Đề thi cuối HK2 Văn 7 năm 2021-2022 ( có đáp án )

Tổng hợp toàn bộ Đề thi cuối HK2 Văn 7 năm 2021-2022 ( có đáp án ) được biên soạn đầy đủ và chi tiết . Các bạn tham khảo và ôn tập kiến thức đầy đủ cho kì thi sắp tới . Chúc các bạn đạt kết quả cao và đạt được những gì mình hi vọng nhé !!!!

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 7
Năm học 2021-2022
( Thi gian: 90 phút, không k thi gian giao đề)
(Đề có 01 trang)
ĐỀ 02
I. PHẦN ĐỌC-HIU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước
đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước suýt chết đuối phải
không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn đánh trúng không? Không sao đâu
vì…
Oan Đi- xnây từng bị nhà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi
phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi- xnây- len.
Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ một học sinh trung bình. Về
môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp .
Lep Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh hòa
bình”, bị đình chỉ học đại học “vừa không năng lực, vừa thiếu ý chọc
tập”.
Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi thành công.
Ca sĩ ô- -ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-bị thầy giáo cho thiếu chất
giọng và không thể nào hát được.
Vậy xin bạn chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội
chỉ vì không cố gắng hết mình.
( Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr 41, NXB giáo dục Việt Nam , 2015)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Từ văn
bản, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất?
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra phân tích biện pháp tu từ trong đoạn: Lần đầu tiên
chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước
suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không
?”.
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định thành phần trạng ngữ cho biết ý nghĩa của trạng
ngữ trong câu: Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto chỉ một học sinh trung
bình. Về môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp”.
II. LÀM VĂN
Câu 4 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu
nước
Câu 5 (5,0 điểm):
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công.”
________Hết ______
(Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
Họ và tên học sinh: ……………………………… .
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn 7
Năm học: 2021-2022
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm số
I. Phần đọc hiu
5,0
1
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Từ văn
bản, hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất?
1,0
- PTBĐ: Nghị luận
- Học sinh rút ra một thông điệp hợp lí: ( VD: không sợ vấp ngã;
không sợ thất bại ; muốn thành công thì phải có dũng khí bước
qua thất bại….)
0,25
0,75
2
Xác định thành phần trạng ngữ cho biết ý nghĩa của
trạng ngữ trong câu: Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto
chỉ một học sinh trung bình. Về môn a, ông đứng thứ
hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp”.
1,0
- Thành phần trạng ngữ trong câu: Lúc còn đi học phổ thông, về
môn hóa
- - Ý nghĩa của trạng ngữ:
+ Lúc còn đi học phổ thông: Xác định thời gian
+ về môn hóa: Xác định về phương tiện
0,5
0,5
3
Chỉ ra phân tích biện pháp tu từ trong đoạn: Lần đầu
tiên chập chững bước đi, bạn đã bngã. Lần đầu tiên tập bơi,
bạn đã uống nước suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên
đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”.
1,0
- HS ch ra được bin pháp tu từ: Điệp ng ( Điệp cu trúc): Ln
đầu tiên…bạn ( hoc bin pháp Lit kê)
- Tác dụng của phép điệp ngữ:
+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn.
Khẳng
định quan điểm thất bại điều khó tránh khỏi đến với mọi
người trong cuộc sống.
+ Khuyên mọi người hãy lạc quan, biết đứng lên khi gặp thất
bại
- Tác dụng của phép liệt kê:
Tác giả đã liệt kê ra một loạt những câu chuyện và ví dụ thực tế
về sự thất bại, học tập trưởng thành mỗi người: ngã khi tập
đi, sặc nước khi tập bơi, đánh bóng bàn trượt….=> Để diễn tả
đầy đủ, sâu sắc hơn về quan điểm của tác giả đó trong cuộc
đời mỗi người ai cũng đã từng bị vấp ngã đồng thời khuyên mọi
người hãy lạc quan, biết đứng lên khi gặp thất bại .
0,5
0,5
II. Phần làm văn
7,0
6
Hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước
2,0
Mở đoạn:
Lòng yêu nước một tình cảm thiêng liêng cao quý của
mỗi con người.
Triển khai:
- - Giải thích:
- + Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh
đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi những người thân
yêu, nơi mái đình cổ kính, cây đa già cả những
điều thân thuộc vô cùng gắn bó ….
- + Lòng yêu nước: chính yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu
những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…Lòng yêu
nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
- - Biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Với những người lính yêu nước sẵn sàng hi sinh, xả thân
Tổ quốc.
