Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phân tích truyền thống giáo dục của gia đình, quê hương và dân tộc ảnh hưởng đến  sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Phân tích những tinh hoa giáo dục của nhìn lại ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
50 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phân tích truyền thống giáo dục của gia đình, quê hương và dân tộc ảnh hưởng đến  sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Phân tích những tinh hoa giáo dục của nhìn lại ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

17 9 lượt tải Tải xuống
ĐỀ CƯƠNG TTHCM VỀ GIÁO DỤC
Câu 1: Phân tích truyền thống giáo dục của gia đình, quê hương và
dân tộc ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục
-Truyền thống Việt Nam
việt Nam là một nước có một nền văn hiến lâu đời. Sức mạnh của nền văn
hiến đó đã góp phần to lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân dân ta.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã xây đắp lên nhiều
truyền thống tốt đẹp, đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, kiên
cường, bất khuất, cần cù, hiếu học... Hồ Chí Minh tiếp thu rất sớm và sâu
sắc những truyền thống tốt đẹp đó.
Về truyền thống hiếu học, Hồ Chí Minh đã nhận xét: "người An Nam rất
hiếu học. Trong các tầng lớp xã hội, người Sĩ phu chiếm địa vị hàng đầu.
Có con học giỏi là một niềm vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên dù có nghèo
đói đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm cách cho con cái được học hành. "Nữa
bụng chữ bằng một hũ vàng" là một câu tục ngữ biểu hiện nhiệt tình ham
muốn có học thức của dân tộc An Nam. Ở làng xã nào cũng có trường
công và trường tư. Chữ nho rất khó học thế mà hầu hết người An Nam đều
biết ký tên bằng chữ hán. Nạn mù chữ hầu như không còn, Hán học có thể
đưa vào An Nam những tư tưởng tiến bộ phương tây thông qua Trung
Quốc và Nhật Bản."
Theo quan niệm của dân tộc việt thì người đi học có ba mục đích: một là
để hiểu biết Cường thương đạo lý, hai là học để thi ra làm quan, mang tài
ra để kinh bang Tế thế, làm tròn sứ mệnh của kẻ sĩ đối với vua, với nước
và cũng là để hưởng công danh lâu dài, ba là đối với dân quê, dù chân lấm
tay bùn cũng cố gắng để cho con đi học năm ba năm lấy chữ để biết đọc
gia phả của dòng họ, biết viết văn tự mua bán nhà cửa, trâu bòĐể khỏi bị
người khác lừa gạt.
Bên cạnh đó, giáo dục Việt Nam rất chú trọng đến truyền thống "tôn sư
trọng đạo". Dân gian có thường truyền tụng rằng: "nhất tự vi sư, bán tự vi
sư "một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy hay "Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Truyền thống giáo dục trong truyền thống văn hóa của dân tộc đã góp phần
quan trọng trong việc hình thành tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Người
đã kế thừa những tinh hoa trong truyền thống giáo dục dân tộc cả về mục
đích, nội dung, phương pháp giáo dục để hình thành hệ thống tư tưởng
riêng của mình về giáo dục.
-truyền thống hiếu học của quê hương
1
Hồ Chí Minh sinh ra tại làng hoàng Trù, thuộc xã chung Cự, tổng Lâm
Thịnh, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an, nay thuộc xã kim Liên và làng
hoàng Trù quê nội và quê ngoại của Hồ Chí Minh, nơi đây ruộng đất khô
cằn, đời sống của nhân dân rất khổ cực. Ca dao có câu:
"Làng sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo, tảo tần quanh năm"
Khi nói về quê hương Nam đàn, nhà sử học Phan huy chú đã nhìn thấy quê
hương mình không chỉ là vùng quê đất xấu dân nghèo tập tục cần kiệm,
nhà nông chăm chỉ làm ruộng nương ,học học trò ham học hành, mà là nơi
núi cao sông rộng, phong tục thuần hậu, cảnh tượng tươi sáng gọi là đất
danh tiếng hơn cả năm châu. Người thì đôn hậu chăm học...Được Ý tốt của
núi sông nên sinh ra nhiều thiên tài"
Tuy đất đai căn cối, đời sống nghèo nàn, những người dân xứ nghệ có
truyền thống hiếu học từ lâu. Nói đến truyền thống hiếu học của quê
hương, riêng việc đỗ đạt, sử sách có ghi: người mở đầu cho niên khoa
bảng ở Nghệ an là Trạng nguyên Bạch Liêu, quê ở Nguyên Xá, diễn châu,
Đỗ khoa đinh dần, tức năm Thiệu Long thứ chín, đời Trần thánh tông
1266. Ở Nam đàn, đến năm Quang Thuận thứ 10, khoa Kỷ Sửu 1469, đời
lê thánh tông, mới có người đỗ đại khoa. Đó là đỗ Thiện Chương, quê ở
Nam Hòa thượng, ông đỗ Tiến Sĩ năm 18 tuổi.
Nếu tính từ năm gia long thứ sáu 1807 là khoa thi đầu tiên, cho đến năm
1918 là khoa thi hương cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là khoa thi
hương năm cuối trong nền khoa cử cũ của Việt Nam thì cả nước có 5424
người đỗ cử nhân, thí sinh vùng đất nghệ đãchiếm bạn 712 người, trong đó
Nam đàn trên 120 người, nghĩa là bằng 1/6 của cả tỉnh.
Nam đàn cũng nổi tiếng không chỉ vì nhiều người đồ đạt, mà còn vì hiếu
học, khổ học, thông minh, trí tuệ trong sáng, có nghĩa khí, trọng đạo lý
làm người, yêu nước, chống quan trường, dám can viện trái, dám trình bày
việc phải với người trên mà không sợ uy quyền, đào tạo được nphiều
người thành danh. Do đó, ngoài những người có tên trong bản vàng, có
học vị, còn bao nhiêu người khác, học vị uyên thâm, tư duy sáng Lạng,
nhưng không đi thi hoặc thi không đỗ. Họ chỉ là những ông đồ, anh học,
anh nho nhưng được nhân dân mến phục, ca người chí khí học tập.
Thủa thiếu thời, Nguyễn Tất Thành còn được học với một số thầy ở quê
hương và các thầy cũng để lại trong tâm trí người những hình ảnh, tình
cảm không phai mờ. Trong số này, người thầy đã để lại những ấn tượng
sâu sắc nhất là thầy Vương Thúc quý, con trai của cụ Vương Thúc Mậu
một nghĩa sĩ của phong trào cần Vương chống Pháp. Thì Quý dạy cho học
2
sinh lòng yêu nước, cách suy nghĩ, dễ hiểu, chứ không theo lối" tầm
chương trích cú"
Truyền thống hiếu học của quê hương Nam đàn và tấm gương những
người thầy dạy tại quê nhà đã ảnh hưởng đến người về cả mặt tư tưởng,
tình cảm. Điều đó, không chỉ có tác dụng hình thành ý chí nghị lực của
người ngay từ thời thiếu niên mà còn có phần hình thành tư tưởng của Hồ
Chí Minh về giáo dục.
-Gia đình
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nơi ấy chứa
đựng những nét Đẹp của một gia đình Việt Nam truyền thống, đồng thời
lại có nét đặc trưng của một gia đình trí thức gia giáo. Ông ngoại của
người là một nhà nho có uy tín, giầu tình yêu thương, cưu mang con em
nhà nghèo học tập. Chính cha của người làm Nguyễn sinh sắc, thuở nhỏ đã
được ông ngoại đem về nuôi dậy trong nhà, lớn lên gả con gái cho và giúp
gây dựng thành tài.
Từ thủa nhỏ, Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục
có nét đẹp của gia đình. Trước khi được học trong nhà trường, người đã
được cha dạy những nét chữ đầu tiên. Nguyễn sinh sắc theo truyền thống
gia đình, trong khi dậy chữ cho con đã chú trọng việc giáo dục lòng yêu
nước, yêu thương con người, yêu nhân dân lao động. Ông đã trải qua ba
lần thi hội để có được học vị phó bảng nhưng lại từ chối làm quan trong
triều đình phong kiến. Mẹ người là bà hoàng Thị loan, một người phụ nữ
cần mẫn, chăm chỉ lao động, đôn hậu, đảm đang. Đối với các con của bà,
bà thường dạy những điều "đói cho sạch, rách cho thơm", và những bài ca
dao tục ngữ bài về mang nặng nghĩa tình non nước, thắm đượm đạo lý làm
người.
Từ sự giáo dục tốt đẹp của gia đình, Hồ Chí Minh đã noi gương hiếu học
của cha, thương yêu đồng bào, sớm hình thành chỉ hướng cách mạng,
quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Chiếc nôi gia đình không những đã
hình thành những nét nhân cách tốt đẹp đầu tiên ở Hồ Chí Minh là còn để
lại những giá trị sâu sắc trong tư tưởng giáo dục của người về sau.
3
Câu 2: Phân tích những tinh hoa giáo dục của nhìn lại ảnh hưởng đến
sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
-tinh hoa giáo dục Phương Đông
Đối với văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu ngay từ thủa ấu
thơ, vừa được bồi dưỡng thêm trong suốt chặng đường hoạt động cách
mạng sau này. Nói đến văn hóa phương Đông đầu thế kỷ 20, trước hết phải
kể đến những học thuyết của khổng tử và những tư tưởng của Phật giáo.
Khổng tử người sáng lập nho giáo, là một nhà giáo dục tiêu biểu. Ông cho
rằng, môi trường xã hội có tác dụng to lớn đối với việc hình thành và thay
đổi tính người. Bản tính con người, thoạt tiên khi được sinh ra thì cũng gần
giống nhau, nhưng do tập nhiệm xã hội mà thành gia khác nhau: "tính
tương cận dã,tập tương viễn dã",tính người không phải là bẩm sinh mà là
khả biến, bản tính con người được hình thành dưới ảnh hưởng của môi
trường và giáo dục. Kế thừa tư tưởng của khổng tử, Hồ Chí Minh quan
niệm: "thiện, ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục nguyên nhân"
Tức là:
"hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Không tự là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại nêu lên chủ trương giáo
dục không phân biệt chủng loại, giầu nghèo, sang Hèn, Thiện ác. Tư tưởng
hữu giáo vô loại của khổng tử đã thể hiện tính chất tiến bộ trong điều kiện
xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt khi đó.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương
phát động bình dân học vụ để xóa mù chữ, mở mangtri thức cho tất cả mọi
người chấm điểm đặc biệt là nếu trong Nho giáo,Phụ nữ là đối tượng
không được hưởng giáo dục thì Hồ Chí Minh quan niệm phụ nữ là phân
nửa xã hội cho nên phụ nữ cũng cần được học tập như nam giới để tỏ rõ
vai trò của mình trong xã hội.
Về nội dung giáo dục, cái toát yếu của khổng tử là trọng giáo dục học trò
vấn đề hành vi đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với quốc gia, đối với vua,
với cha mẹ, với anh em, bạn bè. Điều này cũng phù hợp với nội dung giáo
dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về nguyên tắc và phương pháp giáo dục, theo khổng tử đối với việc học,
trước tiên phải lập chí, đối với việc dạy thì phải tùy theo tỉnh tỉnh, trình độ
của đối tượng mà dậy. Khổng tử đã tiến hành giáo dục học trò theo phương
pháphọc kết hợp với suy nghĩ, học gắn liền với tập, học đi đôi với hành, và
ông đã sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở, nêu gương trong dạy học.
Ông đã nêu lên tư tưởng về quan hệ giữa học và tập: học mà thường xuyên
4
thực tập, chẳng cũng vui sao
Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: học để hành: học với hành phải đi đôi. Học
mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi
chảy.
Khổng Tử coi trọng phương pháp Nêu gương trong giáo dục. Không tự
thương lấy những nhân cách lớn như thánh Hiền, thánh nhân, quân tử làm
gương giáo dục học trò từ những cử chỉ,hành động, việc làm của mình của
mình để ảnh hưởng tới học trò.
