-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề tài khả năng làm việc - Công tác xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội
Đề tài khả năng làm việc - Công tác xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Công tác xã hội(CTXH101) 10 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Đề tài khả năng làm việc - Công tác xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội
Đề tài khả năng làm việc - Công tác xã hội | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công tác xã hội(CTXH101) 10 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
Khoa công tác xã hội BÁO CÁO NHÓM
THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
ĐỀ TÀI: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC Lớp niên chế : D16TL02
Địa điểm thực hành
: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1
Thời gian thực hành
: 3/04/2022 – 7/05/2022
Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thúy Ngọc 1 Hà Nội: 5 - 2023 2 Mục
Lục………………………………………………………………………………
………………………….....1
Danh sách thành viên........................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH.............................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng.........................3
2. Một số hoạt động tại cơ cở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng............................4
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG........................7
1. Khái niệm Tâm lý lao động........................................................................7
2. Đối tượng của Tâm lý học lao động..............................................................7
3. Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động...............................................................7
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận................................................................8
3.2. Nhiệm vụ trong nghiên cứu ứng dụng.....................................................8
CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC............................................................10
1. Khái niệm khả năng làm việc....................................................................10
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm việc................................................10
3. Diễn biến của khả năng làm việc..................................................................10
3.1. Khả năng làm việc trong một ca sản xuất................................................10
3.2. Khả năng làm việc trong một ngày (24 giờ)..............................................12
3.3. Khả năng làm việc trong tuần và trong năm............................................12
CHƯƠNG IV: NHẬT KÝ THỰC HÀNH.............................................................14
Nhật ký thực hành tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cs I..................................14
3/4-7/4......................................................................................................14
10/4-14/4...................................................................................................15
17/4-21/4...................................................................................................16
24/4-28/4...................................................................................................16
CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA THỰC HÀNH TẠI VIỆN DƯỠNG
LÃO DIÊN HỒNG......................................................................................17
KẾT LUẬN...................................................................................................20
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH....................................................................................21 1 Danh sách thành viên Họ tên sinh viên Lớp tín chỉ Nhận xét
Nguyễn Văn Thiện(Nhóm trưởng) D16TL02 Đinh Việt Hoàng D16TL02 Trần Đức Huy D16TL02 Lê Văn Lực D16TL02 Lương Nguyễn Thu Thủy D16TL02 Phạm Phương Anh D16TL02 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1. Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng.
Thành lập từ Tháng 9 năm 2014, hiện nay Trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng đã trở thành địa chỉ tin cậy của các gia đình có người cao tuổi, người bị tai
biến, tai nạn lao động… tại Hà Nội và các tỉnh từ Quảng Bình trở ra.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thể hiện khát vọng của người sáng lập
muốn xây dựng một Viện dưỡng lão kiểu mẫu theo đuổi các giá trị: Tận tâm
chăm sóc người cao tuổi, Đồng cảm với cảm xúc và hoàn cảnh của người cao
tuổi cùng gia đình và mang tới môi trường sống Vui vẻ giúp người cao tuổi sống
tại đây yêu đời hơn, tìm lại được những sở thích và đam mê đang dần bị lãng quên.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách
nhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan 3
tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên
những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh
thần. Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống
hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn. Hạnh phúc, an nhàn và bình yên
trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của Diên Hồng.
Sau 8 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng đã tiếp nhận hàng nghìn“vị khách” đến để nội trú tại Diên Hồng. Được sự
tin tưởng và ghi nhận từ người cao tuổi, người thân, con cháu của các cụ và các
bạn đồng nghiệp. Hiện nay do nhu cầu của xã hội và định hướng phát triển trung
tâm đã có 4 cơ sở để tiếp tục phục vụ cho sứ mệnh của mình.
Với khẩu hiệu “Sẻ chia trách nhiệm, vẹn tình yêu thương”, đội ngũ cán bộ
nhân viên tại đây luôn hết mình với công việc và đặt tình yêu thương lên hàng
đầu. Dưỡng lão Diên Hồng: Thay đổi cách nghĩ và cách sống của tuổi già, được
làm những việc chưa từng làm.
