-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài: Thực trạng thức khuya của giới trẻ hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Thực trạng thức khuya của giới trẻ hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Phương Pháp học Đại Học (xc) 19 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Đề tài: Thực trạng thức khuya của giới trẻ hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Thực trạng thức khuya của giới trẻ hiện nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Phương Pháp học Đại Học (xc) 19 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
CT GIÁO DỤC TỔNG QUÁT BÁO CÁO MÔN HỌC
Môn: Phương pháp học đại học ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG THỨC KHUYA
CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Minh Lớp : 1195 Nhóm : 11
Sinh viên thực hiện
: Hà Trần Thảo Vân
Nguyễn Thị Tú Trinh Lê Hoàng Anh Thy Lê Minh Trung 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
CT GIÁO DỤC TỔNG QUÁT BÁO CÁO MÔN HỌC
Môn: Phương pháp học đại học ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG THỨC KHUYA
CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Minh Lớp : 1195 Nhóm : 11
Sinh viên thực hiện
: Hà Trần Thảo Vân Nguyễn Thị Tú Trinh Lê Hoàng Anh Thy Lê Minh Trung Phân công:
Nội dung: Hà Trần Thảo Vân, Lê Thị Anh Thy
Chỉnh word: Lê Minh Trung
Powerpoint: Nguyễn Thị Tú Trinh 3 4 MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
TRÍCH YẾU..........................................................................................................v
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ & HÌNH ẢNH.............................................................vii
1. Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................
1.2. Ý nghĩa đề tài..............................................................................................1
2. Nội dung...........................................................................................................2
2.1. Khái niệm.........................................................................................................
2.2. Thực trạng...................................................................................................2
2.3. Nguyên nhân....................................................................................................
2.3.1.Nguyên nhân chủ quan ..............................................................................
2.3.2.Nguyên nhân khách quan ..........................................................................
2.4. Tác hại............................................................................................................
2.4.1.Gây đau đầu và suy giảm trí nhớ..............................................................
2.4.2.Làm giảm thị lực......................................................................................
2.4.3.Gây ảnh hướng tới hệ tiêu hóa và viêm loét dạ dày..................................
2.4.4.Da xuống sắc dễ nối mụn.........................................................................
2.4.5.Tăng nguy cơ mắc bênh tiểu đường, tim và gan.......................................
2.4.6.Nguy cơ dẫn đến tử vong.........................................................................
2.5. Biện pháp khắc phục.....................................................................................
2.5.1.Nói không với thiết bị điện tử khi đã lên giường ngủ...............................
2.5.2.Nhận thức được tác hại của thức khuya và quyết tâm đi ngủ sớm............
2.5.3.Sắp xếp thời gian học và làm việc hợp lý.................................................
2.5.4.Nói “không” với thiết bị điện tử khi đã lên giường ngủ...........................
2.5.5.Tập thể dục và chơi thể thao.....................................................................
2.5.6.Không ngủ trưa quá 30 phút.....................................................................
2.5.7.Thư giãn trước khi ngủ............................................................................. iii
3. Kết luận..............................................................................................................
3.1. Tóm tắt..................................................................................................15
3.2. Nhận định chung........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... iv TRÍCH YẾU
Vậy là hành trình môn phương pháp đại học đã đến hồi kết. Với chúng
em, được tìm hiểu và trau dồi về môn học này là một điều hết sức thú vị
và bổ ích. Ban đầu, đây là môn học khá mới lạ với chúng em, khi mà có
rất ít trường đào tạo bộ môn này. Thế nhưng, giờ chúng em đã hiểu vì sao
trường đại học Hoa Sen lại đưa bộ môn này vào chương trình đào tạo năm
nhất, đó là bởi vì tính thiết thực và nền tảng mà bộ môn này mang lại, và
chúng em nhận ra những gì được tiếp thu trong môn học này là những
hành trang cực kì cần thiết cho những chặng đường sau này.
