-
Thông tin
-
Quiz
Đề giữa kỳ Chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm thủ lĩnh chính trị? Phân tích phẩm chất, vai trò của thủ lĩnh chính trị và liên hệ tới một thủ lĩnh chính trị trong thực tiễn? Thủ lĩnh chính trị là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính Trị Học 142 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Đề giữa kỳ Chính trị học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm thủ lĩnh chính trị? Phân tích phẩm chất, vai trò của thủ lĩnh chính trị và liên hệ tới một thủ lĩnh chính trị trong thực tiễn? Thủ lĩnh chính trị là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học 142 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Đề giữa kỳ: Khái niệm thủ lĩnh chính trị? Phân tích phẩm chất, vai trò của
thủ lĩnh chính trị và liên hệ tới một thủ lĩnh chính trị trong thực tiễn?
I. Khái niệm thủ lĩnh chính trị
Thủ lĩnh chính trị là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất
sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử
nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp, có khả năng nắm
bắt và sử dụng quy luật, có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải
quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra.
II. Phẩm chất, vai trò của thủ lĩnh chính trị
1. Phẩm chất của của thủ lĩnh chính trị
Có thể khái quát về phẩm chất của người lãnh đạo - thủ lĩnh chính trị thành 5 nhóm như sau:
Thứ nhất, về trình độ hiểu biết: nhất thiết đó phải là người thông minh, hiểu biết
sâu rộng các lĩnh vực; có tư duy khoa học, nắm vững được quy luật phát triển
theo hướng vận động của quá trình chính trị; có khả năng dự đoán được tình
hình, làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp; đại diện tiêu
biểu cho lợi ích giai cấp; trung thành với mục tiêu lý tưởng đã chọn; dũng cảm
đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp, có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những
diễn biến phức tạp của lịch sử.
Thứ ba, về năng lực tổ chức: là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là
biết đề ra mục tiêu đúng; phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và
cho từng người; biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; có khả năng động
viên, cổ vũ khích lệ mọi người hoạt động; có khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc.
Thứ tư, về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, công bằng không
tham lam, vụ lợi; cởi mở và cương quyết; có lối sống giản dị; có khả năng giao
tiếp và tạo mối quan hệ tốt với mọi người; biết lắng nghe ý kiến của người khác;
có lòng tin vào chính bản thân mình; có khả năng tự kiểm tra bản thân, khả năng
giữ gìn và bảo vệ ý kiến của mình; có chính kiến và bảo vệ chính khiến của
mình; có lòng say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Thứ năm, về khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường
độ cao, có khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo; những lúc phong
trào lâm vào khó khăn, thủ lĩnh chính trị có thể đưa ra được những quyết định
sáng suốt; nhạy cảm và năng động; biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
2. Vai trò của thủ lĩnh chính trị
2.1. Vai trò tích cực
- Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ
lĩnh chính trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
tổ chức quyền lực mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống
quyền lực phục vụ nhằm thỏả mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo
động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
- Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần
chúng, thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trọng
đấu tranh chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, phù hợp
với nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
- Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai
cấp, của dân tộc, do có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có
khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng
đưa phong trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng
lợi mục tiêu chính trị đã đề ra. Trong thực tiễn lịch sử, V.I.Lênin. cùng Đảng
Bônsêvích Nga đã đưa nước Nga thoát khỏi cuộc bao vây tấn công của 14
nước đế quốc, thoát khỏi tình trạng kiệt quệ của thời kỳ nội chiến. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam đưa cách mạng nước ta đi đúng
quỹ đạo cách mạng vô sản, vượt qua hiểm nghèo "ngàn cân treo sợi tóc"
(1946), để giành thắng lợi trong chiến tranh chống thực dân Pháp...
- Thủ lĩnh chính trị có vai trò thúc đẩy nhanh tiến trình cách mạng, mang
lại hiệu quả cao cho phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch
sử, sống trong tâm tưởng của thời đại sau.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị
- Do thiếu tài, kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không
biết "chớp thời cơ, vượt thử thách" để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt ra,
đặc biệt, trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động,
thậm chí trở nên phản động, lái phong trào đi ngược lại lợi ích của quần
chúng. Sự phản động của Goócbachốp không chỉ có hại đối với cách mạng
Liên Xô, Đảng cộng sản Liên Xô, nhân dân Xôviết, mà còn khiến chủ nghĩa
xã hội lâm vào thoái trào, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản của nhân loại trở nên quanh co, phức tạp.
- Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vị quyền lợi riêng,
động cơ không trong sáng nên thường gây bè phái chia rẽ, mất đoàn kết
trong hệ thống tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ
chức, hạn chế, ngăn cản khả năng của mỗi cá nhân, làm giảm hiệu quả giải
quyết những nhiệm vụ, mục tiêu chính trị đã đề ra.
