Đề tài thảo luận Phân tích thành công và thách thức trong chuỗi cung ứng của Vinfast | Đại học Thương Mại
Trong bối cảnh các quốc gia không ngừng hội nhập và một thế giới đang phục hồi sau đại dịch Covid, việc đương đầu với những biến động là yếu tố sống còn đối với cácdoanh nghiệp để duy trì và phát triển. Đặc biệt là đối phó với các khủng hoảng và giải quyết thách thức để duy trì chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị chuỗi cung ứng (QT)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: MARKETING
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Đề tài:
Phân tích thành công và thách thức trong
chuỗi cung ứng của Vinfast Nhóm: 8 LHP:2219BLOG1721
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Huyền
Hà Nội, tháng 4 năm 2022. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh các quốc gia không ngừng hội nhập và một thế giới đang phục hồi
sau đại dịch Covid, việc đương đầu với những biến động là yếu tố sống còn đối với các
doanh nghiệp để duy trì và phát triển. Đặc biệt là đối phó với các khủng hoảng và giải
quyết thách thức để duy trì chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Các phương thức vận hành
chuỗi cung ứng trong quá khứ đã không thể đáp ứng vận hành một cách tối ưu ở bối cảnh
hiện tại. Do đó, các doanh nghiệp thành công là những tổ chức có khả năng thích ứng tốt
với sự thay đổi liên tục và không ngừng cải tiến. Đặc biệt là việc các quốc gia, doanh
nghiệp ngày càng quan tâm ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến với chuỗi cung
ứng tại Việt Nam nói chung và đối với tập đoàn Vinfast nói riêng. Việc tìm hiểu và
nghiên cứu về chuỗi cung ứng của Vinfast nhằm đem lại cái nhìn chi tiết hơn về cách vận
hành chuỗi và mối quan hệ của các thành viên trong chuỗi. Ngoài ra, nhóm cũng đưa ra
giải pháp nhằm hỗ trợ duy trì và phát triển chuỗi cung ứng cho Vinfast. MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..............................2
MỤC LỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........1
1.1.Định nghĩa chuỗi cung ứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..................1
1.2.Phạm vi, mục tiêu của chuỗi cung ứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINFAST. . . . . . . . . .........8
2.1 Giới thiệu về công ty Vinfast. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .....................8
2.2. Mô hình chuỗi cung ứng của VinFast. . . . . . . . . . . . . . . . . .........................8
2.3 Các thành viên và vai trò trong chuỗi cung ứng. . . . . . . . . . . . . . . . . ...........9
2.3.1 Nhà cung cấp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .....................9
2.3.2 Nhà sản xuất. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........................9
2.3.3 Nhà phân phối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....11
2.3.4 Nhà bán lẻ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........12
2.3.5 Khách hàng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ............12
CHƯƠNG 3: THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA VINFAST. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...........................14
3.1 Thành công về chuỗi cung ứng của công ty VinFast. . . . . . . . . . . . . . . ......14
3.1.1 Những thành tựu đạt được. . . . . . . . . . . . . . . . . . ............................14
3.1.2 Điều làm nên thành công của VinFast. . . . . . . . ..............................14
3.1.3 Bài học rút ra từ thành công của VinFast. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .........16
3.2. Thách thức về chuỗi cung ứng của Vinfast. . . . . . . . . . . . . .......................18
3.3 Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của Vinfast. . . . . . . . .........................21
3.3.1 Mục tiêu và phương án phát triển cho chuỗi cung ứng của vinfast........21
3.3.2 Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của Vinfast......................23
3.3.3 Kiến nghị đối với nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng của
Vinfast. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .................24
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Định nghĩa chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều
doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho một loại nhu cầu nào đó của
khách hàng trên thị trường. Chuỗi bao gồm tất cả hoạt động (của các tổ chức) trực tiếp
hoặc gián tiếp liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về một loại hàng hóa nhất định.
1.2.Phạm vi, mục tiêu của chuỗi cung ứng
a, Phạm vi của chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng tồn tại ở nhiều phạm vi khác nhau tùy thuộc vào số lượng, loại
hình các doanh nghiệp tham gia, các phạm vi này quyết định giới hạn hoạt động và quan hệ quản trị.