Để có thể hiểu rõ nhất về môn học này, chúng em đã nhận được không ít
sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Ngọc Minh. Cảm ơn thầy, vì đã hoàn thành
trọn vẹn nhất nhiệm vụ của một nhà giáo, trở thành người đồng hành lý
tưởng và luôn cho chúng em những lời góp ý chân thành, để chúng em có
thể phát triển năng lực của bản thân. Ngoài ra, chúng em cũng gửi lời cảm
ơn tới các bạn sinh viên đã tham gia khảo sát để giúp nhóm hoàn thiện bài báo cáo này.
Trong quá trình thực hiện báo cáo, có thể sẽ có những thiếu sót nhất định
vì kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều.
Chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn và thầy để
có thêm những kinh nghiệm cho sau này. Xin chân thành cảm ơn! v LỜI CẢM ƠN
Vậy là hành trình môn phương pháp đại học đã đến hồi kết. Với chúng
em, được tìm hiểu và trau dồi về môn học này là một điều hết sức thú vị
và bổ ích. Ban đầu, đây là môn học khá mới lạ với chúng em, khi mà có
rất ít trường đào tạo bộ môn này. Thế nhưng, giờ chúng em đã hiểu vì sao
trường đại học Hoa Sen lại đưa bộ môn này vào chương trình đào tạo năm
nhất, đó là bởi vì tính thiết thực và nền tảng mà bộ môn này mang lại, và
chúng em nhận ra những gì được tiếp thu trong môn học này là những
hành trang cực kì cần thiết cho những chặng đường sau này.
Để có thể hiểu rõ nhất về môn học này, chúng em đã nhận được không ít
sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Ngọc Minh. Cảm ơn thầy, vì đã hoàn thành
trọn vẹn nhất nhiệm vụ của một nhà giáo, trở thành người đồng hành lý
tưởng và luôn cho chúng em những lời góp ý chân thành, để chúng em có
thể phát triển năng lực của bản thân. Ngoài ra, chúng em cũng gửi lời cảm
ơn tới các bạn sinh viên đã tham gia khảo sát để giúp nhóm hoàn thiện bài báo cáo này.
Trong quá trình thực hiện báo cáo, có thể sẽ có những thiếu sót nhất định
vì kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều.
Chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn và thầy để
có thêm những kinh nghiệm cho sau này. Xin chân thành cảm ơn! vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Mục đích thức khuya...................................................................................3
Biểu đồ 2. 2. Bảng biểu thị tỉ lệ mức độ thức khuya của sinh viên...................................4
Biểu đồ 2. 3........................................................................................................................8
Biểu đồ 2. 4. Bảng biểu thị tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh..........................8
Biểu đồ 2. 5. Số lượng sinh viên thức khuya theo bạn bè.................................................9 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1............................................................................................................................9
Hình 2. 2............................................................................................................................9
Hình 2. 3..........................................................................................................................14
Hình 2. 4..........................................................................................................................14
Hình 2. 5. CÁC TRẠNG THÁI KHI THỨC KHUYA TRONG THỜI GIAN DÀI......17 vii 1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
“Là sinh viên mà không thức tới sáng thì không phải là sinh viên”. Đó là
tiêu đề một bài đăng đạt khá nhiều lượt tương tác trên Facebook. Tất nhiên, toàn
bộ lượt tương tác là các bạn trẻ ở độ tuổi teen, học sinh, sinh viên. Lướt xuống
phần bình luận, không đáng ngạc nhiên khi các ý kiến hầu như là ủng hộ và thậm
chí rất hưởng ứng bài đăng này. Qua đây, có thể thấy chúng ta đang sống giữa
thế hệ “cú đêm”, khi mà thức đêm đang dần trở thành thói quen, thậm chí là trào
lưu của giới trẻ, chúng ta – những người trẻ tuổi đang dần bào mòn nhựa sống để
trở thành những “chú cú” vật vờ trong đêm, với những cuộc vui, hay trước những
màn hình máy tính. Nhưng chính những điều đó, sẽ gây nên những hệ lụy không đáng có sau này .
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được khai thác và
cũng đã được báo động không ít lần ở các phương tiện truyền thông đại chúng,
các mặt báo, thậm chí là được “sờ gáy” rất nhiều lần trên các đài truyền hình.
