. 14
Ví dụ: Đánh giá một đất nước, một con người thì phải đánh giá các mặt trong đất nước, con người đó.
Tức là Đánh giá 2 mặt trong một vấn đề.
2/ Thống nhất là tương đối tạm thời, đấu tranh là tuyệt đối, do đó phải đấu tranh như thế nào để có thể
thống nhất mới cao hơn. Chống hai khuynh hướng tả và hữu, tả khuynh tàn phá tiêu cực, hữu khuynh là ngại đấu tranh.
3/ Các hình thức đấu tranh cũng rất đa dạng phong phú, cho nên chúng ta phải phân tích mâu thuẫn,
phân tích các mặt đối lập, phân biệt các mâu thuẫn để tìm ra các giải pháp phù hợp.
4/ Con đường đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, đây là con đường duy nhất, đúng đắn và đây cũng là lẽ sống.
Ví dụ: ở việt nam đấu tranh phê bình, tự phê bình (Nghị quết Trung ương 4).
Câu 9: Biện chứng của quá trình nhận thức
I/ Khái niệm nhận thức:
Thứ nhất: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức không phải là sự phản ảnh hiện thực khách
quan mà là phản ảnh trạng thái chủ quan của con người.
Ví dụ: sự vật là tổng hợp cảm giác của tôi. Nhận thức sự vật là nhận thức cảm giác của chính mình.
Thứ 2: Chủ nghĩa duy tâm khách quan, không phủ nhận khả năng nhận thức của con người nhưng cho
rằng khả năng đó là do lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.
Ví dụ: Hê ghen cho là nhận thức của con người chính là ý niệm tuyệt đối, tự nhận thức mình.
Thứ 3: Thuyết không thể biết phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người (vật tự nó).
Thứ tư: Các nhà duy vật trước Mác: thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. coi nhận
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên lý luận nhận thức của họ còn
mang tính siêu hình máy móc.
Ví dụ: nhận thức như là chụp ảnh, không biết nhận thức là 1 quá trình.
Thứ 5:Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới khách
quan. Nhận thức là phản ảnh hiện thực khách quan vào đầu óc người.
Nhận thức là 1 quá trình và là quá trình biện chứng. Đó là đấu tranh giữa biết và chưa biết, giữa chân lý
và sai lầm, giữa biết nông cạn và biết sâu sắc.
Lấy thực tiễn làm mục đích, tiêu chuẩn cho chân lý. Tức là nhận thức phải dựa vào thực tiễn.
Lưu ý: Nhận thức và ý thức đều là phản ánh nhưng ý thức là kết quả của nhận thức
II. Quá trình nhận thức diễn ra như thế nào?
Lê nnin cho rằng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn , đó
là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức hiện thực khách quan”
Thứ nhất: Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn của quá trình nhận thức và hai giai
đoạn này đều trên cơ sở thực tiễn..
Thứ 2: Hai giai đoạn này có những đặc tính khác nhau nhưng liên hệ, bổ sung cho nhau.
1/ Giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) 1. Khái niệm:
Trực quan sinh động là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn thông qua những
hình thức cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Thứ nhất: Cảm giác là hình thức đầu tiên của nhận thức cảm tính, là sự phản ánh từng mặt, từng
thuộc tính riêng lẻ bên ngoài của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Tường màu vàng gây cảm giác buồn ngủ.
Thứ 2: Tri giác là hình ảnh toàn vẹn bề ngoài của sự vật sau khi ta đã cảm giác.
Ví dụ: Nhiều cảm giác tạo thành tri giác.Hình ảnh bên ngoài ngôi nhà, hình ảnh bề ngoài con người
Thứ 3: Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được tái hiện lại sau khi ta đã cảm giác, tri giác về sự vật. 15
Ví dụ: Tưởng tượng lại ngôi nhà, con người.
b/ Đặc điểm của giai đoạn này:
Tóm lại, ở giai đoạn trực quan sinh động, nhận thức có tính chất cụ thể, sinh động, trực tiếp và
dừng lại ở vẻ ngoài của sự vật chưa đi sâu vào bản chất
2/Giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính):
Nói một cách đơn giản, tư duy trừu tượng là Suy nghĩ về những gì trừu tượng.
