Đề tài nghiên cứu ngôn ngữ đường phố môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người. Nó là hệ thốngcác tín hiệu, ký hiệu và quy tắc dùng để giao tiếp giữa con người với nhau. Ngôn ngữ là một phần không thể tách rời của văn hóa và xã hội
con người. Nó không chỉ là công cụ giao tiếp, mà còn phản ánh
những biến đổi, phát triển của văn hóa, lịch sử và đặc điểm tâm lý
trong đời sống hàng ngày. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NGÔN NGỮ ĐƯỜNG PHỐ
NHÓM 3: Nguyễn Thị Thu Hường; Đỗ Thu Hoài; Vũ Thị Hoa;
Nguyễn Thị Hồng Vân; Nguyễn Thị Vân Kiều. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người. Nó là hệ thống
các tín hiệu, ký hiệu và quy tắc dùng để giao tiếp giữa con người với
nhau. Ngôn ngữ là một phần không thể tách rời của văn hóa và xã hội
con người. Nó không chỉ là công cụ giao tiếp, mà còn phản ánh những
biến đổi, phát triển của văn hóa, lịch sử và đặc điểm tâm lý trong đời
sống hàng ngày. Nhờ ngôn ngữ, con người mới có thể xây dựng được
mối quan hệ xã hội và phát triển tư duy.
Trong bối cảnh các hình thức giao tiếp không chính thống ngày
càng phổ biến, ngôn ngữ đường phố đã trở thành một hiện tượng đáng
chú ý, phản ánh sự sáng tạo và đặc điểm của các nhóm người sử dụng.
Ngôn ngữ đường phố là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa
dạng, thể hiện tính độc đáo của thế hệ trẻ. Ngôn ngữ đường phố thể
hiện sự đa dạng về cách diễn đạt, phong cách và ngữ nghĩa, phản ánh
văn hóa và đời sống của từng nhóm xã hội.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Ngôn ngữ đường phố" làm đối
tượng nghiên cứu, nhằm đóng góp vào việc hiểu biết và ghi nhận sự
phát triển của loại hình ngôn ngữ này tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm hiểu sâu hơn về hiện
tượng ngôn ngữ đường phố tại Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ lOMoAR cPSD| 47028186
tập trung vào những mục tiêu sau: khảo sát và phân tích đặc điểm,
hiểu biến đổi ngôn ngữ, khám phá tính đặc thù Xã Hội, đánh giá tác
động, ghi nhận và bảo tồn,…
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ đường phố thường bao gồm việc tìm hiểu
các đặc điểm, sự phát triển và cách sử dụng của ngôn ngữ trong các
môi trường không chính thống. Chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích
các từ, cụm từ, và cấu trúc ngữ pháp. Phân tích sự khác biệt trong
cách sử dụng ngôn ngữ đường phố giữa các nhóm tuổi, giới tính,
vùng miền, giai tầng xã hội. Đánh giá vai trò và ảnh hưởng của ngôn
ngữ đường phố vào giáo dục, truyền thông, marketing, chính sách công,…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biểu hiện ngôn ngữ
đường phố bao gồm các khẩu hiệu, slogan, graffiti, biển hiệu và
các hình thức ngôn ngữ khác. Đối tượng chính sử dụng như:
giới trẻ, lao động phổ thông, cộng đồng địa phương, v.v. Trong
các lĩnh như: mua bán, giao tiếp xã hội, giải trí, v.v.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ tập trung vào các khu
vực đô thị lớn, vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi bao gồm từ vựng, ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và ngữ dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi đối tượng và phạm vi chúng tôi sẽ triển khai thông qua
các phương pháp nghiên cứu như khảo sát, phân tích ngữ
nghĩa , phỏng vấn và quan sát thực địa. lOMoAR cPSD| 47028186
6. Đóng góp đề tài
Nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc: Làm rõ đặc điểm, vai trò và
tác động của ngôn ngữ đường phố trong bối cảnh xã hội đương đại.
Cung cấp cái nhìn mới về ngôn ngữ đường phố như một hình thức
biểu đạt văn hóa và xã hội. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển
ngôn ngữ đường phố trong bối cảnh hiện đại.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ đường phố
1. Khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ đường phố
2. Các yếu tố cấu thành ngôn ngữ đường phố
3. Nguồn gốc và bối cảnh hình thành ngôn ngữ đường phố
Chương 2: Vai Trò và Tác Động của Ngôn Ngữ Đường Phố
1. Vai trò của ngôn ngữ đường phố trong đời sống văn hóa - xã hội
2. Ảnh hưởng của ngôn ngữ đường phố đối với sự phát triển của
các cộng đồng đô thị
3. Ngôn ngữ đường phố như phương tiện biểu đạt và giao tiếp
Chương 3: Bảo Tồn và Phát Triển Ngôn Ngữ Đường Phố trong
Bối Cảnh Hiện Đại
1. Những thách thức đối với sự bảo tồn và phát triển ngôn ngữ đường phố
2. Giải pháp bảo tồn và phát triển ngôn ngữ đường phố
3. Vai trò của các chủ thể (chính quyền, cộng đồng, giới nghiên
cứu) trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ đường phố
Chương 4: Kết Luận Tiểu kết Phần kết luận Mục lục lOMoAR cPSD| 47028186
Danh mục tài liệu tham khảo