Đề tài: Cách mạng xã hội chủ nghĩa và những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội miền bắc 1954-1975 | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Đề tài: Cách mạng xã hội chủ nghĩa và những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội miền bắc 1954-1975 được sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHỮNG
THÀNH QUẢ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
1954 - 1975
Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Mộng Nghi
Sinh viên thực hiện: Trịnh Vũ Hồng Quân
Lớp: DH21QG
Chuyên ngành: Logistics và quản lí chuỗi cung ứng
MVSV: 21031245
I
Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2023
II
Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã đưa
môn học lịch sử Đảng vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên bộ môn cô Ths.Huỳnh Mộng Nghi đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp
học Kỹ năng giao tiếp của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần
học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn lịch sử Đảng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo
cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn
kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã
cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy/cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
3
Lời mở đầu
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là một chuỗi sự kiện lịch sử, mà còn là hành
trình kiến tạo, chiến đấu, và lập nên những giá trị vô song. Trải qua những giai đoạn đầy
thách thức và khó khăn, Đảng đã trở thành động lực chủ đạo, là nhân tố quyết định trong
việc hình thành, phát triển và bảo vệ nền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, nhưng dấu ấn
của nó trải dài từ những năm đầu thế kỷ XX. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng
là câu chuyện về sự hy sinh, khát vọng tự do và tình yêu quê hương. Từ những bước chập
chững đầu tiên trên đất nước, Đảng đã nhanh chóng trở thành tấm gương lãnh đạo uyên
bác, luôn đồng lòng với nhân dân và tận tâm với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng.
Không chỉ đứng đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, Đảng Cộng
sản Việt Nam còn chứng minh tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển sự đoàn kết
nội bộ. Bằng tư duy sáng tạo, những kiến thức đặc sắc, Đảng đã không chỉ khẳng định
đẳng cấp mình trong lịch sử Việt Nam mà còn đưa ra những giải pháp đúng đắn và chiến
lược chiến thắng để bảo vệ đất nước, xây dựng cộng đồng cùng sự thịnh vượng.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu về lịch sử Đảng Việt Nam (1954-
1975) kết hợp nghiên cứu lịch sử và phân tích tư liệu. Sử dụng nguồn tư liệu chính thức,
như báo cáo và hồ sơ chính trị, cùng với phương pháp phân tích nội dung. Thực hiện
phỏng vấn nhân chứng sống để bổ sung thông tin chưa được ghi chép và đảm bảo tính
thống nhất.
Việc chọn đề tài không chỉ là sự chọn lựa chủ đề nghiên cứu mà còn là sự chấp nhận
trách nhiệm lớn đối với lịch sử và vai trò của Đảng trong quá khứ, hiện tại và tương lai
của quốc gia. Việc nghiên cứu về Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ hội để hiểu sâu hơn về
cách mà tổ chức này đã đóng góp vào sự phát triển và độc lập của Việt Nam. Đây không
chỉ là một đề tài lịch sử mà còn là một bước đi để tìm hiểu về những giá trị, tư tưởng, và
triết lý mà Đảng đem lại cho xã hội. Ngoài ra, chọn đề tài này cũng xuất phát từ mong
muốn đóng góp vào việc lan tỏa hiểu biết chính xác và toàn diện về lịch sử Việt Nam, đặc
biệt là vai trò quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cá
4
Mục Lục
1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC (1954 - 1975)...........................5
1.1 Tổ chức đứng ra lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.............................5
1.3 Cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa (1958 - 1960).....................7
5
1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC (1954 - 1975)
1.1 Tổ chức đứng ra lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm của dân tộc ta là sự kiện
có tầm quan trọng quốc tế to lớn ở thế kỉ XX và tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi vĩ đại
này làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng
của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở đầu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ
nghĩa thực dân mới, góp phần tăng cường lực lượng của các nước xã hội chủ nghĩa,
phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình thế giới.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị
của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Bắc, mặc
dù Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, nên
đến ngày 10/10/1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày 16/5/1955,
toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Miền Bắc khẩn trương
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ
còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7/1954, trải qua
nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị, chủ trương chiến lược
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành, trong đó
có chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là
hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và
phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng
cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường
sau chín năm chiến tranh.
1.2 Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
a) Hoàn thành cải cách ruộng đất
Do thực tế ở miền Bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông,
mở rộng mặt trận thống nhất. Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương ra nghị quyết:
6
“Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”.
Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất, miền Bắc đã tịch
thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông
cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở
thành hiện thực.
Tuy nhiên việc cải cách cũng phạm một số sai lầm như đấu tố tràn lan cả những
địa chủ kháng chiến có công với cách mạng. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng
viên thành địa chủ. Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957
nên hậu quả sai lầm được hạn chế và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to
lớn, khối công nông liên minh được củng cố.
b) Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa I: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh
và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục kinh tế và phát
triển kinh tế - văn hóa”.
+ Nông nghiệp: Khẩn hoang, tăng vụ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ;
xây dựng công trình thủy nông mới, mở rộng diện tích tưới và tiêu nước. Năm 1957,
sản lượng lương thực đạt trên 4 triệu tấn, nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được
giải quyết.
+ Công nghiệp: Khôi phục, mở rộng và xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp mới.
Cuối năm 1957, có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do nhà nước quản lý.
+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Nhanh chóng khôi phục, đảm bảo cung cấp
các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân; giải quyết việc làm cho người lao động; ngoại
thương tập trung trong tay nhà nước. Đến năm 1957, miền Bắc mua bán với 27 nước.
+ Giao thông vận tải: Khôi phục 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng
nghìn km đường ô tô, xây dựng bến cảng, đường hàng không dân dụng quốc tế…
+ Văn hóa, giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm; xây
dựng trường đại học; hơn 1 triệu người được xóa mù chữ.
+ Y tế: Quan tâm xây dựng nếp sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh được thực hiện ở
khắp mọi nơi.
7
Ngoài ra nhà nước còn nhiều chủ trương củng cố chính quyền dân chủ nhân dân;
tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất và
quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
1.3 Cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa (1958 - 1960)
Từ ngày 16 đến ngày 29/4/1958, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá I đã thông qua kế
hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế quốc dân (1958 - 1960).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11/1958) và lần thứ 16 (tháng 4/1959) của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đẩy mạnh cuộc Cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc. Hội nghị đã xác định phải cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ
công và buôn bán nhỏ, tư bản tư doanh, khuyến khích chuyển sở hữu cá thể về tư
liệu sản xuất thành sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập
thể. Mục tiêu: xây dựng, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh
thống nhất nước nhà.
Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua
Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, xác định hình thức và bước đi của hợp
tác xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa => Hợp tác hóa phải đi đôi với thủy lợi hóa
và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể
Hội nghị chỉ rõ ba nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng
hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Về vấn đề cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh, Hội nghị chủ trương cải tạo hòa bình đối với giai cấp
tư sản.
Từ ngày 20 đến ngày 27/5/1959, đã diễn ra kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá I. Quốc
hội đã nghe trình bày và thảo luận báo cáo của ông Trường Chinh “Kiên quyết đưa
nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hoá nông nghiệp tiến lên chủ
nghĩa xã hội”.
Quốc hội nhận định đó là khâu chính trong toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và nhất trí tán thành những quy định về mục đích, yêu cầu, đường
lối giai cấp, phương châm, nguyên tắc, những chính sách cụ thể nêu lên trong báo cáo.
Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới
8
(1959).
Hiến pháp mới chính thức xác định miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Hiến pháp mới là cương lĩnh chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng và xây
dựng đời sống mới của nhân dân Việt Nam. Hiến pháp đã dành cả chương VI với tiêu
đề “Hội đồng Chính phủ” để quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
Ý nghĩa: Kết quả của ba năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ
nghĩa (1958 - 1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã
hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và
trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng
Việt Nam.
