Đề tài nghiên cứu cho sinh viên Hoa sen hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài nghiên cứu cho sinh viên Hoa sen hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trường Đại học Hoa Sen
BỘ MÔN: GIÁO DỤC KHAI PHÓNG
MÔN HỌC: DẪN NHẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CỦA BỆNH TRẦM
CẢM ĐẾN QUYẾT ĐỊNH HÀNH VI CỦA SINH VIÊN HOA SEN HIỆN NAY
Nhóm 10: Nguyễn Lê Bách Diệp (100%) Lâm Thị Mỹ Dung (100%) Đoàn Ngọc Diệp (100%) Cao Trần Uyên Vi (100%) Trác Lưu Thông (100%)
Thành phốố Hốồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2022 LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường. Đặc biệt là thầy
Đỗ Hồng Quân trong bộ môn Dẫn Nhập Và Phương Pháp Nghiên Cứu đã tận tình chỉ dạy
và trang bị cho chúng toii những kiến thức cần thiết trong suốt những tiết học. Nhóm
chúng tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Ths.NCS Đỗ Hồng Quân đã tận tâm
chỉ dạy, hướng dẫn chu đáo và hỗ trợ chúng tôi chỉnh sửa để trở nên hoàn thiện hơn trong
quá trình chuẩn bị để có được bài thuyết trình như ngày hôm nay.
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn theo học tại Trường Đại Học Hoa Sen đã
theo dõi xuyên suốt quá trình mà nhóm tôi đã xây dựng và đưa ra những thông tin bổ ích
cũng như đóng góp bài học cho lớp.
Nhờ sự giúp đỡ và kiên nhẫn của các bạn đã tạo nên nguồn động lực to lớn cho các thành
viên trong nhóm để cố gắng hoàn thiện kỹ năng và tư duy nghiên cứu. Cảm ơn tất cả thành
viên trong nhóm đã cùng nhau đóng góp, hỗ trợ để hoàn thiện đề án nghiên cứu này.
Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng nhóm chúng tôi mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn
quý thầy cô và các bạn sinh viên khác. Cuối cùng một lần nữa xin cảm ơn thầy và tất cả
các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm để chúng tôi sửa chữa và hoàn thiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1.1: Bảng thống kê bệnh tâm lí diễn ra trên thế giới năm 2017
Bảng 8.1. Bảng câu hỏi DASS-21
Bảng 8.2.Bảng đánh giá kết quả sau khi thực hiện kiểm tra DASS-21
Bảng 8.3. Bảng câu hỏi về nguyên nhân dẫn đến stress
Bảng 9.1. Đặc điểm chung của sinh viên
Bảng 9.2. Tỉ lệ stress của sinh viên
Bảng 9.3. Tỉ lệ mức độ stress của sinh viên
Bảng 9.4. Những nguồn gây stress phổ biến nhất 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm lí của thế giới năm 2019
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm lý ở Việt Nam năm 2019 5 DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐHQG HN Đại học quốc gia Hà Nội
Ourworldindata Our world in data WHO World health organization 6
1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, nền văn minh trí tuệ ngày càng phát triển, thời đại mạng xã hội
và dữ liệu thông tin bùng nổ kéo theo nền khoa học phát triển mạnh mẽ làm cho đời sống
con người đa dạng, phong phú tạo nên môi trường sống sôi động, nhịp sống vội vã. Chính
vì sự phát triển và bùng nổ đó, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng nâng cao,
nhu cầu về cuộc sống cũng cao hơn đòi hỏi đời sống tâm lý của con người cũng ngày càng
phong phú đa dạng để thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi. Hằng ngày, con
người luôn phải đối mặt với nhiều sự việc, vấn đề khác nhau trong cuộc sống, và họ luôn
phải tìm cách tiếp nhận và xử lí những sự việc đó như: công việc, học tập, tài chính, sức
khỏe, gia đình,... Chính vì sự tiếp nhận đó, đôi khi sẽ gây ra nên sự bức bách trong tâm lí
cũng như mặt cảm xúc của họ. Họ dần cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ và sợ hãi hoặc cảm
thấy không có động lực, xuất hiện phương hướng tự phản kháng qua hành động, lời nói
gây tổn thương tới bản thân và người xung quanh theo từng mức độ cảm xúc, và trạng thái
đó được gọi là căn bệnh tâm lí lo âu và trầm cảm. Theo số liệu của Gallup, khoảng một
phần ba số người trên thế giới cho biết họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc tức giận vào
năm 2019 ([ CITATION Gal19 \l 1033 ]). Thêm vào đó, Ourworldindata cũng đưa ra
những số liệu cụ thể với căn bệnh tâm lí này chỉ ra rằng hầu hết các ước tính được trình
bày trong mục này được tạo ra bởi Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe và được báo cáo
trong nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu hàng đầu của họ. Trong năm 2017, nghiên
cứu này ước tính có 792 triệu người sống chung với chứng rối loạn sức khỏe tâm thần.