2. Một số hoạt động tại cơ cở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. 4
Trong thời gian thực hành, chúng em may mắn được đến và làm việc tại
cơ sở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, có địa chỉ: U07-L16, Khu đô thị Đô
Nghĩa, Đường Nguyễn Văn Trác, P. Yên Nghĩa, Hà Đông, HN.
Hình 1. Ngày đầu đến với Viện dưỡng lão Diên Hồng CS 1
Một số hoạt động dịch vụ chính có thể kể đến chính tại trung tâm dưỡng
lão Diên Hồng. Tại trung tâm có nhiều người cùng lứa tuổi để giao lưu, tâm sự,
bầu bạn giúp các cụ vơi bớt nỗi cô đơn tuổi xế chiều. Dịch vụ chăm sóc dài ngày
(chăm sóc nội trú) hoặc bán trú (sáng đến, chiều về) tại Trung tâm dưỡng lão
Diên Hồng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng các chuyên gia y tế, điều
dưỡng và nhân viên chăm sóc giàu kinh nghiệm và tận tâm sẽ giúp bạn “vuông
tròn chữ hiếu” đối với bố mẹ, ông bà mình.
- Hoạt động kiểm tra huyết áp, mạch hàng ngày và đường huyết định kỳ.
Từ đó xây dựng, duy trì một chế độ ăn uống hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa cho quá
trình hồi phục cũng như phòng chống tái phát tai biến.
- Hỗ trợ bệnh nhân tập phản xạ và cảm giác bằng các biện pháp khác nhau.
- Luôn khích lệ tinh thần bệnh nhân, tạo tâm lý lạc quan, yêu đời. Từ đó,
tạo động lực rất lớn để người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá trình tập luyện, hồi phục. 5
- Bác sĩ và y sỹ đông y luôn hướng dẫn, động viên người bệnh tập luyện
trên hệ thống trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng, đặc biệt chú trọng tới
những nhóm cơ bị liệt, yếu.
Hoạt động của nhóm sinh viên khi đến thực hành tại cơ sở 1 trung tâm
dưỡng lão Diên Hồng. Dưới sự hướng dẫn và tạo điều kiện của các anh chị
hướng dẫn ở trung tâm, chúng em đã có rất nhiều hoạt động trong thời gian thực
hành. Các hoạt động chủ yếu có thể kể đến như: tham vấn cá nhân, tham vấn
nhóm, thông qua các trò chơi để tạo bầu không khí tích cực trong tập thể cán bộ
nhân viên và người cao tuổi sinh sống và làm việc tại trung tâm dưỡng lão, hỗ
trợ anh chị điều dưỡng về các hoạt động của ông bà,… Có thể nói đến những trò
như: Tô tranh, Xếp gỗ, Ném bóng và hơn thể nữa một chương trình mà cá nhân
em và nhóm cho là lớn nhất đó là Chương trình chia tay sinh viên nhóm sinh
viên trường đại học Lao động – Xã hội.
Hình 3: Trò chuyện cùng bà “Xuân Hồng”
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 luôn tạo điều kiện hết mức cho
các hoạt động cũng như các chương trình, thu hút được đông đảo các cụ, các anh
chị cán bộ công nhân viên đang sinh sống và làm việc tại đây tham gia nhiệt
tình. Tạo được niềm tin với các cụ và các anh chị, thuận lợi cho việc tìm hiểu
bầu không khí tâm lý của người cao tuổi cũng như bầu không khí trong lao động
của cán bộ công nhân viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Thật may mắn, nhóm em đã luôn nhận được những lời nhắc nhở và những
lời động viên kịp thời của các anh chị hướng dẫn nhóm tại trung tâm và các cô 6
giáo hướng dẫn, bên cạnh đó nhờ có sự tự giác, ý thức cao từ phía các thành
viên trong nhóm nên các hoạt động luôn đạt kết quả cao. 7
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm Tâm lý lao động.
Tâm lý học Lao động là một môn Tâm lý học chuyên ngành nghiên
cứu các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm góp phần
phát triển con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao
động và nâng cao hiệu quả lao động của con người.
2. Đối tượng của Tâm lý học lao động.
