Đề ôn thi Luật Thương mại quốc tế | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề ôn thi Luật Thương mại quốc tế | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỘT SỐ ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ
KINH DOANH THƯƠNG MẠI 2014 – 2022 --------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 01/2022
(Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút)
1. Công ty Clear Vietnam (CV) là nhà cung cấp máy in máy nhãn hiệu Clear. Công ty
Sao Sáng (Sao Sáng) là một trong các nhà phân phối của CV tại thị trường Việt Nam theo
Hợp đồng nhà phân phối.
2. Công ty Sách Truyện (Sách Truyện) có nhu cầu mua máy in để in sách truyện nên
đã liên hệ với Sao Sáng để đặt hàng. Ngày 09/10/2014, Sao Sáng đã đặt hàng mua máy Clear
C1100 và sau đó thanh toán đầy đủ tiền cho CV. CV đã bán máy và xuất hóa đơn tài chính cho Sao Sáng.
3. Ngày 09/11/2014, Sao Sáng đã ký hợp đồng bán máy C1100 nêu trên cho Sách
Truyện với giá 3 tỷ VND.
4. Tháng 02/2015, CV có đợt khuyến mãi lớn, giá máy C1100 giảm còn 50% so với
giá mà Sách Truyện đã mua. Lúc này, Sách Truyện không hài lòng vì giá thành từng trang in
của mình quá cao, không thể cạnh tranh được. Vì vậy, Sách Truyện đề nghị Sao Sáng giảm
50% giá mà mình đã mua. Đồng thời, Sách Truyện cũng khiếu nại rằng máy in có xuất xứ từ
Trung Quốc trong khi Hợp đồng lại quy định nguồn gốc hàng hóa là Nhật Bản. Sao Sáng không đồng ý giảm giá.
5. Trước khi ký Hợp đồng với Sách Truyện, Sao Sáng đã cung cấp Bản giới thiệu sản
phẩm ghi rõ hàng sản xuất tại Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Trên bao bì máy và hồ sơ sản
phẩm cung cấp cho Sách Truyện khi giao hàng cũng ghi rõ là hàng sản xuất tại Trung Quốc,
và trên nhãn hàng hoá (phía sau máy) cũng ghi sản xuất tại Trung Quốc. Sách Truyện không
có khiếu nại gì về xuất xứ hàng hóa.
6. CV cũng xác nhận rằng loại máy C1100 không còn sản xuất tại Nhật Bản nữa, mặc
dù các linh kiện điện tử quan trọng nhất của máy thì vẫn sản xuất tại Nhật Bản và CV chỉ có
trách nhiệm bảo hành của nhà sản xuất đối với chất lượng máy C1100. Trước đó, CV hoàn
toàn không có liên hệ với Sách Truyện hay biết thì hợp đồng, giao dịch giữa Sao Sáng và Sách Truyện.
7. Sách Truyện cho rằng người bị lừa dối trong việc mua máy in nói trên, nên hợp
đồng là vô hiệu. Do đó, Sách Truyện đã gửi Văn bản cho cả Sao Sáng và CV, yêu cầu Sao
Sáng phải nhận lại máy và bồi thường thiệt hại do cho Sách Truyện, đồng thời yêu cầu CV
phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì trong hợp đồng phân phối với Sao Sáng,
CV cũng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng và bảo hành sản phẩm
Câu hỏi 1: Là luật sư của Sao Sáng, anh/chị yêu cầu Sao Sáng cần cung cấp những tài
liệu gì để tư vấn cho Sao sáng đối với yêu cầu của Sách TRuyện.
Câu hỏi 2: Sách Truyện cho rằng Hợp đồng giữa Sách Truyện và Sao Sáng vô hiệu
do bị lừa dối. Là luật sư của Sao Sáng, anh/chị hãy tư vấn cho họ những ý kiến để phản bác lại Sách Truyện.
Câu hỏi 3: Vì cho rằng hợp đồng vô hiệu nên Sách Truyện yêu cầu CV phải liên đới
bồi thường số tiền mua máy cho Sách Truyện. Là luật sư của Sao sáng, đồng thời cũng là luật
sư của CV, anh/chị hãy nêu các nội dung chủ yếu trong Văn bản của CV trả lời Sách Truyện?
(Thí sinh được sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật) --------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 01/2021
(Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút)
Công ty Bách là công ty phát triển khu công nghiệp Beta, tỉnh Q, Việt Nam. Ngày 16/5/2009,
Công ty Tùng và Công ty Bách ký kết Hợp đồng thuê đất số 126 (sau đây gọi là “Hợp đồng
thuê đất"), với nội dung Công ty Bách cho Công ty Tùng thuê lô đất 05 ha để xây dựng nhà
máy phân đạm, thời hạn thuê lô đất là 50 năm, giá thuê đất là 8.240.000 USD cho toàn bộ thời
hạn thuê, thanh toán bằng đồng Việt Nam. Nếu bên thuê chậm thanh toán thì phải chịu lãi suất
quá hạn là 13%/năm. Công ty Tùng phải trả tiền thuê đất theo nhiều đợt cho toàn bộ thời hạn
thuê. Đợt cuối cùng (đợt 7) là ngày 27/4/2014. Đồng thời, Công ty Bách hỗ trợ Công ty Tùng
làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho lô đất thuê.
Nhà máy đã xây dựng xong và đi vào hoạt động từ năm 2013. Tuy nhiên, do gặp nhiều
khó khăn nên đến đầu năm 2015 thì nhà máy đã ngưng hoạt động Đến thời điểm ngưng hoạt
động. Công ty Tùng đã thanh toán 95% tiền thuê đất. Công ty Bách đã nhiều lần yêu cầu
Công ty Tùng thanh toán 5% số tiền còn lại (đợt 7) nhưng Công ty Tùng không chịu thanh
toán, với lý do là Công ty Bách không hỗ trợ mình để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho lô đất thuế.
Ngày 27/4/2016, Công ty Bách yêu cầu Công ty Tùng thanh toán 5% tiền thuê đất còn
lại và lãi chậm trả với lãi suất 13%/năm. Cụ thể như sau;
- Nợ gốc: 9.180.187.500 đồng (tương đương với 412.500,00 USD theo tỷ giá: 22.255
VND/USD của Vietcombank ngày 31/3/2016). Đây là số nợ gốc còn lại bằng 5% giá trị hợp đồng (đợt 7).
- Tiền lãi chậm trả cho 02 năm, với lãi suất 13%/năm là 2.386.848.750 đồng.
Công ty Tùng không đồng ý thanh toán 5% này vì cho rằng Công ty Bách chưa thực
hiện nghĩa vụ hỗ trợ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô đất thuê (chưa cung
cấp trích lục bản đồ).
Giả sử rằng lãi suất cho vay trên thị trường đối với VND là 9 - 10%/năm, lãi suất cho
vay đối với USD là 4%/năm.
Là luật sư tư vấn cho Công ty Bách:
Câu hỏi 1: Anh/Chị sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin, tài liệu gì? Sau
khi nhận được các thông tin đó, anh/chị cần phân tích và đánh giá những nội dung pháp lý nào?
Câu hỏi 2: Theo anh/chị, hợp đồng giữa Công ty Tùng và Công ty Bách quy định giá
tiền thuê bằng USD, thanh toán bằng VNĐ có bị coi là vô hiệu không?
Câu hỏi 3: Theo anh/chị, việc Công ty Tùng không chịu thanh toán tiền đợt 7 với lý
do Công ty Bách không hỗ trợ mình để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô
đất có căn cứ không? Vì sao?
Câu hỏi 4: Theo anh/chị, các bên thỏa thuận trong Hợp đồng mức lãi suất chậm trả
12%/năm có phù hợp với quy định pháp luật không? Vì sao?
(Thí sinh được sử dụng các văn quy phạm pháp luật) -----------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 01/2020
(Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút)
Ông Nguyễn Văn A (Ông A) là người có quốc tịch Việt Nam. Ông A thành lập một công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Thành phố Hồ Chí Minh (Công ty B) có vốn điều lệ
07 tỷ đồng và đăng kí ngành nghề kinh doanh là hoạt động tư vấn quản lý (Mã ngành:7020).
Ông A muốn đầu tư, xây dựng và phát triển một dự án Tổ hợp trung tâm thương mại – văn
phòng – chung cư cao cấp (Dự án BĐS) trên một khu đất nằm ngoài khu công nghiệp có diện
tích 1,98 héc ta tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (Khu đất) với tổng vốn đầu tư dự kiến
250 tỷ đồng. Mục đích sử dụng đất của khu đất hiện tại chưa phù hợp để phát triển Dự án BĐS.
Câu hỏi 1: Anh/Chị hãy tư vấn: Ông A có thể sử dụng Công ty B để đầu tư xây dựng và phát
triển Dự án BĐS này được không?
Nếu có thì công ty B phải đáp ứng điều kiện nào và cần làm thủ tục gì liên quan đến ngành
nghề kinh doanh, vốn, năng lực tài chính và ký quỹ để thực hiện Dự án BĐS?
Tình tiết bổ sung: Ngay sau khi hoàn tất các thủ tục để được quyền đầu tư Dự án BĐS tại
khu đất nêu trên, Công ty B có nhu cầu huy động thêm vốn để thực hiện Dự án BĐS. Do đó,
Phòng kế hoạch của Công ty B đề xuất hai phương án huy động vốn như sau: (1) tiến hành
mở bán các căn hộ chung cư thuộc Dự án BĐS và thu tiền mua nhà từ người mua căn hộ với
trị giá lần đầu là 40% giá mua căn hộ; (2) đi vay một quỹ đầu tư tại nước ngoài.
Câu hỏi 2: Anh/Chị hãy tư vấn cho ban lãnh đạo Công ty B về tính khả thi của hai phương án
nêu trên. Ngoài hai phương án này, anh/chị hãy đề xuất thêm cho công ty B các phương án
huy động vốn khác được phép và điều kiện để thực hiện phương án huy động vốn mà anh chị đề xuất.
(Thí sinh được sử dụng các văn bản pháp luật) ------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2019
(Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút)
Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Sunshine (“Công ty Sunshine”) được thành lập và
đăng ký tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2015 và được sở hữu bởi 3 cổ đông cá nhân
Việt Nam là ông A, ông B và ông C, trong đó, ông A sở hữu 65% tổng số cổ phần trong Công
ty Sunshine. Công ty Sunshine đã đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản và có vốn
điều lệ 120 tỷ đồng. Công ty Sunshine được cấp phép hợp lệ để đầu tư, xây dựng và phát triển
mọt dự án phức hợp khu trung tâm thương mại – văn phòng – chung cư cao cấp (“Dự án
Sunshine” hoặc “Tòa nhà ”) Sunshine
trên khu đất với tổng diện tích đất là 20.000 m 2tại
quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (“Khu đất”). Công ty Sunshine thuê Khu đất từ Nhà nước
với thời hạn thuê đất là 50 năm và Công ty Sunshine đã thanh toán tiền thuê đất một lần cho
cả thời hạn thuê 50 năm. Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án Sunshine là 500 tỷ đồng.
Đầu năm 2017, do cần thêm vốn cho kịp tiến độ xây dựng Dự án Sunshine, ban lãnh đạo
Công ty đề xuất phương án huy động thêm vốn bằng cách thu tiền trả trước của khách hàng
mua các căn hộ chung cư thuộc Dự án Sunshine trước khi Công ty tiến hành xây dựng. Số
tiền thu trước này là 50% tổng giá trị giá bán căn hộ sẽ bán cho khách hàng. Lưu ý, Công ty
Sunshine đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Khu đất và đã xin được giấy
phép xây dựng để xây dựng Dự án Sunshine.
Câu hỏi 1: Anh/Chị hãy tư vấn các điều kiện về vốn theo quy định của pháp luật hiện hành để
Công ty Sunshine có thể thực hiện Dự án Sunshine.
Câu hỏi 2: Anh/Chị hãy tư vấn cho Công ty Sunshine về tính khả thi của phương án huy động
vốn mà ban lãnh đạo Công ty Sunshine đề xuất ở trên và nêu cơ sở pháp lý. Tình tiết bổ sung
Tháng 02 năm 2019, Dự án Sunshine hoàn tất việc xây dựng và Công ty Sunshine dự kiến bán
toàn bộ văn phòng thuộc tầng 3 và tầng 4 của Tòa nhà Sunshine (“Sàn Văn phòng”) cho
Công ty Cổ phần An Nhiên (“Công ty An Nhiên”), một doanh nghiệp 100% vốn trong nước
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Công ty An Nhiên dự định sau khi nhận
chuyển nhượng Sàn Văn phòng sẽ sử dụng để bán hoặc cho thuê.
Câu hỏi 3: Anh/Chị hãy tư vấn Công ty Sunshine bán Sàn Văn phòng cho Công ty An Nhiên
để bán hoặc cho thuê có phù hợp với pháp luật không và nêu cơ sở pháp lý.
Câu hỏi 4: Anh/Chị hãy tư vấn về quyền sử dụng Khu đất của Công ty Sunhine và của Công
ty An Nhiên sau khi mua Sàn Văn phòng. Tình tiết bổ sung
Ngày 01 tháng 3 năm 2019, cổ đông A của Công ty Sunshine chuyển nhượng toàn bộ số cổ
phần của mình chiếm 65% vốn điều lệ của Công ty Sunshine cho Công ty Mazland (một công
ty được thành lập tại Singapore). Việc chuyển nhượng cổ phần này đã hoàn tất và thực hiện
đầy đủ các thủ tục về đầu tư và doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật và Công ty
Mazaland được ghi nhận hợp lệ là cổ đông nước ngoài nắm giữ 65% vốn điều lệ của Công ty
Sunshine. Sau khi công ty Mazaland trở thành cổ đông lớn của Công ty Sunshine, Công ty
Sunshine mong muốn mở rộng đầu tư thông qua việc đầu tư vào một dự án xây dựng trung
tâm thương mại tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (“Dự án Trung tâm Thương mại”).
Qua tìm hiểu, Dự án Trung tâm Thương mại đang được Công ty TNHH Hưng Phát là công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên với 100% vốn đầu tư trong nước (“Công ty Hưng
Phát”) đầu tư, xây dựng và phát triển. Dự án Trung tâm Thương mại nằm trên khu đất có diện
tích 1.000 m 2 tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (“Lô đất”). Lô đất này được Nhà nước
giao cho Công ty Hưng Phát dưới hình thức đất giao có thu tiền sử dụng đất để thực hiện Dự
án Xây dựng Trung tâm Thương mại theo quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 02 tháng 01 năm 2005. Công ty Sunshine dự định mua toàn bộ phần
vốn góp trong Công ty Hưng Phát từ chủ sở hữu và sau khi hoàn tất giao dịch, Công ty
Sunshine là chủ sở hữu duy nhất đối với Công ty Hưng Phát. Giao dịch mua bán dự kiến hoàn tất vào tháng 7 năm 2019.
Câu hỏi 5: Trong trường hợp Công ty Sunshine mua toàn bộ phần vốn góp trong Công ty
Hưng Phát thì Công ty Hưng Phát có thể tiếp tục sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất hay không?
(Thí sinh được sử dụng văn bản pháp luật) ---------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 01/2020
(Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút)
Ông Nguyễn Văn A (Ông A) là người có quốc tịch Việt Nam. Ông A thành lập một công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Thành phố Hồ Chí Minh (Công ty B) có vốn điều lệ
07 tỷ đồng và đăng kí ngành nghề kinh doanh là hoạt động tư vấn quản lý (Mã ngành:7020).
Ông A muốn đầu tư, xây dựng và phát triển một dự án Tổ hợp trung tâm thương mại – văn
phòng – chung cư cao cấp (Dự án BĐS) trên một khu đất nằm ngoài khu công nghiệp có diện
tích 1,98 héc ta tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (Khu đất) với tổng vốn đầu tư dự kiến
250 tỷ đồng. Mục đích sử dụng đất của khu đất hiện tại chưa phù hợp để phát triển Dự án BĐS.