Tư duy trừu tượng là giai đoạn cao của quá trình nhận thức bao gồm các hình thức khái niệm, phán đoán và suy luận.
a/ Khái niệm phán đoán, suy luận (suy lý)
Thứ nhất: Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ảnh các mối liên hệ bản chất và tất
yếu của sự vật hiện tượng và được biểu đạt bằng 1 từ hoặc 1 cụm từ.
Ví dụ: nhân dân, tổ quốc..
Thứ 2: Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng để khảng định hay phụ định 1 thuộc tính tính chất
nào đó của sự vật bằng cách liên kết các khái niệm.
Ví dụ: khảng định: Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phủ định: Việt Nam không phải là 1 nước tư bản.
Thứ 3: Suy luận (suy lý) là kết hợp các phán đoán đã biết làm tiền đề để rút ra phán đoán mới, kết luận
mới. Ví dụ: Kim loại dẫn điện (tiền đề 1), đồng là 1 kim loại (tiền đề 2) , đồng là dẫn điện(kết luận).
b/ Đặc điểm: Giai đoạn này đã đi sâu vào bản chất của sự vật, tìm ra quy luật của sự vật 3) Mối liên hệ:
Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính càng phong phú đa dạng thì nhận thức lý tính càng sâu sắc.
Nhận thức lý tính càng sâu sắc thì nhận thức cảm tính càng nhạy bén.
- Đây là hai giai đoạn khác nhau của quá trình nhận thức nhưng chúng thống nhất với nhau trong hoạt động nhận thức
+ Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những tri thức phong phú, đa dạng, sinh động, trực tiếp, cụ
thể của sự vật. Không có nhận thức cảm tính thì không thể có nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là
cơ sở, tiền đề cho nhận thức lý tính
+ Nhận thức lý tính giúp cho nhận thức con người hiểu sâu sắc sự vật hơn, hiểu sự vật đầy đủ hơn, đúng
đắn bản chất sự vật hơn. Do vậy, cần phải chống chủ nghĩa duy cảm (tuyệt đối hoá nhận thức cảm tính)
cũng như tuyệt đối hoá chủ nghĩa duy lý (tuyệt đối hoá nhận thức lý tính).
Lưu ý: cả hai giai đoạn nhận thức này đều phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để
kiểm tra sự đúng, sai của nhận thức. III/ ý nghĩa:
Thứ nhất: Nhận thức của chúng ta phải phát triển từ nhận thức cảm tính lên lý tính, phải không ngừng tư
duy trừu tượng để có tri thức mới. Chúng ta phải tích cực, không ngừng tổng kết để rút ra lý luận mới.
Thứ 2: Con đường đi đến nhận thức lý tính từ trực tiếp hoặc qua gián tiếp (chuyên gia).
Chống chủ nghĩa duy cảm tức là tuyệt đối vai trò của cảm tính, đồng thời chống duy lý tuyệt đối hóa lý tính..
Mọi nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn và quay lại phục vụ thực tiễn, kiểm tra thực tiễn. Không
ngừng tổng kết thực tiễn để tìm ra lý luận mới.
Câu 10: Quy luật của quan hệ sản uất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ý
nghĩa đối với nước ta

I/ Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 1/ Khái niệm:
a/ Khái niệm lực lượng sản xuất:
16
lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và người lao
động với kinh nghiệm kỹ năng, thói quen và tri thức nhất định để sản xuất ra sản phẩm. Kết cấu :
lực lượng sản xuất có tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó, Tư liệu sản xuất có tư liệu lao động
và đối tượng lao động. Trong đó, tư liệu lao động có công cụ lao động và tư liệu phụ,
- LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên bằng khả năng chinh
phục khám phá giới tự nhiên của con người. 
Chỉ khi nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng sản
xuất đúng nghĩa của nó.
Ví dụ: người công nhân đứng cạnh cái máy kéo đã chết thì chưa là lực lượng sản xuất.
+ Người lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất với sức khỏe thể chất, kinh
nghiệm, kỹ năng lao động, trình độ lao động là nhân tố chủ yếu hàng đầu của lực lượng sản xuất.
+ Công cụ lao động :Là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, là khí quan vật chất để <>,
<> sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế giới tự nhiên, nó là ý thức
đóng vai trò quyết định trong tư liệusản xuất.
