Đề tài: Khủng hoảng tài chính - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Đề tài: Khủng hoảng tài chính - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

 

Nhóm :
1. Lý Thị Tuyết Nhung
2. Cao Đỗ Thu Hương
3. Lưu Gia Linh
4. Trần Hoàng Hải Tú
5. Nguyễn Phương Anh
6. Nguyễn Thị Phương Anh
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Định nghĩa
- Khủng hoảng tài chính là mất đi khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính
lớn và nhỏ, những công ty đó có thể dẫn tới sự sụp đổ và phá sản các dây chuyền trong hệ thống
tài chính nguyên nhân bởi sự đối nghịch dẫn đến những rủi ro đáng tiếc cho các tài chính đó
- Khủng hoảng tài chính bao gồm sự bùng nổ của bong bóng tài chính đầu cơ ,
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán , vỡ nợ có chủ quyền hoặc khủng hoảng tiền tệ . Khủng
hoảng tài chính có thể giới hạn trong phạm vi các ngân hàng hoặc lan rộng khắp một nền kinh
tế, nền kinh tế của một khu vực hoặc các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Phân loại khủng hoảng
- khủng hoảng tín dụng
- đại suy thoái 1929-1939
- cú sốc giá dầu 1973
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.
Nguyên nhân- hệ quả
Nguyên nhân
- Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng là việc kích cầu tiêu dùng quá mức và cho
vay dưới chuẩn, các hoạt động đầu cơ tài chính, vào bất động sản và các sản phẩm
Hệ quả
- Sự tác động khủng hoảng Thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam gặp rất
nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng
nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng
ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp .Tuy rằng
ngân hàng nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều không đạt kết quả do các ngân hàng thương
mại không thực hiện triệt để. Nợ xấu ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng. Từ những lý
do trên các doanh nghiệp khó, lại càng khó hơn và số doanh nghiệp đã tự giác đóng cửa, tuyên
bố phá sản tăng 21,8% so với năm 2010 và công nhân là những nạn nhân gánh hậu quả, thực tế
là thất nghiệp ngày càng nhiều hơn. Doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ năm 2011 chỉ tăng 4%
mức tăng thấp nhất từ trước đến nay Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ
cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng
tồn kho tăng...
Tác động đến xuất nhập khẩu
- Qua quan sát diễn biến xuất khẩu có thể thấy thời điểm Việt Nam bắt đầu chịu tác động của
khủng hoảng là tháng 08/2008 và hồi phục là quý I/2010. Dựa vào mốc suy thoái và hồi phục
đó, tác giả xem xét tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam. Tác
động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất
đối với biến động trên thị trường thế giới. Nhìn chung, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác
động rất lớn bởi lẽ: Việt Nam là một trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn; Trước
khủng hoảng, Việt Nam nằm trong tốp 50 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng
đầu thế giới với xuất khẩu đứng hàng thứ 50, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn cầu và nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa toàn cầu.
Tóm tắt các cuộc khủng hoảng
-Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772: Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ London
và nhanh chóng lan sang phần còn lại của châu Âu. Vào giữa những năm 1760, Đế quốc Anh trở nên
vô cùng giàu có nhờ khối lượng tài sản từ các nước thuộc địa và hoạt động thương mại. Điều này tạo ra
một làn sóng lạc quan quá mức, dẫn đến thời kỳ mở rộng tín dụng nhanh chóng của nhiều ngân hàng
Anh. Nhưng sự quá độ này đã kết thúc đột ngột vào ngày 8 tháng 6 năm 1772, khi Alexander Fordyce,
một trong những đối tác của các ngân hàng Anh Neal, James, Fordyce, and Down, đã bỏ trốn sang
Pháp nhằm thoát nợ. Tin tức nhanh chóng lan truyền và gây ra sự khủng hoảng tột độ tại ngân hàng ở
Anh, khi các chủ nợ bắt đầu xếp hàng dài yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức.
- : Đây là thảm họa tài chính và kinh tế tồi tệ nhất của thế Đại khủng hoảng 1929 - 1939
kỷ 20. Nhiều người tin rằng Đại khủng hoảng được châm ngòi bởi vụ sụp đổ ở Phố Wall năm 1929, và
sau đó trở nên trầm trọng hơn bởi các quyết sách tồi tệ của chính phủ Mỹ. Khủng hoảng kéo dài gần 10
năm và dẫn đến thất thoát một lượng thu nhập khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục và đầu ra sản xuất
giảm đáng kể, đặc biệt là ở các Quốc gia công nghiệp hóa. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 25% vào
lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 1933.
- : Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từCuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
Thái Lan vào năm 1997, đã nhanh chóng lan sang phần còn lại của Đông Á và các đối tác thương mại.
Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển chảy vào các nền kinh tế Đông Á như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc đã tạo ra một kỷ nguyên lạc quan quá độ dẫn đến tình
trạng quá mức tín dụng và tích lũy nợ lớn tại các nền kinh tế. Vào tháng 7 năm 1997, chính phủ Thái
Lan đã phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đã có từ trước đó rất lâu, với lý do thiếu
nguồn lực ngoại tệ. Điều này đã khơi nguồn cho làn sóng hoảng loạn trên khắp thị trường tài chính
châu Á và nhanh chóng dẫn đến sự đảo ngược dòng đầu tư hàng tỷ USD từ nước ngoài.
- : Điều này đã gây ra cuộc Đại suy thoái, cuộc Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ Đại khủng hoảng và nó đã tàn phá thị trường tài chính
trên toàn thế giới. Bị kích động bởi sự sụp đổ của bong bóng nhà đất ở Mỹ, cuộc khủng hoảng đã dẫn
đến sự sụp đổ của Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới), đưa nhiều tổ
chức tài chính và doanh nghiệp quan trọng đến bờ vực sụp đổ, buộc Chính phủ phải giải cứu với những
tiền lệ chưa từng có. Hệ quả là mất gần một thập kỷ để mọi thứ trở lại bình thường, nhưng trước đó nó
đã kịp xóa sạch hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD thu nhập trong vỏn vẹn hơn một năm.
Đại khủng hoảng tài chính năm 2007-2009
Mầm móng của cuộc khủng hoảng do trong nhiều năm lãi suất chạm đáy và các tiêu chuẩn cho
vay lỏng lẻo đã thúc đẩy bong bóng giá nhà ở Mỹ và các nơi khác. Năm 2007 giá nhà ở bắt đầu giảm
do cung vượt cầu, khiến các chủ nhà mắc kẹt không đủ khả năng thanh toán nhưng không thể bán được
nhà, các ngân hàng ngừng cho vay.
Nguyên nhân là do chúng khoán hoá và bong bóng thị trường nhà ở.
Chứng khoán hoá: Các sản phẩm chứng khoán hoá xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển
mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001.
Bóng bóng thị trường: Sau khi bóng bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện
rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ đã hạ lãi suất quỹ liên bang từ 6.5% tháng 5
năm 2000 đến 1% trong tháng 6 năm 2003 cho vay qua đêm liên ngân hàng. Sau khi bóng bóng nhà ở
vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn
vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản và
chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm
trọng. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Diễn biến của khủng hoảng:
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation
phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như
Countrywide Financial Corporation. Nguy cơ khăn hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài
chính thực thụ chính thức nổ ra.
Tháng 9 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hàng giảm lãi suất cho vay qua đêm liên
ngân hàng từ 5,25% xuống 4,75%.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế
cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của
khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính.
Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không
nổi.
Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời
nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác.
Tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008
cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nên tài chính của nước này bằng cách
mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản.
Tác động:
Đối với Hoa Kỳ: Cuộc khùng hoàng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào
suy thoái từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt
người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar
Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua
dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu
của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
Đối với thế giới: Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế
suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á.
Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền
kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.
Phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ:
Cục Dự trữ Liên bang: Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu cần
thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Giữa tháng
12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng. Tháng 12 năm
2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao dịch cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để
cấp khoản vay ngắn hạn có ký hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả
qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được Fed đem cho vay theo chương trình
này. Fed còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính vớ số tiền tổng cộng tới 1,6 nhìn
tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
Chính phủ: Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus
Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ
yếu dưới hình thức hoàn thế thu nhập cá nhân.
Kế hoạch của Barack Obama: Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ là Barack Obama, sau khi
trúng cử đã nêu ra một chương trình kích thích kinh tế trong đó Hoa Kỳ sẽ tiến hành kích cầu bằng:
+ Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có kể từ thập niên 1950.
+ Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phòng cơ quan chính phủ Hoa Kỳ theo
hướng tiết kiệm năng lượng. Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ nhất là thông tin y tế điện tử, hệ
thống máy tính cho các trường phổ thông và phát triển mạng Internet băng thông rộng.
+ Cấp thêm ngân sách cho Chương trình bảo hiểm y tế.
+ Cấp thêm 50 tỷ dollar ngoài khoản 20 tỷ dollar đã được đồng ý cho ngành công nghiệp ơi tô
với điều kiện là ngành này phải cải tổ đáng kể.
The Obama-Biden Plan: Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế của Tổng thống và Phó tổng
thống mới có nội dung:
+ Hành động khẩn cấp để tạo việc làm cho người Mỹ.
+ Trợ giúp khẩn cấp cho các hộ gia đình gặp khó khăn.
+ Trợ giúp trực tiếp và khẩn cấp cho người sở hữu nhà, thay vì cứu trợ các tổ chức tài chính cho
vay nhà ở thế chấp vô trách nhiệm.
+ Phản ứng nhanh, mạch với khủng hoảng tài chính bằng tất cả các công cụ mà nước Mỹ có.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment Act.
Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói
kích thích này trị giá 787 tỷ dollar.
Hậu quả:
Tuy nhiên, thiệt hại về kinh tế và con người là vô cùng lớn. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới
10%. Khoảng 3,8 triệu người Mỹ mất nhà cửa vì bị tịch thu nhà
Biện pháp
Tỏa được những hoảng sợ về thanh khoản, về tính lỏng bằng 2 chiến lược là cung cấp thanh
khoản cho thị trường và thuyết phục các thành viên thị trường rằng họ không cần phải ngay lập tức bán
đi các tài sản của mình. Để thị trường yên tâm thì cần có một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoạt động tốt.
Thuế và các hạn chế khác có thể không khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn và có khi còn làm
trầm trọng thêm tình hình.Việc cần làm là giải quyết khủng hoảng thanh toán để hạn chế thiệt hại bằng
cách: loại bỏ những không chắc chắn của nhà đầu tư về tính trong sạch của các thể chế cá nhân.
| 1/6

Preview text:

Nhóm : 1. Lý Thị Tuyết Nhung 2. Cao Đỗ Thu Hương 3. Lưu Gia Linh 4. Trần Hoàng Hải Tú 5. Nguyễn Phương Anh 6. Nguyễn Thị Phương Anh
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Định nghĩa -
Khủng hoảng tài chính là mất đi khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính
lớn và nhỏ, những công ty đó có thể dẫn tới sự sụp đổ và phá sản các dây chuyền trong hệ thống
tài chính nguyên nhân bởi sự đối nghịch dẫn đến những rủi ro đáng tiếc cho các tài chính đó -
Khủng hoảng tài chính bao gồm sự bùng nổ của bong bóng tài chính đầu cơ ,
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán , vỡ nợ có chủ quyền hoặc khủng hoảng tiền tệ . Khủng
hoảng tài chính có thể giới hạn trong phạm vi các ngân hàng hoặc lan rộng khắp một nền kinh
tế, nền kinh tế của một khu vực hoặc các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Phân loại khủng hoảng - khủng hoảng tín dụng - đại suy thoái 1929-1939 - cú sốc giá dầu 1973 -
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Nguyên nhân- hệ quả Nguyên nhân
- Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng là việc kích cầu tiêu dùng quá mức và cho
vay dưới chuẩn, các hoạt động đầu cơ tài chính, vào bất động sản và các sản phẩm Hệ quả
- Sự tác động khủng hoảng Thế giới làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam gặp rất
nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng
nhiều. Phần thì chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng
ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp .Tuy rằng
ngân hàng nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều không đạt kết quả do các ngân hàng thương
mại không thực hiện triệt để. Nợ xấu ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng. Từ những lý
do trên các doanh nghiệp khó, lại càng khó hơn và số doanh nghiệp đã tự giác đóng cửa, tuyên
bố phá sản tăng 21,8% so với năm 2010 và công nhân là những nạn nhân gánh hậu quả, thực tế
là thất nghiệp ngày càng nhiều hơn. Doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ năm 2011 chỉ tăng 4%
mức tăng thấp nhất từ trước đến nay Từ xuất khẩu cho đến nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
đều giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp làm dịch vụ, sản xuất các phụ liệu đi kèm, hỗ trợ
cho xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng như: bao bì, đóng gói, vận chuyển… đều giảm, lượng hàng tồn kho tăng...
