Đề cương về lí luận văn họcc - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

6.1. Tại sao nói văn học là một hình thái ý thức xã hội?6.2. Phân biệt tình cảm tự nhiên và tình cảm thẩm mỹ?6.3. Trình bày ngắn gọn những yếu tố thể hiện bản chất thẩm mỹ của văn học. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN VĂN HỌC 1
Câu 1.
1.1. Đối tượng của văn học là gì?
1.2. Phân biệt hai khái niệm “văn bản văn học ” và “tác phẩm văn học”
1.3. Những tiêu chí đánh giá tính chân thực trong văn học?
Câu 2.
2.1. Giai cấp là gì? Nội dung thể hiện tính giai cấp trong văn học?
2.2. Vì sao văn học lại mang tính giai cấp?
2.3. Chỉ ra biểu hiện của tính giai cấp trong một tác phẩm văn học cụ thể?
Câu 3.
3.1. Phân biệt luận văn học với Lịch sử văn học Phê bình văn học? Chỉ ra
mối quan hệ giữa chúng
3.2.Chỉ ra phạm vi nghiên cứu của bộ môn Lý luận văn học?
3.3. Để học Lý luận văn học hiệu quả cần phải có phương pháp học như thế nào?
Câu 4.
1.Văn học có những chức năng nào?
2.Tại sao nói: Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?
3.Chỉ ra các chức năng của văn học trong một tác phẩm cụ thể?
Câu 5.
5.1.Phân biệt khái niệm hình ảnh, hình tượng, biểu tượng?
5.2. Giải thích tính gián tiếp của hình tượng văn học?
5.3. Trình bày ngắn gọn những đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật (phân biệt với chất
liệu của các loại hình nghệ thuật khác)
Câu 6.
6.1. Tại sao nói văn học là một hình thái ý thức xã hội?
6.2. Phân biệt tình cảm tự nhiên và tình cảm thẩm mỹ?
6.3. Trình bày ngắn gọn những yếu tố thể hiện bản chất thẩm mỹ của văn học.
Câu 7.
7.1.Kết quả đọc hiểu tác phẩm văn học của mỗi độc giả phụ thuộc vào điều gì?
7.2.Có bao giờ anh (chị) bổ sung hay “làm mới” cách hiểu cùng một tác phẩm văn
học không? Ví dụ?
7.3.Mỗi một tác phẩm đương nhiên không thể chỉ có một cách đọc hiểu, nhưng liệu
có phải là sẽ có một cách đọc hiểu đúng nhất?
Câu 8.
8.1. Tài năng của người nghệ sĩ thể hiện ở các năng lực đặc biệt nào?
8.2. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn của quá trình sáng tạo văn học.
8.3. Cá tính sáng tạo là gì? Cho ví dụ.
Câu 9.
9.1. Trình bày khái niệm “Liên văn bản”?
9.2. Có mấy loại người đọc?
9.3. Vai trò của người đọc đối với văn học?
Câu 10.
10.1. Hình tượng văn học là gì? Vai trò của hình tượng trong tác phẩm văn học?
10.2. Trình bày khái quát những đặc trưng của hình tượng văn học.
10.3. Anh (chị) hiểu như thế nào về tính chủ thể trực tiếp của hình tượng văn học?
Câu 11.
11.1. Năng lực là gì? So sánh sự khác nhau giữa khả năng và năng lực.
11.2. Năng lực tình cảm của người nghệ sĩ được biểu hiện như thế nào?
11.3. Trình bày biểu hiện, vai trò của năng lực tình cảm ở người nghệ sĩ.
Câu 12.
12.1. Tính dân tộc trong văn học là gì?
12.2. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong văn học?
13.3. Chỉ ra biểu hiện của tính dân tộc trong một tác phẩm văn học cụ thể/
Câu 13.
13.1. Trình bày những điều kiện hình thành rung động nghệ thuật.
13.2. Cảm hứng sáng tạo là gì?
13.3. Giai đoạn hình thành văn bản của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác diễn
ra như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 14.
14.1. Trình bày khái niệm tính hư cấu trong văn học
14.2. Nêu vai trò của hư cấu, tưởng tượng trong văn học
14.3. Chỉ ra tính hư cấu trong một tác phẩm văn học cụ thể và nêu ý nghĩa của nó.
Câu 15.
15. 1. Nêu ra những phương diện chi phối quá trình tiếp nhận văn học.
15.2. Hoạt động tâm lý là gì? Hoạt động tâm lý trong thưởng thức văn học diễn ra
như thế nào?
15.3. Phân biệt hai khái niệm thưởng thức và phê bình văn học.
Câu 1:
1.1 Đối tượng văn học là gì?
- Nghệ thuật phản ánh hiện thực trên một phạm vi hết sức rộng lớn đa dạng nhưng tất
cả các sự vật hiện tượng ấy đều được xét dưới mối quan hệ thẩm mỹ với con người,
quy luật của nó thì nghệ thuật lại quan tâmkhám phá mối quân hệ của con người với
thế giới xung quanh
- Đối tượng chủ yếu của nghệ thuật con người, nghệ thuật quan tâm trước hết đến bản
chất hội của con người. Con người không tồn tại như một thực thể khép kín với bản
chất hội của con người. Con người không tồn tại như một thực thể khép kín với bản
chất nội tại của nó ( vd: các tác phẩm sau 1975 đặt con người trong quan hệ với tự nhiên,
xã hội và chính mình dể khám phá thế giới nội tâm sâu kín của con người). Xem xét con
người qua các mối quan hệ không làm mờ đi bản chất riêng của nó mà ngược lại, qua các
mối quan hệ, con người càng thể hiện bản chất của mình
- Con người của nghệ thuật hiện lên với những tính cách độc đáo, số phận cụ thể
1.2. Phân biệt hai khái niệm “văn bản văn học ” và “tác phẩm văn học”
Văn bản văn học cần hiểu theo hai nghĩa: rộng hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là các
loại văn bản ngôn từ trong đó ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật, tức nhịp điệu,
hình ảnh, chức năng biểu cảm. Theo nghĩa hẹp văn bản văn học sản phẩm sáng tạo bằng
cấu, tưởng tượng như thơ ca, tiểu thuyết, kịch.
- Văn bản: Tổ chức kí hiệu, tồm tại trước khi có hoạt động đọc. Được in trên trang giấy → tồn tại
qua các thời đại, có tính lược đồ, nhiều tầng bậc và không tự sản sinh ra ý nghĩa.
- Tác phẩm: sản phẩm tiếp nhận văn bản, tồn tại trong ý thức của người đọc. Do người đọc đồng
sáng tạo nên luôn mang tính lịch sử.
1.3. Những tiêu chí đánh giá tính chân thực trong văn học?
2.1 Giai cấp là gì? Nội dung thể hiện tính giai cấp trong văn học?
- Giai cấp là một hệ thống phân tầng những nhóm người có vị trí xã hội khác nhau dựa vào nhiều
yếu tố như tài sản, quyền lực, chức năng lao động… Sở hữu tài sản càng cao thì giai cấp của họ
càng cao, sức mạnh quyền lực càng lớn. Ngược lại, những người ít tài sản quyền lực
trong tay, giai cấp của họ càng thấp trong xã hội.
Trong xã hội giai cấp, bất kỳ một hiện tượng văn chương nghệ thuật nào cũng đều đề
cập tới mặt này hay mặt khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác, nông hay sâu, trực tiếp hay
gián tiếp cuộc đấu tranh giai cấp của hội trên slợi ích của một giai tầng nhất định
người cầm bút đại diện. Ðặc điểm này của văn nghệ được gọi là tính giai cấp.
- Về đề tài:
+ Đứng trước hiện thực đời sống phong phú, muôn màu muôn vẻ nhà văn chọn lấy phạm vi hiện
thực đưa vào tác phẩm đương nhiên tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện chủ quan của tác giả trong đó
có vấn đề lập trường, quan điểm giai cấp.
- Về tư tưởng chủ đề:
+ Điều quan trọng không phải chọn cái gì để miêu tả,quan trọngchỗ miêu tả,giải cái
đã chọn như thế nào. Ở đây bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng giai cấp của tác giả, tác phẩm.
- Về hình tượng:
+ Hình tượng đặc biệt là hình tượng nhân vậtnơi bộc lộ tập trung,nét tính giai cấp của tác
phẩm.
+ Tính giai cấp của hình tượng nhân vật bộc lộ chủ yếu hành động, tưởng, tình cảm của
nhân vật.
+ Hình tượng là yếu tố nội dung mang tính chất hình thức.
+ Tính giai cấp còn biểu lộ ở quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.
- Về loại thể: Loại thể là một yếu tố của hình thức biểu hiện.
- Về ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ thì không mang tính giai cấp. Nhưng khi tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật với
cách ngôn từ - chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật thì mang màu sắc nhân, do
đó mang khuynh hướng tưởng. Văn chương mang tiếng nói của người lao động thì ngôn
ngữ của giản dị, mộc mạc, trong sáng nhưng cũng điêu luyện. Văn chương của tầng lớp
phong kiến thống trị, ngôn ngữ của mang đậm màu sắc khoa cử, khuôn phép do đó thường
sáo mòn, thiếu tính đại chúng.
2.2. Vì sao văn học lại mang tính giai cấp?
- Vì văn chương là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, chịu sự qui định của
hạ tầng sở, khi bản chất sở bản chất giai cấp thì văn chương nảy sinh trên sở ấy tất
yếu mang tính giai cấp.
- Trong cơ cấu đời sống xã hội, chủ nghĩa Mác khẳng định văn chương là một hình thái ý thức xã
hội, do cơ sở sinh ra và chịu sự qui định của nó.
+ Trên một sở kinh tế nhất định sẽ nảy sinh một nền văn chương nhất định. sở kinh tế
chẳng những quyết định sự nảy sinh phát triển của văn chương còn quyết định nội dung
và tính chất của văn chương.
+ Trong xã hội có giai cấp cơ sở hạ tầng - toàn bộ những quan hệ sản xuất - là quan hệ giữa các
giai cấp về địa vị đối với hệ thống sản xuất hội đối với hình thức chiếm hữu liệu sản xuất,
về phương thức phân phối của cải. Nói cách khác,quan hệ giữa các giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Văn chương nảy sinh trên sở hạ tầng mang bản chất giai cấp đó tất yếu mang bản chất
giai cấp - bản chất của cái đã sinh ra nó.
- Văn chương một hình thái ý thức hội, như các hình thái ý thức hội khác, tác dụng
phục vụ, duy trì, bảo vệ hạ tầng sở; khi cơ sở nội dung trọng yếu của nó là đấu tranh giai
cấp thì văn chương có nhiệm vụ phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp đó.
- Văn chương là một hình thái ý thức nên nó phản ánh tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội chủ yếu là
quan hệ giữa các giai cấp và đấu tranh giai cấp thì văn chương - hình ảnh của tồn tại đó - tất yếu
phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp.
- Ðiều đặc biệt quan trọng là: tác phẩm văn chương hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, khi chủ thể nhận thức mang bản chất giai cấp thì sản phẩm ý thức của - tác phẩm văn
chương tất yếu mang bản chất giai cấp.
2.3. Chỉ ra biểu hiện của tính giai cấp trong một tác phẩm cụ thể
3.1. Phân biệt luận văn học với Lịch sử văn học Phê bình văn học? Chỉ ra mối quan hệ
giữa chúng?
*LLVH:
- Là bộ phận của khoa nghiên cứu văn học
- Đối tượng: tác phẩm, thể loại, nhà văn, quá trình phát triển văn học,... ND của LLVH là các
khái niệm, phạm trù về văn học
- Mục đích: rút ra các khái niệm, quy luậttính phổ biến về VH giúp ngúp người đọc tiếp cận,
nghiên cứu VH
*Phê bình văn học
- Phân tích, nghiên cứu, đánh giá các nhân vật, tác phẩm văn học và hiện tượng cụ thể
- Tác động trực tiếp đến dòng chảy trước mắt của VH, ưu tiên tác phẩm đương đại vấn đề
đương đại của văn học
*Lịch sử văn học
- Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của các hiện tượng văn học, xem xét các sáng tác văn học
trong trật từ thời gian, không gian, miêu tả tình hình văn học từng thời kì, tổng kết kinh nghiệm
và quy luật của VH dân tộc
*Mối quan hệ giữa chúng là
- Các sự kiện văn học cùng với các kết luận của LSVH PBVH sở thúc đẩy LLVH phát
triển. Thiếu cơ sở của LSVH và PBVH thì LLVH sẽ rơi vào chung chung trừu tượng
- Các khái niệm LLVh chỉ đạo, định hướng cho việc nhìn nhận LSVH và PBVH sâu sắc, sáng tỏ,
tránh mơ hồ → LLVH – LSVH – PBVH có mối quan hệ chặt chẽ
3.2. Chỉ ra phạm vi nghiên cứu của bộ môn Lý luận văn học?
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lí thuyết khái quát nhằm tìm ra những
quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học,
chức năng hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp luận phân tích
văn học
3.3. Để học Lý luận văn học hiệu quả cần phải có phương pháp học như thế nào?
Biết: Trước tiên bạn phải biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học.
Hiểu: Phải hiểu diễn đạt chính xác các thuật ngữ luận điểm luận văn học bằng
văn của mình.
Vận dụng: Vận dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải các hiện tượng văn học, các
nhận định về lí luận văn học.
Phân tích: Chúng ta có thể phân tích các biểu hiện của vấn đề luận văn học trong một
hiện tượng văn học cụ thể như: tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời
văn học…
Tổng hợp: Tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề lí luận văn học khác nhau, huy động kiến
thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải quyết vấn đề có tính chất tổng hợp.
Đánh giá: Chúng ta đánh giá được mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận định lí luận
văn học và có thể bổ sung, phản biện một cách hợp lý.
4.1.Văn học có những chức năng nào?
4.2.Tại sao nói: Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?
- .Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?
- Văn học là vũ khí tinh thần sắc bén trong việc bồi dưỡng thế giới quan, quan điểm chính trị - xã
hội, góp phần hình thành nhân cách hoàn thiện, văntải đạo; Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp
trong tâm hồn con người: lòng nhân ái, vị tha, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống..; Nhen nhóm
trong con người khát vọng, niềm tin,cho con người nghị lực sống, cống hiến vì tương lai tốt đẹp.
- Văn học tác động vào cả tư tưởng, trí tuệ, ý thức và cả vô thức, giúp con người phát triển nhân
cách toàn diện, giúp ta phân định thiện ác, cao cả thấp hèn...; Giáo dục thông qua hình tượng
nghệ thuật, bằng tình cảm thẩm mỹ, khơi gợi khả năng tự giáo dục xuất phát từ mệnh lệnh của
trái tim.
4.3.Chỉ ra các chức năng của văn học trong một tác phẩm cụ thể?
5.1.Phân biệt khái niệm hình ảnh, hình tượng, biểu tượng?
- - Hình ảnh là bức tranh đời sống chúng ta gặp trong tác phẩm: cây đa, giếng nước, con đò…tất
cả mới chỉ là hình ảnh khi chúng chỉ mang nghĩa biểu vật của chính nó.
- Những hình ảnh trong tác phẩm văn học chứa nghĩa khác ngoài nó, mang ý nghĩa nhân sinh,
khi đó hình ảnh đã trở thành hình tượng.
- Hình tượng trở thành biểu tượng khi ý nghĩa của đã vượt thoát ra khỏi tác phẩm để đi vào
đời sống.
5.2. Giải thích tính gián tiếp của hình tượng văn học?
- Hình tượng văn học tác động vào trí tuệ, tưởng tượng, liên tưởng của người đọc, không thể
nhìn thấy bằng mắt thường,
- Hình tương văn học do ngôn từ tạo nên → không biết chữ thì không thấy hình tượng.
- Người đọc phải chủ động liên kết, nhặt nhạnh những mảnh ghép, chi tiết trong tác phẩm để tạo
thành một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh (các loại hình nghệ thuật khác cho ta cái nhìn trực
tiếp và tổng thể ngay lập tực khi ta vừa tiếp cận với hình tượng).
5.3. Trình bày ngắn gọn những đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật (phân biệt với chất liệu của các
loại hình nghệ thuật khác)
+Ngôn từ nghệ thuật có tính phi vật thể
+ Ngôn từ văn học không bị hạn chế về không gian, thời gian.
+ Ngôn từ văn học có khả năng phản ánh trực tiếp tư tưởng, ngôn ngữ
+ Ngôn từ văn học có tính vạn năng trong tác động đối với đời sống con người.
6.1. Tại sao nói văn học là một hình thái ý thức xã hội?
- nguồn gốc từ đời sống hội: văn học ra đời phát triển trong đời sống hội.Nó phản
ánh những hiện thực khách quan của đời sống hội, thể hiện những quan điểm, tưởng, tình
cảm của con người trong xã hội đó
-chức năng hội: Văn học chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.Nó giúp con người
hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dưỡng, nâng cao đời sống tinh thần
- tính giai cấp: Văn học mang tính giai cấp được sáng tạo bởi những người thuộc giai
cấp tầng lớp nhất định trong hội. Văn học thể hiện những quan điểm, tưởng, tình cảm của
giai cấp, tầng lớp đó.
6.2. Phân biệt tình cảm tự nhiên và tình cảm thẩm mỹ?
Tình cảm tự nhiên Tình cảm thẩm mỹ
- Là sự phản ánh trước các kích thích
ngoại giới
- Tình cảm thẩm mỹ những rung động, xúc
cảm thẩm mỹ của con người đối với thực tại,
được thể hiện củng cố bằng hoạt động
thẩm mỹ, dưới mọi dạng thức, kể cả sáng tác
nghệ thuật, kèm theo một năng lượng tinh
thần tích cực.