1.4 Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 (1961 - 1965)
Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1961 - 1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
xây dựng một bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội; cải thiện đời sống nhân dân;
bảo đảm an ninh quốc phòng, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua được triển khai sôi nổi ở các ngành,
các giới và các địa phương. Trong nông nghiệp có phong trào thi đua theo gương của
Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình), trong công nghiệp có phong trào thi đua với Nhà
máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), trong tiểu thủ công nghiệp có phong trào thi đua
với Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hóa), trong ngành giáo dục có
phong trào thi đua học tập Trường cấp II Bắc Lý (Hà Nam), trong quân đội có phong
trào thi đua “Ba nhất”, v.v...
Đặc biệt, phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào
miền Nam ruột thịt” theo Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt
tháng 3/1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam, đã làm tăng thêm
9
không khí phấn khởi, hăng hái vươn lên hoàn thành Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước XHCN, từ năm 1961 đến 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
dành cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản
lượng công nghiệp nặng 1965 tăng ba lần so với năm 1960. Trong những nam 1961 –
1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng. Một số nhà máy cơ khí, điện được xây
dựng hoặc mở rộng: nhà máy cơ khí Hà Nội, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu Bạch Đằng,
điện Uông Bí, gang thép Thái Nguyên… Các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình
(Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm, sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt
8 – 3, dệt kim Đông Xuân… đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh và quốc
phòng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công
nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp
nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu
cho nhân dân.
Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm
1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy nông phát
triển, nhiều công trình mới được xây dựng, tiêu biểu như công trình Bắc – Hưng – Hải.
Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 héc ta gieo trồng.
Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh
được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường
sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế
thuận lợi hơn trước.
Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Năm học 1964 –
1965, miền Bắc có hơn 9000 trường cấp I, cấp II và cấp III với tổng số trên 2,6 triệu
học sinh. Hệ đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường, tăng gấp hai lần so với
10
năm học 1960 – 1961.
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư và phát triển, khoảng 6.000 cơ sở
ý tế được xây dựng.
Về quân sự, quốc phòng, trong giai đoạn 1961 -1965 Đảng và Nhà nước ta đã
tập trung cho việc xây dựng quân đội chính qui hiện đại theo kế hoạch quân sự lần hai
để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc
tế. Lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh không ngừng cả về chất lượng và số
lượng.
Kế hoạch này mới thực hiện được hơn bốn năm (tính đến ngày 5/8/1964) thì
được chuyển hướng do phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc
Mỹ.
1.5 Chuyển hướng xây dựng kinh tế (1965-1968)
Tháng 2/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt
Nam phát động trong đoàn viên và thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “3 sẵn
sàng” của thanh niên Thủ đô Hà Nội khởi đầu từ ngày 9/8/1964. Nội dung phong trào
“3 sẵn sàng” là:
+ Sẵn sàng chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng vào bộ đội.
+ Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình
huống nào.
+ Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
Tính đến cuối tháng 5/1965, trên toàn miền Bắc đã có hơn 2 triệu 50 vạn nam nữ
thanh niên ghi tên tình nguyện “3 sẵn sàng”.
Tiếp đó, ngày 19/3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát
động cuộc vận động “3 đảm nhiệm” (sau đổi là “3 đảm đang”) trong giới phụ nữ. Nội
dung phong trào “3 đảm đang” là:
+ Đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế cho chồng con, anh em đi chiến đấu.
+ Đảm nhiệm gia đình cho chồng con, anh em yên tâm chiến đấu, khuyến khích
chồng con, anh em tòng quân và phục vụ lâu dài trong quân đội.
+ Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, tập luyện quân sự để
11
sẵn sàng chiến đấu, phục vụ bộ đội, công an, dân quân tự vệ khi chiến đấu.
Phong trào này đã được phụ nữ toàn miền Bắc nhiệt liệt hưởng ứng. Tính đến
cuối tháng 5/1965, đã có trên 1 triệu 70 vạn phụ nữ ghi tên phấn đấu đạt danh hiệu
“phụ nữ 3 đảm đang”.
Từ ngày 25-27/3/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội
nghị lần thứ 11 (đặc biệt) về tình hình và nhiệm vụ cấp bách.
Hội nghị nhận định: Tình hình một nửa nước có chiến tranh, một nửa nước có
hoà bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác
nhau ở mỗi miền; trong cuộc chiến tranh cách mạng yêu nước của nhân dân cả nước
chống đế quốc Mỹ, miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn,
những nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện
cho tiền tuyến miền Nam... Hướng tích cực nhất để làm thất bại âm mưu của địch là
tập trung lực lượng của cả nước để đánh bại hoàn toàn địch ở miền Nam.
Hội nghị còn đề ra nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc là phải kịp thời chuyển hướng
về tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc
phòng cho phù hợp với tình hình mới.
Tháng 10/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Tiếp tục một bước
mới cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất
nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng, trung du” và Chỉ thị: “Về cuộc vận động cải tiến
quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện,
mạnh mẽ, vững chắc ở miền núi”.
Ngày 11/10/1965, ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn các việc sau:
- Tách Bộ Giáo dục thành 2 Bộ: Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp;
- Tách ủy ban khoa học Nhà nước thành 2 cơ quan: ủy ban Khoa học và kỹ thuật
Nhà nước và Viện Khoa học xã hội (sau đổi lại là ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam);
- Thành lập Tổng cục Thông tin trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Ngày 17/6/1966, Bộ Văn hoá phối hợp với Tổng Công đoàn Việt Nam, Trung
ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
12
Nam, Bộ Giáo dục, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động phong
trào “Cất cao tiếng hát sản xuất, chiến đấu chống Mỹ, cứu nước”. Phong trào này được
phát động trong hai năm1966-1967. Mặc dù bị đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân
đánh phá ác liệt, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa đẩy mạnh các
hoạt động văn nghệ, thực hiện “Tiếng hát át tiếng bom”.
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt miền Bắc vẫn vững vàng, vừa sản xuất vừa
chiến đấu và vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Khẩu hiệu
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trở thành quyết tâm,
hành động của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi địa phương khắp nơi trên miền Bắc.
Cả miền Bắc hành động theo tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một người”, ngày đêm dồn sức tăng viện cho miền Nam đánh Mỹ. Thời kỳ này, quá
nửa lực lượng và gần 80% vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật sử dụng ở chiến
trường miền Nam là do Đảng, Chính phủ động viên từ miền Bắc đưa vào. Từ năm
1965 đến năm 1968, đã có 888.641 thanh niên miền Bắc gia nhập lực lượng vũ trang,
trong đó có trên 336.900 người hành quân vượt núi băng rừng, vào miền Nam chiến
đấu. Riêng năm 1968, miền Bắc động viên 311.749 thanh niên vào bộ đội; bổ sung cho
chiến trường miền Nam 141.081 người.
1.6 Khôi phục và phát triển kinh tế (1969-1975)
Ngày 1/5/1969, khi nói về bản Điều lệ tóm tắt của Hợp tác xã nông nghiệp, Chủ
tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: Điều lệ này của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp rất quan
trọng. Nó nhằm bảo đảm thật sự quyền làm chủ tập thể của các xã viên. Phải thực hiện
tốt Điều lệ để Hợp tác xã càng thêm vững mạnh, nông thôn ngày càng đoàn kết, sản
xuất càng phát triển
Đầu tháng 12/1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn việc: chia Bộ
Công nghiệp nặng thành: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Hoá
chất. Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm. Thành lập Bộ Vật tư. Thành lập Ủy ban
Thanh tra của Chính phủ.
Tháng 1/1970, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá III)
chỉ rõ: Đối với miền Bắc, sau khi Mỹ ngừng oanh tạc, cần tiếp tục xây dựng chủ nghĩa
13
xã hội, có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền
tuyến lớn và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt đánh bại mọi âm mưu
khiêu khích vũ trang hoặc mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai; ra
sức làm nhiệm vụ quốc tế chi viện cho cách mạng Lào, chuẩn bị phối hợp chặt chẽ với
quân và dân Lào để đối phó với khả năng xấu nhất khi địch mở rộng chiến tranh ra
Lào và Campuchia, trước thế bị động, thế thua của chúng ở miền Nam.