Tác động đến xuất nhập khẩu
- Qua quan sát diễn biến xuất khẩu có thể thấy thời điểm Việt Nam bắt đầu chịu tác động của
khủng hoảng là tháng 08/2008 và hồi phục là quý I/2010. Dựa vào mốc suy thoái và hồi phục
đó, tác giả xem xét tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam. Tác
động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất
đối với biến động trên thị trường thế giới. Nhìn chung, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác
động rất lớn bởi lẽ: Việt Nam là một trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn; Trước
khủng hoảng, Việt Nam nằm trong tốp 50 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng
đầu thế giới với xuất khẩu đứng hàng thứ 50, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn cầu và nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa toàn cầu.
Tóm tắt các cuộc khủng hoảng
-Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772: Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ London
và nhanh chóng lan sang phần còn lại của châu Âu. Vào giữa những năm 1760, Đế quốc Anh trở nên
vô cùng giàu có nhờ khối lượng tài sản từ các nước thuộc địa và hoạt động thương mại. Điều này tạo ra
một làn sóng lạc quan quá mức, dẫn đến thời kỳ mở rộng tín dụng nhanh chóng của nhiều ngân hàng
Anh. Nhưng sự quá độ này đã kết thúc đột ngột vào ngày 8 tháng 6 năm 1772, khi Alexander Fordyce,
một trong những đối tác của các ngân hàng Anh Neal, James, Fordyce, and Down, đã bỏ trốn sang
Pháp nhằm thoát nợ. Tin tức nhanh chóng lan truyền và gây ra sự khủng hoảng tột độ tại ngân hàng ở
Anh, khi các chủ nợ bắt đầu xếp hàng dài yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức.
- Đại khủng hoảng 1929 - 1939: Đây là thảm họa tài chính và kinh tế tồi tệ nhất của thế
kỷ 20. Nhiều người tin rằng Đại khủng hoảng được châm ngòi bởi vụ sụp đổ ở Phố Wall năm 1929, và
sau đó trở nên trầm trọng hơn bởi các quyết sách tồi tệ của chính phủ Mỹ. Khủng hoảng kéo dài gần 10
năm và dẫn đến thất thoát một lượng thu nhập khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục và đầu ra sản xuất
giảm đáng kể, đặc biệt là ở các Quốc gia công nghiệp hóa. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 25% vào
lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 1933.
- Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997: Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ
Thái Lan vào năm 1997, đã nhanh chóng lan sang phần còn lại của Đông Á và các đối tác thương mại.
Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển chảy vào các nền kinh tế Đông Á như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc đã tạo ra một kỷ nguyên lạc quan quá độ dẫn đến tình
trạng quá mức tín dụng và tích lũy nợ lớn tại các nền kinh tế. Vào tháng 7 năm 1997, chính phủ Thái
Lan đã phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đã có từ trước đó rất lâu, với lý do thiếu
nguồn lực ngoại tệ. Điều này đã khơi nguồn cho làn sóng hoảng loạn trên khắp thị trường tài chính
châu Á và nhanh chóng dẫn đến sự đảo ngược dòng đầu tư hàng tỷ USD từ nước ngoài.
- Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007: Điều này đã gây ra cuộc Đại suy thoái, cuộc
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ Đại khủng hoảng và nó đã tàn phá thị trường tài chính
trên toàn thế giới. Bị kích động bởi sự sụp đổ của bong bóng nhà đất ở Mỹ, cuộc khủng hoảng đã dẫn
đến sự sụp đổ của Lehman Brothers (một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới), đưa nhiều tổ
chức tài chính và doanh nghiệp quan trọng đến bờ vực sụp đổ, buộc Chính phủ phải giải cứu với những
tiền lệ chưa từng có. Hệ quả là mất gần một thập kỷ để mọi thứ trở lại bình thường, nhưng trước đó nó
đã kịp xóa sạch hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD thu nhập trong vỏn vẹn hơn một năm.
Đại khủng hoảng tài chính năm 2007-2009
Mầm móng của cuộc khủng hoảng do trong nhiều năm lãi suất chạm đáy và các tiêu chuẩn cho
vay lỏng lẻo đã thúc đẩy bong bóng giá nhà ở Mỹ và các nơi khác. Năm 2007 giá nhà ở bắt đầu giảm
do cung vượt cầu, khiến các chủ nhà mắc kẹt không đủ khả năng thanh toán nhưng không thể bán được
nhà, các ngân hàng ngừng cho vay.
