Đề tài ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Bằng ví dụ cụ thể hảy phân tích những nội dung cơ bảncủa cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩaphương pháp luận của vấn đề này đối với hoạt động và nghề nghiệpsau này của anh ( chị)? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề: Bằng ví dụ cụ thể hảy phân tích những nội dung cơ bản
của cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Từ đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của vấn đề này đối với hoạt động và nghề nghiệp
sau này của anh ( chị)? BÀI LÀM 1.Khái niệm:
*Ví dụ được đặt ra:
- 1 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A, 1 quả bưởi ở trên
bàn là cái riêng B. Cái riêng A khác với cái riêng B.
- Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có
cùi dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại
ở bất kỳ quả bưởi nào khác.
Như vậy từ 2 ví dụ trên, ta rút ra được hai khái niệm:
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
- Cái riêng là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất
định. (Cái riêng được hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).
- Ngoài cái chung và cái riêng thì còn có cái đơn nhất đó là phạm
trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một sự vật, hiện
tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
Như vậy mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung” là một
trong những vấn đề quan trọng nhất và nan giải nhất của triết học nói
riêng và nhận thức nói chung. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về cặp phạm trù này sẽ giúp ta có cái nhìn khách quan để áp dụng
vào quá trình nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. 2.Mối quan hệ:
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng,cái chung, cái riêng và
cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng.
* Ví dụ: không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu,
con bò, con gà cụ thể. Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào
cũng đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá
trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
- Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung,
không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
* Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người
không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá
nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy
luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
- Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái
chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái
riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất còn cái
chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.
* Ví dụ: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông
dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp,
sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn
hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên
của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được
những khó khăn trong cuộc sống.
- Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau
trong những điểu kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự
vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những điểu kiện để thực hiện
sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
* Ví dụ: Một sáng kiến khi mới ra đời. nó là cái đơn nhất. Với
mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh
tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến
sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến, khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung... 3.Ý nghĩa:
- Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn. Không nhận thức được cái chung thì
trong thực tiễn khi giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ
nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng. Muốn nắm được
cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung không
tồn tại trừu tuợng ngoài những cái riêng.
- Mặt khác, cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh,
điều kiện cụ thể; khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục
bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mối trường hợp cụ thể.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải biết vận dụng
các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái
chung theo những mục đích nhất định, bởi vì giữa cái chung và cái đơn
nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.