Tài liệu ôn tập lịch sử đảng cộng sản Việt Nam - Lịch sử đảng | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Tài liệu ôn tập lịch sử đảng cộng sản Việt Nam - Lịch sử đảng | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ - LUẬT
-------------------
TIỂU LUẬN LỊCH SỰ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI : TẦM NHÌN THIÊN TÀI CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỂ HIỆN TRONG CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
Trình độ đào tạo: Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành:
Chuyên ngành:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Bà Rịa-Vũng tàu, tháng 12 năm 20
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh
đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng
yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm
giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.
Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều
năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ
nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn -
con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con
đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách
mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới
bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc
tự do, bình đẳng thật”. Việc lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm
nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu
cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến
thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn
diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó không chỉ
giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội.
Để có một cuốc sống hòa bình và ấm no hiện nay của đồng
bào, những người con, người em, người cháu chúng ta hiện
nay thì giai đoạn trước đó, khi nước ta bị các nước khác đô hộ
thì việc những người lãnh đạo, những người lính hay thâm chí
là những người dân tay không tấc sắt đã dũng cảm chiến đấu
vì hòa bình, độc lập tự do là vô cùng lớn lao. Do đó, không
thể nào không nhắc đến việc đặt ra mục tiêu, đường lối,
nhiệm vụ và phương pháp của Đảng và Nhà nước ta dựa trên
bản Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu
tiên.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu về quá trình hình
thành cương lĩnh đầu tiên của Đảng và quá trình cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc, từ đó rút ra được giá trị đối với tiến
trình cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu về con đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc, biết được những quyết định sáng
suốt của Hồ Chí Minh trước bước ngoặt cách mạng Việt Nam.
Từ đó cho thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục thế
hệ trẻ tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung cương lĩnh chính trị của Đảng, hoàn cảnh lịch sử và
ý nghĩa của cương lĩnh cùng với đó là tầm nhìn sáng suốt của
Hồ Chí Minh trước cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam. Từ đó chỉ rõ được tầm quan trọng của thế hệ trẻ và sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong việc phát triển đất nước.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu về cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bao
gồm nội dung cương lĩnh chính trị, hoàn cảnh ra đời và ý
nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt
Nam. Phân tích tầm nhìn của Nguyễn Ái quốc qua con đường
cứu nước, biết được những quyết định sáng suốt của Hồ Chí
Minh.
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CƯƠNG LĨNH
ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
1.1 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì?
1.1.1 Nội dung cương lĩnh chính trị:
- Cương lĩnh đã nêu lên rằng “chủ trương làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Đây là một mục tiêu lâu dài và cũng là cuối cùng của cách
mạng Việt Nam và của Đảng.
- Mục tiêu trước mắt được đề ra về xã hội là làm cho nhân dân
được tự do hội họp, nam nữ quyền, phổ thông về giáo dục cho
dân chúng; về chính trị thì đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và
3
bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập,
thành lập chính phủ và quân đội của nhân dân (công – nông –
binh); về kinh tế thì xóa bỏ đi các loại quốc trái, hủy bỏ sưu
thuế cho nông dân nghèo, tịch thu hết các sản nghiệp lớn của
đế quốc bàn giao cho chính phủ và nhân dân quản lý, tịch thu
hết ruộng đất bị chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho
dân cày nghèo, phát triển công và nông nghiệp và thực hiện lao
động 8 tiếng. Những mục tiêu đó là phù hợp với lợi ích cơ bản
của dân tộc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta.
- Sách lược của Đảng nêu rõ rằng Đảng là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, thu phục giai cấp, lãnh đạo quần chúng
nông dân; liên lạc với các tiểu tư sản, trí thức, trung nông; tranh
thủ, phân hóa các trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn
kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để có
thể hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh
đuổi bọn địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt
Nam độc lập, người cày có ruộng.
- Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta toát lên tư tưởng lớn
rằng cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách
mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội; sự nghiệp đó là của chính nhân dân dưới sự lãnh đạo đại
tài của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng Mác – Lênin.
- Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng đã
nêu chính xác tên, tôn chỉ của Đảng, hệ thống tổ chức của
Đảng từ chi bộ, huyện bộ hay khu bộ; tỉnh bộ, thành bộ hay đặc
biệt bộ và cả Trung ương.
1.2 Hoàn cảnh ra đời của cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng:
1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử cương lĩnh đầu tiên của Đảng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã được đề ra tại Hội
nghị hợp nhất của tổ chức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như
Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng
chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ
trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông
Dương Cộng sản Đảng (06/1929); 2 đại biểu của An Nam Cộng
sản Đảng(10/1929) và một số đồng chí Việt Nam đang hoạt
động ngoài nước.
4
Hội nghị được tổ chức họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau
trên bán đảo Cửu Long, từ ngày 6/6 – 7/2/1930, đã thảo luận
quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông
qua 7 tài liệu và văn kiện, trong đó có 4 văn bản như sau:
- Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sách lược vắn tắt của Đảng.