+ Với nhng người dân cố gắng làm việc để xây dựng gia
đình, xã hội.
+ Với những em nhỏ cố gắng học tập để góp phần kiến thiết
quê hương…
- - Cách rèn luyện lòng yêu nước:
- + Mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc
bảo vệ đất nước. Sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần. Cố gắng
lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh…
+ Liên hệ bản thân.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
7
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công.”
5,0
* Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn nghị luận giải thích
bố cục ràng; hành văn lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu.
0,5
* Yêu cầu về kiến thức:
4,5
(1) Giới thiệu và trích dẫn luận điểm
0,5
(2) Giải thích luận điểm:
- “Thất bại” không đạt được mong muốn, mục tiêu đề ra.
“Thành công” đạt được những mục tiêu, nguyện vọng đề ra.
mẹ” người thai nghén, sinh thành. Câu tục ngữ ngắn gọn, sử
dụng hình ảnh so sánh để khẳng định thất bại sinh ra thành công.
- Mối quan hệ giữa thất bại thành công: Thành công thất
bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, nhưng giữa hai yếu tố này lại
mối quan hệ hữu cơ mật thiết, bởi thất bại là nhân tố tạo ra thành
công.
0,5
0,5
(3) Vì sao thất bại lại sinh ra thành công?
- Sau mỗi thất bại người ta rút ra được những bài học kinh
nghiệm cần thiết, tìm ra được những nguyên nhân thất bại để
tránh, biết những điều còn thiếu để từ đó bổ sung, hoàn thiện nó.
0,5
Thất bại làm con người
trưởng thành hơn.
- Cuc sng khó tránh khi những khó khăn. Khi ta làm mt
vic lớn khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do ch quan hay
khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bi ngã lòng thì
s tht bi hoàn toàn, mt hết ý chí, nh hưởng đến công vic
cuộc đời. Ngược li nếu vng vàng, ly tht bi làm bài hc kinh
nghim thì s đạt được thành công trong cuc sng.
0,5
* Chứng minh:
- Thật vậy, trong thực tế, đđược thành công, ai cũng từng
trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ
đầu. (Dẫn chứng)
- Tht bại chính là động lực để giúp con người đng lên, tiếp tc
tìm tòi, hc hi. Thành công ch đến vi những con người ý
chí, ngh lc, niềm tin và lòng dũng cảm.
0,5
* Mở rộng:
- Câu tục ngữ chỉ đúng đối với những người ý chí, nghị
lực, niềm tin và lòng quyết tâm
- Trong thực tế còn có những người dễ dàng bỏ cuộc khi gặp thất
bại, thấy khó khăn đã nản chí
0,5
(4) Phải làm gì để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ
Trước hết, khi gặp khó khăn thì không được nản lòng. Khi
gặp thất bại phải bình tĩnh, kiên trì tìm ra nguyên nhân thất bại,
lấy thất bại làm động lực để chúng ta tìm i, học hỏi.. Không
được đầu hàng, lùi bước trước khó khăn. Phải ý chí phấn đấu
kết hợp lòng kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.
- Với học sinh, con đường học tập con đường đầy chông
gai vất vả, khó tránh khỏi thất bại. Nhưng khi đã thấu hiểu lời
khuyên của câu tục ngữ trên, chúng ta sẽ n lực để vượt qua
những thất bại, nỗ lực hơn vì những thành công phía trước.
0,5
(5) Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ và nêu bài học nhận thức và
hành động.
- Chớ lo sợ thất bại, bởi thất bại tiền đcủa thắng lợi, của
thành công. Câu tục ngữ là một bài học kinh nghiệm, cho đến
nay vẫn còn nguyên giá trị.
- học sinh chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục
ngữ “Thất bại mẹ thành công”. Cần biết đứng lên sau mỗi lần
thất bại để vươn tới thành công.
0,5
Lưu ý: Học sinh thể trình bày cách khác, nếu đúng giáo viên căn cứ vào
hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng.
MA TRN Đ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 7
m học: 2021- 2022
Nội dung
Tổng
hợp
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
I. Đọc -
Hiểu
Ngữ liệu
Văn bản
văn học
- Thu thập
thông tin
trong văn
bản: phương
thức biểu
đạt, nội
dung...
- Hiểu được
vai trò, ý
nghĩa của
thành phần
phụ trong câu.