- Không bị kiềm chế - Là tình cảm vừa có những hình tượng sắc nét
lại vừa vượt lên những mất mát của các
nhân, đáng cho mọi người cùng thể nghiệm,
hưởng thụ
- Phần nhiều không đem lại sự thụ
hưởng thẩm mĩ
- Xuất phát từ lợi ích cộng đồng nhân loại,
đem lại một hệ giá trị để phản ánh hiện thực
6.3. Trình bày ngắn gọn những yếu tố thể hiện bản chất thẩm mỹ của văn học.
- Văn học miêu tả những cái đẹp vốn trong đời sống hiện thực: cái đẹp của thiên nhiên, cái
đẹp của phong tục tập quán văn hóa xã hội
- Văn học khám phá những vẻ đẹp con người, nhất là vẻ đẹp tâm hồn
- Văn học khiến người đọc rung động bởi chính vẻ đẹp của nghệ thuật. Người đọc cảm thấy vui
sướng, thích thú khi đọc một câu văn hay, một bài thơ, một câu chuyện hay đón nhận những
thông điệp những tâm tư tình cảm mà tác giả gửi đến thông qua tác phẩm văn học.
7.1.Kết quả đọc hiểu tác phẩm văn học của mỗi độc giả phụ thuộc vào điều gì?
Kết quả đọc hiểu tác phẩm văn học của mỗinhân độc giả phụ thuộc vào trình độ văn hóa của
chính độc giả, do vậy kết quả đọc hiểu sẽ thay đổi sau mỗi lần đọc.
- Đọc lần thứ hai sẽ hiểu thêm hay hiểu khác lần thứ nhất. Kể cả khi không đọc lại nhưng do tiếp
nhận những thông tin đọc hiểu mới về tác phẩm đó cách hiểu về tác phẩm từng đọc cũng sẽ
được bổ sung hay “làm mới”. Nói chung trình độ văn hóa nâng cao thì khả năng “làm mới” cách
hiểu tác phẩm càng cao.
Mỗi một tác phẩm nhiều cách đọc hiểu. Không thể nói sẽ một cách đọc hiểu đúng nhất,
vì lịch sử việc đọc kéo dài mãi mãi.
7.2 Có bao giờ anh (chi) bổ sung hay "làm mới" cách hiểu cùng một tác phẩm văn học không? Ví
dụ?
Có, tôi đã từng bổ sung và làm mới cách hiều cùng một tác phẩm văn học
Ví dụ: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Trước đây tôi chỉ hiểu tác phẩm này như một câu chuyện về một người tử khi phách, bất
khuất, sẵn sàng hị sinh về danh dự.Tuy nhiên khi đọc đi đọc lại tác phẩm, tôi nhân ra nhiều ý
nghĩa sâu sắc hơn thế
- Thứ nhất lời ca ngợi cái đẹp của nghệ thuật. Hình tượng chữ người từ một biểu tượng
cho cái đẹp chân chính, vượt lên trên mọi hoàn cảnh, nghịch cảnh. Cái đẹp ấy không chi cái
đẹp nghệ thuật mà còn là cái đẹp của tâm hồn, nhân cách.
- Thứ hai, tác phẩm là một lời nhắc nhở về giá trị con người. Cái chết của Huấn Cao không phải
sự thất bại chiến thắng cái xấu, cái ác chiến thắng bản thân mình. Ông đã sống trọn
vẹn với nhân cách cao đẹp của mình, và để lại bài học về ý chí nghị lực và bản lĩnh.
- Thứ ba lời phản ánh về hiện thực hội phong kiến. Cái chết của Huấn Cap sự phản ánh
cho sự tàn bạo của chế độ pk
Qua những hiểu biết sâu sắc hơn về tác phẩm, thể thấy tác phẩm văn học một kho tàng
giá, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Người đọc cần một tâm thế chủ động, cởi mở để tiếp
nhận những giá trị sâu sắc và nhân văn của tác phẩm
7.3.Mỗi một tác phẩm đương nhiên không thể chỉ có một cách đọc hiểu, nhưng liệu có phải là sẽ
có một cách đọc hiểu đúng nhất?
Văn họcmột loại hình nghệ thuật có tính đa nghĩa, mỗi người đọcthể có những cách hiểu,
cách cảm nhận khác nhau về một tác phẩm, tùy thuộc vào vốn sống, kinh ngiệm và cảm nhận của
mỗi người.
8.1. Tài năng của người nghệ sĩ thể hiện ở các năng lực đặc biệt nào?
-Tài năng của người nghệ sĩ thể hiện ở các năng lực đặc biệt nào? Đó là năng lực quan sát, năng
lực ghi nhớ, năng lực thẩm mỹ, năng lực trực giác, năng lực tưởng tượng sáng tạo, năng lực biểu
hiện nghệ thuật.
- Các giai đoạn của quá trình sáng tạo văn học: Tích lũy vốn sống bắt gặp cảm hứng, rung
động trước thời cuộc kết hợp với niềm nung nấu trong tâm hồn tạo thành khát vọng biểu
đạt từ đó diễn ra quá trình cấu tứ thiết kế thành đồ viết thành văn bản sửa chữa
văn bản hoàn thiện.
-Cá tính sáng tạo gì? tính nghệ sĩ, phân biệt với tính thông thường của con người,
được biểu hiện tập trung trong sáng tác. tính sáng tạo tổng hợp những biểu hiện đặc trưng
trong cách nhìn, cách miêu tả, trong giọng điệu, thị hiếu… làm cho sáng tác nhà văn này khác
hẳn nhà văn khác. tính sáng tạo đem lại cái mới cho văn học, góp phần làm cho văn học đa
dạng và không ngừng đổi mới.
9.1. Trình bày khái niệm “Liên văn bản”?
Lý thuyết được xây dựng chủ yếu nhờ công của J. Kristeva. Lý thuyết này quan niệm: bất cứ văn
bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất
cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác.
9.2. Có mấy loại người đọc?
Người đọc tiềm ẩn chỉ hình ảnh người đọc xuất hiện trong niềm mong đợi của nhà văn khi quá
trình sáng tạo vừa khởi động hình ảnh này phần nào được chuyển hóa thành một yếu tố hiện
diện trên văn bản.
Người đọc thực tế chia thành hai loại: người đọc khẩu vị bình dân người đọc chuyên
môn cao.
Vai trò của người đọc đối với văn học?
Là người đồng sáng tạo với tác giả. Không có người đọc , văn bản chỉ còn tồn tại ở khía cạnh vật
thể, không thể tham gia vào đời sống ý thức hội như một nhân tố tích cực. ý nghĩa của tác
phẩm được mở ra không cùng nhờ tính tích cực, sáng tạo của người đọc.
Câu 10.
10.1. Hình tượng văn học là gì? Vai trò của hình tượng trong tác phẩm văn học?
Khái niệm hình tượng văn học. Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện tái tạo đời
sống theo quy luật của nghệ thuật”. (theo Từ điển Văn học ). Hình tượng văn học nghệ thuật
phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn độc giả. Hình tượng thế giới sống do nhà văn
tạo ra bằng sức gợi ngôn từ. Gọi là hình tượng vì một mặt, nó cũng sống động y hấp dẫn như
thật, nhưng mặc khác chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng con người, không phải sự thật
trăm phần trăm. Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốn đối thoại với độc
giả về quan niệm nhân sinh nào đó. Hình tượng kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc
đời làm nhà văn day dứt.
10.2. Trình bày khái quát những đặc trưng của hình tượng văn học.
Nét đặc trưng của hình tượng nghệ thuật
a, Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống
b, Hình tượng nghệ thuật sự thống nhất của cái cụ thể, biệt, cảm tính với cái khái
quát
c, Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan
d, Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa lí trí và tình cảm
e, Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
f, Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa
10.3. Anh (chị) hiểu như thế nào về tính chủ thể trực tiếp của hình tượng văn học?
Tính chủ thể trong văn học:
Nói đến tính chủ thể trong văn học là nói đến chủ thể nhà văn thể hiện trong sáng tác văn học.
Chủ thể này được hình thành từ cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố như bản thể
phát sinh, hệ thống phát, và điều kiện sống .Trong quá trình hình thành chủ thể, nhà văn luôn
luôn diễn ra hai quá trình là khách quan hóa và chủ quan hóa.
Nói đến chủ thể nhà văn là nói đến tài năng, nhân cách, tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn được hình
thành từ điều kiện xã hội và điều kiện tự ngả thể hiện trong văn học; nói đến rung động của nhà
văn trước cái đẹp, cái mới, cái trừu xuất của cuộc sống; nói đến tình cảm, khả năng nhận thức
hiện thực, lựa chọn hiện thực, khái quát và biểu hiện hiện thực thành hình tượng có nghĩa điển
hình làm rung động con người của nhà văn. Sáng tác mà không có tài năng thì văn chương nông
cạn, nhạt nhẽo; không có lương tâm chỉ là sự đổ nát của tâm hồn. Tài năng của nhà văn trước hết
là khả năng nắm bắt những quá trình của cuộc sống một cách nhạy bén và sâu sắc hơn người
khác của nhà văn. Đó là khả năng cảm thụ, nhìn thấy cái mà người khác không thấy được của
nhà văn.
Như vậy, nói đến tính chủ thể trong văn học là nói đến tài năng, sự độc đáo, tầm cao về nhân
cách của nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn học. Chủ thể nhà văn là sản phẩm của hoàn cảnh
xã hội, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của chính mình.
Kiểu hiểu đơn giản chủ thể ở đây là có 2 loại: chủ thể sáng tạo là nhà văn và chủ thể tiếp nhận là
bạn đọc ấy mà mình chỉ nói về chủ thể sáng tạo thôi, đó kiểu như là cái tôi, cá tính, suy nghĩ, tâm
tư của nhân vật trong tác phẩm
*Vai trò của tính chủ thể trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật
Giúp tác phẩm văn học trở nên khác biệt so với những tác phẩm phi văn học (Tính chủ thể làm
cho tác phẩm văn học trở nên dồi dào xúc cảm, nhiệt thành, là nơi thể hiện tư tưởng một cách kín
đáo và bí mật, chỉ những ai biết “cố tìm mà hiểu” mới có khả năng giải mã)
Thế giới nghệ thuật khi qua đôi tay màu nhiệm của nhà văn như được tiếp thêm sức sống, sự
sống. Tự nó cũng có một cuộc đời riêng, một chân trời sáng tạo luônchờ đón, vẫy gọi bạn
đọc.Theo đó, thế giới nghệ thuật trong sáng tạo của nhàvăn là kết quả của những gì sâu kín nhất
tự bên trong anh ta, là chân lý anh ta hằng tin tưởng để “thanh lọc” con người. Đó là kết quả của
bề sâu tư tưởng nay còn được cộng hưởng thêm cùng những đỉnh cao về ngôn từ, hình ảnh, hình
tượng.Giúp nhà văn khẳng định được tài năng sáng tạo của mình, xác lập một chân trời chỉ của
riêng mình anh ta, một bản chính không có thêm bất kì những bản sao khác.
Câu 11.
11.1. Năng lực là gì? So sánh sự khác nhau giữa khả năng và năng lực.
Năng lực (competency)
Năng lực là khả năng làm một việc gì đó chung hơn, khó xác định rõ ràng hơn so với kỹ năng. Ví
dụ năng lực tư duy độc lập, năng lực xác định và giải quyết vấn đề. Nó đòi hỏi kết hợp nhiều
kiến thức, kỹ năng và cả thái độ tiếp cận vấn đề.
Sự khác biệt giữa Khả năng và Năng lực là gì?
• Khả năng là những gì được sinh ra với; nó phụ thuộc vào cấu tạo gen của một cá nhân.
Năng lực kết quả của nỗ lực thể được tăng lên thông qua các bài tập nỗ lực
không ngừng.
• Khả năng có thể là thể chất hoặc tinh thần.
• Năng lực đề cập đến tiềm năng mà một cá nhân có thể đạt được trong tương lai.
• Công suất là giới hạn tối đa mà một người hoặc máy móc có thể thực hiện mà không ảnh hưởng
đến chất lượng.
11.2. Năng lực tình cảm của người nghệ sĩ được biểu hiện như thế nào?
Cảm xúc của người nghệ sĩ là yếu tố quan trọng, ngọn nguồn và cũng “cái hứng” theo suốt
quá trình sáng tác. Trước hết, một tác phẩm được nảy sinh từ ý tưởng. Ý tưởng là ý nghĩ mới mẻ
xuất hiện một cách bất ngờ hay bật ra từ chính sự nhạy cảm thiên bẩm của người nghệ sĩ. Nói
cách khác, kết quả lóe lên rất nhanh của việc rung cảm trước hiện thực. lẽ đó nhà
văn Pauxtopki gọi ý tưởng “tia chớp”– hình thành từ quá trình tích điện của những đám mây
cảm xúc. Khi ý tưởng , nhiều người nghệ sáng tác trong cảm xúc “thăng hoa”, họ sáng tác
một cách nghiêm túc mà lại rất say mê cho đến khi khi hoàn thành tác phẩm họ chịu sự chi phối
một cách tổng hòa của xúc cảm tri thức. Thực tế, một tác phẩm hay rất cần những giây phút
thăng hoa khi cảm xúc chiếm lĩnh và hoàn toàn thắng thế trong sự chảy tràn của sự đam mê. Các
tác phẩm nghệ thuật lớn đều được ra đời nhờ những cơn bốc đồng của cảm xúc chứ không phải
cái mà lý trí nhằm nhằm hướng tới. Tuy nhiên, cũng có những tác phẩm ra đời trong tư duy nghệ
thuật mạch lạc vẫn hấp dẫn. Nhưng xin nhắc lại khởi điểm của những sáng tác ấy cũng phải
bắt đầu từ sự quan sát, băn khoăn trăn trở… Như vậy, cái thúc giục họ sáng tạo trong sự chuyên
chế của lý trí cũng là một dạng cảm xúc.
Như vậy, cảm xúc không chỉ giúp người sáng tác nhìn ngắm sâu sắc mà còn đối thoại, phát biểu
giúp đỡ cuộc đời. Mặc dù vậy, nếu chỉ cảm xúc thì người nghệ chưa thể sáng tác được
người nghệ cần phải trí tưởng tượng, ta thể nói tưởng tượng nguồn nuôi dưỡng cảm
xúc cho tâm hồn giống như bữa ăn nuôi sống thể. Tôi rất thích thú với sự hóm hỉnh của
Banzac khi nói tới vai trò của cảm xúc đối với người nghệ sĩ: “Xét về mặt tự tiện đỏng đảnh
thì không một gái giang hồ nào sánh nổi với cảm hứng của nghệ sĩ. Nên khi cảm hứng xuất hiện
một cái là phải tóm lấy như một dịp may hiếm có vậy.”
Câu 12.
12.1. Tính dân tộc trong văn học là gì?
1. Khái niệm tính dân tộc
Tính dân tộc khái niệm “thuộc phạm trù ởng - thẩm mỹ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa
văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho
các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với
văn học của các dân tộc khác(Từ điển thuật ngữ văn học, Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, 2004).
12.2. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong văn học?
3.1. Tính dân tộc là một phạm trù thẩm mĩ:
Phạm trù này kết hợp và thấm nhuần tất cả các yếu tố của văn học từ nguồn gốc, đối tượng, chức
năng cho đến nội dung của văn học (cả ngôn ngữ, loại thể, thủ pháp, nghệ thuật,…). Tác phẩm
mang tính dân tộc là tổng hợp của các đặc điểm, nội dung và hình thức, chứ không của riêng một
yếu tố nào.
(Câu tờ khó hiểu cần điều chỉnh) Lâu nay người ta chưa có sự hiểu biết cụ thể toàn diện về
cụm từ “tính dân tộc”. Sự mơ hồ này bắt nguồn từ việc dân tộc không được coimột phạm trù
thẩm mĩ. Đây không chỉ đặc điểm cần của văn học, còn tiêu chí quan trọng để đánh
giá tưởng, nghệ thuật trong nội dung hình thức của tác phẩm văn học. Do đó, tính dân tộc
được coi như một phạm trù giá trị. Nói cách khác, nếu nói đến tinh thần dân tộc nói đến
phẩm chất, là sự kết tinh bản sắc độc đáo của dân tộc.
3.2. Tính dân tộc là một phạm trù mang tính lịch sử:
Tính dân tộc trong văn học là một phạm trù lịch sử. Nó đề cập đến những sự kiện lịch sử – xã hội
nhất định. Đó là lý do tại sao nó liên tục thay đổi. Một quốc gia không phải là một hệ thống khép
kín của các yếu tố nhất định. Ngược lại, liên quan đến những hoàn cảnh lịch sử nhất định
không ngừng biến đổi và phát triển. Do điều kiện lịch sử hội tính lịch sử mỗi thời kỳ
lịch s một nội dung khác nhau. Stalin nhà cách mạng, nhà chính trị Liên đã nói như
sau: “Vạn vật thay đổi… Đời sống thay đổi, vấn đề dân tộc cũng thay đổi theo. Thời đại nào
cũng có giai cấp. Trên vũ đài đấu tranh xuất hiện các giai cấp khác nhau, mỗi giai cấp đều hiểu
vấn đề dân tộc ” theo quan điểm riêng của mình. Do đó, vào những thời điểm khác nhau, “vấn đề
dân tộc” phục vụ cho những lợi ích khác nhau, được những sắc thái khác nhau tùy theo thời
đại giai cấp đề xuất ra nó.” Chúng ta thể thấy sự thay đổi này qua dụ sau: Lòng trung
thành trước hết lòng trung thành với quê hương, với dân tộc. Tuy nhiên, lòng trung thành ấy
được hiểu khác nhau trong các thời đại lịch sử. Giai cấp phong kiến thống trị hiểu “trung”
“trung quân ái quốc”. Nhưng “Trung” được hiểu một cách mù quáng theo nội dung chung chung:
“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. thời đại chúng ta, “Trung” “trung với nước, hiếu
với dân”.
