Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Sinh 10 năm 2022-2023 (có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Sinh 10 năm 2022-2023 có đáp án được soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang với 28 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trang 1
KIM TRA GIA KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN SINH 10B
Thi gian làm bài: 45 phút
H và tên HS: Lp
I. PHN TRC NGHIM (7 đim)
Câu 1: Việc sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho các tế bào con là đặc trưng
của quá trình nào?
A. Nguyên phân. B. Giảm phân.
C. Phân bào. D. Thụ tinh.
Câu 2: kì gia gim phân II, NST
A. bắt đầu phân li. B. xếp thành 1 hàng trên mt phẳng xích đạo.
C. bắt đầu tháo xon. D. xếp thành 2 hàng trên mt phẳng xích đạo.
Câu 3: đậu Hà Lan, b NST lưỡng bi 2n = 14. S NST có trong mt tế bào ca kì cui
I là
A. 14 NST đơn. B. 14 NST kép. C. 7 NST đơn. D. 7 NST kép.
Câu 4: đậu Hà Lan, b NST lưỡng bi 2n = 14. S NST có trong mt tế bào ca kì cui
II
A. 14 NST đơn. B. 14 NST kép. C. 7 NST đơn. D. 7 NST kép.
Câu 5: Mt tế bào sinh sản lúa nước có 2n = 24 tri qua quá trình gim phân hình thành
giao t. S NST và s tâm đng trong mi tế bào kì sau I là :
A. 24 và 24. B. 24 và 12. C. 12 và 24. D. 12 và 12.
Câu 6: Mt tế bào sinh sản lúa nước có 2n = 24 tri qua quá trình gim phân hình thành
giao t. S cromatit và s tâm động trong mi tế bào kì đầu I là :
A. 48 và 24. B. 0 và 24. C. 24 và 48. D. 24 và 24.
Câu 7: Kết thúc gim phân I, sinh ra 2 tếo con, trong mi tế bào con có
A. nNST đơn, dãn xon. B. nNST kép, dãn xon.
C. 2n NST đơn, co xon. D. n NST đơn, co xon.
Câu 8: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân?
A. kì đầu I. B. kì giữa I. C. kì đầu II. D. kì giữa II.
Câu 9: Mt tế bào sinh dục sơ khai tiến hành nguyên phân 2 ln. Các tếo to ra tiến
hành gim phân to tinh trùng. S tinh trùng được to ra t quá trình trên là
A. 8. B. 16. C. 32. D. 64.
Câu 10: Có 5 tế bào sinh trứng giảm phân số thể định hướng tiêu biến là?
A. 20. B. 5 C. 10 D. 15.
Câu 11: Mt loài có b nhim sc th 2n = 8. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biu sau
đây đúng với kì đầu I ca quá trình gim phân?
I. S ng nhim sc th p trong kì đầu I là 16.
II. Có s tiếp hợp trao đổi chéo xy ra gia hai cromatit ca các nhim sc th tương
đồng.
III. Các cp nhim sc th kép tương đồng co xon cực đi.
IV. Thoi phân báo hình thành, màng nhân và hch nhân tiêu biến.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12: Nuôi cy các ht phn có kiu gen ab trong ng nghim tạo nên các mô đơn bội,
sau đó gây lưỡng bi hóa có th tạo được các cây có kiu gen.
A. aaBB. B. aabb. C. AAbb. D. AABB.
Câu 13: Công ngh tế o động vt gm những kĩ thuật chính nào sau đây?
Trang 2
A. Nuôi cy mô và cy truyn phôi.
B. Nhân bn vô tính và cy truyn phôi.
C. Dung hp tế bào trn và cy truyn phôi.
D. Nhân bn vô tính và dung hp tế bào trn.
Câu 14: Cừu Đôly được to ra bng phương pháp nào sau đây?