Trung ương Đảng đã chủ trương phát động ba cuộc vận động lớn trên toàn miền
Bắc. Đó là: Cuộc vận động lao động sản xuất động viên mọi lực lượng lao động sản
xuất của toàn xã hội, bảo đảm mọi người làm việc và lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả, nhằm tạo nhanh sản phẩm xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế,
cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Cuộc vận động phát huy dân chủ, tăng cường
chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc; Cuộc vận động nâng cao chất
lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh.
Năm 1970, công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất ở miền Bắc đã thu
được kết quả. Nông nghiệp có một số tiến bộ. Chính phủ đã thực hiện các chính sách
nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất để tăng thêm nông sản, thực phẩm,
trao đổi với Nhà nước. Chính sách về ổn định nghĩa vụ lương thực và phân phối lương
thực trong hợp tác xã, chính sách chăn nuôi lợn, bò được thực hiện có kết quả tốt. Các
chính sách về thu mua sản phẩm cây công nghiệp, về cung cấp tư liệu cho sản xuất
nông nghiệp, bán hàng công nghiệp cho nông dân, về quản lý thị trường, về giá cả, về
cho vay vốn dần dần được bổ sung. Giữa Nhà nước và hợp tác xã thực hiện chế độ hợp
đồng hai chiều.
Sản lượng lương thực năm 1970 toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn năm
1969 hơn nửa triệu tấn . Diện tích gieo trồng năm 1970 là 3.028.100 ha, tăng hơn năm
1969 hơn 6 vạn ha. Năng suất lúa cả năm trên 1 ha ruộng hai vụ đạt 43,11 tạ 30 huyện,
2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha.
Sản xuất công nghiệp cũng có những chuyển biến tốt. Những cơ sở công nghiệp
bị địch đánh phá phần lớn đã được khôi phục trong năm 1970. Giá trị tổng sản lượng
14
công nghiệp vượt mức kế hoạch 2,5%, xấp xỉ bằng năm 1965. Phần lớn các sản phẩm
chủ yếu của ngành công nghiệp đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch năm.
Công tác giao thông vận tải được chú trọng. Các tuyến đường giao thông quan
trọng và cầu phà được củng cố.
Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng
20% so với năm 1965. Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế được đẩy mạnh về chất
lượng.
Hội nghị Trung ương lần thứ 19 xác định nhiệm vụ khôi phục phát triển kinh tế,
phát triển văn hoá phải nhằm bảo đảm yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, bảo đảm đời sống nhân dân, xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, từng bước xây dựng cơ cấu sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho
sự phát triển kinh tế sau chiến tranh. Nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế miền Bắc
thời kỳ này là phát triển sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu sản xuất nông nghiệp trong ba
năm (1971 - 1973) là: giải quyết về cơ bản nhu cầu lương thực trong nước. Phát triển
mạnh chăn nuôi và xây dựng những cơ sở bước đầu cho chăn nuôi lớn. Phải đưa chăn
nuôi lên thành ngành chính. Xây dựng một số vùng kinh tế mới, mở rộng diện tích
trồng cây công nghiệp, phát triển nghề rừng, tạo cơ sở giải quyết vấn đề mặc và những
nhu cầu cấp bách khác. Tăng nhanh mức nông sản xuất khẩu. Chấn chỉnh công tác
quản lý hợp tác xã. Làm tốt công tác định canh định cư và đưa kinh tế miền núi tiến
lên một bước lớn.
Trong hai năm 1970 – 1971 Nhà nước đầu tư cho công nghiệp trên 40% ngân
sách. Mặc dù bị thiệt hại do lũ lụt, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công
nghiệp vẫn đạt kế hoạch năm 1971 và tăng 14% so với năm 1970, trong đó điện đạt
810 triệu kWh (tăng 34% so với năm 1970), than sạch đạt 3,26 triệu tấn (tăng 22% so
với năm 1970)...
Nhờ những nỗ lực lớn và những tiến bộ đáng kể trong khôi phục kinh tế, cộng
với sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác,
miền Bắc đã đáp ứng được về cơ bản nhu cầu ăn mặc, học hành, sinh hoạt cho nhân
dân và tăng cường chi viện cho tiền tuyến. Tình hình kinh tế-xã hội ổn định, sự nhất trí
15
về chính trị, tinh thần trong nhân dân được củng cố vững chắc.
Cùng với nhiệm vụ khôi phục kinh tế, miền Bắc chú trọng tăng cường tiềm lực
quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của
cuộc kháng chiến. Cùng với việc xây dựng những binh đoàn chủ lực mạnh, tăng cường
trang bị cho các đơn vị bộ binh và pháo binh, lực lượng dân quân tự vệ được các cấp
quan tâm xây dựng và nâng cao sức mạnh chiến đấu. Đến cuối năm 1971, lực lượng
dân quân tự vệ miền Bắc có hơn 2 triệu người, trong đó đội ngũ tự vệ chiến đấu và du
kích chiếm 87 vạn người. Miền Bắc đã động viên hàng chục vạn con em tham gia quân
đội và đi vào chiến trường chiến đấu. Khối lượng vật chất chi viện cho chiến trường
tăng 1,6 lần so với trước đó.
Năm 1974, hai vụ lúa được mùa. Sản lượng thóc cả năm đạt 5.468.000 tấn (năm
1973 đạt 4.468.800 tấn). Năng suất bình quân một vụ lúa đạt 24,18 tạ/ha. Năm 1974,
có 9 tỉnh, 107 huyện và 4.226 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha ruộng hai vụ lúa.
Tỉnh Thái Bình, lá cờ đầu về năng suất lúa của miền Bắc, đạt trên 7 tấn thóc/ha. Sản
xuất hoa màu phát triển mạnh ở các địa phương. Năng suất ngô đạt trên 16 tấn/ha, sản
lượng đạt 232.600 tấn. Khoai tây trở thành một trong những cây trồng chính của vụ đông,
diện tích tăng gấp 3 lần, sản lượng tăng 4 lần, năng suất bình quân 100 tạ/ha. Hệ
thống thuỷ nông được phục hồi và nâng cấp. Ruộng đất bị bom đạn phá hoại được san
lấp. Các trạm trại giống phát triển. Công tác khai hoang, trồng rừng được chăm lo.
Nhiều hợp tác xã tăng cường quản lý ruộng đất, thu hồi những ruộng đất bị chiếm
dụng trái phép, khắc phục tình trạng lãng phí ruộng đất.
Năm 1974, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp vượt kế hoạch
4%, so với năm 1973 tăng 15%. Than tuy chưa vượt mức năm 1965 nhưng đã vượt kế
hoạch 12% về sản lượng và 8% về bóc đất đá. Sản lượng điện vượt kế hoạch 2% và
tăng 56% so với năm 1965. Sản lượng cơ khí tăng gấp đôi. Một số nhà máy cơ khí lớn
được đưa vào sản xuất, một số nhà máy khác bắt đầu xây dựng. So với năm 1960, số
xí nghiệp công nghiệp ở miền Bắc năm 1975 tăng 32%, khu vực kinh tế quốc doanh
chiếm 88,4% tổng sản phẩm xã hội và 84,1% thu nhập quốc dân. Nhiều bến cảng,
đường giao thông thuỷ bộ được phục hồi nhanh chóng. Nhiều cầu được sửa chữa, xây
16
dựng lại. Quân đội và công nhân hợp sức tháo gỡ mìn và nạo vét luồng lạch ra vào các
cảng.
Trên mặt trận văn hoá, giáo dục, miền Bắc cũng đã có thành tích đáng tự hào.
Năm học 1974 - 1975 có 6.630.900 người đi học, bình quân 4 người dân có 1 người đi
học. Học sinh đại học có 55.475 người, với 39 trường; học sinh trung học chuyên
nghiệp có 69.813 người với 195 trường. Tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được
đến trường.
Năm 1974, miền Bắc có 5.513 bác sĩ, 21.035 y sĩ và 43.499 y tá. Tính bình quân
1 vạn dân có 11,7 bác sĩ, y sĩ, 45 giường bệnh.