Trên thực tế, tình trạng thức khuya dường như tỉ lệ thuận với tần số xuất hiện của
những lời cảnh tỉnh, ngày càng đáng báo động. Lí do có lẽ là bởi vì thiếu những
công trình nghiên cứu về vấn đề này, cái có thể phản ánh được những con số và
những kết quả phân tích cấp thiết. Ngoài ra, các đầu báo về vấn đề này vẫn chưa
thực sự tiếp cận được thế hệ trẻ, những người sẽ thường có xu hướng “nhẹ
nhàng” lướt qua những bài viết cấp thiết như vậy. Mong muốn tìm hiểu về các
khía cạnh và các mặt phản ảnh khác nhau của thực trạng này ở giới trẻ, cụ thể ở
đây là thế hệ sinh viên và có thể phần nào đó đưa ra những hướng giải quyết hiệu
quả của vấn đề này chính là lí do chúng mình chọn đề tài này.
1.2. Ý nghĩa đề tài
Thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên hiện nay luôn tràn đầy năng lượng và sức
trẻ, họ có bản lĩnh và dám thể hệ hiện bản thân mình. Nhưng điều này đôi khi sẽ
khiến họ trở nên lì lợm, với một tâm thế “bình chân như vại”, có vẻ họ luôn tự tin 1
rằng sức khỏe của họ sẽ mãi mơn mởn như lứa tuổi này. Nếu có những bảng
danh sách những việc ưu tiên quan trọng, thì có lẽ sức khỏe sẽ luôn nằm ở top
cuối, thậm chí là bỏ ngoài tầm mắt, do đó việc đi ngủ sớm là điều gì đó rất “xa
xỉ” với người trẻ. Khi còn trẻ thì ít ai chịu để ý đến sức khỏe, nhưng thực tế thì
nó như một tài khoản ngân hàng, cứ rút ra mà không đầu tư thêm vào thì nó sẽ
cạn. Thế nên, đừng đợi đến khi cơ thể bạn phải gửi một tín hiệu xấu cho bạn, khi
đó thì hối hận không còn là một giải pháp hiệu quả. Vì vậy, chúng mình thực
hiện bài báo cáo này với mong muốn các bạn trẻ sẽ tiếp cận được và hiểu rõ hơn
về hậu quả của việc thức khuya liên tục, để có thể bảo vệ cơ thể bạn ngay lúc còn trẻ và sau này.
2. Thực trạng thức khuya của giới trẻ 2.1. Khái niệm
Theo bác sĩ thì mỗi người nên ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Những
người thức trễ hơn 11 giờ và hầu như không ngủ đủ số tiếng trên thì được xem là người thức khuya. 2.2. Thực trạng
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí
tuệ của con người. Đứng giữa nhịp sống hối hả cùng với khối lượng công việc và
bài học quá nhiều khiến cho việc thức khuya gần như đã trở thành thói quen của
đa số bạn trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên. Có đến 75% thanh thiếu niên ngủ trễ
sau 11 giờ và 33% chỉ đi ngủ vào lúc 1 giờ sáng.
Nói đến thức khuya, mỗi người đều có những lí do riêng, người thì bận
học, bận làm. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã trải qua với những ngày chạy
deadline đến 2-3h sáng. Để kiếm thêm thu nhập, nhiều bạn sinh viên tất bật đi
làm thêm và trở về vào tối muộn, sau đó trở về nhà tắm rửa, vội vàng lao vào bàn
chạy deadline đến tận khuya, Sáng hôm sau thì mệt mỏi rệu rã đến lớp. Theo
khảo sát, tỉ lệ giới trẻ sử dụng thời gian tối vào mục đích thức khuya để học bài
và hoàn thành dl chiếm 26,2%. Người thì dành thời gian vào việc giải trí của bản
thân … Các bạn có thể dành cả buổi tối ôm điện thoại và laptop để lướt mạng xã
hội, nhắn tin hay cày phim cho đến khi trời sáng thì mới chịu đi ngủ. So với mức 2
tỉ lệ của deadline, tỉ lệ giới trẻ dành thời gian vào việc giải trí có sự khác biệt lớn.
Có 72,9% giới trẻ sử dụng điện thoại để lên mạng vào ban đêm, trong đó giải trí
39,4%, cày game, xem phim, nhắn tin 37,5%.