A. Cy truyn phôi. B. Dung hp tế bào trn.
C. Gây đột biến. D. Nhân bn vô tính.
Câu 15: Bảng dưới đây cho biết mt s thông tin to ging bng công ngh tế bào
Ct A
Ct B
1. Nuôi cy ht phn.
a. Cn phi loi b thành tế o khi đem lai
2. Lai tế bào sinh ng.
b. To nên qun th cây trồng đồng nht v kiu gen
3. Nuôi cy mô tế bào
c. Cn x lí chất consixin gây lưỡng bi hóa tạo cây lưỡng bi
Trong các phương án dưới đây, phương án nào có tổ hợp ghép đôi đúng?
A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-c, 2-b, 3-a. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-a, 3-c.
Câu 16: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Các cây con được to ra nh quá trình nguyên phân, gim phân và th tinh.
(2) Các cây con được to ra có vt cht di truyn trong nhân ging cây m.
(3) Các cây con được to ra có năng suất và chất lượng cao vượt tri so vi cây m.
(4) Các cây con được to ra luôn có ng suất và chất lượng ging nhau.
S phát biểu đúng khi nói v phương pp nuôi cy mô tế bào thc vt là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Cho các thành tựu sau đây:
(1) Nhân nhanh nhiu ging cây trng.
(2) To ra nhiu ging cây trng biến đổi gene.
(3) Tạo ra cây mang đặc điểm ca c 2 loài khác nhau khác nhau.
(4) Bo tn nhiu loài thc vt qu hiếm, có nguy cơ tuyt chng.
Trong các thành tu trên, s thành tu ca công ngh tế bào là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 18: Trong nguyên phân, hình thái NST quan sát rõ nhất ở kì nào?
A. Kì đầu. B. giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 19: Hiện tượng màng nhân biến mất xảy ra vào:
A. Kỳ giữa. B. Kỳ sau. C. Kỳ đầu. D. Kỳ cuối.
Câu 20: Trong quá trình nguyên phân thoi phân bào tiêu biến vào?
A. Kỳ giữa. B. Kỳ sau. C. Kỳ đầu. D. Kỳ cuối.
Câu 21: Số cromatit ở kì đầu của nguyên phân là
A. 4n. B. 2n. C. 0. D. n.
Câu 22: Ở một loài thực vật (2n = 14), một tế bào rễ thực hiện phân bào. Số NST có trong
tế bào đó khi đang ở kì sau là
A. 14 NST trạng thái kép. B. 28 NST trạng thái đơn.
C. 14 NST trạng thái đơn. D. 28 NST trạng thái kép.
Câu 23: Ở gà có 2n = 24. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên
phân, các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.Trong 1 tế bào như thế có:
A. 24 NST đơn, 24 cromatit, 24 tâm động.
B. 24 NST kép, 48 cromatit, 24 tâm động.
C. 24 NST đơn, 48 cromatit, 48 tâm động.
D. 48 NST kép, 48 cromatit, 24 tâm động.
Trang 3
Câu 24. Hai tế bào I và II đều nguyên phân. Tốc độ nguyên phân của tế bào I gấp đôi tế
bào II. Cuối quá trình số tế bào con của hai tế bào là 20. Số lần nguyên phân của tế bào I
và II lần lượt là?
A. 1 và 2. B. 2 và 1. C. 2 và 4. D. 4 và 2.
Câu 25: Ở tế bào phôi ngưi trãi qua 20 phút để hoàn thành một chu kỳ tế bào, giả sử các
giai đoạn của chu kì tế bào gồm kì trung gian: kì đầu: kì giữa: kì sau: kì cuối của tế bào
chiếm tỉ lệ thi gian tương ứng là 3:2:2:2:1. Theo l thuyết, thi gian để hoàn tất kỳ trung
gian của tế bào phôi trên là bao nhiêu?
A. 6 phút. B. 5 phút. C. 10 phút. D. 4 phút.
Câu 26: Trong thi gian 3 gi hai tế bào I và II đều nguyên phân. Tốc độ nguyên phân tế
bào II gấp đôi tế bào I. Cuối quá trình, số tế bào con của hai tế bào là 72. Thi gian nguyên
phân của tế bào I và II lần lượt là?