Những thành tựu văn hoá, giáo dục và y tế của miền Bắc góp phần ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
Đánh giá về công cuộc xây dựng miền Bắc để đánh thắng đế quốc Mỹ ở miền
Nam, sau này Đại hội Đảng lần thứ IV nhận định: “Sau 20 năm cải tạo và xây dựng
miền Bắc đã bước đầu kiến lập được một hình thái kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa với
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và cơ sở vật chất-kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã
hội, với một nhà nước chuyên chính vô sản được củng cố, cùng với hệ tư tưởng và nền
văn hoá xã hội chủ nghĩa được đặt trên những nền móng vững chắc, đem lại những
thay đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực.
Trong những năm 1973 - 1975, miền Bắc đã có gần nửa triệu nhập ngũ, riêng 2
năm (1973 - 1974), có 242.023 thanh niên nhập ngũ, lên đường ra mặt trận. Thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21“Xây dựng phát triển và hoàn thiện các tuyến
giao thông vận tải”, ngày 17-1-1973, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn thiết kế
xây dựng hệ thống đường vận tải chiến lược Đông Trường Sơn và nâng cấp đường Tây
Trường Sơn. Nhà nước đã đầu tư lớn về vốn và kỹ thuật cho 2 tuyến đường vận tải
được coi là công trình trọng tâm số một của Nhà nước trong giai đoạn này. Hơn 30.000
cán bộ, chiến sĩ, công nhân, thanh niên xung phong đã được điều động vào Trường
Sơn cùng tham gia mở và nâng cấp đường với các lực lượng của Bộ Tư lệnh Trường
Sơn. Đến đầu năm 1975, các lực lượng trên đường Trường Sơn đã mở được 5.560 km
đường mới các loại (gần bằng nửa độ dài các con đường đã mở trong 8 năm trước),
17
đưa chiều dài của hệ thống đường vận tải và hành quân dọc dãy Trường Sơn lên
16.790 km, trong đó có 6.810 km đường trục dọc, 4.980 km đường ngang và 5.000 km
đường vòng tránh. Đầu năm 1975, miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam hàng
chục vạn tấn lương thực, vũ khí, quân trang quân dụng phục vụ cho cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1975 và đáp ứng yêu cầu xây dựng vùng giải phóng miền
Nam về mọi mặt.
18
2. NHỮNG THÀNH QUẢ XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC 1954-1975
Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
(1954 - 1957). Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi căn bản. Tình trạng
phân chia ruộng đất bất bình đẳng bị xóa bỏ. Nông dân nghèo được chia ruộng đất trở
nên hăng hái, sản xuất nông nghiệp gia tăng. Ngoài ra, những tư tưởng cũ kỹ từ thời
phong kiến cũng được xóa bỏ một phần. Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế,
chính trị và xã hội tại nông thôn Việt Nam sau hàng thế kỷ phong kiến. Muc tiêu cǎn
bản của cuộc cải cách đã đạt yêu cầu, có tác dụng quyết định đối với việc hoàn thành
nhiệm vụ xóa bỏ tàn dư phong kiến ở miền Bắc.
Đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật ban đầu của CNXH. Đến năm 1975,
trong khu vật sản xuất vật chất, 99.7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế XHCH, tăng
5,1 lần so với năm 1955.
Trong công nghiệp, đã xây dựng được những cơ sở đầu tiên của các ngành công
nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, hóa chất, cơ khí, luyện kim... một số ngành
công nghiệp nhẹ như : thủ công (dệt tơ lụa, rèn...). Những khu công nghiệp lớn chưa
từng thấy được động thổ, như thành phố gang thép Thái Nguyên, hay liên hợp các nhà
máy dệt Nam Định. Việc phục hồi kinh tế với tốc độ cao và các kế hoạch đúng đắn đã
làm tốc độ phát triển năm 1960-1964 tăng vọt, đến năm 1964 công nghiệp miền bắc đã
vượt hàng chục lần trước chiến tranh.
Trong nông nghiệp, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng, đảm bảo tưới tiêu,
cho hàng chục vạn hecta đất canh tác. Đã có những cố gắng bước đầu trong việc áp
dụng một số thành tựu mới về khoa học – kỹ thuật. Những cố gắng trên đã tạo ra cho
nông nghiệp những chuyển biến lớn: tăng năng suất và tăng vụ, đảm bảo lượng thực,
thực phẩm.
Khối liên minh công nông được củng cố trên cơ sở mới. Tầng lớp trí thức xã hội
được tăng cường. Các thành phần dân tộc sống chung trên tinh thần đoàn kết, hòa hợp
dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cnxh. Sự nhất trí về chính trị và tinh thần
trong xã hội ngày càng được củng cố.
19
Trong giáo dục, văn hóa , y tế có sự phát triển nhanh tính đến đầu năm 1975 , cứ
3 người, có 1 người đi học. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và cán bộ quản lý có
trình độ trên đại học , đại học và trung học chuyên nghiệp hơn 43 vạn người , tăng 19
lần so với năm 1960 . mạng lưới y tế được mở rộng, số y bác sĩ tăng 13,4 so với năm
1960. Hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng phát triển nhiều mặt với nội dung phong
phú, góp phần xây dựng cuộc sống mới và con người mới trong sự nghiệp chống Mỹ
và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển về y tế giáo dục trong thời kỳ này là một
thành công nhảy vọt có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn tới các mặt khác trong xã hội,
để đến những năm 1960 sau đó có được các cán bộ trình độ cao. Đến khi hòa bình lập
lại, miền Bắc mới có 700 cán bộ chuyên môn có trình độ đại học. Nhưng sáu nǎm sau,
đã đào tạo 2.500 cán bộ có trình độ đại học và trên 10.000 cán bộ trung cấp chuyên
nghiệp. Năm 1960 có 1.815.000 học sinh phổ thông, 2.400 lưu học sinh đang học ở
nước ngoài, trong nước có 9 trường đại học với 11.070 sinh viên, có 50 trường trung
cấp chuyên nghiệp với 26.330 học sinh. Trong 5 nǎm, sẽ có thêm gần 25.000 cán bộ
tốt nghiệp đại học và gần 10 vạn cán bộ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
Trong những năm chiến tranh, sản xuất được duy trì. Những nhu cầu thiết yếu về
đời sống nhân dân được đảm bảo. Đói rét dịch bệnh không xảy ra , an ninh chính trị và
trật tự xã hội được giữ vững. Thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương đối với tiền tuyến
lớn, đóng góp sức người sức của cùng nhân dân miền Nam đánh thắng Mỹ
20
3. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
XHCN Ở MIỀN BẮC (1954-1975)
Miền bắc xây dựng XHCN trong thời gian vừa sản xuất, vừa chiến đấu nên gặp
không ít khó khăn.
Vừa bảo đảm yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trong tình hình chiến tranh
phá hoại của Đế quốc Mỹ, vừa củng cố lực lượng để chi viện cho miền Nam, vừa đảm
bảo việc duy trì sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, với các khó khăn nêu trên và công cuộc xây dựng XHCN theo
chủ trương đúng đắn của Đảng, phản ánh quyết tâm của Đảng và nhân dân ta trong
việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tăng cường sức mạnh vật chất và tinh
thần của miền Bắc, làm chỗ dựa vững chắc, cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược.
21
4. Ý NGHĨA
Những kết quả nói trên đã làm cho miền Bắc đổi thay nhanh chóng từ một xã hội
vốn là thuộc địa của bọn đế quốc trước đây lại trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá
đã trở thành xã hội của những người lao động (lao động chân tay và lao động trí óc).
Đất nước, xã hội và con người miền Bắc đều đổi mới. Những kết qủa nói trên còn tạo
ra những điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất để miền Nam tiến lên đánh thắng
hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở giai đoạn sau, đồng thời miền Bắc
thực hiện nhiệm vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước với chế độ chính trị tốt đẹp, với
tiềm lực kinh tế và quốc phòng to lớn.