- Hiểu các
biện pháp tu
từ được sử
dụng trong
văn bản.
- Hiểu được ý
nghĩa của văn
bản.
- Biết vận
dụng kiến
thức phân tích
được hiệu quả
diễn đạt của
các biện pháp
tu từ trong
văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1,0
10%
1,5
1,5
15%
0,5
0,5
5%
3
3,0
30%
II. Làm
văn
Viết đoạn văn
nghị luận
hội.
Viết bài văn
nghị luận
giải thích.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1,0
2,0
20%
1
5,0
50%
1
5,0
50%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
1 (Tự luận)
1,0
10%
1,5 (Tự luận)
1,5
15%
1,5 (Tự luận)
2,5
25%
1 (Tự luận)
5,0
50%
5
10,0
100%
| 1/5

Preview text:

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2021-2022
( Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề có 01 trang) ĐỀ 02 I. PHẦN ĐỌC-HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước
đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải
không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không? Không sao đâu vì…
Oan Đi- xnây từng bị nhà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi
phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi- xnây- len.
Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về
môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp .
Lep Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa
bình”, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi thành công.
Ca sĩ ô- pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất
giọng và không thể nào hát được.
Vậy xin bạn chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội
chỉ vì không cố gắng hết mình.
( Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr 41, NXB giáo dục Việt Nam , 2015)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Từ văn
bản, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất?
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn: “Lần đầu tiên
chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và
suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định thành phần trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng
ngữ trong câu: “Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto chỉ là một học sinh trung
bình. Về môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp”
. II. LÀM VĂN
Câu 4
(2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước
Câu 5
(5,0 điểm):
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công.” ________Hết ______
(Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
Họ và tên học sinh: ……………………………… . HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 7 Năm học: 2021-2022 Câu
Nội dung cần đạt Điểm số
I. Phần đọc – hiểu 5,0 1
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Từ văn 1,0
bản, hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất? - PTBĐ: Nghị luận 0,25
- Học sinh rút ra một thông điệp hợp lí: ( VD: không sợ vấp ngã; 0,75
không sợ thất bại ; muốn thành công thì phải có dũng khí bước qua thất bại….) 2
Xác định thành phần trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của 1,0
trạng ngữ trong câu: “Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto
chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hóa, ông đứng thứ
hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp”
.
- Thành phần trạng ngữ trong câu: Lúc còn đi học phổ thông, về 0,5 môn hóa
- - Ý nghĩa của trạng ngữ:
+ Lúc còn đi học phổ thông: Xác định thời gian 0,5
+ về môn hóa: Xác định về phương tiện 3
Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn: “Lần đầu 1,0
tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi,
bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên
đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”.

- HS chỉ ra được biện pháp tu từ: Điệp ngữ ( Điệp cấu trúc): Lần 0,5
đầu tiên…bạn ( hoặc biện pháp Liệt kê)
- Tác dụng của phép điệp ngữ:
+ Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn. Khẳng 0,5
định quan điểm thất bại là điều khó tránh khỏi đến với mọi người trong cuộc sống.
+ Khuyên mọi người hãy lạc quan, biết đứng lên khi gặp thất bại
- Tác dụng của phép liệt kê:
Tác giả đã liệt kê ra một loạt những câu chuyện và ví dụ thực tế
về sự thất bại, học tập và trưởng thành ở mỗi người: ngã khi tập
đi, sặc nước khi tập bơi, đánh bóng bàn trượt….=> Để diễn tả
đầy đủ, sâu sắc hơn về quan điểm của tác giả đó là trong cuộc
đời mỗi người ai cũng đã từng bị vấp ngã đồng thời khuyên mọi
người hãy lạc quan, biết đứng lên khi gặp thất bại .
II. Phần làm văn 7,0 6
Hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước 2,0 Mở đoạn:
Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng và cao quý của 0,25 mỗi con người. Triển khai: - - Giải thích:
- + Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh 0,25
đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân
yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những
điều thân thuộc vô cùng gắn bó ….
- + Lòng yêu nước: chính là yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu 0,25
những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…Lòng yêu
nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
- - Biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Với những người lính yêu nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì 0,25 Tổ quốc.
+ Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia 0,25 đình, xã hội.
+ Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết 0,25 quê hương…
- - Cách rèn luyện lòng yêu nước:
- + Mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc 0,25
bảo vệ đất nước. Sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần. Cố gắng
lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh… + Liên hệ bản thân. 0,25 7
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công.” 5,0
* Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn nghị luận giải thích có 0,5
bố cục rõ ràng; hành văn lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức: 4,5
(1) Giới thiệu và trích dẫn luận điểm 0,5
(2) Giải thích luận điểm:
- “Thất bại” là không đạt được mong muốn, mục tiêu đề ra. 0,5
“Thành công” là đạt được những mục tiêu, nguyện vọng đề ra.
“mẹ” là người thai nghén, sinh thành. Câu tục ngữ ngắn gọn, sử
dụng hình ảnh so sánh để khẳng định thất bại sinh ra thành công.
- Mối quan hệ giữa thất bại và thành công: Thành công và thất 0,5
bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, nhưng giữa hai yếu tố này lại có
mối quan hệ hữu cơ mật thiết, bởi thất bại là nhân tố tạo ra thành công.
(3) Vì sao thất bại lại sinh ra thành công?
- Sau mỗi thất bại người ta rút ra được những bài học kinh 0,5
nghiệm cần thiết, tìm ra được những nguyên nhân thất bại để
tránh, biết những điều còn thiếu để từ đó bổ sung, hoàn thiện nó.
Thất bại làm con người trưởng thành hơn.
- Cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một
việc lớn khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hay
khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì 0,5
sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và
cuộc đời. Ngược lại nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học kinh
nghiệm thì sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. * Chứng minh:
- Thật vậy, trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng 0,5
trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. (Dẫn chứng)
- Thất bại chính là động lực để giúp con người đứng lên, tiếp tục
tìm tòi, học hỏi. Thành công chỉ đến với những con người có ý
chí, nghị lực, niềm tin và lòng dũng cảm. * Mở rộng: 0,5
- Câu tục ngữ chỉ đúng đối với những người có ý chí, có nghị
lực, niềm tin và lòng quyết tâm
- Trong thực tế còn có những người dễ dàng bỏ cuộc khi gặp thất
bại, thấy khó khăn đã nản chí
(4) Phải làm gì để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ 0,5
Trước hết, khi gặp khó khăn thì không được nản lòng. Khi
gặp thất bại phải bình tĩnh, kiên trì tìm ra nguyên nhân thất bại,
lấy thất bại làm động lực để chúng ta tìm tòi, học hỏi.. Không
được đầu hàng, lùi bước trước khó khăn. Phải có ý chí phấn đấu
kết hợp lòng kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.
- Với học sinh, con đường học tập là con đường đầy chông
gai vất vả, khó tránh khỏi thất bại. Nhưng khi đã thấu hiểu lời
khuyên của câu tục ngữ trên, chúng ta sẽ nỗ lực để vượt qua
những thất bại, nỗ lực hơn vì những thành công phía trước.
(5) Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ và nêu bài học nhận thức và 0,5 hành động.
- Chớ lo sợ thất bại, bởi thất bại là tiền đề của thắng lợi, của
thành công. Câu tục ngữ là một bài học kinh nghiệm, cho đến
nay vẫn còn nguyên giá trị.
- Là học sinh chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục
ngữ “Thất bại là mẹ thành công”. Cần biết đứng lên sau mỗi lần
thất bại để vươn tới thành công.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giáo viên căn cứ vào
hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 7
Năm học: 2021- 2022 Nội dung
Mức độ cần đạt Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng hợp cao I. Đọc -
Ngữ liệu - Thu thập - Hiểu được - Biết vận Hiểu Văn bản thông tin vai trò, ý dụng kiến văn học trong văn nghĩa của thức phân tích bản: phương thành phần được hiệu quả thức
biểu phụ trong câu. diễn đạt của đạt, nội - Hiểu các các biện pháp dung... biện pháp tu tu từ trong từ được sử văn bản. dụng trong văn bản. - Hiểu được ý nghĩa của văn bản. Số câu 1 1,5 0,5 3 Số điểm 1,0 1,5 0,5 3,0 Tỉ lệ 10% 15% 5% 30% II. Làm
Viết đoạn văn Viết bài văn văn nghị luận xã nghị luận hội. giải thích. Số câu 1,0 1 1 Số điểm 2,0 5,0 5,0 Tỉ lệ 20% 50% 50% TS câu
1 (Tự luận) 1,5 (Tự luận) 1,5 (Tự luận) 1 (Tự luận) 5 TS điểm 1,0 1,5 2,5 5,0 10,0 Tỉ lệ % 10% 15% 25% 50% 100%