Đây là hơn một chút so với một phần mười người trên toàn cầu (10,7%). Rối loạn sức
khỏe tâm thần rất phức tạp và có thể có nhiều dạng.[ CITATION Sal181 \l 1033 ]
Tỷ lệ dân số toàn cầu mắc Số người mắc chứng rối loạn (2017) Tỷ lệ nam nữ mắc Bệnh chứng rối loạn [Sự khác biệt giữa các bệnh (2017) quốc gia] Rối loạn sức khỏe 10.7% 9.3% nam 792 triệu tâm thần [2-6%] 11.9% nữ 3.4% 2.7% nam Trầm cảm 264 triệu [2-6%] 4.1% nữ 7 0.6% 0.55% nam Rối loạn lưỡng cực 46 triệu [0.3-1.2%] 0.65% nữ 3.8% 2.8% nam Rối loạn lo âu 284 triệu [2.5-7%] 4.7% nữ Rối loạn ăn uống 0.2% 0.13% nam (Chán ăn lâm sáng 16 triệu [0.1-1%] 0.29% nữ & chứng cuồng ăn) 0.3% 0.26% nam Tâm thần phân liệt 20 triệu [0.2-0.4%] 0.25% nữ
Bảng1.1: Bảng thống kê bệnh tâm lí diễn ra trên thế giới năm 2017
(Nguồn: https://ourworldindata.org/mental-health)
Các nguồn dữ liệu cơ bản được trình bày trong mục này áp dụng các định nghĩa cụ thể
(mà chúng tôi mô tả trong từng phần có liên quan), thường tuân theo Phân loại bệnh tật
quốc tế của WHO (ICD-10). Định nghĩa rộng này kết hợp nhiều dạng, bao gồm trầm cảm,
lo lắng, lưỡng cực, rối loạn ăn uống và tâm thần phân liệt.( [ CITATION Sal18 \l 1033 ])
T lỷ ệmắắc các chứ ng bệ nh tâm lí củ a thếắ giớ i nắm 201 4.50% 3.94% 4.00% 3.59% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.51% 0.50% 0.18% 0.30% 0.00% Trầầm cảm
Rốối loạn lưỡ ng cự c Rốối loạn lo ầu Rốối lo n ăn uốố ạ ng Tầm thầần phần l Series 1
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm lí của thế giới năm 2019
(Nguồn: https://ourworldindata.org/mental-health)
Dựa trên bảng số liệu trên có thể thấy, vào năm 2019 căn bệnh rối loạn lo âu chiếm
3.94%, trầm cảm chiếm 3.59%, tâm thần phân liệt chiếm 0.3% và rối loạn ăn uống chiếm
0.18%. Qua bảng thống kê có thể thấy căn bệnh tâm lí trên thế giới ngày một tăng cao và
đó cũng là một báo động đỏ cho toàn thế giới khi phải đối mặt với tình hình này. 8
Theo WHO, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ước tính có khoảng
3,8% dân số bị ảnh hưởng, bao gồm 5,0% ở người lớn và 5,7% ở người lớn trên 60 tuổi
([ CITATION Ins21 \l 1033 ]). Khoảng 280 triệu người trên thế giới bị trầm cảm
([ CITATION Ins21 \l 1033 ]). Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông
thường và những phản ứng cảm xúc ngắn ngủi đối với những thách thức trong cuộc sống
hàng ngày. Đặc biệt khi tái phát với cường độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, trầm cảm có
thể trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể khiến người bị ảnh hưởng
phải chịu đựng rất nhiều và hoạt động kém trong công việc, trường học và trong gia đình.