Chính cương vắn tắt của Đảng
Chương trình tóm tắt của Đảng
Hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tất cả tài
liệu, văn kiện kể trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa trên
cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Đại hội VI
(1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các Cương lĩnh chính
trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình cách mạng
thế giới và Đông Dương. Mặc dù là vắn tắt, song nội dung của
các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội nghị được sắp xếp theo
một cách logic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị.
1.2 Ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng
đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu
khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và
thấm nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân
quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay
nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền vớichủ
nghĩa xã hội là một tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh đầu tiên này.
Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề không hoàn toàn
phù hợp với thực tế Việt Nam sau này hoặc có một số từ ngữ
dẫn tới sự giải thích khác nhau, song, với sự bổ sung của Luận
cương Chính trị đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã
dần hoàn thiện hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: Trong bản Cương lĩnh
cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm
vụ chống đế quốc và chống kiến, thực hiện dân tộc lập, người
cày ruộng. Cương lĩnh ấy phù hợp với nguyện vọng thiết tha
của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn
kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp
5
mình,còn các đảng phái của các giai cấp khác thì bị phá sản
hoặc bị cô lập. Do đó,quyền lãnh đạo của Đảng ta – Đảng của
giai cấp công nhân không ngừng củngcố và tăng cường.
CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI
QUỐC VÀ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT
NAM.
2.1. Bối cảnh lịch sử:
- Ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng đã ra đi tìm đường cứu nước.
Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước mãnh liệt và
quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống sót”nhằm thực hiện hoài
bão tìm ra con đường cứu nước, an dân. Với khát vọng giải
phóng dân tộc, sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái
Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm thấy con đường
cách mạng đúng đắn: con đườngcách mạng vô sản. Nguyễn Ái
Quốc đã lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười Nga
(1917) và đến nay, trên thế giới này chỉ có Cách mạng Tháng
Mười Nga là thành công, tức là nhân dân được hưởng sự tự do,
ấm no, hạnh phúc.Trong thời kì đấu tranh dành độc lập từ năm
1930 - 1945: Đảng và Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: độc lập dân
tộc là nhiệm vụ ưu tiên => mang lại tự do, hạnh phúc cho toàn
dân. Với quyết tâm giành độc lập, Đảng và dân tộc ta quyết
tâm thực hiện chủ trương “ Thà hi sinh chứ không chịu mất
nước” và giành chiến được sự độc lập. Sau khi độc lập, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tuyên bố với cả thế giới biết rằng: nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua nhiều năm chống giặc, chúng
ta đã thống nhất được đất nước cùng với quá độ lên chủ nghĩa
xã hội mà dân ta xây dựng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Dưới sự lãnh đạo của đổi mới, sau hơn
35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã giành được
những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử vì lợi ích độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Bằng kinh nghiệm thực tiễn và lý luận
cách mạng, Hồ Chí Minh đúc kết: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc
lập cho dân tộc.
2.2.Một tầm nhìn vượt thời đại:
6
2.2.1. Những quyết định sáng suốt của Hồ Chí Minh
trước bước ngoặt Cách mạng Việt Nam:
Xuất phát từ thực tiễn đất nước, Nguyễn Ái Quốc không thành
lập ngay Đảng cộng sản mà thành lập một tổ chức cách mạng
theo khuynh hướng mác xít để từng bước đưa chủ nghĩa Mác -
Lê-nin vào phong trào của quần chúng lao động, đó là Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên.
Sau 30 năm bôn ba khắp thế giới để tìm kiếm con đường cứu
nước, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam trực
tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng
trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, chỉ có con đường cách
mạng dân tộc dân chủ do giai cấp công nhân tiên phong lãnh
đạo,đánh đổ đế quốc và thực dân, giành độc lập, thành lập nhà
nước, rồi mới tiến lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Với sự nhạy cảm chính trị thiên tài của mình, Nguyễn Ái Quốc
nhận thấy tình hình thế giới có những biến động to lớn, ông trở
về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của nước ta.