A. 20 phút và 10 phút. B. 50 phút và 25 phút.
C. 60 phút và 30 phút. D. 80 phút và 40 phút.
Câu 27: Ở ruồi giấm (2n = 8), xét 3 tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 2 đợt tạo
thành các tế bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu NST trong tất cả các tế bào con?
A. 64. B. 24. C. 192. D. 96.
Câu 28: Bộ NST của một loài là 2n = 14 (Đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng bên
dưới?
(1) Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép.
(2) Số tâm động ở giữa ca nguyên phân là 14.
(3) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép
(4) Số crômatit ở kì sau của nguyên phân 0.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
II. T LUN (3 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân gây rối loạn quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung t
là gì? Giải thích ?
Câu 2: Giải thích vì sao quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở
của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài?
----------------------------------
ĐÁP ÁN
I. TRC NGHIM:
1A
2B
3D
4C
5A
6A
7B
8A
9B
10D
11B
13B
14D
15C
16A
17B
18B
19C
20D
21A
22B
23B
24D
25A
27D
28B
II. T LUN:
Câu 1: Nguyên nhân gây ri loạn quá trình điu hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là gì?
Gii thích.
ĐA:
Nguyên nhân gây ri loạn quá trình điu hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là:
- Tác nhân gây đt biến môi trưng bên ngoài cơ thể như khói thuốc lá, các đc t ca vi sinh
vt có trong các thc phm b mc, tia t ngoi, nhiu loi hóa chất như chất đc màu da cam, tia
phóng x,... (0.75 Đ)
- Tác nhân gây đột biến bên trong cơ thể như một s loi virus gây bnh mãn tính (virus viêm gan
B, virus gây viêm t cung); các gc t do trong tế bào, sn phm ca quá trình chuyn hóa và các
cht đc hại mà cơ thể hp th qua thc ăn hoc t các vi sinh vt sống kí sinh trong cơ thể.
Trang 4
Hu hết các bệnh ung thư là do đột biến gen phát sinh trong tếo của cơ th nên không di truyn
được t thế h này sang thế h khác. Ch khong hơn 10% bệnh ung thư là do gen đt biến được
di truyn t b m.(0.75 Đ)
Câu 2: Gii thích vì sao quá trình gim phân kết hp vi th tinh và nguyên phân là cơ sở ca
sinh sn hu tính sinh vt, đm bo duy trì b NST 2n đặc trưng cho loài?
ĐA:
- Trong giảm phân, các NST nhân đôi mt lần nhưng lại phân chia hai ln, kết qu là to ra các
giao t có s ng NST giảm đi một na (n NST) so vi tế bài ban đu (2n NST).
- Các giao t đực và giao t cái kết hp vi nhau trong quá trình th tinh to thành hp t (2n),
khôi phc li b NST 2n đặc trưng cho loài. (0.75 Đ)
- Tế bào hp t tri qua nhiu ln nguyên phân và bit hóa tế bào phát triển thành cơ th đa bào
trưng thành.
Như vậy, quá trình gim phân kết hp vi th tinh và nguyên phân là cơ s ca sinh sn hu tính
sinh vật, đảm bo duy trì b NST 2n đặc trưng cho loài. (0.75 Đ)
-------------------
| 1/4

Preview text:

KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH 10B
Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: Lớp
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
(7 điểm)
Câu 1: Việc sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho các tế bào con là đặc trưng của quá trình nào? A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Phân bào. D. Thụ tinh.
Câu 2: Ở kì giữa giảm phân II, NST
A. bắt đầu phân li.
B. xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
C. bắt đầu tháo xoắn.
D. xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Câu 3: Ở đậu Hà Lan, bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST có trong một tế bào của kì cuối I là A. 14 NST đơn. B. 14 NST kép. C. 7 NST đơn. D. 7 NST kép.