- Chuỗi cung ứng nội bộ:
Chuỗi cung ứng nội bộ (Internal supply chain) đề cập đến chuỗi các hoạt động
hoặc chức năng trong một công ty cho phép cung cấp một loại sản phẩm cho khách hàng.
Tích hợp các chức năng này liên quan đến việc phối hợp toàn diện các hoạt động qua
ranh giới giữa các bộ phận chức năng của một doanh nghiệp. SCM nội bộ thực chất là
quản trị chuỗi các hoạt động kinh doanh bên trong doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng nội
bộ được quản trị tốt sẽ có DVKH và hiệu suất vận hành tốt.
- Chuỗi cung ứng đơn giản / trực tiếp:
Chuỗi cung ứng đơn giản còn gọi là chuỗi cung ứng trực tiếp (direct supply chain,
first tier chain) bao gồm một doanh nghiệp trung tâm với các nhà cung cấp và các nhóm
khách hàng trực tiếp bậc 1, đây là nhóm thành viên cơ bản nhất tạo nên một chuỗi cung
ứng. Với lớp khách hàng và nhà cung cấp bậc 1, doanh nghiệp trung tâm giữ mối quan
hệ và các liên kết quá trình được quản lý, tập trung vào các hoạt động mua bán và trực
tiếp chia sẻ thông tin để hoàn thành mục tiêu của chuỗi cung ứng 2
Trong thực tế có nhiều chuỗi cung ứng chỉ tồn tại ở cấp độ đơn giản như chuỗi
cung ứng của một lò sản xuất bánh mì với thượng nguồn là các nhà cung cấp nguyên liệu
đầu vào trực tiếp và hạ nguồn gồm một số người bán dạo và người tiêu dùng cuối. Tuy
nhiên trong các chuỗi cung ứng đầu cuối (end to end), giới hạn lớp các nhà cung cấp và
khách hàng bậc 1 của doanh nghiệp trung tâm cũng được xem là chuỗi cung ứng đơn
giản và còn gọi là chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Chuỗi cung ứng mở rộng:
Chuỗi cung ứng mở rộng (Extended supply chain) là sự dãn rộng của chuỗi cung
ứng trực tiếp cộng với sự tham gia của các nhà cung cấp đầu tiên trong chuỗi và tới
người tiêu dùng cuối cùng, đi kèm với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận, tài
chính, thiết kế sản phẩm, marketing và công nghệ thông tin. Trong các chuỗi cung ứng
mở rộng, hai nhóm thành viên chính và bổ trợ có sự phân hóa khá rõ ràng. Các thành viên
chính tham gia vào các dòng trao đổi hàng hóa vật chất và mang danh nghĩa sở hữu hàng
hóa. Họ thực hiện các quá trình chuyển hóa vật chất để tạo ra thành phẩm và đảm nhiệm
vai trò phân phối các sản phẩm hoàn thiện đến thị trường. Các thành viên bổ trợ tham gia
gián tiếp vào các giao dịch trao đổi, không mang danh nghĩa sở hữu nhưng có vai trò hỗ
trợ cho sự thành công của các giao dịch trong chuỗi. Họ bao gồm các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, cho thuê tài sản.. 2
Ranh giới của các chuỗi cung ứng rất linh động với nhiều cấp độ khác nhau, tuy
nhiên hầu hết những nỗ lực phối hợp SCM hiệu quả nhất nằm ở cấp độ bậc 2 cùng với sự
góp mặt của các đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp.
Với lớp khách hàng và nhà cung cấp bậc 2, mối liên kết của doanh nghiệp trung
tâm với các thành viên này là liên kết giám sát. Doanh nghiệp trung tâm khó ảnh hưởng
trực tiếp tới các đơn vị ở bậc 2 nhưng vẫn phải giám sát hoạt động của họ.