Là một chiến sĩ cách mạng vô sản, với nhiều năm kinh nghiệm
hoạt động trên chiến trường quốc tế và luôn dõi sát tình
hình,Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận định quan trọng, sáng
suốt về tình hình thế giới và khu vực, đưa ra những quyết sách
cho cách mạng Việt Nam trong bối cảnh Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ. Người cho biết cuộc chiến tranh này có thể
gây ra nhiều tai họa cho nhân loại, nhưng sẽ sinh ra nhiều nước
xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để nắm bắt tình hình, nắm bắt xu
thế, tiến hành tổng khởi nghĩa thành công, ngoài việc chuẩn bị
lực lượng cách mạng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải
có tầm nhìn chiến lược, mọi hoạt động phải tiến hành.Một trong
những điều kiện tiên quyết của Nguyễn Ái Quốc là điều hành
các khóa đào tạo. Dạy cho đồng chí phương pháp tư duy, đánh
giá tình hình quốc tế để đồng chí tin tưởng rằng cách mạng Việt
Nam sẽ thắng lợi, nhất là cách mạng các nước thuộc địa miền
Nam và cách mạng toàn thế giới. Những nhận thức đó giúp cho
cán bộ cách mạng của ta nhanh chóng chớp thời cơ hành động,
tránh được “căn bệnh”: biệt lập, biệt lập - đây là điều mà
Nguyễn Ái Quốc đã đề cập cách đây 20 năm. Và không chỉ như
thế, Nguyễn Ái Quốc chỉ huy xây dựng quân đội, xây dựng vùng
căn cứ, tích cực chuẩn bị mọi mặt chuẩn bị khởi nghĩa giành
7
chính quyền. Từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 8 năm 1945, nhân
dân và Đảng ta chớp thời cơ triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc
và Đại hội đại biểu toàn quốc để thống nhất ý chí của nhân dân
cả nước, quyết định tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi Cách
mạng tháng 8 năm 1945.
2.2.2. Cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam:
Mục tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là
giành lại độc lập cho Tổ quốc. Thắng lợi của cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và các nước phụ thuộc phải
đi theo con đường của cách mạng vô sản. Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 thành công đã bước sang một trang mới trong
lịch sử dân tộc Việt Nam: đất nước giành được độc lập, nhân
dân được giải phóng sau gần 100 năm chịu ách thống trị của
thực dân Pháp. Cuộc cách mạng đó đã vượt ra khỏi biên giới
quốc gia và trở thành động lực, niềm tin, động lực để nhân dân
các nước thuộc địa phấn đấu giành độc lập. Trong nhiều năm
bôn ba ngoài thế, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, hòa
mình vào quần chúng lao động và trực tiếp chứng kiến sự bất
công,tàn bạo của xã hội giữa các tầng lớp lao động. Nguyễn Ái
Quốc đã kết luận:“Chỉ có hai loại của những người trên thế giới
này: những người bóc lột và bị bóc lột. Bất kì một quốc gia nào
trên thế giới thì chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo,
nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột rất dã man.
Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm thấy
con đường cách mạng đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã tình cờ
tìm hiểu về vấn đề nhân dân và thuộc địa khi đang đi tìm
đường cứu nước và giải phóng dân tộc.Từ những tham luận của
Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra phương hướng,định hướng
cơ bản của các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong
đó có Cách mạng Việt Nam. Với trí tuệ thiên tài và vận dụng lý
tưởng, cách mạng và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin để nhận ra những xu thế phát triển tất yếu của
nhân loại và bản chất của thời đại mới từ cách mạng tháng 10
mở ra, Người bắt đầu khẳng định “con đường duy nhất để cứu
nước và giải phóng nhân dân là làm cách mạng vô sản”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vạch ra con đường cứu nước
đúng đắn,phá vỡ sự bế tắc trên con đường giải phóng dân tộc
8
mà Người còn thực hiện thành công vấn đề quan trọng nhất của
đất nước là cách mạng của chúng ta, một cách chính xác, sáng
tạo và đã được lãnh đạo. Đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -
Lê-nin với phong trào công nhân và yêu nước.Với phương thức
xây dựng thành công lực lượng cách mạng với mặt trận đoàn
kết dân tộc rộng rãi lấy liên minh công nhân, nông dân làm
trung tâm, xây dựng Quân đội nhân dân anh hùng, xây dựng
Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2.3. Tầm nhìn của Nguyễn Ái Quốc với thế hệ trẻ:
2.3.1. Tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục thế hệ
trẻ:
Bác nêu lên tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người… đó là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ
vang”.
Đối với Hồ Chí Minh, trẻ em là mầm non, là cội nguồn của cải
quốc gia,cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ chu đáo thì
mới về đích; Bác nói về 5 điều dạy các cháu thật vô cùng thấm
thía: “Yêu Tổ quốc. Yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Đối với thanh niên, những lời căn dặn, động viên của Bác là
phương châm, là lý lẽ sống, họ chăm chỉ rèn luyện, rèn luyện
trong học tập, nỗ lực trong công việc, phấn đấu vì những mục
tiêu cao cả trong tương lai. “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng
không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên!”.Thanh
niên muốn xứng đáng với niềm tin yêu của Bác thì phải ra sức
học tập,rèn luyện. Tấm gương thực hành học tập suốt đời của
Bác là vô giá. Từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành, người ta học
từ sách vở, học ngoài đời, từ cổ chí kim,từ đông sang tây, học từ
đồng bào, đồng chí ... Người nói: “Tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày
nào cũng phải học, không học thì không theo kịp, công việc nó
sẽ gạt mình ở lại phía sau”.
