Đề kiểm tra ôn tập - Thị trường tài chính | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Đề kiểm tra ôn tập - Thị trường tài chính | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường tài chính (TC-NH)
Trường: Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI KIỂM TRA MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Họ và tên: Lê Thị Diễm Quỳnh STT: 170 Msv: 2053010336 Câu hỏi:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vì sao
tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để thực hiện công bằng xã hội?
Câu 2: Phát triển bền vững là gì? Các nội dung của phát triển bền vững? Liên hệ thực
tiễn về phát triển bền vững ở Việt Nam? Bài làm: Câu 1:
Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định (thường là năm) so với kỳ gốc (năm gốc).
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế:
• Các nhân tố kinh tế: các nhân tố thuộc tổng cung và các nhân tố thuộc tổng cầu.
• Các nhân tố phi kinh tế: thể chế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa...
Khái niệm công bằng xã hội:
+ Công bằng xã hội là giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa
cống hiến và hưởng thụ... của mọi thành viên trong xã hội và đảm bảo cho mọi người
đều có cơ hội công bằng (không phân biệt đối xử) và không ai phải sống dưới mức
nghèo khổ (tránh sự cùng khổ tuyệt đối).
+ Quan niệm về công bằng xã hội theo Ngân hàng Thế giới:
Đảm bảo cơ hội công bằng cho mọi thành viên trong xã hội: Kết cục trong một
đời người, xét theo nhiều khía cạnh khác nhau, phải phản ánh phần lớn các nỗ
lực và tài năng của họ, chứ không phải là hoàn cảnh cá nhân. Những hoàn
cảnh đã định trước như giới tính, màu da, mới sinh, nguồn gốc gia đình và
nhóm xã hội mà cá nhân đó sinh ra không nên góp phần quyết định xem liệu
con người đó có thành công về kinh tế, xã hội hay chính trị hay không.
Không ai phải sống dưới mức nghèo khổ, hay là tránh sự cùng khổ tuyệt đối
Trình bày mô hình kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội:
+ Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets
+ Mô hình tăng trưởng trước, công bằng sau của A.Lewis
+ Mô hình tăng trưởng đi đôi với công bằng của H.Oshima
+ Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của WB
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội:
Tăng trưởng kinh tế tác động đến công bằng xã hội: * Tác động tích cực:
Tăng trưởng kinh tế cao là cơ sở, là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội, hay nói
cách khác tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện công bằng xã hội vì:
Khi quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao thì GDP sẽ tăng dẫn đến sản lượng
hàng hoá và dịch vụ tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô
sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế, từ đó làm giảm tỉ lệ thất nghiệp,
nghèo đói, vấn đề công bằng xã hội được thực hiện tốt hơn.
Khi quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện làm gia tăng nguồn thu
cho ngân sách nhà nước từ đó ngân sách nhà nước dồi dào hơn, nhà nước có
tiềm lực tài chính mạnh mẽ hơn để thực hiện tốt công bằng xã hội như:
Thông qua thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội,
Nhà nước đã tạo cơ hội cho mọi người dân trong tiếp cận các dịch vụ xã hội như: y
tế, giáo dục, nước sạch,…
Thông qua hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo: Nhà nước đã tạo điều
kiện cho người nghèo đảm bảo mức sống tối thiểu đồng thời có cơ hội tìm kiếm
việc làm và nâng cao thu nhập.
Khi quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện để nhà nước phát triển
mọi mặt của đời sống xã hội (giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao,…) Vì vậy chất
lượng cuộc sống được nâng cao, vấn đề công bằng xã hội được thực hiện tốt hơn.
* Tác động tiêu cực: Ngược lại, nếu quá nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế thì sẽ
khoét sâu hơn bất bình đẳng : chênh lệch giữa các nhóm dân cư càng gia tăng.
