Đề cương Tức nước vỡ bờ - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (K2021)
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985 Lớp văn thầy Hoàng Linh Ngữ văn lớp 8 Sđt 0947730195
Tức nước vỡ bờ
-Học văn không khó-
-Ngô Tất Tố- I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả 1. Tiểu sử
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh
(nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).
- Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình
triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang
khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất
sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.
- Sau cách mạng nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ
kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. 2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính
Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như:
- Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940) ...
- Các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng(1940) ...
=> Trong đó, Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tổ.
b. Phong cách nghệ thuật
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước
Cách mạng. Ông được mệnh danh là nhà văn của nông thôn, của người nông dân lao động Việt Nam.
- Ngòi bút hướng tới khám phá và phát hiện ở nhân dân lao động những đức tính tốt đẹp. 2.Tác phẩm a. Xuất xứ
- Tức nước vỡ bờ là đoạn trích thuộc chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Đây là
tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trong những tác phẩm
xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. b. Tóm tắt lOMoARcPSD|46342985
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu
mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi.
Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh
chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin
chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sần đến định
trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai. c. Bố cục: 2 phần
-Phần 1 (từ đầu... “ăn có ngon miệng hay không″): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng
-Phần 2 (Còn lại): Cảnh chị Dậu phản kháng.
d. Giá trị nội dung và nghệ thuật: 1. Giá trị nội dung
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương
thời; xã hội ấy đã người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều
mạng chống lại. Đoạn trích còn vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu
tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mẽ. 2. Giá trị nghệ thuật
- Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
- Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương
phản làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. II.Đọc hiểu văn bản Nhân vật chị Dậu - Bối cảnh:
+Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó
phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị
trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của
nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.
+Hoàn cảnh gia đình chị Dậu
Nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”
Phải nộp sưu thuế nặng nề và nộp luôn cho cả phần người em trai anh Dậu đã mất.
Phải bán cái Tí - đứa con đầu lòng mới bảy tuổi để có tiền nộp sưu thuế nhưng vẫn không đủ.
→ Qua đoạn trích, tác giả phơi bày và lên án bản chất tàn ác bất nhân của chế độ
thực dân phong kiến lúc bấy giờ và phản ánh tình cảnh đau thương của nông dân
cùng quy luật có áp bức có đấu tranh. Nhà văn giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm
hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân nghèo khổ. lOMoARcPSD|46342985
-Chị Dậu là một người vợ thương yêu chồng
Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu
chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm
yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế.
Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng
chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát
gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi
ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi
dậy húp ít cháo cho đỡ sốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng
hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương
của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.
-Chị Dậu là 1 người khéo léo nhẫn nhịn
Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh
Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng, chị nhỏ nhẹ
xưng “ông” với “con”. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho
anh Dậu. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức
giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, níu tay tên cai lệ, van xin. Chị tỏ thái độ cúi
nhường để bảo vệ chồng mình khỏi nguy hiểm. Vì ngoài cách đấy ra chị không biết
mình có thể làm được gì nữa. Một người vợ chỉ có thể cố gắng như vậy thôi.
-Chị Dậu còn là người phụ nữ dũng cảm dám đứng lên chống lại cường quyền +Trong lời nói:
Nhưng khi cái danh dự của chị bị chúng nó coi thường lời van xin ấy, khi
tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ
lớn tiếng cảnh báo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu
nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn.Tên cai lệ
sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm
hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Từ
vị thế của kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chửi
chúng cho hả giận. Từ “ông - con” sang “bà - mày” thì chứng tỏ cơn giận đã lên
đến đỉnh điểm. Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác
nữa. Khi bị đặt bao tình thế như chị Dậu, thì không ai là không thể tức giận, ép quá
thì núi lửa cũng phải phun trào chống lại. Chị cũng chỉ vì muốn bảo vệ cái gia đình
nhỏ của chị. Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều điều gò bó từ cuộc sống, bị
chèn ép, bị bóc lột, bị làm cho khổ quá rồi thì người ta sẽ không chịu được nữa. +Trong hành động:
Từ tình yêu chồng,thương con, từ sự tự tôn của con người bị vùi dập, chị Dậu
chuyển hóa lời nói thành hành động: Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị
"túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp
với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên
người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã lOMoARcPSD|46342985
nhào ra thềm".Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân
vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói,
luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc
này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút
chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để
cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
=>Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng
một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội :Tức nước
thì vỡ bờ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu
tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định
hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể
nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền.
Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của
mình. Đây chính là đặc điểm chung của văn học thời kì này, nơi con người gặp
phải những tầng áp bức mà chẳng thể thoát ra, dù đã thoát ra như chị Dậu thì cũng
chẳng biết đi đâu về đâu mà phải đến sau này các nhà văn mới thay đổi khuynh
hướng đưa ánh sáng của Đảng cứu đỗi những con người lầm than. Kết luận
- Đưa phần giá trị nội dung và nghệ thuật xuống.