Trong công cuộc đổi mới, trước những vận hội của đất nước và
khát vọng dân tộc giàu mạnh, thanh niên cần nhận thức đầy đủ
trách nhiệm của mình “phải có học thức”, phải “thành những
người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng”,vừa “chuyên” như
Bác Hồ căn dặn. Người yêu cầu thanh thiếu niên phải: “Chú
9
trọng đầy đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn
hóa, kỹ thuật,lao động và sản xuất”. Những lời khuyên bảo của
Người là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn
lên cống hiến cho đất nước. Tầm nhìn của thế hệ trẻ Hồ Chí
Minh cần được Đảng và nhà nước ta nhận thức đầy đủ thì mới
có thể tiến lên theo tình hình và điều kiện mới. Dẫu biết rằng
những thách thức mà giới trẻ ngày nay phải đối mặt là không
hề nhỏ,bởi hầu hết những ảnh hưởng tiêu cực, những cái nhìn
méo mó của xã hội…đều hướng vào giới trẻ ở nhiều khía cạnh.
Nhưng nếu biết khơi dậy truyền thống yêu nước, hoài bão, ý chí
và khát vọng cống hiến, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay sẽ tiếp
bước tiền nhân, bắt nhịp với xu thế thời đại, vượt qua mọi khó
khăn trở ngại. , sáng tạo, hăng say lao động trên các lĩnh vực,
góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xứng đáng với sự tin cậy của
Bác: “Thế hệ trẻ là lực lượng quyết định cho sự phát triển của
cách mạng, của dân tộc”.
2.3.2. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong tương lai:
Trong triết lý Hồ Chí Minh, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của
dân tộc.Hồ Chí Minh chỉ rõ, thanh niên không chỉ là lực lượng kế
tục các bậc tiền bối,mà còn là tương lai của đất nước, dân tộc.
Người so sánh tuổi trẻ với mùa xuân,sự khởi đầu của một năm.
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, thanh niên có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội
phần lớn phụ thuộc vào tuổi trẻ. Hồ Chí Minhviết: “Người ta
thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà.Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn là người chủ tương
lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và
lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cho cái
tương lai đó”. Việc học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ đã góp
phần quan trọng vào sự phát triển tương lai của đất nước. Hồ
Chí Minh rất coi trọng việc học tập và rèn luyện sự xuất sắc của
thế hệ trẻ. Người viết trong thư gửi thanh niên nhân kỷ niệm 20
năm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi: “Ra sức học tập nâng cao
trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để
cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân”. Bác
cũng chỉ ra rằng, làm nghề gì cũng phải học, mục đích của việc
học không gì khác là nâng cao năng lực bản thân, phát triển
10
kinh tế, chiến thắng các cuộc chiến tranh, cuộc sống của nhân
dân ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Mặt khác, Bác luôn chỉ
trích một bộ phận lớn thanh niên dường như đã quên quá khứ,
đánh mất bản sắc dân tộc. Người căn dặn tuổi trẻ ngày nay ra
sức học tập, nâng cao nhận thức, thích ứng với yêu cầu ngày
càng cao của nhiệm vụ cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến việc giáo dục và rèn luyện vai
trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng. Trong nhiệm vụ
ươm mầm cách mạng cho thế hệ sau, Hồ Chí Minh đề cập đến
vai trò của thế hệ cách mạng đi trước là chăm lo, đào tạo thế
hệ sau để tiếp nối sự nghiệp cách mạng, đào tạo để họ để họ
tiến bộ hơn mình, như thế mới tốt. Việc giáo dục, đào tạo thế hệ
trẻ mà Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc không phải là giáo điều trong
sách vở, nói nôm na, ngoài việc giáo dục ở nhà trường, sách vở
thì còn phải học lẫn nhau, học từ nhân dân.Chỉ có như vậy thế
hệ sau mới tiến bộ hơn thế hệ trước mới có thể đảm đương
được những nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới. Học tập phải
kết hợp với tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, yêu lao
động, yêu khoa học, yêu đạo đức. Chúng tôi kiên quyết phản
đối bất cứ điều gì đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Học để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, làm giàu cho dân,
tự cường cho đất nước.
C. KẾT LUẬN
Những điểm chung trong các Cương lĩnh của Đảng là tư
tưởng nhất quán về cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất
yếu đến cách mạng XHCN, độc lập dân tộc gắn với CNXH;
nhân dân là động lực cách mạng; Đảng Cộng sản lãnh đạo
cách mạng; Nhà nước, Chính phủ, quân đội của nhân dân;
xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Tuy rằng, nội dung
Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn
phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể
dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của Luận
cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng
đã được hoàn thiện hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm
11
1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng.
Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại
đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết
được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp
mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị
phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta -
Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng
cường”.Như vậy, thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm
qua là quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên những vấn đề căn
bản, có tầm chiến lược, trong đó, vấn đề hàng đầu là kiên
định và nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trong điều kiện mới của đất nước và thời đại. Bằng
kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý
luận cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí
Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề
độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm
no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân
tộc.
