Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Văn 12 Sở GD Bắc Ninh 2022-2023 (có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Văn 12 Sở GD Bắc Ninh 2022-2023 có đáp án. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 5 trang tổng hợp các kiến thức giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!

Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
(Đề gm có 02 trang)
ĐỀ KIM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: NGỮ N Lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đc đoạn trích sau:
Thư gửi m
Con thưng sống ngng cao đu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chng chút nào cúi mt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thy mình nhỏ bé làm sao
phải tinh thn mẹ diệu kì soi thu
Như bay lên bừng ánh sáng cao siêu
Hay bao ni buồn xưa nung nấu
Trái tim mẹ hin đùm bọc đứa con yêu…
(Heinrich Heine, Tế Hanh dịch, https://www.thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác đnh phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu có vị chúa nào nn con vào mắt?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về lời thú tht của người con trong khổ thơ thhai?
Câu 4. Thông điệp nào ca đoạn t có ý nghĩa nht đối với anh/chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết mt đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh /chvý nghĩa của sự bao dung trong cuc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Ai xa về, việc vào nhà thống Tra thường trông thy một cô con gái
ngồi quay sợi gai n tảng đá trước cửa, cạnh tàu nga. Lúc o cũng vậy, quay sợi,
thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ ci hay đi cõng nước dưới khe suối n, y cũng cúi mặt, mt
Trang 2
buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn ca dân nhiều, đồn Tây
lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất
làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng ri hỏi
ra mới rõ cô ấy không phi con gái nhà Tra: cô ấy là v A Sử, con trai thống lí Pá Tra.
M về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không
ai nhớ. Những người nghèo Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị vlàm người
nhà quan thng lí. Ngày xưa, b Mị ly m Mị không đ tiền cưới, phải đến vay nhà
thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây gi. Mi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô.
Đến tận khi hai vợ chồng vgià ri mà cũng chưa trđược nợ. Người vợ chết, ng chưa
trả hết nợ.
Cho tới năm ấy Mị đã lớn, M là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:
- Cho tao đứa con gái này về m dâu thì tao xoá hết nợ cho.
Ông lão nghĩ m nào cũng phải tr mt nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô,
nhưng ng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bo b rằng: - Con nay
đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con
cho nhà giàu.
Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay ri đêm đêm r nhau
đi chơi. Những nhà con gái thì bố m không thngủ được tiếng csủa. Sut đêm,
con trai đến nhà người nh yêu, đng thổi o xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn c
chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, M nghe tiếng vách. Tiếng vách hò hn
của người yêu. Mị hồi hộp lặng lquơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một
ngón thấy có đeo nhẫn. Người u của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm
vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. M vừa bước ra lập tức my nời choàng đến,
nhét áo vào miệng Mị ri bịt mắt, cõng M đi.
(Vợ chng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tp hai,
NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.4-5)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét v nghệ thuật trần thuật của nhàn Tô Hoài.
------------------Hết------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đt chính: Phương thức biểu cảm / Biểu cảm
0,75
2
Theo tác giả, nếu vị chúa nào nn con vào mắt, điều sẽ xảy ra
con chẳng chút nào cúi mặt trước uy nghi.
0,75
3
Lời tthật của người con trong khổ thơ thứ hai: thấy mình nhỏ bé
trước sự dịu dàng chân cht ca mẹ. Bởi vì tình yêu thương bao la của
mẹ luôn điểm tựa tinh thần, luôn che ch, bao dung con suốt cuộc
đời.
Hướng dn chấm:
- HS có cách diễn đt tương đương đạt điểm tối đa.
1,0
Trang 3
4
HS thể rút ra một hay nhiều thông điệp khác nhau và có cách lí giải
hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp lut.
Gợi ý: Ca ngợi nh mẫu tử thiêng liêng, diệu; ca ngợi sự bao dung,
tình u của mẹ dành cho con; đồng tình với lối sống kiêu hãnh, tự tin
vào chính mình… Hướng dẫn chấm:
- HS nêu được một thông điệp trở n, gii hợp lí, phù hp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật đạt 0,5 điểm.