Câu hỏi 1: Anh/Chị hãy tư vấn: Ông A có thể sử dụng Công ty B để đầu tư xây dựng và phát
triển Dự án BĐS này được không?
Nếu có thì công ty B phải đáp ứng điều kiện nào và cần làm thủ tục gì liên quan đến ngành
nghề kinh doanh, vốn, năng lực tài chính và ký quỹ để thực hiện Dự án BĐS?
Tình tiết bổ sung: Ngay sau khi hoàn tất các thủ tục để được quyền đầu tư Dự án BĐS tại
khu đất nêu trên, Công ty B có nhu cầu huy động thêm vốn để thực hiện Dự án BĐS. Do đó,
Phòng kế hoạch của Công ty B đề xuất hai phương án huy động vốn như sau: (1) tiến hành
mở bán các căn hộ chung cư thuộc Dự án BĐS và thu tiền mua nhà từ người mua căn hộ với
trị giá lần đầu là 40% giá mua căn hộ; (2) đi vay một quỹ đầu tư tại nước ngoài.
Câu hỏi 2: Anh/Chị hãy tư vấn cho ban lãnh đạo Công ty B về tính khả thi của hai phương án
nêu trên. Ngoài hai phương án này, anh/chị hãy đề xuất thêm cho công ty B các phương án
huy động vốn khác được phép và điều kiện để thực hiện phương án huy động vốn mà anh chị đề xuất.
(Thí sinh được sử dụng các văn bản pháp luật) ---------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2020
Câu hỏi & nội dung trả lời Điểm
Câu hỏi 1. Anh/ Chị hãy tư vấn: Ông A có thể sử dụng Công ty B để đầu tư, 2,0
xây dựng và phát triển Dự án BĐS này được không?
Nếu có thì Công ty B phải đáp ứng điều kiện nào và cần làm thủ tục gì liên
quan đến ngành nghề kinh doanh, vốn, năng lực tài chính và ký quỹ để thực hiện Dự án BĐS?
- Công ty B hiện chưa đủ điều kiện để đầu tư, xây dựng và phát triển Dự án 0,25 BĐS.
- Các điều kiện, thủ tục đáp ứng để thực hiện Dự án BĐS:
+ Ngành nghề kinh doanh: 0,25
Nếu ông A muốn sử dụng công ty B để đầu tư, xây dựng và phát triển dự án
BĐS thì công ty B phải bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh và tăng vốn điều
lệ để đáp ứng điều kiện kinh doanh BĐS.
Công ty B cần phải thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh thông qua việc 0,25
bổ sung ngành nghề “kinh doanh bất động sản, quyển sử dụng đất thuộc quyền
chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê” (mã ngành 6810).
+ Vốn pháp định: 0,25
Theo khoản 1 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014, Công ty B phải có
vốn điều lệ tối thiểu 20 tỷ đồng để kinh doanh BĐS.
+ Năng lực tài chính: 0,25
Theo điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, vốn thuộc sở hữu để
thực hiện dự án đầu tư không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có
quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta.
Do tổng vốn đầu tư dự kiến của Dự án BĐS là 250 tỷ đồng nên công ty B cần 0,25
có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng. + Ký quỹ: 0,25
Theo Điều 42 Luật Đầu tư 2014, công ty B phải kỹ quỹ để đảm bảo thực hiện
dự án BĐS vì khu đất thuộc trường hợp phải chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 27 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 0,25
12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu
tư, mức ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án là 3% trên số vốn đầu tư 250 tỷ
Câu hỏi & nội dung trả lời Điểm
đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho Nhà nước và chi
phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư).
Câu hỏi 2. Anh/Chị hãy tư vấn cho ban lãnh đạo Công ty B về tính khả thi 3,0
của hai phương án nêu trên. Ngoài hai phương án này, anh/chị hãy đề xuất
thêm cho công ty B các phương án huy động vốn khác được phép và điều
kiện để thực hiện phương án huy động vốn mà anh/ chị đề xuất.
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA 02 PHƯƠNG ÁN Phương án 1: 0,5
Căn cứ khoản 3 Điều 69 Luật nhà ở 2014, công ty B được phép huy động vốn
từ “ tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán,
cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai”, nhưng phải thoả
mãn các điều kiện huy động vốn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị
định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Nhà ở.
Các điều kiện cụ thể bao gồm:
+ Có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của toà nhà theo 0,25
khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
+ Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho 0,25
thuê mua hoặc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ thông báo mà Sở Xây dựng
không có trả lời cho Công ty B
Ngoài ra, Công ty B cần tuân thủ quy định về tiến độ thanh toán được quy định 0,5
tại khoản 1 Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản. Việc thanh toán trong mua
bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, trong đó:
+ Lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng;
+ Những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng BĐS nhưng tổng số
các lần không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây
dựng cho khách hàng. Trường hợp chưa cấp sổ đỏ cho bên mua thì chỉ được thu
tối đa 95% giá trị hợp đồng. Phương án 2: 0,75
Vốn vay từ tổ chức nước ngoài không phải là một trong các nguồn vốn hợp
pháp được phép huy động cho một dự án nhà ở theo Điều 69 Luật Nhà ở. Như
vậy, phương án này không khả thi cho phần nhà ở; tuy nhiên, Công ty B có thể
đi vay để thực hiện phần thương mại.
Câu hỏi & nội dung trả lời Điểm
ĐỀ XUẤT THÊM PHƯƠNG ÁN KHÁC:
3 phương án huy động vốn khác mà công ty B có thể cân nhắc theo Điều 69 của Luật Nhà ở, bao gồm:
- Tăng vốn thuộc sở hữu của công ty B trong Dự án BĐS. Phương án này 0,25
không giới hạn về điều kiện huy động vốn.
- Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. 0,25
Phương án này không giới hạn về điều kiện huy động vốn nhưng phụ thuộc vào
thoả thuận với ngân hàng.
- Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh 0,25
doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Phương án
này cần thoả mãn các điều kiện theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ- CP:
+ Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt;+ Dự án BĐS đã
thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt;
+ Đã có biên bản bàn giao mốc giới của Dự án BĐS;
+ Đã có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng./. -------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2019
Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Sunshine (“Công ty Sunshine”) được thành lập
và đăng ký tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2015 và được sở hữu bởi 3 cổ đông cá nhân
Việt Nam là ông A, ông B và ông C, trong đó, ông A sở hữu 65% tổng số cổ phần trong Công
ty Sunshine. Công ty Sunshine đã đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản và có vốn
điều lệ 120 tỷ đồng. Công ty Sunshine được cấp phép hợp lệ để đầu tư, xây dựng và phát triển
mọt dự án phức hợp khu trung tâm thương mại – văn phòng – chung cư cao cấp (“Dự án
Sunshine” hoặc “Tòa nhà Sunshine”) trên khu đất với tổng diện tích đất là 20.000 m 2 tại
quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (“Khu đất”). Công ty Sunshine thuê Khu đất từ Nhà nước
với thời hạn thuê đất là 50 năm và Công ty Sunshine đã thanh toán tiền thuê đất một lần cho
cả thời hạn thuê 50 năm. Tổng mức đầu tư dự kiến của Dự án Sunshine là 500 tỷ đồng.
Đầu năm 2017, do cần thêm vốn cho kịp tiến độ xây dựng Dự án Sunshine, ban lãnh đạo
Công ty đề xuất phương án huy động thêm vốn bằng cách thu tiền trả trước của khách hàng
mua các căn hộ chung cư thuộc Dự án Sunshine trước khi Công ty tiến hành xây dựng. Số
tiền thu trước này là 50% tổng giá trị giá bán căn hộ sẽ bán cho khách hàng. Lưu ý, Công ty
Sunshine đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Khu đất và đã xin được giấy
phép xây dựng để xây dựng Dự án Sunshine.
Câu hỏi 1: Anh/Chị hãy tư vấn các điều kiện về vốn theo quy định của pháp luật hiện hành để
Công ty Sunshine có thể thực hiện Dự án Sunshine.
Câu hỏi 2: Anh/Chị hãy tư vấn cho Công ty Sunshine về tính khả thi của phương án huy động
vốn mà ban lãnh đạo Công ty Sunshine đề xuất ở trên và nêu cơ sở pháp lý. Tình tiết bổ sung
Tháng 02 năm 2019, Dự án Sunshine hoàn tất việc xây dựng và Công ty Sunshine dự kiến bán
toàn bộ văn phòng thuộc tầng 3 và tầng 4 của Tòa nhà Sunshine (“Sàn Văn phòng”) cho
Công ty Cổ phần An Nhiên (“Công ty An Nhiên”), một doanh nghiệp 100% vốn trong nước
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Công ty An Nhiên dự định sau khi nhận
chuyển nhượng Sàn Văn phòng sẽ sử dụng để bán hoặc cho thuê.
Câu hỏi 3: Anh/Chị hãy tư vấn Công ty Sunshine bán Sàn Văn phòng cho Công ty An Nhiên
để bán hoặc cho thuê có phù hợp với pháp luật không và nêu cơ sở pháp lý.
Câu hỏi 4: Anh/Chị hãy tư vấn về quyền sử dụng Khu đất của Công ty Sunhine và của Công
ty An Nhiên sau khi mua Sàn Văn phòng. Tình tiết bổ sung
Ngày 01 tháng 3 năm 2019, cổ đông A của Công ty Sunshine chuyển nhượng toàn bộ số cổ
phần của mình chiếm 65% vốn điều lệ của Công ty Sunshine cho Công ty Mazland (một công
ty được thành lập tại Singapore). Việc chuyển nhượng cổ phần này đã hoàn tất và thực hiện
đầy đủ các thủ tục về đầu tư và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Công ty
Mazaland được ghi nhận hợp lệ là cổ đông nước ngoài nắm giữ 65% vốn điều lệ của Công ty
Sunshine. Sau khi công ty Mazaland trở thành cổ đông lớn của Công ty Sunshine, Công ty
Sunshine mong muốn mở rộng đầu tư thông qua việc đầu tư vào một dự án xây dựng trung
tâm thương mại tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (“Dự án Trung tâm Thương mại”).
Qua tìm hiểu, Dự án Trung tâm Thương mại đang được Công ty TNHH Hưng Phát là công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên với 100% vốn đầu tư trong nước (“Công ty Hưng
Phát”) đầu tư, xây dựng và phát triển. Dự án Trung tâm Thương mại nằm trên khu đất có diện
tích 1.000 m 2 tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh (“Lô đất”). Lô đất này được Nhà nước
giao cho Công ty Hưng Phát dưới hình thức đất giao có thu tiền sử dụng đất để thực hiện Dự
án Xây dựng Trung tâm Thương mại theo quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 02 tháng 01 năm 2005. Công ty Sunshine dự định mua toàn bộ phần
vốn góp trong Công ty Hưng Phát từ chủ sở hữu và sau khi hoàn tất giao dịch, Công ty
Sunshine là chủ sở hữu duy nhất đối với Công ty Hưng Phát. Giao dịch mua bán dự kiến hoàn tất vào tháng 7 năm 2019.
Câu hỏi 5: Trong trường hợp Công ty Sunshine mua toàn bộ phần vốn góp trong Công ty
Hưng Phát thì Công ty Hưng Phát có thể tiếp tục sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất hay không?
(Thí sinh được sử dụng các văn bản pháp luật) ----------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2019
Câu hỏi & nội dung trả lời Điểm
Câu 1. Anh/Chị hãy tư vấn các điều kiện về vốn theo quy định của pháp luật 1,0
hiện hành để Công ty Sunshine có thể thực hiện Dự án Sunshine.
Để thực hiện Dự án Sunshine, Công ty Sunshine phải đáp ứng các tiêu chí về 0,5 vốn như sau: (1) Vốn
pháp định: theo Điều 10.1 của Luật Kinh doanh bất động sản số
66/2014/QH13 (Quốc hội, ngày 25 tháng 11 năm 2014) (“Luật KDBĐS”),
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định không được
thấp hơn 20 tỷ đồng. Với vốn điều lệ 120 tỷ, Công ty Sunshine đã đáp ứng
điều kiện vốn pháp định.
(2) Vốn chủ sở hữu trên tổng
vốn đầu tư : nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây 0,5
dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê do Nhà
nước cho thuê đất có quy mô dưới 20 héc ta phải có vốn thuộc sở hữu của
mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư (theo Điều
14.1(a) và 14.2(a) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15
tháng 05 năm 2015 (“Nghị định 43”). Do tổng vốn đầu tư dự kiến của Dự
án Sunshine là 500 tỷ đồng nên Công ty Sunshine phải có vốn chủ sở hữu
tối thiểu là 100 tỷ đồng. Với vốn điều lệ 120 tỷ, Công ty Sunshine đã đáp
ứng điều kiện vốn chủ sở hữu.
Câu 2. Anh/Chị hãy tư vấn cho Công ty Sunshine về tính khả thi của phương 1,5
án huy động vốn mà ban lãnh đạo Công ty Sunshine đề xuất ở trên và nêu cơ sở pháp lý.
Phương án huy động vốn này không khả thi vì: 0,5
(1) Chưa đáp ứng các điều kiện về huy động vốn theo quy định của Luật Nhà ở
số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014. Cụ thể theo Điều 69.3 của
Luật Nhà ở, chủ đầu tư được phép huy động vốn từ “tiền mua, tiền thuê
mua, tiền thuê nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai”
Việc huy động vốn phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 55.1 Luật
KDBĐS và Điều 19.2(b) Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10
năm 2015, cụ thể bao gồm:
a) Chủ đầu tư phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất của Khu đất, hồ sơ dự
án, thiết kể bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng;
c) Có giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
Câu hỏi & nội dung trả lời Điểm
thuật tương ứng theo tiến độ Dự án Sunshine và biên bản nghiệm thu đã
hoàn thành xong phần móng của tòa nhà; và
d) Có văn bản thông báo của Sở Xây dựng về việc nhà ở đủ điều kiện được
bán hoặc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ thông báo mà Sở Xây sựng
không trả lời cho Công ty Sunshine.
(2) Việc dự kiến thu 50% tổng giá trị của nhà bán là không phù hợp với quy 0,5
định của pháp luật vì:
Theo Điều 57.1 Luật KDBĐS, việc thanh toán trong mua bán bất động sản
hình thành trong tương lai được thực hiện nhièu lần, trong đó:
a) Lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng;
b) Những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản
nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà,
công trình xây dựng cho khách hàng.
Câu 3. Anh/Chị hãy tư vấn Công ty Sunshine bán Sàn Văn phòng cho Công 0,75
ty An Nhiên để bán hoặc cho thuê có phù hợp với pháp luật không và nêu cơ sở pháp lý.
Việc Công ty Sunshine chuyển nhượng Sàn Văn phòng cho Công ty An Nhiên 0,25
để bán hoặc cho thuê là phù hợp với quy định của Luật KDBĐS, cụ thể (1) Đối
với bên chuyển nhượng (Cty Sunhine): Theo Điều 11.1(d) Luật 0,25
KDBĐS, đối với đất được Nhà nước cho thuê thì tổ chức trong nước được
đầu tư xây dựng nhà ở và công trình xây dựng không phải là nhà ở đế bán, cho thuê, cho thuê mua (2) Đối
với bên nhận chuyển nhượng (Công ty An Nhiên): Theo Điều 11.1.(a) 0,25
và 14.1 Luật KDBĐS, tổ chức trong nước được mua công trinh xây dựng để bán hoặc cho thuê.
Câu 4. Anh/Chị hãy tư vấn về quyền sử dụng Khu đất của Công ty Sunhine 0,5
và của Công ty An Nhiên sau khi mua Sàn Văn phòng.