12
| 1/12

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ - LUẬT -------------------
TIỂU LUẬN LỊCH SỰ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI : TẦM NHÌN THIÊN TÀI CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỂ HIỆN TRONG CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
Trình độ đào tạo: Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy Ngành: Chuyên ngành: Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên:
Bà Rịa-Vũng tàu, tháng 12 năm 20 A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh
đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng
yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm
giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.
Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều
năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ
nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn -
con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con
đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách
mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới
bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc
tự do, bình đẳng thật”. Việc lựa chọn con đường giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm
nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu
cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến
thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn
diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó không chỉ
giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
Để có một cuốc sống hòa bình và ấm no hiện nay của đồng
bào, những người con, người em, người cháu chúng ta hiện
nay thì giai đoạn trước đó, khi nước ta bị các nước khác đô hộ
thì việc những người lãnh đạo, những người lính hay thâm chí
là những người dân tay không tấc sắt đã dũng cảm chiến đấu
vì hòa bình, độc lập tự do là vô cùng lớn lao. Do đó, không
thể nào không nhắc đến việc đặt ra mục tiêu, đường lối,
nhiệm vụ và phương pháp của Đảng và Nhà nước ta dựa trên
bản Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu về quá trình hình
thành cương lĩnh đầu tiên của Đảng và quá trình cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc, từ đó rút ra được giá trị đối với tiến
trình cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu về con đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc, biết được những quyết định sáng
suốt của Hồ Chí Minh trước bước ngoặt cách mạng Việt Nam.
Từ đó cho thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung cương lĩnh chính trị của Đảng, hoàn cảnh lịch sử và
ý nghĩa của cương lĩnh cùng với đó là tầm nhìn sáng suốt của
Hồ Chí Minh trước cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam. Từ đó chỉ rõ được tầm quan trọng của thế hệ trẻ và sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong việc phát triển đất nước.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu về cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, bao
gồm nội dung cương lĩnh chính trị, hoàn cảnh ra đời và ý
nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt
Nam. Phân tích tầm nhìn của Nguyễn Ái quốc qua con đường
cứu nước, biết được những quyết định sáng suốt của Hồ Chí Minh. B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CƯƠNG LĨNH
ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
1.1 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì? 1.1.1
Nội dung cương lĩnh chính trị:
- Cương lĩnh đã nêu lên rằng “chủ trương làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Đây là một mục tiêu lâu dài và cũng là cuối cùng của cách
mạng Việt Nam và của Đảng.
- Mục tiêu trước mắt được đề ra về xã hội là làm cho nhân dân
được tự do hội họp, nam nữ quyền, phổ thông về giáo dục cho
dân chúng; về chính trị thì đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và 3
bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập,
thành lập chính phủ và quân đội của nhân dân (công – nông –
binh); về kinh tế thì xóa bỏ đi các loại quốc trái, hủy bỏ sưu
thuế cho nông dân nghèo, tịch thu hết các sản nghiệp lớn của
đế quốc bàn giao cho chính phủ và nhân dân quản lý, tịch thu
hết ruộng đất bị chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho
dân cày nghèo, phát triển công và nông nghiệp và thực hiện lao
động 8 tiếng. Những mục tiêu đó là phù hợp với lợi ích cơ bản
của dân tộc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta.
- Sách lược của Đảng nêu rõ rằng Đảng là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, thu phục giai cấp, lãnh đạo quần chúng
nông dân; liên lạc với các tiểu tư sản, trí thức, trung nông; tranh
thủ, phân hóa các trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn
kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để có
thể hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh
đuổi bọn địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt
Nam độc lập, người cày có ruộng.
- Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta toát lên tư tưởng lớn
rằng cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách
mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội; sự nghiệp đó là của chính nhân dân dưới sự lãnh đạo đại
tài của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng Mác – Lênin.
- Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng đã
nêu chính xác tên, tôn chỉ của Đảng, hệ thống tổ chức của
Đảng từ chi bộ, huyện bộ hay khu bộ; tỉnh bộ, thành bộ hay đặc
biệt bộ và cả Trung ương.
1.2 Hoàn cảnh ra đời của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử cương lĩnh đầu tiên của Đảng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã được đề ra tại Hội
nghị hợp nhất của tổ chức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như
Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng
chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ
trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông
Dương Cộng sản Đảng (06/1929); 2 đại biểu của An Nam Cộng
sản Đảng(10/1929) và một số đồng chí Việt Nam đang hoạt động ngoài nước. 4
Hội nghị được tổ chức họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau
trên bán đảo Cửu Long, từ ngày 6/6 – 7/2/1930, đã thảo luận
quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông
qua 7 tài liệu và văn kiện, trong đó có 4 văn bản như sau:
- Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sách lược vắn tắt của Đảng.