- Do phong cách làm việc độc đoán, chuyên quyền, hoặc do năng lực hạn
chế của người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị
tước bỏ, nhân quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động
lực và sinh khí để phát triển.
- Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết định
sai trái của "những cái đầu nóng" của các vị thủ lĩnh khiến nhân loại phải trả
giá đắt, đôi khi không thể lường trước được.
3. Liên hệ thủ lĩnh chính trị trong thực tiễn
1. Phẩm chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Trình độ hiểu biết và tư duy khoa học:
Hồ Chí Minh có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực lịch sử, triết học, ngôn ngữ
và chính trị. Ví dụ, trong hành trình đi tìm đường cứu nước, ông đã tiếp cận các
tư tưởng cách mạng ở phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa Marx-Lenin. Ông nhận
ra rằng chỉ có giải phóng giai cấp mới thực sự giải phóng dân tộc, từ đó áp dụng
lý thuyết đấu tranh giai cấp vào công cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt
Nam. Bằng cách này, Hồ Chí Minh đã xây dựng con đường cách mạng độc đáo
phù hợp với điều kiện của Việt Nam, kết hợp hài hòa tư tưởng phương Tây và
giá trị văn hóa dân tộc.
- Phẩm chất chính trị và ý chí cách mạng kiên định:
Một ví dụ điển hình cho phẩm chất chính trị vững vàng của Hồ Chí Minh là
trong giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi tình hình chính trị vô
cùng khó khăn. Quân đội các nước Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc đều xuất
hiện ở Việt Nam với các mối đe dọa khác nhau. Trong thời điểm “ngàn cân treo
sợi tóc,” Hồ Chí Minh đã thực hiện chiến lược “Hòa để tiến,” ký Hiệp định Sơ
bộ với Pháp (6/3/1946) để bảo toàn lực lượng và tranh thủ thời gian chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Năng lực tổ chức:
Hồ Chí Minh có khả năng tổ chức và lãnh đạo chiến dịch, thể hiện rõ nhất trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông đã xây dựng được hệ thống tổ chức của
Đảng và quân đội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lãnh đạo chủ chốt như
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần tạo nên thắng lợi của Chiến dịch Điện
Biên Phủ năm 1954. Bằng việc lãnh đạo một lực lượng nhỏ nhưng có tổ chức
tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh bại một cường quốc quân sự như Pháp.
- Đạo đức và tác phong giản dị:
Một trong những biểu tượng nổi bật nhất về đạo đức của Hồ Chí Minh là lối
sống giản dị và gần gũi với nhân dân. Ông thường xuyên vận quần áo đơn sơ,
sống trong ngôi nhà sàn nhỏ giữa Phủ Chủ tịch, và không hưởng bất kỳ đặc
quyền nào. Chính sự giản dị, trung thực, liêm khiết của ông đã xây dựng lòng
tin tuyệt đối của quần chúng, làm gương cho các cán bộ và khơi dậy tình yêu
đất nước trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
- Khả năng làm việc sáng tạo:
Trong thời điểm khó khăn, Hồ Chí Minh có thể đưa ra các quyết định sáng suốt,
thể hiện khả năng nhạy bén trong lãnh đạo. Ví dụ, trong chiến dịch mùa đông
năm 1950 ở biên giới Việt-Trung, Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo các cuộc
tấn công nhằm vào quân Pháp ở các vị trí chiến lược. Chiến dịch này đã thành
công và mở đường cho các thắng lợi tiếp theo, tạo động lực cho quân dân Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
1. Vai trò xây dựng và củng cố hệ thống quyền lực cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khởi xướng mà còn là linh hồn của hệ
thống quyền lực cách mạng ở Việt Nam. Ông đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam
qua nhiều giai đoạn khó khăn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác, từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến những cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ.
● Xây dựng hệ thống chính trị từ nền tảng: Trong giai đoạn chuẩn bị cho
Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã tập hợp và thành lập Việt Minh
– mặt trận dân tộc tập hợp tất cả các tầng lớp xã hội đấu tranh cho độc lập
dân tộc. Việt Minh đã trở thành trung tâm đoàn kết lực lượng kháng
chiến. Đến khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập
Chính phủ lâm thời và Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, tạo ra nền móng cho một nhà nước cách mạng, lần đầu tiên
đưa quyền lực trở lại với người dân.
● Kiến tạo một hệ thống quyền lực vì lợi ích của nhân dân: Sau khi
giành độc lập, Hồ Chí Minh kiên định xây dựng một hệ thống quyền lực
không phải để phục vụ cho giai cấp thống trị mà để phục vụ toàn dân.