Ở mức tồi tệ nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự sát. Hơn 700 000 người chết vì tự tử mỗi
năm. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở lứa tuổi 15-29. Mặc dù đã biết
đến các phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng rối loạn tâm thần, nhưng hơn 75% người
dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không được điều trị ([ CITATION
SEv18 \l 1033 ]). Các rào cản đối với việc chăm sóc hiệu quả bao gồm thiếu nguồn lực,
thiếu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo và sự kỳ thị xã hội liên
quan đến rối loạn tâm thần. ([ CITATION WHO21 \l 1033 ]). Theo số liệu thống kê của
Ourworldindata cho ta thấy ở nước ta, chứng bệnh Trầm cảm chiếm 2.58%, rối loạn lo âu
chiếm 2.39%, rối loạn lưỡng cực chiếm 0.35%, tâm thần phân liệt chiếm 0.34% và rối
loạn ăn uống chiếm 0.1%,.. Dựa vào bảng số liệu này có thể thấy căn bệnh tâm lí ngày
càng phổ biến ở Việt Nam khi tỷ lệ người mắc trầm cảm và rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ cao so với cả nước.
Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm lý ở Việt Nam năm 2019 3.00% 2.58% 2.39% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.35% 0.34% 0.10% 0.00% Trầầm cảm Rốối loạn lo ầu
Rốối loạn lưỡ ng cự c Tầm thầần phần liệt Rốối lo n ă ạ n uốống Series 1
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm lý ở Việt Nam năm 2019
(Nguồn: https://ourworldindata.org/mental-health)
2. Lý do chọn đề tài 9
Trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người: từ nam giới
đến phụ nữ, từ trẻ em đến người trưởng thành, người cao tuổi và đặc biệt là sinh viên
Trầm cảm là một hiện tượng rối loạn tâm lý, nó khiến cho người bệnh luôn xuất hiện cảm
giác buồn chán, u sầu, mất dần các hứng thú đối với cuộc sống xung quanh. Trầm cảm học
đường là một dạng thuộc nhóm bệnh trầm cảm, hiện cũng là mối đe dọa lớn đối với học
sinh, sinh viên. Tâm trạng chán nản, mất hứng thú và thích thú, và gia tăng sự mệt mỏi
thường được coi là các triệu chứng trầm cảm điển hình nhất. Một cá nhân bị trầm cảm nhẹ
thường đau khổ vì các triệu chứng và gặp một số khó khăn trong việc tiếp tục các hoạt
động xã hội và công việc bình thường, nhưng có lẽ sẽ không ngừng hoạt động hoàn toàn.”