Hồ Chí Minh quan niệm về tinh thần hiếu học: "học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi".
Người nói:" khẩu hiệu học không biết chán,dạy không biết mỏi" treo trong
phòng họp chính là của Khổng Tử là phong kiến và trong học thuyết của
Khổng Tử có những điểm không Đúng, xong những điều hay trong đó thì
chúng ta nên học
Tư tưởng giáo dục nho giáo có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Sau này khi về nước lãnh đạo cách mạng,
Hồ Chí Minh đã hay dùng những khái niệm của nho giáo để tuyên truyền,
giáo dục, vận động quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó,Người cũng coi
trọng và tiếp thu tinh thần nhân ái, vị tha, hướng đến cái diện của Phật để
xây dựng xã hội mới.
-Tinh hoa giáo dục phương tây
Trong một thời gian ngắn 1904 -1908, học tập ở trường tiểu học Pháp -
việt ở Vinh, trường tiểu học pháp - việt Đông Ba ở Huế và trường Quốc
học Huế, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu Được những kiến thức nhất định
về lịch sử, văn học, triết học của Pháp và châu âu nói chung. Sau này, đến
các nước lớn ở phương tây Như Pháp, anh, Mỹ..., Nguyễn Tất Thành vừa
lao động, vừa tự học ngoại ngữ ở nước đó để tìm hiểu về nền văn hóa, giáo
dục của họ. Người đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa dân
chủ và cách mạng phương tây như: tư tưởng tự do bình đẳng trong tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng Pháp năm 1789, Tư
tưởng dân chủ, về Quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ nam 1776.
5
Câu 3: cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành Nguyễn ái quốc
đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có tư tưởng giáo dục. Đây là cơ
sở lý luận con trọng nhất của việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung và tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh nói riêng
-Về mục đích, tính chất và vai trò của giáo dục
Các mác và ph.ăngghen là những người đầu tiên đã nghiên cứu giáo dục
một cách khoa học. Ăngghen lên khẳng định: nền công nghiệp do toàn xã
hội thực hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con
người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống
sản xuất.
Như thế, mục đích của nền giáo dục cộng sản là: làm cho những thành
viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát
triển toàn diện của mình. Trên tinh thần đó các nhà kinh điển macxit đều
khẳng định mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là đào tạo những
con người xã hội chủ nghĩa, những người lao động mới có Ý thức và đạo
đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa và khoa học tiên tiến, có năng
lực lao động cần thiết , có óc thẩm mỹ, có sức khỏe tốt, đó là những con
người phát triển toàn diện.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong quan điểm của chủ nghĩa mác
Lênin, trong thư gửi học sinh đầu tiên khi đất nước độc lập tháng 9/1945
Hồ Chí Minh khẳng định: nền giáo dục Việt Nam sẽ đào tạo các em nên
những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, nền giáo dục làm phát
triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra tính chất giáo dục được quy định bởi các điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Tính chất giáo dục bao giờ cũng Phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các cơ quan sản xuất vốn
có hình thái kinh tế xã hội. Các mác, ăn ghen và sau này là Lênin và Hồ
Chí Minh đều khẳng định tính giai cấp của nền giáo dục. Trong xã hội có
giai cấp, giáo dục trở thành công cụ quan trọng của giai cấp cầm quyền,
phục vụ cho mục đích chính trị của nó: về giáo dục, Chế độ khác thì giáo
dục cũng khác.
, Ngoài ra còn giáo dục mang tính phổ biến, vĩnh hằng. Các ông cho rằng,
giáo dục chỉ có ở xã hội loài người, đó là một phần không thể tách rời của
đời sống xã hội loài người, giáo dục có ở mọi thời đại mọi thiết chế xã hội
khác nhau.
Do đó, Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải thể hiện được bản
chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đó là tính công bằng xã hội, dân chủ, tiến
6
bộ và khoa học trong giáo dục
Thông qua mục đích, tính chất, giáo dục thể hiện vai trò rất quan trọng đối
với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và đối với việc quốc gia
dân tộc nói riêng. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa mác đã thừa nhận rằng
giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân, thông qua đó giáo dục góp phần quyết định sự vận động và
phát triển xã hội. Các ông được khẳng định: tri thức là vũ khí kỳ diệu của
quần chúng tự giải phóng mình và phát triển toàn diện mọi khả năng của
mình, hơn thế nữa tương lai của là người hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo
dục thế hệ công dân đang lớn lên: công tác giáo dục sẽ làm cho những
người trẻ tuổi có Khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản
xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất
này sang ngành sản xuất nọ tùy theo nhu cầu của xã hội hoặc tùy theo sở
thích của bản thân họ. Do đó, công tác giáo dục sẽ làm cho họ thoát khỏi
tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi
một người phải theo.
-Về nguyên lý, phương pháp, hình thức và nội dung giáo dục
Các nhà kinh điển matxích thống nhất với nhau khi đề ra những nguyên lý,
phương pháp, hình thức và nội dung giáo dục. Theo đó các ông đã khẳng
định dạy học phải lấy người học làm trung tâm, dậy học phải phát huy tối
đa tính độc lập, sáng tạo và tích cực của người học, giáo dục phải kết hợp
với tự giáo dục, đa dạng hóa các hình thức trong giáo dục, không tập
thường xuyên và học tập suốt đời.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, các nhà mác xít chị rõ nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa phải đảm bảo học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục gắn liền với lao động, sản xuất. Hơn nữa, nền giáo dục này phải
đảm bảo sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực
hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Trong đó, phương pháp giáo dục phải tổng hợp các phương pháp dạy và
học. Dậy phải đảm bảo đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kết
hợp giữa học tập với vui chơi. Và theo đó, phương pháp dạy học trong nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa phải linh động cho từng đối tượng của người
học dựa theo lứa tuổi, cấp học, bật học của từng học sinh. Phương pháp
dạy học này hoàn toàn trái ngược với phương pháp nhồi sọ của nền giáo
dục phong kiến, nền giáo dục thực dân
Để đạt được những yêu cầu của nền giáo dục mới này, hình thức giáo dục
phải được thay đổi tương xứng. Việc dạy và học phải kết hợp vĩnh viễn về
cả hình thức truyền thống lẫn hình thức hiện đại, theo đó dạy và học không
chỉ diễn ra ở mọi lúc mọi nơi học ở trường học ở sách vở học lẫn nhau học
7
tập ở nhân dân trong lao động.
Trên tinh thần đó, nội dung giáo dục phải được bổ sung vào hoàn thiện.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra nội dung của nền giáo dục
toàn diện là phải bao gồm: Đức Dục, trí dục, Thể dục và Mỹ dục. Các ông
đặc biệt quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạo đức cách mạng
và giáo dục lý luận chính trị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Thế giới quan và phương pháp luận mác Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn
nhận, đánh giá, phân tích tổng kết các học thuyết tư tưởng đương thời cũng
như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để tìm ra conĐường đúng
đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong quá trình tiếp thu,
vận dụng lý luận của chủ nghĩa mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam Hồ Chí Minh không áp dụng một cách máy móc, giáo điều, kinh viện
mà phát triển lý luận của chủ nghĩa mác Lênin một cách rất sáng tạo.
Người coi việc học tập chủ nghĩa mác Lênin là phải học tập tinh thần của
chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập lập trường quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa mác Lênin để áp dụng lập trường quan điểm và phương pháp ấy
mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công táccách mạng của
chúng ta.
Tiếp thu tinh thần của chủ nghĩa mác Lênin, Vận dụng sáng tạo vào thực
tiễn giáo dục Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu bật tính công bằng, dân chủ
và khoa học của nền giáo dục mới. Theo đó, nền giáo dục mới này phải là
nền giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nền giáo dục mới
này phải thật sự khoa học, cách mạng và triệt để. Hơn nữa người Người
khẳng định giáo dục có vai trò to lớn cho sự vận động và phát triển của các
lĩnh vực trọng yếu trong đời sống xã hội, trong quá trình xây dựng xã hội
mới xã hội xã hội chủ nghĩa: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi
mỗi đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hóa, học tập khoa học kĩ
thuật.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Về giáo dục được phát triển lên một tầm cao mới với bản chất khoa học,
cách mạng và nhân văn theo hướng dân tộc và hiện đại.
2- Cơ sở thực tiễn
-tinh hoa giáo dục Phương Đông
Đối với văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu ngay từ thủa ấu
thơ, vừa được bồi dưỡng thêm trong suốt chặng đường hoạt động cách
mạng sau này. Nói đến văn hóa phương Đông đầu thế kỷ 20, trước hết phải
kể đến những học thuyết của khổng tử và những tư tưởng của Phật giáo.
Khổng tử người sáng lập nho giáo, là một nhà giáo dục tiêu biểu. Ông cho
rằng, môi trường xã hội có tác dụng to lớn đối với việc hình thành và thay
8
đổi tính người. Bản tính con người, thoạt tiên khi được sinh ra thì cũng gần
giống nhau, nhưng do tập nhiệm xã hội mà thành gia khác nhau: "tính
tương cận dã,tập tương viễn dã",tính người không phải là bẩm sinh mà là
khả biến, bản tính con người được hình thành dưới ảnh hưởng của môi
trường và giáo dục. Kế thừa tư tưởng của khổng tử, Hồ Chí Minh quan
niệm: "thiện, ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục nguyên nhân"
Tức là:
"hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Không tự là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại nêu lên chủ trương giáo
dục không phân biệt chủng loại, giầu nghèo, sang Hèn, Thiện ác. Tư tưởng
hữu giáo vô loại của khổng tử đã thể hiện tính chất tiến bộ trong điều kiện
xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt khi đó.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương
phát động bình dân học vụ để xóa mù chữ, mở mangtri thức cho tất cả mọi
người chấm điểm đặc biệt là nếu trong Nho giáo,Phụ nữ là đối tượng
không được hưởng giáo dục thì Hồ Chí Minh quan niệm phụ nữ là phân
nửa xã hội cho nên phụ nữ cũng cần được học tập như nam giới để tỏ rõ
vai trò của mình trong xã hội.
Về nội dung giáo dục, cái toát yếu của khổng tử là trọng giáo dục học trò
vấn đề hành vi đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với quốc gia, đối với vua,
với cha mẹ, với anh em, bạn bè. Điều này cũng phù hợp với nội dung giáo
dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về nguyên tắc và phương pháp giáo dục, theo khổng tử đối với việc học,
trước tiên phải lập chí, đối với việc dạy thì phải tùy theo tỉnh tỉnh, trình độ
của đối tượng mà dậy. Khổng tử đã tiến hành giáo dục học trò theo phương
pháphọc kết hợp với suy nghĩ, học gắn liền với tập, học đi đôi với hành, và
ông đã sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở, nêu gương trong dạy học.
Ông đã nêu lên tư tưởng về quan hệ giữa học và tập: học mà thường xuyên
thực tập, chẳng cũng vui sao
Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: học để hành: học với hành phải đi đôi. Học
mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi
chảy.
Khổng Tử coi trọng phương pháp Nêu gương trong giáo dục. Không tự
thương lấy những nhân cách lớn như thánh Hiền, thánh nhân, quân tử làm
gương giáo dục học trò từ những cử chỉ,hành động, việc làm của mình của
mình để ảnh hưởng tới học trò.
9
Hồ Chí Minh quan niệm về tinh thần hiếu học: "học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi".
Người nói:" khẩu hiệu học không biết chán,dạy không biết mỏi" treo trong
phòng họp chính là của Khổng Tử là phong kiến và trong học thuyết của
Khổng Tử có những điểm không Đúng, xong những điều hay trong đó thì
chúng ta nên học
Tư tưởng giáo dục nho giáo có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Sau này khi về nước lãnh đạo cách mạng,
Hồ Chí Minh đã hay dùng những khái niệm của nho giáo để tuyên truyền,
giáo dục, vận động quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó,Người cũng coi
trọng và tiếp thu tinh thần nhân ái, vị tha, hướng đến cái diện của Phật để
xây dựng xã hội mới.