Theo Điều 49.1 và 49.3(be) Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 và Điều 19.2(b) Luật KDBĐS, quyền sử dụng đất của các chủ sở hữu sau
khi mua phần diện tích trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp là quyền sử
dụng chung theo phần không thể phân chia. Do đó, sau khi mua Sàn Văn
phòng, Công ty An Nhiên và Công ty Sunshine (cùng với những khách hàng
mua căn hộ) có quyền sử dụng chung theo phần không thể phân chia đối với Khu đất.
Câu 5. Trong trường hợp Công ty Sunshine mua toàn bộ phần vốn góp trong 1,25
Công ty Hưng Phát thì Công ty Hưng Phát có thể tiếp tục sử dụng đất dưới
Câu hỏi & nội dung trả lời Điểm
hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hay không?
Công ty Hưng Phát không được tiếp tục sử dụng đất dưới hình thức giao đất có 0,5
thu tiền sử dụng đất. Bởi lẽ:
(1) Sau khi Công ty Sunshine mua toàn bộ phần vốn góp của Công ty Hưng
Phát, Công ty Hưng Phát sẽ được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 23.1 Luật Đầu tư năm 2014, tổ chức kinh tế phải
đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà
đầuư nước ngoài khi đầu tư góp vốn, mua cồ phần, phần vốn góp của tổ
chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc
có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức
kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a
khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Vì Công ty Mazaland (là nhà đầu tư nước ngoài) sở hữu 65% vốn điều lệ
của Công ty Sunshine nên Công ty Sunshine được đối xử như là nhà đầu tư
nước ngoài khi mua toàn bộ phần vốn góp trong Công ty Hưng Phát theo
Điều 23.1(a) Luật Đầu tư.
Điều 5.7 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
liên quan, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”.
(2) Theo Điều 55 và 56.1(đ) Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư 0,5
nước ngoài chỉ được phép sử dụng đất dưới hình thức thuê đất từ Nhà nước
đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Do Công ty Hưng Phát
được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật
Đầu tư nên phải chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ đất có thu tiền sử dụng
đât sang hình thức thuê đất./. ----------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2019
Công ty TNHH ABC (sau đây gọi tắt là “Công ty ),
ABC” có trụ sở tại Hà Nội, được
hai vợ chồng ông A và bà B, đều là người Việt Nam, thành lập vào tháng 8/2015, với số vốn
điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng và tỷ lệ nắm giữ vốn là: ông A 85%, bà B 15%, lĩnh vực hoạt động
kinh doanh duy nhất là dịch vụ khách sạn. Cũng trong năm 2015, ngay sau khi thành lập, các
thành viên đã góp đủ vốn điều lệ và Công ty ABC đã mua lại một khách sạn (“Khách sạn
ABC”) nằm trên mảnh đất rộng 1.000 m tại Hà 2
Nội từ công ty khác với giá 45 tỷ đồng. Công
ty ABC đã có một số khoản vay và nghĩa vụ chưa thanh toán. Cho đến nay, bộ máy nhân sự
của khách sạn đã được tuyển dụng đầy đủ và hoạt động bình thường. Công ty chưa quyết toán thuế năm 2015 - 2016.
Tháng 3/2017, hội đồng thành viên Công ty ABC dự kiến mở rộng hoạt động kinh
doanh của công ty sang một lĩnh vực mới và quyết định đăng ký điều chỉnh tăng vốn điều lệ
của công ty thêm 20 tỷ đồng, tức từ 30 tỷ lên 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông A và bà B không
góp vốn kịp được vào công ty và do thị trường có sự thay đổi, kế hoạch kinh doanh mới
không khả thi nên các thành viên trong công ty quyết định không góp thêm vốn điều lệ vào
công ty nhưng vẫn chưa đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty cho đến nay.
Nay, vợ chồng ông A và bà B có nguyện vọng chuyển nhượng toàn bộ Công ty ABC
cho người khác. Được biết, Công ty TNHH XYZ (sau đây gọi tắt là “Công ty XYZ”), một
công ty 100% vốn Việt Nam đã trao đổi với Công ty ABC để mua lại Khách sạn ABC nói trên.
Nếu được Công ty XYZ nhờ tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho giao dịch mua bán này với
mục tiêu là mua được và tiếp tục kinh doanh Khách sạn ABC, anh/chị sẽ tư vấn với các câu
hỏi tình huống đặt ra dưới đây:
Câu hỏi 1: Công ty XYZ cân nhắc 02 phương án đề xuất với Công ty ABC để thực
hiện giao dịch nói trên, bao gồm mua tài sản là khách sạn ABC và nhận chuyển nhượng toàn
bộ phần vốn góp của ông A và bà B trong công ty ABC. Anh/ chị hãy phân tích ưu nhược
điểm của phương án đó.
Câu hỏi 2: Theo anh/chị thì Công ty XYZ nên lựa chọn phương án nào để ít phải chịu
trách nhiệm và rủi ro phát sinh từ hoạt động của Công ty ABC trước khi chuyển nhượng?
Nêu các lý do chính cho lời khuyên đó?
Câu hỏi 3: Nếu ông A và bà B muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của họ trong
Công ty ABC cho Công ty XYZ và Công ty XYZ chấp nhận đề xuất này:
1. Anh/Chị hãy tư vấn cho Công ty XYZ tiến hành đánh giá và thẩm định những vấn đề
pháp lý cơ bản nào liên quan đến Công ty ABC trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng và thanh toán tiền?
2. Theo anh/chị, ông A và bà B có vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về
nghĩa vụ góp vốn điều lệ vào Công ty ABC không? Tại sao?
Câu hỏi 4: Trong trường hợp ông A và bà B bán tài sản là toàn bộ khách sạn cho
Công ty XYZ, thì việc chưa góp đủ vốn điều lệ hoặc đăng ký giảm vốn trong Công ty ABC có
gây ra rủi ro gì cho Công ty XYZ khi thực hiện giao dịch mua tài sản là Khách sạn ABC hay không và tại sao?
(Thí sinh được dùng các văn bản pháp luật)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2019
Câu hỏi 1: (1,5 điểm)
Câu hỏi: Công ty XYZ cân nhắc 02 phương án đề xuất với Công ty ABC để thực hiện
giao dịch nói trên, bao gồm mua tài sản là khách sạn ABC và nhận chuyển nhượng toàn bộ
phần vốn góp của ông A và bà B trong công ty ABC. Anh/ chị hãy phân tích ưu nhược điểm của phương án đó? Đáp án:
1. Ưu nhược điểm của từng phương án:
a) Mua tài sản là khách sạn: (Cách chấm điểm: mỗi ý được 0,25đ nhưng tổng tối đa
không quá 0,75đ. Trường hợp thí sinh chỉ nêu được tinh thần của câu trả lời theo đáp án thì
vẫn được tính điểm). Ưu điểm: -
Giảm thiểu các rủi ro từ nghĩa vụ tiềm ẩn phát sinh trong quá khứ của công ty; -
Không phải tiếp quản lao động cũ nếu không muốn; -
Không phải tiếp tục thực hiện các cam kết, nghĩa vụ với bên thứ ba. Nhược điểm: -
Khó duy trì được các quan hệ với các đối tác của Công ty ABC đã được xây dựng đến
thời điểm chuyển nhượng; -
Không duy trì được bộ máy nhân sự đã ổn định của Công ty ABC; -
Thương hiệu và nhãn hiệu của khách sạn thuộc sở hữu của Công ty ABC sẽ không
được chuyển giao lại cho bên mua nếu công ty ABC không đồng ý; -
Chi phí thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng tài sản có thể cao hơn so với chuyển nhượng vốn.
b) Chuyển nhượng vốn: (Cách chấm điểm: mỗi ý được 0,25đ nhưng tổng tối đa không
quá 0,75đ. Trường hợp thí sinh chỉ nêu được tinh thần của câu trả lời theo đáp án thì vẫn được tính điểm). Ưu điểm: -
Duy trì và kế thừa hoạt động của doanh nghiệp đã được xây dựng đến thời điểm
chuyển nhượng mà vẫn làm chủ được khách sạn; -
Duy trì được bộ máy nhân sự đã ổn định của doanh nghiệp; -
Thương hiệu và nhãn hiệu của khách sạn (nếu thuộc sở hữu công ty) sẽ được chuyển giao lại cho bên mua. Nhược điểm: -
Khó kiểm soát phần nghĩa vụ thuế của Công ty ABC với nhà nước trong quá khứ; -
Khó kiểm soát các nghĩa vụ nợ nần trong quá khứ của Công ty ABC với các bên thứ ba; -
Phải tiếp quản và thực hiện tiếp các hợp đồng và cam kết được giao kết trước đó, kể cả
bất lợi hoặc không muốn, bao gồm cả khoản vay với ngân hàng.
Câu hỏi 2: (1,0 điểm)
Câu hỏi: Theo anh/chị thì Công ty XYZ nên lựa chọn phương án nào để ít phải chịu
trách nhiệm và rủi ro phát sinh từ hoạt động của Công ty ABC trước khi chuyển nhượng?
Nêu các lý do chính cho lời khuyên đó? Đáp án:
1. Nên chọn phương án mua tài sản là khách sạn ABC (0,5đ).
2. Lý do: (Cách chấm điểm: mỗi ý được 0,25đ nhưng tổng tối đa không quá 0,5đ.
Trường hợp thí sinh chỉ nêu được tinh thần của câu trả lời theo đáp án thì vẫn được tính điểm).
a) Không phải thực hiện các cam kết, nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty ABC với bên thứ ba;
b) Không phải chịu rủi ro liên quan đến các nghĩa vụ tiềm ẩn, các vấn đề bất lợi khác
chưa được tiết lộ của Công ty ABC vào thời điểm chuyển nhượng (bao gồm cả các trách
nhiệm về thuế do chưa quyết toàn);
c) Không phải tiếp quản lao động cũ nếu không muốn.
Câu hỏi 3: (2,0 điểm)
Câu hỏi: Nếu ông A và bà B muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của họ trong
Công ty ABC cho Công ty XYZ và Công ty XYZ chấp nhận đề xuất này:
1. Anh/Chị hãy tư vấn cho Công ty XYZ tiến hành đánh giá và thẩm định những vấn đề
pháp lý cơ bản nào liên quan đến Công ty ABC trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng và thanh toán tiền?
2. Theo anh/chị, ông A và bà B có vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về
nghĩa vụ góp vốn điều lệ vào Công ty ABC không? Tại sao? Đáp án:
1. Tư vấn cho Công ty XYZ tiến hành đánh giá về thẩm định những vấn đề pháp lý cơ
bản, gồm các ý sau đây: (Cách chấm điểm: mỗi ý được 0,25đ nhưng tổng tối đa không quá
1,5đ. Trường hợp thí sinh chỉ nêu được tinh thần của câu trả lời theo đáp án thì vẫn được tính điểm).
a) Các thông tin về sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty ABC, vốn góp, chức
năng và cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (thông qua đăng ký doanh nghiệp,
điều lệ doanh nghiệp vv..) và hồ sơ hoạt động của Công ty ABC;
b) Các loại giấy phép kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, hoạt động của
khách sạn, chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, v.v.;
c) Các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, các nghĩa vụ tài chính về đất;
d) Giấy phép cây dựng và giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với khách sạn và các tài sản khác của Công ty ABC;
e) Các hợp đồng vay, cầm cố, thế chấp và các biện pháp bảo đảm khác của Công ty ABC
ký với ngân hàng và/hoặc bên thứ ba;
f) Các hợp đồng của Công ty ABC với các đối tác kinh doanh là các nhà cung cấp và bên
mua hàng/dịch vụ của công ty;
g) Việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm khác với Nhà nước (vd. Thuế) và các bên liên
quan và rủi ro phát sinh, nếu có;
h) Danh sách người lao động, các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các
nghĩa vụ khác của Công ty ABC liên quan đến người lao động;
i) Các vụ tranh chấp mà Công ty ABC đang phải giải quyết với các bên khác.
2. Có vi phạm (0,25đ)
Ông A và bà B đã vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 vì đã không hoàn thành
việc góp vốn vào Công ty trước khi đăng ký tăng vốn theo Khoản 4 Điều 68 và/hoặc khoản 2
Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014 (0,25đ).
Câu hỏi 4: (0,5 điểm)
Câu hỏi: Trong trường hợp ông A và bà B bán tài sản là toàn bộ khách sạn cho Công ty
XYZ, thì việc chưa góp đủ vốn điều lệ hoặc đăng ký giảm vốn trong Công ty ABC có gây ra
rủi ro gì cho Công ty XYZ khi thực hiện giao dịch mua tài sản là Khách sạn ABC hay không và tại sao? Đáp án:
1. Không có rủi ro (0,25đ).
2. Việc Công ty XYZ mua tài sản là khách sạn ABC không liên quan đến việc góp vốn
của các thành viên (0,25đ). ---------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2018
Ngày 16/5/2016, Công ty Chư Sê – Gia Lai (Bên bán) ký Hợp đồng mua bán số HT
16516: bán và giao hàng tại kho cho Công ty Phú Nghĩa – TP Hồ Chí Minh (Bên mua), số
lượng 50 tấn hạt tiêu với đơn giá 160.000 đồng/kg, tổng giá trị hợp đồng 8.000.000.000 đồng
(tám tỷ đồng), chưa kể 10% VAT; Thanh toán 80% giá trị hàng trong vòng 5 ngày kể từ ngày
giao nhận; 20% thanh toán trong vòng 25 ngày tiếp theo; Hàng giao làm 3 đợt, đợt 1 từ ngày
01 đến ngày 15 của tháng 06/2016 giao 10 tấn và đợt thứ hai từ ngày 01 đến ngày 15 của
tháng 11/2016 giao 10 tấn; đợt 3 từ ngày 16 đến 30 tháng 3 năm 2017 giao 30 tấn. Hợp đồng
quy định bên vi phạm phải chịu phạt tối đa theo quy định của pháp luật. Điều khoản giải
quyết tranh chấp hợp đồng quy định: “Khi có tranh chấp, nếu không thương lượng hoà giải
được, các bên sẽ yêu cầu Trọng tài thương mại của Việt Nam giải quyết”.
Sau đợt giao hàng đầu tiên – 01/6/2016, hai bên (Công ty Chư Sê và Công ty Phú
Nghĩa) đã giao nhận 10 tấn hạt tiêu, giá 160.000 đồng/kg, thực hiện thanh toán 80% theo hợp
đồng số tiền 1.280.000.000 đồng. Sau đó, thị trường hạt tiêu giảm giá mạnh. Giá hạt tiêu thời
điểm tháng 11/2016 là 100.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu tháng 3/2017 là 80.000 đồng/kg.
Ngày 07/11/2016, Công ty Chư Sê giao 5 tấn hạt tiêu, nhưng công ty Phú Nghĩa từ
chối nhận hàng, vì lý do giao chậm so với thoả thuận, hơn nữa hạt không đều và độ ẩm cao hơn mức cho phép.
Sau đó, hai bên đã nhiều lần email trao đổi với nhau nhằm giải quyết bất đồng, nhưng
không đạt được thoả thuận. Công ty Phú Nghĩa cho rằng, Bên Bán đã vi phạm hợp đồng về
thời gian giao hàng và chất lượng hàng không bảo đảm, nên tuyên bố đơn phương huỷ bỏ hợp
đồng; Công ty Chư Sê khằng định sẽ giao số hạt tiêu còn lại của hợp đồng (bao gồm 5 tấn đợt
2 bị từ chối) bảo đảm chất lượng như thoả thuận trong hợp đồng và yêu cầu Bên mua nhận số
hàng còn lại, thanh toán đủ như cam kết trước ngày 30/03/2017;
Để có nguồn hàng theo hợp đồng, từ ngày 01 đến ngày 31 của tháng 7/2016, Công ty
Chư Sê đã mua trữ hạt tiêu của Nông trường Kreo 40 tấn, với giá 150.000 đồng/kg (Chưa tính
10% VAT) với đầy đủ hợp đồng, Biên bản giao nhận, phiếu xuất kho, Hoá đơn bán hàng và
các chứng từ thanh toán. Do không giao được hàng cho Công ty Phú Nghĩa, ngày 28/4/2017
Công ty Chư Sê đã bán 40 tấn hạt tiêu đã nhập của Nông trường Kreo với giá 80.000 đồng/kg
cho bên mua khác (đầy đủ tài liệu, chứng từ hợp pháp).