Tài liệu tham khảo
Môn Sử: Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
(vnu.edu.vn)
Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH
và Đấu tranh thống nhất đất nước
(chinhphu.vn)
Chương III: Giai đoạn xây dựng XHCN ở
miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ (1955
- 1975) - Bệnh viện mắt trung ương
(vnio.vn)
Một số yếu tố tác động đến sự hình thành
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc (1954 - 1975)
(tapchilichsudang.vn)
http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/
t10337/7-khang-chien-chong-my-cuu-
nuoc-va-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-o-
mien-bac-1954--1975-.html
22
23
| 1/23

Preview text:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷɷ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHỮNG
THÀNH QUẢ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC 1954 - 1975
Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Mộng Nghi
Sinh viên thực hiện: Trịnh Vũ Hồng Quân Lớp: DH21QG
Chuyên ngành: Logistics và quản lí chuỗi cung ứng MVSV: 21031245 I
Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2023 II Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã đưa
môn học lịch sử Đảng vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên bộ môn cô Ths.Huỳnh Mộng Nghi đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp
học Kỹ năng giao tiếp của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần
học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn lịch sử Đảng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo
cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn
kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã
cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy/cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn. 3 Lời mở đầu
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là một chuỗi sự kiện lịch sử, mà còn là hành
trình kiến tạo, chiến đấu, và lập nên những giá trị vô song. Trải qua những giai đoạn đầy
thách thức và khó khăn, Đảng đã trở thành động lực chủ đạo, là nhân tố quyết định trong
việc hình thành, phát triển và bảo vệ nền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, nhưng dấu ấn
của nó trải dài từ những năm đầu thế kỷ XX. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng
là câu chuyện về sự hy sinh, khát vọng tự do và tình yêu quê hương. Từ những bước chập
chững đầu tiên trên đất nước, Đảng đã nhanh chóng trở thành tấm gương lãnh đạo uyên
bác, luôn đồng lòng với nhân dân và tận tâm với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng.
Không chỉ đứng đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, Đảng Cộng
sản Việt Nam còn chứng minh tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển sự đoàn kết
nội bộ. Bằng tư duy sáng tạo, những kiến thức đặc sắc, Đảng đã không chỉ khẳng định
đẳng cấp mình trong lịch sử Việt Nam mà còn đưa ra những giải pháp đúng đắn và chiến
lược chiến thắng để bảo vệ đất nước, xây dựng cộng đồng cùng sự thịnh vượng.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu về lịch sử Đảng Việt Nam (1954-
1975) kết hợp nghiên cứu lịch sử và phân tích tư liệu. Sử dụng nguồn tư liệu chính thức,
như báo cáo và hồ sơ chính trị, cùng với phương pháp phân tích nội dung. Thực hiện
phỏng vấn nhân chứng sống để bổ sung thông tin chưa được ghi chép và đảm bảo tính thống nhất.
Việc chọn đề tài không chỉ là sự chọn lựa chủ đề nghiên cứu mà còn là sự chấp nhận
trách nhiệm lớn đối với lịch sử và vai trò của Đảng trong quá khứ, hiện tại và tương lai
của quốc gia. Việc nghiên cứu về Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ hội để hiểu sâu hơn về
cách mà tổ chức này đã đóng góp vào sự phát triển và độc lập của Việt Nam. Đây không
chỉ là một đề tài lịch sử mà còn là một bước đi để tìm hiểu về những giá trị, tư tưởng, và
triết lý mà Đảng đem lại cho xã hội. Ngoài ra, chọn đề tài này cũng xuất phát từ mong
muốn đóng góp vào việc lan tỏa hiểu biết chính xác và toàn diện về lịch sử Việt Nam, đặc
biệt là vai trò quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cá 4 Mục Lục
1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC (1954 - 1975)...........................5
1.1 Tổ chức đứng ra lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.............................5
1.3 Cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa (1958 - 1960).....................7 5
1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC (1954 - 1975)
1.1 Tổ chức đứng ra lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm của dân tộc ta là sự kiện
có tầm quan trọng quốc tế to lớn ở thế kỉ XX và tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi vĩ đại
này làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng
của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở đầu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ
nghĩa thực dân mới, góp phần tăng cường lực lượng của các nước xã hội chủ nghĩa,
phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình thế giới.
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị
của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở miền Bắc, mặc
dù Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, nên
đến ngày 10/10/1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày 16/5/1955,
toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Miền Bắc khẩn trương
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ
còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7/1954, trải qua
nhiều hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị, chủ trương chiến lược
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành, trong đó
có chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là
hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và
phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng
cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh.
1.2 Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
a) Hoàn thành cải cách ruộng đất
Do thực tế ở miền Bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông,
mở rộng mặt trận thống nhất. Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương ra nghị quyết: 6
“Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”.
Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất, miền Bắc đã tịch
thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông
cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
Tuy nhiên việc cải cách cũng phạm một số sai lầm như đấu tố tràn lan cả những
địa chủ kháng chiến có công với cách mạng. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng
viên thành địa chủ. Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957
nên hậu quả sai lầm được hạn chế và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to
lớn, khối công nông liên minh được củng cố.
b) Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa I: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh
và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục kinh tế và phát
triển kinh tế - văn hóa”.
+ Nông nghiệp: Khẩn hoang, tăng vụ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ;
xây dựng công trình thủy nông mới, mở rộng diện tích tưới và tiêu nước. Năm 1957,
sản lượng lương thực đạt trên 4 triệu tấn, nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.
+ Công nghiệp: Khôi phục, mở rộng và xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp mới.
Cuối năm 1957, có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do nhà nước quản lý.
+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Nhanh chóng khôi phục, đảm bảo cung cấp
các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân; giải quyết việc làm cho người lao động; ngoại
thương tập trung trong tay nhà nước. Đến năm 1957, miền Bắc mua bán với 27 nước.
+ Giao thông vận tải: Khôi phục 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng
nghìn km đường ô tô, xây dựng bến cảng, đường hàng không dân dụng quốc tế…
+ Văn hóa, giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm; xây
dựng trường đại học; hơn 1 triệu người được xóa mù chữ.
+ Y tế: Quan tâm xây dựng nếp sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh được thực hiện ở khắp mọi nơi. 7
Ngoài ra nhà nước còn nhiều chủ trương củng cố chính quyền dân chủ nhân dân;
tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất và
quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
1.3 Cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa (1958 - 1960)
Từ ngày 16 đến ngày 29/4/1958, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá I đã thông qua kế
hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế quốc dân (1958 - 1960).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 (tháng 11/1958) và lần thứ 16 (tháng 4/1959) của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đẩy mạnh cuộc Cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc. Hội nghị đã xác định phải cải tạo kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ
công và buôn bán nhỏ, tư bản tư doanh, khuyến khích chuyển sở hữu cá thể về tư
liệu sản xuất thành sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập
thể. Mục tiêu: xây dựng, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua
Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, xác định hình thức và bước đi của hợp
tác xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa => Hợp tác hóa phải đi đôi với thủy lợi hóa
và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể
Hội nghị chỉ rõ ba nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng
hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Về vấn đề cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh, Hội nghị chủ trương cải tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản.
Từ ngày 20 đến ngày 27/5/1959, đã diễn ra kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá I. Quốc
hội đã nghe trình bày và thảo luận báo cáo của ông Trường Chinh “Kiên quyết đưa
nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hoá nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
Quốc hội nhận định đó là khâu chính trong toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và nhất trí tán thành những quy định về mục đích, yêu cầu, đường
lối giai cấp, phương châm, nguyên tắc, những chính sách cụ thể nêu lên trong báo cáo.
Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới 8 (1959).
Hiến pháp mới chính thức xác định miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Hiến pháp mới là cương lĩnh chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng và xây
dựng đời sống mới của nhân dân Việt Nam. Hiến pháp đã dành cả chương VI với tiêu
đề “Hội đồng Chính phủ” để quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
Ý nghĩa: Kết quả của ba năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ
nghĩa (1958 - 1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã
hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và
trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
1.4 Thực hiện kế hoạch 5 năm lần 1 (1961 - 1965)
Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1961 - 1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
xây dựng một bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội; cải thiện đời sống nhân dân;
bảo đảm an ninh quốc phòng, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua được triển khai sôi nổi ở các ngành,
các giới và các địa phương. Trong nông nghiệp có phong trào thi đua theo gương của
Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình), trong công nghiệp có phong trào thi đua với Nhà
máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), trong tiểu thủ công nghiệp có phong trào thi đua
với Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hóa), trong ngành giáo dục có
phong trào thi đua học tập Trường cấp II Bắc Lý (Hà Nam), trong quân đội có phong
trào thi đua “Ba nhất”, v.v...