13.3. Chỉ ra biểu hiện của tính dân tộc trong một tác phẩm văn học cụ thể/
Tính dân tộc được thể hiện trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” được trích từ tập “ Truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Tác
phẩm ra đời sau một chuyến đi thực tế 8 tháng của tác giả cùng bộ đội giải phóng vùng đất Tây
Bắc. Truyện đã tái hiện chân thực cuộc sống lao động cơ cực của người dân đồng bào Tây Bắc
dưới ách thống trị của cường hào ác bá phong kiến. Cũng ở đó, nhà văn đã gieo vào lòng người
đọc một niềm tin mãnh liệt về sức sống, sức phản kháng mãnh mẽ đáng khâm phục của người
dân tộc đồng bào miền núi.
Qua tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”, tính dân tộc được thể hiện qua những hình ảnh và chi tiết sau:
a. Cuộc sống lao động của người dân đồng bào
Cuộc sống của con người Tây Bắc được hiện lên trong tác phẩm với những công việc cụ thể, tác
giả đã liệt kê hàng loạt những công việc của cô Mị tại nhà Thống lí Pá Tra: “ ngồi quay sợi gai,
thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe núi”. Đó là những công việc đặc trưng,
gắn kiền với cuộc sống người phụ nữ miền núi: họ sẽ phải làm toàn bộ những công việc nội trợ
trong nhà, dù là nặng nhọc nhưng những người phụ nữ không một tiếng kêu than, oán trách. Họ
cam chịu, nhẫn nhục để hoàn thành tốt trách nhiệm và vai trò của một người con dâu trong gia
đình.
1. Tục cho vay nặng lãi
Tục cho vay nặng lãi ở miền núi thời phong kiến được thể hiện tập trung ở nhân vật Mị. Số phận
của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ H’mông nghèo ngày trước: có đầy đủ phẩm chất để
được sống hạnh phúc nhưng lại bị đọa đày trong kiếp sống nô lệ.
Đi tìm nguyên nhân cho số phận bất hạnh của cô Mị, người đọc có dịp hiểu về tục cho vay nặng
lãi – nỗi lo sợ hãi hùng của biết bao số phận người lao động nghèo khổ miền núi trước Cách
mạng. Ngày xưa, bố mẹ Mị lấy nhau không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của
thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm phải đem nộp lãi một nương ngô. Rồi đến khi mẹ Mị chết, bố
Mị đã già mà món nợ ấy vẫn như một sợi dây oan nghiệt: “Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của
nhà giàu từ kiếp trước, đến bây giờ người ta bắt con trừ nợ, không thể làm khác được rồi”. Mị
muốn được làm chủ cuộc đời bằng sức lao động của chính mình: “Con nay đã biết cuốc nương,
làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Nhưng
đâu có được! Tục cho vay nặng lãi đã trói Mị vào món nợ truyền kiếp. Từ đây, Mị phải sống
cuộc đời của người con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Định mệnh bi thảm đã giáng xuống cuộc
đời người thiếu nữ ấy, buộc chặt cô vào số phận nô lệ không có lối thoát.
2. Tục cướp vợ trình ma
"Bản Mèo ánh trăng sáng
Tay dắt cương giấu con ngựa dưới sàn
Chàng trai người Mông vắt em yêu ngang lưng ngựa đó
Ngựa mang thiên thần lên đỉnh núi".
Những câu hát trong ca khúc “Cướp vợ” của ban nhạc Ngũ Cung đã phần nào nói lên phong tục
cưới hỏi rất đặc sắc của người H’mông. Trai gái H’mông yêu nhau, chàng trai thỏa thuận với
người yêu tổ chức cuộc “cướp” mang người con gái về nhà mình. Sau đó mới đến trình nhà vợ.
Thường mùa xuân ăn tết, con trai hay đi “cướp vợ”. Đây là phong tục thanh niên rất thích và bây
giờ vẫn còn.
Mị là cô gái đẹp, thổi kèn hay, nhiều người mê Mị “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng
Mị”. Tết năm ấy, Mị bị A Sử - con trai thống lí Pá Tra đánh lừa, lợi dụng tục này cướp cô về làm
vợ. Xót xa thay, hắn đâu cưới Mị vì tình yêu, hắn và người nhà hắn bắt Mị về ép duyên để gạt
nợ: “Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy
múa”. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Tô Hoài đã phanh phui bản chất bóc lột giai cấp được ẩn
sau những phong tục tập quán. Cô Mị tiếng là con dâu nhưng thực chất chỉ như một nô lệ, thứ nô
lệ người ta không phải mua mà lại tha hồ được bóc lột, hành hạ.
Ý thức phản kháng của Mị cũng dần tiêu tan chỉ vì ý nghĩ : mình đã bị đem trình ma thì có chết
cũng trở thành ma nhà thống lí, chết cũng không được tự do. Hủ tục đã giết chết hạnh phúc của
Mị. Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan – một phần trong tâm linh người dân tộc H’mông cũng là
một phần nguyên nhân khiến cuộc đời Mị rơi vào bi kịch. Tình cảnh của Mị là chứng cớ tố cáo
mãnh liệt nhất bọn cường hào cho vay nặng lãi. Vợ chồng A Phủ chính là bản cáo trạng hùng hồn
về những nối thống khổ của người phụ nữ miền núi – những người vừa phải chịu gánh nặng của
chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền.
3. Tục xử kiện, phạt vạ, trình ma người vay nợ
Sự xuất hiện của nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện nhãn quan phong tục của Tô Hoài. A
Phủ có số phận bất hạnh, mồ côi cả cha lẫn mẹ, suốt đời làm thuê làm mướn. Anh nghèo đến nỗi
không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cái vòng bạc để đi chơi tết như bao chàng trai
H’mông khác. Chính những hủ tục “phép rượu”, “phép làng” và tục cưới xin nên A Phủ trở thành
tứ cố vô thân, không sao lấy được vợ.
Ngày tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao. A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Cũng vì thế, A Phủ bị
trói mang đến nhà Pá Tra. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã tái hiện sống
động một cuộc xử kiện quái lạ, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắng trợn kiểu trung cổ của
bọn thống lí miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong không gian của màu khói thuốc phiện “xanh
như khói bếp”, của mùi khói thuốc phiện ngào ngạt. Những kẻ tham gia vào bộ máy xử kiện thì
“nằm dài cả bên khay đèn”. Cứ hút xong một đợt thuốc phiện, Pá Tra lại ra lệnh, trai làng lại thay
nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông ra đánh A Phủ. Như vậy, cuộc xử kiện quái đản này thực
chất chỉ là một cuộc tra tấn người dã man của bọn chúa đất – những con nghiện: “suốt chiều,
suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Cuối cùng, người con trai tự do
của núi rừng như A Phủ cũng không thoát khỏi nanh vuốt của lũ chúa đất. Từ đây, anh vĩnh viễn
trở thành nô lệ cho nhà Pá Tra: “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc
trắng… Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu,
con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới
thôi”. Như vậy, bản chất của phạt vạ ở đây chỉ là để thỏa mãn cho bọn thống quản ăn chơi, hút
xách.
Bằng nhãn quan phong tục sắc sảo, Tô Hoài đã giúp người đọc hiểu thêm về những tục lệ kì
quái, dã man của bọn chúa đất, chúa rừng trước kia. Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã
bổ sung cho câu chuyện về Mị - người con dâu gạt nợ để làm hoàn chỉnh bản án về tội ác của
bọn thống trị phong kiến đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng.
4. Những ngày tết vùng cao, đêm tình mùa xuân
Với vốn hiểu biết phong phú, khả năng quan sát sắc sảo và năng lực dựng người, dựng cảnh tinh
tế, tác giả đã phác họa được những bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, miêu tả
sinh động nhiều phong tục độc đáo của người H'mông.
Tết của người vùng cao không giống tết ở miền xuôi. Người H'mông ăn tết khi ngô lúa đã gặt
xong, mùa xuân có niềm vui thu hoạch mùa màng. Cho nên cái tết năm ấy đến Hồng Ngài giữa
lúc "gió và rét rất dữ dội" nhưng cũng không ngăn được niềm vui đang trỗi dậy trong tâm hồn
những người dân ở đây, đặc biệt là ở những đôi trai gái yêu nhau. Tô Hoài đã đặc tả không khí
ngày tết với những từ ngữ giàu chất tạo hình, qua đó hiện lên bức tranh ngày tết miền núi tràn
ngập màu sắc và âm thanh: "Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên
những mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ [...] Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi
trước nhà". Ông cũng đặc biệt chú trọng đến những phong tục lạ, ngộ nghĩnh qua con mắt tò mò,
hóm hỉnh của mình: "Trai gái kéo nhau lên núi chơi. Đi chơi trên núi từng đoàn", "Các chị Mèo
đỏ, váy thêu, áo khoác, khăn hoa chùm rực rỡ. Các chị Mèo trắng chít khăn xếp phẳng lì, tóc mai
cạo xanh nhẵn".
Khi viết về những ngày tết ở Hồng Ngài, nhà văn Tô Hoài cũng rất chú ý miêu tả tiếng sáo. Sáo
H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng:"
Anh ném pao, em không bắt. Em không yêu, quả pao rơi rồi". Đó là phương tiện giao duyên hữu
hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng. Trong "Vợ chồng A Phủ", ngòi bút Tô
Hoài cũng tỏ ra rất thành công khi lột tả được nét đặc trưng, lột tả được "cái hồn" của tiếng sáo:
"Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sao rủ bạn đi chơi", "Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài
đầu núi tranh". Tiếng sáo còn là cách tỏ tình đặc biệt của người con trai miền núi: "Suốt đêm, con
trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách".
Thời gian cứ tiếp nối, những ngày tết vùng cao và đêm tình mùa xuân của ngày xưa và ngày sau
dường như vẫn thế. Tiếng sáo gọi bạn tình vượt qua thời gian, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim
biết bao chàng trai cô gái miền sơn cước.
Trong Vợ chồng A Phủ, với biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội, Tô Hoài đã tạo dựng
được một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, một không gian nghệ thuật mang đậm màu
sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Thông qua tác phẩm, người đọc có thêm những tri thức
bổ ích về đời sống, phong tục tập quán của dân tộc H'mông đó là tục cho vay nặng lãi; tục cướp
vợ trình ma; tục xử kiện, phạt vạ, trình ma người vay nợ... Tất cả được Tô Hoài miêu tả với
những tìm tòi, khám phá sâu sắc, không phải bằng kiến thức dân tộc học khô khan mà là qua
nhãn quan phong tục vô cùng độc đáo và những trang viết thấm đẫm tình người.
Câu 13.
13.1. Trình bày những điều kiện hình thành rung động nghệ thuật.
Sự rung động nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo
- Sáng tác VH một hoạt động phi vụ lợi do đó rung động nghệ thuật một khát vọng muốn
biểu đạt, muốn tác động đến người khác, muốn gửi thông điệp.
-Rung động nghệ thuật có 2 điều kiện:
+ kích thích của thế giới bên ngoài, + sự nung nấu trong tâm hồn.
13.2. Cảm hứng sáng tạo là gì?
Cảm hứng sáng tạo:
+ Trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong quá trình sáng tạo
+ Nhu cầu bộc lộ giải thoát tình cảm, năng lực tưởng tượng
+ Trạng thái tâm lí căng thẳng về ý chí và trí tuệ nhưng dạt dào cảm xúc và say
mê mãnh liệt.
+ Không xuất hiện tự nhiên mà được chuẩn bị.
+ Cần có một số điều kiện bên ngoài (thói quen, tác nhân bất ngờ)
13.3. Giai đoạn hình thành văn bản của người nghệ trong quá trình sáng tác diễn ra như thế
nào? Cho ví dụ.
1. Giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác. Như mọi hoạt động sáng tạo khác của con người, trước khi
hành động, con người đã chuẩn bị ý định trong óc mình rồi. Công việc viết một tác phẩm nào đó
của nhà văn chỉ thực sự bắt đầu khi có ý định nảy sinh. Ý định sáng tác đến với nhà văn theo
nhiều con đường khác nhau. Nhưng nó thường xuất hiện do những ấn tượng trực tiếp, mãnh liệt
về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tô Hoài có ý định viết Truyện Tây Bắc do xúc động trước
cảnh vợ chồng Lí Nủ Chu tiễn mình ra về trong chuyến đi thực tế ở Tây Bắc và tha thiết mong
nhà văn trở lại. Minh Huệ xúc động về câu chuyện Bác Hồ đi chiến dịch biên giới (1950) do một
người bạn kể lại đã cho ra đời bài thơ Ðêm nay Bác không ngủ. L. Tolstoi viết Phục sinh từ câu
chuyện do người bạn kể lại. Ý đồ sáng tác cũng có thể nảy sinh do một nhiệm vụ chính trị – tư
tưởng được tác giả đặt ra chủ động, có ý thức như là một kế hoạch vạch sẵn. Chẳng hạn, Là thi sĩ
của Sóng Hồng, hoặc loại tiểu thuyết luận đề kiểu Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu. Ý đồ
sáng tác cũng có thể nảy sinh từ một nguyên cớ không đâu. Hoàng Nhuận cầm viết bài thơ Anh
bộ đội và tiếng nhạc la lại do xung đột giữa tác giả với anh bộ đội vận tải bằng la. Ý đồ sáng tác
đến một cách đột ngột nhưng lại không tự nhiên vô cớ. Mà, nó là kết quả của một quá trình tích
lũy nung nấu. Trước khi có ý đồ, người nghệ sĩ đã có một thời kỳ tích lũy ban đầu. Ðây là thời kỳ
người nghệ sĩ có trong đầu chất liệu thực tại tươi nguyên, di động hỗn loạn trong ý thức tác giả
và chỉ khi chất liệu đó bắt gặp được một ấn tượng mạnh mẽ nào đấy thì mới tạo ra ý đồ sáng tác.
Ý đồ đóng vai trò tổ chức, phác họa đường viền, giúp sàng lọc chất liệu. Tố Hữu đã tâm sự về
việc viết: Người con gái Việt Nam: Có anh em hỏi tôi làm bài Người con gái Việt Nam trong
trường hợp nào, tôi xin báo cáo với các đồng chí vắn tắt như sau. Chuyện chị Lí chỉ là một cơ hội
để nói thôi. Cũng như các đồng chí, tôi luôn luôn nghĩ đến những nỗi đau đớn và những gương
anh dũng của đồng bào ta ở miền Nam. Và tôi muốn nói to cái ý nghĩa dù kẻ địch hung ác đến
mấy, dân tộc ta không chết, đồng bào miền Nam ta vẫn sống, vẫn là người chiến thắng. Những ý
đồ đó ai cũng có, không có gì mới mẻ cả, nhưng đến lúc gặp chuyện chị Lí thì đó là một hình
tượng cụ thể để cho những ý nghĩ, cảm xúc kia trở thành có da có thịt. Ý đồ sáng tác từ khi bật
lóe cho đến khi kết thúc sáng tác tác phẩm là cả một sự phức tạp. Ý đồ có thể bật sáng rồi lụi tàn.
Ý đồ có thể được bật sáng và chiếu dọi, nung đốt, thúc đẩy tác giả ráo riết làm việc. Và, do đó
mà tác phẩm có thể hoàn thành nhanh chóng. Nguyễn Công Hoan tâm sự về viết Kép Tư Bền:
Hôm ấy tôi đau mắt nặng, nhưng cốt truyện hay quá tôi không chờ đến ngày tôi bình phục. Tôi
phải viết ngay. Ðợi lúc vợ con đã ngủ yên vào khoảng 10 giờ, tôi lẳng lặng dậy, thắp đèn, vặn
nhỏ ngọn, che giấy bốn bên cho kín ánh sáng, rồi viết. Tôi viết xong, đọc để sửa lại. Lúc thật
được vừa lòng thì tôi nghe chuông đồng hồ điểm 5 tiếng. Tôi nhìn ra ngoài đã thấy mờ mờ sáng.
Hôm sau, hai mắt tôi sưng húp, đau nặng dần, tưỏng đến mù. Ý đồ có thể mở đầu cho một quá
trình nghiền ngẫm nung nấu để đến chín dần. Minh Huệ từ khi nghe người bạn kể về Bác Hồ đi
chiến dịch đến khi cho ra mắt Ðêm nay Bác không ngủ là 3 tháng trời. Nhecrasov viết Ai sống
sung sướng ở nước Nga hơn 14 năm. Shakespear viết Rômeo và Juliet hơn 5 năm. Nhiều khi sự
nghiền ngẫm và thai nghén tác phẩm, sự nảy sinh ý đồ rất chậm chạp, thậm chí tác giả đã không
kịp hoàn thành tác phẩm, thực hiện ý đồ trong cuộc đời mình. Balzac không viết được tiểu thuyết
về chiến tranh của Napoleon, Lermontov không viết được bộ tam thiên tiểu thuyết về 3 thời kỳ
của xã hội Nga, trước khi chết Từ ý đồ đến sáng tác là cả một khoảng cách mà nhiều khi kết quả
sáng tác lại phủ định ý đồ ban đầu. L.Tolstoi đã viết Phục sinh mà kết quả kết thúc tác phẩm trái
ngược với dự đồà ban đầu.