VÍ DỤ : Nông dân phong kiến. Con trâu đi trước cái cày đi sau->NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG thấpNông
dân hiện nay, áp dụng công cụ lao động máy móc vào sản xuất ->NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao.
+Đối tượng lao động: gồm hai loại : Là những cái có sẵn trong giới tự nhiên(đất đai, rừng, biển..), đã
qua sơ chế (bông, sợi...).
Lưu ý :Theo triết học Mác-Lênin thì ngày nay tri thức khoa học phổ biến ngày càng trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp. Những tri thức khoa học này được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất vật
chất. Nó thẩm thấu vào quá trình sản xuất vật chất cho NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao
VÍ DỤ : Người Nông dân Mỹ áp dụng KHOA HỌC KỸ THUẬT vào sản xuất cho ra đời quả bí đỏ nặng 437kg
b/Quan hệ sản xuất: Chính là quan hệ giữa người với người trong Sản xuất và tái sản xuất. Thể hiện ở 3 mặt: 
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. 
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất. 
Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất.
Ba mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ai nắm tư liệu sản xuất trong tay, người đó sẽ quyết định
cách thức tổ chức, quản lý sản xuất và cách thức phân phối sản phẩm lao động. 
Ngày nay quyền sử dụng và quyền sở hữu trong sản xuất nhiều khi liên hệ gắn với nhau. Ví dụ:
trong 1 nhà máy khi công nhân góp cổ phần thì họ vừa có quyền sở hữu và quyền sử dụng.
2/ Quy luật Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất
a/ Vai trò quết định của lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất:
Sản xuất chỉ phát triển thuận lợi khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất .
Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội
Lực lượng sản xuất là động nhất và cách mạng nhất . động nhất thường xuyên biến đổi, Cách mạng nhất
là thường xuyên đổi mới kéo theo quan hệ sản xuất đổi.
Lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi, Quan hệ sản xuất tương đối ổn định
Lực lượng sản xuất phát triển đến 1 lúc nào thì mâu thuẩn với Quan hệ sản xuất và dẫn đến mâu thuẫn
gay gắt, kết quả là phá vỡ Quan hệ sản xuất cũ, thiết lập Quan hệ sản xuất mới phù hợp. Sự thay đổi này
thường thường trong xã hội thông qua cách mạng xã hội. Vì Cách mạng xã hội nhằm đổi mới phương thức sản xuất. 17
b) Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất :
- Vì sao Quan hệ sản xuất tác động trở lại: Vì Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội, còn lực lượng sản
xuất là nội dung của quá trình sản xuất. Vì thế hình thức tác động trở lại nội dung.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai, đem lại lợi ích cho ai, nó kích
thích động lực để người sản xuất sáng tạo hoặc không kích thích
Quan hệ sản xuất Tác động thế nào đối với lực lượng sản xuất: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất và sản xuất phát triển, ngược lại,
Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất thì cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Trình độ lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ phân công lao động.
Ví dụ: ở việt nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, phân công chi tiết, thiết bị mua của nhiều
nước. + quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nghĩa là Quan hệ sản xuất tạo ra
phương thức kết hợp tốt nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm.
Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơquan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều và tốt, năng suất lao
động tăng, người lao động hăng hái sản xuất.
+ quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất: thể hiện hai khía cạnh: Quan hệ
sản xuất lạc hậu lỗi thời với trình độ lực lượng sản xuất
Ví dụMác thường nói: trong xã hội tư bản, lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa, mâu thuẫn với quan
hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Bây giờ lực lượng sản xuất có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa.
Ví dụ: sản phẩm máy moc thủ công – hai người lái máy cày bằng người cuốc ruộng suy ra không còn
đúng, dẫn đến cản trở.
Khía cạnh thứ 2 là quan hệ sản xuất vượt quá xa trình độ lực lượng sản xuất.
Ví dụ ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã cấp cao quá nhanh (cấp xã) cải tạo công thương nghiệp ồ ạt,
mang tính chiến dịch trong khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém.
Ai là người phát hiện ra phù hợp hay không phù hợp.