Câu hỏi 1: Trước khi hai bên ký hợp đồng, Công ty Chư Sê (khách hàng) yêu cầu
Anh/Chị soạn thảo hợp đồng: Nêu các đầu mục điều khoản cần thiết ít nhất 10 đầu mục của
hợp đồng mua bán hạt tiêu.
Câu hỏi 2: Do thương lượng không đạt kết quả, tháng 1/2018 Công ty Chư Sê dự kiến
khởi kiện Công ty Phú Nghĩa. Anh/Chị hãy xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp trong trường hợp này, bao gồm cả cơ sở pháp lý liên quan.
Câu hỏi 3: Anh/Chị được Công ty Chư Sê yêu cầu đưa ra phương án tính toán các
khoản tiền có thể yêu cầu Công ty Phú Nghĩa thanh toán do vi phạm hợp đồng và phân tích
cơ sở pháp lý cho các yêu cầu này.
(Thí sinh được sử dụng văn bản pháp luật) --------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2018
Câu hỏi 1 (1,5 điểm):
Câu hỏi: Trước khi hai bên ký hợp đồng, Công ty Chư Sê (khách hàng) yêu cầu Anh/Chị
soạn thảo hợp đồng: Nêu các đầu mục điều khoản cần thiết ít nhất 10 đầu mục của hợp đồng mua bán hạt tiêu? Đáp án:
Hợp đồng cần có các điều khoản sau: - Thông tin về các Bên; -
Đối tượng hợp đồng (Hàng hoá mua bán (hạt tiêu), số lượng, chủng loại, chất lượng/
các chỉ tiêu chất lượng chính; -
Thời hạn và phương thức, địa điểm giao nhận hàng; - Kiểm tra chất lượng; -
Đơn giá và giá trị hợp đồng; -
Phương thức thanh toán, tiến độ, thời hạn thanh toán; -
Quyền và nghĩa vụ khác của các bên; -
Vi phạm hợp đồng và xử lý vi phạm; -
Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng; - Luật áp dụng; - Giải quyết tranh chấp; -
Hiệu lực, số bản của hợp đồng.
Thí sinh có thể nêu tên khác cùng nội dung hoặc bổ sung điều khoản khác phù hợp với đề
bải. Chấm điểm linh hoạt, mỗi 1 đầu mục điều khoản được 0,15đ, từ 10 điều khoản cần thiết
trở lên cho điểm tối đa.
Câu hỏi 2 (1,0 điểm):
Câu hỏi: Do thương lượng không đạt kết quả, tháng 1/2018 Công ty Chư Sê dự kiến khởi
kiện Công ty Phú Nghĩa. Anh/Chị hãy xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trọng trường hợp này, bao gồm cả cơ sở pháp lý liên quan. Đáp án: -
Do các bên thoả thuận trong hợp đồng là: thẩm quyền giải quyết là “Trọng tài thương
mại của Việt Nam” nên không thể xác định được hình thức hay cơ quan trọng tai nào. Vì vậy,
cần áp dụng quy định tại khoản 5, Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau: (0,5 điểm)
“5. Trường hợp các bên đã có thoả thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức
trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các
bên phải thoả thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết
tranh chấp. Nếu không thoả thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải
quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn”. -
Do vậy, Công ty Chư Sê cần thoả thuận với Công ty Phú Nghĩa để thống nhất về hình
thức trọng tài (chọn 1 cơ quan trọng tài cụ thể hoặc thành lập hội đồng trọng tài). - ….. (thiếu)
Câu hỏi 3 (2,5 điểm):
Câu hỏi: Anh/Chị được Công ty Chư Sê yêu cầu đưa ra phương án tính toán các khoản
tiền có thể yêu cầu Công ty Phú Nghĩa thanh toán do vi phạm hợp đồng và phân tích cơ sở
pháp lý cho các yêu cầu này.
Đáp án: Thiếu
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2018
Công ty TNHH sản xuất đồ gỗ A được thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2014,
có trụ sở tại tỉnh B, Việt Nam chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất và ngoài trời (sau đây được gọi
là “Công ty A”). Tháng 5/2017, sau quá trình chào giá, trao đổi thông tin sản phẩm, duyệt
mẫu, đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn đạo đức – trách nhiệm xã hội, Công ty TJX
(trụ sở tại Hoa Kỳ, không có hiện diện thương mại ở Việt Nam) đã đặt mua của Công ty A 03
công ten nơ hàng bàn, ghế gỗ theo mẫu do công ty TJX thiết kế. Loại hàng bàn, ghế gỗ này
không nằm trong Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu và các hàng hoá
xuất khẩu theo giấy phép hoặc phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn
thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm xuất hàng đi nước ngoài, Công ty A lấy mẫu hợp đồng
mua hàng thường dùng với các đối tác trong nước để ký hợp đồng đối với Công ty TJX. Hợp
đồng chỉ có các điều khoản sau: -
Số lượng hàng bàn, ghế gỗ; địa điểm, phương thức, thời hạn giao hàng; -
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách đóng gói; -
Giá cả, đồng tiền thanh toán và tiến độ thanh toán (20% đặt cọc trong vòng 5 ngày kể
từ ngày ký Hợp đồng; 80% còn lại thanh toán bằng chuyển khoản trong vòng 60 ngày kể từ ngày giao đủ hàng); -
Quyền, nghĩa vụ của hai bên; -
Bồi thường hợp đồng trong trường hợp giao hàng chậm tiến độ, không đúng chất lượng đã cam kết; -
Trường hợp bất khả kháng, quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật thông tin.
Đại diện có thẩm quyền của hai bên đã ký kết hợp đồng, Công ty TJX đặt cọc và Công
ty A triển khai sản xuất đại trà theo thoả thuận trong hợp đồng và sản phẩm mẫu đã được duyệt.
Câu hỏi 1: Để xuất khẩu 03 công ten nơ hàng bàn, ghế gỗ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Công ty A có phải xin giấy phép cho việc xuất khẩu hàng hoá hay không? Cơ sở pháp lý?
Câu hỏi 2: Điều khoản thanh toán trên có rủi ro, bất lợi gì cho Công ty A? Anh/Chị
hãy đề xuất giải pháp sửa đổi để khắc phục rủi ro trước khi ký hợp đồng.
Câu hỏi 3: Giả sử Anh/Chị được mời tư vấn trước khi ký hợp đồng, anh/chị hãy tư
vấn cho Công ty A những điều khoản khác cần bổ sung trong hợp đồng mua bán ngoại thương nói trên. Tình tiết bổ sung
Đầu tháng 10, Công ty A sản xuất xong đơn hàng theo hợp đồng, và đưa 3 công ten nơ
hàng bàn, ghế gỗ lên tàu chuyển sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 10/2017, Công ty TJX đã nhận
được đầy đủ hàng hoá. Tuy nhiên, tại thời điểm nhận hàng, nhân viên kiểm tra chất lượng
Công ty TJX phát hiện một số bàn gỗ không đảm bảo chất lượng theo đúng thoả thuận trong
hợp đồng hai bên đã ký. Công ty TJX yêu cầu Công ty A bồi thường số bàn gỗ bị lỗi đó với số
tiền là 50.000 USD và trừ vào khoản thanh toán còn lại phải trả cho Công ty A. Công ty A
cho rằng, số bàn gỗ bị lỗi đó, nếu sản xuất lại và gửi lại cho công ty TJX thì tất cả chi phí
cũng chỉ mất khoảng 25.000 USD. Và Công ty A cũng cân nhắc khả năng khởi kiện Công ty
TJX tại Việt Nam trong trường hợp thương lượng không thành.
Câu hỏi 4: Với tư cách là luật sư tư vấn cho Công ty A, anh/chị hãy tư vấn cho Công
ty A về khả năng khởi kiện Công ty TJX tại Việt Nam? Nêu rõ cơ sở pháp lý và luật áp dụng
giải quyết tranh chấp?
(Thí sinh được sử dụng các văn bản pháp luật) --------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2018
Câu hỏi 1 (1,0 điểm):
Câu hỏi: Để xuất khẩu 03 công ten nơ hàng bàn, ghế gỗ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Công ty A có phải xin giấy phép cho việc xuất khẩu hàng hoá hay không? Cơ sở pháp lý? Đáp án: Ý Nội dung Điểm a
Không, công ty A không phải xin phép giấy phép nào cho việc xuất khẩu 0.5
sản phẩm mà chỉ làm thủ tục xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu b
Cơ sở pháp lý: Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ban hành 0.5 ngày 20 tháng 11 năm 2013.
Câu hỏi 2 (1,0 điểm):
Câu hỏi: Điều khoản thanh toán trên có rủi ro, bất lợi gì cho Công ty A? Anh/Chị hãy
đề xuất giải pháp sửa đổi để khắc phục rủi ro trước khi ký hợp đồng. Đáp án: Ý Nội dung Điểm
- Điều khoản thanh toán có rủi ro là bên B đã nhận hàng nhưng không thanh 0,5
toán cho Bên A đúng thời hạn và không có biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ thanh toán của bên B cho bên A. - Biện pháp khắc phục: 0,5
Quy định phương thức thanh toán có biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thanh toán
của bên B (ví dụ, thanh toán bằng LC không huỷ ngang, có bảo lãnh ngân
hàng hoặc thanh toán bằng toàn bộ giá trị trước khi giao hàng).
Câu hỏi 3 (1,0 điểm):
Câu hỏi: Giả sử Anh/Chị được mời tư vấn trước khi ký hợp đồng, anh/chị hãy tư vấn
cho Công ty A những điều khoản khác cần bổ sung trong hợp đồng mua bán ngoại thương nói trên?
Tình tiết bổ sung
Đầu tháng 10, Công ty A sản xuất xong đơn hàng theo hợp đồng, và đưa 3 công ten nơ
hàng bàn, ghế gỗ lên tàu chuyển sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 10/2017, Công ty TJX đã nhận
được đầy đủ hàng hoá. Tuy nhiên, tại thời điểm nhận hàng, nhân viên kiểm tra chất lượng
Công ty TJX phát hiện một số bàn gỗ không đảm bảo chất lượng theo đúng thoả thuận trong
hợp đồng hai bên đã ký. Công ty TJX yêu cầu Công ty A bồi thường số bàn gỗ bị lỗi đó với số
tiền là 50.000 USD và trừ vào khoản thanh toán còn lại phải trả cho Công ty A. Công ty A
cho rằng, số bàn gỗ bị lỗi đó, nếu sản xuất lại và gửi lại cho công ty TJX thì tất cả chi phí
cũng chỉ mất khoảng 25.000 USD. Và Công ty A cũng cân nhắc khả năng khởi kiện Công ty
TJX tại Việt Nam trong trường hợp thương lượng không thành. Đáp án: Ý Nội dung Điểm
Điều khoản cần bổ sung (ngoài điều khoản về biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nói trên):
- Lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. 0,25
- Quy định về phương thức giải quyết tranh chấp 0,25
- Các điều khoản khác: bảo hiểm hàng hoá; vấn đề thừa hàng, thiếu hàng 0,5
khi giao nhận; trách nhiệm bàn giao chứng từ; bảo hành sản phẩm, kiểm
định chất lượng hàng hoá (thí sinh nêu được ít nhất 2 ý thì được điểm tối
đa 0.5; nếu chỉ được 1 ý thì được 0.25đ)
Câu hỏi 4 (1,0 điểm):
Câu hỏi: Với tư cách là luật sư tư vấn cho Công ty A, anh/chị hãy tư vấn cho Công ty
A về khả năng khởi kiện Công ty TJX tại Việt Nam? Nêu rõ cơ sở pháp lý và luật áp dụng giải quyết tranh chấp? Đáp án: Ý Nội dung Điểm a
Công ty A có thể khởi kiện công ty TJX tại Việt Nam mặc dù hợp đồng 1,0
không thoả thuận về luật áp dụng và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. b
Vì Hợp đồng không quy định trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp 0,25
nên Công ty A có thể khởi kiện Công ty TJX ra Toà án Việt Nam.
Điểm đ, Khoản 1, Điều 469, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy 0,25 Ý Nội dung Điểm
định: Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây: đ) vụ việc về quan hệ dân
sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối
tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc
được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
Xác định Luật áp dụng cho Hợp đồng là Luật Việt Nam vì căn cứ 0,25
Khoản 1 và Khoản 2, Điều 683, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Trường hợp các bên không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp
luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi 0,25
thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hoá;
----------------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2016 (Thiếu đáp án)
Ngày 01/4/2011, một công ty được thành lập tại Nhật Bản (“Công ty Nhật Bản”)
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân phối ô tô nhãn hiệu Luxury đã thành lập một văn
phòng đại diện thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam .
(“VPĐD”) Thời hạn của giấy phép thành lập VPĐD là 5 năm kể từ ngày
01/01/2016. Giấy phép thành lập VPĐD đã được gia hạn thêm 5 năm kể từ ngày hết hạn 01/01/2016.
Ngày 01/01/2015, Công ty Nhật Bản ký hợp đồng đại lý phân phối ô tô Luxury (“Hợp
đồng phân phối”) với Công ty TNHH Tốc độ, một công ty trong nước được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong đó, các bên thoả thuận như sau:
(“Công ty Tốc độ”).
Công ty Tốc độ được chỉ định là đại lý không độc quyền của Công ty Nhât Bản tại
Việt Nam để bán ô tô Luxury tại Việt Nam. Công ty Nhật Bản vẫn là chủ sở hữu đối
với ô tô Luxury đã giao cho Công ty Tốc độ bán theo Hợp đồng phân phối;
Hợp đồng phân phối có hiệu lực kể từ ngày ký;
Công ty Nhật Bản được quyền trực tiếp hoặc thông qua công ty con được thành lập tại
Việt Nam bán ô tô Luxury tại Việt Nam mà không cần có sự đồng ý của Công ty Tốc độ.
1. Hợp đồng phân phối được ký kết bởi Trưởng VPĐD và người đại diện theo pháp luật
của Công ty Tốc độ. Ngoài việc bán ô tô Luxury qua Công ty Tốc độ, Công ty Nhật Bản dự
kiến sẽ thông qua VPĐD thực hiện việc nhập khẩu các sản phẩm ô tô Luxury và phụ tùng vào
Việt Nam để bán cho các bên thứ ba khác.
(a) Là luật sư của Công ty Nhật Bản, Anh/Chị hãy tư vấn về việc Trưởng VPĐD có được
phép thay mặt Công ty Nhật Bản ký Hợp đồng phân phối trên không? Tại sao?
(b) Anh/Chị hãy cho biết Công ty Nhật Bản có được phép thông qua VPĐD để thực hiện
các hoạt động kinh doanh như trên không? Tại sao?
2. Ngày 15/3/2016, Công ty Nhật bản thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài tại
thành phố Hồ Chí Minh (“Công ty B”). Công ty B có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập
khẩu, phân phối ô tô Luxury tại Việt Nam. Công ty Nhật Bản mong muốn bổ nhiệm Trưởng
VPĐD làm Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật Công ty B.
Là luật sư của Công ty Nhật Bản, Anh/Chị hãy tư vấn việc Trưởng VPĐD có được
phép làm Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Công ty B không? Tại sao?
3. Do Công ty Nhật Bản thành lập Công ty B tại Việt Nam để phân phối sản phẩm ô tô
Luxury, Công ty Nhật Bản dự kiến chấm dứt Hợp đồng phân phối với Công ty Tốc độ vào 31/12/2017.