2. Giai đoạn chuẩn bị sáng tác. Sau khi xuất hiện ý đồ sáng tác nhà văn bắt tay vào chuẩn bị sáng
tác. Chuẩn bị sáng tác là giai đoạn cần thiết và tất yếu. Chuẩn bị càng kĩ bao nhiêu càng tốt bấy
nhiêu. Thu nhập tài liệu là công việc đầu tiên của chuẩn bị sáng tác. Tài liệu đối với người sáng
tác cũng giống như vật liệu đối với thợ xây nhà. Không có tài liệu, không thể có vật liệu để xây
dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Tài liệu càng đầy đủ, phong phú là tiền đề quan trọng cho
hư cấu nghệ thuật. Bởi vì, thực ra, nếu so sánh vật liệu của thợ xây nhà với vật liệu của của nhà
văn là sự so sánh rất khập khiễng. Chẳng hạn, phần vật liệu dư thừa của thợ xây nhà thường là
phần không dùng hết và phần này rất ít. Còn phần dư thừa của nhà văn là phần không thể dùng
được và thường rất nhiều. Gorki đã từng nói để miêu tả một ông cố đạo thì tác giả đã phải gặp
hàng nghìn ông cố đạo. Thu tập tài liệu là một quá trình lao động đầy gian lao, công phu và tỉ mỉ
vì tài liệu đối với nhà văn không phải chỉ có một nguồn, một phương diện mà rất nhiều nguồn,
nhiều phương diện. tác phẩm càng lớn thì tài liệu càng nhiều, càng phong phú và phức tạp.
L.Tolstoi chuẩn bị tài liệu cho Chiến tranh và Hòa bình bằng nguồn trực tiếp (thăm chiến trường
Bôrôđinô…) bằng trực tiếp với những người tham gia chiến trận (chiến tranh vệ quốc 1812)
bằng gián tiếp qua các tài liệu nhât ký, hồi ký, thư từ, vào các viện lưu trữ, đọc các tác phẩm có
liên quan v.v… Lev Tolstoi đã viết: Trong tiểu thuyết của tôi, ở bất kỳ chỗ nào có lối nói và hành
động của các nhân vật lịch sử thì những cái đó không phải do tôi bịa ra, mà đều do tôi rút ra
trong những tài liệu mà trong khi tôi làm việc này đã chất thành một thư viện … Tài liệu ngoài
nguồn quan trọng là tác giả đã chứng kiến, đã kinh qua thì còn phải có những nguồn khác: hỏi và
nghe kể, đọc sách báo, thư từ và kể cả tiểu thuyết khác. Nguồn tài liệu đã phong phú, các phương
diện tài liệu để khai thác càng phong phú hơn: những vấn đề lớn: kinh tế chính trị, xã hội văn
hóa… và cả những cái thật tỉ mỉ như chiếc khuy áo hay màu lông ngựa. L.Tolstoi viết Hasrji
Murat ông phải tìm hiểu xem con ngựa mà Hasrji Murat cưỡi là màu gì.
3. Giai đoạn lập sơ đồ – kết cấu tác phẩm. Ðây là giai đoạn xử lí tài liệu hệ thống hóa những điều
đã quan sát được, thu thập được và tổ chức chúng lại theo một chỉnh thể. Trong giai đoạn này,
toàn bộ cấu trúc của hình tượng được tạo lập, tính chất quan trọng việc triển khai cốt truyện được
xác định, tính cách nhân vật được suy tính kĩ càng. So với ý đồ, giai đoạn lập hồ sơ là giai đoạn
làm cho tư tưởng chủ yếu xuất hiện ở ý đồ có máu thịt. Sơ đồ chính là giai đoạn chuyển ý đồ
sang sự thật nghệ thuật. Lập sơ đồ chính là con đường tìm những phương án tối ưu về mặt thẩm
mĩ. Puskin có 7 sơ đồ về truyện Dubrovski. Dostojevski xây dựng sơ đồ Thằng ngốc: Tôi suy
nghĩ từ ngày mùng 4 đến 18 tháng chạp. Có lẽ trung bình mỗi ngày tôi nghĩ ra đến 6 bản bố cục
(không ít hơn thế). Ðầu óc tôi biến thành cái cối xay. Xây dựng bố cục là cả một nỗi thống khổ.
Nhưng khi đã có bố cục rồi thì công việc sẽ vô cùng thuận lợi. Dostojevski nói với vợ: Nếu tìm
được bản bố cục đạt, thì công việc nhanh như trượt trên mỡ. Nhưng bố cục không phải là nhất
thành bất biến. Nó biến đổi và phát triển. Bố cục chỉ tốt trong trường hợp nó mềm dẻo. Bố cục là
kế hoạch sáng tác. Nó quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định mà chỉ có tính chất hỗ trợ.
Bố cục không thể là sợi dây trói buộc người nghệ sĩ. Nhiều khi bố cục làm ra để rồi bỏ đi. Balzac
đã khẳng định: Thật đáng buồn cho một viên tướng tiến ra trận với một hệ thống bố trận định
sẵn. Như vậy, nếu so sánh sơ đồ tác phẩm với bản thiết kế một toà nhà là sai lầm nghiêm trọng.
Ðối với xây dựng, người thi công không thể thay đổi thiết kế, thiết kế có trước thi công, còn đối
với xây dựng một tác phẩm thì vừa thiết kế vừa thi công, trong quá trình thi công thiết kế bị thay
đổi. Gorky nhận xét: Bố cục tự nó được xây dựng trong quá trình làm việc, bản thân các nhân vật
xây dựng nó.
4. Giai đoạn viết tác phẩm. Viết tác phẩm là giai đoạn định hình chất liệu, suy nghĩ, cảm xúc của
nhà văn. Ðây là giai đoạn căng thẳng của lao động nhà văn. Nhà văn phải vật lộn với từng câu,
từng chữ, từng chi tiết, từng nhân vật. Ðây là giai đoạn nhà văn sống hết mình với thế giới hình
tượng, thực sự nhập thân vào nhân vật. Nguyễn Công Hoan viết: Khi tôi viết thì những nhân vật
của truyện hiện ra trong óc tôi. Tôi bắt họ biểu diễn thật thong thả những ý nghĩ, từng cử chỉ,
từng lời nói, từng cách đi đứng v.v… như trong cuốn phim quay chậm, để tôi nhìn rõ và ghi cho
hết. Viết là giai đoạn kết tinh cao độ của lòng dũng cảm mãnh liệt với óc tưởng tượng phong phú.
Flaubert kể về việc viết Bà Bôvary: Từ 2 giờ chiều tôi ngồi viết Bà Bôvary. Tôi miêu tả cuộc đi
chơi bằng ngựa, bấy giờ tôi đang ở chỗ sôi sục nhất, tôi đã viết đến đoạn giữa, mồ hôi tuôn ra ướt
đầm, cổ nghẹn lại. Tôi vừa sống qua một trong những nguy hiểm có nhất trong đời tôi, đây là
những ngày suốt từ đầu đến cuối được sống bằng ảo ảnh… Hôm nay cùng một lúc, tôi vừa là đàn
ông vừa là đàn bà, vừa là tình quân vừa là tình nương và đã cưỡi ngựa vào rừng đầy những lá
vàng giữa một ngày thu, tôi vừa là những con ngựa, những chiếc lá, là làn gió, vừa là những lời
thổ lộ giữa những người yêu nhau,vừa là mặt trời đỏ rực làm nhíu lại những cặp mắt chan chứa
tình yêu. Ðây là giai đoạn khó khăn nhất. Khó khăn từ câu thơ đầu. Tố Hữu tâm sự: Về quá trình
làm một bài thơ như thế nào, riêng tôi thì thấy rất khó viết những câu thơ đầu. Gorky cũng cho
rằng khó hơn cả là lúc bắt đầu, là câu đầu tiên, vì nó có tác dụng qui định giọng điệu cơ bản cho
toàn bộ tác phẩm. Khó là mở đầu nhưng mở đầu được rồi không phải văn chương cứ thế mà tuôn
chảy. Nguyễn Huy Tưởng thuộc loại nhà văn sinh nở khó khăn nhất, có ngày chỉ nhích được mấy
dòng, nhưng cuối cùng phải dập xóa hết. Nguyễn Ðình Thi, dòng nào, trang nào cũng làm lại,
xóa, kéo móc, thêm bớt chi chít như mắc cửi trên giấy. Tô Hoài cũng vào loại viết phải dập xóa,
thêm nhiều. Ôâng tâm sự: Viết được cả đoạn dài, hoặc xong cả truyện, tôi mới chữa tỉ mỉ và
thường chữa cũng lâu công, có khi lâu hơn lúc viết. Tất nhiên cũng có những nhà văn, trong
những trường hợp cụ thể lại thực hiện giai đoạn viết đặc biệt thuận lợi và nhanh chóng. Chẳng
hạn Nguyễn Công Hoan, E. Zola, Guy de Maupassant viết rất nhanh. Stendhal đọc cho người
khác viết Tu viện thành Parme trong 24 ngày, viết Rudin 50 ngày, Mối tình đầu 70 ngày. Cũng có
người viết đều đặn, thường xuyên. Bà George Sand làm việc như thể đan các cuốn tiểu thuyết
của mình bằng que đan vậy… hàng ngày viết một số trang nhất định và không hề bao giờ dừng
lại một chỗ nào đó trong khi viết.
5. Giai đoạn sửa chữa và hoàn thiện tác phẩm. Thật khó tưởng tượng được trong quá trình xây
nhà lại có giai đoạn cuối cùng để hoàn tât công trình là sửa chữa. Thực tế, có lúc vừa xây nhà
xong đã phải sửa chữa nhưng đó là trường hợp xảy ra do dốt, kém. Nhưng trong xây dựng tác
phẩm việc sửa chữa coi như là đương nhiên, là quy luật. Cũng có nhà văn ghét sửa chữa, viết
một lần là xong (Walter Scott, George Sand, Daudet v.v…) song, nói chung sửa chữa là cần thiết.
Nó cần thiết tới mức mà Dostojevski coi đó là kĩ năng vĩ đại nhất của nhà văn Ai biết cách và đủ
sức xóa cái của mình, người đó sẽ thành công. Tolstoi từng tuyên bố: Không một đoạn thực tài
tình nào đó có thể làm cho tác phẩm tốt lên nhiều như những đoạn xóa được. Rất hiếm tác phẩm
được viết một lần, nghĩa là ra đời dưới dạng hoàn thành tuyệt đối, mà thuờng khi, trước khi có
một phương án tối ưu nhà văn có nhiều thảo cảo. Tolstoi viết đi viết lại nhiều lần Chiến tranh và
Hòa bình đây là nhà văn kiên nhẫn nhất trong sửa chữa. Flaubert có câu châm ngôn: Apôlông, đó
là vị thần sửa chữa. Chính ông đã kiệt sức vì sửa chữa Bà Bôvary. Gorky đã chỉnh lí hơn 4000
chỗ trong Người mẹ. Balzac sửa cả bản in thứ 11, 12 biến bản in thử thành bản nháp mới. Ðể
hoàn thành tác phẩm, ngoài sửa chữa ra, có thể có trường hợp làm lại. Làm lại không coi là sửa
chữa vì ở đây đã thay đổi ý đồ, thay đổi cơ bản về tổ chức tác phẩm.
Nguồn bài viết: https://theki.vn/qua-trinh-sang-tao-tac-pham-van-chuong-cua-nguoi-nghe-si/
Câu 14.
14.1. Trình bày khái niệm tính hư cấu trong văn học
cấu trong văn học: sử dụng trí tưởng tượng để sáng tạo, nhào nặn nên hình tượng nghệ
thuật nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện mục đích nghệ thuật.
Trong hư cấu, tác giả thể sử dụng nhiều biện pháp như cường điệu, khoa trương, ẩn dụ, nhân
hóa…
Vai trò của hư cấu, tưởng tượng trong văn học
- Nhà văn tự do thêm bớt, sáng tạo so với tài liệu thực tế để sáng tạo ra những hình tượng điển
hình mang tính khái quát cao.
- Tính hư cấu cho phép nhà văn sử dụng nguyên mẫu tùy ý mà không bị trách cứ.
- Tính cấu cho phép nhà văn thể thay đổi tỉ lệ sự vật, kéo dài hay rút ngắn thời gian, mở
rộng hay thu hẹp không gian, thâm nhập vào bên trong nhân vật để miêu tả tâm tư, tình cảm, thể
nghiệm những kinh nghiệm nhân sinh đa dạng của nhân vật.
- Tính cấu nói lên mối quan hệ đặc biệt giữa văn học hiện thực, đánh dấu khoảng cách
thẩm mỹ giữa văn học và thực tế bên ngoài.
- cấu xác định một giá trị chân thực nghệ thuật khác hẳn với chân thực thực tại. Tuy hình
tượng không thật, nhưng cấu tưởng tượng mang đến những ý nghĩa quan trọng hơn
nhiều những điều có thật
Sự xem nhẹcấu, tưởng tượng, lấy thực tế làm điểm quy chiếu đánh giá tính chân thực của
hình tượng là một sai lầm xã hội dung tục.
14.3. Chỉ ra tính hư cấu trong một tác phẩm văn học cụ thể và nêu ý nghĩa của nó.
Về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và bộ ba truyện ngắn “Vàng lửa”, “Kiếm sắc”, “Phẩm tiết”
Được đánh giá là một bông hoa nở muộn trên văn đàn, một số truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Chỉ một
vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác
phẩm của ông. “Có người lên án anh gay gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những khuynh
hướng thấp hèn. Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm cao với cuộc
sống hiện nay” (Lời cuối sách của NXB Đa Nguyên)
Vào năm 1988, bộ ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết ra mắt độc giả và được in trên
báo Văn nghệ. Đó cũng là lúc xuất hiện những phản ứng gay gắt, trái ngược trong việc đánh giá,
thưởng thức và thẩm định các sáng tác của nhà văn. Một trong những vấn đề được đề cập tới
trong các tranh luận là yếu tố hư cấu – phi hư cấu trong các tác phẩm.
Cả 3 tác phẩm đều mượn lịch sử ở thời kì Gia Long với các nhân vật lịch sử (Nguyễn Ánh,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm…), cũng như các nhân vật hư cấu được khoác cho cái
áo lịch sử (Phăng, cố đạo tây, Đặng Phú Lân, Vinh Hoa, Ngô Khải…)
Câu 15.
15. 1. Nêu ra những phương diện chi phối quá trình tiếp nhận văn học.
Tiếp nhận là giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tác
+ Tâm thế (trạng thái tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, nhận thức bước đầu bước vào thế giới VH)
+ Sự chú ý
+ Tri giác thẩm mĩ
+ Nhận thức thẩm mĩ
+ Tưởng tượng
+ Xúc cảm
15.2. Hoạt động tâm lý là gì? Hoạt động tâm lý trong thưởng thức văn học diễn ra như thế nào?
Hoạt động trong Tâm học được hiểu sự thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau giữa
hoạt động thực tiễn, cảm tính bên ngoàihoạt động tâm lý, trí óc bên trong, hay còn gọi là cơ
chế “xuất tâm” – “nhập tâm”…
Tâm lý học sáng tác văn học là bộ môn khoa học nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong việc xử
lý, cải biến những ấn tượng đời sống của nhà văn, nghiên cứu tâm lý cá nhân của tác giả, nghiên
cứu những quy luật chung và quy luật đặc thù của quá trình xây dựng tác phẩm từ khi ý đồ sáng
tạo được nảy sinh cho tới khi nó được hoàn tất.
Phạm vi nghiên cứu của tâm lý học sáng tác văn học được xác lập trên cơ sở xem sáng tác là hoạt
động nhằm tạo ra những giá trị văn hóa mới mẻ, độc đáo. Phạm vi nghiên cứu ấy lại được phân
chia thành nhiều lĩnh vực gắn với các dạng hoạt động sáng tạo khác nhau trong khoa học
trong nghệ thuật, trong mỗi loại hình nghệ thuật.
Sáng tác văn học cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của tâm học. Tâm lý học thể nghiên
cứu sáng tác văn học như một dạng hoạt động tâm lý thuần tuý, bên cạnh các dạng hoạt động tâm
lý khác của con người. Nhưng khác với tâm lý học phổ quát, tâm lý học sáng tác văn học nghiên
cứu quá trình phản ánh hiện thực của nhà vănnhững biểu hiện đặc thù của quá trình ấy trong
hình thái nghệ thuật.
Chính thế chẳng những sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của tâm học,
còn sử dụng cả những phương pháp luận của nghiên cứu văn mỹ học nhiều khoa học liên
ngành khác. Về phương diện này, tâm lý học sáng tác văn học là khoa học nằm ở vùng giáp ranh
của nhiều bộ môn khoa học khác nhau. nghiên cứu chủ thể sáng tạo sản phẩm của hoạt
động sáng tạo ấy. Về lý thuyết, nó cho phép khám phá một số quy luật của quá trình sáng tác, về
thực tiễn, nó giúp nhà văn ý thức được hoạt động sáng tạo của mình để hoàn thiện trình độ nghề
nghiệp.
15.3. Phân biệt hai khái niệm thưởng thức và phê bình văn học.
Thưởng thức văn học : Là hình thức và cấp độ cụ thể của từng cá nhân người đọc tiếp nhận VH,
mang tính chất hưởng thụ những cái hay, cái đẹp, VH đưa lại với niềm khoái cảm, thích thú
và hiểu biết.
Phê bình văn họcmột hoạt động chuyên nghiệp gắn liền với sự bình phẩm, đánh giá giải
thích tác phẩm văn học và những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Các nhà phê bình văn
học đại diện cho nhu cầu của đời sống cộng đồng đương đại chính hội, đại diện cho nhà
văn: giúp người đọc thâm nhập thuận lợi vào thế giới VH, đại diện cho người đọc: nêu lên
những yêu cầu đối với sáng tác nhằm điều chỉnh hướng đi của sáng tác.
| 1/21

Preview text:

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN VĂN HỌC 1 Câu 1.
