Tập khách hàng mục tiêu mà Unilever hướng đến là giới trẻ và người nội trợ.
+ Giới trẻ thế hệ X (trong khoảng từ 18-29 tuổi): Là những người có tư duy tự lập, phóng
khoáng và tự tin hơn thế hệ trước. Họ tự đưa ra những quyết định trong cuộc sống, bao
gồm cả việc chọn mua các sản phẩm mà họ sử dụng. Với người trẻ, họ sẽ lựa chọn sản
phẩm dựa trên giá cả, thương hiệu, tính khác biệt, tính đa dạng và chất lượng.
+ Những người làm nội trợ: Tâm lý của khách hàng mục tiêu này là chú trọng đến chất
lượng, thương hiệu và đặc biệt là giá thành của sản phẩm. Trong khi đó các sản phẩm của
Unilever lại rất phù hợp với tiêu chí của các bà nội trợ như chất lượng tốt, giá cả phải
chăng và sản phẩm vô cùng đa dạng, thoải mái lựa chọn.
Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Với
tập khách hàng mục tiêu như vậy, để các sản phẩm của mình có sức cạnh tranh trên thị
trường nội địa, tạo nên ưu thế so với doanh nghiệp nội địa thì Unilever cần phải tạo ra các
sản phẩm có giá thành cạnh tranh nhưng cũng cần chú ý đến tính khác biệt, đa dạng về
chủng loại của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu.
- Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là P&G - công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới về ngành hóa
mỹ phẩm có công nghệ sản xuất hàng đầu với các sản phẩm chủ lực cạnh tranh trực tiếp
với các sản phẩm Unilever tung ra ngoài thị trường.
+ Cơ cấu sản phẩm của P&G phong phú mẫu mã, đa dạng chủng loại, chất lượng sản
phẩm được coi trọng, ưa chuộng, làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Những
ưu thế mà Unilever có được thì P&G cũng có. Ví dụ P&G thâm nhập vào Việt Nam với
các sản phẩm tiêu dùng chủ lực như: Pantene, Tide, Rejoice,... đều là những sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp với Unilever về giá thành và cả chất lượng. Cũng như Unilever, P&G
là công ty đa quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời và nổi tiếng về ngành hóa mỹ phẩm
duy nhất tại Mỹ bên cạnh đó là công nghệ sản xuất hàng đầu thế giới. Điều này thật sự là
thách thức lớn đối với công ty khi cạnh tranh trên các thị trường thế giới.
+ Ngoài ra, từ năm 2000 đến thời điểm hiện tại, P&G đang sử dụng và triển khai chiến
lược kinh doanh quốc tế là xuyên quốc gia. Tình hình triển khai chiến lược này của P&G
trong những năm gần đây có thể nói là đang ở mức ổn định và mang lại nhiều lợi nhuận
cho tập đoàn. Cụ thể, Sau khi bắt đầu triển khai chiến lược vào giữa năm 2000, tăng
trưởng cho mỗi quý của tập đoàn lên tới 10% . Quý I năm 2004, tập đoàn đã đạt hiệu quả
kinh doanh tốt chưa từng có trong lịch sử của mình khi lợi nhuận của quý tăng 1,53 tỷ
USD tương đương với tỉ lệ trên 20% trước sự ghen tị của các đối thủ cạnh tranh. Cổ phiếu
của tập đoàn lên đến con số kỷ lục 108,8 USD. Giá cổ phiếu của P&G hiện nay rất ổn
định và thường xuyên ở mức trên 120 USD. Các sản phẩm của P&G được bán tại gần 200
quốc gia trên thế giới với khoảng 6 tỷ người sử dụng. Năm 2008, P&G đứng vị trí thứ 5
trong cuộc bầu chọn “Global Most Admired Company” và vị trí thứ 2 trong danh sách
“Top Companies’ Leader” do tạp chí Fortune tổ chức, vị trí thứ 8 cho giải thưởng
“America's Most Admired”, P&G cũng xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách World’ most
10