Mục đích thức khuya Học bài Giải trí Nhắn tin 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tỷ lệ
Biểu đồ 2. 1. Mục đích thức khuya
Có thể thấy ngoài mục đích học ra, sinh viên phần lớn dành thời gian cho
việc giải trí. Điều này cho thấy rằng Internet có tác động to lớn và làm đảo lộn
đời sống vật chất của sinh viên. Bên cạnh đó, hiện nay, một số người thì lại gặp
vấn đề về giấc ngủ. Đây là vấn đề không chỉ xảy ra ở người già mà còn có xu
hướng xảy ra ở giới trẻ. Vào ban đêm, họ trằn trọc và khó có thể vào giấc ngủ
một cách dễ dàng do các bệnh lý thực thể hoặc mà không tìm thấy yếu tố bệnh lý
gây nên. Viện nghiên cứu về giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) thống kê rằng:
Cứ 3 người sẽ có 1 người xuất hiện các triệu chứng mất ngủ
Có khoảng 25% người trẻ (tuổi từ 18 - 30) thường xuyên gặp phải tình
trạng thiếu ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, không đảm bảo chất lượng.
75% số người trưởng thành trên 65 tuổi có các triệu chứng mất ngủ
Mỗi người đều có những lí do riêng để thức khuya, dù ít hay nhiều, thì
gần như tất cả các bạn trẻ ngày nay đã và đang bị ảnh hưởng. Hầu như bạn trẻ
nào cũng sẽ thức đến tận 1-2 giờ sáng khoảng vài ngày trong một tuần, thậm chí
là cả tuần, trong đó lượng sinh viên ở KTX và nội trú chiếm đa số tỉ lệ trong việc thức khuya. 3
Theo khảo sát, tỉ lệ sinh viên đi ngủ trước 23h chiếm một con số rất ít, chỉ
vỏn vẹn 4,9% , từ 23h đến 1h sáng là 65,9% và qua 1h sáng hôm sau là 29,3%. Trước 23h Từ 23h đến 1h Từ 1h trở đi 4,9% 65,9% 29,3%
Biểu đồ 2. 2. Bảng biểu thị tỉ lệ mức độ thức khuya của sinh viên
Nhìn chung, tỉ lệ sinh viên năm nhất và năm cuối thức khuya là tương
đương nhau, lần lượt là 87,1% và 91,3%. Đặc biệt là sinh viên năm cuối có xu
hướng “miễn nhiễm” . Theo khảo sát, số sinh viên năm cuối ngủ trước 23h chiếm
2,5%, từ 23h đến 1h sáng là 70% và sau 1h sáng là 27,5%. Còn đối với sinh viên
năm nhất, do môi trường sống mới lạ, cảm giác lạc lõng khiến họ khó thích ứng
dẫn đến sự phụ thuộc quá nhiều đến mạng xã hội hay các hoạt động giải trí mà
chủ quan giấc ngủ và sức khỏe của mình. Tuy nhiên, dù biết rõ tác hại phần lớn
sinh viên đều không có ý định cải thiện tình trạng này. Có đến 93,8% sinh viên
biết đến tác hại của thức khuya nhưng dưới 1.8% có ý định cải thiện bởi họ cảm
thấy bản thân tận dụng tốt khả năng vào ban đêm.
Ngày nay, với tần số giới trẻ thức khuya, nhiều doanh nghiệp mở rộng
kinh doanh các quán cà phê thâu đêm và thu hút đa số lượng khách là giới trẻ.