Anh/Chị hãy cho biết Công ty Nhật Bản có khả năng chấm dứt Hợp đồng phân phối
với Công ty Tốc độ hay không?Hãy nêu hậu quả của việc chấm dứt.
4. Hiện nay, sản phẩm xe ô tô Luxury của Công ty Nhật Bản chiếm 35% thị phần tại Việt
Nam. Dự kiến Công ty Nhật bản sẽ chấm dứt Hợp đồng phân phối với Công ty Tốc độ, ngày
15/4/2016 Công ty B đã ký kết hợp đồng khung với Công ty C (một công ty cổ phần trong
nước được thành lập tại Việt Nam phân phối sản phẩm ô tô tại Việt Nam) theo đó Công ty B
và Công ty C cùng thoả thuận như sau:
Công ty B sẽ bán các sản phẩm ô tô Luxury do công ty B nhập khẩu cho Công ty C để
Công ty C bán lại cho người tiêu dùng;
Công ty C chỉ bán sản phẩm ô tô Luxury theo giá bán lẻ do Công ty B ấn định và chỉ
được bán các sản phẩm ô tô Luxury tại các thành phố sau: Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
Anh/Chị hãy cho biết thoả thuận trên của các bên có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không? Vì sao? -----------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2016
Công ty AA là một công ty có 100% vốn trong nước dự định đầu tư xây dựng nhà ở để
bán (sau đây gọi là “Dự án”) tại một khu đất có diện tích 2 ha tại tỉnh Y (sau đây gọi là “Khu
đất”). Công ty AA đã được UBND tỉnh Y cấp quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án tại
Khu đất này. Liên quan đến Khu đất, lưu ý:
Khu đất sẽ được giao cho Công ty AA theo hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Khu đất này đang có dân cư sinh sống và chưa thực hiện công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng; tuy nhiên, Khu đất này đã được quy hoạch xây dựng làm nhà ở và khu dân cư.
Khu đất không thuộc trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất.
1. Là luật sư của Công ty AA, Anh/Chị cần tư vấn cho khách hàng những trình tự, thủ
tục gì để Công ty AA được ghi nhận là người sử dụng đất hợp pháp đối với Khu đất theo quy định pháp luật?
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất
đối với Khu đất (sau đây gọi là “Giấy chứng nhận”), Công ty AA không đủ nguồn vốn để
phát triển Dự án và mong muốn tìm kiếm đối tác để cùng nhau thực hiện Dự án. Một nhà đầu
tư nước ngoài B tại Singapore (“Công ty Singapore”) muốn hợp tác với Công ty AA để thực
hiện Dự án trên Khu đất thông qua việc thành lập một doanh nghiệp liên doanh mới (sau đây
gọi là “Công ty LD ).
” Theo đó, Công ty AA sẽ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của
Khu đất và Công ty Singapore sẽ góp vốn bằng tiền mặt vào Công ty LD.
2. Là luật sư của Công ty AA, Anh/Chị cần tư vấn cho khách hàng những thủ tục gì để
thành lập Công ty LD (chỉ cần nêu các bước và các chấp thuận, không cần nêu các hồ sơ tài
liệu phải nộp) và chuyển quyền sử dụng khu đất từ Công ty AA sang Công ty LD?
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty LD là 200 tỷ VNĐ, trong đó Công ty AA nắm 60% vốn điều
lệ và Công ty Singapore nắm 40% vốn điều lệ. Ngoài vốn điều lệ sẽ do Công ty AA và Công
ty Singapore góp, Công ty LD cần huy động thêm 200 tỷ VNĐ để thực hiện Dự án. Mặc dù
Công ty AA ủng hộ việc huy động vốn, tuy nhiên Công ty AA sẽ không có khả năng tài chính
để tham gia vào bất kỳ việc huy động thêm vốn này.
3. Là luật sư của Công ty LD, Anh/Chị hãy tư vấn cho khách hàng các hình thức huy
động vốn mà Công ty LD có thể thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (không cần
liệt kê tài liệu giấy tờ).
(Thí sinh được sử dụng các văn bản pháp luật) --------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2016 Câu Nội dung trả lời Điểm hỏi 1.
Là luật sư của Công ty AA, anh, chị cần tư vấn cho khách hàng những 2,0
trình tự, thủ tục gì để Công ty AA được ghi nhận là người sử dụng đất
hợp pháp đối với Khu đất theo quy định pháp luật; và nêu rõ các giấy tờ
tài liệu gì để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp Khu đất của Công ty AA
Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau: 1.1
Vì Khu đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất nên Công ty AA phải:1
1) Tự thoả thuận với tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân hiện đang sinh 0,25 sống trên Khu đất; và 1
Luậ t Đất Đai, Điề u 73.1. Câu Nội dung trả lời Điểm hỏi
2) Ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 0,25
những lô đất nằm trong phạm vi Khu đất. Hợp đồng này phải được
công chứng, chứng thực (hồ sơ công chứng, chứng thực phải bao gồm
bản gốc các Giấy chứng nhận của tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân
hiện đang sinh sống trên Khu đất). 1.2
Sau khi hoàn tất việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các tổ 0,25
chức, hộ gia đình, cá nhân tại 1.1 trên, Công ty AA nộp hồ sơ đến Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Y để xin giao đất có thu tiền sử dụng đất1
Hồ sơ xin giao đất bao gồm:2 0,25 (i)
Đơn xin giao đất (theo mẫu); (ii)
Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu
tư kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư; (iii)
Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất và thẩm định điều kiện giao đất; và (iv)
Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. 1.3
Công ty AA thanh toán tiền sử dụng đất đối với Khu đất của Dự án khi 0,25
nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất từ Cơ quan thuế tỉnh Y.
Các khoản tiền do Công ty AA thanh toán cho việc nhận chuyển nhượng 0,25
quyền sử dụng đất đối với những lô đất nằm trong phạm vi Khu đất được
trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp, mức trừ không vượt quá số tiền sử dụng
đất phải nộp. Trong trường hợp khoản tiền thanh toán cho các tổ chức, hộ
gia đình và các nhân chuyển nhượng đất lớn hơn số tiền sử dụng đất phải
nộp cho Nhà nước thì khoản chênh lệch đó được tính vào vốn đầu tư của Dự án.3 1.4
Nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận
Công ty AA nộp hồ sơ xin Giấy Chứng nhận lần đầu cho Khu đất của Dự 0,25
án tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Y.4 Hồ sơ bao gồm:5 0,25 1 Lu ậ ất Đ t Đai, Đi ề u 55, Đi ề u 58.3 và Đi ề u 59.1 (a), Ngh
ị ị đ nh 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 c ủ a Chính Ph ủ quy đ ị nh chi ti
ế t thi hành mộ t số điề u củ a Lu ậ t Đ ấ t Đai, Đi ề u 60.1 (a). 2 Thông t
ư ố s 30/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 củ a Bộ Tài nguyên và Môi trườ ng quy đị nh về hồ s ơ giao đ ấ t, cho thuê đ ấ t, chuy ể n m ụ c đích s ử d ụ ng đ ấ t, thu h ồ i đ ấ t, Đi ề u 3.1. 3 Ngh ị ị đ nh s ố
45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 củ a Chính Ph ủ quy đ ị nh v ề thu ti ề n s ử dụ ng đ ấ t,
Điề u 14.1, Điề u 14.4 và Điề u 15.2. 4
Luậ t Đất Đai, Điề u 95.2 và Điề u 95.3. Câu Nội dung trả lời Điểm hỏi (i)
Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu); (ii)
Giấy tờ về quyền sử dụng đất như quyết định giao đất; và (iii)
Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính 2.
Là luật sư của Công ty AA, Anh/ Chị cần tư vấn cho khách hàng 2,0
những điều kiện và thủ tục gì để thành lập Công ty LD (chỉ cần nêu các
bước và các chấp thuận, không cần nêu các hồ sơ tài liệu phải nộp) và
chuyển quyền sử dụng Khu đất từ Công ty AA qua Công ty LD. 2.1
Điều kiện thành lập Công ty LD 0,25
1) Do có hai thành viên góp vốn vào Công ty LD, nên loại hình
doanh nghiệp của Công ty LD sẽ là công ty TNHH hai thành viên;
2) Công ty AA phải có Giấy chứng nhận đối với Khu đất;
3) Ngành nghề kinh doanh của Công ty LD là ngành nghề kinh doanh bất động sản;
4) Vốn pháp định của Công ty LD tối thiểu là 20 tỷ đồng.1 2.2
Thủ tục thành lập Công ty LD như sau:
Thứ nhất: Công ty Singapore xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực 0,25
hiện Dự án theo quy định của Luật Đầu tư .2 Theo Luật Đầu tư, Công ty
AA là công ty trong nước, không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đồng thời, Công ty AA và Công ty Singapore xin điều chỉnh quyết định
chủ trương đầu tư cho Dự án trên Khu đất ghi nhận Công ty Singapore và
Công ty AA là chủ đầu tư của Dự án.3
Thứ hai: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định điều 0,25
chỉnh chủ trương đầu tư, Công ty AA và Công ty Singapore nộp hồ sơ xin
thành lập Công ty LD. Sở KHĐT tỉnh Y sẽ cấp giấy đăng ký doanh
nghiệp cho Công ty LD, ghi nhận một số nội dung trong đó ghi nhận
Công ty Singapore và Công ty AA là thành viên góp vốn.4 Thứ
ba: Công ty LD hoàn tất các thủ tục sau khi cấp giấy chứng nhận 0,25
đăng ký kinh doanh (như thông báo con dấu cho cơ quan công an và Sở 5 Thông t
ư ố s 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 củ a B
ộ Tài nguyên và Môi trườ ng quy đị nh về hồ sơ đ a chính, Đi ị ều 8.1. 1
Luậ t Kinh doanh bấ t độ ng sả n, Điề u 10.1. 2
Luậ t Đầ u tư , Điề u 37.1. 3
Luậ t Đầ u tư , Điề u 32.1 (a), Điề u 32.2 và Đi ề u 38.2. 4
Luậ t Doanh nghiệ p, Điề u 27 và Điề u 28. Câu Nội dung trả lời Điểm hỏi
KHĐT, đăng ký thuế, đăng báo). Thứ tư:
1) Công ty A và Công ty LD ký kết hợp đồng góp vốn bằng quyền sử 0,25
dụng đất đối với Khu đất.1
2) Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất này phải được công chứng.2 0,25
3) Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất này phải đăng ký tại cơ quan 0,25
đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.3
4) Cơ quan đăng ký đất đai sẽ điều chỉnh Giấy Chứng nhận của Công ty 0,25
AA ghi nhận Công ty AA đã góp Khu đất vào Công ty LD. 3
Là luật sư của công ty LD anh, chị cần tư vấn cho khách hàng các 1.0
hình thức huy động vốn mà Công ty LD có thể thực hiện theo quy định
của pháp luật Việt Nam (không cần liệt kê tài liệu giấy tờ). 3.1
Tăng vốn điều lệ của Công ty LD lên 400 tỷ đồng và Công ty Singapore 0,25
sẽ góp toàn bộ phần vốn tăng thêm. Do đó, tỷ lệ sở hữu trong Công ty LD sẽ thay đổi: (i) Công ty AA: 120 tỷ đồng (ii)
Công ty Singapore: 280 tỷ đồng 3.2
Công ty LD có thể tăng vốn điều lệ thông qua nhận thêm thành viên góp 0,25 vốn mới. 3.3
Công ty LD đi vay từ ngân hàng hoặc có thể vay từ thành viên góp vốn 0,25 Công ty Singapore.
Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu vay của Công ty Singapore, sẽ được coi là
khoản vay nước ngoài và phải đăng ký với Ngân hàng nhà nước trước khi giải ngân 3.4
Công ty LD có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. 0,25 ---------------------- 1
Luậ t Đấ t Đai, Điề u 167.1 và Điề u 169.1 (e). 2
Luậ t Đấ t Đai, Điề u 167.3 (a). 3
Luậ t Đất Đai, Điề u 188.3.
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2015
Công ty A và Công ty B là các công ty có chức năng kinh doanh bất động sản tại Việt
Nam. Công ty B hiện là chủ sở hữu hợp pháp của một toà nhà văn phòng vừa hoàn thành việc
xây dựng (“Toà nhà”). Công ty A và Công ty B đã bắt đầu quá trình đàm phán hợp đồng để
Công ty A được thuê lại toàn bộ Toà nhà.
1. Anh/Chị hãy cho biết việc Công ty A thuê lại toàn bộ Toà nhà của Công ty B có phù
hợp với pháp luật không? Vì sao?
2. Theo dự thảo hợp đồng thuê Toà nhà giữa Công ty A với tư cách bên thuê và Công ty
B với tư cách bên cho thuê (“Dự thảo”), thời hạn thuê là năm (5) năm kể từ ngày Toà nhà
hoàn thành và có thể đưa vào sử dụng (“Thời hạn thuê”). Trong Dự thảo, Công ty B muốn
điều khoản về thanh toán tiền thuê được quy định như sau:
“Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng thuê này, bên thuê Toà
nhà có nghĩa vụ thanh toán cho bên cho thuê toàn bộ số tiền 800.000 Đô la Mỹ cho cả Thời hạn thuê.”
Anh/Chị hãy cho biết điều khoản về thanh toán tiền thuê của Dự thảo có phù hợp với quy
định pháp luật không? Vì sao?
3. Là luật sư cho Công ty A, Anh/Chị cần lưu ý khách hàng mình những rủi ro gì cho bên
thuê trong trường hợp phải thanh toán trước một lần toàn bộ tiền thuê?
4. Công ty A hỏi ý kiến Anh/Chị: Nếu trong Thời hạn thuê Công ty A đem Toà nhà đi thế
chấp thì quyền lợi của Công ty A sẽ được pháp luật bảo vệ như thế nào?
(Thí sinh được sử dụng các văn bản pháp luật) --------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2015 Câu Nội dung Điểm 1.
Anh, chị hãy cho biết việc Công ty A thuê lại toàn bộ Toà nhà của Công ty 1,5
B có phù hợp với pháp luật không? Vì sao?
Việc Công ty A thuê lại toàn bộ Toà nhà của Công ty B là phù hợp với quy 0,75 định của pháp luật.
Điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: 0,75
“Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước:
1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản trong phạm vi sau đây:
a) Đầu tư tạo lậo nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê Câu Nội dung Điểm mua;”
Giao dịch thuê Toà nhà giữa Công ty A là tổ chức trong nước kinh doanh bất
động sản và Công ty B là tổ chức trong nước kinh doanh bất động sản đã đầu
tư tạo lập Toà nhà là được phép theo quy định của pháp luật. 2.
Anh/Chị hãy cho biết điều khoản về thanh toán tiền thuê của Dự thảo có 1,5
phù hợp với quy định pháp luật không? Vì sao?
Không phù hợp với quy định của pháp luật. 0,5
Điều khoản về thanh toán tiền thuê của Dự thảo không phù hợp với quy định 0,5
của pháp luật do có thoả thuận thanh toán bằng Đô la Mỹ (ngoại tệ).
Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối như sau: 0,5
“Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của
người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ
các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua
trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được
Thủ tướng Chính phủ cho phép.”
Theo các quy định trên thì hai bên trong hợp đồng không có quyền thoả thuận
về điều khoản thanh toán tiền thuê bằng ngoại hối. 3.
Là luật sư cho Công ty A, Anh/Chị cần lưu ý khách hàng mình những rủi 1,0
ro gì cho bên thuê trong trường hợp phải thanh toán trước một lần toàn bộ tiền thuê?
Hợp đồng thuê chấm dứt trước thời hạn và Công ty A không thể lấy lại được 0,5
tiền thuê (đã trả trước) cho khoảng thời gian còn lại của Hợp đồng.
Trong một số trường hợp, hợp đồng thuê có thể bị chấm dứt trước thời hạn do 0,5
một trong các nguyên nhân sau: bên cho thuê phá sản hoặc giải thể hoặc sự kiện bất khả kháng. 4.