Một chuỗi cung ứng có thể mở rộng tới bậc 3, bậc 4, đi từ các nhà cung cấp vật
liệu thô ở thượng nguồn, được chuyển hóa thành các sản phẩm trung gian, sau đó được
chế tạo và chế biến thành các sản phẩm hoàn chỉnh, rồi dịch chuyển đến hạ nguồn qua
nhiều công đoạn bán buôn, bán lẻ, kho bãi để đến tay người tiêu dùng.
Bất kỳ chuỗi cung ứng nào, dù đơn giản hay mở rộng, ở bậc 1 hay bậc 2, 3 và 4
cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp với nhiều chức năng
khác nhau. Chuỗi cung ứng cần đáp ứng tốt những nhu cầu đa dạng và biến động của thị
trường, đồng thời hỗ trợ mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chuỗi cung ứng tuần hoàn hay vòng kín:
Phạm vi chuỗi cung ứng còn đi xa hơn các chuỗi cung ứng đầu cuối, đó là chuỗi
cung ứng tuần hoàn. Các chuỗi cung ứng quan tâm đến việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc 3
xử lý một loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hoàn, hay các chu kỳ khép kín lặp đi lặp
lại được gọi là chuỗi cung ứng vòng kín (closed loop supply chain - CLSC). CLSC đề
cập đến tất cả các hoạt động xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và ngược để
thu thập, xử lý trả lại các sản phẩm (Đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) hoặc các bộ phận
của sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế, phát triển sinh thái bền vững.
Chuỗi cung ứng vòng kín không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà
còn là yêu cầu cần thiết từ người tiêu dùng. Với CLSC, hoạt động môi trường là bắt buộc
trong quản lý nội bộ và quan hệ bên ngoài doanh nghiệp. CLSC đưa ra một mô hình kinh
doanh hoàn chỉnh hơn. Các hoạt động kinh doanh, các nỗ lực logistics, SCM với toàn bộ
chu kỳ sống sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thiết kế công nghiệp, sản
xuất, giao hàng luôn chú trọng sử dụng nguồn năng lượng carbon thấp và đáp ứng các
yêu cầu bảo vệ môi trường. Với CLSC, dòng lưu chuyển sản phẩm là khép kín, có khả
năng phục hồi và có tính chu kỳ. CLSC đưa ra các nỗ lực phối hợp các hoạt động cả về
phía trước và CLSC còn tạo ra nguồn lực giá rẻ thông qua việc phục hồi vật liệu, phụ
tùng và các sản phẩm thu hồi. Cung cấp các cơ hội để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với lợi
nhuận cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tối ưu hóa cấu hình CLSC phụ thuộc nhiều vào
các đặc tính của sản phẩm và tình huống các sản phẩm sẽ được thu thập. Đạt tới các
CLSC là không đơn giản nhưng việc hướng tới những lợi ích này là mục tiêu lâu dài của SCM. 4
b, Mục tiêu của chuỗi cung ứng:
Mục tiêu tối thượng của SCM là tối đa hóa toàn bộ giá trị (Value) chuỗi cung ứng.
Theo quan điểm của Chopra thì giá trị chuỗi cung ứng được tính theo công thức dưới đây:
Giá trị chuỗi cung ứng = Giá trị khách hàng – Chi phí chuỗi cung ứng
Nói cách khác, toàn bộ ý tưởng của SCM là cung cấp các giá trị tối đa nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời đem lại lợi nhuận lớn nhất cho các thành viên trong chuỗi cung ứng.
Lợi nhuận càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn. Thành
công của chuỗi phải được đo lường dưới góc độ tổng lợi nhuận của chuỗi chứ không phải
bằng lợi nhuận của mỗi khâu riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm SCM không chỉ là giảm đến mức
thấp nhất các chi phí riêng lẻ như vận chuyển dự trữ hay của riêng từng khâu trong chuỗi
mà phải vận dụng cách tiếp cận hệ thống tổng thể vào SCM.
Tất cả các dòng chảy sản phẩm, thông tin, tiền tệ tạo ra chi phí trong chuỗi cung
ứng. Vì vậy, thiết kế chuỗi cung ứng và quản lý các dòng chảy là chìa khóa thành công
của bất kỳ chuỗi cung ứng nào. Điều này liên quan đến tối ưu hóa sự dịch chuyển của các
tài sản, hàng hóa vật chất, thông tin, tiền bạc trong suốt các giai đoạn của chuỗi một cách thống nhất.