Nguyên nhân là do chúng khoán hoá và bong bóng thị trường nhà ở.
Chứng khoán hoá: Các sản phẩm chứng khoán hoá xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển
mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001.
Bóng bóng thị trường: Sau khi bóng bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện
rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ đã hạ lãi suất quỹ liên bang từ 6.5% tháng 5
năm 2000 đến 1% trong tháng 6 năm 2003 cho vay qua đêm liên ngân hàng. Sau khi bóng bóng nhà ở
vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn
vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản và
chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm
trọng. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Diễn biến của khủng hoảng:
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation
phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như
Countrywide Financial Corporation. Nguy cơ khăn hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài
chính thực thụ chính thức nổ ra.
Tháng 9 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hàng giảm lãi suất cho vay qua đêm liên
ngân hàng từ 5,25% xuống 4,75%.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế
cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của
khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính.
Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi.
Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời
nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác.
Tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008
cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nên tài chính của nước này bằng cách
mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản. Tác động:
Đối với Hoa Kỳ: Cuộc khùng hoàng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào
suy thoái từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt
người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar
Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua
dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu
của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
Đối với thế giới: Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế
suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á.
Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền
kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.
Phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ:
Cục Dự trữ Liên bang: Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu cần
thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Giữa tháng
12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng. Tháng 12 năm
2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao dịch cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để
cấp khoản vay ngắn hạn có ký hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả
qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được Fed đem cho vay theo chương trình
này. Fed còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính vớ số tiền tổng cộng tới 1,6 nhìn
tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
Chính phủ: Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus
Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ
yếu dưới hình thức hoàn thế thu nhập cá nhân.
Kế hoạch của Barack Obama: Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ là Barack Obama, sau khi
trúng cử đã nêu ra một chương trình kích thích kinh tế trong đó Hoa Kỳ sẽ tiến hành kích cầu bằng:
+ Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có kể từ thập niên 1950.
+ Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phòng cơ quan chính phủ Hoa Kỳ theo
hướng tiết kiệm năng lượng. Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ nhất là thông tin y tế điện tử, hệ
thống máy tính cho các trường phổ thông và phát triển mạng Internet băng thông rộng.
+ Cấp thêm ngân sách cho Chương trình bảo hiểm y tế.
+ Cấp thêm 50 tỷ dollar ngoài khoản 20 tỷ dollar đã được đồng ý cho ngành công nghiệp ơi tô
với điều kiện là ngành này phải cải tổ đáng kể.
The Obama-Biden Plan: Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế của Tổng thống và Phó tổng thống mới có nội dung:
+ Hành động khẩn cấp để tạo việc làm cho người Mỹ.
+ Trợ giúp khẩn cấp cho các hộ gia đình gặp khó khăn.
+ Trợ giúp trực tiếp và khẩn cấp cho người sở hữu nhà, thay vì cứu trợ các tổ chức tài chính cho
vay nhà ở thế chấp vô trách nhiệm.
+ Phản ứng nhanh, mạch với khủng hoảng tài chính bằng tất cả các công cụ mà nước Mỹ có.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment Act.
Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói
kích thích này trị giá 787 tỷ dollar. Hậu quả:
Tuy nhiên, thiệt hại về kinh tế và con người là vô cùng lớn. Tỷ lệ thất nghiệp lên tới
10%. Khoảng 3,8 triệu người Mỹ mất nhà cửa vì bị tịch thu nhà Biện pháp
Tỏa được những hoảng sợ về thanh khoản, về tính lỏng bằng 2 chiến lược là cung cấp thanh
khoản cho thị trường và thuyết phục các thành viên thị trường rằng họ không cần phải ngay lập tức bán
đi các tài sản của mình. Để thị trường yên tâm thì cần có một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoạt động tốt.
Thuế và các hạn chế khác có thể không khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn và có khi còn làm
trầm trọng thêm tình hình.Việc cần làm là giải quyết khủng hoảng thanh toán để hạn chế thiệt hại bằng
cách: loại bỏ những không chắc chắn của nhà đầu tư về tính trong sạch của các thể chế cá nhân.