1.1. Đối tượng của văn học là gì?
1.2. Phân biệt hai khái niệm “văn bản văn học ” và “tác phẩm văn học”
1.3. Những tiêu chí đánh giá tính chân thực trong văn học? Câu 2.
2.1. Giai cấp là gì? Nội dung thể hiện tính giai cấp trong văn học?
2.2. Vì sao văn học lại mang tính giai cấp?
2.3. Chỉ ra biểu hiện của tính giai cấp trong một tác phẩm văn học cụ thể? Câu 3.
3.1. Phân biệt Lý luận văn học với Lịch sử văn học và Phê bình văn học? Chỉ ra mối quan hệ giữa chúng
3.2.Chỉ ra phạm vi nghiên cứu của bộ môn Lý luận văn học?
3.3. Để học Lý luận văn học hiệu quả cần phải có phương pháp học như thế nào? Câu 4.
1.Văn học có những chức năng nào?
2.Tại sao nói: Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?
3.Chỉ ra các chức năng của văn học trong một tác phẩm cụ thể? Câu 5.
5.1.Phân biệt khái niệm hình ảnh, hình tượng, biểu tượng?
5.2. Giải thích tính gián tiếp của hình tượng văn học?
5.3. Trình bày ngắn gọn những đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật (phân biệt với chất
liệu của các loại hình nghệ thuật khác) Câu 6.
6.1. Tại sao nói văn học là một hình thái ý thức xã hội?
6.2. Phân biệt tình cảm tự nhiên và tình cảm thẩm mỹ?
6.3. Trình bày ngắn gọn những yếu tố thể hiện bản chất thẩm mỹ của văn học. Câu 7.
7.1.Kết quả đọc hiểu tác phẩm văn học của mỗi độc giả phụ thuộc vào điều gì?
7.2.Có bao giờ anh (chị) bổ sung hay “làm mới” cách hiểu cùng một tác phẩm văn học không? Ví dụ?
7.3.Mỗi một tác phẩm đương nhiên không thể chỉ có một cách đọc hiểu, nhưng liệu
có phải là sẽ có một cách đọc hiểu đúng nhất? Câu 8.
8.1. Tài năng của người nghệ sĩ thể hiện ở các năng lực đặc biệt nào?
8.2. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn của quá trình sáng tạo văn học.
8.3. Cá tính sáng tạo là gì? Cho ví dụ. Câu 9.
9.1. Trình bày khái niệm “Liên văn bản”?
9.2. Có mấy loại người đọc?
9.3. Vai trò của người đọc đối với văn học? Câu 10.
10.1. Hình tượng văn học là gì? Vai trò của hình tượng trong tác phẩm văn học?
10.2. Trình bày khái quát những đặc trưng của hình tượng văn học.
10.3. Anh (chị) hiểu như thế nào về tính chủ thể trực tiếp của hình tượng văn học? Câu 11.
11.1. Năng lực là gì? So sánh sự khác nhau giữa khả năng và năng lực.
11.2. Năng lực tình cảm của người nghệ sĩ được biểu hiện như thế nào?
11.3. Trình bày biểu hiện, vai trò của năng lực tình cảm ở người nghệ sĩ. Câu 12.
12.1. Tính dân tộc trong văn học là gì?
12.2. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong văn học?
13.3. Chỉ ra biểu hiện của tính dân tộc trong một tác phẩm văn học cụ thể/ Câu 13.
13.1. Trình bày những điều kiện hình thành rung động nghệ thuật.
13.2. Cảm hứng sáng tạo là gì?
13.3. Giai đoạn hình thành văn bản của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác diễn
ra như thế nào? Cho ví dụ. Câu 14.
14.1. Trình bày khái niệm tính hư cấu trong văn học
14.2. Nêu vai trò của hư cấu, tưởng tượng trong văn học
14.3. Chỉ ra tính hư cấu trong một tác phẩm văn học cụ thể và nêu ý nghĩa của nó. Câu 15.
15. 1. Nêu ra những phương diện chi phối quá trình tiếp nhận văn học.
15.2. Hoạt động tâm lý là gì? Hoạt động tâm lý trong thưởng thức văn học diễn ra như thế nào?
15.3. Phân biệt hai khái niệm thưởng thức và phê bình văn học. Câu 1:
1.1 Đối tượng văn học là gì? -
Nghệ thuật phản ánh hiện thực trên một phạm vi hết sức rộng lớn và đa dạng nhưng tất
cả các sự vật và hiện tượng ấy đều được xét dưới mối quan hệ thẩm mỹ với con người,
quy luật của nó thì nghệ thuật lại quan tâm và khám phá mối quân hệ của con người với thế giới xung quanh -
Đối tượng chủ yếu của nghệ thuật là con người, nghệ thuật quan tâm trước hết đến bản
chất xã hội của con người. Con người không tồn tại như một thực thể khép kín với bản
chất xã hội của con người. Con người không tồn tại như một thực thể khép kín với bản
chất nội tại của nó ( vd: các tác phẩm sau 1975 đặt con người trong quan hệ với tự nhiên,
xã hội và chính mình dể khám phá thế giới nội tâm sâu kín của con người). Xem xét con
người qua các mối quan hệ không làm mờ đi bản chất riêng của nó mà ngược lại, qua các
mối quan hệ, con người càng thể hiện bản chất của mình -
Con người của nghệ thuật hiện lên với những tính cách độc đáo, số phận cụ thể
1.2. Phân biệt hai khái niệm “văn bản văn học ” và “tác phẩm văn học”
Văn bản văn học cần hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là các
loại văn bản ngôn từ trong đó ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật, tức là có nhịp điệu,
hình ảnh, chức năng biểu cảm. Theo nghĩa hẹp văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo bằng hư
cấu, tưởng tượng như thơ ca, tiểu thuyết, kịch.
- Văn bản: Tổ chức kí hiệu, tồm tại trước khi có hoạt động đọc. Được in trên trang giấy → tồn tại
qua các thời đại, có tính lược đồ, nhiều tầng bậc và không tự sản sinh ra ý nghĩa.
- Tác phẩm: sản phẩm tiếp nhận văn bản, tồn tại trong ý thức của người đọc. Do người đọc đồng
sáng tạo nên luôn mang tính lịch sử.
1.3. Những tiêu chí đánh giá tính chân thực trong văn học?
2.1 Giai cấp là gì? Nội dung thể hiện tính giai cấp trong văn học?
- Giai cấp là một hệ thống phân tầng những nhóm người có vị trí xã hội khác nhau dựa vào nhiều
yếu tố như tài sản, quyền lực, chức năng lao động… Sở hữu tài sản càng cao thì giai cấp của họ
càng cao, sức mạnh quyền lực càng lớn. Ngược lại, những người ít có tài sản và quyền lực
trong tay, giai cấp của họ càng thấp trong xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, bất kỳ một hiện tượng văn chương nghệ thuật nào cũng đều đề
cập tới mặt này hay mặt khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác, nông hay sâu, trực tiếp hay
gián tiếp cuộc đấu tranh giai cấp của xã hội trên cơ sở lợi ích của một giai tầng nhất định mà
người cầm bút đại diện. Ðặc điểm này của văn nghệ được gọi là tính giai cấp. - Về đề tài:
+ Đứng trước hiện thực đời sống phong phú, muôn màu muôn vẻ nhà văn chọn lấy phạm vi hiện
thực đưa vào tác phẩm đương nhiên tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện chủ quan của tác giả trong đó
có vấn đề lập trường, quan điểm giai cấp.
- Về tư tưởng chủ đề:
+ Điều quan trọng không phải chọn cái gì để miêu tả, mà quan trọng là ở chỗ miêu tả, lí giải cái
đã chọn như thế nào. Ở đây bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng giai cấp của tác giả, tác phẩm. - Về hình tượng:
+ Hình tượng đặc biệt là hình tượng nhân vật là nơi bộc lộ tập trung, rõ nét tính giai cấp của tác phẩm.
+ Tính giai cấp của hình tượng nhân vật bộc lộ chủ yếu ở hành động, tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
+ Hình tượng là yếu tố nội dung mang tính chất hình thức.
+ Tính giai cấp còn biểu lộ ở quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.
- Về loại thể: Loại thể là một yếu tố của hình thức biểu hiện. - Về ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ thì không mang tính giai cấp. Nhưng khi tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật với tư
cách là ngôn từ - chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật thì nó mang màu sắc cá nhân, và do
đó nó mang khuynh hướng tư tưởng. Văn chương mang tiếng nói của người lao động thì ngôn
ngữ của nó giản dị, mộc mạc, trong sáng nhưng cũng điêu luyện. Văn chương của tầng lớp
phong kiến thống trị, ngôn ngữ của nó mang đậm màu sắc khoa cử, khuôn phép do đó thường
sáo mòn, thiếu tính đại chúng.
2.2. Vì sao văn học lại mang tính giai cấp?
- Vì văn chương là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, chịu sự qui định của
hạ tầng cơ sở, khi bản chất cơ sở là bản chất giai cấp thì văn chương nảy sinh trên cơ sở ấy tất yếu mang tính giai cấp.
- Trong cơ cấu đời sống xã hội, chủ nghĩa Mác khẳng định văn chương là một hình thái ý thức xã
hội, do cơ sở sinh ra và chịu sự qui định của nó.
+ Trên một cơ sở kinh tế nhất định sẽ nảy sinh một nền văn chương nhất định. Cơ sở kinh tế
chẳng những quyết định sự nảy sinh mà phát triển của văn chương mà còn quyết định nội dung
và tính chất của văn chương.
+ Trong xã hội có giai cấp cơ sở hạ tầng - toàn bộ những quan hệ sản xuất - là quan hệ giữa các
giai cấp về địa vị đối với hệ thống sản xuất xã hội đối với hình thức chiếm hữu tư liệu sản xuất,
về phương thức phân phối của cải. Nói cách khác, là quan hệ giữa các giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Văn chương nảy sinh trên cơ sở hạ tầng mang bản chất giai cấp đó tất yếu mang bản chất
giai cấp - bản chất của cái đã sinh ra nó.
- Văn chương là một hình thái ý thức xã hội, như các hình thái ý thức xã hội khác, có tác dụng
phục vụ, duy trì, bảo vệ hạ tầng cơ sở; khi cơ sở mà nội dung trọng yếu của nó là đấu tranh giai
cấp thì văn chương có nhiệm vụ phục vụ cho cuộc đấu tranh giai cấp đó.
- Văn chương là một hình thái ý thức nên nó phản ánh tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội chủ yếu là
quan hệ giữa các giai cấp và đấu tranh giai cấp thì văn chương - hình ảnh của tồn tại đó - tất yếu
phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp.
- Ðiều đặc biệt quan trọng là: tác phẩm văn chương là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, khi chủ thể nhận thức mang bản chất giai cấp thì sản phẩm ý thức của nó - tác phẩm văn
chương tất yếu mang bản chất giai cấp.
2.3. Chỉ ra biểu hiện của tính giai cấp trong một tác phẩm cụ thể
3.1. Phân biệt Lý luận văn học với Lịch sử văn học và Phê bình văn học? Chỉ ra mối quan hệ giữa chúng? *LLVH:
- Là bộ phận của khoa nghiên cứu văn học
- Đối tượng: tác phẩm, thể loại, nhà văn, quá trình phát triển văn học,... → ND của LLVH là các
khái niệm, phạm trù về văn học
- Mục đích: rút ra các khái niệm, quy luật có tính phổ biến về VH giúp ngúp người đọc tiếp cận, nghiên cứu VH *Phê bình văn học
- Phân tích, nghiên cứu, đánh giá các nhân vật, tác phẩm văn học và hiện tượng cụ thể
- Tác động trực tiếp đến dòng chảy trước mắt của VH, ưu tiên tác phẩm đương đại và vấn đề
đương đại của văn học *Lịch sử văn học
- Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của các hiện tượng văn học, xem xét các sáng tác văn học
trong trật từ thời gian, không gian, miêu tả tình hình văn học từng thời kì, tổng kết kinh nghiệm
và quy luật của VH dân tộc
*Mối quan hệ giữa chúng là
- Các sự kiện văn học cùng với các kết luận của LSVH và PBVH là cơ sở thúc đẩy LLVH phát
triển. Thiếu cơ sở của LSVH và PBVH thì LLVH sẽ rơi vào chung chung trừu tượng
- Các khái niệm LLVh chỉ đạo, định hướng cho việc nhìn nhận LSVH và PBVH sâu sắc, sáng tỏ,
tránh mơ hồ → LLVH – LSVH – PBVH có mối quan hệ chặt chẽ
3.2. Chỉ ra phạm vi nghiên cứu của bộ môn Lý luận văn học?
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lí thuyết khái quát nhằm tìm ra những
quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học,
chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học
3.3. Để học Lý luận văn học hiệu quả cần phải có phương pháp học như thế nào?
Biết: Trước tiên bạn phải biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học.
Hiểu: Phải hiểu và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận điểm lí luận văn học bằng văn của mình.
Vận dụng: Vận dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải các hiện tượng văn học, các
nhận định về lí luận văn học.
Phân tích: Chúng ta có thể phân tích các biểu hiện của vấn đề lí luận văn học trong một
hiện tượng văn học cụ thể như: tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kì văn học…
Tổng hợp: Tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề lí luận văn học khác nhau, huy động kiến
thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải quyết vấn đề có tính chất tổng hợp.
Đánh giá: Chúng ta đánh giá được mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận định lí luận
văn học và có thể bổ sung, phản biện một cách hợp lý.
4.1.Văn học có những chức năng nào?
4.2.Tại sao nói: Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?
- .Văn học góp phần hoàn thiện nhân cách con người?
- Văn học là vũ khí tinh thần sắc bén trong việc bồi dưỡng thế giới quan, quan điểm chính trị - xã
hội, góp phần hình thành nhân cách hoàn thiện, văn dĩ tải đạo; Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp
trong tâm hồn con người: lòng nhân ái, vị tha, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống..; Nhen nhóm
trong con người khát vọng, niềm tin,cho con người nghị lực sống, cống hiến vì tương lai tốt đẹp.
- Văn học tác động vào cả tư tưởng, trí tuệ, ý thức và cả vô thức, giúp con người phát triển nhân
cách toàn diện, giúp ta phân định thiện ác, cao cả và thấp hèn...; Giáo dục thông qua hình tượng
nghệ thuật, bằng tình cảm thẩm mỹ, khơi gợi khả năng tự giáo dục xuất phát từ mệnh lệnh của trái tim.
4.3.Chỉ ra các chức năng của văn học trong một tác phẩm cụ thể?
5.1.Phân biệt khái niệm hình ảnh, hình tượng, biểu tượng?
- - Hình ảnh là bức tranh đời sống chúng ta gặp trong tác phẩm: cây đa, giếng nước, con đò…tất
cả mới chỉ là hình ảnh khi chúng chỉ mang nghĩa biểu vật của chính nó.
- Những hình ảnh trong tác phẩm văn học chứa nghĩa khác ngoài nó, mang ý nghĩa nhân sinh,
khi đó hình ảnh đã trở thành hình tượng.
- Hình tượng trở thành biểu tượng khi ý nghĩa của nó đã vượt thoát ra khỏi tác phẩm để đi vào đời sống.
5.2. Giải thích tính gián tiếp của hình tượng văn học?
- Hình tượng văn học tác động vào trí tuệ, tưởng tượng, liên tưởng của người đọc, không thể
nhìn thấy bằng mắt thường,
- Hình tương văn học do ngôn từ tạo nên → không biết chữ thì không thấy hình tượng.
- Người đọc phải chủ động liên kết, nhặt nhạnh những mảnh ghép, chi tiết trong tác phẩm để tạo
thành một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh (các loại hình nghệ thuật khác cho ta cái nhìn trực
tiếp và tổng thể ngay lập tực khi ta vừa tiếp cận với hình tượng).
5.3. Trình bày ngắn gọn những đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật (phân biệt với chất liệu của các
loại hình nghệ thuật khác)
+Ngôn từ nghệ thuật có tính phi vật thể
+ Ngôn từ văn học không bị hạn chế về không gian, thời gian.
+ Ngôn từ văn học có khả năng phản ánh trực tiếp tư tưởng, ngôn ngữ
+ Ngôn từ văn học có tính vạn năng trong tác động đối với đời sống con người.
6.1. Tại sao nói văn học là một hình thái ý thức xã hội?
- Có nguồn gốc từ đời sống xã hội: văn học ra đời và phát triển trong đời sống xã hội.Nó phản
ánh những hiện thực khách quan của đời sống xã hội, thể hiện những quan điểm, tư tưởng, tình
cảm của con người trong xã hội đó
- Có chức năng xã hội: Văn học có chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.Nó giúp con người
hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dưỡng, nâng cao đời sống tinh thần
- Có tính giai cấp: Văn học mang tính giai cấp vì nó được sáng tạo bởi những người thuộc giai
cấp tầng lớp nhất định trong xã hội. Văn học thể hiện những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của giai cấp, tầng lớp đó.