Tâm lý học lao động đề cập tới hoạt động lao động nói chung, mà
hoạt động của con người diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên tâm
lý học lao động cũng bao hàm một phạm vi rộng lớn, gồm tâm lý học kinh
doanh, tâm lý học hành chính, tâm lý học quản lý, trường học.
Dù ở lĩnh vực hoạt động nào thì đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động bao gồm:
Các hoạt động lao động.
Những đặc điểm nhân cách của người lao động, đặc điểm về nghề nghiệp của họ. Môi trường xã hội.
Lịch sử và môi trường lao động cụ thể mà trong đó hoạt động lao động được thực hiện.
Các mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động.
Các công cụ lao động, các sản phẩm lao động và các phương pháp dạy lao động.
3. Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động.
Tâm lý học lao động là một khoa học cung cấp các kiến thức về
tâm lý người lao động nhằm hợp lý hóa quá trình lao động, đào tạo nghề,
bằng cách sử dụng các nhân tố tâm lý tích cực để lao động của con người 8
được thực hiện có hiệu quả cao nhất, tiêu hao năng lượng thần kinh, tâm
lý, cơ bắp ít nhất và tiết kiệm tối đa các phương tiện vật chất.
Tâm lý học lao động đặt ra cho mình nhiệm vụ trong lĩnh vực
nghiên cứu lý luận và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tâm lý học về nghề nghiệp (nghiên cứu các yêu cầu của
nghề đối với người lao động, giúp cho việc định hướng nghề, vấn đề đào
tạo, tuyển chọn, thích ứng nghề nghiệp...).
Nghiên cứu nguyên nhân làm nảy sinh các trạng thái tâm lý trong
lao động, trên cơ sở đó tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu
cực và thúc đẩy ảnh hưởng tích cực.
Nghiên cứu bản chất của các thao tác, hành động trong lao động,
phân tích các yêu cầu của các chức năng tâm lý trong việc thực hiện
nhiệm vụ lao động để xác định được khả năng và sai sót có thể xảy ra
trong lao động, giúp tìm ra các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
Nghiên cứu quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong lao động để
phục vụ công tác đào tạo, luyện tập nâng cao tay nghề.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động tới
các chức năng tâm lý của người lao động để tổ chức lao động khoa học.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong lao
động để phục vụ công tác quản lý nhóm, tập thể lao động.
3.2. Nhiệm vụ trong nghiên cứu ứng dụng
Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, tâm lý học lao động nhằm
thực hiện hai mục tiêu chính, đó là nhân bản hóa và tăng năng suất lao động. 9
Nhân bản hóa là phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
hạ thấp sự mệt mỏi, tăng tính súc tích cho nội dung lao động, tạo mọi điều
kiện để người lao động phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách.
Tăng năng suất lao động có thể đạt được bằng nhiều con đường
khác nhau. Ngày nay, người ta khuyến khích sử dụng các nhân tố tâm lý
tích cực như màu sắc, âm nhạc, các phương thức tác động tới tâm lý, giúp
người lao động vui vẻ, phấn chấn hơn, từ đó làm việc hiệu quả tốt hơn. 10
CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC
1. Khái niệm khả năng làm việc
Khả năng làm việc hiểu theo nghĩa rộng nhất, đó là tổng hợp tiềm
năng về thể lực và trí tuệ của con người phải hao phí ra trong quá trình lao
động để làm ra sản phẩm có giá trị về vật chất hoặc tinh thần cho xã hội.
Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, ta thường đề cập tới khả năng lao động
của một người trong một hoạt động chuyên môn cụ thể
Như vậy khả năng làm việc bao gồm trong nó cả năng lực nghề
nghiệp, động cơ nghề nghiệp và những khả năng tâm lý khác nữa, được
thể hiện ở sự dẻo dai, bền bỉ, không biết mệt mỏi sớm.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng làm việc
Khả năng làm việc của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau, có thể chia ra làm hai nhóm: Những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong.