-Tinh hoa giáo dục phương tây
Trong một thời gian ngắn 1904 -1908, học tập ở trường tiểu học Pháp -
việt ở Vinh, trường tiểu học pháp - việt Đông Ba ở Huế và trường Quốc
học Huế, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu Được những kiến thức nhất định
về lịch sử, văn học, triết học của Pháp và châu âu nói chung. Sau này, đến
các nước lớn ở phương tây Như Pháp, anh, Mỹ..., Nguyễn Tất Thành vừa
lao động, vừa tự học ngoại ngữ ở nước đó để tìm hiểu về nền văn hóa, giáo
dục của họ. Người đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa dân
chủ và cách mạng phương tây như: tư tưởng tự do bình đẳng trong tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng Pháp năm 1789, Tư
tưởng dân chủ, về Quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ nam 1776.
10
Câu 4: Phân tích vai trò chủ quan Hồ Chí Minh trong việc hình thành
tư tưởng của người về giáo dục
Tư tưởng được khẳng định là sản phẩm của con người, là mặt hoạt động
tinh thần do con người sáng tạo nên không chỉ dựa trên những điều kiện
khách quan mà còn trên cơ sở nhân tố chủ quan. Tư tưởng Hồ Chí Minh
nói trung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng cũng không nằm
ngoài quy luật đó
Hồ Chí Minh là một con người rất thông minh, hiếu học, nhảy bén với cái
mới, có khát vọng và lý tưởng đúng đắn. Lúc nhỏ, người là một học trò
thông minh, thích làm và tìm hiểu những điều mới lạ. Người thăm đọc thơ
ca yêu nước, thích nghe những câu chuyện về anh hùng dân tộc. Những
câu chuyện về thời cuộc đã sớm giáo dục Hồ Chí Minh tinh thần yêu nước,
thương nòi, Hình thành ở người lý tưởng, khát vọng giải phóng dân tộc
một cách triệt để.
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Hồ Chí Minh đã tìm tòi phương
pháp giáo dục mới và áp dụng trong thực tế. Khi dạy học tại trường Dục
Thanh(9/1910-2/1911),tất Thành đã có những phương pháp giáo dục rất
mới, rất tiến bộ vào thời đó. Thầy Thành được phân công dạy hám văn tả
quốc ngữ. Không chỉ dạy kiến thức trên lớp, thầy Thành còn áp dụng nhiều
phương pháp dạy lý thú và bổ ích. Vào những ngày nghỉ, thầy Thành
thường hướng dẫn học sinh tham quan thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
trong vùng, nhân đó kể các câu chuyện hay đọc các bài ca yêu nước trong
phong trào Đông du hay trong các cuộc vận động duy tân cho học sinh
nghe, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm đoàn kết, yêu nước cho học sinh.
Phẩm chất này được phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của người.
Như vậy, giữa vô vàn học thuyết khác nhau,Đối lập nhau thì Hồ Chí Minh
đã tìm ra được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn và con đường để đi
từ lý thực hiện mục tiêu, lý tưởng ấy.
Ở Hồ Chí Minh còn có ý chí tự lực, quyết tâm vừa lên không ngừng trong
học tập để trang bị và nâng cao kiến thức của người. Ngay từ lúc còn trẻ ở
trong nước đến khi ra nước ngoài, người Đã kiên trì tự bồi dưỡng cho
mình kiến thức văn hóa, xã hội, tiếp tục đi tìm con đường cứu nước bằng
phương pháp tự học trong sách vở, trong thực tế công tác nghiên cứu và
tiếp thu lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại.
Quá trình tự học của Hồ Chí Minh lãnh liền với quá trình lao động của
người. Thời gian người sống và hoạt động ở nước ngoài là những ngày
tháng học tập và chiến đấu bền bỉ, kiên trì, đầy nguy hiểm và cũng là lao
động để kiếm sống để tự học để làm cách mạng.
Nhờ tự học, nhờ lao động, những hoạt động trong phong chào cách mạng,
11
người đã tìm đến được chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành chiến sĩ kiên
cường đấu tranh cho chủ nghĩa yêu nướcvà chủ nghĩa quốc tế vô sản. Cũng
chính nhờ tự học mà Hồ Chí Minh đã có vốn hiểu biết sâu rộng về chính
trị, xã hội và các lĩnh vực khác.
Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn
nêu cao tinh thần tự học, không ngừng chiếm lĩnh những đỉnh cao Trí thức
nhân loại, làm giầu vốn hiểu biết của mình nhằm phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng, cho hạnh phúc của nhân dân.
12
Câu 5: Phân tích quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục
các thời kì hình thành TTHCM về GD là quá trình liên tục và gắn liền với
các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến khi
người về cõi vĩnh hằng. Việc phân chia giai đoạn trong quá trình hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cần xác định phải
gắn với chuyển đến lớn rõ rệt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục
Từ đó, ta có thể nhận thức quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục ra làm các thời kỳ chủ yếu sau
1. Thời kỳ ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình và nhà trường (1890-1911)
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là nơi hình thành những nét nhăn cách đầu
tiên của mỗi con người. Gia đình Hồ Chí Minh là một gia đình coi trọng
đạo lý. Trong đó, đặc điểm nổi bật là tình thương yêu giữa các thành viên
với nhau. Đó còn là một gia đình sống trong quan hệ thân tình và luôn gắn
kết với bà con chòm xóm. Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong
môi trường giáo dục có nền nếp của gia đình. Chính môi trường giáo dục
Đó đã sớm ảnh hưởng đến người.
Khi học tập ở trường tiểu học Pháp - bản xứ , Nguyễn Tất Thành tiếp xúc
với văn hóa phương tây, suy nghĩ về khẩu hiệu" tự do bình đẳng bác
ái".Những điều được học tập trong sách vở trái ngược với thực tế cuộc
sống trước mắt. Điều này càng làm cho tinh thần, tư tưởng yêu nước của
người thắm sâu và bắt đầu chuyển thành hành động cứu nước. Năm 1906,
Nguyễn Tất Thành đã tham gia công tác bí mật , Nhận công tác liên lạc,
tháng năm năm 1908, người tham gia phòng chào chống sưu thuế của nhân
dân Thừa Thiên Huế
Tháng sáu năm 1909, Nguyễn Tất Thành đã theo cha vào huyện Bình khê
tỉnh Bình Địnhnhìn ông Nguyễn sinh sắc được cứ làm chi viện ở đó. Để
tiếp tục việc học tập, nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn đi
học thêm tiếng Pháp với thầy Phạm Ngọc Thọ dậy tại trường tiểu học
Pháp bản xứ quy nhơn đã theo chương trình lớp cao đẳng. Sau đó, trên
đường đi từ Quy Nhơn vào Sài Gòn khoảng đầu tháng chín năm 1910,
người đã dừng chân ở Phan Thiết vào dạy ở trường Dục Thanh
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được phân công dậy chữ quốc ngữ và chữ
hán ở lớp Nhi và phụ trách tập thể dục buổi sáng, hướng dẫn học sinh thăm
quan các di tích lịch sự và danh lam thắng cảnh trong vùng. Đây là dịp để
Nguyễn Tất Thành thực hiện những suy nghĩ, dự định của mình về mục
tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục thế hệ trẻ. Công việc của thầy
Nguyễn Tất Thành thuận lợi, vì phần nào phù hợp với tôn chỉ, mục đích
của trường dục thanh.
13
Như vậy, gia đình và nhà trường là những yếu tố đầu tiên tác động, hình
thành nhân cách, kiến thức, tư tưởng giáo dục ở Hồ Chí Minh.
2.Thời kỳ Hồ Chí Minh đến với tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩa Mác-
Lênin 1911 -1930
Đồn 1911, Nguyễn Tấn Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu
nước. Từ tình cảm gia đình, quê hương đất nước đồng bào đã lớn lên ở Hồ
Chí Minh sự đồng cảm thương yêu những người đồng cảnh ngộ trên thế
giới. Đây là cơ sở hình thành ở người Ý thức đại đoàn kết quốc tế
Là một người yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được, ý nghĩa tầm
quan trọng của giáo dục. Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi
đến Đoàn đại biểu các nước đồng minh dự hội nghị véc xây 1919 và tất cả
các nghị viện của Quốc Hội Pháp, Nguyễn ai Quốc đã yêu cầu cho nhân
dân Việt Nam được tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên
nghiệp ở tất cả các tỉnh của người bản xứ.
Từ sau khi trở thành người cộng sản 1920 đến lúc thành lập đảng Cộng sản
Việt Nam 1930, qua hoạt động cách mạng, lao động, tự học, được đào tạo,
bồi dưỡng ngắn hạn tại trường đại học Phương Đông ở Liên Xô 192319
24 vào mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam, truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Nguyễn ái quốc đã từng bước nâng cao
trình độ về lý luận cách mạng nói chung, Về giáo dục nói riêng. Đây là
một điều kiện quan trọng để người sắt định quan điểm, đường lối giáo dục
sau này.
Thời kỳ 1923 1930, trong khi chuẩn bị các yếu tố cho việc thành lập đảng,
với lại quốc có nhiều bài viết tố cáo chế độ thực dân nói chung, chế độ
giáo dục quốc dân nói riêng. Người đã có bài viết "100 trường học,150 đại
lí rượu-kẻ đầu độc người bản xứ"(1921),"mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc
địa"(1921), Vạch trần "tình trạng dốt nát của người dân bản xứ", nếu rõ
"nạn thiếu trường học"(1923). Trong bài "giáo dục quốc dân "1924, người
so sánh cái dã man bôn sê vích và nền văn minh pháp để nêu rõ giáo dục
xô viết là nền giáo dục chân chính, phục vụ nhân dân còn giáo dục pháp là
công cụ thống trị của bọn tư sản đế quốc. Đặc biệt trong tác phẩm Bản án
chế độ thực dântác giả lên án chính sách cai trị nói chung, vì giáo dục nói
riêng của thực dân Pháp, cũng như tất cả bọn thực dân đế quốc ở thuộc địa.
Người nêu rõ làm cho dân ng để dễ trị chính sách này được các nhà cầm
quyền ở các nước thuộc địa của chúng ta dùng nhất
Từ đó người rút ra một số kết luận được xem như một trong những quan
điểm quan trọng vì giáo dục mác xít Lênin mà người đã tiếp thu. Đó là
việc giáo dục tinh thần làm chủ của sinh viên. Đây là nguyên tắc giáo dục
toàn diện, nguyên tắc dân chủ trong nhà trường mà người đã nhận thức
14
trong thực tế một trường học cách mạng. Đó là quan điểm gắn liền học tập
với lao động sản xuấtmà người đã nhận thức và sau này khái quát thành lý
luận. Quả thực tiễn của trường đại học Phương Đông Cho người nhận
thấy, việc giáo dục tư tưởng chính trị thường xuyên liên hệ với tình hình
đất nước và thế giới được đặc biệt coi trọng.
Trong các văn kiện ra Nguyễn ái quốc khởi thảo và được hội nghị thành
lập đảng thông qua sau này để phản ánh rõ quan điểm về giáo dục của
người trong chính Cương vẫn tắt của đảng với mục "A. Về phương diện xã
hội" đã ghi rõ ở điểm "C. phổ thông giáo dục theo công nông hóa "và
trong "lời kêu gọi", do Nguyễn ái quốc viết nhân dịp thành lập đảng Cộng
sản Việt Nam cũng nêu một trong 10 nhiệm vụ mà đảng thực hiện thực
hành giáo dục toàn dân.
Tóm lại trong thời kỳ này Hồ Chí Minh từ nhận thức thực tiễn đã tiếp thu
quan điểm giáo dục mắt xích Lênin mít, làm cơ sở quan trọng để xây dựng
quan điểm của đảng trong việc xây dựng một nền giáo dục cho toàn dân.