Chính là nhân tố chủ quan, là con người, chính con người phát hiện. Nếu phát hiện sớm thì trả giá ít,
phát hiện muộn thì trả giá nhiều.
Như vậy, biện chứng giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự tác động qua lại giữa chúng được
thực hiện theo công thức sau:
Phù hợp – không phù hợp - phù hợp - không phù hợp - phù hợp...
Chính nhờ vào Phương thức sản xuất luôn vận động làm cho xã hội phát triển từ hình thái này sang hình
thái kinh tế xã hội khác cao hơn.
III/ Ý nghĩa đối với nước ta:
- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:
Thứ nhất: Đây là quy luật cơ bản và phổ biến của xã hội . Quy luật cơ bản nghĩa là quy luật này quyết
định các quy luật khác, các quy luật khác muốn giải quyết triệt để thì phải trở về quy luật này.
Ví dụ: muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ lại xuống cấp, tệ nạn tham những rộng khắp,
để giải thích nó, chúng ta phải tìm về kinh tế, tìm về quy luật này. Rất nhiều nguyên nhân nhưng cái
chính là sự tác động của mặt trái của kinh tế thị trường
- Trong quá trình xây dựng đường lối phát triển kinh tế, cần ưu tiên, mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển; đặc biệt là ưu tiên phát triển con người và khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo ra hiệu quả, năng suất lao động.
Liên hệ; Cần ưu tiên về con người -> chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 18
Khoa học công nghệ-> Chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT -> năng suất lao động
- Muốn lực lượng sản xuất phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động, thì đòi hỏi phải tích cực cải tạo
những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, lạc hậu kìm hãm, trói buộc lực lượng sản xuất phát triển.
VÍ DỤ : Xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành chính, cơ chế xin cho
chuyển nhanh sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Trong quan hệ sản xuất cần thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối sản
phẩm nhằm thu hút, kích thích người lao động tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, tạo ra năng suất
lao động, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ 2: Nắm vững quy luật này giúp ta hiểu được chính sách, hiểu được con đường đi lên chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.
Vận dụng quy luật này Ở Việt Nam: trước đổi mới, trong đổi mới. 
Trước đổi mới, chúng ta vận dụng không đúng quy luật này, thể hiện ở 3 ý sau:
+ Chúng ta xây dụng Quan hệ sản xuất không trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,cụ thể
là đưa vào hợp tác xã quy mô cấp cao quá nhanh, cải tạo công thương nghiệp ồ ạt mang tính chiến dịch.
+ Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở 3 mặt : sở hữu tư
liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.có nơi có lúc chúng ta tuyệt đối hóa sở
hữu, thậm chí đồng nhất giữa Quan hệ sở hữu với quan hệ sản xuất.
+ 3 là: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất tức là Quan hệ sản xuất tạo điều kiện
cho người lao động sáng tạo thì chúng ta lại coi nhẹ lợi ích cá nhân người lao động, dẫn đến triệt tiêu
động lực bên trong của người lao động hoạt động sáng tạo.
3 vấn đề trên chúng ta đã vận dụng không đúng quy luật này nên dẫn đến nền sản xuất trì trệ, cản trở. 
Trong đổi mới, chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩaxã hội. Là Vận
dụng sáng tạo quy luật này ở các căn cứ sau:
+ ở Việt Nam hiện nay, lực lượng sản xuất nhiều trình độ khác nhau (trình độ thủ công, trình độ nửa cơ
khí, cơ khí, tự động hóa) và không đồng đều , từ đây đòi hỏi Quan hệ sản xuất phải nhiều hình thức để
phù hợp. Các hình thức thể hiện ở 3 mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.
Ví dụ: Đa hình thức sở hữu
Tổ chức lao động trong liên doanh liên kết, có nhiều hình thức phân phối không chỉ theo lao động như
trước mà phân phối thương mại,hoa hồng, cổ phần…
+ Chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng chủ nghĩa xã hội, đây là chiến
lược lâu dài để khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế , nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Ví dụ: dựa vào chủ trương đó mà phát triển sản xuất. Sản xuất nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới…
Câu 11: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng I/ khái niệm:
Từ những quan hệ xã hội phức tạp - Mác khái quát nên hai loại quan hệ cơ bản
Quan hệ sản xuất vật chất và Quan hệ sản xuất tinh thần, tư tưởng được phản ánh trong phạm trù Cơ
sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng 1/ cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của 1 xã hội nhất định.