Những yếu tố bên ngoài gồm có: Những yêu cầu của quá trình sản
xuất trong đó có thể đề cập tới tầm quan trọng, mức độ trách nhiệm của
việc thực hiện nhiệm vụ, tính chất của các thao tác và sự phức tạp của
chúng, những yêu cầu về độ chính xác cũng như cường độ thực hiện thao tác...
Những yếu tố bên trong gồm có: Tình trạng sức khoẻ, sự hoạt
động và mức độ phát triển của các giác quan đặc biệt là các giác quan
tham gia trực tiếp vào hoạt động lao động, tình trạng hoạt động của hệ thần kinh.
3. Diễn biến của khả năng làm việc
3.1. Khả năng làm việc trong một ca sản xuất 11
Thông thường ở các doanh nghiệp, tập thể lao động sản xuất áp
dụng chế độ làm việc 2 ca (ca sáng và ca chiều), một số đơn vị áp dụng
chế độ làm việc 1 ca vào giờ hành chính, số khác áp dụng chế độ làm việc
3 ca (2 ca vào ban ngay và 1 ca vào ban đêm).
Tuỳ thuộc vào tính chất công việc, mức độ nặng nhọc, độc hại mà
người ta quy định thời gian làm việc cho một ca là… 6,7,8 giờ. Ở đây đề
cấp tới ca sản xuất 8 giờ, được chia làm 2 nửa ca, mỗi nửa ca 4 giờ.
Trong một ca sản xuất, khả năng làm việc có biến đổi xác định
mang tính quy luật, không phụ thuộc vào công việc khác nhau, đơn vị lao
động sản xuất khác nhau.
Giai đoạn “đi và công việc”(ở thời gian đầu của ca sản xuất):
Đó là giai đoạn khả năng làm việc được tăng dần lên và cuối cùng
đạt mức tối đa. Lúc mới bắt đầu làm việc thì khả năng làm việc còn đạt
mức thấp, biểu hiện ở các chỉ số về kinh tế, kỹ thuật đều ở mức độ tương
đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng sinh lý.
Giai đoạn “khả năng làm việc tối đa” hay khả năng làm việc ổn định:
Đây là giai đoạn khả năng làm việc ổn định ở mức cao nhất. Dấu
hiệu đặc trưng ở giai đoạn này là các chỉ số kinh tế, kỹ thuật đều cao,
đồng thời có sự hạ thấp tình trạng căng thẳng của các chức năng sinh lý
do sự xung đột sinh lý thần kinh trước đây đã được khắc phục hoàn toàn.
Giai đoạn này được duy trì và ổn định trong thời gian dài khi mà sự
tương xứng giữa hệ thống chức năng cơ sở và các hệ thống khác vẫn
được đảm bảo. Đây là giai đoạn thể hiện trạng thái bình thường của cơ thể người lao động.
Giai đoạn “khả năng làm việc giảm sút” hay giai đoạn sự mệt mỏi phát triển: 12
Ở giai đoạn này các chỉ số kinh tế kỹ thuật lại bắt đầu bị hạ thấp,
năng suất lao động bị giảm sút, chất lượng lao động cũng kém đi và sự
căng thẳng các chức năng sinh lý lại tăng lên.
Tuỳ thuộc vào các hoạt động lao động khác nhau và điều kiện lao
động sản xuất, hoàn cảnh của mỗi cá nhân mà thời gian của các giai đoạn
có thể dao động rất lớn từ vài phút đến vài giờ.
Trong một số trường hợp, ở cuối ca sản xuất không xảy ra sự hạ
thấp khả năng làm việc, mà là sự nâng cao khả năng làm việc lên thêm
một chút, trên đường cong khả năng làm việc có thể hiện rõ điều này.
Hiện tượng này được gọi là đợt cuối cùng. Trong trường hợp có sự nâng
cao khả năng làm việc là do tác động của cảm xúc tích cực khi nhìn thấy
trước được sự kết thúc công việc.
Ở nửa sau của ca sản xuất, giai đoạn a ngắn hơn và khả năng làm
việc thấp hơn và ở các giai đoạn c sự xuất hiện mệt mỏi sớm hơn, khả
năng làm việc hạ thấp nhanh hơn. Nhìn chung khả năng làm việc ở nửa
sau của ca sản xuất so với nửa đầu ca sản xuất thấp hơn từ 30% - 40%.