Công ty A hỏi ý kiến Anh/Chị: Nếu trong Thời hạn thuê Công ty A đem Toà 1,0
nhà đi thế chấp thì quyền lợi của Công ty A sẽ được pháp luật bảo vệ như thế nào?
Công ty A không phải là chủ sở hữu Toà nhà nên không có quyền đem toà nhà 0,5 đi thế chấp.
Pháp luật không bảo vệ quyền lợi của người dùng tài sản không phải thuộc 0,5
quyền sở hữu của mình để thế chấp.
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2015
Công ty A là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài có chức năng kinh doanh
dịch vụ kho bãi. Công ty B là công ty trong nước có chức năng kinh doanh bất động sản.
Công ty A có nhu cầu thuê kho để kinh doanh dịch vụ kho bãi. Công ty B được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với một khu đất trống chưa xây dựng (“Khu đất”). Các
giấy tờ pháp lý về đất cho thấy Công ty B được giao đất có thu tiền sử dụng đất và tiền sử
dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Công ty B, với tư cách bên cho thuê và Công ty A, với tư cách là bên thuê đã ký kết
một hợp đồng thuê kho (“Hợp đồng thuê”). Theo đó, ngay sau khi ký kết Hợp đồng thuê,
Công ty B sẽ xây dựng một kho trên Khu đất và Công ty A thuê lại. Thời hạn thuê kho là 5
năm kể từ ngày kho được xây dựng hoàn thành và có thể đưa vào sử dụng. Ngay tại thời điểm
ký Hợp đồng thuê, Công ty A đã thanh toán cho Công ty B 50% giá trị Hợp đồng thuê. Hỏi:
1. Anh/Chị hãy cho biết việc Công ty A và Công ty B ký kết Hợp đồng thuê như trên có
phù hợp với quy định của pháp luật không? Có khả năng bị vô hiệu không? Vì sao?
2. Sau khi kho được xây dựng hoàn thiện và có thể đi vào sử dụng, Công ty A và Công ty
B đã ký kết hợp đồng mới thay thế Hợp đồng đã ký kết trước đây (“Hợp đồng mới”). Hợp
đồng mới đáp ứng điều kiện về hình thức hợp đồng. Trong Hợp đồng mới có điều khoản sau:
“Trong trường hợp Công ty B vi phạm các nghĩa vụ và cam kết trong Hợp đồng này và
không tiến hành khắc phục vi phạm trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của
Công ty A, thì Công ty A có quyền đình chỉ Hợp đồng này bằng cách gửi thông báo đình chỉ cho Công ty B”.
Anh/Chị hãy cho biết điều khoản chấm dứt hợp đồng của Hợp đồng mới có phù hợp với
quy định pháp luật không? Vì sao?
3. Trong Hợp đồng mới cũng có điều khoản: “Công ty B phải trả cho Công ty A khoản
tiền phạt vi phạm tương đương 20% giá trị hợp đồng trong trường hợp Công ty B vi phạm
các nghĩa vụ theo hợp đồng”.
Anh/Chị hãy cho biết điều khoản phạt vi phạm của Hợp đồng mới có phù hợp với quy
định pháp luật không? Vì sao? Là luật sư tư vấn cho Công ty A, Anh/Chị cần lưu ý khách
hàng mình vấn đề gì khi thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. --------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 1/2015 Câu Nội dung trả lời Điểm 1.
Anh/Chị hãy cho biết việc Công ty A và Công ty B ký kết Hợp đồng thuê 2,0
như trên có phù hợp với quy định của pháp luật không? Có khả năng bị
vô hiệu không? Vì sao? Câu Nội dung trả lời Điểm
Việc ký kết Hợp đồng như trên là không phù hợp với quy định của pháp 0,5
luật và có khả năng bị vô hiệu.
Khoản 1 Điều 28 của Luật Kinh doanh bất động sản quy định: 0,75
“Nhà, công trình xây dựng cho thuê phải là nhà, công trình xây dựng có sẵn.”
Hợp đồng thuê giữa Công ty A và Công ty B được ký kết và Công ty A
cũng thực hiện nghĩa vụ thanh toán 50% giá trị Hợp đồng thuê cho Công ty
B, khi nhà kho chưa được xây dựng.
Do đó, Hợp đồng thuê bị coi là vi phạm quy định của pháp luật.
Điều 128 Bộ Luật Dân sự quy định: “Giao dịch dân sự có mục đích và nội 0,75
dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu…
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép
chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”.
Hợp đồng có khả năng bị tuyên vô hiệu. 2.
Anh/Chị hãy cho biết điều khoản chấm dứt hợp đồng của Hợp đồng mới 1,5
có phù hợp với quy định pháp luật không? Vì sao?
Điều khoản chấm dứt Hợp đồng mới phù hợp với quy định của pháp luật. 0,75
Khoản 1 Điều 310 Luật Thương mại quy định về việc đình chỉ như sau: 0,75
“…Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện đình chỉ hợp đồng”.
Theo các quy định trên thì hai bên trong hợp đồng có quyền thoả thuận về
điều khoản chấm dứt Hợp đồng. 3.
Anh/Chị hãy cho biết điều khoản phạt vi phạm của Hợp đồng mới có 1,5
phù hợp với quy định pháp luật không? Vì sao? Là luật sư tư vấn cho
Công ty A, Anh/Chị cần lưu ý khách hàng mình vấn đề gì khi thoả thuận
phạt vi phạm trong hợp đồng.
Điều khoản phạt vi phạm nói trên không phù hợp với quy định của Luật 0,25
Thương mại về mức phạt vi phạm vì:
Điều 301 Luật Thương mại quy định:“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ 0,5
hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận
trong hợp đồng, nhưng không quá 8% Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Câu Nội dung trả lời Điểm
Cần lưu ý khách hàng khi thoả thuận phạt vi phạm: 0,25 -
Điều khoản phạt vi phạm phải được quy định cụ thể trong hợp đồng; và -
Mức phạt vi phạm tối đa là 8% 0,25
Căn cứ pháp lý: Điều 300 Luật Thương mại “Phạt vi phạm là việc bên bị vi 0,25
phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
nếu trong hợp đồng có thoả thuận”. ----------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2014
Công ty A là một công ty được thành lập tại Singapore, chuyên sản xuất và kinh doanh
các loại đinh ốc. Tại Singapore, đầu năm 2014, Công ty A ký hợp đồng phân phối sản phẩm
đinh ốc cho Công ty X, một doanh nghiệp Việt Nam (“Hợp đồng”). Theo Hợp đồng này,
Công ty X sẽ nhập khẩu sản phẩm định ốc của Công ty A từ Singapore và phân phối độc
quyền sản phẩm đinh ốc của Công ty A tại Việt Nam. Hỏi:
1. Hợp đồng quy định về việc chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp như
sau: “Hợp đồng này được điều chỉnh theo pháp luật Singapore. Mọi tranh chấp phát sinh từ
hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.”
Anh/Chị hãy cho biết việc chọn luật điều chỉnh là pháp luật Singapore có phù hợp với
quy định của pháp luật Việt Nam không? Vì sao?
2. Anh/Chị hãy cho biết việc thoả thuận cơ quan giải quyết tranh chấp là tại Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam không? Vì sao?
3. Anh/Chị hãy cho biết giả sử có tranh chấp xảy ra và VIAC ra phán quyết xử Công ty
A thắng kiện thì có cơ sở nào để Công ty A yêu cầu thi hành phán quyết đối với Công ty X tại Việt Nam không? --------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM ĐỢT 2/2014 Câu Nội dung trả lời Điểm 1.
Anh/Chị hãy cho biết việc chọn luật điều chỉnh là pháp luật Singapore 2,5
có phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam không? Vì sao? Câu Nội dung trả lời Điểm
Việc chọn luật Singapore để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa Công ty A 0,5
và Công ty X là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên,
với điều kiện là thoả thuận chọn luật đó không trái với quy định của Bộ
Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội (“Bộ Luật
Dân sự”) và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Cụ thể -
Theo Điều 758 Bộ Luật Dân sự“Quan hệ dân sự có yếu tố nước 0,5
ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là
cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở
nước ngoài hoặc […]”.
Vậy, quan hệ dân sự giữa Công ty A và Công ty X là quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài -
Căn cứ đoạn 2 khoản 3 Điều 759 của Bộ Luật Dân sự, trong các 0,5
quan hệ có yếu tố nước ngoài, các bên được thoả thuận, trong hợp
đồng, việc chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng nếu sự thoả thuận
đó không trái với quy định của Bộ Luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam. -
Theo Điều 769 của Bộ Luật Dân sự, hai trường hợp bắt buộc phải 0,5
áp dụng pháp luật Việt Nam là:
+ Hợp đồng được giao kết tại Việt nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam; và
+ Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam.
Theo dữ liệu của đề bài, Hợp đồng được ký kết tại Singapore và không
liên quan đến bất động sản ở Việt Nam, do đó không thuộc trường hợp
bắt buộc phải áp dụng pháp luật Việt Nam. -
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại số 0,5
54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội (“Luật
Trọng tài thương mại”): “Đối với các tranh chấp có yếu tố nước
ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn…”. 2.
Anh/Chị hãy cho biết việc thoả thuận cơ quan giải quyết tranh chấp là 1,5
tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có phù hợp với quy
định của pháp luật Việt Nam không? Vì sao?
Thoả thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là VIAC của Công ty A 0,5
và Công ty X là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
(i) Theo khoản 1 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại, trọng tài có thẩm 0,5
quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương
mại. Theo khoản 1 Điều 3, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày Câu Nội dung trả lời Điểm
14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội, hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
Giao dịch giữa Công ty A và Công ty X là hoạt động thương mại.
Nếu có tranh chấp phát sinh từ giao dịch này thì đó là tranh chấp phát
sinh từ hoạt động thương mại và thuộc thẩm quyền của trọng tài
theo Luật Trọng tài thương mai.
(ii) Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại quy định điều kiện để 0,5
tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài là các bên có thoả thuận
trọng tài (trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp). Khoản 1 và khoản 2
Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại quy định thoả thuận trọng tài
có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng
và phải được lập thành văn bản.
Thoản thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp của Công ty A và Công
ty X được quy định rõ trong Hợp đồng nên đã đáp ứng được yêu
cầu về hình thức thoả thuận trọng tài. 3.
Anh/Chị hãy cho biết giả sử có tranh chấp xảy ra và VIAC ra phán quyết 1,0
xử Công ty A thắng kiện thì có cơ sở nào để Công ty A yêu cầu thi hành
phán quyết đối với Công ty X tại Việt Nam không?
Nếu VIAC xử Công ty A thắng kiện Công ty X, thì Công ty A có thể yêu 0,5
cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh/thành phố nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết. -
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại: 0,25
“Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán
quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết
trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán
quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”. -
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Trọng tài thương 0,25
mại:“Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết
trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết”.
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM
ĐỀ 50: LS.TVPL/HPTN-50/240
Công ty Đầu tư và Xây dụng Thăng Long (dưới đây gọi tắt là công ty Thăng long) là
một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ngày 29/10/X-l UBND
Thành phố Hà nội ban hành Quyết định số 722/QĐ-UB cho phép công ty Thăng Long triển
khai cổ phần hoá. Tiếp theo đó ngày 29/3/X UBND Thành phố đã ra Quyết định sổ 668/QĐ-
UB phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá công ty. Theo phương án này
công ty sẽ phát hành toàn bộ cổ phiếu của mình ra công chúng lần đầu tiên vào ngày 01/5/X
tại công ty chứng khoán Bảo Việt. Ngày 1/7/X UBND thành pho Hà nội đã ra Quyết định
công nhận kết quả cổ phần hoá và công ty Thăng long chính thức chuyển đổi thành công ty cổ
phần. Là một trong những nhà kinh doanh tài giỏi, ông Nguyền Vân Long (hiện đang là Giám
đốc của một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất đồ gồ) đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực
xây dựng. Công ty mà ông Long quyết định đầu tư là công ty Đầu tư và xây dựng Thăng
Long. Theo kết quả của phiên đấu giá ngày 01/8/X ông Long trớ thành cổ đông của công ty
với sổ cổ phiếu trúng đấu giá là 1500 cồ phiểu phổ thông, mệnh giá 1 cổ phiếu là 100.000 đ.
Đầu tháng 9/X ông Long trở thành Uỷ viên Hội đồng quàn trị nhiệm kỳ thứ nhất của công ty
Thăng long (do được bầu bô sung). Theo qui định của điều lệ công ty nhiệm kỳ của HĐQT là
5 năm. Sau một thời gian thấy công ty làm ăn có lãi và có triển vọng, ông Long quyết định tập
trung hướng đầu tư theo hướng sẽ mua thêm một số cổ phiếu của Thăng long để có thê trở
thành Tổng giám đốc của công ty này. Qua sự giới thiệu của người quen, ông Long đà tìm đến
văn phòng của bạn ngỏ ý muốn đề nghị bạn trờ thành luật sư tư vấn cho công ty Thăng long
trong các hoạt động kinh doanh, trong việc tiếp xúc với các đối tác, với các cơ quan quàn lỷ
cua nhà nước cũng như trong mọi lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành của công ty nếu ông trở
thành Tổng Giám đốc của công ty Thăng Long theo dự tính.
Câu hỏi 1. (1 diểm): Anh (chị) hãy cho biết theo các qui định hiện hành của pháp luật dự
định của ông Long về việc trớ thành Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Thăng Long có gặp trở ngại gì không?
Câu hỏi 2 (1 diểm): Anh (chị) hãy nêu các phương thức tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
Anh (chị) sẽ lựa chọn phương thức tư vấn nào để tư vấn cho công ty Thăng Long theo nguyện
vọng của ông Long? Tại sao anh (chị) lại chọn phương thức đó? Tinh tiết bố sung
Đầu tháng 10/X ông Long và 2 người bạn nữa dự định đăng kỷ thành lập công ty
TNHH Bình Minh đê kinh doanh trong lĩnh vực mua bán vật liệu xây dựng. Các thành viên
góp vốn dự định sẽ bầu ông Long làm Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty này. Họ dự
kiến 2 người bạn sẽ góp 30% vốn, 70% số vốn còn lại do ông Long góp. Tuy nhiên do có một
số vấn đề chưa sáng tỏ nên ông Long quyết định đến gặp anh (chị). Anh (chị) hãy giúp ông
Long giải đáp một vài điều còn phân vân như sau:
Câu hỏi 3 (1 diểm): Theo anh (chị) ông Long có thể mang số cổ phiếu cùa ông tại công ty
Thăng Long góp vốn vào công ty TNHH Bình Minh trong khi chưa hết nhiệm kỳ là ủy viên
HĐQT nhiệm kỳ thứ nhất của công ty Thăng Long được không? Tại sao?
Câu hỏi 4 (1 diểm): Theo anh (chị) nếu được mang toàn bộ cổ phiếu cùa mình tại công ty
Thăng Long để góp vốn thành lập công ty TNHH Bình Minh thì ông Long có thể vẫn giữ
nguyên tên mình là chù sở hữu cổ phiếu không? Tại sao?