Với quan điểm chuỗi cung ứng là chuỗi giá trị, khi nhìn nhận từ góc độ GTGT
ngoại sinh ta thấy, tổng giá trị của chuỗi cung ứng sẽ lớn nhất khi tạo ra tổng giá trị khách
hàng lớn nhất. Theo quan điểm của tác giả Roger McCoy (2007), tổng giá trị khách hàng
(CV) có thể được đo bằng tổng giá trị lợi ích (U-Utilities) mà chuỗi cung ứng mang lại
cho khách hàng chia cho tổng chi phí (C-Costs) mà khách hàng bỏ ra để có được những lợi ích này. CV= U/C 5
Do đó, tổng giá trị khách hàng sẽ lớn nhất khi họ được đáp ứng nhiều nhất
(Responsiveness) hoặc phần chi phí mà khách hàng phải bỏ ra ít nhất hay thực chất là
chuỗi cung ứng có hiệu suất cao nhất (Efficiency).
Tổng giá trị khách hàng = Mức độ đáp ứng x Hiệu suất chuỗi cung ứng
Mức độ đáp ứng: được hiểu là khả năng phản ứng có mục đích trong giới hạn thời
gian thích hợp với các thay đổi nhu cầu khách hàng trên thị trường, nhằm duy trì lợi thế
cạnh tranh (Holweg, 2005). Mức độ đáp ứng mang lại các giá trị lợi ích cho khách hàng,
lợi ích này có thể là lợi ích chức năng hoặc lợi ích tâm lý. Mức độ đáp ứng càng cao thì
giá trị lợi ích mang lại cho khách hàng càng lớn. Điều này đòi hỏi chuỗi cung ứng phải
quản lý tốt luồng thông tin thị trường và có chính sách với các thành viên để dự phòng
năng lực sản xuất và dự trữ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu biến đổi.
Hiệu suất chuỗi cung ứng: Trong kinh doanh, hiệu suất phản ánh mặt chất lượng
của các hoạt động kinh doanh và trình độ sử dụng các nguồn lực (Lao động, thiết bị máy
móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hiểu
đơn giản, hiệu suất chuỗi cung ứng là khả năng tránh lãng phí năng lượng, tiền bạc, công
sức, vật liệu và thời gian (thường có thể đo lường được) để thực hiện hoặc tạo ra kết quả
mong muốn, hay khả năng làm tốt công việc mà tránh được lãng phí. Hiệu suất chuỗi
cung ứng chỉ ra kết quả cung ứng cần thiết ở các mức chi phí nhất định.
Chuỗi cung ứng sẽ đạt mục tiêu hiệu suất nếu trọng tâm là giảm chi phí và không
có nguồn lực nào bị lãng phí vào các hoạt động phi giá trị gia tăng. Chuỗi cung ứng hiệu
suất sẽ đưa sản phẩm đến đích theo cách hiệu quả nhất về chi phí. Chi phí chuỗi cung ứng
là phần chính trong chi phí kinh doanh, được thể hiện bằng giá sản phẩm cung cấp cho
khách hàng. Các tiêu chí hiệu suất phổ biến bao gồm: Tối ưu hóa (vận chuyển, tuyến
đường, vị trí nhà kho, nhân sự. .); Có đối tác chất lượng cao; Quản lý hàng tồn kho tối ưu;
Sự hài lòng của khách hàng… 6
Luôn tồn tại mối tương quan đánh đổi giữa hai khía cạnh giá trị hiệu suất và giá trị
đáp ứng. Do đó khi lựa chọn các chiến lược SCM hoặc thực hành các cải tiến chuỗi cung
ứng cần xem xét cân nhắc giữa mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng do năng lực chuỗi
tạo ra với hiệu suất chuỗi cung ứng đạt được khi cung cấp một mức phục vụ nào đó cho thị trường.