3.2. Khả năng làm việc trong một ngày (24 giờ).
Khả năng làm việc trong một ngày 24 giờ cũng có những biến đổi,
đó là kết quả của sự thích ứng cơ thể với nhịp sinh học của con người.
Khả năng làm việc vào ca ban ngày thường cao hơn vào ca ban
đêm, sự thay đổi của khả năng làm việc được cao thể hiện rõ qua chỉ số về
độ chính xác của thao tác, số lượng sai sót cao nhất vào lúc 2 - 3 giờ sáng,
số lượng sai sốt ít nhất vào khoảng từ 6 - 11 giờ sáng, nguyên nhân chủ
yếu là sự thay đổi nhịp sinh học của con người (con người thường quen
làm việc, thức vào ban ngày, còn ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm).
Do vậy mà làm vào ban đêm sẽ gây áp lực lớn đối với người lao động.
3.3. Khả năng làm việc trong tuần và trong năm 13
Hiện nay trong các đơn vị hành chính áp dụng chế độ làm việc: 5
ngày x 8giờ/ngày = 40 giờ / tuần, nghỉ 02 ngày thứ bảy và chủ nhật.
Đa số các đơn vị sản xuất, kinh doanh áp dụng chế độ làm việc: 6
ngày x 8 giờ/ngày = 48 giờ /tuần, nghỉ 01 ngày chủ nhật.
Một số đơn vị áp dụng chế độ làm việc nghỉ cách nhật thứ 7 và nghỉ chủ nhật.
Nhìn chung khả năng làm việc trong tuần biến đổi có tính quy luật
và cũng được biểu hiện rõ cả ba giai đoạn như trong một ca sản xuất khả
năng làm việc thấp vào những ngày đầu tuần, sau đó tăng dần lên, đạt
mức cao nhất và ổn định trong một vài ngày, khả năng làm việc giảm dần
vào những ngày cuối tuần, nguyên nhân chính là do tích tụ sự mệt mỏi.
Khả năng làm việc trong năm cũng không ổn định. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy khả năng làm việc tối đa được thấy vào những
tháng mùa đông, khả năng làm việc thấp nhất rơi vào những tháng mùa hè trong năm. 14
CHƯƠNG IV: NHẬT KÝ THỰC HÀNH
Nhật ký thực hành tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cs I Thời Mục tiêu đề ra
Hoạt động cụ thể
Kết quả đạt được gian Tạo lập mối quan + Hỗ trợ các + Đã tạo được thiện hệ với ông bà và anh chị điều cảm với các anh các anh chị ở viện dưỡng viên chị nhờ đó mà việc dưỡng lão Diên trong công tác tạo mối quan hệ Hông chăm sóc với anh chị điều người cao dưỡng tốt hơn. tuổi. + Trạng thái của anh + Tạo lập các chị khi giao tiếp thì 3/4-7/4 hoạt động vui thân thiện, cởi mở chơi lành và luôn luôn giúp mạnh cho các đỡ tạo điều kiện ông bà. hết mức cho các bạn sinh viên thực hành + ..... 15 + Tìm hiểu + Hỗ trợ các Đối với anh chị những khó anh chị điều điều dưỡng: tâm lý khi dưỡng viên + Công việc thường làm nghề trong công tác bận rộn và vất vả điều dưỡng chăm sóc + Công việc luôn áp + Tìm hiểu người cao lực những khó tuổi. + Gặp rủi ro trong khăn mà + Hỗ trợ giúp nghề nghiệp. người cao đỡ người cao
