Đề ôn tập số 3 - Giao tiếp trong kinh doanh | Học viện Ngân Hàng
Đề ôn tập số 3 - Giao tiếp trong kinh doanh | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐỀ 3
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2,5 ĐIỂM)
Câu 1. Hành động ngồi ngả về phía trước ám chỉ điều gì khi giao tiếp:
A. Người đó đang có thái độ hạ mình hoặc hách dịch B. Người đó rất tự tin
C. Người đó đang rất hứng thú và sẵn sàng hồi đáp D. Người đó đang cố kiềm chế
Câu 2. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp
trực tiếp với khách hàng, đối tác giao tiếp với bạn?
A. Giọng nói B. Cách lựa chọn ngôn ngữ C. Cú pháp D. Điệu bộ
Câu 3. Trong trường hợp câu hỏi của bạn thực chất là một đề xuất, một
ý kiến nhằm thăm dò cách thoát ra khỏi một tình huống bế tắc nào đó,
người ta dùng câu hỏi: A. Câu hỏi gợi mở
D. Câu hỏi để đưa ra một đề nghị B. Câu hỏi chuyển tiếp E. Câu hỏi tóm ý lược
C. Câu hỏi làm rõ thêm vấn đề
Câu 4. Để lắng nghe có hiệu quả người nghe cần nhận thức được:
A. Mục đích và đặt mình vào vị trí của người nói khi giao tiếp
B. Luôn nghĩ trước một bước để trả lời nhanh
C. Luôn đặt ra những câu hỏi nhằm sáng tỏ vấn đề
D. Dẫn dắt người nói thay đổi hành vi theo cách của mình
Câu 5. Khi viết thư đòi nợ, chúng ta cần nắm rõ các nguyên tắc sau, ngoại trừ:
A. Lời lẽ cứng rắn ngay từ đầu C. Nhịp thư đều đặn
B. Nêu thời hạn chót D. Tỏ rõ sự cảm thông
Câu 6. Khi nghe điện thoại nên:
A. Nhấc điện thoại lên ngay khi có chuông
B. Nhấc điện thoại lên khi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lí để nghe
C. Nhấc điện thoại lên sau tiếng chuông thứ 3
D. Nhấc điện thoại lên khi nói mọi người xung quanh im lặng
Câu 7. Khi làm việc nhóm chúng ta cần nắm rõ nguyên tắc cơ bản nào?
A. Nguyên tắc thống nhất D. Nguyên tắc cây Bạch Dương
B. Nguyên tắc số đông E. Nguyên tắc lãnh đạo C. Nguyên tắc liên kết
Câu 8. Trong phỏng vấn tuyển dụng Trong phòng phỏng vấn tuyển
dụng, quyền lựa chọn thuộc về:
A. Ứng viên B. Nhà tuyển dụng C. A và B D. A hoặc B
Câu 9. Muốn có một buổi thuyết trình hoàn hảo chúng ta cần chuẩn bị
chu đáo về mặt phi ngôn ngữ: A. Nét mặt tươi tắn B. Người đứng thẳng
C. Đưa tay ra, cử động tay một cách chủ động để lôi cuốn khán giả
D. Kiểm soát được mọi cử động của cơ thể
E. Tất cả các phương án trên.
Câu 10. Lựa chọn nào sau đây không phải là công việc khi tiến hành thuyết trình?
A. Chào khán giả B. Cảm ơn khán giả đã lắng nghe
C. Đặt câu hỏi cho khán giả
D. Chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình
PHẦN III: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG/ SAI VÀ GIẢI THÍCH (5 ĐIỂM)
Câu 11. Trong khi lắng nghe, người nghe chỉ cần tập trung thính giác để
cố gắng đón nhận hết mọi âm thanh được phát ra từ phía người nói. Sai
- Để giao tiếp đạt hiệu quả cao chúng ta cần: Tập trung mọi giác quan để lắng
nghe, tham dự vào cuộc hội thoại, sử dụng nét mặt, cử chỉ trong cuộc giao tiếp,
hiểu, ghi nhớ những ý quan trọng trong giao tiếp và hồi đáp, phát triển cuộc hội thoại.
