-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Trong THƯ GỬI CÁC ĐỒNG CHÍ BẮC BỘ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “có những đồng chí còn giữ thói “ một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ, hỏng việc. Đoàn thể chịu, cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361) 157 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Đề tài ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Trong THƯ GỬI CÁC ĐỒNG CHÍ BẮC BỘ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “có những đồng chí còn giữ thói “ một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ, hỏng việc. Đoàn thể chịu, cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361) 157 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
ĐẠI HỌC DUY TÂN ĐÀ NẴNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -------------------
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: Trong THƯ GỬI CÁC ĐỒNG CHÍ BẮC BỘ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “có
những đồng chí còn giữ thói “ một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn
hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ, hỏng việc. Đoàn thể chịu,
cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được”.
Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ THÙY LY
MSSV: 24202111282 STT: 81
Lớp môn học: POS 361 A A. MỞ ĐẦU
1. ĐỀ TÀI: Chủ đề 4
Trong THƯ GỬI CÁC ĐỒNG CHÍ BẮC BỘ, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “có những
đồng chí còn giữ thói “ một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt
vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ, hỏng việc. Đoàn thể chịu, cốt cho bà
con, bạn hữu có địa vị là được”.
Vấn nạn “ con ông cháu cha” đã không còn quá xa lạ, chưa bao giờ dư luận lại bức xúc
việc bổ nhiệm người thân làm cán bộ lãnh đạo, quản lí như thời gian gần đây. Cha mẹ bổ
nhiệm con, chồng bổ nhiệm vợ,… thế mới thấy, câu truyền miệng “ nhất hậu duệ, nhì
quan hệ, ba tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ” không sai chút nào.
Cách bổ nhiệm như vậy làm sao chọn được người có tài, có đức để gánh vác việc
nước, thay vào đó chỉ mất lòng tin của nhân dân, làm thui chột động lực của cán bộ có
năng lực thật sự. Để ngăn chặn tình trạng này, trước hết những người làm công tác cán bộ
phải công tâm, đặt lợi ích của Đảng, đất nước lên trên hết, phải đấu tranh với chính mình
để loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, nhất là phải can gián đối với những trường hợp như
vậy. đồng thời họ cần giữ vững nguyên tắc, Đảng và lãnh đạo công tác cán bộ, cấp ủy các
cấp nêu cao vai trò tập thể, thực hiện đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ một cách thực chất. B. NỘI DUNG
I.Nhận định quan điểm:
Trong hệ thống tổ chức đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ. Chi bộ là tổ
chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng; là môi trường tu dưỡng, rèn
luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên. Chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết
giữa Đảng với quần chúng Nhân dân.
Về công tác cán bộ, Người luôn quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng
viên có đức, có tài. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của ngưòi cán bộ trong sự
nghiệp cách mạng. Theo Người: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân
chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt ra chính sách đúng. Vì vậy, cán
bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” .
“Cất nhắc cán bộ, không nên làm như “giã gạo”. Nghĩa là trước khi cất nhắc không
xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ
làm khá, lại cất nhắc lên” .
Theo Người, “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây
cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc
chung của chúng ta” . Tuy nhiên, Người cũng yêu cầu: “Khi cất nhắc một cán bộ, cần
phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục
không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng
tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người
bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại” .
Đặc biệt, Hồ Chí Minh phê bình mạnh mẽ việc cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ theo hướng
cục bộ, địa phương, “một ngưòi làm quan cả họ được nhờ”. Người viết: “Có những đồng
chí còn giữ thói “một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào
chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ. Hỏng việc, đoàn thể chịu, cốt cho bà
con, bạn hữu có địa vị là được” . “Tư túng - Kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình,
không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa
lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, chứ không phải việc riêng gì
dòng họ của ai” . Vì vậy, Người căn dặn: “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì
cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy. Nếu vì
lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi
trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào...” .
Điểm nhấn của Nghị quyết là Trung ương yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán
bộ một cách khách quan, chính xác, có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện
qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp
kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa
phương, họ hàng trong công tác cán bộ, coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp
quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hoá quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy
thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của
Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta”.