Đối với người cao tuổi đang tuổi trong tuổi: 10/4-14/4 gặp phải (gia việc ăn uống, + Nhiều người không đình, sức lập gia đình đình) + Sức khoẻ suy yếu, trí nhớ kém, hay stress, suy nghĩ về quá khứ và liên tưởng đến tương lai + .... 16 + Hiểu hơn về + Hỗ trợ các + Chọn vì yêu nghề, ngành điều anh chị điều vì mong muốn cá dưỡng và dưỡng viên nhân muốn tạo tìm hiểu lí trong công tác những điều tốt đẹp do chọn chăm sóc cho xã hội… nghề này. người cao + Mất trí nhớ: không + Hiểu kỹ hơn tuổi. nhớ được gia đình, về một số + Hỗ trợ giúp cuộc sống khó căn bệnh ở đỡ người cao khăn 17/4-21/4 người cao tuổi trong + Biến chứng: ảnh tuổi và ảnh việc ăn uống, hưởng đến ăn hưởng của + Tạo lập các uống, đi lại cũng nó đến cuộc hoạt động vui như các hoạt về sống thường chơi lành sinh cá nhân luôn ngày mạnh cho các cần người hỗ trợ ông bà + .... 17 + Trò chuyện + Hỗ trợ các + Các cụ cao tuổi tìm hiểu về anh chị điều thường khá nóng đề stress và dưỡng viên tính và dễ tự ái, dễ việc dễ nóng trong công tác tự ti, hay suy nghĩ tính ở người chăm sóc tiêu cực nên tâm lý cao tuổi người cao cũng hay nóng 24/4-28/4 tuổi. nảy. + Hỗ trợ giúp + Vị trí xã hội thay đỡ người cao đổi, từ người chăm tuổi trong sóc gia đình, trở việc ăn uống, thành người được con cháu chăm sóc 18 + Hỗ trợ các anh chị điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc
người cao Đã tổ chức thành công tuổi.
được buổi lễ tổng kết, để Chuẩn bị tổ chức
+ Hỗ trợ giúp lại nhiều ân tượng, kỷ đỡ người cao 1/5-7/5 buổi lễ tổng kết
niệm với ông bà và tất cả
tuổi trong các anh chị ở viện dưỡng việc ăn uống, lão Diên Hồng + Tạo lập các hoạt động vui chơi lành mạnh cho các ông bà
CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA THỰC HÀNH TẠI
VIỆN DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG
Cảm nhận lần đầu được đi thực hành của các bạn trong nhóm: “Ngày đầu
tiên cho một khóa thực hành của nhóm có thể là một trong những ngày đáng
nhớ nhất và là ngày căng thẳng trong khoa thực hành nhất. Bắt đầu một công
việc mới rất thú vị, những người hướng dẫn cũng làm cho nhóm cảm thấy lo lắng một chút.”
Bạn Thiện cho biết cảm nhận ngày đầu rằng: “ Mình được anh chị tiếp
đón và hướng dẫn rất chu đáo, có thể kể đến việc được Chị Hải gửi định vị để 19
giúp nhóm mình không lạc đường, được Chị Thu hướng dẫn về vấn đề mà bọn
mình cần phải chú ý khí lên các tầng như nào”.
Một số sinh viên khác thông qua quan sát cho rằng: “Các anh chị ở viện
dưỡng lão rất cần cù, siêng năng. Anh chị bắt đầu công việc lúc 5 giờ 30 phút
sáng để có thể chuẩn bị thật tốt cho các ông bà ở từng phòng, ở từng tầng về
các vấn đề cá nhân như đánh răng, rữa mặt. Sau đó tầm 6 giờ hơn chuẩn bị đo huyết áp và tim mạch.”
Cảm xúc sau nhiều tuần tham gia thực hành ở Diên Hồng: “ Vui, buồn lẫn
lộn nhau. Với những hoạt động vui chơi với ông bà khiên cả nhóm rất vui
nhưng bên cạnh cũng có những lúc sẽ chia những câu chuyện về hoàn cảnh
gia đình, con cái khiến nhóm tớ rất buồn.”