Khi đo lường kết quả hay thành tích chuỗi cung ứng, các chỉ tiêu cũng thường
gom thành 2 nhóm thể hiện các khía cạnh này: (1) Chỉ tiêu tài chính, liên quan đến các
khoản chi phí chuỗi cung ứng (Chi phí mua, sản xuất, phân phối, vận tải, chi phí hàng hư
hỏng, chi phí trả và đổi hàng, lãng phí) và chỉ tiêu năng suất chuỗi cung ứng; (2) Chỉ tiêu
phi tài chính, bao gồm thời gian, tốc độ cung ứng, số lượng và sự linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu. 7
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINFAST
2.1 Giới thiệu về công ty Vinfast
VinFast (hay VinFast LLC; viết tắt là VF), tên đầy đủ là Công ty trách
nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện
của Việt Nam được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại Hải Phòng do ông James
Benjamin DeLuca và Lê Thanh Hải làm giám đốc điều hành.
Công ty này là một thành viên của tập đoàn VinGroup, được Phạm Nhật
Vượng sáng lập. Tên công ty là viết tắt của cụm từ "Việt Nam – Phong cách – An toàn –
Sáng tạo – Tiên phong" (chữ Ph đổi thành F). VinFast mang hàm nghĩa tự tôn dân tộc,
đáp ứng niềm mong mỏi sở hữu một thương hiệu ô tô Việt trong nhiều thập kỷ của người
dân Việt Nam. Mục tiêu của VinFast là trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam
Á với công suất thiết kế của tổ hợp sản xuất ô tô lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025.
Sản phẩm chủ lực của VinFast là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện, xe
máy điện và xe buýt thân thiện với môi trường.
2.2. Mô hình chuỗi cung ứng của VinFast 8
2.3 Các thành viên và vai trò trong chuỗi cung ứng 2.3.1 Nhà cung cấp
VinFast hợp tác với 4 nhà thiết kế ô tô hàng đầu thế giới là Pininfarina,
Zagato, Torino và Ital Design. Đây là 4 tên tuổi đã sáng tạo nên những “tuyệt phẩm
huyền thoại” cho Audi, Bentley, BMW, Cadillac, Ferrari, Jaguar, Lamborghini,
Mercedes-Benz, Porsche, Rolls-Royce… Pininfarina, Zagato, Torino và Ital Design đã
mang đến cho VinFast một bộ sưu tập ấn tượng và đẳng cấp.
VinFast đã ký kết hợp đồng với 5 đối tác chiến lược là BMW, Magna Steyr,
AVL, GM Việt Nam và hãng thiết kế Pininfarina.
VinFast đã mua giấy phép cho phần khung gầm và động cơ. Về khía cạnh sản
phẩm, VinFast mua bản quyền công nghệ từ BMW. Sau đó, Pininfarina tạo kiểu dáng cho
2 mẫu xe đầu tiên. Manga Steyr được thuê để làm về kỹ thuật xe, và AVL chịu trách
nhiệm về kỹ thuật truyền động.
Các nhà cung cấp giữ vai trò đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho VinFast. Các
nhà cung cấp đảm bảo cho VinFast luôn có đầy đủ nguồn hàng để cung câp. Điều này 9
làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của bị trì hoãn, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm, mất khách hàng.
2.3.2 Nhà sản xuất
Nhà máy sản xuất của VinFast sở hữu chu trình sản xuất hoàn thiện, đồng bộ
và tự động hóa, với 6 nhà xưởng gồm: xưởng dập, xưởng hàn thân vỏ, xưởng sơn, xưởng
động cơ, xưởng phụ trợ và xưởng lắp ráp, được kết nối hoàn chỉnh và tự động hoá bởi hàng nghìn robot.
+ VinFast sở hữu xưởng dập thân vỏ tấm lớn duy nhất tại Việt Nam, sản xuất các
linh kiện chiếm tỷ trọng giá trị cao nhất của thân vỏ ôtô. Với diện tích trên
50.000m2, xưởng vận hành theo công nghệ Servo Direct của Shuler. Các công
đoạn tự động hoá hoàn toàn
+ Trong khi đó, xưởng hàn thân vỏ VinFast được thiết kế và cung ứng dây chuyền
bởi các đối tác hàng đầu như FFT, EBZ, HIROTEC, được trang bị 200 robot do
ABB sản xuất. Đây là nhà máy hàn thân vỏ vận hành hoàn toàn tự động, hiện đại nhất Đông Nam Á.