Đọc lại những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người đã nhấn
mạnh đến công tác cán bộ từ rất sớm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”,“Có cán bộ tốt việc gì cũng xong” (Sửa đổi lối
làm việc, 1947). “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt,
không chạy, thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem
chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong Nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính
sách hay cũng không thể thực hiện được”.
Trong Thư gửi các đồng chí Bắc bộ (ngày 1/3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán
gay gắt hiện tượng: “Nhiều nơi có đồng chí phạm lỗi nhưng không bị trừng phạt xứng
đáng, có đồng chí bị hạ tầng công tác nơi này, đi nơi khác lại ở nguyên cấp cũ hay chỉ bị
hạ tầng công tác theo hình thức nhưng vẫn ở cấp bộ làm việc. Có đồng chí đáng phải
trừng phạt nặng nề, nhưng vì cảm tình nể nang, chỉ phê bình cảnh cáo qua loa cho xong
chuyện. Thậm chí có nơi che đậy cho nhau, tha thứ lẫn nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm
đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy, làm cho các đồng chí không những không biết sửa lỗi
mình mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nữa, nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo,
những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể ta…".
Có những đồng chí còn giữ thói “một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn
hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không mặc kệ, hỏng việc đoàn thể chịu, cốt
cho bà con, bạn hữu có địa vị là được”. Những cảnh báo của Người cách đây hơn 70 năm
đáng tiếc rằng đang là vấn đề nóng bỏng của chúng ta hôm nay.
Thực tế ở một số cơ quan, một số địa phương trong thời gian qua đã xảy ra tình trạng
bổ nhiệm cán bộ theo kiểu “nâng đỡ không trong sáng”, bổ nhiệm cán bộ “thần tốc”, có
nhiều nơi “cả họ làm quan”. Những cán bộ được bổ nhiệm chưa đủ trình độ, năng lực,
thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, thiếu cả đạo đức đã dẫn đến nhiều sự đổ vỡ, gây hậu quả
nghiêm trọng trong kinh tế, sai phạm trong quản lý điều hành, làm mất lòng tin trong
Nhân dân. Ngược lại, ở một số cơ quan lại bảo thủ trong việc đổi mới cán bộ, nhiều cán
bộ tham quyền cố vị, những cán bộ nắm quyền không đủ năng lực không bị thay thế.
Điều đó làm công việc trì trệ, hoạt động của bộ máy kém hiệu quả. Có tình trạng đó là do
công tác cán bộ bị buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát một cách nghiêm minh, để “lọt”
những cán bộ thiếu phẩm chất vào trong bộ máy. Nhiều nơi bao che, dung túng cho nhau,
xuê xoa trong chính sách cán bộ.
Bên cạnh việc mỗi cán bộ phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh đến kỷ luật nghiêm minh và công tác kiểm tra, kiểm soát công tác tổ
chức cán bộ. Người chỉ rõ mục đích và ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra: “Nếu tổ
chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao
nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ, có thể nói rằng:
Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”.
Thường xuyên kiểm tra cũng góp phần bảo vệ cán bộ, đảng viên. Theo Người: "Giao
công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”.
Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta về công tác cán bộ được Đảng kế
thừa và phát triển trong những nhiệm vụ cấp bách đề ra trong Hội nghị Trung ương 7.
“Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát
quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong
công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ
chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm. Phát hiện và xử lý kịp thời,
nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ
hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền. Kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định
không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai
phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hoá để thực hiện có hiệu quả
cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến
đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
hệ thống chính trị một cách phù hợp”
Theo Người: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải
thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo
cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt ra chính sách đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của
mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Xây dựng Đảng về đạo đức: Đảng là đạo đức, là văn minh, nhờ đó Đảng mới trong
sạch, vững mạnh. Trong 12 điều xây dựng Đảng chân chính cách mạng, Người nhấn
mạnh, Đảng là một tổ chức cách mạng chứ không phải tổ chức để “làm quan phát tài”.