Một số sinh viên cũng cho biết mình gặp một số khó khăn trong chuyến đi
thực hành này: “Đối với em chuyến đi này có một chút khó khăn là đó là vấn
đề đi lại phải bắt hai đến ba chuyến xe buýt mới đến được điểm thực hành.”. “
Nhóm bọn mình có nhiều bạn mắc covid và ảnh hưởng đến sức khỏe và lịch trình thực hành”
Luôn khác phục khó khăn và tiếp bước: “Trong thời gian thực hành năm
tuần ở viện thì mất ba tuần là viện đã cánh ly covid nhưng nhóm vẫn cố gắng
di chuyển đến để hỗ trợ anh chị điều dưỡng viên ở viện dưỡng lão”
Cảm nhận khi chia tay bạn Phương Anh viết “Khoảng thời gian làm việc tại
viện dưỡng lão Diên Hồng là khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ trong quãng đời sinh viên của em.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị điều dưỡng viên cũng như
các ông bà, các cụ tại nơi đây. Đối với em, quãng thời gian thực hành tại ngôi
nhà Diên Hồng không dài, cũng không ngắn, nó đủ để cho em cảm thấy gắn bó
và biết ơn vì đã học được rất nhiều điều. Nhớ ngày đầu đến với nơi đây, em và
các bạn còn nhiều bỡ ngỡ và non trẻ, nhưng với sự giúp đỡ của các anh chị và
sự nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ, chúng em- những sinh viên tại trường 20
Lao Động Xã hội đã cống hiến được hết sức trẻ để tạo ra giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống!
Em nhận thấy qua khoảng thời gian thực tập này, bản thân đã trưởng thành
hơn rất nhiều, đồng thời nuôi dưỡng được lòng biết ơn, sự sẻ chia. Cũng như
có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu về trải nghiệm thực tế với chuyên ngành tâm lý học.” 21 KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian tham gia học phần Thực hành Tâm lý học lao
động tại Viện dưỡng lão Diên Hồng, với sự hướng dẫn nhiệt tình từ TS. Vũ
Thúy Ngọc và TS. Nguyễn Thị Hương cùng với tất cả các anh chị điều dưỡng
cùng toàn thể các anh chị ở các bộ phận khác ở Viện dưỡng lão Diên Hồng. Thì
nhóm chúng em đã có thể hoàn thành bài báo cáo một cánh trọn ven và thể
hiện được đầy đủ tinh thần cũng như cánh làm việc của nhóm. Thông qua học
phần này nhóm em cũng đã nhận ra được nhiều vấn đề liên quan đến cánh bố
chí thời gian và cách sử dụng thời gian hợp lý.
Từ đó chúng em có thể áp dụng nó vào những công việc cho hiện tại và
tương lai cung với đó là khuyến khích người lao động tích cực tham gia lao
động hơn và phân bổ dòng thời gian một cánh hợp lý.
Chuyến đi thực hành này không chỉ mang lại những kinh nghiệm đáng
quý cho sự nghiệp học hành và làm việc sau này mà còn rèn luyện cho chúng
em tinh thần kỷ cương và các kỹ năng cần có. Mặc dù còn nhiều thiếu sót trong
quá trình làm việc, nhưng nhờ có sự chỉ bảo tận tình, tỉ mỉ giúp đỡ của các thầy
cô tại trường cùng với những cán bộ hiện đang công tác tại cơ sở của viện,
chúng em đã có thể hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Có thể nói đây là
chuyến đi khó mà quên được trong cuộc hành trình của nhóm bọn em. Một lần
nữa nhóm xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị tại Diên Hồng. 22 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Ngày đầu đến với Viện dưỡng lão
Hình 2. Cuộc gặp bất nhờ từ “cụ Việt” Diên Hồng CS 1
một cụ từng sinh hoạt tại Diện Hồng H
Hình 3. Trò chuyện cùng bà “Xuân
ình 4. Trò chuyện cùng bà “Xuân Hồng Hồng” 1 Hì
nh 5. Cảm xúc khi nhắc lại những câu
Hình 6. Hoạt động tô tranh ở tầng 4 chuyện của bản thân
Hình 7. Hoạt động tô tranh ở tầng 4
Hình 8. Hoạt động tô tranh ở tầng 4
Hình 8. Hoạt động xếp gỗ ở tầng 2
Hình 9. Tổ chức tổng kết thực hành 2
Hình 10. Tổ chức tổng kết thực hành
Hình 11. Tổ chức tổng kết thực hành Hì
nh 12. Tặng quà lưu niệm cho Viện dưỡng
Hình 13. Qùa lưu niệm Viện tặng cho Lão Diện Hồng nhóm sinh viên thực hành 3