+ Xưởng sản xuất động cơ diện tích 50.000 m2, thiết kế và cung ứng dây chuyền
bởi những "ông lớn" trong ngành như GROB, Thyssenkrupp, AVL, MAG.
VinFast sở hữu bản quyền sáng chế từ BMW, động cơ xe được tinh chỉnh tối ưu
cho vận hành tại Việt Nam, tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải ô nhiễm và đáp ứng quy chuẩn an toàn.
+ Xưởng sơn xây dựng trên diện tích 20.000 m2, tư vấn thiết kế bởi công ty Dürr
của Đức. Quá trình thi công, lắp đặt do tổng thầu Combat đảm nhiệm. Xưởng
vận hành tự động khoảng 95%, công nghệ sơn Ro-Dip, dùng hệ thống không khí thông minh EcoSmart VEC.
+ Xưởng lắp ráp có diện tích 200.000 m2, rộng nhất nhà máy VinFast. Các công
đoạn lắp ráp sử dụng súng siết lực hiện đại của Atlas Copco và hệ thống tay 10
nâng trợ lực Dalmec đảm bảo lực siết của từng chi tiết. Trong trường hợp cần
thiết, dự liệu lực có thể truy hồi để kiểm tra.
+ Xưởng phụ trợ, bao gồm khu vực sơn các chi tiết nhựa với công nghệ sơn thân
thiện môi trường của Ecopaint. Các công đoạn vận hành hoàn toàn tự động từ
khâu tiền xử lý tới phun sơn bằng robot. Ngoài ra, xưởng có khu vực lắp hoàn
thiện lốp xe và có năng lực mở rộng cho đúc các chi tiết nhựa.
Chu trình sản xuất khép kín, đồng bộ và tự động hóa cao giúp các dòng ôtô
VinFast hoàn thiện với sơn đẹp, thân vỏ cứng cáp, động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên
liệu. Đồng thời, nhà máy sản xuất ôtô VinFast còn đưa công nghiệp ôtô Việt tiến lên nấc
thang mới: tự chủ sản xuất và làm chủ chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhờ quy trình vận hành khép kín mà các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
tối ưu được thời gian vận hành, gia tăng năng suất hoạt động. Dây chuyền sản xuất hiện
đại giúp giảm chi phí nhân công thông qua hệ thống máy móc tự động hóa, đảm bảo độ
chính xác cao, tạo sự đồng nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ứng dụng quy trình khép
kín, các doanh nghiệp cũng tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự
chất lượng cao. Ngoài ra, mô hình này còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ứng dụng dây chuyền tự động hóa trong sản xuất kinh doanh đang là xu
hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Tại Việt Nam, VinFast đã ứng dụng công
nghệ hiện đại đạt chuẩn quốc tế vào quy trình sản xuất và chế tạo ô tô để tạo ra những
mẫu xe hơi an toàn với chất lượng vượt trội.
2.3.3 Nhà phân phối
Vinfast đã lựa chọn hình thức bán buôn và số lượng cấp độ kênh phân phối là
1 cấp. Nghĩa là sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp đến tay khách hàng chỉ qua một nhà
phân phối duy nhất mà không có nhà phân phối cấp nhỏ hơn. Quyết định này giúp cho
hãng xe tránh được những xung đột không cần thiết trong kênh phân phối. Ngay từ đầu,
Vinfast đã áp dụng những tiêu chí hết sức khắt khe trong việc tuyển chọn nhà phân phối. 11
Bên cạnh đó, Vinfast cũng rất biết cách phát triển mở rộng thêm hệ thống kênh phân phối
khi trao đổi nhiều chính sách hỗ trợ có lợi cho cả đôi bên.