Đặc biệt, phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào
miền Nam ruột thịt” theo Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt
tháng 3/1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam, đã làm tăng thêm 9
không khí phấn khởi, hăng hái vươn lên hoàn thành Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước XHCN, từ năm 1961 đến 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
dành cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản
lượng công nghiệp nặng 1965 tăng ba lần so với năm 1960. Trong những nam 1961 –
1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng. Một số nhà máy cơ khí, điện được xây
dựng hoặc mở rộng: nhà máy cơ khí Hà Nội, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu Bạch Đằng,
điện Uông Bí, gang thép Thái Nguyên… Các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình
(Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm, sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt
8 – 3, dệt kim Đông Xuân… đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh và quốc
phòng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công
nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp
nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm
1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy nông phát
triển, nhiều công trình mới được xây dựng, tiêu biểu như công trình Bắc – Hưng – Hải.
Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 héc ta gieo trồng.
Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh
được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường
sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Năm học 1964 –
1965, miền Bắc có hơn 9000 trường cấp I, cấp II và cấp III với tổng số trên 2,6 triệu
học sinh. Hệ đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường, tăng gấp hai lần so với 10 năm học 1960 – 1961.
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư và phát triển, khoảng 6.000 cơ sở ý tế được xây dựng.
Về quân sự, quốc phòng, trong giai đoạn 1961 -1965 Đảng và Nhà nước ta đã
tập trung cho việc xây dựng quân đội chính qui hiện đại theo kế hoạch quân sự lần hai
để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc
tế. Lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh không ngừng cả về chất lượng và số lượng.
Kế hoạch này mới thực hiện được hơn bốn năm (tính đến ngày 5/8/1964) thì
được chuyển hướng do phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
1.5 Chuyển hướng xây dựng kinh tế (1965-1968)
Tháng 2/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt
Nam phát động trong đoàn viên và thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “3 sẵn
sàng” của thanh niên Thủ đô Hà Nội khởi đầu từ ngày 9/8/1964. Nội dung phong trào “3 sẵn sàng” là:
+ Sẵn sàng chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng vào bộ đội.
+ Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào.
+ Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
Tính đến cuối tháng 5/1965, trên toàn miền Bắc đã có hơn 2 triệu 50 vạn nam nữ
thanh niên ghi tên tình nguyện “3 sẵn sàng”.
Tiếp đó, ngày 19/3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát
động cuộc vận động “3 đảm nhiệm” (sau đổi là “3 đảm đang”) trong giới phụ nữ. Nội
dung phong trào “3 đảm đang” là:
+ Đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế cho chồng con, anh em đi chiến đấu.
+ Đảm nhiệm gia đình cho chồng con, anh em yên tâm chiến đấu, khuyến khích
chồng con, anh em tòng quân và phục vụ lâu dài trong quân đội.
+ Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, tập luyện quân sự để 11
sẵn sàng chiến đấu, phục vụ bộ đội, công an, dân quân tự vệ khi chiến đấu.
Phong trào này đã được phụ nữ toàn miền Bắc nhiệt liệt hưởng ứng. Tính đến
cuối tháng 5/1965, đã có trên 1 triệu 70 vạn phụ nữ ghi tên phấn đấu đạt danh hiệu
“phụ nữ 3 đảm đang”.
Từ ngày 25-27/3/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội
nghị lần thứ 11 (đặc biệt) về tình hình và nhiệm vụ cấp bách.
Hội nghị nhận định: Tình hình một nửa nước có chiến tranh, một nửa nước có
hoà bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác
nhau ở mỗi miền; trong cuộc chiến tranh cách mạng yêu nước của nhân dân cả nước
chống đế quốc Mỹ, miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn,
những nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện
cho tiền tuyến miền Nam... Hướng tích cực nhất để làm thất bại âm mưu của địch là
tập trung lực lượng của cả nước để đánh bại hoàn toàn địch ở miền Nam.
Hội nghị còn đề ra nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc là phải kịp thời chuyển hướng
về tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc
phòng cho phù hợp với tình hình mới.
Tháng 10/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Tiếp tục một bước
mới cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất
nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng, trung du” và Chỉ thị: “Về cuộc vận động cải tiến
quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện,
mạnh mẽ, vững chắc ở miền núi”.
Ngày 11/10/1965, ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn các việc sau:
- Tách Bộ Giáo dục thành 2 Bộ: Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp;
- Tách ủy ban khoa học Nhà nước thành 2 cơ quan: ủy ban Khoa học và kỹ thuật
Nhà nước và Viện Khoa học xã hội (sau đổi lại là ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam);
- Thành lập Tổng cục Thông tin trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Ngày 17/6/1966, Bộ Văn hoá phối hợp với Tổng Công đoàn Việt Nam, Trung
ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt 12
Nam, Bộ Giáo dục, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động phong
trào “Cất cao tiếng hát sản xuất, chiến đấu chống Mỹ, cứu nước”. Phong trào này được
phát động trong hai năm1966-1967. Mặc dù bị đế quốc Mỹ dùng không quân, hải quân
đánh phá ác liệt, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa đẩy mạnh các
hoạt động văn nghệ, thực hiện “Tiếng hát át tiếng bom”.
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt miền Bắc vẫn vững vàng, vừa sản xuất vừa
chiến đấu và vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Khẩu hiệu
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trở thành quyết tâm,
hành động của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi địa phương khắp nơi trên miền Bắc.
Cả miền Bắc hành động theo tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu
một người”, ngày đêm dồn sức tăng viện cho miền Nam đánh Mỹ. Thời kỳ này, quá
nửa lực lượng và gần 80% vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật sử dụng ở chiến
trường miền Nam là do Đảng, Chính phủ động viên từ miền Bắc đưa vào. Từ năm
1965 đến năm 1968, đã có 888.641 thanh niên miền Bắc gia nhập lực lượng vũ trang,
trong đó có trên 336.900 người hành quân vượt núi băng rừng, vào miền Nam chiến
đấu. Riêng năm 1968, miền Bắc động viên 311.749 thanh niên vào bộ đội; bổ sung cho
chiến trường miền Nam 141.081 người.
1.6 Khôi phục và phát triển kinh tế (1969-1975)
Ngày 1/5/1969, khi nói về bản Điều lệ tóm tắt của Hợp tác xã nông nghiệp, Chủ
tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: Điều lệ này của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp rất quan
trọng. Nó nhằm bảo đảm thật sự quyền làm chủ tập thể của các xã viên. Phải thực hiện
tốt Điều lệ để Hợp tác xã càng thêm vững mạnh, nông thôn ngày càng đoàn kết, sản xuất càng phát triển
Đầu tháng 12/1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn việc: chia Bộ
Công nghiệp nặng thành: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Hoá
chất. Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm. Thành lập Bộ Vật tư. Thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
Tháng 1/1970, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá III)
chỉ rõ: Đối với miền Bắc, sau khi Mỹ ngừng oanh tạc, cần tiếp tục xây dựng chủ nghĩa 13
xã hội, có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền
tuyến lớn và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt đánh bại mọi âm mưu
khiêu khích vũ trang hoặc mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai; ra
sức làm nhiệm vụ quốc tế chi viện cho cách mạng Lào, chuẩn bị phối hợp chặt chẽ với
quân và dân Lào để đối phó với khả năng xấu nhất khi địch mở rộng chiến tranh ra
Lào và Campuchia, trước thế bị động, thế thua của chúng ở miền Nam.
Trung ương Đảng đã chủ trương phát động ba cuộc vận động lớn trên toàn miền
Bắc. Đó là: Cuộc vận động lao động sản xuất động viên mọi lực lượng lao động sản
xuất của toàn xã hội, bảo đảm mọi người làm việc và lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả, nhằm tạo nhanh sản phẩm xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế,
cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Cuộc vận động phát huy dân chủ, tăng cường
chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc; Cuộc vận động nâng cao chất
lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh.