Chính cương vắn tắt của Đảng
Chương trình tóm tắt của Đảng
Hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tất cả tài
liệu, văn kiện kể trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa trên
cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Đại hội VI
(1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các Cương lĩnh chính
trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình cách mạng
thế giới và Đông Dương. Mặc dù là vắn tắt, song nội dung của
các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội nghị được sắp xếp theo
một cách logic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị.
1.2 Ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng
đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu
khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và
thấm nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân
quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay
nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền vớichủ
nghĩa xã hội là một tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh đầu tiên này.
Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề không hoàn toàn
phù hợp với thực tế Việt Nam sau này hoặc có một số từ ngữ
dẫn tới sự giải thích khác nhau, song, với sự bổ sung của Luận
cương Chính trị đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã dần hoàn thiện hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: Trong bản Cương lĩnh
cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm
vụ chống đế quốc và chống kiến, thực hiện dân tộc lập, người
cày ruộng. Cương lĩnh ấy phù hợp với nguyện vọng thiết tha
của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn
kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp 5
mình,còn các đảng phái của các giai cấp khác thì bị phá sản
hoặc bị cô lập. Do đó,quyền lãnh đạo của Đảng ta – Đảng của
giai cấp công nhân không ngừng củngcố và tăng cường.
CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI
QUỐC VÀ GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
2.1. Bối cảnh lịch sử:
-
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng đã ra đi tìm đường cứu nước.
Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước mãnh liệt và
quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống sót”nhằm thực hiện hoài
bão tìm ra con đường cứu nước, an dân. Với khát vọng giải
phóng dân tộc, sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái
Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm thấy con đường
cách mạng đúng đắn: con đườngcách mạng vô sản. Nguyễn Ái
Quốc đã lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười Nga
(1917) và đến nay, trên thế giới này chỉ có Cách mạng Tháng
Mười Nga là thành công, tức là nhân dân được hưởng sự tự do,
ấm no, hạnh phúc.Trong thời kì đấu tranh dành độc lập từ năm
1930 - 1945: Đảng và Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: độc lập dân
tộc là nhiệm vụ ưu tiên => mang lại tự do, hạnh phúc cho toàn
dân. Với quyết tâm giành độc lập, Đảng và dân tộc ta quyết
tâm thực hiện chủ trương “ Thà hi sinh chứ không chịu mất
nước” và giành chiến được sự độc lập. Sau khi độc lập, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tuyên bố với cả thế giới biết rằng: nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua nhiều năm chống giặc, chúng
ta đã thống nhất được đất nước cùng với quá độ lên chủ nghĩa
xã hội mà dân ta xây dựng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Dưới sự lãnh đạo của đổi mới, sau hơn
35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã giành được
những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử vì lợi ích độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Bằng kinh nghiệm thực tiễn và lý luận
cách mạng, Hồ Chí Minh đúc kết: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc.
2.2.Một tầm nhìn vượt thời đại: 6
2.2.1. Những quyết định sáng suốt của Hồ Chí Minh
trước bước ngoặt Cách mạng Việt Nam:
Xuất phát từ thực tiễn đất nước, Nguyễn Ái Quốc không thành
lập ngay Đảng cộng sản mà thành lập một tổ chức cách mạng
theo khuynh hướng mác xít để từng bước đưa chủ nghĩa Mác -
Lê-nin vào phong trào của quần chúng lao động, đó là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Sau 30 năm bôn ba khắp thế giới để tìm kiếm con đường cứu
nước, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam trực
tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng
trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, chỉ có con đường cách
mạng dân tộc dân chủ do giai cấp công nhân tiên phong lãnh
đạo,đánh đổ đế quốc và thực dân, giành độc lập, thành lập nhà
nước, rồi mới tiến lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Với sự nhạy cảm chính trị thiên tài của mình, Nguyễn Ái Quốc
nhận thấy tình hình thế giới có những biến động to lớn, ông trở
về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của nước ta.