Thuyết phục những đối tác đang phân phối xe của các hãng nổi tiếng như
Honda, Suzuki, Mazda, Ford… tham gia vào hệ thống đại lý phân phối xe Vinfast
Ngoài ra, để tăng cường độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu, Vinfast đã
chủ động thúc đẩy phương án sử dụng xe Vinfast trong hệ thống phương tiện giao thông
công cộng và xe công. Một số dự án lớn làm nên thành công của Vinfast không thể không
kể đến như dự án 1500 xe FASTGO gia nhập thị trường xe công nghệ cao, dự án đưa xe
Vinfast LuxA và LuxSA trở thành phương tiện di chuyển và chuyên chở cho cảnh sát giao thông.
Nhà phân phối là đối tác giúp VinFast có được doanh thu mục tiêu. Các nhà
phân phối giúp VinFast đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và
thương hiệu doanh nghiệp vươn xa hơn trên thị trường. 2.3.4 Nhà bán lẻ
Là một trong những thương hiệu xe ô tô được người Việt tin tưởng lựa
chọn, hiện nay, VinFast có hệ thống 242 nhà phân phối và 83 đại lý phủ sóng khắp 63
tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là cơ hội để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, trải
nghiệm và sở hữu dòng xe đẳng cấp mang thương hiệu Việt.
Hiện nay, hệ thống nhà phân phối của VinFast được đặt tại các vị trí thuận
lợi nằm trên các tuyến đường, tuyến phố là trục giao thông chính với diện tích lớn, giúp
khách hàng có một không gian trải nghiệm tốt nhất.
Hệ thống đại lý và nhà phân phối của VinFast luôn đặt sự uy tín và trách
nhiệm lên hàng đầu nhằm cung cấp những sản phẩm ô tô, xe máy chính hãng, chất lượng
nhất đến tay người tiêu dùng với quy trình mua bán rõ ràng, minh bạch. Bên cạnh đó,
VinFast luôn đảm bảo quyền lợi cho người mua thông qua các dịch vụ hậu mãi như bảo
hành, bảo dưỡng, sửa chữa,… Hy vọng với những nội dung trên, khách hàng có thể dễ 12
dàng phân biệt đại lý và nhà phân phối các sản phẩm trên thị trường nói chung và sản
phẩm của VinFast nói riêng. Từ đó yên tâm mua sắm, sử dụng các sản phẩm chính hãng,
chất lượng tại các đại lý và nhà phân phối.
Các đại lý đóng vai trò là một kênh tiếp thị quan trọng đối với các sản phẩm
của VinFast. Hệ thống nhà phân phối của VinFast được đặt tại các vị trí thuận lợi nằm
trên các tuyến đường, tuyến phố là trục giao thông chính với diện tích lớn Giúp người
tiêu dùng dễ dàng nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết 2.3.5 Khách hàng
VinFast sẽ đưa xe vào phân khúc thị trường trung và cao cấp, không đánh vào
phân khúc thấp hơn – cạnh tranh với các mẫu xe 500-700 triệu đồng. Trước đó, khi nói
về ô tô VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng khẳng định tính cạnh tranh về giá, muốn
tạo lực đẩy mạnh cho thị trường và đạt lượng tiêu thụ lớn. Lãnh đạo Vingroup cũng nhiều
lần đề cập muốn sản xuất ô tô để phục vụ nhu cầu của người dân Việt Nam. Do đó, việc
VinFast định giá hai mẫu xe mới ngang giá với các mẫu BMW hay Mercedes cao cấp là điều khó xảy ra.
Khách hàng có thể đặt trước các mẫu xe VinFast và được hưởng nhiều ưu
đãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, VinFast cũng đang triển khai hệ thống phân phối ô tô tại một
số tỉnh thành phố lớn.