Năm 1970, công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất ở miền Bắc đã thu
được kết quả. Nông nghiệp có một số tiến bộ. Chính phủ đã thực hiện các chính sách
nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất để tăng thêm nông sản, thực phẩm,
trao đổi với Nhà nước. Chính sách về ổn định nghĩa vụ lương thực và phân phối lương
thực trong hợp tác xã, chính sách chăn nuôi lợn, bò được thực hiện có kết quả tốt. Các
chính sách về thu mua sản phẩm cây công nghiệp, về cung cấp tư liệu cho sản xuất
nông nghiệp, bán hàng công nghiệp cho nông dân, về quản lý thị trường, về giá cả, về
cho vay vốn dần dần được bổ sung. Giữa Nhà nước và hợp tác xã thực hiện chế độ hợp đồng hai chiều.
Sản lượng lương thực năm 1970 toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn năm
1969 hơn nửa triệu tấn . Diện tích gieo trồng năm 1970 là 3.028.100 ha, tăng hơn năm
1969 hơn 6 vạn ha. Năng suất lúa cả năm trên 1 ha ruộng hai vụ đạt 43,11 tạ 30 huyện,
2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha.
Sản xuất công nghiệp cũng có những chuyển biến tốt. Những cơ sở công nghiệp
bị địch đánh phá phần lớn đã được khôi phục trong năm 1970. Giá trị tổng sản lượng 14
công nghiệp vượt mức kế hoạch 2,5%, xấp xỉ bằng năm 1965. Phần lớn các sản phẩm
chủ yếu của ngành công nghiệp đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch năm.
Công tác giao thông vận tải được chú trọng. Các tuyến đường giao thông quan
trọng và cầu phà được củng cố.
Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng
20% so với năm 1965. Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế được đẩy mạnh về chất lượng.
Hội nghị Trung ương lần thứ 19 xác định nhiệm vụ khôi phục phát triển kinh tế,
phát triển văn hoá phải nhằm bảo đảm yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, bảo đảm đời sống nhân dân, xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, từng bước xây dựng cơ cấu sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho
sự phát triển kinh tế sau chiến tranh. Nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế miền Bắc
thời kỳ này là phát triển sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu sản xuất nông nghiệp trong ba
năm (1971 - 1973) là: giải quyết về cơ bản nhu cầu lương thực trong nước. Phát triển
mạnh chăn nuôi và xây dựng những cơ sở bước đầu cho chăn nuôi lớn. Phải đưa chăn
nuôi lên thành ngành chính. Xây dựng một số vùng kinh tế mới, mở rộng diện tích
trồng cây công nghiệp, phát triển nghề rừng, tạo cơ sở giải quyết vấn đề mặc và những
nhu cầu cấp bách khác. Tăng nhanh mức nông sản xuất khẩu. Chấn chỉnh công tác
quản lý hợp tác xã. Làm tốt công tác định canh định cư và đưa kinh tế miền núi tiến lên một bước lớn.
Trong hai năm 1970 – 1971 Nhà nước đầu tư cho công nghiệp trên 40% ngân
sách. Mặc dù bị thiệt hại do lũ lụt, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công
nghiệp vẫn đạt kế hoạch năm 1971 và tăng 14% so với năm 1970, trong đó điện đạt
810 triệu kWh (tăng 34% so với năm 1970), than sạch đạt 3,26 triệu tấn (tăng 22% so với năm 1970)...
Nhờ những nỗ lực lớn và những tiến bộ đáng kể trong khôi phục kinh tế, cộng
với sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác,
miền Bắc đã đáp ứng được về cơ bản nhu cầu ăn mặc, học hành, sinh hoạt cho nhân
dân và tăng cường chi viện cho tiền tuyến. Tình hình kinh tế-xã hội ổn định, sự nhất trí 15
về chính trị, tinh thần trong nhân dân được củng cố vững chắc.
Cùng với nhiệm vụ khôi phục kinh tế, miền Bắc chú trọng tăng cường tiềm lực
quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của
cuộc kháng chiến. Cùng với việc xây dựng những binh đoàn chủ lực mạnh, tăng cường
trang bị cho các đơn vị bộ binh và pháo binh, lực lượng dân quân tự vệ được các cấp
quan tâm xây dựng và nâng cao sức mạnh chiến đấu. Đến cuối năm 1971, lực lượng
dân quân tự vệ miền Bắc có hơn 2 triệu người, trong đó đội ngũ tự vệ chiến đấu và du
kích chiếm 87 vạn người. Miền Bắc đã động viên hàng chục vạn con em tham gia quân
đội và đi vào chiến trường chiến đấu. Khối lượng vật chất chi viện cho chiến trường
tăng 1,6 lần so với trước đó.
Năm 1974, hai vụ lúa được mùa. Sản lượng thóc cả năm đạt 5.468.000 tấn (năm
1973 đạt 4.468.800 tấn). Năng suất bình quân một vụ lúa đạt 24,18 tạ/ha. Năm 1974,
có 9 tỉnh, 107 huyện và 4.226 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha ruộng hai vụ lúa.
Tỉnh Thái Bình, lá cờ đầu về năng suất lúa của miền Bắc, đạt trên 7 tấn thóc/ha. Sản
xuất hoa màu phát triển mạnh ở các địa phương. Năng suất ngô đạt trên 16 tấn/ha, sản
lượng đạt 232.600 tấn. Khoai tây trở thành một trong những cây trồng chính của vụ đông,
diện tích tăng gấp 3 lần, sản lượng tăng 4 lần, năng suất bình quân 100 tạ/ha. Hệ
thống thuỷ nông được phục hồi và nâng cấp. Ruộng đất bị bom đạn phá hoại được san
lấp. Các trạm trại giống phát triển. Công tác khai hoang, trồng rừng được chăm lo.
Nhiều hợp tác xã tăng cường quản lý ruộng đất, thu hồi những ruộng đất bị chiếm
dụng trái phép, khắc phục tình trạng lãng phí ruộng đất.
Năm 1974, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp vượt kế hoạch
4%, so với năm 1973 tăng 15%. Than tuy chưa vượt mức năm 1965 nhưng đã vượt kế
hoạch 12% về sản lượng và 8% về bóc đất đá. Sản lượng điện vượt kế hoạch 2% và
tăng 56% so với năm 1965. Sản lượng cơ khí tăng gấp đôi. Một số nhà máy cơ khí lớn
được đưa vào sản xuất, một số nhà máy khác bắt đầu xây dựng. So với năm 1960, số
xí nghiệp công nghiệp ở miền Bắc năm 1975 tăng 32%, khu vực kinh tế quốc doanh
chiếm 88,4% tổng sản phẩm xã hội và 84,1% thu nhập quốc dân. Nhiều bến cảng,
đường giao thông thuỷ bộ được phục hồi nhanh chóng. Nhiều cầu được sửa chữa, xây 16
dựng lại. Quân đội và công nhân hợp sức tháo gỡ mìn và nạo vét luồng lạch ra vào các cảng.
Trên mặt trận văn hoá, giáo dục, miền Bắc cũng đã có thành tích đáng tự hào.
Năm học 1974 - 1975 có 6.630.900 người đi học, bình quân 4 người dân có 1 người đi
học. Học sinh đại học có 55.475 người, với 39 trường; học sinh trung học chuyên
nghiệp có 69.813 người với 195 trường. Tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường.
Năm 1974, miền Bắc có 5.513 bác sĩ, 21.035 y sĩ và 43.499 y tá. Tính bình quân
1 vạn dân có 11,7 bác sĩ, y sĩ, 45 giường bệnh.
Những thành tựu văn hoá, giáo dục và y tế của miền Bắc góp phần ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
Đánh giá về công cuộc xây dựng miền Bắc để đánh thắng đế quốc Mỹ ở miền
Nam, sau này Đại hội Đảng lần thứ IV nhận định: “Sau 20 năm cải tạo và xây dựng
miền Bắc đã bước đầu kiến lập được một hình thái kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa với
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và cơ sở vật chất-kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã
hội, với một nhà nước chuyên chính vô sản được củng cố, cùng với hệ tư tưởng và nền
văn hoá xã hội chủ nghĩa được đặt trên những nền móng vững chắc, đem lại những
thay đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực.