Là một chiến sĩ cách mạng vô sản, với nhiều năm kinh nghiệm
hoạt động trên chiến trường quốc tế và luôn dõi sát tình
hình,Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận định quan trọng, sáng
suốt về tình hình thế giới và khu vực, đưa ra những quyết sách
cho cách mạng Việt Nam trong bối cảnh Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ. Người cho biết cuộc chiến tranh này có thể
gây ra nhiều tai họa cho nhân loại, nhưng sẽ sinh ra nhiều nước
xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để nắm bắt tình hình, nắm bắt xu
thế, tiến hành tổng khởi nghĩa thành công, ngoài việc chuẩn bị
lực lượng cách mạng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải
có tầm nhìn chiến lược, mọi hoạt động phải tiến hành.Một trong
những điều kiện tiên quyết của Nguyễn Ái Quốc là điều hành
các khóa đào tạo. Dạy cho đồng chí phương pháp tư duy, đánh
giá tình hình quốc tế để đồng chí tin tưởng rằng cách mạng Việt
Nam sẽ thắng lợi, nhất là cách mạng các nước thuộc địa miền
Nam và cách mạng toàn thế giới. Những nhận thức đó giúp cho
cán bộ cách mạng của ta nhanh chóng chớp thời cơ hành động,
tránh được “căn bệnh”: biệt lập, biệt lập - đây là điều mà
Nguyễn Ái Quốc đã đề cập cách đây 20 năm. Và không chỉ như
thế, Nguyễn Ái Quốc chỉ huy xây dựng quân đội, xây dựng vùng
căn cứ, tích cực chuẩn bị mọi mặt chuẩn bị khởi nghĩa giành 7
chính quyền. Từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 8 năm 1945, nhân
dân và Đảng ta chớp thời cơ triệu tập Đại hội Đảng toàn quốc
và Đại hội đại biểu toàn quốc để thống nhất ý chí của nhân dân
cả nước, quyết định tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi Cách mạng tháng 8 năm 1945.
2.2.2. Cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam:
Mục tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là
giành lại độc lập cho Tổ quốc. Thắng lợi của cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và các nước phụ thuộc phải
đi theo con đường của cách mạng vô sản. Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 thành công đã bước sang một trang mới trong
lịch sử dân tộc Việt Nam: đất nước giành được độc lập, nhân
dân được giải phóng sau gần 100 năm chịu ách thống trị của
thực dân Pháp. Cuộc cách mạng đó đã vượt ra khỏi biên giới
quốc gia và trở thành động lực, niềm tin, động lực để nhân dân
các nước thuộc địa phấn đấu giành độc lập. Trong nhiều năm
bôn ba ngoài thế, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, hòa
mình vào quần chúng lao động và trực tiếp chứng kiến sự bất
công,tàn bạo của xã hội giữa các tầng lớp lao động. Nguyễn Ái
Quốc đã kết luận:“Chỉ có hai loại của những người trên thế giới
này: những người bóc lột và bị bóc lột. Bất kì một quốc gia nào
trên thế giới thì chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo,
nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột rất dã man.
Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tìm thấy
con đường cách mạng đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã tình cờ
tìm hiểu về vấn đề nhân dân và thuộc địa khi đang đi tìm
đường cứu nước và giải phóng dân tộc.Từ những tham luận của
Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra phương hướng,định hướng
cơ bản của các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong
đó có Cách mạng Việt Nam. Với trí tuệ thiên tài và vận dụng lý
tưởng, cách mạng và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin để nhận ra những xu thế phát triển tất yếu của
nhân loại và bản chất của thời đại mới từ cách mạng tháng 10
mở ra, Người bắt đầu khẳng định “con đường duy nhất để cứu
nước và giải phóng nhân dân là làm cách mạng vô sản”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vạch ra con đường cứu nước
đúng đắn,phá vỡ sự bế tắc trên con đường giải phóng dân tộc 8
mà Người còn thực hiện thành công vấn đề quan trọng nhất của
đất nước là cách mạng của chúng ta, một cách chính xác, sáng
tạo và đã được lãnh đạo. Đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -
Lê-nin với phong trào công nhân và yêu nước.Với phương thức
xây dựng thành công lực lượng cách mạng với mặt trận đoàn
kết dân tộc rộng rãi lấy liên minh công nhân, nông dân làm
trung tâm, xây dựng Quân đội nhân dân anh hùng, xây dựng
Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2.3. Tầm nhìn của Nguyễn Ái Quốc với thế hệ trẻ:
2.3.1. Tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục thế hệ
trẻ:
Bác nêu lên tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người… đó là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”.
Đối với Hồ Chí Minh, trẻ em là mầm non, là cội nguồn của cải
quốc gia,cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ chu đáo thì
mới về đích; Bác nói về 5 điều dạy các cháu thật vô cùng thấm
thía: “Yêu Tổ quốc. Yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Đối với thanh niên, những lời căn dặn, động viên của Bác là
phương châm, là lý lẽ sống, họ chăm chỉ rèn luyện, rèn luyện
trong học tập, nỗ lực trong công việc, phấn đấu vì những mục
tiêu cao cả trong tương lai. “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng
không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên!”.Thanh
niên muốn xứng đáng với niềm tin yêu của Bác thì phải ra sức
học tập,rèn luyện. Tấm gương thực hành học tập suốt đời của
Bác là vô giá. Từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành, người ta học
từ sách vở, học ngoài đời, từ cổ chí kim,từ đông sang tây, học từ
đồng bào, đồng chí ... Người nói: “Tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày
nào cũng phải học, không học thì không theo kịp, công việc nó
sẽ gạt mình ở lại phía sau”.