Câu hỏi 5 (1 diểm): Anh (chị) hãy trình bày cho ông Long biết thủ tục thành lập công ty
TNHH Bình Minh theo qui định của pháp luật hiện hành. Tinh tiết bố sung
Sau một thời gian hoạt động, công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thăng Long quyết định
mở thêm 2 (hai) xưởng sản xuất để nâng cao công suất cùa nhà máy, đáp ứng nhu cầu thị
trường ngày càng mở rộng trong nước. Qua tìm hiểu thị trường, Giám đốc công ty Thăng
Long được biết công ty TNHH Sao sáng là một cơ sở sản xuất thép khá lớn đang muốn giải
thể vì làm ăn thua lỗ. Công ty TNHH Sao sáng có hai dãy nhà xưởng xây dựng trên 2000 (hai
nghìn) m2 đất tại Thái Bình củng với toàn bộ dây chuyền sản xuất thép xây dựng. Công ty
TNHH Sao sáng là đã được nhận Giấy Chứng nhận quyền sử dụng 2000 m2 đất này vào
tháng 10/2002. Tiền thuê quyền sử dụng đất công ty đã trà hết toàn bộ một lần cho UBND
tỉnh Thái Bình. Thành viên góp vốn của công ty Sao sáng là ông Nguyễn Văn Sâm và bà
Nguyễn Thị Lan. Sau khi làm việc với hai thành viên này Giám đốc công ty Thăng Long
quyết định công ty Thăng Long sẽ mua lại công ty TNHH Sao sáng để nâng cao công suất cho
nhà máy. Phương thức mua: công ty Thăng Long mua lại toàn bộ phần vốn góp của các thành
viên góp vốn trong công ty TNHH Sao sáng. Giám đốc công ty Thăng long đã đến gặp anh
(chị) để trình bày dự định này và đề nghị anh (chị) tiếp tục tư vấn cho họ thực hiện hợp đồng mua phần vốn góp này.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) hãy cho biết Hợp dồng mua bán nêu trên được điều chỉnh
bằng văn bản pháp luật nào?
Câu hỏi 7 (1 điểm): Theo anh (chị) Giảm dốc công ty Thăng Long cần lưu ỷ những vấn dề gì
trước khi mua lại toàn bộ phần vốn góp của các thành viên của công ty Sao Sáng
Câu hỏi 8 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy giúp công ty Thăng Long soạn thảo những điều khoản
cơ bản cùa hợp đồng mua lại phần vốn góp nêu trên
Câu hòi 9 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy trình bày cho Giám đốc công ty Thăng Long biết thù tục
mua lại phần vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH Sao sáng một cách nhanh nhất. Đáp án
Câu 1 (1 d): Bạn hãy cho biết theo các qui định hiện hành của pháp luật dự định của ông
Long về việc trớ thành Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thăng
Long có gặp trở ngại gì không?
Không có gi trớ ngại ngoài việc ông Long có năng lực thật sự đê điều hành công ty cồ phan hay không.
Câu 2 (1 d): Bạn hãy nêu các phương thức tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Bạn sẽ
lựa chọn phương thức tư vấn nào để tư vấn cho công ty Thăng Long theo nguyện vọng
của ông Long? Tại sao bạn lại chọn phương thức đó?
- Điều 57, 116 LDN quy định có 3 trường hợp:
- Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty;
- hoặc người không phai là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong
quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn
- Hoặc điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty
Tống Giám dốc của Công ty cồ phần có các điều kiện theo quy dịnh tại Điều 13 Nghị Định
139 hướng dần thi hành LDN. Theo đó, ngoài các điều kiện khác, cổ đông là cá nhân sở hữu ít
nhất 5% cổ phần phổ thông của công ty cổ phần có thể làm tổng giám đốc.
Câu 3 (1 d): Theo bạn
ông Long có thể mang số cổ phiếu cùa ông tại công ty Thăng Long
góp vốn vào công ty TNHH Bình Minh trong khi chưa hết nhiệm kỳ là ủy viên HĐQT
nhiệm kỳ thứ nhất của công ty Thăng Long được không? Tại sao?
Được. Nếu điều lệ công ty không qui định vấn đề này.
Câu 4 (1 d): Theo bạn nếu được mang toàn bộ cổ phiếu cùa mình tại công ty Thăng
Long để góp vốn thành lập công ty TNHH Bình Minh thì ông Long có thể vẫn giữ
nguyên tên mình là chù sở hữu cổ phiếu không? Tại sao?
Trước tiên phài theo quy định tại Điều lệ của công ty. Nếu Điều lệ không quy định thì:
Muốn góp vốn bằng tài sản cổ phiếu (chỉ với các loại cổ phiếu được chuyển nhượng
theo Điểm d Khoản 1 Điều 77) , các thành viên công ty phải tiến hành định giá tài sản theo
quy định tại Điều 30 LDN, sau đó tiến hành chuyển quyền sờ hữu sang công ty theo quy định
tại Điểm c Khoàn 1 Điều 29 LDN.
Thủ tục làm Hợp đong chuyển nhượng từ cá nhân sang công ty với lý do góp vốn,
phài có sự xác nhận cua HDQT công ty.
Vì vậy, ông Long không thể giữ nguyên tên mình là chủ sở hữu cổ phiếu.
Câu 5 (1 d): Bạn hãy trình bày cho ông Long biết thủ tục thành lập công ty TNHH Bình
Minh theo qui định của pháp luật hiện hành.
- Biên bàn HĐ thành lập công ty. - Điều lệ công ty. - Danh sách góp vốn.
- Thông báo thành lập công ty TNHH. - HĐ thuê nhà nếu có.
Câu 6 (1 d): Bạn hãy cho biết họp dồng mua bán nêu trên đưọc điều chỉnh bằng văn bản pháp luật nào ?
- Luật Doanh nghiệp vì đây lả HĐ trong hoạt dộng thương mại giữa các thương nhân nhầm
mục đích sinh lời, là luật riêng điều chỉnh quan hệ hợp đồng Thương mại.
- Bộ Luật Dân sự 2005 lả nguồn luật chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng, nếu luật Thương
mại không có điều khoản điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
Câu 7 (1 d): Theo bạn, giám dốc công ty Thăng Long cần lưu ý những vấn dề gì trưóc
khi mua lại toàn bộ phần vốn góp của các thành viên công ty Sao Sáng.
- Nợ cùa công ty Sao Sáng.
- Thuê và các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
- Lương, bảo hiểm xã hội của nhân viên.
Câu 8 (1.5d): Bạn hãy giúp công ty Thăng Long soạn thào những diều khoản cơ bản
củaa hợp dồng mua lại phần vốn góp nêu trên.
- Chủ thể mua và bán phần vốn góp.
- Điều khoản về giá mua
- Phương thức, địa điểm, thời gian thanh toán - …
Câu 9 (1.5 d): Bạn hãy trình bày cho giám dốc công ty Thăng Long biết thủ tục mua lại
phần vốn góp của các thành viên trong công ty TNIIH Sao Sáng một cách nhanh nhất.
Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính, có các loại sau:
1/ Sáp nhập mua: Loại hình này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác. Việc mua
công ty được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số công cụ tài chính.
7/ Sáp nhập hợp nhất – Cả hai công ty dược hợp nhất dưới một pháp nhân mới và một thương
hiệu công ty mới được hình thành. Tài chính cùa hai công ty sẽ được hợp nhất trong công ty mới.
Khả thi và nhanh nhất lả trường hợp 1. Bên cạnh đó công ty Thăng Long phải có trách nhiệm
trả tiền thuê đất sau 50 năm nếu muốn tiếp tục kinh doanh. ---------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM
ĐỀ 49: LS.TVPL/HPTN-49/240
Do nhu cầu cần chuyển về khu trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc kinh doanh,
Công ty TNHH Sinh Thái (Cty Sinh Thái) đã thỏa thuận với Công ty TNHH kinh doanh địa
ốc Vạn Nhà (Cty Vạn Nhà) đổi trụ sở của Cty Sinh Thái tại huyện A, thành phố S lấy một
ngôi nhà thuộc sở hữu của Vạn Nhà nằm trên mặt tiền đường B, quận C, thành phố S. Trụ sở
chính của Cty Vạn Nhà cũng nằm trên con đường này. Cty Sinh Thái dự định sẽ xây lại ngôi
nhà này của Vạn Nhà thành nhà 05 dùng để kinh doanh, các tầng còn lại để cho nhân viên
Sinh Thái ở. Cty Vạn Nhà biết mục đích này của Sinh Thái. Ngày 08/08/X, đại diện Cty Sinh
Thái đến với bạn (là luật sư) và nhờ soạn giúp hợp đồng đổi nhà giữa hai công ty.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Theo bạn hợp đồng đổi nhà giữa Cty Sinh Thái và Cty Vạn Nhà
cần phải tuân thủ những yêu cầu về nội dung và hình thức của pháp luật?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Soạn hợp đồng trao đổi nhà, theo bạn nên đưa vào những điều
khoản gì? Những điều khoản gì bạn nghĩ nên đưa vào để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của Sinh Thái? Tình tiết bổ sung
Nhờ hợp đồng bạn soạn giúp và sau khi thỏa màn các yêu cầu về hinh thức (nếu có),
Cty Sinh Thái và Vạn Nhà đã tiến hành bàn giao nhà cho nhau vào ngày 01/1l/x. Cty Sinh
Thái đà đăng ký việc chuyển địa điểm kinh doanh với Sở Kế hoạch - Đầu tư. Xúc tiến kế
hoạch xây dựng cùa mình, Cty Sinh Thái đã nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng đến Sở Quy
hoạch – Kiến trúc thành phô. Tuy nhiên, hồ sơ xin cấp phép đã bị bác vì theo quy hoạch
chung của thành phố, khu phố B (nơi hiện tại thuộc Sinh Thái) chỉ được cấp phép xây dựng
tối đa là 03 tầng (1 trệt, hai lầu). Nghĩ rằng mục đích cùa mình không đạt được, Sinh Thái lại
nhờ đến bạn nhỡ tư vấn đề hùy bỏ hợp đồng trao đổi nhà. Trao đổi với đại diện Cty Vạn Nhả,
vị đại diện này nói với bạn rằng Vạn Nhà cùng hoàn toàn không biết gì về yêu câu quy hoạch này của thành phôs cả.
Câu hòi 3 (1 điểm): Theo bạn có giải pháp nào giúp Cty Sinh Thái hủy bỏ (hoặc vô
hiệu) hợp đồng này không? Vì sao? Tình tiết bổ sung
Ọua điều tra riêng. bạn biết rằng Vạn Nhà đã biết trước rằng ngôi nhà không thể xây
quá 03 tầng vì trước đây ngôi nhà này đã dự định bán cho đối tác khác nhưng đổi tác này sau
đó đã từ chòi Vạn Nhà vì lý do khu phố này không thể xây quá 03 tầng. Bạn nghĩ ràng mình
đã có cơ sở chắc chắn để hủy bò (hoặc vô hiệu) hợp đồng trao đổi nhà.
Câu hỏi 4 (1 diểm): Lý do (căn cứ pháp luật) này của hạn là gì? Tình tiết bổ sung
Điều đình để hùy bỏ hợp đồng trao đôi nhà với Cty Vạn Nhà không được. Cty Sinh
Thái hỏi bạn xem khả năng nhờ cơ quan xét xử để giải quyết tranh chấp. Bạn xem lại hợp
đồng trao đôi nhà giữa Cty Sinh Thái và Vạn Nhà thì thấy có điều khoản giải quyết tranh chấp
như sau: “Trong trường hợp giữa các bên có phát sinh tranh chấp, các bên sẽ thương lượng
với nhau. Nếu không thương lượng được sẽ nhờ Trung tâm trọng tài Công Bang tại thành phố
S phán xử theo Điều lệ của Trung tâm trung tâm trọng tài Công Bằng. Phán quyết cùa Trung
tâm trọng tài Công Bằng là chung thâm, có giá trị ràng buộc giữa các bên.” Đây là điều khoản
mà Vạn Nhà yêu cầu đưa vảo khi soạn hợp đồng. Tim hiểu trên thực tế thì bạn thấy rằng thực
sự tại thành phô S có một trung tâm trọng tài tên là Công Bằng.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Trong những cơ quan xét xử dưới đây. hạn nghĩ rằng cơ quan nào có
thẩm quyền giải quyết vụ án:
1) Trung tâm trọng tài Công Bằng
2) Tòa án ND Huyện A, TP. S nơi Cty Sinh Thái trước đây có trụ sớ.
3) Tòa án ND Quận C, TP. S nơi đóng trụ sở của Cty Vạn Nhà
4) Tòa án ND thành phố S
Câu hỏi 6 (1 diểm): Căn cứ nào đế bạn lựa chọn cơ quan xét xử trên?
Câu hỏi 7 (1 diểm): Giải thích vì sao bạn không chọn các cơ quan xét xứ khác ngoài cơ quan
xét xử bạn đã chọn tại Câu hỏi 5 trên? Tình tiết bổ sung
Cty Sinh Thái quyết định khởi kiện yêu cẩu cơ quan xét xử hủy bỏ (hoặc vô hiệu) hợp
đồng. Ngày 15/12/X cơ quan xét xử đã quyết định thụ lý vụ án sau khi Sinh Thái nộp tạm ứng
án phí. Hai ngày sau cơ quan xét xử thông báo việc thụ lý cho Cty Vạn Nhà. Cty Vạn Nhà
liên lạc với Cty Sinh Thái đồng ý hủy bỏ hợp đồng trao đổi nhà giữa hai bên.
Câu hỏi 8 (1 diểm): Tại thời điếm này các bên có thể tự giải quyết tranh chấp nữa hay không? Vì sao? Tình tiết bổ sung
Tuy nhiên Vạn Nhà chỉ đồng ý hủy bỏ hợp đồng nếu Sinh Thái bồi thường thiệt hại
cho minh. Thiệt hại mà Vạn Nhà liệt kê ra bao gồm:
1) Thiệt hại về sự xáo trên trong hoạt động kinh doanh của Vạn Nhà, tương đương
50.000.000 (năm mươi triệu) Đồng;
2) Thiệt hại về cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ (vì nhà bị trao đi, trả lại), tương đương
50.000.000 (năm mươi triệu) Đồng;
3) Thiệt hại về chi phí nâng cấp, sửa chữa ngôi nhà tại Huyện A của Cty Sinh Thái
trước đây 200.000.000 (hai trăm triệu) Đồng;
4) Thiệt hại về tỉnh thần do căng thẳng, bực tức, không thể tập trung vào công việc
khác của nhân viên Cty Vạn Nhà, tương đương 50.000.000 (năm mươi triệu)
Câu hỏi 9 (1,5 điểm): Đại diện của Cty Sinh Thái đến hỏi bạn xem có nên chấp nhận
yêu cầu bồi thường thiệt hại của Vạn Nhà hay không? Nêu có thì đền mức độ nào và vì sao? Nếu không thì vì sao? Đáp án
Câu hỏi 1 (1 đ): Theo bạn hợp đồng đổi nhà giữa Cty Sinh Thái và Cty Vạn Nhà cần
phải tuân thủ những yêu cầu về nội dung và hình thức của pháp luật?
Ð.463, 464, 428-437, 439-448 BLDS.
Câu hỏi 2 (1 đ): Soạn hợp đồng trao đổi nhà, theo bạn nên đưa vào những điều khoản
gì? Những điều khoản gì bạn nghĩ nên đưa vào để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi của Sinh Thái? -
Điều khoản về cấp phép xây dựng và quy hoạch kiến trúc. -
Điều khoản về môi trường đầu tư kinh doanh.
Câu hòi 3 (1 đ): Theo bạn có giải pháp nào giúp Cty Sinh Thái hủy bỏ (hoặc vô hiệu)
hợp đồng này không? Vì sao?
CM công ty Vạn Nhà vi phạm Đ.4, 14, 14 của HĐ.
Câu hỏi 4 (1 d): LÝ do (căn cứ pháp luật) này của hạn là gì? -
Có cơ sở về việc Vạn Nhà vi phạm HĐ. -
Vi phạm Đ.132 BLDS: Lừa dối nên vô hiệu.
Câu hỏi 5 (1 đ): Trong những cơ quan xét xử dưới đây. hạn nghĩ rằng cơ quan nào có
thẩm quyền giải quyết vụ án:
1) Trung tâm trọng tài Công Bằng
Câu hỏi 6 (1 d): Căn cứ nào đế bạn lựa chọn cơ quan xét xử trên?
Được thỏa thuận, tên chính xác (Đ.5 PLTT).