Không như vậy, Đảng sẽ rơi vào thoái hóa, biến dạng, tha hóa, xa dân, tự đánh mất
sức mạnh tự bảo vệ. Sức mạnh ấy từ dân mà ra, do dân gây dựng, phát triển.
Người cho rằng: Xây dựng Đảng về đạo đức là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn
luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao
phó, đặc biệt là giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng. Cán bộ, đảng viên không phải là
thần thánh. Họ là con người, ai cũng có hai mặt tốt - xấu, thiện - ác thường xuyên đấu
tranh với nhau. Trong điều kiện môi trường tốt, nếu cán bộ, đảng viên nỗ lực tu dưỡng,
phấn đấu, rèn luyện thì mặt tốt, mặt thiện sẽ nổi lên, đẩy lùi mặt ác, mặt xấu và ngược lại.
Hồ Chí Minh đưa ra tiêu chí của một ngưòi cán bộ tốt, đó là người cán bộ đó phải vừa
có đức, vừa có tài. Trong đó, đạo đức là gốc, Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Về các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng: Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ
bản trong xây dựng Đảng. Nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất hữu cơ, biện chứng
giữa “tập trung” và “dân chủ”. Mặt này là điều kiện của mặt kia và ngược lại, về mối
quan hệ giữa “tập trung” và “dân chủ” được Hồ Chí Minh khẳng định: tập trung trên nền
tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung, là cơ sở của tập trung. Nếu không có
sự gắn bó và thống nhất với nhau thì sẽ dẫn tới độc đoán chuyên quyền và tự do vô tổ
chức, vô kỷ luật. Tuy nhiên, “tập trung” và “dân chủ” có nội dung cụ thể.
“Tập trung” là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên chấp
hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho Đảng ta “tuy nhiều người, nhưng
khi tiến đánh chỉ như một người”.
Còn dân chủ theo Hồ Chí Minh, là của quý báu nhất của nhân dân là thành quả của
cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dân chủ được thể hiện tư tưởng phải được tự do.
Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề mọi người được quyền tự do bày tỏ ý kiến của
mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi
người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư
tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc thực hiện
và phát huy dân chủ nội bộ, vì nếu không có dân chủ nội bộ thì sẽ làm cho “nội bộ của
Đảng âm u”. Hơn nữa dân chủ trong Đảng mới có thể nói dân chủ trong xã hội, mới định
hướng cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thật sự.
Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là
nguyên tắc lãnh đạo hay chế độ lãnh đạo của Đảng. Nguyên tắc này cũng có hai mặt gắn
bó mật thiết với nhau, gắn với nguyên tắc tập trung dân chủ vì tập thể lãnh đạo là dân
chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập
trung. Người viết: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài
giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc
nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn
đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy
rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sự xem
xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi
mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm”.
Cá nhân phụ trách là trên cơ sở bàn bạc kỹ lưỡng của tập thể, kế hoạch định rõ ràng rồi
thì giao cho một người hoặc một nhóm người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành, để
xác định rõ trách nhiệm và phát huy vai trò của mỗi cá nhân. Người viết: "Việc gì đã
được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho
một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới
có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ
người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành.
Như thế thì việc gì cũng không xong”. Trong khi thực hiện nguyên tắc phải chống lại căn
bệnh độc đoán chuyên quyền, hay ngược lại, dựa dẫm vào tập thể, không dám quyết
đoán, không dám chịu trách nhiệm. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ
đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá
nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập
thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”.
II.Rút ra ý nghĩa:
*Biểu hiện trong cuộc sống:
Chục năm gần đây tình trạng “con ông, cháu cha” trong cơ quan Nhà nước đã trở thành
vấn nạn, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy công quyền. Có những cơ sở có
tới 40% cán bộ công nhân viên là “con ông cháu cha”! Điều đáng nói là nhiều người
trong số này lại là cán bộ yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu công việc, nhưng cũng không thể sa thải.