Từ đây, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối giáo dục
của đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ đạo trong suốt quá trình cách mạng
Việt Nam.
3-Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tiếp tục phát triển 1930 1945
Trong chương trình hành động của đảng năm 1932 đã nêu rõ cụ thể những
yêu sách về Về giáo dục như sau: hết thầy con cái các nhà lao động được
học cho tới 16 tuổi bằng tiếng mẹ đẻ các trường học nghề, bách nghệ giáo
dục do nhật nước và bọn chủ chịu phí tổn.Trên cơ sở chủ trương của đảng
đoàn thanh niên cộng sản đã vạch chương trình hành động của mình Về
giáo dục, như dân chủ hóa các trường học, tự do mà các trường tư, tự do tổ
chức việc chị thì trường học đòi đảm bảo cho học sinh sinh viên có việc
làm sau khi hết học
Năm 1934, Người được nhận vào học trường quốc tế mang tên về
V.I.lênin
Trường này đào tạo cán bộ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo của các đảng Cộng
sản trên thế giới. 16/1 /1935 trong thư gửi ban Phương Đông của quốc tế
Cộng sản, Nguyễn ái quốc nêu lên trình độ lý luận và chính trị rất thấp của
phần đông đảo đảng viên của đảng Cộng sản ở Đông Dương, Trung Quốc,
Xiêm, Mã Lai. Theo người đó là hậu quả của tình trạng thiếu kiến thức lý
luận. Vì vậy, Nguyễn ái quốc đã khẩn thiết đề nghị ban Phương Đông tạo
điều kiện cho các đồng chí được tiếp thu những kiến thức sâu đậm nhất mà
mỗi chiến sĩ đều có. Đề nghị nêu trên chứng tỏ Nguyễn ái quốc đã nhận
thấy sự cần thiết phải nâng cao trình độ văn hóa chính trị cho cán bộ cách
mạng.
15
Tháng 1/1941 nguyễn ái quốc về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây
cũng là bước phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt
Nam. Bên cạnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân
tộc nghị quyết đã nhấn mạnh: trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục không
những phải tích cực chống văn hóa, giáo dục nô dịch của thực dân Pháp,
phát xít Nhật mà còn phải xây dựng nền văn hóa, giáo dục mới của một xã
hội độc lập tự do văn minh tiến bộ "chương trình Việt Minh", văn kiện
kèm theo nghị quyết trung ương lần thứ tám một chín 41 mà Nguyễn ái
quốc đã chú chỉ dẫn Thảo, ghi rõ nội dung văn hóa giáo dục và giáo dục
đối với các tầng lớp nhân dân.
Năm 1943, đề cương văn hóa của đảng đã đề ra ba nguyên tắc để xây dựng
nền văn hóa mới của Việt Nam: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hoá.
Trong thời gian 1941 1945, có một sự kiện liên quan đến hoạt động giáo
dục của Nguyễn ái quốc. Ở khu căn cứ bắt bỏ, Nguyễn đại Quốc đã dậy
chữ cho cán bộ cách mạng người dân tộc không biết đọc, biết viết với
phương pháp dạy dễ hiểu, phù hợp với trình độ của người học Nguyễn ái
quốcChỉ một thời gian ngắn, cán bộ ở cơ quan khu căn cứ địa đều đọc
thông, viết Thạo.
Cũng trong thời gian ở Bắc bỏ Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều thơ ca nhiều
bài báo đăng trên tờ Việt Nam độc lập để vận động, giáo dục quần chúng
làm cách mạng "lịch sử nước ta" là một trong những tác phẩm có giá trị và
ý nghĩa tác động đến đông đảo quần chúng nhân dân khơi dậy lòng yêu
nước tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc:
"dân ta xin nhớ chữ đồng,
Đồng tình, Đồng sức đồng lòng đồng minh"
Về giáo dục trong thời kỳ này Hồ Chí Minh tập trung vào những quyền cơ
bản của con người trong đó có quyền được học tập đã bị bọn thực dân tất
bỏ. Vì vậy nhân dân ta vùng lên đấu tranh để giải phóng dân tộc cũng đòi
hỏi những quyền cơ bản và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp
Từ tháng tám 1942 đến tháng 9/1943 Hồ Chí Minh lần được bị giam trong
30 tù của chính phủ tưởng giới Thạch. Tác phẩm nhật ký trong tù cũng
được ra kể ra đời thời kỳ này trong đó bài thơ "dạ bán "là một tuyên ngôn
về giáo dục con người
"Ngủ thì ai cũng như lương thiện
tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, Hiền
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục gần với nhận thức nhân tri sơ
tính bản thiện, xong nhấn mạnh đến tác động của xã hội, Ảnh hưởng của
16
gia đình, nhanh chóng làm thay đổi bản chất con người. Vì vậy cần phải
tiến hành giáo dục có định hướng theo một chủ đích nhất định
Tóm lại tư tưởng thời kỳ này có bước phát triển lớn, Từ những nhận thức
về giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã bắt đầu
xây dựng một hệ thống quan điểm những quan điểm này trở thành đường
lối giáo dục của đảng trong các văn kiện của đảng như chánh cương vắn
tắt, luận cương chính trị, chương trình Việt Minh, đề cương văn hóa Việt
Nam.
4-Thời kỳ hình thành triết lý Hồ Chí Minh về giáo dục 1945 1969
Tháng tám năm một chín 45: cách mạng thành công, nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời. Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ nước bàn về
những nhiệm vụ cấp bach của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ngày3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra việc diệt giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm. Người nói về "vấn đề thứ hai, nạn dốt là một trong những
phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90
năm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc,
học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ"
Hệ thống giáo dục phổ thông được cải tổ và xây dựng bức đầu nhằm mục
đích của nền giáo dục dân chủ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là
tôn trọng nhân phẩm rèn luyện chị khí, phát triển tài năng để phục sự đoàn
thể và đóng góp vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa và thư tết trung thu, Chúng ta không chỉ thấy được sự
quan tâm của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc chăm lo thế hệ trẻ mà còn
thấy rõ tình cảm của người đối với các cháu thiếu nhi
Ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng
nổ. Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, dẫn chỗ trọng mở mang
giáo dục kháng chiến là bộ ở trường chuyên môn về nghề nghiệp, chính trị,
quân sự, xúc tiến bình dân học vụ
Năm 1950, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, giáo dục cần có sự chuyển
hướng mạnh mẽ. Vì vậy đảng và chính phủ đã quyết định tiến hành việc
cải cách giáo dục lần thứ nhất để xây dựng nền giáo dục mới giáo dục dân
chủ nhân dân.
Sau khi mình miền Bắc hoàn toàn giải phóng và tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đảng và nhà nước lại tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ
hai 1956 để phát triển giáo dục dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa
Năm 1960, đại hội đảng lần thứ baĐã quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí
17
Minh, nhấn mạnh nguyên lý giáo dục gắn với chính trị xã hội. Nguyên lý
này chỉ đạo mọi hoạt động của trường phổ thông, thực hiện theo phương
châm kết hợp giáo dục với lao động sản xuất, kết hợp lý luận với thực tế
giáo dục nhà trường phục vụ đời sống xã hội.
Hồ Chí Minh sách động nhiều phong chào thi đua học tậpỞ các cấp các cơ
quan các trường học
Trước khi Vĩnh biệt chúng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh trong di chúc đã thiết
tha căn dặn bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan
trọng và rất cần thiết. Nhân dân ta theo tư tưởng của người đã tiếp tục xây
dựng và phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Kết luận: qua các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục của
Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy rằng từ ảnh hưởng của giáo dục truyền
thống dân tộc, những di sản văn hóa, giáo dục nhân loại, người đã tiếp thu
tư tưởng giáo dục mác xít Lênin lít và xác lập tư tưởng của mình. Tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối, chính sách giáo dục
của đảng và nhà nước ta. Đó là Hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh trên
các vấn đề: vị trí, vai trò giáo dục, mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung
giáo dục, phương châm, phương pháp giáo dục
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục giúp chúng ta hiểu rõ hệ
thống tư tưởng này của người cũng như những giá trị của tư tưởng giáo
dục Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục của nước ta trong giai đoạn
hiện nay và tương lai.
18
Câu 6. Phân tích quá trình phát triển tưởng HCM về giáo dục giai
đoạn 1945-1969
- TT HCM về giáo dục là 1 bộ phận trong TT HCM .
- T8-1945 CMT8 thành công, nước VNDCCH ra đời. Trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ bàn về “những nhiệm vụ cấp bách của nhà ớc
VNDCCH” Người đã đề ra việc diệt giặc đói, giặc dốt giặc ngoại xâm.
Người nói về “vấn đề thứ 2, nạn dốt 1 trong những phương pháp độc
ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi năm đồng bào
chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần 3 tháng là để học đọc, học viết tiếng nước
ta theo vần quốc ngữ. 1 dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu, vì vậy tôi đề nghị mở
1 chiến dịch chống nạn chữ...” phong trào xóa nạn chữ lan rộng
khắp cả nước, thu hút hàng triệu ng đi học, với nhiều hình thức tổ chức lớp
học sinh động sáng tạo. Hệ thống giáo dục phổ thông đc cải tổ và xây dựng
bước đầu nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục, dân chủ nhân dân theo tt
HCM. Đó là tôn trọng nhân Phẩm, rèn luyện chí khí, Phát triển tài năng để
phụng sự đoàn thể và góP Phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại.
- Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
VNDCCH và thư gửi tết Trung thu, chúng ta k chỉ thấy đc sự quan tâm của
Người đối với thế hệ trẻ còn thấy tình cảm của Người với các cháu
thiếu nhi.
- Ngày 19/12/46 cuộc kháng chiến toàn quốc chống td PháP bùng nổ.
Đảng ta đứng đầu chủ tịch HCM , vẫn chú trọng mở mang giáo dục
kháng chiến - 1950, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, giáo dục cần
sự chuyển hướng mạnh mẽ. vậy đảng Chính Phủ đã tiến hành cuộc
cải cách giáo dục lần t1để xây dựng nền giáo dục mới – gd dcnd - Sau khi
miền B hoàn toàn giải Phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đ và
19
Nhà nước lại tiến hành cuộc cải cách GD lần t2(1956) để phát triển GD
dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng nền gd XHCN - Năm 1960, Đại hội Đ
lần thứ III đã quán triệt sâu sắc tt HCM, nhấn mạnh nguyên lý GD gắn với
CT-XH, thực hiện theo Phương châm “ kết hợp GD với LĐSX, kết hợp
luận với thực tế giáo dục nhà trường phục vụ đời sống XH”
- Trong thời kỳ đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược cả nước, Đ ta
đã chỉ đạo chuyển hướng công tác gd phù hợp với tình hình mới. Dù trong
điều kiện chiến tranh rất khó khăn, gian khổ nhân dân ta vẫn thực hiện
phong trào thi đua 2 tốt do chủ tịch HCM phát động. phong trào làm nảy
sinh nhiều đơn vị GD tiên tiến mà Trường Bắc Lý ( Hà Nam ) là lá cờ đầu
của ngành giáo dục nước ta.
- Trước khi mất, trong di chúc Người đã căn dặn “bồi dưỡng thế hệ CM
cho đời sau1 việc rất quan trọng và cần thiết”. ND ta theo tt của Người
đã tiếp tục xây dựng và phát triển nền GD XHCN.