Năm 2019, Việt Nam có 95,776,712 triệu người , trong đó nam giới chiếm 1.97 % , nữ
giới chiếm 3.14% dân số mắc bệnh trầm cảm.( [ CITATION Sal181 \l 1033 ]). Tại Việt
Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ
biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát
trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân. Hiện tại, Văn phòng WHO tại Việt Nam đang
hỗ trợ Bộ Y tế phát triển mô hình lồng ghép sức khỏe tâm thần vào sức khỏe nói chung tập
trung vào tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu. ( [ CITATION WHO21 \l 1033 ])
Nghiên cứu có mục đích tìm hiểu thực trạng ứng phó với các nguồn gây bệnh trầm cảm ở
sinh viên và thông qua đó bước đầu áp dụng một mô hình lý thuyết cho việc
nghiên cứu trầm cảm, lo âu nói chung và ứng phó với áp lực nói riêng ở Việt Nam, cũng
như cung cấp các thông tin ban đầu để và tăng cường khả năng ứng phó ở sinh viên.
Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức
khỏe ([ CITATION WHO01 \l 1033 ]), trong đó sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị
mắc rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản
thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân. Nghiên
cứu này, do UNICEF Việt Nam thực hiện, Viện Nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (ODI) và
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đảm trách chuyên môn nghiên cứu và kỹ thuật, nhằm
mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và
thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. .( [ CITATION UNI \l 1033 ])Trầm
cảm ảnh hưởng đến sinh viên tương đối cao bởi vì đây là giai đoạn hoàn toàn mới buộc 10
sinh viên phải bắt đầu với một cuộc sống tự lập với nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi phải thích
nghi với môi trường mới. Dựa vào số liệu trên, có thể cho thấy được nguyên nhân phổ
biến xảy ra ở người Việt Nam nói chung và sinh viên Hoa Sen nói riêng: Vấn đề tài chính
Sau hai thập kỷ thực hiện công cuộc “Đổi mới” này, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ
đáng kể về kinh tế. Tăng trưởng GDP 13,67% của quý 3 năm nay, góp phần đưa số liệu
GDP 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất giai đoạn 2011-2022, theo số liệu của Tổng cục
Thống kê ([ CITATION Tổn22 \l 1033 ]). Tuy nhiên, mặc dù các chính sách của Đổi mới
nhìn chung được công nhận là khá thành công về mặt kinh tế, vẫn có những lo ngại rằng
chính sách xã hội, đặc biệt là về y tế, đã không phát triển tương xứng với chính sách kinh
tế. Người ta bắt đầu nhận ra rằng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã gây ra một số chi phí
xã hội, làm gia tăng căng thẳng cho các gia đình và con cái của họ.
Đa phần sinh viên đều sống xa gia đình và phải tự quản lý chi tiêu. Vì vậy ngoài thời gian
học, không ít sinh viên phải làm thêm ngoài giờ để trang trải cuộc sống. Hơn nữa, một số
sinh viên còn phải kiếm tiền để tự trang trải học phí, nơi ở, chi phí đi lại, ăn uống,… Do
đó ngoài áp lực từ việc học, vấn đề tài chính cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra tình
trạng áp lực, lo âu ở sinh viên.
Áp lực từ việc học
Kỳ vọng và áp lực lớn từ gia đình và nhà trường về việc học tập tốt, về các chuẩn mực xã
hội (bao gồm cả kết hôn sớm) thường đặt các em gái vào vị thế bất lợi so với các em trai,
và sự tăng tiếp xúc với mạng xã hội là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe
tâm lý xã hội, dẫn đến tình trạng cô lập xã hội, lo lắng, buồn phiền, lo âu, trầm cảm, cảm
giác tuyệt vọng và trong một số trường hợp là tự tử.
Tìm hiểu cụ thể hơn về nguồn gây stress trong học tập, các nghiên cứu trước đây cho thấy
các vấn đề và tình huống liên quan đến học tập thường khiến sinh viên rơi vào tình trạng
stress bao gồm các khó khăn trong tiếp thu, làm bài tập, kiểm tra và thi cử, và kết quả hay
hiệu quả học tập. Đối với việc tiếp thu bài, các nguồn gây stress thường gặp phải đó là
chương trình học nặng ([ CITATION Bed15 \l 1033 ]; [ CITATION Sal11 \l 1033 ]; 11