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST có trong một tế bào của kì cuối II là A. 14 NST đơn. B. 14 NST kép. C. 7 NST đơn. D. 7 NST kép.
Câu 5: Một tế bào sinh sản lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành
giao tử. Số NST và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là :
A. 24 và 24. B. 24 và 12. C. 12 và 24. D. 12 và 12.
Câu 6: Một tế bào sinh sản lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành
giao tử. Số cromatit và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì đầu I là : A. 48 và 24. B. 0 và 24. C. 24 và 48. D. 24 và 24.
Câu 7: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có
A. nNST đơn, dãn xoắn.
B. nNST kép, dãn xoắn.
C. 2n NST đơn, co xoắn.
D. n NST đơn, co xoắn.
Câu 8: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân? A. kì đầu I. B. kì giữa I. C. kì đầu II. D. kì giữa II.
Câu 9: Một tế bào sinh dục sơ khai tiến hành nguyên phân 2 lần. Các tế bào tạo ra tiến
hành giảm phân tạo tinh trùng. Số tinh trùng được tạo ra từ quá trình trên là A. 8. B. 16. C. 32. D. 64.
Câu 10: Có 5 tế bào sinh trứng giảm phân số thể định hướng tiêu biến là? A. 20. B. 5 C. 10 D. 15.
Câu 11: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng với kì đầu I của quá trình giảm phân?
I. Số lượng nhiễm sắc thể kép trong kì đầu I là 16.
II. Có sự tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit của các nhiễm sắc thể tương đồng.
III. Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng co xoắn cực đại.
IV. Thoi phân báo hình thành, màng nhân và hạch nhân tiêu biến. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12: Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen ab trong ống nghiệm tạo nên các mô đơn bội,
sau đó gây lưỡng bội hóa có thể tạo được các cây có kiểu gen. A. aaBB. B. aabb. C. AAbb. D. AABB.
Câu 13: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây? Trang 1
A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.
B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.
D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.
Câu 14: Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Cấy truyền phôi.
B. Dung hợp tế bào trần.
C. Gây đột biến.
D. Nhân bản vô tính.
Câu 15: Bảng dưới đây cho biết một số thông tin tạo giống bằng công nghệ tế bào Cột A Cột B 1. Nuôi cấy hạt phấn.
a. Cần phải loại bỏ thành tế bào khi đem lai
2. Lai tế bào sinh dưỡng. b. Tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen 3. Nuôi cấy mô tế bào
c. Cần xử lí chất consixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội
Trong các phương án dưới đây, phương án nào có tổ hợp ghép đôi đúng? A. 1-a, 2-b, 3-c.
B. 1-c, 2-b, 3-a. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-a, 3-c.
Câu 16: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.
(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.
(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.
Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Cho các thành tựu sau đây:
(1) Nhân nhanh nhiều giống cây trồng.
(2) Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene.
(3) Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau.
(4) Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ tế bào là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 18: Trong nguyên phân, hình thái NST quan sát rõ nhất ở kì nào? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 19: Hiện tượng màng nhân biến mất xảy ra vào: A. Kỳ giữa. B. Kỳ sau. C. Kỳ đầu. D. Kỳ cuối.
Câu 20: Trong quá trình nguyên phân thoi phân bào tiêu biến vào? A. Kỳ giữa. B. Kỳ sau. C. Kỳ đầu. D. Kỳ cuối.
Câu 21: Số cromatit ở kì đầu của nguyên phân là A. 4n. B. 2n. C. 0. D. n.