- Qua các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng GD của HCM , có thể
nhận thấy rằng từ ảnh hưởng của GD truyền thống dân tộc, những di sản
VH, GD nhân loại, Người đã tiếp thu tưởng gd M-LN xác lập tt của
mình. Tư tưởng GD HCM đã trở thành đường lối, chính sách giáo dục của
Đảng Nhà nước ta. Đó hệ thống tưởng của HCM trên các vđê: vị
trí, vai trò gd, mđ, nv, nd gd, phương châm, pp gd
- Nghiên cứu tt HCM về gd giúp chúng ta hiểu hệ thống tt này của
Người cũng như giá trị của tt gd HCM đối với công tác gd của nước ta
hiện nay và mai sau
20
| 1/50

Preview text:

ĐỀ CƯƠNG TTHCM VỀ GIÁO DỤC
Câu 1: Phân tích truyền thống giáo dục của gia đình, quê hương và
dân tộc ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
-Truyền thống Việt Nam
việt Nam là một nước có một nền văn hiến lâu đời. Sức mạnh của nền văn
hiến đó đã góp phần to lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân dân ta.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã xây đắp lên nhiều
truyền thống tốt đẹp, đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân ái, kiên
cường, bất khuất, cần cù, hiếu học... Hồ Chí Minh tiếp thu rất sớm và sâu
sắc những truyền thống tốt đẹp đó.
Về truyền thống hiếu học, Hồ Chí Minh đã nhận xét: "người An Nam rất
hiếu học. Trong các tầng lớp xã hội, người Sĩ phu chiếm địa vị hàng đầu.
Có con học giỏi là một niềm vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên dù có nghèo
đói đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm cách cho con cái được học hành. "Nữa
bụng chữ bằng một hũ vàng" là một câu tục ngữ biểu hiện nhiệt tình ham
muốn có học thức của dân tộc An Nam. Ở làng xã nào cũng có trường
công và trường tư. Chữ nho rất khó học thế mà hầu hết người An Nam đều
biết ký tên bằng chữ hán. Nạn mù chữ hầu như không còn, Hán học có thể
đưa vào An Nam những tư tưởng tiến bộ phương tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản."
Theo quan niệm của dân tộc việt thì người đi học có ba mục đích: một là
để hiểu biết Cường thương đạo lý, hai là học để thi ra làm quan, mang tài
ra để kinh bang Tế thế, làm tròn sứ mệnh của kẻ sĩ đối với vua, với nước
và cũng là để hưởng công danh lâu dài, ba là đối với dân quê, dù chân lấm
tay bùn cũng cố gắng để cho con đi học năm ba năm lấy chữ để biết đọc
gia phả của dòng họ, biết viết văn tự mua bán nhà cửa, trâu bòĐể khỏi bị người khác lừa gạt.
Bên cạnh đó, giáo dục Việt Nam rất chú trọng đến truyền thống "tôn sư
trọng đạo". Dân gian có thường truyền tụng rằng: "nhất tự vi sư, bán tự vi
sư "một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy hay "Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Truyền thống giáo dục trong truyền thống văn hóa của dân tộc đã góp phần
quan trọng trong việc hình thành tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Người
đã kế thừa những tinh hoa trong truyền thống giáo dục dân tộc cả về mục
đích, nội dung, phương pháp giáo dục để hình thành hệ thống tư tưởng
riêng của mình về giáo dục.
-truyền thống hiếu học của quê hương 1
Hồ Chí Minh sinh ra tại làng hoàng Trù, thuộc xã chung Cự, tổng Lâm
Thịnh, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an, nay thuộc xã kim Liên và làng
hoàng Trù quê nội và quê ngoại của Hồ Chí Minh, nơi đây ruộng đất khô
cằn, đời sống của nhân dân rất khổ cực. Ca dao có câu:
"Làng sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo, tảo tần quanh năm"
Khi nói về quê hương Nam đàn, nhà sử học Phan huy chú đã nhìn thấy quê
hương mình không chỉ là vùng quê đất xấu dân nghèo tập tục cần kiệm,
nhà nông chăm chỉ làm ruộng nương ,học học trò ham học hành, mà là nơi
núi cao sông rộng, phong tục thuần hậu, cảnh tượng tươi sáng gọi là đất
danh tiếng hơn cả năm châu. Người thì đôn hậu chăm học...Được Ý tốt của
núi sông nên sinh ra nhiều thiên tài"
Tuy đất đai căn cối, đời sống nghèo nàn, những người dân xứ nghệ có
truyền thống hiếu học từ lâu. Nói đến truyền thống hiếu học của quê
hương, riêng việc đỗ đạt, sử sách có ghi: người mở đầu cho niên khoa
bảng ở Nghệ an là Trạng nguyên Bạch Liêu, quê ở Nguyên Xá, diễn châu,
Đỗ khoa đinh dần, tức năm Thiệu Long thứ chín, đời Trần thánh tông
1266. Ở Nam đàn, đến năm Quang Thuận thứ 10, khoa Kỷ Sửu 1469, đời
lê thánh tông, mới có người đỗ đại khoa. Đó là đỗ Thiện Chương, quê ở
Nam Hòa thượng, ông đỗ Tiến Sĩ năm 18 tuổi.
Nếu tính từ năm gia long thứ sáu 1807 là khoa thi đầu tiên, cho đến năm
1918 là khoa thi hương cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là khoa thi
hương năm cuối trong nền khoa cử cũ của Việt Nam thì cả nước có 5424
người đỗ cử nhân, thí sinh vùng đất nghệ đãchiếm bạn 712 người, trong đó
Nam đàn trên 120 người, nghĩa là bằng 1/6 của cả tỉnh.
Nam đàn cũng nổi tiếng không chỉ vì nhiều người đồ đạt, mà còn vì hiếu
học, khổ học, thông minh, trí tuệ trong sáng, có nghĩa khí, trọng đạo lý
làm người, yêu nước, chống quan trường, dám can viện trái, dám trình bày
việc phải với người trên mà không sợ uy quyền, đào tạo được nphiều
người thành danh. Do đó, ngoài những người có tên trong bản vàng, có
học vị, còn bao nhiêu người khác, học vị uyên thâm, tư duy sáng Lạng,
nhưng không đi thi hoặc thi không đỗ. Họ chỉ là những ông đồ, anh học,
anh nho nhưng được nhân dân mến phục, ca người chí khí học tập.
Thủa thiếu thời, Nguyễn Tất Thành còn được học với một số thầy ở quê
hương và các thầy cũng để lại trong tâm trí người những hình ảnh, tình
cảm không phai mờ. Trong số này, người thầy đã để lại những ấn tượng
sâu sắc nhất là thầy Vương Thúc quý, con trai của cụ Vương Thúc Mậu
một nghĩa sĩ của phong trào cần Vương chống Pháp. Thì Quý dạy cho học 2
sinh lòng yêu nước, cách suy nghĩ, dễ hiểu, chứ không theo lối" tầm chương trích cú"
Truyền thống hiếu học của quê hương Nam đàn và tấm gương những
người thầy dạy tại quê nhà đã ảnh hưởng đến người về cả mặt tư tưởng,
tình cảm. Điều đó, không chỉ có tác dụng hình thành ý chí nghị lực của
người ngay từ thời thiếu niên mà còn có phần hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục. -Gia đình
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nơi ấy chứa
đựng những nét Đẹp của một gia đình Việt Nam truyền thống, đồng thời
lại có nét đặc trưng của một gia đình trí thức gia giáo. Ông ngoại của
người là một nhà nho có uy tín, giầu tình yêu thương, cưu mang con em
nhà nghèo học tập. Chính cha của người làm Nguyễn sinh sắc, thuở nhỏ đã
được ông ngoại đem về nuôi dậy trong nhà, lớn lên gả con gái cho và giúp gây dựng thành tài.
Từ thủa nhỏ, Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục
có nét đẹp của gia đình. Trước khi được học trong nhà trường, người đã
được cha dạy những nét chữ đầu tiên. Nguyễn sinh sắc theo truyền thống
gia đình, trong khi dậy chữ cho con đã chú trọng việc giáo dục lòng yêu
nước, yêu thương con người, yêu nhân dân lao động. Ông đã trải qua ba
lần thi hội để có được học vị phó bảng nhưng lại từ chối làm quan trong
triều đình phong kiến. Mẹ người là bà hoàng Thị loan, một người phụ nữ
cần mẫn, chăm chỉ lao động, đôn hậu, đảm đang. Đối với các con của bà,
bà thường dạy những điều "đói cho sạch, rách cho thơm", và những bài ca
dao tục ngữ bài về mang nặng nghĩa tình non nước, thắm đượm đạo lý làm người.
Từ sự giáo dục tốt đẹp của gia đình, Hồ Chí Minh đã noi gương hiếu học
của cha, thương yêu đồng bào, sớm hình thành chỉ hướng cách mạng,
quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Chiếc nôi gia đình không những đã
hình thành những nét nhân cách tốt đẹp đầu tiên ở Hồ Chí Minh là còn để
lại những giá trị sâu sắc trong tư tưởng giáo dục của người về sau. 3
Câu 2: Phân tích những tinh hoa giáo dục của nhìn lại ảnh hưởng đến
sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
-tinh hoa giáo dục Phương Đông
Đối với văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu ngay từ thủa ấu
thơ, vừa được bồi dưỡng thêm trong suốt chặng đường hoạt động cách
mạng sau này. Nói đến văn hóa phương Đông đầu thế kỷ 20, trước hết phải
kể đến những học thuyết của khổng tử và những tư tưởng của Phật giáo.
Khổng tử người sáng lập nho giáo, là một nhà giáo dục tiêu biểu. Ông cho
rằng, môi trường xã hội có tác dụng to lớn đối với việc hình thành và thay
đổi tính người. Bản tính con người, thoạt tiên khi được sinh ra thì cũng gần
giống nhau, nhưng do tập nhiệm xã hội mà thành gia khác nhau: "tính
tương cận dã,tập tương viễn dã",tính người không phải là bẩm sinh mà là
khả biến, bản tính con người được hình thành dưới ảnh hưởng của môi
trường và giáo dục. Kế thừa tư tưởng của khổng tử, Hồ Chí Minh quan
niệm: "thiện, ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục nguyên nhân" Tức là:
"hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Không tự là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại nêu lên chủ trương giáo
dục không phân biệt chủng loại, giầu nghèo, sang Hèn, Thiện ác. Tư tưởng
hữu giáo vô loại của khổng tử đã thể hiện tính chất tiến bộ trong điều kiện
xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt khi đó.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương
phát động bình dân học vụ để xóa mù chữ, mở mangtri thức cho tất cả mọi
người chấm điểm đặc biệt là nếu trong Nho giáo,Phụ nữ là đối tượng
không được hưởng giáo dục thì Hồ Chí Minh quan niệm phụ nữ là phân
nửa xã hội cho nên phụ nữ cũng cần được học tập như nam giới để tỏ rõ
vai trò của mình trong xã hội.
Về nội dung giáo dục, cái toát yếu của khổng tử là trọng giáo dục học trò
vấn đề hành vi đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với quốc gia, đối với vua,
với cha mẹ, với anh em, bạn bè. Điều này cũng phù hợp với nội dung giáo
dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về nguyên tắc và phương pháp giáo dục, theo khổng tử đối với việc học,
trước tiên phải lập chí, đối với việc dạy thì phải tùy theo tỉnh tỉnh, trình độ
của đối tượng mà dậy. Khổng tử đã tiến hành giáo dục học trò theo phương
pháphọc kết hợp với suy nghĩ, học gắn liền với tập, học đi đôi với hành, và
ông đã sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở, nêu gương trong dạy học.
Ông đã nêu lên tư tưởng về quan hệ giữa học và tập: học mà thường xuyên 4
thực tập, chẳng cũng vui sao
Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: học để hành: học với hành phải đi đôi. Học
mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
Khổng Tử coi trọng phương pháp Nêu gương trong giáo dục. Không tự
thương lấy những nhân cách lớn như thánh Hiền, thánh nhân, quân tử làm
gương giáo dục học trò từ những cử chỉ,hành động, việc làm của mình của
mình để ảnh hưởng tới học trò.
Hồ Chí Minh quan niệm về tinh thần hiếu học: "học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi".