Rõ ràng, câu chuyện “con ông cháu cha”, hay việc những cán bộ, lãnh đạo có không ít
bằng cấp nhưng năng lực làm việc thực tế, hiệu quả công việc rất thấp đang tồn tại như
một vấn nạn tại nhiều cơ quan nhà nước, bộ máy chính quyền các cấp. *Nguyên nhân:
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều cán bộ đi học không phải để làm việc tốt
hơn, nâng cao kỹ năng của mình trong giải quyết công việc mà chủ yếu đi học để tô điểm
cho lý lịch cá nhân thêm hoành tráng, hay để hợp thức hóa hồ sơ lý lịch nhằm phục vụ
việc “leo cao” hơn nữa.
Đó là những yếu kém, khuyết điểm trong công tác cán bộ lâu nay, nhất là tình trạng
chạy chức, chạy quyền, thân quen hay cõ chế khép kín, cục bộ, địa phương trong công tác
cán bộ, tuyển chọn nhân lực, bổ nhiệm cán bộ.
Vì vậy, trong thời gian qua, người dân và dư luận xã hội không khỏi bức xúc trước con
đường quan lộ “thăng tiến thần tốc” hay “nâng đỡ không trong sáng” của không ít cán bộ
tại một số bộ, ngành, địa phương nhờ những “bệ đỡ” từ một số quan chức suy thoái. * Các giải pháp:
Tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng cũng đã bày tỏ sự trăn trở trước những yếu kém, khuyết điểm của một
bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ lâu nay đang là một
trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho đất nước phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giải quyết được
thực trạng trên, đòi hỏi trong công tác đánh giá cán bộ, tuyển chọn đầu vào đối với cán bộ
cơ sở cần phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ hơn, không để lọt những người không
có năng lực, phẩm chất vào bộ máy. Đồng thời phải đổi mới trong công tác đào tạo cán
bộ, tiêu chí đi học của cán bộ, công chức phải gắn với vị trí việc làm, khung năng lực.
Hơn nữa, cần phải thực hiện đánh giá cán bộ, công chức sau khi đi học, đào tạo, nếu
không đáp ứng công việc thực tế phải điều chỉnh lại vị trí việc làm, thậm chí phải loại bỏ
để cho những người khác thực sự có năng lực, phẩm chất gánh vác và thực hiện. Quan
trọng hơn cần sớm hoàn chỉnh, thực hiện nghiêm túc cơ chế luân chuyển, sắp xếp cán bộ
trong hệ thống bộ máy chính quyền, cơ quan nhà nước từ trung ương tới cơ sở, cũng như
siết kỷ cương kỷ luật, giám sát, kiểm tra nhằm ngăn chặn và tiến tới loại bỏ tình trạng
“con ông, cháu cha”, thân quen, bè cánh, hay lợi ích nhóm. C.KẾT LUẬN
Từ thực tiễn qua nhiều năm thực hiện nghị quyết về luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản
lý, chúng ta hoàn toàn có khả năng thống kê, điều tra, khảo sát, hỏi ý kiến người dân về
hiệu quả công tác của những cán bộ lãnh đạo quản lý ở trung ương và địa phương, những
ai là “ hậu duệ “, những ai là cùng họ hàng thân thích của các “ sếp”, những cán bộ nào
thuộc các diện trên mà phẩm chất, năng lực yếu kém thì gần như chắc chắn là do “ chạy mà lên.
Từ những thực tiễn cuộc sống, chúng ta cũng hoàn toàn có thể thống kê, đánh giá có bao
nhiêu cán bộ lãnh đạo quản lý được luân chuyển về các bộ, ngành, địa phương, vừa công
tác hiệu quả, vừa không xảy ra hiện tượng sắp xếp, đề bạt, bố trí cán bộ không đủ tiêu
chuẩn, chạy theo lợi ích “con ông cháu cha”. Từ đó, phổ biến nhân rộng việc luân chuyển
đến cán bộ lãnh đạo quản lý, không chỉ ở cán bộ cấp chiến lược mà đến đồng bộ trong hệ
thống chính trị như cấp bộ, ngành, địa phương, cấp huyện và cơ sở,…
Chính thực tiễn cuộc sống máy chục năm qua sẽ cho ta câu trả lời về chọn khâu đột phá
trong công tác cán bộ hiện nay đồng thời lên án về thói “Một người làm quan, cả họ được nhờ”