Trong những năm 1973 - 1975, miền Bắc đã có gần nửa triệu nhập ngũ, riêng 2
năm (1973 - 1974), có 242.023 thanh niên nhập ngũ, lên đường ra mặt trận. Thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21“Xây dựng phát triển và hoàn thiện các tuyến
giao thông vận tải”, ngày 17-1-1973, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn thiết kế
xây dựng hệ thống đường vận tải chiến lược Đông Trường Sơn và nâng cấp đường Tây
Trường Sơn. Nhà nước đã đầu tư lớn về vốn và kỹ thuật cho 2 tuyến đường vận tải
được coi là công trình trọng tâm số một của Nhà nước trong giai đoạn này. Hơn 30.000
cán bộ, chiến sĩ, công nhân, thanh niên xung phong đã được điều động vào Trường
Sơn cùng tham gia mở và nâng cấp đường với các lực lượng của Bộ Tư lệnh Trường
Sơn. Đến đầu năm 1975, các lực lượng trên đường Trường Sơn đã mở được 5.560 km
đường mới các loại (gần bằng nửa độ dài các con đường đã mở trong 8 năm trước), 17
đưa chiều dài của hệ thống đường vận tải và hành quân dọc dãy Trường Sơn lên
16.790 km, trong đó có 6.810 km đường trục dọc, 4.980 km đường ngang và 5.000 km
đường vòng tránh. Đầu năm 1975, miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam hàng
chục vạn tấn lương thực, vũ khí, quân trang quân dụng phục vụ cho cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1975 và đáp ứng yêu cầu xây dựng vùng giải phóng miền Nam về mọi mặt. 18
2. NHỮNG THÀNH QUẢ XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC 1954-1975
Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
(1954 - 1957). Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi căn bản. Tình trạng
phân chia ruộng đất bất bình đẳng bị xóa bỏ. Nông dân nghèo được chia ruộng đất trở
nên hăng hái, sản xuất nông nghiệp gia tăng. Ngoài ra, những tư tưởng cũ kỹ từ thời
phong kiến cũng được xóa bỏ một phần. Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế,
chính trị và xã hội tại nông thôn Việt Nam sau hàng thế kỷ phong kiến. Muc tiêu cǎn
bản của cuộc cải cách đã đạt yêu cầu, có tác dụng quyết định đối với việc hoàn thành
nhiệm vụ xóa bỏ tàn dư phong kiến ở miền Bắc.
Đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật ban đầu của CNXH. Đến năm 1975,
trong khu vật sản xuất vật chất, 99.7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế XHCH, tăng 5,1 lần so với năm 1955.
Trong công nghiệp, đã xây dựng được những cơ sở đầu tiên của các ngành công
nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, hóa chất, cơ khí, luyện kim... một số ngành
công nghiệp nhẹ như : thủ công (dệt tơ lụa, rèn...). Những khu công nghiệp lớn chưa
từng thấy được động thổ, như thành phố gang thép Thái Nguyên, hay liên hợp các nhà
máy dệt Nam Định. Việc phục hồi kinh tế với tốc độ cao và các kế hoạch đúng đắn đã
làm tốc độ phát triển năm 1960-1964 tăng vọt, đến năm 1964 công nghiệp miền bắc đã
vượt hàng chục lần trước chiến tranh.
Trong nông nghiệp, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng, đảm bảo tưới tiêu,
cho hàng chục vạn hecta đất canh tác. Đã có những cố gắng bước đầu trong việc áp
dụng một số thành tựu mới về khoa học – kỹ thuật. Những cố gắng trên đã tạo ra cho
nông nghiệp những chuyển biến lớn: tăng năng suất và tăng vụ, đảm bảo lượng thực, thực phẩm.
Khối liên minh công nông được củng cố trên cơ sở mới. Tầng lớp trí thức xã hội
được tăng cường. Các thành phần dân tộc sống chung trên tinh thần đoàn kết, hòa hợp
dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cnxh. Sự nhất trí về chính trị và tinh thần
trong xã hội ngày càng được củng cố. 19
Trong giáo dục, văn hóa , y tế có sự phát triển nhanh tính đến đầu năm 1975 , cứ
3 người, có 1 người đi học. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và cán bộ quản lý có
trình độ trên đại học , đại học và trung học chuyên nghiệp hơn 43 vạn người , tăng 19
lần so với năm 1960 . mạng lưới y tế được mở rộng, số y bác sĩ tăng 13,4 so với năm
1960. Hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng phát triển nhiều mặt với nội dung phong
phú, góp phần xây dựng cuộc sống mới và con người mới trong sự nghiệp chống Mỹ
và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển về y tế giáo dục trong thời kỳ này là một
thành công nhảy vọt có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn tới các mặt khác trong xã hội,
để đến những năm 1960 sau đó có được các cán bộ trình độ cao. Đến khi hòa bình lập
lại, miền Bắc mới có 700 cán bộ chuyên môn có trình độ đại học. Nhưng sáu nǎm sau,
đã đào tạo 2.500 cán bộ có trình độ đại học và trên 10.000 cán bộ trung cấp chuyên
nghiệp. Năm 1960 có 1.815.000 học sinh phổ thông, 2.400 lưu học sinh đang học ở
nước ngoài, trong nước có 9 trường đại học với 11.070 sinh viên, có 50 trường trung
cấp chuyên nghiệp với 26.330 học sinh. Trong 5 nǎm, sẽ có thêm gần 25.000 cán bộ
tốt nghiệp đại học và gần 10 vạn cán bộ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
Trong những năm chiến tranh, sản xuất được duy trì. Những nhu cầu thiết yếu về
đời sống nhân dân được đảm bảo. Đói rét dịch bệnh không xảy ra , an ninh chính trị và
trật tự xã hội được giữ vững. Thực hiện xuất sắc vai trò hậu phương đối với tiền tuyến
lớn, đóng góp sức người sức của cùng nhân dân miền Nam đánh thắng Mỹ 20
3. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
XHCN Ở MIỀN BẮC (1954-1975)
Miền bắc xây dựng XHCN trong thời gian vừa sản xuất, vừa chiến đấu nên gặp không ít khó khăn.
Vừa bảo đảm yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trong tình hình chiến tranh
phá hoại của Đế quốc Mỹ, vừa củng cố lực lượng để chi viện cho miền Nam, vừa đảm
bảo việc duy trì sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế.
⟹ Tuy nhiên, với các khó khăn nêu trên và công cuộc xây dựng XHCN theo
chủ trương đúng đắn của Đảng, phản ánh quyết tâm của Đảng và nhân dân ta trong
việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tăng cường sức mạnh vật chất và tinh
thần của miền Bắc, làm chỗ dựa vững chắc, cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. 21 4. Ý NGHĨA
Những kết quả nói trên đã làm cho miền Bắc đổi thay nhanh chóng từ một xã hội
vốn là thuộc địa của bọn đế quốc trước đây lại trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá
đã trở thành xã hội của những người lao động (lao động chân tay và lao động trí óc).
Đất nước, xã hội và con người miền Bắc đều đổi mới. Những kết qủa nói trên còn tạo
ra những điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất để miền Nam tiến lên đánh thắng
hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở giai đoạn sau, đồng thời miền Bắc
thực hiện nhiệm vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước với chế độ chính trị tốt đẹp, với
tiềm lực kinh tế và quốc phòng to lớn.
Môn Sử: Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 (vnu.edu.vn)
Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH
và Đấu tranh thống nhất đất nước (chinhphu.vn)
Chương III: Giai đoạn xây dựng XHCN ở
miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ (1955
- 1975) - Bệnh viện mắt trung ương Tài liệu tham khảo (vnio.vn)
Một số yếu tố tác động đến sự hình thành
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975) (tapchilichsudang.vn)
http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/
t10337/7-khang-chien-chong-my-cuu-
nuoc-va-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-o- mien-bac-1954--1975-.html 22 23