Một ví dụ là, các quán café thâu đêm như Thức Coffee, OFA Coffee, The
Factory,… ở Sài Gòn luôn ở trong trạng thái chật kín , không có chỗ, đa số khách
từ độ tuổi 17 – 30 và là khách quen của quán. Hình 2. 1 Hình 2. 2
Quán cà phê đêm tụ tập đông đúc giới trẻ 4 2.3. Nguyên nhân Nguyên Thói Không sắp nghiện nhân quen xếp đúng khách sống giải trí thời gian quan Bài tập Do môi Làm Nguyên quá trường nhân chủ nhiều sống thêm quan
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Do đồng hồ sinh hoạt cá nhân
Rất nhiều ý kiến cho rằng, thức dậy vào buổi sáng cho ta công suất
làm việc tốt và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thực tế là vẫn có những người
cảm thấy nơ-ron thần kinh có thể phát huy tối đa chức năng của nó hơn vào
ban đêm. Đó là lúc mà họ cảm thấy tỉnh táo, năng suất, là lúc những ý
tưởng được bay bổng và khai thác một cách tốt nhất, họ cho rằng bản thân
tận dụng tốt thời gian vào ban đêm, trong khoảng thời gian đó, đầu óc họ
thông minh và năng suất hơn so với việc phải hoạt động vào ban ngày, vì
vậy, nó sử dụng thời gian vàng này để học tập và làm việc. Các nhà khoa
học cũng giải thích rằng, con người được hình thành một đồng hồ sinh học 5
để hoạt động vào ban đêm. Khi đó, nhịp sinh học cũng tự thích ứng với giờ
làm việc này và đẩy lùi cảm giác uể oải. Vì vậy, người thức khuya thường
cảm thấy tỉnh táo, sáng tạo hơn người đi ngủ sớm. Ngủ trưa quá lâu
Thời gian ngủ trưa tốt nhất là 30 phút hoặc ít hơn. Điều này sẽ giúp
bạn không ngủ quá sâu, sau khi thức dậy không cảm thấy choáng váng, uể
oải. Ngược lại việc ngủ trưa quá lâu còn làm giảm hiệu quả công việc và
ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, từ đó hình thành thói quen thức khuya
Khó ngủ do mắc các bệnh lí
Việc mắc phải những căn bệnh khác nhau như hen suyễn, đau xương
khớp, cao huyết áp… và sử dụng các loại thuốc cũng gây ra tác dụng phụ
khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Những cơn đau, mệt mỏi, khó chịu từ các căn
bệnh khác nhau cũng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và hình thành thói quen thức khuya
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
Áp lực học tập và công việc
Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học
tập và công việc. Áp lực từ bài thi, thời hạn quy định (deadline),... làm hệ
thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến
giấc ngủ và dẫn tới tình trạng thức khuya
Đối với các bạn học sinh, sinh viên, một cốc cà phê luôn thường
trực trên bàn là dấu hiệu những ngày thi cử đang đến gần. Ở các
trường học, đặc biệt là tại các thành phố lớn, áp lực luôn đè nặng
lên các bạn. Theo thống kê, có tới 74,6% phụ huynh đã cho con đi
học thêm. Trong đó 56,9% phụ huynh muốn con đi học thêm để
củng cố kiến thức căn bản trong chương trình và bổ sung kiến
thức nâng cao ngoài chương trình. Muốn đạt được thành tích tốt
thì ngoài việc học trên lớp, ngoài thời gian trên lớp, các bạn còn
phải dành thời gian đến lớp học thêm đến tận tối mịt, sau đó trở về 6
nhà với trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, tắm rửa rồi lại vội
vàng ngồi vào bàn học đến tận khuya. Đến sáng hôm sau lại mệt
mỏi nhấc đầu lên khỏi đống sách vở rồi rệu rã bước đến lớp. Vào
năm 2016, một báo cáo của A&M Texas cho rằng thức khuya để
học bài, thường kéo theo tình trạng thiếu ngủ, không giúp ích gì
cho trí nhớ dài hạn và có tác động tiêu cực đến hiệu quả của não bộ
Với các bạn sinh viên cũng không khấm khá hơn. Với lượng kiến
thức khổng lồ và giáo trình học hoàn toàn thay đổi đòi hỏi sinh
viên phải dành khá nhiều thời gian để tìm tài liệu và kiến thức
chuyên môn.Nhiều bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất
muốn kiếm thêm thu nhập bằng cách đi làm thêm. Vì thế nhiều
sinh viên phải tất bật với công việc, sau đó trở về nhà vào tối
muộn, họ không có thời gian cho những kiến thức trên lớp, hễ đến
mùa thi thì mới động vào sách vở, rồi cố thức trắng một hai đêm
nhồi nhét kiến thức vào đầu. Ngoài ra các bạn các sinh viên có xu
hướng tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ, vì vậy mỗi khi
câu lạc bộ có sự kiện lớn thì đa số sinh viên sẽ dành trọn cả giấc ngủ vào dự án.