- Khi giao tiếp, chúng ta không chỉ cần tập trung thính giác mà còn cần tập
trung cả tinh thần trí lực để lắng nghe. Tránh việc lơ đãng chỉ nghe mà không suy
nghĩ về vấn đề đang nghe. Đồng thời sử dụng ánh mắt để hiểu thêm về người nói - VD:
Câu 12. Một nguyên tắc trong viết thư tín là nên mở rộng vấn đề, tránh
đi vào tiểu tiết cụ thể vì điều đó sẽ làm nội dung bức thư trở nên thiếu tính bao quát. Sai
- Nguyên tắc viết thư tín: Tính rõ ràng, tính chính xác, tính hoàn chỉnh, tính nhất
quán, tính lịch sự, tính cụ thể
- Một bức thư không nên mở rộng vấn đề mà nên đi vào cụ thể để người nhận
thư có thể hiệu rõ vấn đề cần giải quyết, phù hợp với tính cụ thể của nguyên tắc viết thư tín
- VD: Trường hợp sản phẩm có vấn đề về số lượng, thì người gửi thư nên nêu chi
tiết mặt hàng, số lượng mặt hàng để người nhận thư có thể biết và giải quyết
vấn đề, tránh trường hợp nêu lô hàng thiếu 100sp mà hàng lại có nhiều mặt hàng
gây khó khăn cho việc giải quyết
Câu 13. Giao tiếp qua điện thoại là một kĩ năng giao tiếp quan trọng. Đúng
− Giao tiếp qua điện thoại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, vì thế để
cuộc giao tiếp thành công, chúng ta phải có kỹ năng nhất định: Trước khi nghe
điện thoại, chúng ta phải chuẩn bị sẵn giấy bút và tài liệu có liên quan. Khi nghe
điện thoại, chúng ta cần phải xưng tên, chức vụ của bản thân, chào hỏi người
nhận điện thoại và nói rõ tên, chức vụ của người mình cần gặp
− Vì vậy khi gọi điện thoại, chúng ta cần chào hỏi, giữ thái độ tôn trọng, lịch
sự đối với người nhận điện thoại, xưng rõ họ tên chức vụ của bản thân mình và
người cần gặp để người nghe thuận tiện thông báo cho người chúng ta cần tìm
Câu 14. Làm việc theo nhóm thường giúp tăng năng suất, hiệu quả công việc. Đúng
- Nhóm là tập hợp 2 người trở lên, ảnh hưởng và tác động lên nhau, cùng chia
sẻ những đặc điểm tưởng đồng, cùng mục tiêu chung và củng có cảm nhận về cái chung
- Làm việc nhóm có vai trò rất quan trọng: Đối với tổ chức, giúp tăng năng
suất, hiệu quả công việc; Đối với cá nhân nhờ có quá trình làm việc cùng nhau
nên có cơ hội nhận thức đặc điểm bản thân và hoàn thiện mình hơn
- Làm việc theo nhóm giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc hơn hẳn mỗi
cá nhân do khi làm việc nhóm, các thành viên giúp đỡ nhau, mỗi thành viên phát
huy được thế mạnh của mình trong công việc. Thành viên có ý thưc, tinh thần trách nhiệm cao hơn
Câu 15. Xử lý nhiễu thông tin là điều quan trọng nhất trong việc hoàn
thiện quá trình truyền thông giữa các cá nhân. Sai
Mô hình truyền thông trong giao tiếp được thực hiện qua sơ đồ:
Trong quá trình giao tiếp, các yếu tố ảnh hưởng, gây nhiễu có thể tác động tới
quá trình truyền thông. Vì vậy chúng ta cần xử lí, kiểm soát các yếu tố này tác
động đến quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, giao tiếp truyền thông được thực thực
hiện giữa con người với con người, do đó quan trọng nhất trong việc hoàn thiện
quá trình truyền thông giữa các cá nhân là yếu tố con người.
VD: Khi đang diễn ra giao tiếp, trời bắt đầu mưa to, để giao tiếp không bị gián
đoạn chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách nói chuyện hoặc nói to hơn để giao
tiếp vẫn đạt hiệu quả tốt
Phần III: BÀI TẬP (2,5 điểm)
Câu 16. Bằng lí luận và thực tiễn, bạn hãy phân tích 10 lỗi thường gặp
khi sử dụng tin nhắn qua điện thoại.