Người nói:" khẩu hiệu học không biết chán,dạy không biết mỏi" treo trong
phòng họp chính là của Khổng Tử là phong kiến và trong học thuyết của
Khổng Tử có những điểm không Đúng, xong những điều hay trong đó thì chúng ta nên học
Tư tưởng giáo dục nho giáo có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Sau này khi về nước lãnh đạo cách mạng,
Hồ Chí Minh đã hay dùng những khái niệm của nho giáo để tuyên truyền,
giáo dục, vận động quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó,Người cũng coi
trọng và tiếp thu tinh thần nhân ái, vị tha, hướng đến cái diện của Phật để xây dựng xã hội mới.
-Tinh hoa giáo dục phương tây
Trong một thời gian ngắn 1904 -1908, học tập ở trường tiểu học Pháp -
việt ở Vinh, trường tiểu học pháp - việt Đông Ba ở Huế và trường Quốc
học Huế, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu Được những kiến thức nhất định
về lịch sử, văn học, triết học của Pháp và châu âu nói chung. Sau này, đến
các nước lớn ở phương tây Như Pháp, anh, Mỹ..., Nguyễn Tất Thành vừa
lao động, vừa tự học ngoại ngữ ở nước đó để tìm hiểu về nền văn hóa, giáo
dục của họ. Người đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa dân
chủ và cách mạng phương tây như: tư tưởng tự do bình đẳng trong tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng Pháp năm 1789, Tư
tưởng dân chủ, về Quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ nam 1776. 5
Câu 3: cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lí luận
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành Nguyễn ái quốc
đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có tư tưởng giáo dục. Đây là cơ
sở lý luận con trọng nhất của việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung và tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh nói riêng
-Về mục đích, tính chất và vai trò của giáo dục
Các mác và ph.ăngghen là những người đầu tiên đã nghiên cứu giáo dục
một cách khoa học. Ăngghen lên khẳng định: nền công nghiệp do toàn xã
hội thực hiện một cách tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con
người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất.
Như thế, mục đích của nền giáo dục cộng sản là: làm cho những thành
viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát
triển toàn diện của mình. Trên tinh thần đó các nhà kinh điển macxit đều
khẳng định mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là đào tạo những
con người xã hội chủ nghĩa, những người lao động mới có Ý thức và đạo
đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa và khoa học tiên tiến, có năng
lực lao động cần thiết , có óc thẩm mỹ, có sức khỏe tốt, đó là những con
người phát triển toàn diện.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong quan điểm của chủ nghĩa mác
Lênin, trong thư gửi học sinh đầu tiên khi đất nước độc lập tháng 9/1945
Hồ Chí Minh khẳng định: nền giáo dục Việt Nam sẽ đào tạo các em nên
những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, nền giáo dục làm phát
triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra tính chất giáo dục được quy định bởi các điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Tính chất giáo dục bao giờ cũng Phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các cơ quan sản xuất vốn
có hình thái kinh tế xã hội. Các mác, ăn ghen và sau này là Lênin và Hồ
Chí Minh đều khẳng định tính giai cấp của nền giáo dục. Trong xã hội có
giai cấp, giáo dục trở thành công cụ quan trọng của giai cấp cầm quyền,
phục vụ cho mục đích chính trị của nó: về giáo dục, Chế độ khác thì giáo dục cũng khác.
, Ngoài ra còn giáo dục mang tính phổ biến, vĩnh hằng. Các ông cho rằng,
giáo dục chỉ có ở xã hội loài người, đó là một phần không thể tách rời của
đời sống xã hội loài người, giáo dục có ở mọi thời đại mọi thiết chế xã hội khác nhau.
Do đó, Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải thể hiện được bản
chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đó là tính công bằng xã hội, dân chủ, tiến 6
bộ và khoa học trong giáo dục
Thông qua mục đích, tính chất, giáo dục thể hiện vai trò rất quan trọng đối
với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và đối với việc quốc gia
dân tộc nói riêng. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa mác đã thừa nhận rằng
giáo dục có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân, thông qua đó giáo dục góp phần quyết định sự vận động và
phát triển xã hội. Các ông được khẳng định: tri thức là vũ khí kỳ diệu của
quần chúng tự giải phóng mình và phát triển toàn diện mọi khả năng của
mình, hơn thế nữa tương lai của là người hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo
dục thế hệ công dân đang lớn lên: công tác giáo dục sẽ làm cho những
người trẻ tuổi có Khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản
xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất
này sang ngành sản xuất nọ tùy theo nhu cầu của xã hội hoặc tùy theo sở
thích của bản thân họ. Do đó, công tác giáo dục sẽ làm cho họ thoát khỏi
tình trạng một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải theo.
-Về nguyên lý, phương pháp, hình thức và nội dung giáo dục
Các nhà kinh điển matxích thống nhất với nhau khi đề ra những nguyên lý,
phương pháp, hình thức và nội dung giáo dục. Theo đó các ông đã khẳng
định dạy học phải lấy người học làm trung tâm, dậy học phải phát huy tối
đa tính độc lập, sáng tạo và tích cực của người học, giáo dục phải kết hợp
với tự giáo dục, đa dạng hóa các hình thức trong giáo dục, không tập
thường xuyên và học tập suốt đời.
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, các nhà mác xít chị rõ nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa phải đảm bảo học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục gắn liền với lao động, sản xuất. Hơn nữa, nền giáo dục này phải
đảm bảo sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực
hiện các nhiệm vụ giáo dục.
Trong đó, phương pháp giáo dục phải tổng hợp các phương pháp dạy và
học. Dậy phải đảm bảo đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kết
hợp giữa học tập với vui chơi. Và theo đó, phương pháp dạy học trong nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa phải linh động cho từng đối tượng của người
học dựa theo lứa tuổi, cấp học, bật học của từng học sinh. Phương pháp
dạy học này hoàn toàn trái ngược với phương pháp nhồi sọ của nền giáo
dục phong kiến, nền giáo dục thực dân
Để đạt được những yêu cầu của nền giáo dục mới này, hình thức giáo dục
phải được thay đổi tương xứng. Việc dạy và học phải kết hợp vĩnh viễn về
cả hình thức truyền thống lẫn hình thức hiện đại, theo đó dạy và học không
chỉ diễn ra ở mọi lúc mọi nơi học ở trường học ở sách vở học lẫn nhau học 7
tập ở nhân dân trong lao động.
Trên tinh thần đó, nội dung giáo dục phải được bổ sung vào hoàn thiện.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra nội dung của nền giáo dục
toàn diện là phải bao gồm: Đức Dục, trí dục, Thể dục và Mỹ dục. Các ông
đặc biệt quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đạo đức cách mạng
và giáo dục lý luận chính trị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Thế giới quan và phương pháp luận mác Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn
nhận, đánh giá, phân tích tổng kết các học thuyết tư tưởng đương thời cũng
như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để tìm ra conĐường đúng
đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong quá trình tiếp thu,
vận dụng lý luận của chủ nghĩa mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam Hồ Chí Minh không áp dụng một cách máy móc, giáo điều, kinh viện
mà phát triển lý luận của chủ nghĩa mác Lênin một cách rất sáng tạo.
Người coi việc học tập chủ nghĩa mác Lênin là phải học tập tinh thần của
chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập lập trường quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa mác Lênin để áp dụng lập trường quan điểm và phương pháp ấy
mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công táccách mạng của chúng ta.
Tiếp thu tinh thần của chủ nghĩa mác Lênin, Vận dụng sáng tạo vào thực
tiễn giáo dục Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu bật tính công bằng, dân chủ
và khoa học của nền giáo dục mới. Theo đó, nền giáo dục mới này phải là
nền giáo dục của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nền giáo dục mới
này phải thật sự khoa học, cách mạng và triệt để. Hơn nữa người Người
khẳng định giáo dục có vai trò to lớn cho sự vận động và phát triển của các
lĩnh vực trọng yếu trong đời sống xã hội, trong quá trình xây dựng xã hội
mới xã hội xã hội chủ nghĩa: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi
mỗi đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hóa, học tập khoa học kĩ thuật.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Về giáo dục được phát triển lên một tầm cao mới với bản chất khoa học,
cách mạng và nhân văn theo hướng dân tộc và hiện đại.
2- Cơ sở thực tiễn
-tinh hoa giáo dục Phương Đông
Đối với văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu ngay từ thủa ấu
thơ, vừa được bồi dưỡng thêm trong suốt chặng đường hoạt động cách
mạng sau này. Nói đến văn hóa phương Đông đầu thế kỷ 20, trước hết phải
kể đến những học thuyết của khổng tử và những tư tưởng của Phật giáo.
Khổng tử người sáng lập nho giáo, là một nhà giáo dục tiêu biểu. Ông cho
rằng, môi trường xã hội có tác dụng to lớn đối với việc hình thành và thay 8
đổi tính người. Bản tính con người, thoạt tiên khi được sinh ra thì cũng gần
giống nhau, nhưng do tập nhiệm xã hội mà thành gia khác nhau: "tính
tương cận dã,tập tương viễn dã",tính người không phải là bẩm sinh mà là
khả biến, bản tính con người được hình thành dưới ảnh hưởng của môi
trường và giáo dục. Kế thừa tư tưởng của khổng tử, Hồ Chí Minh quan
niệm: "thiện, ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục nguyên nhân" Tức là:
"hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Không tự là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại nêu lên chủ trương giáo
dục không phân biệt chủng loại, giầu nghèo, sang Hèn, Thiện ác. Tư tưởng
hữu giáo vô loại của khổng tử đã thể hiện tính chất tiến bộ trong điều kiện
xã hội phân chia đẳng cấp rõ rệt khi đó.
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương
phát động bình dân học vụ để xóa mù chữ, mở mangtri thức cho tất cả mọi
người chấm điểm đặc biệt là nếu trong Nho giáo,Phụ nữ là đối tượng
không được hưởng giáo dục thì Hồ Chí Minh quan niệm phụ nữ là phân
nửa xã hội cho nên phụ nữ cũng cần được học tập như nam giới để tỏ rõ
vai trò của mình trong xã hội.
Về nội dung giáo dục, cái toát yếu của khổng tử là trọng giáo dục học trò
vấn đề hành vi đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với quốc gia, đối với vua,
với cha mẹ, với anh em, bạn bè. Điều này cũng phù hợp với nội dung giáo
dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về nguyên tắc và phương pháp giáo dục, theo khổng tử đối với việc học,
trước tiên phải lập chí, đối với việc dạy thì phải tùy theo tỉnh tỉnh, trình độ
của đối tượng mà dậy. Khổng tử đã tiến hành giáo dục học trò theo phương
pháphọc kết hợp với suy nghĩ, học gắn liền với tập, học đi đôi với hành, và
ông đã sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở, nêu gương trong dạy học.
Ông đã nêu lên tư tưởng về quan hệ giữa học và tập: học mà thường xuyên
thực tập, chẳng cũng vui sao
Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: học để hành: học với hành phải đi đôi. Học
mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
Khổng Tử coi trọng phương pháp Nêu gương trong giáo dục. Không tự
thương lấy những nhân cách lớn như thánh Hiền, thánh nhân, quân tử làm
gương giáo dục học trò từ những cử chỉ,hành động, việc làm của mình của
mình để ảnh hưởng tới học trò. 9
Hồ Chí Minh quan niệm về tinh thần hiếu học: "học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi".
Người nói:" khẩu hiệu học không biết chán,dạy không biết mỏi" treo trong
phòng họp chính là của Khổng Tử là phong kiến và trong học thuyết của
Khổng Tử có những điểm không Đúng, xong những điều hay trong đó thì chúng ta nên học
Tư tưởng giáo dục nho giáo có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Sau này khi về nước lãnh đạo cách mạng,
Hồ Chí Minh đã hay dùng những khái niệm của nho giáo để tuyên truyền,
giáo dục, vận động quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó,Người cũng coi
trọng và tiếp thu tinh thần nhân ái, vị tha, hướng đến cái diện của Phật để xây dựng xã hội mới.