- HS nêu được một thông điệp trở lên, gii chưa đủ thuyết phc
đạt 0,25 điểm.
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Từ nội dung đon trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự
bao dung trong cuộc sống.
2,0
a. Đm bo yêu cầu về hình thức đoạn văn
HS thể trình bày đoạn văn theo ch diễn dch, quy np, tổng-
phânhợp, c xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vn đề cần nghluận Ý
nghĩa ca sự bao dung trong cuc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị lun
HS th vận dụng c thao tác lập luận phù hp đ triển khai vấn đ
nghị luận theo nhiều cách. thtrìnhy theo hướng sau:
- Bao dung thấu hiểu, cảm thông, chp nhn đối với những
thiếu sót, sai lầm ca người khác, lối sống yêu thương, nhân ái cần
có ở mi người.
- Sự bao dung giúp con người thanh thản, sống chân thành, nhân
hậu, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp, ý nghĩa.
- Cần phân biệt bao dung và sự tha thứ mù quáng, dễ dãi.
Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa
của sự chân thành trong cuc sống; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm
riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mc đạo đức và pháp lut.
1,0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngpháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Th hiện suy nghĩ u sắc về vấn đề nghị luận, cách diễn đt mới
mẻ.
Hướng dn chấm:
- HS huy đng được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi
bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vn đề; có sáng tạo trong diễn
đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu
sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đt 0,25 điểm.
0,25
2
Phân ch đoạn trích m đu trong tác phẩm Vợ chồng A Ph. Từ
đó, nhận xét về nghệ thuật trần thut của nhà văn Tô Hoài.
5,0
Trang 4
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vn đề, Thân bài triển khai được vn đề, Kết bài khái
quát được vn đề.
0,25
b. Xác định đúng vn đề cần nghluận
Phân tích đon trích mở đầu trong tác phẩm Vợ chng A Phủ, nhận xét
về nghệ thuật trần thut của nhàn Tô Hoài.
Hướng dn chấm:
- HS xác định đúng vấn đề nghluận đt 0,5 điểm.
- HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận đạt 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị lun thành cách luận điểm
HS thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vn dụng tốt các thao
c lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu
sau:
* Giới thiệu khái quát về tác gi Hoài, tác phm V chồng A
Phủ”, đoạn trích.
0,5
* Nội dung
- Giới thiệu nhân vật Mị:
+ Một cô gái lẻ loi âm thầm gần như lẫn vào các vt vô tri: i quay
sợi, tảng đá, tàu ngựa.
+ Thường xuyên xut hiện trong khung cảnh tấp np, đông đúc của nhà
thống Tra nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phin nht làng,
nhưng lúc nào cô gái ấy cũng cúi mặt mặt buồn rười rượi?
+ Hỏi ra mới biết cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.
-> ch giới thiệu độc đáo, mở thân phn bị rẻ ng, một cuc đời
bất hạnh, éo le của nhân vật, gợi sự mò, hấp dn cho ni đọc.
- Số phận éo le và những phẩm chất tốt đẹp ca Mị:
+ Không đi sâu vào miêu tả trực tiếp chân dung i năng của Mị,
thông qua những chi tiết đầy sức gợi, tác giả đã gián tiếp khc họa
hình tượng người thiếu nữ Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa.
+ Khi biết nh sắp tr thành con dâu gạt ncho nhà thng Pá Tra,
Mị kiên quyết từ chi, sẵn ng lao động để trnợ, không chu đánh
đổi tự do, tình yêu và hnh phúc.
-> nổi bt những phẩm cht đáng trân trọng của nhân vật: có chủ kiến,
yêu lao động, chăm ch, hiếu thảo, khao khát tự do, hạnh phúc.
-> xứng đáng có được cuộc sống tt đẹp.
+ Món nợ truyn kiếp từ đời cha mẹ cùng hủ tục cướp vợ, cường
quyền đã đy Mị vào kiếp con dâu gạt nợ đầy tủi nhục, bắt đu cuộc
2,5
Trang 5
đời bất hnh, không lối thoát.