Ông đã ban hành nhiều chính sách mang tính cải cách dân chủ, như giảm
tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất từ tay địa chủ và chia lại cho nông dân.
Chính sách này đã giúp củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và tạo
nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc để toàn dân cùng đoàn kết chiến đấu
và xây dựng đất nước.
2. Vai trò tập hợp và gắn kết quần chúng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò trung tâm trong việc tập hợp quần chúng từ
mọi tầng lớp xã hội, đoàn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất trong các
cuộc kháng chiến vì độc lập.
- Khả năng kêu gọi và truyền cảm hứng:
Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo có khả năng đặc biệt trong việc truyền cảm
hứng và động viên quần chúng. Khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự
do” do ông đề ra đã trở thành tinh thần chiến đấu của hàng triệu người dân Việt
Nam. Ông hiểu được tâm lý và nguyện vọng của nhân dân, từ đó đưa ra những
lời kêu gọi ý nghĩa và sâu sắc. Đặc biệt, trong lời kêu gọi “Toàn quốc kháng
chiến” năm 1946, ông đã khẳng định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.” Chính lời kêu gọi này đã khơi dậy lòng
yêu nước, sức mạnh kiên cường trong toàn dân.
- Đoàn kết các tầng lớp trong xã hội:
Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự đoàn kết, nhấn mạnh rằng “Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Ông đã không chỉ tập
hợp tầng lớp công nhân và nông dân mà còn kêu gọi trí thức, tiểu tư sản, địa chủ
yêu nước cùng tham gia cách mạng. Điều này giúp xây dựng một lực lượng
quần chúng rộng khắp, không phân biệt thành phần xã hội, sẵn sàng đứng lên
bảo vệ nền độc lập của đất nước.
3. Vai trò lãnh đạo với tầm nhìn chiến lược và sự sáng suốt trong quyết định
Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn chiến lược xa rộng, biết nhìn nhận tình hình
quốc tế và dự đoán được những diễn biến chính trị phức tạp, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Tầm nhìn chiến lược trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Đảng và quân
dân Việt Nam thực hiện chiến lược “trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh.”
Nhờ kiên định với đường lối này, quân dân Việt Nam đã từng bước đánh bại
thực dân Pháp, dẫn tới chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – một chiến thắng
có tính bước ngoặt trong lịch sử thế giới.
- Quyết định sáng suốt trong thời kỳ căng thẳng quốc tế:
Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh hiểu rằng Việt Nam không
chỉ chiến đấu vì sự tự do của mình mà còn là một phần của phong trào giải
phóng dân tộc trên toàn thế giới. Ông đã xác định phương châm chiến lược là
“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào,” kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc
mà không phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài. Khi đàm phán Hiệp
định Paris, ông đã khéo léo giữ vững lập trường nhưng vẫn biết chấp nhận
nhượng bộ có điều kiện, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là hòa bình và thống nhất đất nước.
4. Vai trò nhân văn và tác động lâu dài
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lãnh đạo chính trị mà còn là biểu tượng
của tình yêu nước và nhân văn sâu sắc.
- Nhân văn trong phương châm lãnh đạo:
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Ông đề
cao tinh thần dân chủ trong chính quyền, thường xuyên nhấn mạnh việc phải
“lấy dân làm gốc.” Ông cũng xây dựng hình ảnh người lãnh đạo gần gũi, lắng
nghe và thấu hiểu những khó khăn của nhân dân. Ví dụ, trong những cuộc nói
chuyện với nông dân, Hồ Chí Minh không chỉ chia sẻ về cách mạng mà còn
lắng nghe những vấn đề đời sống của họ, giúp dân cảm nhận được sự quan tâm chân thành.
- Tác động lâu dài đến các thế hệ sau:
Sau khi qua đời, Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam không chỉ là nền độc
lập mà còn là những giá trị văn hóa, đạo đức, tư tưởng. Tư tưởng Hồ Chí Minh
trở thành kim chỉ nam cho các thế hệ sau này, là niềm cảm hứng và tinh thần để
xây dựng, phát triển đất nước. Những phẩm chất của ông như sự giản dị, lòng
yêu nước, đạo đức cách mạng đã trở thành hình mẫu cho các cán bộ, lãnh đạo
noi theo, và tiếp tục sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Tóm lại:
Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt xa một nhà lãnh đạo thông thường; ông
đã là kiến trúc sư cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, người tập hợp và
khơi dậy sức mạnh của toàn dân, có tầm nhìn chiến lược và sự sáng suốt trong
từng quyết sách, cũng như là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha. Ông đã đóng
góp không chỉ cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam mà còn cho phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến các thế hệ sau.