-Tinh hoa giáo dục phương tây
Trong một thời gian ngắn 1904 -1908, học tập ở trường tiểu học Pháp -
việt ở Vinh, trường tiểu học pháp - việt Đông Ba ở Huế và trường Quốc
học Huế, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu Được những kiến thức nhất định
về lịch sử, văn học, triết học của Pháp và châu âu nói chung. Sau này, đến
các nước lớn ở phương tây Như Pháp, anh, Mỹ..., Nguyễn Tất Thành vừa
lao động, vừa tự học ngoại ngữ ở nước đó để tìm hiểu về nền văn hóa, giáo
dục của họ. Người đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa dân
chủ và cách mạng phương tây như: tư tưởng tự do bình đẳng trong tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng Pháp năm 1789, Tư
tưởng dân chủ, về Quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ nam 1776. 10
Câu 4: Phân tích vai trò chủ quan Hồ Chí Minh trong việc hình thành
tư tưởng của người về giáo dục
Tư tưởng được khẳng định là sản phẩm của con người, là mặt hoạt động
tinh thần do con người sáng tạo nên không chỉ dựa trên những điều kiện
khách quan mà còn trên cơ sở nhân tố chủ quan. Tư tưởng Hồ Chí Minh
nói trung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó
Hồ Chí Minh là một con người rất thông minh, hiếu học, nhảy bén với cái
mới, có khát vọng và lý tưởng đúng đắn. Lúc nhỏ, người là một học trò
thông minh, thích làm và tìm hiểu những điều mới lạ. Người thăm đọc thơ
ca yêu nước, thích nghe những câu chuyện về anh hùng dân tộc. Những
câu chuyện về thời cuộc đã sớm giáo dục Hồ Chí Minh tinh thần yêu nước,
thương nòi, Hình thành ở người lý tưởng, khát vọng giải phóng dân tộc một cách triệt để.
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Hồ Chí Minh đã tìm tòi phương
pháp giáo dục mới và áp dụng trong thực tế. Khi dạy học tại trường Dục
Thanh(9/1910-2/1911),tất Thành đã có những phương pháp giáo dục rất
mới, rất tiến bộ vào thời đó. Thầy Thành được phân công dạy hám văn tả
quốc ngữ. Không chỉ dạy kiến thức trên lớp, thầy Thành còn áp dụng nhiều
phương pháp dạy lý thú và bổ ích. Vào những ngày nghỉ, thầy Thành
thường hướng dẫn học sinh tham quan thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
trong vùng, nhân đó kể các câu chuyện hay đọc các bài ca yêu nước trong
phong trào Đông du hay trong các cuộc vận động duy tân cho học sinh
nghe, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm đoàn kết, yêu nước cho học sinh.
Phẩm chất này được phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của người.
Như vậy, giữa vô vàn học thuyết khác nhau,Đối lập nhau thì Hồ Chí Minh
đã tìm ra được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn và con đường để đi
từ lý thực hiện mục tiêu, lý tưởng ấy.
Ở Hồ Chí Minh còn có ý chí tự lực, quyết tâm vừa lên không ngừng trong
học tập để trang bị và nâng cao kiến thức của người. Ngay từ lúc còn trẻ ở
trong nước đến khi ra nước ngoài, người Đã kiên trì tự bồi dưỡng cho
mình kiến thức văn hóa, xã hội, tiếp tục đi tìm con đường cứu nước bằng
phương pháp tự học trong sách vở, trong thực tế công tác nghiên cứu và
tiếp thu lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại.
Quá trình tự học của Hồ Chí Minh lãnh liền với quá trình lao động của
người. Thời gian người sống và hoạt động ở nước ngoài là những ngày
tháng học tập và chiến đấu bền bỉ, kiên trì, đầy nguy hiểm và cũng là lao
động để kiếm sống để tự học để làm cách mạng.
Nhờ tự học, nhờ lao động, những hoạt động trong phong chào cách mạng, 11
người đã tìm đến được chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành chiến sĩ kiên
cường đấu tranh cho chủ nghĩa yêu nướcvà chủ nghĩa quốc tế vô sản. Cũng
chính nhờ tự học mà Hồ Chí Minh đã có vốn hiểu biết sâu rộng về chính
trị, xã hội và các lĩnh vực khác.
Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn
nêu cao tinh thần tự học, không ngừng chiếm lĩnh những đỉnh cao Trí thức
nhân loại, làm giầu vốn hiểu biết của mình nhằm phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng, cho hạnh phúc của nhân dân. 12
Câu 5: Phân tích quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
các thời kì hình thành TTHCM về GD là quá trình liên tục và gắn liền với
các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến khi
người về cõi vĩnh hằng. Việc phân chia giai đoạn trong quá trình hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cần xác định phải
gắn với chuyển đến lớn rõ rệt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục
Từ đó, ta có thể nhận thức quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục ra làm các thời kỳ chủ yếu sau
1. Thời kỳ ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình và nhà trường (1890-1911)
Từ xưa đến nay, gia đình luôn là nơi hình thành những nét nhăn cách đầu
tiên của mỗi con người. Gia đình Hồ Chí Minh là một gia đình coi trọng
đạo lý. Trong đó, đặc điểm nổi bật là tình thương yêu giữa các thành viên
với nhau. Đó còn là một gia đình sống trong quan hệ thân tình và luôn gắn
kết với bà con chòm xóm. Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong
môi trường giáo dục có nền nếp của gia đình. Chính môi trường giáo dục
Đó đã sớm ảnh hưởng đến người.
Khi học tập ở trường tiểu học Pháp - bản xứ , Nguyễn Tất Thành tiếp xúc
với văn hóa phương tây, suy nghĩ về khẩu hiệu" tự do bình đẳng bác
ái".Những điều được học tập trong sách vở trái ngược với thực tế cuộc
sống trước mắt. Điều này càng làm cho tinh thần, tư tưởng yêu nước của
người thắm sâu và bắt đầu chuyển thành hành động cứu nước. Năm 1906,
Nguyễn Tất Thành đã tham gia công tác bí mật , Nhận công tác liên lạc,
tháng năm năm 1908, người tham gia phòng chào chống sưu thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế
Tháng sáu năm 1909, Nguyễn Tất Thành đã theo cha vào huyện Bình khê
tỉnh Bình Địnhnhìn ông Nguyễn sinh sắc được cứ làm chi viện ở đó. Để
tiếp tục việc học tập, nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn đi
học thêm tiếng Pháp với thầy Phạm Ngọc Thọ dậy tại trường tiểu học
Pháp bản xứ quy nhơn đã theo chương trình lớp cao đẳng. Sau đó, trên
đường đi từ Quy Nhơn vào Sài Gòn khoảng đầu tháng chín năm 1910,
người đã dừng chân ở Phan Thiết vào dạy ở trường Dục Thanh
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được phân công dậy chữ quốc ngữ và chữ
hán ở lớp Nhi và phụ trách tập thể dục buổi sáng, hướng dẫn học sinh thăm
quan các di tích lịch sự và danh lam thắng cảnh trong vùng. Đây là dịp để
Nguyễn Tất Thành thực hiện những suy nghĩ, dự định của mình về mục
tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục thế hệ trẻ. Công việc của thầy
Nguyễn Tất Thành thuận lợi, vì phần nào phù hợp với tôn chỉ, mục đích của trường dục thanh. 13
Như vậy, gia đình và nhà trường là những yếu tố đầu tiên tác động, hình
thành nhân cách, kiến thức, tư tưởng giáo dục ở Hồ Chí Minh.
2.Thời kỳ Hồ Chí Minh đến với tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩa Mác- Lênin 1911 -1930
Đồn 1911, Nguyễn Tấn Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu
nước. Từ tình cảm gia đình, quê hương đất nước đồng bào đã lớn lên ở Hồ
Chí Minh sự đồng cảm thương yêu những người đồng cảnh ngộ trên thế
giới. Đây là cơ sở hình thành ở người Ý thức đại đoàn kết quốc tế
Là một người yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được, ý nghĩa tầm
quan trọng của giáo dục. Trong bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi
đến Đoàn đại biểu các nước đồng minh dự hội nghị véc xây 1919 và tất cả
các nghị viện của Quốc Hội Pháp, Nguyễn ai Quốc đã yêu cầu cho nhân
dân Việt Nam được tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật và chuyên
nghiệp ở tất cả các tỉnh của người bản xứ.
Từ sau khi trở thành người cộng sản 1920 đến lúc thành lập đảng Cộng sản
Việt Nam 1930, qua hoạt động cách mạng, lao động, tự học, được đào tạo,
bồi dưỡng ngắn hạn tại trường đại học Phương Đông ở Liên Xô 192319
24 vào mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam, truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, Nguyễn ái quốc đã từng bước nâng cao
trình độ về lý luận cách mạng nói chung, Về giáo dục nói riêng. Đây là
một điều kiện quan trọng để người sắt định quan điểm, đường lối giáo dục sau này.
Thời kỳ 1923 1930, trong khi chuẩn bị các yếu tố cho việc thành lập đảng,
với lại quốc có nhiều bài viết tố cáo chế độ thực dân nói chung, chế độ
giáo dục quốc dân nói riêng. Người đã có bài viết "100 trường học,150 đại
lí rượu-kẻ đầu độc người bản xứ"(1921),"mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc
địa"(1921), Vạch trần "tình trạng dốt nát của người dân bản xứ", nếu rõ
"nạn thiếu trường học"(1923). Trong bài "giáo dục quốc dân "1924, người
so sánh cái dã man bôn sê vích và nền văn minh pháp để nêu rõ giáo dục
xô viết là nền giáo dục chân chính, phục vụ nhân dân còn giáo dục pháp là
công cụ thống trị của bọn tư sản đế quốc. Đặc biệt trong tác phẩm Bản án
chế độ thực dântác giả lên án chính sách cai trị nói chung, vì giáo dục nói
riêng của thực dân Pháp, cũng như tất cả bọn thực dân đế quốc ở thuộc địa.
Người nêu rõ làm cho dân ng để dễ trị chính sách này được các nhà cầm
quyền ở các nước thuộc địa của chúng ta dùng nhất
Từ đó người rút ra một số kết luận được xem như một trong những quan
điểm quan trọng vì giáo dục mác xít Lênin mà người đã tiếp thu. Đó là
việc giáo dục tinh thần làm chủ của sinh viên. Đây là nguyên tắc giáo dục
toàn diện, nguyên tắc dân chủ trong nhà trường mà người đã nhận thức 14
trong thực tế một trường học cách mạng. Đó là quan điểm gắn liền học tập
với lao động sản xuấtmà người đã nhận thức và sau này khái quát thành lý
luận. Quả thực tiễn của trường đại học Phương Đông Cho người nhận
thấy, việc giáo dục tư tưởng chính trị thường xuyên liên hệ với tình hình
đất nước và thế giới được đặc biệt coi trọng.
Trong các văn kiện ra Nguyễn ái quốc khởi thảo và được hội nghị thành
lập đảng thông qua sau này để phản ánh rõ quan điểm về giáo dục của
người trong chính Cương vẫn tắt của đảng với mục "A. Về phương diện xã
hội" đã ghi rõ ở điểm "C. phổ thông giáo dục theo công nông hóa "và
trong "lời kêu gọi", do Nguyễn ái quốc viết nhân dịp thành lập đảng Cộng
sản Việt Nam cũng nêu một trong 10 nhiệm vụ mà đảng thực hiện thực hành giáo dục toàn dân.
Tóm lại trong thời kỳ này Hồ Chí Minh từ nhận thức thực tiễn đã tiếp thu
quan điểm giáo dục mắt xích Lênin mít, làm cơ sở quan trọng để xây dựng
quan điểm của đảng trong việc xây dựng một nền giáo dục cho toàn dân.
Từ đây, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối giáo dục
của đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ đạo trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam.