-> Lên án giai cấp thng trị miền i trước 1945, sử dụng cường
quyền, thn quyền làm công cụ để chà đạp, bóc lột tầng lớp nông n
Tây Bắc; đồng cảm với những số phận đau khổ, trân trọng nhng
phm cht cao quý ca con người lao động Tây Bắc.
* Nghệ thuật: giới thiệu nhân vt bằng đoạn văn trữ tình ngoại đ,
dẫn dắt tự nhiên, tạo ra những đối nghịch gây ấn tượng mạnh mẽ, thủ
pháp tạo nh huống “có vấn đề”, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,
c hình ảnh giàu sức gợi, u văn đậm nh tạo hình, ngôn ngữ giản
dị,…
* Đánh giá: Đoạn trích giàu giá trhiện thực g trị nhân đạo,
đồng thời bộc l cái nhìn ca nhà văn về cuộc sống, con người.
Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, u sắc (2,5 điểm); phân tích
chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm - 2,0 điểm); phân tích chung
chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích ợc, không các ý
(0,25 điểm - 0,5 điểm).
* Nhận xét về nghệ thuật trn thuật của nhà văn Hoài
- Nghthuật trần thuật đc sắc: Ngh thuật trần thuật uyển chuyển,
linh hoạt mang phong ch truyền thống nhưng đầy sáng tạo, vừa kể
theo trình tự thời gian nhưng cũng có lúc đan xen quá khứ và hiện tại
tự nhiên, ngôn ngữ đậm chất thơ, mang phong v miền núi…
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngpháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính
tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Th hiện suy ngu sắc vvấn đề nghị luận; cách diễn đt mới
mẻ.
Hướng dẫn chm: HS biết vn dụng luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm ni bật nội dung
nghệ thuật đoạn trích; biết liên h vấn đề nghluận với thực tiễn đời
sống; văn viết giàunh ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt 0,25 điểm.
0,5
TỔNG ĐIỂM
10,0
| 1/5

Preview text:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II BẮC NINH
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12
(Đề gồm có 02 trang)
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Thư gửi mẹ
Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng chút nào cúi mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng chân chất
Con thấy mình nhỏ bé làm sao
Có phải tinh thần mẹ diệu kì soi thấu
Như bay lên bừng ánh sáng cao siêu
Hay bao nỗi buồn xưa nung nấu
Trái tim mẹ hiền đùm bọc đứa con yêu…
(Heinrich Heine, Tế Hanh dịch, https://www.thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về lời thú thật của người con trong khổ thơ thứ hai?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh /chị về ý nghĩa của sự bao dung trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái
ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi,
thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt
Trang 1
buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây
lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất
làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi
ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không
ai nhớ. Những người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người
nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà
thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô.
Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.

Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:
- Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xoá hết nợ cho.
Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô,
nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng: - Con nay
đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.

Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau
đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm,
con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả
chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn
của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một
ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm
vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra lập tức có mấy người choàng đến,
nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.

(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.4-5)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài.
------------------Hết------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm / Biểu cảm 0,75 2
Theo tác giả, nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt, điều sẽ xảy ra là 0,75
con chẳng chút nào cúi mặt trước uy nghi.
3
Lời thú thật của người con trong khổ thơ thứ hai: thấy mình nhỏ bé 1,0
trước sự dịu dàng chân chất của mẹ. Bởi vì tình yêu thương bao la của
mẹ luôn là điểm tựa tinh thần, luôn che chở, bao dung con suốt cuộc đời. Hướng dẫn chấm:
- HS có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa.
Trang 2 4
HS có thể rút ra một hay nhiều thông điệp khác nhau và có cách lí giải 0,5
hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Gợi ý: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, kì diệu; ca ngợi sự bao dung,
tình yêu của mẹ dành cho con; đồng tình với lối sống kiêu hãnh, tự tin
vào chính mình… Hướng dẫn chấm: -
HS nêu được một thông điệp trở lên, lí giải hợp lí, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật đạt 0,5 điểm. -
HS nêu được một thông điệp trở lên, lí giải chưa đủ thuyết phục đạt 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 2,0
(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự
bao dung trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-
phânhợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý
0,25
nghĩa của sự bao dung trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
1,0
HS có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau: -
Bao dung là thấu hiểu, cảm thông, chấp nhận đối với những
thiếu sót, sai lầm của người khác, là lối sống yêu thương, nhân ái cần có ở mỗi người. -
Sự bao dung giúp con người thanh thản, sống chân thành, nhân
hậu, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp, ý nghĩa. -
Cần phân biệt bao dung và sự tha thứ mù quáng, dễ dãi.
Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa
của sự chân thành trong cuộc sống; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm
riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: -
HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi
bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn
đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
-
Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,25 điểm. 2
Phân tích đoạn trích mở đầu trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Từ 5,0
đó, nhận xét về nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài. Trang 3
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
Phân tích đoạn trích mở đầu trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhận xét
về nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài. Hướng dẫn chấm:
- HS xác định đúng vấn đề nghị luận đạt 0,5 điểm.
- HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận đạt 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A
0,5 Phủ”, đoạn trích. * Nội dung 2,5
- Giới thiệu nhân vật Mị:
+ Một cô gái lẻ loi âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri: cái quay
sợi, tảng đá, tàu ngựa.
+ Thường xuyên xuất hiện trong khung cảnh tấp nập, đông đúc của nhà
thống lí Pá Tra nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng,
nhưng lúc nào cô gái ấy cũng cúi mặt mặt buồn rười rượi?
+ Hỏi ra mới biết cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.
-> cách giới thiệu độc đáo, hé mở thân phận bị rẻ rúng, một cuộc đời
bất hạnh, éo le của nhân vật, gợi sự tò mò, hấp dẫn cho người đọc.
-
Số phận éo le và những phẩm chất tốt đẹp của Mị:
+ Không đi sâu vào miêu tả trực tiếp chân dung và tài năng của Mị,
thông qua những chi tiết đầy sức gợi, tác giả đã gián tiếp khắc họa
hình tượng người thiếu nữ Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa.
+ Khi biết mình sắp trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra,
Mị kiên quyết từ chối, sẵn sàng lao động để trả nợ, không chịu đánh
đổi tự do, tình yêu và hạnh phúc.
-> nổi bật những phẩm chất đáng trân trọng của nhân vật: có chủ kiến,
yêu lao động, chăm chỉ, hiếu thảo, khao khát tự do, hạnh phúc.
-> xứng đáng có được cuộc sống tốt đẹp.
+ Món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ cùng hủ tục cướp vợ, cường
quyền đã đẩy Mị vào kiếp con dâu gạt nợ đầy tủi nhục, bắt đầu cuộc Trang 4
đời bất hạnh, không lối thoát.
-> Lên án giai cấp thống trị miền núi trước 1945, sử dụng cường
quyền, thần quyền làm công cụ để chà đạp, bóc lột tầng lớp nông dân
Tây Bắc; đồng cảm với những số phận đau khổ, trân trọng những
phẩm chất cao quý của con người lao động Tây Bắc. *
Nghệ thuật: giới thiệu nhân vật bằng đoạn văn trữ tình ngoại đề,
dẫn dắt tự nhiên, tạo ra những đối nghịch gây ấn tượng mạnh mẽ, thủ
pháp tạo tình huống “có vấn đề”, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,
các hình ảnh giàu sức gợi, câu văn đậm tính tạo hình, ngôn ngữ giản dị,… *
Đánh giá: Đoạn trích giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo,
đồng thời bộc lộ cái nhìn của nhà văn về cuộc sống, con người.
Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích
chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm - 2,0 điểm); phân tích chung
chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm - 0,5 điểm).
* Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của nhà văn Tô Hoài
0,5
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc: Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển,
linh hoạt mang phong cách truyền thống nhưng đầy sáng tạo, vừa kể
theo trình tự thời gian nhưng cũng có lúc đan xen quá khứ và hiện tại
tự nhiên, ngôn ngữ đậm chất thơ, mang phong vị miền núi…
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo
0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nội dung và
nghệ thuật đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời
sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên đạt 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0 Trang 5