Toàn bộ lợi nhuận, doanh thu của VinFast đều đến từ số tiền mà khách hàng chịu
bỏ ra cho sản phẩm của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, khách hàng là người trả lương, là
người tham gia vào mọi quyết định của VinFast một cách gián tiếp, từ khâu tổ chức nhân
lực đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng cũng là người trực tiếp tiêu dùng các
sản phẩm, dịch vụ, vì vậy, họ là người có đánh giá khách quan nhất về chất lượng sản
phẩm và thái độ phục vụ của doanh nghiệp. Do vậy, khách hàng cho VinFast biết cần làm
gì và kinh doanh như thế nào mới mang lại lợi nhuận cao. 13
CHƯƠNG 3: THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC VỀ CHUỖI
CUNG ỨNG CỦA VINFAST
3.1 Thành công về chuỗi cung ứng của công ty VinFast
3.1.1 Những thành tựu đạt được
Hiện tại, VinFast đã gây dựng được một hệ thống phân phối trải dài từ Bắc tới
Nam với hơn 80 showroom/đại lý ô tô ủy quyền và gần 200 điểm bán xe máy điện. Đây
là những con số lớn chưa từng có đối với một thương hiệu mới kinh doanh trên thị trường
chỉ 2 năm như VinFast. Đặc biệt, với tiêu chí luôn đặt sự thuận tiện về dịch vụ cho khách
hàng lên trên hết, VinFast đã mở rộng hệ thống phân phối đến cả các tỉnh thành xa hay
những nơi có dung lượng thị trường thấp, thay vì chỉ tập trung ở các tỉnh thành lớn.
Chỉ riêng trong tháng 4/2021, VinFast đã ghi dấu mốc ấn tượng khi khai
trương 64 showroom xe máy điện kết hợp trung tâm trải nghiệm Vin3S tại 30 tỉnh, thành
phố, cùng màu xanh tương lai để nhận diện các dòng sản phẩm xanh. Với sự đầu tư bài
bản, dài hạn cùng định hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, Vin3S là điểm thu hút hàng
triệu khách hàng tới trải nghiệm, mua sắm không chỉ các sản phẩm xe điện của VinFast
mà còn các sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp khác của Tập đoàn Vingroup. 14
VinFast mới đây đã công bố mua lại toàn bộ hoạt động của General motor
(GM) Việt Nam, bao gồm nhà máy sản xuất và lắp ráp oto ở Hà Nội và hệ thống đại lý uỷ
quyền phân phối thương hiệu xe Chevrolet tại Việt Nam. Nhà máy nhận chuyển nhượng
từ GM, theo thỏa thuận sẽ được sử dụng để sản xuất ô tô cỡ nhỏ mà VinFast mua bản
quyền từ GM và bán dưới thương hiệu VinFast, thông cáo báo chí từ GM cho biết.
VinFast có quyền sử dụng hệ thống phân phối có quy mô 22 đại lý mà GM đã xây dựng ở
cả ba miền tại Việt Nam. VinFast cũng trở thành nhà phân phối độc quyền dòng xe
Chevrolet của GM tại Việt Nam.
3.1.2 Điều làm nên thành công của VinFast
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công trong chuỗi cung ứng của Vinfast,
những yếu tố chủ yếu là:
VinFast đã hoàn thành quá trình sản xuất ô tô chỉ trong vòng 21 tháng
+ VinFast, nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam, đã sản xuất thành công
những chiếc xe đầu tiên trước thời hạn nhờ vào việc sử dụng danh mục phần
mềm và phần cứng tích hợp của Siemens. Bằng việc triển khai danh mục
này, Siemens đã giúp VinFast đạt được kế hoạch sản xuất ô tô với việc xây
dựng nhà máy, thiết kế ô tô và bắt đầu sản xuất chỉ trong thời gian 21 tháng,
vượt xa thời hạn đặt ra vốn dĩ đã rất tham vọng trước đó. Đây chỉ bằng một
nửa thời gian trung bình để xây dựng một nhà máy sản xuất tương tự. Nhà
máy của VinFast tại Hải Phòng đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6
năm 2019 và có tổng công suất thiết kế lên đến 250.000 ô tô mỗi năm. Việc
hoàn thành quá trình sản xuất trogn vòng 21 ngày giúp Vinfast có khả năng
đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của sản phẩm để cung ứng ra thị trường.
VinFast đã sử dụng danh mục sản phẩm phần mềm Xcelerator và Tự động hóa Tích hợp Toàn diện (TIA) 15