6.2. Phân biệt tình cảm tự nhiên và tình cảm thẩm mỹ? Tình cảm tự nhiên Tình cảm thẩm mỹ -
Là sự phản ánh trước các kích thích
- Tình cảm thẩm mỹ là những rung động, xúc ngoại giới
cảm thẩm mỹ của con người đối với thực tại,
được thể hiện và củng cố bằng hoạt động
thẩm mỹ, dưới mọi dạng thức, kể cả sáng tác
nghệ thuật, kèm theo một năng lượng tinh thần tích cực. - Không bị kiềm chế
- Là tình cảm vừa có những hình tượng sắc nét
lại vừa vượt lên những mất mát của các cá
nhân, đáng cho mọi người cùng thể nghiệm, hưởng thụ -
Phần nhiều không đem lại sự thụ
- Xuất phát từ lợi ích cộng đồng và nhân loại, hưởng thẩm mĩ
đem lại một hệ giá trị để phản ánh hiện thực
6.3. Trình bày ngắn gọn những yếu tố thể hiện bản chất thẩm mỹ của văn học.
- Văn học miêu tả những cái đẹp vốn có trong đời sống hiện thực: cái đẹp của thiên nhiên, cái
đẹp của phong tục tập quán văn hóa xã hội
- Văn học khám phá những vẻ đẹp con người, nhất là vẻ đẹp tâm hồn
- Văn học khiến người đọc rung động bởi chính vẻ đẹp của nghệ thuật. Người đọc cảm thấy vui
sướng, thích thú khi đọc một câu văn hay, một bài thơ, một câu chuyện hay đón nhận những
thông điệp những tâm tư tình cảm mà tác giả gửi đến thông qua tác phẩm văn học.
7.1.Kết quả đọc hiểu tác phẩm văn học của mỗi độc giả phụ thuộc vào điều gì?
Kết quả đọc hiểu tác phẩm văn học của mỗi cá nhân độc giả phụ thuộc vào trình độ văn hóa của
chính độc giả, do vậy kết quả đọc hiểu sẽ thay đổi sau mỗi lần đọc.
- Đọc lần thứ hai sẽ hiểu thêm hay hiểu khác lần thứ nhất. Kể cả khi không đọc lại nhưng do tiếp
nhận những thông tin đọc hiểu mới về tác phẩm đó mà cách hiểu về tác phẩm từng đọc cũng sẽ
được bổ sung hay “làm mới”. Nói chung trình độ văn hóa nâng cao thì khả năng “làm mới” cách hiểu tác phẩm càng cao.
Mỗi một tác phẩm có nhiều cách đọc hiểu. Không thể nói sẽ có một cách đọc hiểu đúng nhất,
vì lịch sử việc đọc kéo dài mãi mãi.
7.2 Có bao giờ anh (chi) bổ sung hay "làm mới" cách hiểu cùng một tác phẩm văn học không? Ví dụ?
Có, tôi đã từng bổ sung và làm mới cách hiều cùng một tác phẩm văn học
Ví dụ: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Trước đây tôi chỉ hiểu tác phẩm này như một câu chuyện về một người tử tù khi phách, bất
khuất, sẵn sàng hị sinh về danh dự.Tuy nhiên khi đọc đi đọc lại tác phẩm, tôi nhân ra nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn thế
- Thứ nhất là lời ca ngợi cái đẹp của nghệ thuật. Hình tượng chữ người từ tù là một biểu tượng
cho cái đẹp chân chính, vượt lên trên mọi hoàn cảnh, nghịch cảnh. Cái đẹp ấy không chi là cái
đẹp nghệ thuật mà còn là cái đẹp của tâm hồn, nhân cách.
- Thứ hai, tác phẩm là một lời nhắc nhở về giá trị con người. Cái chết của Huấn Cao không phải
là sự thất bại mà là chiến thắng cái xấu, cái ác và chiến thắng bản thân mình. Ông đã sống trọn
vẹn với nhân cách cao đẹp của mình, và để lại bài học về ý chí nghị lực và bản lĩnh.
- Thứ ba là lời phản ánh về hiện thực xã hội phong kiến. Cái chết của Huấn Cap là sự phản ánh
cho sự tàn bạo của chế độ pk
Qua những hiểu biết sâu sắc hơn về tác phẩm, có thể thấy tác phẩm văn học là một kho tàng vô
giá, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Người đọc cần có một tâm thế chủ động, cởi mở để tiếp
nhận những giá trị sâu sắc và nhân văn của tác phẩm
7.3.Mỗi một tác phẩm đương nhiên không thể chỉ có một cách đọc hiểu, nhưng liệu có phải là sẽ
có một cách đọc hiểu đúng nhất?
Văn học là một loại hình nghệ thuật có tính đa nghĩa, mỗi người đọc có thể có những cách hiểu,
cách cảm nhận khác nhau về một tác phẩm, tùy thuộc vào vốn sống, kinh ngiệm và cảm nhận của mỗi người.
8.1. Tài năng của người nghệ sĩ thể hiện ở các năng lực đặc biệt nào?
-Tài năng của người nghệ sĩ thể hiện ở các năng lực đặc biệt nào? Đó là năng lực quan sát, năng
lực ghi nhớ, năng lực thẩm mỹ, năng lực trực giác, năng lực tưởng tượng sáng tạo, năng lực biểu hiện nghệ thuật.
- Các giai đoạn của quá trình sáng tạo văn học: Tích lũy vốn sống bắt gặp cảm hứng, rung
động trước thời cuộc kết hợp với niềm nung nấu trong tâm hồn tạo thành khát vọng biểu
đạt từ đó diễn ra quá trình cấu tứ thiết kế thành sơ đồ viết thành văn bản sửa chữa văn bản hoàn thiện.
-Cá tính sáng tạo là gì? Là cá tính nghệ sĩ, phân biệt với cá tính thông thường của con người,
được biểu hiện tập trung trong sáng tác. Cá tính sáng tạo là tổng hợp những biểu hiện đặc trưng
trong cách nhìn, cách miêu tả, trong giọng điệu, thị hiếu… làm cho sáng tác nhà văn này khác
hẳn nhà văn khác. Cá tính sáng tạo đem lại cái mới cho văn học, góp phần làm cho văn học đa
dạng và không ngừng đổi mới.
9.1. Trình bày khái niệm “Liên văn bản”?
Lý thuyết được xây dựng chủ yếu nhờ công của J. Kristeva. Lý thuyết này quan niệm: bất cứ văn
bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất
cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác.
9.2. Có mấy loại người đọc?
Người đọc tiềm ẩn chỉ hình ảnh người đọc xuất hiện trong niềm mong đợi của nhà văn khi quá
trình sáng tạo vừa khởi động và hình ảnh này phần nào được chuyển hóa thành một yếu tố hiện diện trên văn bản.
Người đọc thực tế chia thành hai loại: người đọc có khẩu vị bình dân và người đọc có chuyên môn cao.
Vai trò của người đọc đối với văn học?
Là người đồng sáng tạo với tác giả. Không có người đọc , văn bản chỉ còn tồn tại ở khía cạnh vật
thể, không thể tham gia vào đời sống ý thức xã hội như một nhân tố tích cực. ý nghĩa của tác
phẩm được mở ra không cùng nhờ tính tích cực, sáng tạo của người đọc. Câu 10.
10.1. Hình tượng văn học là gì? Vai trò của hình tượng trong tác phẩm văn học?
Khái niệm hình tượng văn học. Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời
sống theo quy luật của nghệ thuật”. (theo Từ điển Văn học ). Hình tượng văn học nghệ thuật là
phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc giả. Hình tượng là thế giới sống do nhà văn
tạo ra bằng sức gợi ngôn từ. Gọi là hình tượng vì một mặt, nó cũng sống động y và hấp dẫn như
thật, nhưng mặc khác nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng con người, nó không phải là sự thật
trăm phần trăm. Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốn đối thoại với độc
giả về quan niệm nhân sinh nào đó. Hình tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc
đời làm nhà văn day dứt.
10.2. Trình bày khái quát những đặc trưng của hình tượng văn học.
Nét đặc trưng của hình tượng nghệ thuật
a, Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống
b, Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất của cái cụ thể, cá biệt, cảm tính với cái khái
quát
c, Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan
d, Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa lí trí và tình cảm
e, Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
f, Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa

10.3. Anh (chị) hiểu như thế nào về tính chủ thể trực tiếp của hình tượng văn học?
Tính chủ thể trong văn học:
Nói đến tính chủ thể trong văn học là nói đến chủ thể nhà văn thể hiện trong sáng tác văn học.
Chủ thể này được hình thành từ cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố như bản thể
phát sinh, hệ thống phát, và điều kiện sống .Trong quá trình hình thành chủ thể, nhà văn luôn
luôn diễn ra hai quá trình là khách quan hóa và chủ quan hóa.
Nói đến chủ thể nhà văn là nói đến tài năng, nhân cách, tư tưởng thẩm mỹ của nhà văn được hình
thành từ điều kiện xã hội và điều kiện tự ngả thể hiện trong văn học; nói đến rung động của nhà
văn trước cái đẹp, cái mới, cái trừu xuất của cuộc sống; nói đến tình cảm, khả năng nhận thức
hiện thực, lựa chọn hiện thực, khái quát và biểu hiện hiện thực thành hình tượng có nghĩa điển
hình làm rung động con người của nhà văn. Sáng tác mà không có tài năng thì văn chương nông
cạn, nhạt nhẽo; không có lương tâm chỉ là sự đổ nát của tâm hồn. Tài năng của nhà văn trước hết
là khả năng nắm bắt những quá trình của cuộc sống một cách nhạy bén và sâu sắc hơn người
khác của nhà văn. Đó là khả năng cảm thụ, nhìn thấy cái mà người khác không thấy được của nhà văn.
Như vậy, nói đến tính chủ thể trong văn học là nói đến tài năng, sự độc đáo, tầm cao về nhân
cách của nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn học. Chủ thể nhà văn là sản phẩm của hoàn cảnh
xã hội, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của chính mình.
Kiểu hiểu đơn giản chủ thể ở đây là có 2 loại: chủ thể sáng tạo là nhà văn và chủ thể tiếp nhận là
bạn đọc ấy mà mình chỉ nói về chủ thể sáng tạo thôi, đó kiểu như là cái tôi, cá tính, suy nghĩ, tâm
tư của nhân vật trong tác phẩm
*Vai trò của tính chủ thể trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật
Giúp tác phẩm văn học trở nên khác biệt so với những tác phẩm phi văn học (Tính chủ thể làm
cho tác phẩm văn học trở nên dồi dào xúc cảm, nhiệt thành, là nơi thể hiện tư tưởng một cách kín
đáo và bí mật, chỉ những ai biết “cố tìm mà hiểu” mới có khả năng giải mã)
Thế giới nghệ thuật khi qua đôi tay màu nhiệm của nhà văn như được tiếp thêm sức sống, sự
sống. Tự nó cũng có một cuộc đời riêng, một chân trời sáng tạo luônchờ đón, vẫy gọi bạn
đọc.Theo đó, thế giới nghệ thuật trong sáng tạo của nhàvăn là kết quả của những gì sâu kín nhất
tự bên trong anh ta, là chân lý anh ta hằng tin tưởng để “thanh lọc” con người. Đó là kết quả của
bề sâu tư tưởng nay còn được cộng hưởng thêm cùng những đỉnh cao về ngôn từ, hình ảnh, hình
tượng.Giúp nhà văn khẳng định được tài năng sáng tạo của mình, xác lập một chân trời chỉ của
riêng mình anh ta, một bản chính không có thêm bất kì những bản sao khác. Câu 11.
11.1. Năng lực là gì? So sánh sự khác nhau giữa khả năng và năng lực. Năng lực (competency)
Năng lực là khả năng làm một việc gì đó chung hơn, khó xác định rõ ràng hơn so với kỹ năng. Ví
dụ năng lực tư duy độc lập, năng lực xác định và giải quyết vấn đề. Nó đòi hỏi kết hợp nhiều
kiến thức, kỹ năng và cả thái độ tiếp cận vấn đề.
Sự khác biệt giữa Khả năng và Năng lực là gì?
• Khả năng là những gì được sinh ra với; nó phụ thuộc vào cấu tạo gen của một cá nhân.
• Năng lực là kết quả của nỗ lực và nó có thể được tăng lên thông qua các bài tập và nỗ lực không ngừng.
• Khả năng có thể là thể chất hoặc tinh thần.
• Năng lực đề cập đến tiềm năng mà một cá nhân có thể đạt được trong tương lai.
• Công suất là giới hạn tối đa mà một người hoặc máy móc có thể thực hiện mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
11.2. Năng lực tình cảm của người nghệ sĩ được biểu hiện như thế nào?
Cảm xúc của người nghệ sĩ là yếu tố quan trọng, là ngọn nguồn và cũng là “cái hứng” theo suốt
quá trình sáng tác. Trước hết, một tác phẩm được nảy sinh từ ý tưởng. Ý tưởng là ý nghĩ mới mẻ
xuất hiện một cách bất ngờ hay bật ra từ chính sự nhạy cảm thiên bẩm của người nghệ sĩ. Nói
cách khác, nó là kết quả lóe lên rất nhanh của việc rung cảm trước hiện thực. Vì lẽ đó mà nhà
văn Pauxtopki gọi ý tưởng là “tia chớp”– hình thành từ quá trình tích điện của những đám mây
cảm xúc. Khi có ý tưởng , nhiều người nghệ sĩ sáng tác trong cảm xúc “thăng hoa”, họ sáng tác
một cách nghiêm túc mà lại rất say mê cho đến khi khi hoàn thành tác phẩm họ chịu sự chi phối
một cách tổng hòa của xúc cảm và tri thức. Thực tế, một tác phẩm hay rất cần những giây phút
thăng hoa khi cảm xúc chiếm lĩnh và hoàn toàn thắng thế trong sự chảy tràn của sự đam mê. Các
tác phẩm nghệ thuật lớn đều được ra đời nhờ những cơn bốc đồng của cảm xúc chứ không phải
cái mà lý trí nhằm nhằm hướng tới. Tuy nhiên, cũng có những tác phẩm ra đời trong tư duy nghệ
thuật mạch lạc mà vẫn hấp dẫn. Nhưng xin nhắc lại khởi điểm của những sáng tác ấy cũng phải
bắt đầu từ sự quan sát, băn khoăn trăn trở… Như vậy, cái thúc giục họ sáng tạo trong sự chuyên
chế của lý trí cũng là một dạng cảm xúc.
Như vậy, cảm xúc không chỉ giúp người sáng tác nhìn ngắm sâu sắc mà còn đối thoại, phát biểu
giúp đỡ cuộc đời. Mặc dù vậy, nếu chỉ có cảm xúc thì người nghệ sĩ chưa thể sáng tác được mà
người nghệ sĩ cần phải có trí tưởng tượng, ta có thể nói tưởng tượng là nguồn nuôi dưỡng cảm
xúc cho tâm hồn giống như bữa ăn nuôi sống cơ thể. Tôi rất thích thú với sự hóm hỉnh của
Banzac khi nói tới vai trò của cảm xúc đối với người nghệ sĩ: “Xét về mặt tự tiện và đỏng đảnh
thì không một gái giang hồ nào sánh nổi với cảm hứng của nghệ sĩ. Nên khi cảm hứng xuất hiện
một cái là phải tóm lấy như một dịp may hiếm có vậy.” Câu 12.
12.1. Tính dân tộc trong văn học là gì?
1. Khái niệm tính dân tộc
Tính dân tộc là khái niệm “thuộc phạm trù tư tưởng - thẩm mỹ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa
văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho
các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với
văn học của các dân tộc khác” (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2004).
12.2. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dân tộc trong văn học?
3.1. Tính dân tộc là một phạm trù thẩm mĩ:
Phạm trù này kết hợp và thấm nhuần tất cả các yếu tố của văn học từ nguồn gốc, đối tượng, chức
năng cho đến nội dung của văn học (cả ngôn ngữ, loại thể, thủ pháp, nghệ thuật,…). Tác phẩm
mang tính dân tộc là tổng hợp của các đặc điểm, nội dung và hình thức, chứ không của riêng một yếu tố nào.
(Câu tờ khó hiểu cần điều chỉnh) Lâu nay người ta chưa có sự hiểu biết cụ thể và toàn diện về
cụm từ “tính dân tộc”. Sự mơ hồ này bắt nguồn từ việc dân tộc không được coi là một phạm trù
thẩm mĩ. Đây không chỉ là đặc điểm cần có của văn học, mà còn là tiêu chí quan trọng để đánh
giá tư tưởng, nghệ thuật trong nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Do đó, tính dân tộc
được coi như là một phạm trù giá trị. Nói cách khác, nếu nói đến tinh thần dân tộc là nói đến
phẩm chất, là sự kết tinh bản sắc độc đáo của dân tộc.
3.2. Tính dân tộc là một phạm trù mang tính lịch sử:
Tính dân tộc trong văn học là một phạm trù lịch sử. Nó đề cập đến những sự kiện lịch sử – xã hội
nhất định. Đó là lý do tại sao nó liên tục thay đổi. Một quốc gia không phải là một hệ thống khép
kín của các yếu tố nhất định. Ngược lại, nó liên quan đến những hoàn cảnh lịch sử nhất định và
không ngừng biến đổi và phát triển. Do điều kiện lịch sử – xã hội mà tính lịch sử ở mỗi thời kỳ
lịch sử có một nội dung khác nhau. Stalin – nhà cách mạng, nhà chính trị Liên Xô đã nói như
sau: “Vạn vật thay đổi… Đời sống thay đổi, vấn đề dân tộc cũng thay đổi theo. Thời đại nào
cũng có giai cấp. Trên vũ đài đấu tranh xuất hiện các giai cấp khác nhau, mỗi giai cấp đều hiểu ”
vấn đề dân tộc ” theo quan điểm riêng của mình. Do đó, vào những thời điểm khác nhau, “vấn đề
dân tộc” phục vụ cho những lợi ích khác nhau, có được những sắc thái khác nhau tùy theo thời
đại và giai cấp đề xuất ra nó.” Chúng ta có thể thấy sự thay đổi này qua ví dụ sau: Lòng trung
thành trước hết là lòng trung thành với quê hương, với dân tộc. Tuy nhiên, lòng trung thành ấy
được hiểu khác nhau trong các thời đại lịch sử. Giai cấp phong kiến thống trị hiểu “trung” là
“trung quân ái quốc”. Nhưng “Trung” được hiểu một cách mù quáng theo nội dung chung chung:
“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Ở thời đại chúng ta, “Trung” là “trung với nước, hiếu với dân”.