Công bằng xã hội cũng có tác động tới tăng trưởng kinh tế: * Tác động tích cực:
Công bằng xã hội được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện để mọi người dân đều có
cơ hội công bằng trong tiếp cận dịch vụ xã hội, từ đó nâng cao chất lượng cuộc
sống dân cư, nâng cao trình độ con người, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nghèo
đói, do vậy, tạo môi trường thuận lợi ổn định, đoàn kết, để thu hút đầu tư, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khi công bằng xã hội được thực hiện tốt thì mọi người dân đều có cơ hội tham
gia vào quá trình phát triển (cơ hội học tập, việc làm chăm sóc sức khỏe.VV.)
đó là những nhân tố tác động đến tămg trưởng kinh tế. Mặt khác xã hội công
bằng thì người nghèo khó sẽ ngày càng ít và họ từ người nhận trợ cấp của nhà
nước trở thành người tham gia vào phát triển kinh tế, nhà nước giảm thiểu chi
phí trợ cấp người nghèo, dành kinh phí đó cho đầu tư tăng trưởng....
Công bằng xã hội giúp phát huy và khai thác các nguồn lực trong xã hội, trong
đó có nguồn lao động, mọi người đều có cơ hội thể hiện và nâng cao khả năng
của mình, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hay, khi công bằng xã hội được
thực hiện tốt sẽ phát huy tối đa động lực nhân tố con người vì công bằng là giải
quyết tốt các mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ, giữa công việc và hưởng thụ,
giữa làm và sự trả công nên kích thích người lao động nổ lực phấn đấu. Người
lao động giỏi, người có tài sẽ phát huy tài năng, người lao động yếu kém phải
nỗ lực phấn đấu mới tồn tại và phát triển được... Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khi CBXH được thực hiện tốt sẽ làm giảm bớt gánh nặng của Ngân sách Nhà
nước trong giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, bất công bằng... Nhà
nước sẽ dành nguồn lực này để đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế. * Tác động tiêu cực:
Nếu công bằng xã hội không được thực hiện tốt thì sẽ làm cản trở phát triển kinh tế của quốc gia:
Đe doạ ổn định chính trị và tăng rủi ro đầu tư.
Tăng tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói, khi các vấn đề này ngày càng trầm trọng, nhà
nước sẽ phải dành nhiều nguồn lực để giải quyết, từ đó làm hạn chế nguồn lực
cho đầu tư, kìm hãm tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần mà chưa phải là điều kiện đủ để thực hiện
công bằng xã hội bởi vì:
Tăng trưởng kinh tế chỉ phản ánh thuần túy sự gia tăng về mặt lượng của nền
kinh tế mà chưa phản ánh được quốc gia đã gắn tăng trưởng kinh tế với mục
tiêu công bằng xã hội hay chưa.
Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bằng rất nhiều cách mà không đi đôi
với thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội, thậm chí còn làm bất bình đẳng xã
hội gia tăng. Ngược lại, thực hiện công bằng xã hội một cách vội vã sẽ làm
giảm động lực cho tăng trưởng kinh tế do không khuyến khích đầu tư, giảm khả năng cạnh tranh. Câu 2:
Khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại
nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng yêu cầu của các thế hệ tương lai (1987)
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hoà giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển bền vững về kinh tế, phát triển
bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường (2002 – Hội nghị
thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững).
Nội dung phát triển bền vững:
Nội dung phát triển bền vững về kinh tế -
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao,
trong ổn định và dài hạn -
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí -
Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
Nội dung phát triển bền vững về xã hội -
Giảm tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói -
Thực hiện tốt các vấn đề về công bằng xã hội -
Đảm bảo duy trì và phát triển các giá trị truyền thống văn hoa và tinh hoa dân tộc -
Cải thiện sâu rộng mọi khía cạnh của các tầng lớp dân cư
Nội dung phát triển bền vững về môi trường -
Khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên -
Phòng chống cháy và chặt phá rừng -
Xử lí ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường -
Thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên thiên nhiên
Liên hệ thực tiễn về phát triển bền vững ở Việt Nam:
Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020:
Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2022-2020 nhằm mục
tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài
nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả
trên hành trình phát triển bền vững. Việt Nam đã ban hành chương trình quốc gia về
phát triển bền vững, thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao
năng lực cạnh tranh. Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh
(đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB); xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh (đánh
giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF), xếp thứ 54/162 quốc gia lọt vào Top 30%
quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững (chỉ thua Thái Lan trong ASEAN).
Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020
gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững
môi trường); Chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã
hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu
dùng, cán cân vãng lai...); Chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao
động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập...); Chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che
phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá...).
Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 được cụ thể hóa bằng những mục tiêu cơ bản:
Về kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng
xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng
bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững;
phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 -
2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính
theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%.
Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm
bền vững; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, riêng các huyện nghèo
giảm trên 4%/năm. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách
an sinh xã hội. Chỉ trong 9 tháng/2019, số người tham gia BHXH bắt buộc khoảng
14,85 triệu người; Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 13 triệu người; BHYT khoảng 85,2
triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số. Đời sống nhân dân được cải thiện. Tuổi
thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2018), cao hơn mức trung bình của thế giới (69 tuổi). Chỉ
số phát triển con người đạt 0,694 (2017) thuộc nhóm trung bình cao trong tổng số 189
quốc gia. Theo Báo cáo đánh giá về tiến độ thực hiện các mục tiêu về phát triển bền
vững, Việt Nam xếp thứ 54 (2019) tăng 3 bậc so với năm 2018 và chỉ số phát triển bền
vững đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên
kỷ. Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn hoá hài
hoà với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam; phát triển bền
vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo
vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề
nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương;...
Về tài nguyên và môi trường: chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài
nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác
hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển,
ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô
nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp...
Việc triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã đạt
được một số kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục cho phát triển bền
vững giai đoạn tới, thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6 năm đạt gần 7% GDP giai đoạn 2006
- 2011 và đạt 7,08% GDP (2018) - mức kỷ lục cao nhất kể từ năm 2008; GDP bình
quân đầu người đạt 2.587 USD (2018). Cơ cấu kinh tế cũng có những bước tiến triển
tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày càng tăng, khu vực
nông nghiệp trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. An ninh lương thực được bảo đảm.
Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế đã góp phần tích cực vào việc phát
triển bền vững các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 phục hồi
còn chậm, tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (5,82%), thấp hơn các giai đoạn trước,
chất lượng tăng trưởng thấp. Đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP-Total
Factor Productivity) vào tăng trưởng còn hạn chế, hệ số sử dụng vốn (ICOR-
Incremental Capital - Output Ratio) cao. Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải
thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ.
Thứ hai, sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục,
đào tạo đạt tới 20% tổng chi ngân sách; đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt
chuẩn giáo dục trung học cơ sở. Giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực: trong 6 năm
(2006 - 2011), đã giải quyết được việc làm cho hơn 9 triệu lao động. Năm 2012 đã tạo
việc làm mới cho hơn 1,5 triệu người; năm 2018, tạo việc làm cho 1,64 triệu người;
thực hiện chiến lược dạy nghề gắn với tạo việc làm.
Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở thành
thị là 2,95%, ở khu vực nông thôn là 1,55%. Công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều
tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,35% (2018). Chỉ số Phát triển con người (HDI) của
Việt Nam đạt 0,694 (2017), đứng thứ 116/189 quốc gia và được xếp vào nhóm có tốc
độ tăng chỉ số HDI cao. Việt Nam hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu Thiên niên kỷ
(MDG) do Liên hợp quốc đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015.
Thứ ba, vấn đề môi trường trong giai đoạn 2011 - 2015 đã được chú trọng hơn. Việc
bảo vệ tài nguyên, môi trường đã đi vào nền nếp. Bằng những chính sách hợp lý, các
giải pháp quyết liệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm các nguồn nước,
không khí đã được tất cả các địa phương, các ngành và các tầng lớp nhân dân đồng
thuận và cùng tham gia. Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được quan tâm hơn nên tình
trạng cháy và chặt phá rừng đã giảm đi.