Câu 22: Ở một loài thực vật (2n = 14), một tế bào rễ thực hiện phân bào. Số NST có trong
tế bào đó khi đang ở kì sau là
A. 14 NST trạng thái kép.
B. 28 NST trạng thái đơn.
C. 14 NST trạng thái đơn.
D. 28 NST trạng thái kép.
Câu 23: Ở gà có 2n = 24. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên
phân, các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.Trong 1 tế bào như thế có:
A. 24 NST đơn, 24 cromatit, 24 tâm động.
B. 24 NST kép, 48 cromatit, 24 tâm động.
C. 24 NST đơn, 48 cromatit, 48 tâm động.
D. 48 NST kép, 48 cromatit, 24 tâm động. Trang 2
Câu 24. Hai tế bào I và II đều nguyên phân. Tốc độ nguyên phân của tế bào I gấp đôi tế
bào II. Cuối quá trình số tế bào con của hai tế bào là 20. Số lần nguyên phân của tế bào I và II lần lượt là? A. 1 và 2. B. 2 và 1. C. 2 và 4. D. 4 và 2.
Câu 25: Ở tế bào phôi người trãi qua 20 phút để hoàn thành một chu kỳ tế bào, giả sử các
giai đoạn của chu kì tế bào gồm kì trung gian: kì đầu: kì giữa: kì sau: kì cuối của tế bào
chiếm tỉ lệ thời gian tương ứng là 3:2:2:2:1. Theo lý thuyết, thời gian để hoàn tất kỳ trung
gian của tế bào phôi trên là bao nhiêu? A. 6 phút. B. 5 phút. C. 10 phút. D. 4 phút.
Câu 26: Trong thời gian 3 giờ hai tế bào I và II đều nguyên phân. Tốc độ nguyên phân tế
bào II gấp đôi tế bào I. Cuối quá trình, số tế bào con của hai tế bào là 72. Thời gian nguyên
phân của tế bào I và II lần lượt là?
A. 20 phút và 10 phút.
B. 50 phút và 25 phút.
C. 60 phút và 30 phút.
D. 80 phút và 40 phút.
Câu 27: Ở ruồi giấm (2n = 8), xét 3 tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 2 đợt tạo
thành các tế bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu NST trong tất cả các tế bào con? A. 64. B. 24. C. 192. D. 96.
Câu 28: Bộ NST của một loài là 2n = 14 (Đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng bên dưới?
(1) Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép.
(2) Số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là 14.
(3) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép
(4) Số crômatit ở kì sau của nguyên phân 0. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân gây rối loạn quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là gì? Giải thích ?
Câu 2: Giải thích vì sao quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở
của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài?
---------------------------------- ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM: 1A 2B 3D 4C 5A 6A 7B 8A 9B 10D 11B 12B 13B 14D
15C 16A 17B 18B 19C 20D 21A 22B 23B 24D 25A 26C 27D 28B II. TỰ LUẬN:
Câu 1:
Nguyên nhân gây rối loạn quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là gì? Giải thích. ĐA:
Nguyên nhân gây rối loạn quá trình điều hòa phân bào dẫn đến phát sinh ung thư là:
- Tác nhân gây đột biến ở môi trường bên ngoài cơ thể như khói thuốc lá, các độc tố của vi sinh
vật có trong các thực phẩm bị mốc, tia tử ngoại, nhiều loại hóa chất như chất độc màu da cam, tia phóng xạ,... (0.75 Đ)
- Tác nhân gây đột biến bên trong cơ thể như một số loại virus gây bệnh mãn tính (virus viêm gan
B, virus gây viêm tử cung); các gốc tự do trong tế bào, sản phẩm của quá trình chuyển hóa và các
chất độc hại mà cơ thể hấp thụ qua thức ăn hoặc từ các vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể. Trang 3
Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gen phát sinh trong tế bào của cơ thể nên không di truyền
được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gen đột biến được
di truyền từ bố mẹ.(0.75 Đ)
Câu 2: Giải thích vì sao quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của
sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài? ĐA:
- Trong giảm phân, các NST nhân đôi một lần nhưng lại phân chia hai lần, kết quả là tạo ra các
giao tử có số lượng NST giảm đi một nửa (n NST) so với tế bài ban đầu (2n NST).
- Các giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau trong quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử (2n),
khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng cho loài. (0.75 Đ)
- Tế bào hợp tử trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.
Như vậy, quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính
ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài. (0.75 Đ) ------------------- Trang 4