13.3. Chỉ ra biểu hiện của tính dân tộc trong một tác phẩm văn học cụ thể/
Tính dân tộc được thể hiện trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” được trích từ tập “ Truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Tác
phẩm ra đời sau một chuyến đi thực tế 8 tháng của tác giả cùng bộ đội giải phóng vùng đất Tây
Bắc. Truyện đã tái hiện chân thực cuộc sống lao động cơ cực của người dân đồng bào Tây Bắc
dưới ách thống trị của cường hào ác bá phong kiến. Cũng ở đó, nhà văn đã gieo vào lòng người
đọc một niềm tin mãnh liệt về sức sống, sức phản kháng mãnh mẽ đáng khâm phục của người
dân tộc đồng bào miền núi.
Qua tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”, tính dân tộc được thể hiện qua những hình ảnh và chi tiết sau:
a. Cuộc sống lao động của người dân đồng bào
Cuộc sống của con người Tây Bắc được hiện lên trong tác phẩm với những công việc cụ thể, tác
giả đã liệt kê hàng loạt những công việc của cô Mị tại nhà Thống lí Pá Tra: “ ngồi quay sợi gai,
thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe núi”. Đó là những công việc đặc trưng,
gắn kiền với cuộc sống người phụ nữ miền núi: họ sẽ phải làm toàn bộ những công việc nội trợ
trong nhà, dù là nặng nhọc nhưng những người phụ nữ không một tiếng kêu than, oán trách. Họ
cam chịu, nhẫn nhục để hoàn thành tốt trách nhiệm và vai trò của một người con dâu trong gia đình.
1. Tục cho vay nặng lãi
Tục cho vay nặng lãi ở miền núi thời phong kiến được thể hiện tập trung ở nhân vật Mị. Số phận
của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ H’mông nghèo ngày trước: có đầy đủ phẩm chất để
được sống hạnh phúc nhưng lại bị đọa đày trong kiếp sống nô lệ.
Đi tìm nguyên nhân cho số phận bất hạnh của cô Mị, người đọc có dịp hiểu về tục cho vay nặng
lãi – nỗi lo sợ hãi hùng của biết bao số phận người lao động nghèo khổ miền núi trước Cách
mạng. Ngày xưa, bố mẹ Mị lấy nhau không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của
thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm phải đem nộp lãi một nương ngô. Rồi đến khi mẹ Mị chết, bố
Mị đã già mà món nợ ấy vẫn như một sợi dây oan nghiệt: “Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của
nhà giàu từ kiếp trước, đến bây giờ người ta bắt con trừ nợ, không thể làm khác được rồi”. Mị
muốn được làm chủ cuộc đời bằng sức lao động của chính mình: “Con nay đã biết cuốc nương,
làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Nhưng
đâu có được! Tục cho vay nặng lãi đã trói Mị vào món nợ truyền kiếp. Từ đây, Mị phải sống
cuộc đời của người con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Định mệnh bi thảm đã giáng xuống cuộc
đời người thiếu nữ ấy, buộc chặt cô vào số phận nô lệ không có lối thoát.
2. Tục cướp vợ trình ma "Bản Mèo ánh trăng sáng
Tay dắt cương giấu con ngựa dưới sàn
Chàng trai người Mông vắt em yêu ngang lưng ngựa đó
Ngựa mang thiên thần lên đỉnh núi".
Những câu hát trong ca khúc “Cướp vợ” của ban nhạc Ngũ Cung đã phần nào nói lên phong tục
cưới hỏi rất đặc sắc của người H’mông. Trai gái H’mông yêu nhau, chàng trai thỏa thuận với
người yêu tổ chức cuộc “cướp” mang người con gái về nhà mình. Sau đó mới đến trình nhà vợ.
Thường mùa xuân ăn tết, con trai hay đi “cướp vợ”. Đây là phong tục thanh niên rất thích và bây giờ vẫn còn.
Mị là cô gái đẹp, thổi kèn hay, nhiều người mê Mị “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng
Mị”. Tết năm ấy, Mị bị A Sử - con trai thống lí Pá Tra đánh lừa, lợi dụng tục này cướp cô về làm
vợ. Xót xa thay, hắn đâu cưới Mị vì tình yêu, hắn và người nhà hắn bắt Mị về ép duyên để gạt
nợ: “Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy
múa”. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Tô Hoài đã phanh phui bản chất bóc lột giai cấp được ẩn
sau những phong tục tập quán. Cô Mị tiếng là con dâu nhưng thực chất chỉ như một nô lệ, thứ nô
lệ người ta không phải mua mà lại tha hồ được bóc lột, hành hạ.
Ý thức phản kháng của Mị cũng dần tiêu tan chỉ vì ý nghĩ : mình đã bị đem trình ma thì có chết
cũng trở thành ma nhà thống lí, chết cũng không được tự do. Hủ tục đã giết chết hạnh phúc của
Mị. Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan – một phần trong tâm linh người dân tộc H’mông cũng là
một phần nguyên nhân khiến cuộc đời Mị rơi vào bi kịch. Tình cảnh của Mị là chứng cớ tố cáo
mãnh liệt nhất bọn cường hào cho vay nặng lãi. Vợ chồng A Phủ chính là bản cáo trạng hùng hồn
về những nối thống khổ của người phụ nữ miền núi – những người vừa phải chịu gánh nặng của
chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền.
3. Tục xử kiện, phạt vạ, trình ma người vay nợ
Sự xuất hiện của nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện nhãn quan phong tục của Tô Hoài. A
Phủ có số phận bất hạnh, mồ côi cả cha lẫn mẹ, suốt đời làm thuê làm mướn. Anh nghèo đến nỗi
không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cái vòng bạc để đi chơi tết như bao chàng trai
H’mông khác. Chính những hủ tục “phép rượu”, “phép làng” và tục cưới xin nên A Phủ trở thành
tứ cố vô thân, không sao lấy được vợ.
Ngày tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao. A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Cũng vì thế, A Phủ bị
trói mang đến nhà Pá Tra. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã tái hiện sống
động một cuộc xử kiện quái lạ, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắng trợn kiểu trung cổ của
bọn thống lí miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong không gian của màu khói thuốc phiện “xanh
như khói bếp”, của mùi khói thuốc phiện ngào ngạt. Những kẻ tham gia vào bộ máy xử kiện thì
“nằm dài cả bên khay đèn”. Cứ hút xong một đợt thuốc phiện, Pá Tra lại ra lệnh, trai làng lại thay
nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông ra đánh A Phủ. Như vậy, cuộc xử kiện quái đản này thực
chất chỉ là một cuộc tra tấn người dã man của bọn chúa đất – những con nghiện: “suốt chiều,
suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Cuối cùng, người con trai tự do
của núi rừng như A Phủ cũng không thoát khỏi nanh vuốt của lũ chúa đất. Từ đây, anh vĩnh viễn
trở thành nô lệ cho nhà Pá Tra: “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc
trắng… Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở làm con trâu,
con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới
thôi”. Như vậy, bản chất của phạt vạ ở đây chỉ là để thỏa mãn cho bọn thống quản ăn chơi, hút xách.
Bằng nhãn quan phong tục sắc sảo, Tô Hoài đã giúp người đọc hiểu thêm về những tục lệ kì
quái, dã man của bọn chúa đất, chúa rừng trước kia. Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã
bổ sung cho câu chuyện về Mị - người con dâu gạt nợ để làm hoàn chỉnh bản án về tội ác của
bọn thống trị phong kiến đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng.
4. Những ngày tết vùng cao, đêm tình mùa xuân
Với vốn hiểu biết phong phú, khả năng quan sát sắc sảo và năng lực dựng người, dựng cảnh tinh
tế, tác giả đã phác họa được những bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, miêu tả
sinh động nhiều phong tục độc đáo của người H'mông.
Tết của người vùng cao không giống tết ở miền xuôi. Người H'mông ăn tết khi ngô lúa đã gặt
xong, mùa xuân có niềm vui thu hoạch mùa màng. Cho nên cái tết năm ấy đến Hồng Ngài giữa
lúc "gió và rét rất dữ dội" nhưng cũng không ngăn được niềm vui đang trỗi dậy trong tâm hồn
những người dân ở đây, đặc biệt là ở những đôi trai gái yêu nhau. Tô Hoài đã đặc tả không khí
ngày tết với những từ ngữ giàu chất tạo hình, qua đó hiện lên bức tranh ngày tết miền núi tràn
ngập màu sắc và âm thanh: "Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên
những mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ [...] Đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi
trước nhà". Ông cũng đặc biệt chú trọng đến những phong tục lạ, ngộ nghĩnh qua con mắt tò mò,
hóm hỉnh của mình: "Trai gái kéo nhau lên núi chơi. Đi chơi trên núi từng đoàn", "Các chị Mèo
đỏ, váy thêu, áo khoác, khăn hoa chùm rực rỡ. Các chị Mèo trắng chít khăn xếp phẳng lì, tóc mai cạo xanh nhẵn".
Khi viết về những ngày tết ở Hồng Ngài, nhà văn Tô Hoài cũng rất chú ý miêu tả tiếng sáo. Sáo
H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng:"
Anh ném pao, em không bắt. Em không yêu, quả pao rơi rồi". Đó là phương tiện giao duyên hữu
hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng. Trong "Vợ chồng A Phủ", ngòi bút Tô
Hoài cũng tỏ ra rất thành công khi lột tả được nét đặc trưng, lột tả được "cái hồn" của tiếng sáo:
"Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sao rủ bạn đi chơi", "Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài
đầu núi tranh". Tiếng sáo còn là cách tỏ tình đặc biệt của người con trai miền núi: "Suốt đêm, con
trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách".
Thời gian cứ tiếp nối, những ngày tết vùng cao và đêm tình mùa xuân của ngày xưa và ngày sau
dường như vẫn thế. Tiếng sáo gọi bạn tình vượt qua thời gian, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim
biết bao chàng trai cô gái miền sơn cước.
Trong Vợ chồng A Phủ, với biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội, Tô Hoài đã tạo dựng
được một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, một không gian nghệ thuật mang đậm màu
sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Thông qua tác phẩm, người đọc có thêm những tri thức
bổ ích về đời sống, phong tục tập quán của dân tộc H'mông đó là tục cho vay nặng lãi; tục cướp
vợ trình ma; tục xử kiện, phạt vạ, trình ma người vay nợ... Tất cả được Tô Hoài miêu tả với
những tìm tòi, khám phá sâu sắc, không phải bằng kiến thức dân tộc học khô khan mà là qua
nhãn quan phong tục vô cùng độc đáo và những trang viết thấm đẫm tình người. Câu 13.
13.1. Trình bày những điều kiện hình thành rung động nghệ thuật.
Sự rung động nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo
- Sáng tác VH là một hoạt động phi vụ lợi do đó rung động nghệ thuật là một khát vọng muốn
biểu đạt, muốn tác động đến người khác, muốn gửi thông điệp.
-Rung động nghệ thuật có 2 điều kiện:
+ kích thích của thế giới bên ngoài, + sự nung nấu trong tâm hồn.
13.2. Cảm hứng sáng tạo là gì? Cảm hứng sáng tạo:
+ Trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong quá trình sáng tạo
+ Nhu cầu bộc lộ giải thoát tình cảm, năng lực tưởng tượng
+ Trạng thái tâm lí căng thẳng về ý chí và trí tuệ nhưng dạt dào cảm xúc và say mê mãnh liệt.
+ Không xuất hiện tự nhiên mà được chuẩn bị.
+ Cần có một số điều kiện bên ngoài (thói quen, tác nhân bất ngờ)
13.3. Giai đoạn hình thành văn bản của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác diễn ra như thế nào? Cho ví dụ.
1. Giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác. Như mọi hoạt động sáng tạo khác của con người, trước khi
hành động, con người đã chuẩn bị ý định trong óc mình rồi. Công việc viết một tác phẩm nào đó
của nhà văn chỉ thực sự bắt đầu khi có ý định nảy sinh. Ý định sáng tác đến với nhà văn theo
nhiều con đường khác nhau. Nhưng nó thường xuất hiện do những ấn tượng trực tiếp, mãnh liệt
về một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tô Hoài có ý định viết Truyện Tây Bắc do xúc động trước
cảnh vợ chồng Lí Nủ Chu tiễn mình ra về trong chuyến đi thực tế ở Tây Bắc và tha thiết mong
nhà văn trở lại. Minh Huệ xúc động về câu chuyện Bác Hồ đi chiến dịch biên giới (1950) do một
người bạn kể lại đã cho ra đời bài thơ Ðêm nay Bác không ngủ. L. Tolstoi viết Phục sinh từ câu
chuyện do người bạn kể lại. Ý đồ sáng tác cũng có thể nảy sinh do một nhiệm vụ chính trị – tư
tưởng được tác giả đặt ra chủ động, có ý thức như là một kế hoạch vạch sẵn. Chẳng hạn, Là thi sĩ
của Sóng Hồng, hoặc loại tiểu thuyết luận đề kiểu Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu. Ý đồ
sáng tác cũng có thể nảy sinh từ một nguyên cớ không đâu. Hoàng Nhuận cầm viết bài thơ Anh
bộ đội và tiếng nhạc la lại do xung đột giữa tác giả với anh bộ đội vận tải bằng la. Ý đồ sáng tác
đến một cách đột ngột nhưng lại không tự nhiên vô cớ. Mà, nó là kết quả của một quá trình tích
lũy nung nấu. Trước khi có ý đồ, người nghệ sĩ đã có một thời kỳ tích lũy ban đầu. Ðây là thời kỳ
người nghệ sĩ có trong đầu chất liệu thực tại tươi nguyên, di động hỗn loạn trong ý thức tác giả
và chỉ khi chất liệu đó bắt gặp được một ấn tượng mạnh mẽ nào đấy thì mới tạo ra ý đồ sáng tác.
Ý đồ đóng vai trò tổ chức, phác họa đường viền, giúp sàng lọc chất liệu. Tố Hữu đã tâm sự về
việc viết: Người con gái Việt Nam: Có anh em hỏi tôi làm bài Người con gái Việt Nam trong
trường hợp nào, tôi xin báo cáo với các đồng chí vắn tắt như sau. Chuyện chị Lí chỉ là một cơ hội
để nói thôi. Cũng như các đồng chí, tôi luôn luôn nghĩ đến những nỗi đau đớn và những gương
anh dũng của đồng bào ta ở miền Nam. Và tôi muốn nói to cái ý nghĩa dù kẻ địch hung ác đến
mấy, dân tộc ta không chết, đồng bào miền Nam ta vẫn sống, vẫn là người chiến thắng. Những ý
đồ đó ai cũng có, không có gì mới mẻ cả, nhưng đến lúc gặp chuyện chị Lí thì đó là một hình
tượng cụ thể để cho những ý nghĩ, cảm xúc kia trở thành có da có thịt. Ý đồ sáng tác từ khi bật
lóe cho đến khi kết thúc sáng tác tác phẩm là cả một sự phức tạp. Ý đồ có thể bật sáng rồi lụi tàn.
Ý đồ có thể được bật sáng và chiếu dọi, nung đốt, thúc đẩy tác giả ráo riết làm việc. Và, do đó
mà tác phẩm có thể hoàn thành nhanh chóng. Nguyễn Công Hoan tâm sự về viết Kép Tư Bền:
Hôm ấy tôi đau mắt nặng, nhưng cốt truyện hay quá tôi không chờ đến ngày tôi bình phục. Tôi
phải viết ngay. Ðợi lúc vợ con đã ngủ yên vào khoảng 10 giờ, tôi lẳng lặng dậy, thắp đèn, vặn
nhỏ ngọn, che giấy bốn bên cho kín ánh sáng, rồi viết. Tôi viết xong, đọc để sửa lại. Lúc thật
được vừa lòng thì tôi nghe chuông đồng hồ điểm 5 tiếng. Tôi nhìn ra ngoài đã thấy mờ mờ sáng.
Hôm sau, hai mắt tôi sưng húp, đau nặng dần, tưỏng đến mù. Ý đồ có thể mở đầu cho một quá
trình nghiền ngẫm nung nấu để đến chín dần. Minh Huệ từ khi nghe người bạn kể về Bác Hồ đi
chiến dịch đến khi cho ra mắt Ðêm nay Bác không ngủ là 3 tháng trời. Nhecrasov viết Ai sống
sung sướng ở nước Nga hơn 14 năm. Shakespear viết Rômeo và Juliet hơn 5 năm. Nhiều khi sự
nghiền ngẫm và thai nghén tác phẩm, sự nảy sinh ý đồ rất chậm chạp, thậm chí tác giả đã không
kịp hoàn thành tác phẩm, thực hiện ý đồ trong cuộc đời mình. Balzac không viết được tiểu thuyết
về chiến tranh của Napoleon, Lermontov không viết được bộ tam thiên tiểu thuyết về 3 thời kỳ
của xã hội Nga, trước khi chết Từ ý đồ đến sáng tác là cả một khoảng cách mà nhiều khi kết quả
sáng tác lại phủ định ý đồ ban đầu. L.Tolstoi đã viết Phục sinh mà kết quả kết thúc tác phẩm trái
ngược với dự đồà ban đầu.