Câu hỏi 7 (1 d): Giải thích vì sao bạn không chọn các cơ quan xét xứ khác ngoài cơ quan
xét xử bạn đã chọn tại Câu hỏi 5 trên? -
Không thuộc thẩm quyền của Tòa án. -
Nói ưu điểm xét xử của trọng tài:
a) Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
b) Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
c) Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều
kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết
tranh chấp HĐ nhanh chóng, chính xác.
d) Ngyên tác trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ cá bí quyết kinhd
oanh, giữ được uy tín của các bên trên thương trường.
e) Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các
tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
f) Quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm. Ngoài ra, trong trọng tài các bên được tự
do chỉ định trọng tài viên của riêng mình và tự do thỏa thuận về các trình tự, thủ tục
giải quyết vụ tranh chấp như ngôn ngữ trọng tài, địa điểm trọng tài, luật áp dụng v.v…
Câu hỏi 8 (1 đ): Tại thời điếm này các bên có thể tự giải quyết tranh chấp nữa hay không? Vì sao? -
Được, cho dù hồ sơ đã được trung tâm TT thụ lý (Đ. 37, K.1 PL Trọng tài Thương mại).
Câu hỏi 9 (1,5 đ): Đại diện của Cty Sinh Thái đến hỏi bạn xem có nên chấp nhận yêu cầu
bồi thường thiệt hại của Vạn Nhà hay không? Nêu có thì đền mức độ nào và vì sao? Nếu không thì vì sao? -
Nên chấp nhận yêu cầu BTTH của Vạn Nhà. -
Mức độ: Bằng phần thiệt hại thực tế phát sinh do HĐ không thực hiện được. -----------------------------
ĐỀ THI LUẬT SƯ TẬP SỰ KDTM
ĐỀ 48: LS.TVPL/HPTN-48/240
Công ty ABC (sau đây gọi là ABC) là một công ty trách nhiệm hữu hạn được thảnh lập tại
Anh, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất đồ gỗ cao cấp. Tháng 7/X-1, khi
tìm hiểu thị trường Việt Nam, ABC đã tìm được hai đối tác Việt Nam là Cõng ty TNHH Sơn
Thủy và Công ty TNHH Hữu Tình. Các bên đồng ý sẽ thành lập một liên doanh hoạt động về
thiết kế và sản xuất dồ gỗ cao cấp. Cuối tháng 7 năm X-l, đại diện của các bên đã đến văn
phòng luật sư của anh (chị) xin được tư vấn. Họ cho biết vốn đầu tư ban đầu dự định là
khoảng 1.000.000 USD, trong đó phần vốn góp của ABC tối thiểu là 51%, nơi dự định đặt trụ
sở là tại thành phố Hồ Chí Minh. Các bên băn khoăn không biết theo luật Việt Nam hiện
hành, họ có thể lựa chọn những mô hình liên doanh nào.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) hãy cho khách hàng biết họ cỏ thể thành lập những mô hình
liên doanh nào? Nẻu vắn tắt những đặc trưng pháp lý căn bản của từng mô hình liên doanh đó Tình tiết bổsung
Sau khi nghe anh (chị) phân tích, khách hàng muốn thảnh lập công ty cổ phần lấy tên lả Gỗ
Việt với điều kiện nều một cổ đông muốn chuyển nhượng cồ phần thì chỉ được phép chuyển
nhượng cho các cổ đông còn lại mả không được chuyển nhượng cho người ngoài. Khi được
hỏi tại sao lại muốn thành lập công ty cổ phần với điều kiện lạ như vậy thì khách hảng cho
biết, họ không muốn có người ngoài tham gia vào công ty, nhưng họ cùng vẫn muốn thảnh
lập công ty cổ phần nhằm tạo hình ảnh “bề thế” trên thưong trường thế giới.
Câu hỏi 2 (0,5 điểm): Theo anh (chị), liệu khách hàng có thể thành lập được công ty cồ phần
với diều kiện nêu trên khỏng?
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) có cách nào soạn thảo điều kiện chuyển nhượng vốn trong
thỏa thuận góp vốn nhằm giúp khách hàng dạt được mong muốn của mình?
Câu hói 4 (1 điểm): Hãy tư vấn sơ bộ cho khách hàng về thủ tục thành lập công ty Gỗ Việt
Cuối cùng, anh (chị) đã giúp khách hàng thành lập công ty Gỗ Việt (sau đây gọi tắt là
Gỗ Việt). Khi vào hoạt động một thời gian, Gỗ Việt đã mở chi nhánh tại Hà Nội. Đầu tháng
9/X-l, Gỗ Việt đã ký họp đồng thuê trụ sở (gồm 5 phòng làm việc, khu vệ sinh, với tổng diện
tích 200m2). thời hạn thuê là 2 năm với Công ty kinh doanh bất động sản Thái Bình Dương
(sau đây gọi lả Thái Bình Dương). Trong hợp đồng thuê trụ sở có các điều khoản sau đây;
« 1.1. Giá thuê là 10 USD/m2, được thanh toán vảo ngày 5 hàng tháng bằng hình thức
chuyển khoản hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt.
Bên Thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền đặt cọc tương đương với 3 tháng tiền thuê nhà
để đảm bào cho các nghĩa vụ của hợp đồng vảo thời điếm hợp đồng được ký kết. 4.13
Hợp đồng này được điều chỉnh và giải thích theo luật pháp Việt Nam. nếu luật
pháp Việt nam không điều chỉnh một vấn đề nào đó thì luật Singapore sẽ điều chỉnh. 4.14
Bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn hoặc khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên quan
đến hợp đồng này hoặc việc vi phạm, chẩm dứt hoặc không có giá trị của Hợp đồng nãy sẽ
được trọng tài giải quyết theo các qui tắc của Trung Tâm Trọng Tài Quốc Te Singapore
(“SIAC”). Người có quyền chi định sẽ là Chủ tich của SIAC. Số lượng trọng tài viên sẽ là một
(1) người. Quyết định của trọng tài sẽ là cuối cùng vả ràng buộc. Bên thuê sẽ phải thanh toán
phí và chi phí cho luật sư của Bên cho thuê trong trường hợp Bên thuê được xác định là đã vi
phạm các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này».
Câu hỏi 5 (2 điểm): Anh (chị) hãy hình luận các Điều 1,1, 4.13 và 4.14 của hợp đồng thuê nhà nói trên Tình tiết bồ sung
Hoạt động được hơn 5 tháng, nhận thấy vị tri thuê không thuận lợi như mong muốn
ban đầu. nên Gỗ Việt buộc phải nghĩ đến việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đầu tháng
2/X, Gỗ Việt đã thông báo cho Thái Bình Dương về việc chẩm dirt hợp đồng vả chấp nhận
mất 3 tháng tiền đặt cọc. Tuy nhiên. Thái Bình Dương đã có văn bản trả lởi trong đó nhấn
mạnh nếu chấm dứt hợp đồng trước tthời hạn thì Gỗ Việt phải chịu trách nhiệm bồi thường
toàn bộ tiền thuê cho các tháng thuê còn lại (tương đương với 18 tháng) vì hợp đồng có điều khoản sau: Điều 2.
Không ảnh hưởng đến các quyền của Bên cho thuê theo các Điều khoản quy
định trong Hợp đồng này. Bên thuê sẽ phải bồi thường hoặc bồi hoàn Bên cho thuê toàn bộ
những mất mát và thiệt hại khác mả Bên cho thuê phải chịu do Bên thuê vi phạm hoặc không
tuân thủ bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng này và/ hoặc do Bên thuê vẫn chiếm dụng
Khu vực thuê sau khi Thời hạn thuê hết hạn theo hợp đồng này ».
Ngày 7/2/X. đại diện của Gỗ Việt đã đến văn phòng anh (chị) xin được tư vấn.
Câu hỏi 6 (1.5 điểm): Theo anh (chị), khi trong hợp đồng có điều khoản đặt cọc. liệu
Thái Bình Dương có quyền đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được không?
Giả sử không có điều khoản dặt cọc, thiệt hại phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng
thuê nhà trước thời hạn trong trường hợp này sẽ được tính như thế nào? Tình tiết bổ sung
Khi được hỏi, khách hàng đã cung cấp tất các các chứng từ chuyển tiền đặt cọc và tiền
thuê hàng tháng. Qua đó, anh (chị) nhận thấy việc thanh toán đều được thực hiện bằng hình
thức chuyển khoản và Ngân hàng đã thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) có cho rằng hợp đồng thuê nhà vô hiệu vì điều khoản
giá thuê nêu đồng tiền thanh toán là đồng đô-la không ? Hãy giải thích quan diêm của mình Tình tiết bổ sung
Được biết, vào thời điểm nảy, thị trường cho thuê văn phòng ở Hà Nội đang rất
“nóng”, Thái Bình Dương không quá khó khăn khi tìm người thuê khác
Câu hỏi 8 (2 điểm): Trên cơ sở đánh giá tất củ các tình tiết của vụ việc, anh (chị) hãy
giúp khách hàng viết thư trá lởi Thái Bình Dương nhằm thuyết phục họ dồng ý chấm dứt hựp
đồng trước thời hạn và chắp nhận mức bồi thường 3 tháng liền đặt cọc ĐÁP ÁN
Câu 1 (1 đ): Anh (chị) hãy cho khách hàng biết họ có thể (thành lập những mô
hình liên doanh nào ? Nêu vắn tắt những đặc trưng pháp lý căn bản của từng mô hình liên doanh dó.
Câu 2 (0.5 đ): Theo anh (chị), liệu khách hàng có thể thành lập dược công ty cổ
phần với điều kiện nêu trên không ? Được
Câu 3 (1 d): Anh (chị) có cách nào soạn thảo điều kiện chuyển nhượng vốn trong
thỏa thuận góp vốn nhằm giúp khách hàng đạt dược mong muốn của mình?
Điều…: Chào bán vả chuyển nhượng cổ phần Hội đồng quản trị quyết định thời điểm,
phưong thức vả giá chảo bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chảo bán. Giá chào bán cổ
phần không dược thấp hon giá thị trường tại thời điếm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ
sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, với những diều kiện sau đây:
a) Cố phần chào bán phải được bán trong nội bộ các cổ đông còn lại của công ty;
b) Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỳ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty:
c) Các trường họp khác vả mức chiết khấu (nếu có) trong các trưởng họp mua bán do
Điều lệ công ty quy định.
Câu 4 (1 đ): liãy tư vấn sơ bộ cho khách hàng về thủ tục thành lập công ty Gỗ Việt. -
Biên bản về việc họp các cổ đông trước thành lập; -
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; -
Soạn thảo Điều lệ Công ty; -
Soạn thảo danh sách cổ đông; - Giấy ủy quyền; -
Biên bản họp công ty về việc góp vốn của từng cổ đông; -
Giấy chứng nhận góp vốn cho từng cổ đông; -
Biên bản và Quyết định bổ nhiệm giám đốc; -
Biên bản và Quyết định bổ nhiệ Kế toán trưởng; - Sổ đăng ký cổ đông.
Câu 5 (2 đ): Anh (chị) hãy bình luận các điều 1.1, 4.13 và 4.14 của hợp đồng thuê nhà nói trên.
Đ.1.1: Giá thuê tính bằng tiền Việt thì phù hợp.
Đ.4.13: Luật Singapore được áp dụng nếu 2 nước có ký kết tương trợ tư pháp. Tuy nhiên,
trong trường này không phù hợp. Ví dụ: Đối với vấn đè về nhà đất.
Đ.4.14: Ọuvết định của trọng tài lả do ý chí của 2 bên. Nhưng trong trưởng hợp này có liên
quan vấn đề về nhà, đất thì chưa phù hợp.
Câu 6 (1.5 đ): Theo anh (chị), khi trong hợp dồng có điều khoản dặt cọc, liệu Thái Bình
Dương có quvền đòi bồi thưòng thiệt hại do vi phạm họp đồng dược không ?
Giả sử không có diều khoản đặt cọc, thiệt hại phát sinh từ việc chấm dứt họp dồng thuê
nhà trước thời hạn trong trường họp này sẽ được tính như thế nào ?
Nếu không có tiền đặt cọc thì Gỗ Việt phải bồi thường do VPHĐ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ
phân đặt cọc này là khoản bồi thường của Gỗ Việt.
Câu 7 (1 đ): Anh (chị) có cho rằng họp dồng thuê nhà vô hiệu vì diều khoản giá thuê nên
dồng tiền thanh toán là đồng dô la không ? Hãy giải thích quan điểm của mình.
Hợp đồng chưa hẳn là vô hiệu do điều khoản tiền thuê lả đồng đô la. Vì đây không phải là
phần chính của nội dung HĐ.
Câu 8 (2 đ): Trên cơ sở đánh giá tất cả các tình tiết của vụ việc, anh (chị) hãy giúp khách
hàng viết thư trả lời Thái Bình Dương nhằm thuyết phục họ đồng ý chấm dứt hợp dồng
trước thời hạn và chấp nhận mức bồi thường 3 tháng tiền dặt cọc ?
Trích Ý KIẾN TƯ VẤN CỦẠ LUẬT SƯ NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Với tư cách là Luật sư tư vấn cho Công ty ABC. Chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng đến sự
tin tưởng vả hợp tảc của Quý Công ty
Trên cơ sở buổi gặp gỡ trao đổi vả những giấy tờ, tài liệu có được, xin đưa ra một vài qua
điểm nhìn nhận vấn đề như sau:
Trưóc hết, Chúng tôi cũng rất tiếc khi không thể tiếp tục hợp tác cùng Qúy Công ty: thấy
được vấn đề không thực hiện Hợp đồng của chúng tôi sẽ ảnh hưởng đến phần nào đó họat
động kinh doanh bình thường của Quý công ty, vì vậy trên cơ sở pháp luật cũng như thiện chí
của chúng tôi nên chúng tôi đã thực hiện việc thông báo trước đồng thời chấp nhận mức bồi
thường là 3 tháng tiền đặc cọc.
Nhưng việc Quý công ty viện dẫn Điều 2 của Hợp đồng yêu cầu chúng tôi bồi thưững hoặc
bồi hoàn toàn bộ những mất mát và thiệt hại khác do việc không tuân thủ bất kỳ điều khoản
khác của HĐ là không chính xác vì những lý do sau: để phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại bên Quý công ty phải chứng minh việc chấm dứt Họp đồng của chúng tôi lả gây ra thiệt
hại cho Quý công ty đồng thời việc những thiệt hại phát sinh do việc không tiếp tục thực hiện
hợp đồng của chủng tỏi phài là những thiệt hại trực tiếp phát sinh từ hành động đơn phương
chấm dứt hợp đồng của chúng tôi
Nhưng việc dừng Họp đồng trước thời hạn của Chúng tôi chưa gây ra bất kỳ thiệt hại
đáng kể cho phía Công ly và chúng tôi đã chấp nhận bồi thường 3 tháng tiền đặt cọc để thấy
được thiện chí từ phía Chúng tôi là để bù đắp phần nào cho Quý công ty đồng thời không làm
ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh của quý công ty trong thời gian tìm đối tác khác. Bên cạnh
đó, hiện nay thị trưởng cho thuê mặt bằng hiện nay đang rất “nóng”, việc dừng Họp đồng của
chúng tôi sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến hoat động kinh doanh bình thường của Quý công
ty và cũng sẽ không quá khó khăn để có thể tiếp một đối tác khác cho hợp đồng mới của Quý
công ty, và điều này sẽ rất có lợi cho phía Quý công ty tại thời điểm này.
Đồng thời, để không làm tốn thời gian cũng như uy tín và hiệu quà hoạt động kinh doanh của
Qúy Công ty. Vì vậy, cả hai phía chúng ta nên cố gắng tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề trên
để tránh phải mang vấn đề giải quyết tại cơ quan pháp luật.
Chúng tôi xin trích dẫn điều luật đế chứng minh cho quan điểm mà chúng tôi đã nêu ỡ trên.
“Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”