Ở đây yếu tố Tổng hợp các Quan hệ sản xuất là tổng hợp Quan hệ sản xuất tàn dư, Quan hệ sản xuất
thống trị, Quan hệ sản xuất mầm mống. 19
Chẳng hạn: xã hội Phong kiến: Trong đó chiếm hữu nô lệ, nguyên thủy (là quan hệ tàn dư) phong kiến
(là quan hệ thống trị) tư bản chủ nghĩa (là quan hệ mầm mống)
Tính chất của cơ sở hạ tầng do giai cấp thống trị chi phối.
Tóm lại: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của
xã hội có giai cấp đối kháng luôn mang tính giai cấp. Vì vậy, không có cơ sở hạ tầng chung cho mọi xã hội.
Ngoài ra, Cơ sở hạ tầng khác với kết cấu hạ tầng vì kết cấu hạ tầng không phải là khái niệm triết học. Nó
là khái niệm của môn khoa học khác (đường sá, cầu cống).
2/ Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật.. với những thiết chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể, hiệp hội
được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
- Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng đều phản ảnh cơ sở hạ tầng trực tiếp hoặc gián tiếp -> tức là,
lĩnh vực tinh thần đều phản ánh lĩnh vực kinh tế.
Trong xã hội có giai cấp bóc lột, giai cấp đối kháng, thì quan điểm của giai cấp bị bóc lột cũng nằm
trong kiến trúc thượng tầng . Tuy nhiên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ vai trò quyết định tính chất
của kiến trúc thượng tầng .
Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng thể hiện sự đối lập về quan điểm tư tưởng và cuộc đấu tranh của các giai cấp đối kháng.
Ví dụ: trong xã hội phong kiến, con vua thì lại làm vua.. cha chuyền con nối.
II/ Quan hệ biện chứng:
1/ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng
Thư nhất: cơ sở hạ tầng nào thì “sinh ra” kiến trúc thượng tầng ấy. Vì để làm chủ về kinh tế, thì giai cấp
thống trị tổ chức ra bộ máy cùng với quy định luật lệ và những quan điểm tư tưởng hướng xã hội hoạt
động, bảo vệ quan hệ sản xuất thống trị ấy, bảo vệ lợi ích giai cấp mình.
Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định quan hệ khác như kinh tế chính trị...
Thứ 2: cơ sở hạ tầng hình thành tính chất kiến trúc thượng tầng , cơ sở hạ tầng biến đổi, sớm hay muộn
cũng dẫn đến sự biến đổi kiến trúc thượng tầng nhưng vô cùng phức tạp.
Ví dụ: Cơ sở hạ tầng quan hệ sản xuất tư bản thì kiến trúc thượng tầng là kiến trúc thượng tầng tư bản.
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì dẫn đến kiến trúc thượng tầng thay đổi nhưng phức tạp vì sự thay đổi không
đồng nhất thay đổi nhanh chậm khác nhau. Ví dụ, Trong xã hội hiện nay vẫn còn tư tưởng gia trưởng phong kiến.
2. Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trên hai khía cạnh:
Thứ nhất: Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng Thể hiện ở chức năng xã hội của nó. Chức năng này có hai mặt,
Mặt thứ nhất là kiến trúc thượng tầng bảo vệ, duy trì, củng cố, phat triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Mặt thứ 2: Đấu tranh để xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ.
Thứ 2: Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng nếu cùng chiều với quy luật kinh tế
khách quan, thì thúc đẩy cơ sởhạ tầng , còn ngược lại sẽ kìm hãm.
LIÊN HỆ : Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh đúng tình hình thực
tiễn, đb phản ánh phù hợp các QUAN HỆ SẢN XUẤT và đời sống vật chất của nhân dân trong xã hội sẽ
thúc đẩy đất nước phát triển
Chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phản ánh không đúng tình hình thực tế, đb là phản ánh
không phù hợp các QUAN HỆ SẢN XUẤT và đời sống vật chất trong xã hội sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Sự tác động này phức tạp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở đây Nhà nước sẽ tác động trực tiếp, 20