Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Chân trời sáng tạo | đề 3
Đề ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Chân trời sáng tạo đề thi, có đáp án và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập giữa học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.a
Chủ đề: Đề giữa HK2 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
PHÒNG GD&ĐT .................
NĂM HỌC 2023 – 2024
TRƯỜNG TIỂU HỌC .............
MÔN : Tiếng Việt - Lớp 4 ---------------
Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề)
Họ và tên : ..................................................................... Lớp : 4 ................ Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
…………………………………….……………………………………………………
………………………………………………………………………………………… PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu của các câu sau.
Câu 1: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây?
Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bầy khướu nhảy lách tách trên cành …
sâu. Tiếng lá … trong gió.
A. kêu - tìm B. bới - tìm C. tìm - xào xạc D. kêu - vi vu
Câu 2: Chủ ngữ của câu: Chiếc cặp sách em mới mua rất đẹp. là : A.Chiếc cặp sách
B. Chiếc cặp sách em mới mua C. Em D. Chiếc cặp sách em
Câu 3: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn:
Dưới đây là một số loài được cho là lớn nhất trong thế giới động vật: - Cá voi xanh. - Voi Châu Phi. - Hươu cao cổ.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 4: Nối cột A với cột B A B
1. Tre xung phong vào xe tăng đại bác,
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
tre giữ làng, giữ nước.
2. Chị mưa đem đến dòng nước mát
b. Trò chuyện, xưng hô với vật như
cho bà con sau những ngày nắng gắt. với người
3. Ngày xưa, có một người nông dân
nghèo đói. Anh ta phải bỏ làng vào
rừng vỡ hoang, trồng trỉa. Một hôm
c. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính nết
anh đang gieo hạt cải củ. Bỗng có một
của người để chỉ hoạt động, tính chất
con gấu to ở đâu chạy đến quát lớn: của vật
- Anh kia! Ai cho phép anh vào rừng của ta?
Câu 5: Câu nào là câu nêu hoạt động?
A. Bà trải chiếu ở giữa sân gạch.
B. Cà Mau là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.
C. Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam. D. Bầu trời dịu dàng.
Câu 6. Câu thơ: Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Có……danh từ riêng, đó là:……………………………………………………………….
Câu 7: Tên cơ quan, tổ chức nào dưới đây viết đúng:
A. Bệnh viện đa Khoa Vĩnh Phúc C. Trường tiểu học Đông Anh
B. Bộ giáo dục và đào tạo D. Trường Trung học phổ thông Tam Đảo PHẦN 2: TỰ LUẬN.
Câu 8. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong khổ thơ sau:
Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Danh từ :…………………………………………………………………………………...
Động từ:……………………………………………………………………………………
Tính từ:…………………………………………………………………………………….
Câu 9. Xác định CN, VN trong câu sau:
a) Cô bé ve vuốt mãi những cánh hoa, thân hoa.
b) Đặt một câu có chủ ngữ là danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và gạch chân dưới chủ ngữ trong câu em vừa đặt.
………………………………………………………………………………………………
……………...........…………………………………………………………………………
Câu 10. Em hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình hoặc hoạt động, thói quen của một con vật mà em yêu quý.
………………………………………………………………………………………………………..…………………
……………………………………………………………..............................................................................................
………………………………………………………………………………………………………..…………………
………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………………………..………………
………………………………………………………………..........................................................................................
…………………………………………………………………………………………………….…….………………
……………………………………………………………..............................................................................................
…………………………………………………………………………………………………….…….………………
………………………………………………………………..........................................................................................
……………………………………………………………………………………………………..……………………
………………………………………………………………..........................................................................................
……………………………………………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………..............................................................................................
………………………………………………...…………………………………………………..…….………………
-----------------------Hết!---------------------
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phần 1: Trắc nghiệm ( 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C B B 1 - C A 3 danh từ: D 2 - A Bác, Việt Bắc, 3 - B Người Điểm 0,5 0,5 0,5 0,75 0,5 0,75 0,5
Phần 2: Tự luận ( 6 điểm) Câu 8: (1.5 điểm)
Danh từ: lời, cô giáo, trang vở, điểm mười, cô(0,5 điểm)
Động từ: giảng, yêu thương, ngắm, cho (0,4 điểm)
Tính từ: ấm, thơm tho (0,6 điểm) Câu 9: (1.5 điểm)
a, Cô bé /ve vuốt mãi những cánh hoa, thân hoa. ( 0.5 điểm) CN VN b,
- Đặt đúng câu theo yêu cầu ( 0,5 điểm)
- Gạch chân được đúng chủ ngữ ( 0,5 điểm) VD. Gió rất mạnh. Câu 10: 3 điểm
- Có câu mở đoạn, kết đoạn
- Tả được các đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động, thói quen
- Câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hoá, so sánh phù hợp, sinh động, gần gũi, thân thuộc
với cuộc sống hàng ngày.
- Tùy mức độ bài làm của học sinh để GV cho điểm phù hợp: 3 - 2,75 - 2,5-2 - 1,75 – 1,5 - 0,5.