“Nghiện” thiết bị công nghệ
Đây là nguyên nhân gây thức khuya hàng đầu ở giới trẻ. Ngoài mục
đích học bài, thì có rất nhiều học sinh sinh viên thức khuya với các mục đích
giải trí bằng điện thoại. Nghĩa là ngoài mục đích hoc ra, sinh viên dành phần
lớn thời gian để lướt web, chat, chơi game,… . Qua đó ta có thể thấy ảnh
hưởng của internet đến đời sống sinh viên như thế nào. Thiết bị điện tử ảnh
hưởng xấu tới giấc. Tổ chức Sleep Foundation ở Mỹ phát hiện trong 5 người
có 1 người bị đánh thức bởi thiết bị điện tử vào ban đêm. Và một nửa trong số
những người này tiếp tục sử dụng nó. Nghiên cứu cho thấy công nghệ có ảnh
hưởng to lớn đến giấc ngủ. Những người không sử dụng điện thoại trước khi
đi ngủ nhưng để chúng trong phòng ngủ cũng ngủ không sâu bằng những 7
Thời gian sử dụng điện thoại di động Thời gian trung bình 3,58 giờ/ngày
Thời gian sử dụng nhiều nhất 7,5 giờ/ngày
người để thiết bị trong
Thời gian sử dụng ít nhất 0,5 giờ/ ngày phòng khách. Theo kết quả sử dụng thang đo
SAS-SV để đánh giá nghiện sử dụng điện thoại. Kết quả: Sinh viên dành 3,58
giờ mỗi ngày cho điện thoại. Tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh là
43,7%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghiện sử dụng điện thoại
di động và chất lượng giấc ngủ. Theo giáo sư khoa học thần kinh: Chúng ta có
thể thấy buồn ngủ hoàn toàn nếu như các thiết bị và điện thoại được tắt. Các
hoạt động như gửi tin nhắn hay kiểm tra facebook có nghĩa là bạn đang chờ
phản hồi, khiến các nơ ron thần kinh bị tác động và khó đi vào giấc ngủ.
Bảng thống kê thời gian sử dụng điện thoại di động
Biểu đồ 2. 3
Nhận xét: Thời gian sử dụng điện thoại di động của sinh viên thuộc nhóm
nghiên cứu trung bình là 3,58 giờ/ngày, thời gian sử dụng nhiều nhất là 7,5
giờ/ngày và ít nhất là 30 phút/ngày.
Biểu đồ 2. 4. Bảng biểu thị tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh Tình trạng Số lượng Tỷ lệ (%) Nghiệm sử dụng 215 43,7 Không nghiện 277 56,3 Tổng 492 100
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể thay đổi quá trình sinh
ra các hormone điều khiển giấc ngủ, từ đó tác động đến đồng hồ sinh học trong
cơ thể, hình thành trạng thái thức khuya
Thức theo xu hướng 8
Như đã nói trên, sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan
đó là môi trường xung quanh,vì vậy tình trạng thức khuya theo số đông thường
Số lượng sinh viên thức khuya theo bạn bè Thức 2 người, 8.9% Thức cả phòng, 24.36% Thức trên 2 người, 39.7% Thức 2 người Thức trên 2 người Thức cả phòng
Biểu đồ 2. 5. Số lượng sinh viên thức khuya theo bạn bè
xảy ra ở các khu kí túc xá hay nội trú. khi thực hiện khảo sát sinh viên ở KTX và
nội trú, sinh viên tỉ lệ ,
thức khuya chung của sinh viên KTX và nội trú từ 2 người
trở lên là 73,1%, trong đó tỉ lệ thức hơn 2 người là 39,7%, thức cùng 2 người là
8,9% và thức cùng cả phòng là 24,36%. Chúng ta sẽ có xu hướng bị ảnh hưởng
bởi thói quen của người khác và vô tình biến nó trở thành thói quen của bản thân.