Trong công cuộc đổi mới, trước những vận hội của đất nước và
khát vọng dân tộc giàu mạnh, thanh niên cần nhận thức đầy đủ
trách nhiệm của mình “phải có học thức”, phải “thành những
người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng”,vừa “chuyên” như
Bác Hồ căn dặn. Người yêu cầu thanh thiếu niên phải: “Chú 9
trọng đầy đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn
hóa, kỹ thuật,lao động và sản xuất”. Những lời khuyên bảo của
Người là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn
lên cống hiến cho đất nước. Tầm nhìn của thế hệ trẻ Hồ Chí
Minh cần được Đảng và nhà nước ta nhận thức đầy đủ thì mới
có thể tiến lên theo tình hình và điều kiện mới. Dẫu biết rằng
những thách thức mà giới trẻ ngày nay phải đối mặt là không
hề nhỏ,bởi hầu hết những ảnh hưởng tiêu cực, những cái nhìn
méo mó của xã hội…đều hướng vào giới trẻ ở nhiều khía cạnh.
Nhưng nếu biết khơi dậy truyền thống yêu nước, hoài bão, ý chí
và khát vọng cống hiến, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay sẽ tiếp
bước tiền nhân, bắt nhịp với xu thế thời đại, vượt qua mọi khó
khăn trở ngại. , sáng tạo, hăng say lao động trên các lĩnh vực,
góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xứng đáng với sự tin cậy của
Bác: “Thế hệ trẻ là lực lượng quyết định cho sự phát triển của
cách mạng, của dân tộc”.
2.3.2. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong tương lai:
Trong triết lý Hồ Chí Minh, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của
dân tộc.Hồ Chí Minh chỉ rõ, thanh niên không chỉ là lực lượng kế
tục các bậc tiền bối,mà còn là tương lai của đất nước, dân tộc.
Người so sánh tuổi trẻ với mùa xuân,sự khởi đầu của một năm.
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, thanh niên có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội
phần lớn phụ thuộc vào tuổi trẻ. Hồ Chí Minhviết: “Người ta
thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà.Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn là người chủ tương
lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và
lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cho cái
tương lai đó”. Việc học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ đã góp
phần quan trọng vào sự phát triển tương lai của đất nước. Hồ
Chí Minh rất coi trọng việc học tập và rèn luyện sự xuất sắc của
thế hệ trẻ. Người viết trong thư gửi thanh niên nhân kỷ niệm 20
năm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi: “Ra sức học tập nâng cao
trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để
cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân”. Bác
cũng chỉ ra rằng, làm nghề gì cũng phải học, mục đích của việc
học không gì khác là nâng cao năng lực bản thân, phát triển 10
kinh tế, chiến thắng các cuộc chiến tranh, cuộc sống của nhân
dân ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Mặt khác, Bác luôn chỉ
trích một bộ phận lớn thanh niên dường như đã quên quá khứ,
đánh mất bản sắc dân tộc. Người căn dặn tuổi trẻ ngày nay ra
sức học tập, nâng cao nhận thức, thích ứng với yêu cầu ngày
càng cao của nhiệm vụ cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến việc giáo dục và rèn luyện vai
trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng. Trong nhiệm vụ
ươm mầm cách mạng cho thế hệ sau, Hồ Chí Minh đề cập đến
vai trò của thế hệ cách mạng đi trước là chăm lo, đào tạo thế
hệ sau để tiếp nối sự nghiệp cách mạng, đào tạo để họ để họ
tiến bộ hơn mình, như thế mới tốt. Việc giáo dục, đào tạo thế hệ
trẻ mà Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc không phải là giáo điều trong
sách vở, nói nôm na, ngoài việc giáo dục ở nhà trường, sách vở
thì còn phải học lẫn nhau, học từ nhân dân.Chỉ có như vậy thế
hệ sau mới tiến bộ hơn thế hệ trước mới có thể đảm đương
được những nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới. Học tập phải
kết hợp với tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, yêu lao
động, yêu khoa học, yêu đạo đức. Chúng tôi kiên quyết phản
đối bất cứ điều gì đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Học để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, làm giàu cho dân,
tự cường cho đất nước. C. KẾT LUẬN
Những điểm chung trong các Cương lĩnh của Đảng là tư
tưởng nhất quán về cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất
yếu đến cách mạng XHCN, độc lập dân tộc gắn với CNXH;
nhân dân là động lực cách mạng; Đảng Cộng sản lãnh đạo
cách mạng; Nhà nước, Chính phủ, quân đội của nhân dân;
xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Tuy rằng, nội dung
Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn
phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể
dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của Luận
cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng
đã được hoàn thiện hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 11
1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng.
Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại
đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết
được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp
mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị
phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta -
Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng
cường”.Như vậy, thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm
qua là quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên những vấn đề căn
bản, có tầm chiến lược, trong đó, vấn đề hàng đầu là kiên
định và nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trong điều kiện mới của đất nước và thời đại. Bằng
kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý
luận cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí
Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề
độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm
no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. 12