2. Giai đoạn chuẩn bị sáng tác. Sau khi xuất hiện ý đồ sáng tác nhà văn bắt tay vào chuẩn bị sáng
tác. Chuẩn bị sáng tác là giai đoạn cần thiết và tất yếu. Chuẩn bị càng kĩ bao nhiêu càng tốt bấy
nhiêu. Thu nhập tài liệu là công việc đầu tiên của chuẩn bị sáng tác. Tài liệu đối với người sáng
tác cũng giống như vật liệu đối với thợ xây nhà. Không có tài liệu, không thể có vật liệu để xây
dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Tài liệu càng đầy đủ, phong phú là tiền đề quan trọng cho
hư cấu nghệ thuật. Bởi vì, thực ra, nếu so sánh vật liệu của thợ xây nhà với vật liệu của của nhà
văn là sự so sánh rất khập khiễng. Chẳng hạn, phần vật liệu dư thừa của thợ xây nhà thường là
phần không dùng hết và phần này rất ít. Còn phần dư thừa của nhà văn là phần không thể dùng
được và thường rất nhiều. Gorki đã từng nói để miêu tả một ông cố đạo thì tác giả đã phải gặp
hàng nghìn ông cố đạo. Thu tập tài liệu là một quá trình lao động đầy gian lao, công phu và tỉ mỉ
vì tài liệu đối với nhà văn không phải chỉ có một nguồn, một phương diện mà rất nhiều nguồn,
nhiều phương diện. tác phẩm càng lớn thì tài liệu càng nhiều, càng phong phú và phức tạp.
L.Tolstoi chuẩn bị tài liệu cho Chiến tranh và Hòa bình bằng nguồn trực tiếp (thăm chiến trường
Bôrôđinô…) bằng trực tiếp với những người tham gia chiến trận (chiến tranh vệ quốc 1812)
bằng gián tiếp qua các tài liệu nhât ký, hồi ký, thư từ, vào các viện lưu trữ, đọc các tác phẩm có
liên quan v.v… Lev Tolstoi đã viết: Trong tiểu thuyết của tôi, ở bất kỳ chỗ nào có lối nói và hành
động của các nhân vật lịch sử thì những cái đó không phải do tôi bịa ra, mà đều do tôi rút ra
trong những tài liệu mà trong khi tôi làm việc này đã chất thành một thư viện … Tài liệu ngoài
nguồn quan trọng là tác giả đã chứng kiến, đã kinh qua thì còn phải có những nguồn khác: hỏi và
nghe kể, đọc sách báo, thư từ và kể cả tiểu thuyết khác. Nguồn tài liệu đã phong phú, các phương
diện tài liệu để khai thác càng phong phú hơn: những vấn đề lớn: kinh tế chính trị, xã hội văn
hóa… và cả những cái thật tỉ mỉ như chiếc khuy áo hay màu lông ngựa. L.Tolstoi viết Hasrji
Murat ông phải tìm hiểu xem con ngựa mà Hasrji Murat cưỡi là màu gì.
3. Giai đoạn lập sơ đồ – kết cấu tác phẩm. Ðây là giai đoạn xử lí tài liệu hệ thống hóa những điều
đã quan sát được, thu thập được và tổ chức chúng lại theo một chỉnh thể. Trong giai đoạn này,
toàn bộ cấu trúc của hình tượng được tạo lập, tính chất quan trọng việc triển khai cốt truyện được
xác định, tính cách nhân vật được suy tính kĩ càng. So với ý đồ, giai đoạn lập hồ sơ là giai đoạn
làm cho tư tưởng chủ yếu xuất hiện ở ý đồ có máu thịt. Sơ đồ chính là giai đoạn chuyển ý đồ
sang sự thật nghệ thuật. Lập sơ đồ chính là con đường tìm những phương án tối ưu về mặt thẩm
mĩ. Puskin có 7 sơ đồ về truyện Dubrovski. Dostojevski xây dựng sơ đồ Thằng ngốc: Tôi suy
nghĩ từ ngày mùng 4 đến 18 tháng chạp. Có lẽ trung bình mỗi ngày tôi nghĩ ra đến 6 bản bố cục
(không ít hơn thế). Ðầu óc tôi biến thành cái cối xay. Xây dựng bố cục là cả một nỗi thống khổ.
Nhưng khi đã có bố cục rồi thì công việc sẽ vô cùng thuận lợi. Dostojevski nói với vợ: Nếu tìm
được bản bố cục đạt, thì công việc nhanh như trượt trên mỡ. Nhưng bố cục không phải là nhất
thành bất biến. Nó biến đổi và phát triển. Bố cục chỉ tốt trong trường hợp nó mềm dẻo. Bố cục là
kế hoạch sáng tác. Nó quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định mà chỉ có tính chất hỗ trợ.
Bố cục không thể là sợi dây trói buộc người nghệ sĩ. Nhiều khi bố cục làm ra để rồi bỏ đi. Balzac
đã khẳng định: Thật đáng buồn cho một viên tướng tiến ra trận với một hệ thống bố trận định
sẵn. Như vậy, nếu so sánh sơ đồ tác phẩm với bản thiết kế một toà nhà là sai lầm nghiêm trọng.
Ðối với xây dựng, người thi công không thể thay đổi thiết kế, thiết kế có trước thi công, còn đối
với xây dựng một tác phẩm thì vừa thiết kế vừa thi công, trong quá trình thi công thiết kế bị thay
đổi. Gorky nhận xét: Bố cục tự nó được xây dựng trong quá trình làm việc, bản thân các nhân vật xây dựng nó.
4. Giai đoạn viết tác phẩm. Viết tác phẩm là giai đoạn định hình chất liệu, suy nghĩ, cảm xúc của
nhà văn. Ðây là giai đoạn căng thẳng của lao động nhà văn. Nhà văn phải vật lộn với từng câu,
từng chữ, từng chi tiết, từng nhân vật. Ðây là giai đoạn nhà văn sống hết mình với thế giới hình
tượng, thực sự nhập thân vào nhân vật. Nguyễn Công Hoan viết: Khi tôi viết thì những nhân vật
của truyện hiện ra trong óc tôi. Tôi bắt họ biểu diễn thật thong thả những ý nghĩ, từng cử chỉ,
từng lời nói, từng cách đi đứng v.v… như trong cuốn phim quay chậm, để tôi nhìn rõ và ghi cho
hết. Viết là giai đoạn kết tinh cao độ của lòng dũng cảm mãnh liệt với óc tưởng tượng phong phú.
Flaubert kể về việc viết Bà Bôvary: Từ 2 giờ chiều tôi ngồi viết Bà Bôvary. Tôi miêu tả cuộc đi
chơi bằng ngựa, bấy giờ tôi đang ở chỗ sôi sục nhất, tôi đã viết đến đoạn giữa, mồ hôi tuôn ra ướt
đầm, cổ nghẹn lại. Tôi vừa sống qua một trong những nguy hiểm có nhất trong đời tôi, đây là
những ngày suốt từ đầu đến cuối được sống bằng ảo ảnh… Hôm nay cùng một lúc, tôi vừa là đàn
ông vừa là đàn bà, vừa là tình quân vừa là tình nương và đã cưỡi ngựa vào rừng đầy những lá
vàng giữa một ngày thu, tôi vừa là những con ngựa, những chiếc lá, là làn gió, vừa là những lời
thổ lộ giữa những người yêu nhau,vừa là mặt trời đỏ rực làm nhíu lại những cặp mắt chan chứa
tình yêu. Ðây là giai đoạn khó khăn nhất. Khó khăn từ câu thơ đầu. Tố Hữu tâm sự: Về quá trình
làm một bài thơ như thế nào, riêng tôi thì thấy rất khó viết những câu thơ đầu. Gorky cũng cho
rằng khó hơn cả là lúc bắt đầu, là câu đầu tiên, vì nó có tác dụng qui định giọng điệu cơ bản cho
toàn bộ tác phẩm. Khó là mở đầu nhưng mở đầu được rồi không phải văn chương cứ thế mà tuôn
chảy. Nguyễn Huy Tưởng thuộc loại nhà văn sinh nở khó khăn nhất, có ngày chỉ nhích được mấy
dòng, nhưng cuối cùng phải dập xóa hết. Nguyễn Ðình Thi, dòng nào, trang nào cũng làm lại,
xóa, kéo móc, thêm bớt chi chít như mắc cửi trên giấy. Tô Hoài cũng vào loại viết phải dập xóa,
thêm nhiều. Ôâng tâm sự: Viết được cả đoạn dài, hoặc xong cả truyện, tôi mới chữa tỉ mỉ và
thường chữa cũng lâu công, có khi lâu hơn lúc viết. Tất nhiên cũng có những nhà văn, trong
những trường hợp cụ thể lại thực hiện giai đoạn viết đặc biệt thuận lợi và nhanh chóng. Chẳng
hạn Nguyễn Công Hoan, E. Zola, Guy de Maupassant viết rất nhanh. Stendhal đọc cho người
khác viết Tu viện thành Parme trong 24 ngày, viết Rudin 50 ngày, Mối tình đầu 70 ngày. Cũng có
người viết đều đặn, thường xuyên. Bà George Sand làm việc như thể đan các cuốn tiểu thuyết
của mình bằng que đan vậy… hàng ngày viết một số trang nhất định và không hề bao giờ dừng
lại một chỗ nào đó trong khi viết.
5. Giai đoạn sửa chữa và hoàn thiện tác phẩm. Thật khó tưởng tượng được trong quá trình xây
nhà lại có giai đoạn cuối cùng để hoàn tât công trình là sửa chữa. Thực tế, có lúc vừa xây nhà
xong đã phải sửa chữa nhưng đó là trường hợp xảy ra do dốt, kém. Nhưng trong xây dựng tác
phẩm việc sửa chữa coi như là đương nhiên, là quy luật. Cũng có nhà văn ghét sửa chữa, viết
một lần là xong (Walter Scott, George Sand, Daudet v.v…) song, nói chung sửa chữa là cần thiết.
Nó cần thiết tới mức mà Dostojevski coi đó là kĩ năng vĩ đại nhất của nhà văn Ai biết cách và đủ
sức xóa cái của mình, người đó sẽ thành công. Tolstoi từng tuyên bố: Không một đoạn thực tài
tình nào đó có thể làm cho tác phẩm tốt lên nhiều như những đoạn xóa được. Rất hiếm tác phẩm
được viết một lần, nghĩa là ra đời dưới dạng hoàn thành tuyệt đối, mà thuờng khi, trước khi có
một phương án tối ưu nhà văn có nhiều thảo cảo. Tolstoi viết đi viết lại nhiều lần Chiến tranh và
Hòa bình đây là nhà văn kiên nhẫn nhất trong sửa chữa. Flaubert có câu châm ngôn: Apôlông, đó
là vị thần sửa chữa. Chính ông đã kiệt sức vì sửa chữa Bà Bôvary. Gorky đã chỉnh lí hơn 4000
chỗ trong Người mẹ. Balzac sửa cả bản in thứ 11, 12 biến bản in thử thành bản nháp mới. Ðể
hoàn thành tác phẩm, ngoài sửa chữa ra, có thể có trường hợp làm lại. Làm lại không coi là sửa
chữa vì ở đây đã thay đổi ý đồ, thay đổi cơ bản về tổ chức tác phẩm.
Nguồn bài viết: https://theki.vn/qua-trinh-sang-tao-tac-pham-van-chuong-cua-nguoi-nghe-si/ Câu 14.
14.1. Trình bày khái niệm tính hư cấu trong văn học
Hư cấu trong văn học: là sử dụng trí tưởng tượng để sáng tạo, nhào nặn nên hình tượng nghệ
thuật nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện mục đích nghệ thuật.
Trong hư cấu, tác giả có thể sử dụng nhiều biện pháp như cường điệu, khoa trương, ẩn dụ, nhân hóa…
Vai trò của hư cấu, tưởng tượng trong văn học
- Nhà văn tự do thêm bớt, sáng tạo so với tài liệu thực tế để sáng tạo ra những hình tượng điển
hình mang tính khái quát cao.
- Tính hư cấu cho phép nhà văn sử dụng nguyên mẫu tùy ý mà không bị trách cứ.
- Tính hư cấu cho phép nhà văn có thể thay đổi tỉ lệ sự vật, kéo dài hay rút ngắn thời gian, mở
rộng hay thu hẹp không gian, thâm nhập vào bên trong nhân vật để miêu tả tâm tư, tình cảm, thể
nghiệm những kinh nghiệm nhân sinh đa dạng của nhân vật.
- Tính hư cấu nói lên mối quan hệ đặc biệt giữa văn học và hiện thực, đánh dấu khoảng cách
thẩm mỹ giữa văn học và thực tế bên ngoài.
- Hư cấu xác định một giá trị chân thực nghệ thuật khác hẳn với chân thực thực tại. Tuy hình
tượng không có thật, nhưng hư cấu và tưởng tượng mang đến những ý nghĩa quan trọng hơn
nhiều những điều có thật
– Sự xem nhẹ hư cấu, tưởng tượng, lấy thực tế làm điểm quy chiếu đánh giá tính chân thực của
hình tượng là một sai lầm xã hội dung tục.
14.3. Chỉ ra tính hư cấu trong một tác phẩm văn học cụ thể và nêu ý nghĩa của nó.
Về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và bộ ba truyện ngắn “Vàng lửa”, “Kiếm sắc”, “Phẩm tiết”
Được đánh giá là một bông hoa nở muộn trên văn đàn, một số truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Chỉ một
vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác
phẩm của ông. “Có người lên án anh gay gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những khuynh
hướng thấp hèn. Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm cao với cuộc
sống hiện nay” (Lời cuối sách của NXB Đa Nguyên)
Vào năm 1988, bộ ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết ra mắt độc giả và được in trên
báo Văn nghệ. Đó cũng là lúc xuất hiện những phản ứng gay gắt, trái ngược trong việc đánh giá,
thưởng thức và thẩm định các sáng tác của nhà văn. Một trong những vấn đề được đề cập tới
trong các tranh luận là yếu tố hư cấu – phi hư cấu trong các tác phẩm.
Cả 3 tác phẩm đều mượn lịch sử ở thời kì Gia Long với các nhân vật lịch sử (Nguyễn Ánh,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm…), cũng như các nhân vật hư cấu được khoác cho cái
áo lịch sử (Phăng, cố đạo tây, Đặng Phú Lân, Vinh Hoa, Ngô Khải…) Câu 15.
15. 1. Nêu ra những phương diện chi phối quá trình tiếp nhận văn học.
Tiếp nhận là giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tác
+ Tâm thế (trạng thái tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, nhận thức bước đầu bước vào thế giới VH) + Sự chú ý + Tri giác thẩm mĩ + Nhận thức thẩm mĩ + Tưởng tượng + Xúc cảm
15.2. Hoạt động tâm lý là gì? Hoạt động tâm lý trong thưởng thức văn học diễn ra như thế nào?
Hoạt động trong Tâm lý học được hiểu là sự thống nhất biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau giữa
hoạt động thực tiễn, cảm tính bên ngoài và hoạt động tâm lý, trí óc bên trong, hay còn gọi là cơ
chế “xuất tâm” – “nhập tâm”…
Tâm lý học sáng tác văn học là bộ môn khoa học nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong việc xử
lý, cải biến những ấn tượng đời sống của nhà văn, nghiên cứu tâm lý cá nhân của tác giả, nghiên
cứu những quy luật chung và quy luật đặc thù của quá trình xây dựng tác phẩm từ khi ý đồ sáng
tạo được nảy sinh cho tới khi nó được hoàn tất.
Phạm vi nghiên cứu của tâm lý học sáng tác văn học được xác lập trên cơ sở xem sáng tác là hoạt
động nhằm tạo ra những giá trị văn hóa mới mẻ, độc đáo. Phạm vi nghiên cứu ấy lại được phân
chia thành nhiều lĩnh vực gắn với các dạng hoạt động sáng tạo khác nhau trong khoa học và
trong nghệ thuật, trong mỗi loại hình nghệ thuật.
Sáng tác văn học cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu của tâm lý học. Tâm lý học có thể nghiên
cứu sáng tác văn học như một dạng hoạt động tâm lý thuần tuý, bên cạnh các dạng hoạt động tâm
lý khác của con người. Nhưng khác với tâm lý học phổ quát, tâm lý học sáng tác văn học nghiên
cứu quá trình phản ánh hiện thực của nhà văn và những biểu hiện đặc thù của quá trình ấy trong hình thái nghệ thuật.
Chính vì thế nó chẳng những sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học, mà
còn sử dụng cả những phương pháp luận của nghiên cứu văn mỹ học và nhiều khoa học liên
ngành khác. Về phương diện này, tâm lý học sáng tác văn học là khoa học nằm ở vùng giáp ranh
của nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Nó nghiên cứu chủ thể sáng tạo và sản phẩm của hoạt
động sáng tạo ấy. Về lý thuyết, nó cho phép khám phá một số quy luật của quá trình sáng tác, về
thực tiễn, nó giúp nhà văn ý thức được hoạt động sáng tạo của mình để hoàn thiện trình độ nghề nghiệp.
15.3. Phân biệt hai khái niệm thưởng thức và phê bình văn học.
Thưởng thức văn học: Là hình thức và cấp độ cụ thể của từng cá nhân người đọc tiếp nhận VH,
mang tính chất hưởng thụ những cái hay, cái đẹp, mà VH đưa lại với niềm khoái cảm, thích thú và hiểu biết.
Phê bình văn học là một hoạt động chuyên nghiệp gắn liền với sự bình phẩm, đánh giá và giải
thích tác phẩm văn học và những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Các nhà phê bình văn
học đại diện cho nhu cầu của đời sống cộng đồng đương đại và chính xã hội, đại diện cho nhà
văn: giúp người đọc thâm nhập thuận lợi vào thế giới VH, đại diện cho người đọc: nêu lên
những yêu cầu đối với sáng tác nhằm điều chỉnh hướng đi của sáng tác.