Nếu mọi người trong phòng đều thức khuya thì chúng ta cũng khó có thể vào giấc sớm được.
Sắp xếp thời gian không hợp lí
Ngoài ra, giới trẻ không biết quản lí thời gian thế nào cho phù hợp nhất.
Họ thường dành phần lớn thời gian giải trí hay các việc làm thêm. Như đã nói
trên, 72,9% giới trẻ sử dụng điện thoại để lên mạng vào mục đích giải trí và tỷ lệ
sinh viên trên thế giới đi làm rất cao, cứ 5 sinh viên thì có 4 người (83%) vừa học
vừa làm, trong đó 53% là do họ cần kiếm thêm tiền. Vì vậy, đây có thể nói là một
trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thức khuya của sinh viên
Sinh viên mệt mỏi khi đến trường 9
hiện nay. Với lượng kiến thức khổng lồ, họ phải tất bật dồn hết thời gian học bài
đến khuya, có khi đến tận sáng. Hình 2. 3 2.4. Tác hại Hình 2. 4 Sau một ngày
làm việc mệt mỏi, thì ban đêm là thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi phục hồi lại sức
khỏe và cân bằng các yếu tố trong cơ thể, nhưng vì một nguyên nhân hoặc một
thói quen nhất định mà chúng ta thường xuyên thức đêm ngủ không đủ giấc.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn mang đế những hệ lụy nghiêm trọng.
2.4.1. Gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
Não bộ là nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng ngàn thông tin mỗi ngày.
Vì vậy một giấc ngủ sâu sẽ giúp não nghỉ ngơi và sắp xếp lại tất cả thông
tin đã thu nhập trong một ngày. Nhưng nếu thức khuya, bộ não vẫn phải
tiếp tục hoạt động dẫn đến sự căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và
gia tăng cảm giác mệt mỏi. Theo một nghiên cứu, những người thường
xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường.
2.4.2. Làm giảm thị lực
Thói quen thức khuya để học tập, làm việc hay giải trí không chỉ
khiến mắt mệt mỏi, không được nghỉ ngơi sau một ngày dài mà còn làm
mắt quá tải, dẫn đến ảnh hưởng thị lực, mắt mờ và có thể bị mắc tật khúc xạ
như cận thị. Bên cạnh đó, việc thức khuya dẫn đến thiếu ngủ còn làm mắt
không được tuần hoàn chất lỏng cần thiết, dẫn đến bọng mắt, sưng mắt, co
giật và tầm nhìn không tập trung. Ngoài ra trong điều kiện thiếu sáng, ánh 10
sáng xanh từ các thiết bị điện tử như màn hình điện thoại, máy tính có thể
làm hại đến tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc, khiến mắt yếu và mờ đi.
2.4.3. Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá viêm loét dạ dày
Thói quen thức khuya thường xuyên dẫn đến căng thẳng đầu óc do
thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Bên cạnh
đó thời gian ngủ là lúc các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục. Vì
vậy nếu thức khuya các tế bào này sẽ không được nghỉ ngơi dẫn đến suy
yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn và
dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu bạn đã mắc các bệnh về dạ dày trước đó,
việc thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
2.4.4. Da xuống sắc dễ nổi mụn
Ban đêm là lúc da được tái tạo vì vậy việc thức khuya sẽ khiến cho
hoạt động tái tạo và điều tiết này bị ảnh hưởng. Thức khuya cũng gây ra
tình trạng khô da nguyên nhân là do da bị mất cân bằng độ ẩm, lâu dần da
sẽ bị hư tổn, lão hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó khi thức khuya nội tiết tố
trong cơ thể phần nào cũng sẽ bị rối loạn và tiết ra nhiều cortisol hơn, khiến
da bị nhờn bí, gây tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.
2.4.5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim và gan
Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Việc
thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có nhiệm vụ điều chỉnh
chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, từ đó gây mất cân bằng glucose.
2.4.6. Nguy cơ dẫn đến tử vong
So với những người ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm thì:
Người ngủ trung bình ít hơn 6 tiếng sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 13%
Ngủ từ 6-7 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 7%. DẪN CHỨNG: 11