3-Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tiếp tục phát triển 1930 1945
Trong chương trình hành động của đảng năm 1932 đã nêu rõ cụ thể những
yêu sách về Về giáo dục như sau: hết thầy con cái các nhà lao động được
học cho tới 16 tuổi bằng tiếng mẹ đẻ các trường học nghề, bách nghệ giáo
dục do nhật nước và bọn chủ chịu phí tổn.Trên cơ sở chủ trương của đảng
đoàn thanh niên cộng sản đã vạch chương trình hành động của mình Về
giáo dục, như dân chủ hóa các trường học, tự do mà các trường tư, tự do tổ
chức việc chị thì trường học đòi đảm bảo cho học sinh sinh viên có việc làm sau khi hết học
Năm 1934, Người được nhận vào học trường quốc tế mang tên về V.I.lênin
Trường này đào tạo cán bộ, đặc biệt cán bộ lãnh đạo của các đảng Cộng
sản trên thế giới. 16/1 /1935 trong thư gửi ban Phương Đông của quốc tế
Cộng sản, Nguyễn ái quốc nêu lên trình độ lý luận và chính trị rất thấp của
phần đông đảo đảng viên của đảng Cộng sản ở Đông Dương, Trung Quốc,
Xiêm, Mã Lai. Theo người đó là hậu quả của tình trạng thiếu kiến thức lý
luận. Vì vậy, Nguyễn ái quốc đã khẩn thiết đề nghị ban Phương Đông tạo
điều kiện cho các đồng chí được tiếp thu những kiến thức sâu đậm nhất mà
mỗi chiến sĩ đều có. Đề nghị nêu trên chứng tỏ Nguyễn ái quốc đã nhận
thấy sự cần thiết phải nâng cao trình độ văn hóa chính trị cho cán bộ cách mạng. 15
Tháng 1/1941 nguyễn ái quốc về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây
cũng là bước phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt
Nam. Bên cạnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân
tộc nghị quyết đã nhấn mạnh: trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục không
những phải tích cực chống văn hóa, giáo dục nô dịch của thực dân Pháp,
phát xít Nhật mà còn phải xây dựng nền văn hóa, giáo dục mới của một xã
hội độc lập tự do văn minh tiến bộ "chương trình Việt Minh", văn kiện
kèm theo nghị quyết trung ương lần thứ tám một chín 41 mà Nguyễn ái
quốc đã chú chỉ dẫn Thảo, ghi rõ nội dung văn hóa giáo dục và giáo dục
đối với các tầng lớp nhân dân.
Năm 1943, đề cương văn hóa của đảng đã đề ra ba nguyên tắc để xây dựng
nền văn hóa mới của Việt Nam: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hoá.
Trong thời gian 1941 1945, có một sự kiện liên quan đến hoạt động giáo
dục của Nguyễn ái quốc. Ở khu căn cứ bắt bỏ, Nguyễn đại Quốc đã dậy
chữ cho cán bộ cách mạng người dân tộc không biết đọc, biết viết với
phương pháp dạy dễ hiểu, phù hợp với trình độ của người học Nguyễn ái
quốcChỉ một thời gian ngắn, cán bộ ở cơ quan khu căn cứ địa đều đọc thông, viết Thạo.
Cũng trong thời gian ở Bắc bỏ Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều thơ ca nhiều
bài báo đăng trên tờ Việt Nam độc lập để vận động, giáo dục quần chúng
làm cách mạng "lịch sử nước ta" là một trong những tác phẩm có giá trị và
ý nghĩa tác động đến đông đảo quần chúng nhân dân khơi dậy lòng yêu
nước tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc:
"dân ta xin nhớ chữ đồng,
Đồng tình, Đồng sức đồng lòng đồng minh"
Về giáo dục trong thời kỳ này Hồ Chí Minh tập trung vào những quyền cơ
bản của con người trong đó có quyền được học tập đã bị bọn thực dân tất
bỏ. Vì vậy nhân dân ta vùng lên đấu tranh để giải phóng dân tộc cũng đòi
hỏi những quyền cơ bản và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp
Từ tháng tám 1942 đến tháng 9/1943 Hồ Chí Minh lần được bị giam trong
30 tù của chính phủ tưởng giới Thạch. Tác phẩm nhật ký trong tù cũng
được ra kể ra đời thời kỳ này trong đó bài thơ "dạ bán "là một tuyên ngôn về giáo dục con người
"Ngủ thì ai cũng như lương thiện
tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, Hiền
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục gần với nhận thức nhân tri sơ
tính bản thiện, xong nhấn mạnh đến tác động của xã hội, Ảnh hưởng của 16
gia đình, nhanh chóng làm thay đổi bản chất con người. Vì vậy cần phải
tiến hành giáo dục có định hướng theo một chủ đích nhất định
Tóm lại tư tưởng thời kỳ này có bước phát triển lớn, Từ những nhận thức
về giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã bắt đầu
xây dựng một hệ thống quan điểm những quan điểm này trở thành đường
lối giáo dục của đảng trong các văn kiện của đảng như chánh cương vắn
tắt, luận cương chính trị, chương trình Việt Minh, đề cương văn hóa Việt Nam.
4-Thời kỳ hình thành triết lý Hồ Chí Minh về giáo dục 1945 1969
Tháng tám năm một chín 45: cách mạng thành công, nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời. Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ nước bàn về
những nhiệm vụ cấp bach của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ngày3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra việc diệt giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm. Người nói về "vấn đề thứ hai, nạn dốt là một trong những
phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90
năm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc,
học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ"
Hệ thống giáo dục phổ thông được cải tổ và xây dựng bức đầu nhằm mục
đích của nền giáo dục dân chủ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là
tôn trọng nhân phẩm rèn luyện chị khí, phát triển tài năng để phục sự đoàn
thể và đóng góp vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa và thư tết trung thu, Chúng ta không chỉ thấy được sự
quan tâm của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc chăm lo thế hệ trẻ mà còn
thấy rõ tình cảm của người đối với các cháu thiếu nhi
Ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng
nổ. Đảng ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, dẫn chỗ trọng mở mang
giáo dục kháng chiến là bộ ở trường chuyên môn về nghề nghiệp, chính trị,
quân sự, xúc tiến bình dân học vụ
Năm 1950, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, giáo dục cần có sự chuyển
hướng mạnh mẽ. Vì vậy đảng và chính phủ đã quyết định tiến hành việc
cải cách giáo dục lần thứ nhất để xây dựng nền giáo dục mới giáo dục dân chủ nhân dân.
Sau khi mình miền Bắc hoàn toàn giải phóng và tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đảng và nhà nước lại tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ
hai 1956 để phát triển giáo dục dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa
Năm 1960, đại hội đảng lần thứ baĐã quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí 17
Minh, nhấn mạnh nguyên lý giáo dục gắn với chính trị xã hội. Nguyên lý
này chỉ đạo mọi hoạt động của trường phổ thông, thực hiện theo phương
châm kết hợp giáo dục với lao động sản xuất, kết hợp lý luận với thực tế
giáo dục nhà trường phục vụ đời sống xã hội.
Hồ Chí Minh sách động nhiều phong chào thi đua học tậpỞ các cấp các cơ quan các trường học
Trước khi Vĩnh biệt chúng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh trong di chúc đã thiết
tha căn dặn bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan
trọng và rất cần thiết. Nhân dân ta theo tư tưởng của người đã tiếp tục xây
dựng và phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Kết luận: qua các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục của
Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy rằng từ ảnh hưởng của giáo dục truyền
thống dân tộc, những di sản văn hóa, giáo dục nhân loại, người đã tiếp thu
tư tưởng giáo dục mác xít Lênin lít và xác lập tư tưởng của mình. Tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối, chính sách giáo dục
của đảng và nhà nước ta. Đó là Hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh trên
các vấn đề: vị trí, vai trò giáo dục, mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung
giáo dục, phương châm, phương pháp giáo dục
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục giúp chúng ta hiểu rõ hệ
thống tư tưởng này của người cũng như những giá trị của tư tưởng giáo
dục Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai. 18
Câu 6. Phân tích quá trình phát triển tư tưởng HCM về giáo dục giai đoạn 1945-1969
- TT HCM về giáo dục là 1 bộ phận trong TT HCM .
- T8-1945 CMT8 thành công, nước VNDCCH ra đời. Trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ bàn về “những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước
VNDCCH” Người đã đề ra việc diệt giặc đói, giặc dốt giặc ngoại xâm.
Người nói về “vấn đề thứ 2, nạn dốt – là 1 trong những phương pháp độc
ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi năm đồng bào
chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần 3 tháng là để học đọc, học viết tiếng nước
ta theo vần quốc ngữ. 1 dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu, vì vậy tôi đề nghị mở
1 chiến dịch chống nạn mù chữ...” phong trào xóa nạn mù chữ lan rộng
khắp cả nước, thu hút hàng triệu ng đi học, với nhiều hình thức tổ chức lớp
học sinh động sáng tạo. Hệ thống giáo dục phổ thông đc cải tổ và xây dựng
bước đầu nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục, dân chủ nhân dân theo tt
HCM. Đó là tôn trọng nhân Phẩm, rèn luyện chí khí, Phát triển tài năng để
phụng sự đoàn thể và góP Phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại.
- Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
VNDCCH và thư gửi tết Trung thu, chúng ta k chỉ thấy đc sự quan tâm của
Người đối với thế hệ trẻ mà còn thấy rõ tình cảm của Người với các cháu thiếu nhi.
- Ngày 19/12/46 cuộc kháng chiến toàn quốc chống td PháP bùng nổ.
Đảng ta đứng đầu là chủ tịch HCM , vẫn chú trọng mở mang giáo dục
kháng chiến - 1950, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, giáo dục cần có
sự chuyển hướng mạnh mẽ. Vì vậy đảng và Chính Phủ đã tiến hành cuộc
cải cách giáo dục lần t1để xây dựng nền giáo dục mới – gd dcnd - Sau khi
miền B hoàn toàn giải Phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đ và 19
Nhà nước lại tiến hành cuộc cải cách GD lần t2(1956) để phát triển GD
dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng nền gd XHCN - Năm 1960, Đại hội Đ
lần thứ III đã quán triệt sâu sắc tt HCM, nhấn mạnh nguyên lý GD gắn với
CT-XH, thực hiện theo Phương châm “ kết hợp GD với LĐSX, kết hợp lý
luận với thực tế giáo dục nhà trường phục vụ đời sống XH”
- Trong thời kỳ đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược cả nước, Đ ta
đã chỉ đạo chuyển hướng công tác gd phù hợp với tình hình mới. Dù trong
điều kiện chiến tranh rất khó khăn, gian khổ nhân dân ta vẫn thực hiện
phong trào thi đua 2 tốt do chủ tịch HCM phát động. phong trào làm nảy
sinh nhiều đơn vị GD tiên tiến mà Trường Bắc Lý ( Hà Nam ) là lá cờ đầu
của ngành giáo dục nước ta.
- Trước khi mất, trong di chúc Người đã căn dặn “bồi dưỡng thế hệ CM
cho đời sau là 1 việc rất quan trọng và cần thiết”. ND ta theo tt của Người
đã tiếp tục xây dựng và phát triển nền GD XHCN.
- Qua các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng GD của HCM , có thể
nhận thấy rằng từ ảnh hưởng của GD truyền thống dân tộc, những di sản
VH, GD nhân loại, Người đã tiếp thu tư tưởng gd M-LN và xác lập tt của
mình. Tư tưởng GD HCM đã trở thành đường lối, chính sách giáo dục của
Đảng và Nhà nước ta. Đó là hệ thống tư tưởng của HCM trên các vđê: vị
trí, vai trò gd, mđ, nv, nd gd, phương châm, pp gd
- Nghiên cứu tt HCM về gd giúp chúng ta hiểu ró hệ thống tt này của
Người cũng như giá trị của tt gd HCM đối với công tác gd của nước ta hiện nay và mai sau 20