Đề thi cuối kỳ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Đề thi cuối kỳ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin, gồm 2 câu hỏi tự luận có kèm hướng dẫn trả lời chi tiết, giúp sinh viên dễ dàng ghi nhớ, chuẩn bị tốt cho kỳ thi kết thúc môn học. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (TRI115)
Trường: Đại học Ngoại Thương
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao
động và hàng hóa thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao
động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt để nuôi sống con cái người lao động?
Trước tiên chúng ta hãy nhìn lại thế nào là hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động.
- Hàng hóa thông thường là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Đối với hàng hóa sức lao động thì sức lao động chỉ biến thành hàng
hóa sức lao động khi có đủ hai điều kiện sau:
+ Người lao động phải được tự do về thân thể, có khả năng chi phối
sức lao động của mình.
+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến
hành lao động sản xuất.
Sự giống và khác nhau của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động là:
*Giống nhau: Chúng đều là hàng hóa và mang hai thuộc tính ( giá trị
và giá trị sử dụng), đều được quy định bởi số lượng thời gian lao động
xã hội cần thiết, đều chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao
động nghĩa là khi con người sử dụng hay tiêu dùng. *Khác nhau:
- Hàng hóa thông thường:
+ Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
+ Chỉ thuần túy là yếu tố vật chất
+ Là nguồn gốc của giá trị trao đổi ( biểu hiện của của cải)
+ Sau một thời gian sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều tiêu biến
+ Giá cả và trí trị có thể tương đương nhau
-Hàng hóa sức lao động:
+ Là hàng hóa đặc biệt chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người;
người mua có quyền sử dụng nhưng không được quyền sở hữu
+ Bao hàm cả yếu tố tinh thần lẫn lịch sử
+ Là nguồn gốc của giá trị thặng dư
+ Khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động nó tạo ra một giá trị mới lớn
hơn giá trị của thân sức lao động
+ Giá cả nhỏ hơn giá trị
Giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động vì giá trị sức
lao động ngang bằng với toàn bộ tư liệu sinh hoạt cần thiết về cả vật
chất và tinh thần ( đồ ăn, thức uống, nơi ở, giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, giải trí,...) để duy trì đời sống bình thường của người công nhân
và con cái của họ, để người công dân an tâm lao động thì các yếu tố
trên phải được cân bằng ở mức tốt hơn nửa con cái của người công
dân chính là thế hệ lao động tiếp theo người công dân ấy già đi và
rời khỏi lực lượng lao động.
Câu 2: Bằng những trích dẫn cụ thể ( có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin
cậy ) hãy nêu thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao
động và người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay? Cần phải làm
gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu trong
dẫn chứng? ( đề xuất cá nhân về cách giải quyết )
*Điều 6 khoản 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy định “Quan hệ lao
động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao
động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”.
Các quan hệ lao động có liên quan đến lợi ích kinh tế bao gồm thời
gian làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội,.... Ở Việt Nam hiện nay,
nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hợp đồng lao
động như không tăng lương cho công nhân làm việc thêm giờ, không
có lương thưởng vào dịp lễ tế hay mức thưởng không phù hợp, bóc
lột thời gian làm việc của công nhân cũng như sức lao động của họ
bắt họ làm thêm giờ (làm mất đi giá trị hàng hóa sức lao động vì giá
trị này gắn liền với cơ thể con người), một số công ty trốn tránh việc
đóng bảo hiểm xã hội.
Bản án 339/2018/LĐ-PT ngày 02/02/2018 về tranh chấp tiền lương là
dẫn chứng cụ thể cho sự mâu thuẫn giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Ông A là bảo vệ làm việc 12h/ngày ( không được nghỉ
lễ, tết, cuối tuần ) của Ngân hàng thương mại cổ phần B theo hợp
đồng không xác định thời hạn, đến năm 2016 ngân hàng chấm dứt
hợp dồng với ông A theo nguyện vọng của ông, tuy nhiên trong suốt
thời gian làm việc ông không hề được hưởng phần lương làm thêm
giờ nào cả. Ông A đề nghị ngân hàng trả phần lương ấy và lãi chậm
trả tổng 504 134 025 đồng nhưng ngân hàng B không đồng ý ông A
đã khởi kiện để mong nhận được quyền lợi chính đáng như Luật lao
động. ( Thông tin từ Thư viện bản án; bản án 339/2018/LĐ-PT ).
Lợi ích kinh tế có mối quan hệ mật thiết với quan hệ lao động. Nếu
các công ty, doanh nghiệp cứ tiếp tục làm sai cam kết khi sử dụng
lao động sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa sản xuất của của
quốc gia, lượng cung hàng hóa sẽ giảm đáng kể do công nhân bất
mảng vì tiền lương và phúc lợi của họ dẫn đến đình công, giảm năng
suất -yếu tố cơ bản của tăng trưởng phát triển kinh tế.
* Để giải quyết những vấn đề trên ta cần có những giải pháp thực tế
và hữu ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
- Về phía người lao động phần lớn xuất phát từ vùng quê chưa được
tiếp xúc nhiều với trình độ chuyên môn cũng như đào tạo bài bản do
đó họ cần được hưởng sự đào tạo chuyên môn trong môi trường lao
động lành mạnh cũng như hiểu rõ hơn về luật lao động để từ đó tự
bảo vệ quyền lợi của bản thân và thực hiện đúng nghĩa vụ lao động.
Cần đọc thật kĩ các điều khoản của hợp dồng lao động ( ngày nghỉ,
lương thưởng, bảo hộ lao động, thời hạn hợp đồng,....) trước khi kí
chấp nhận thực hiện lao động.
- Người sử dụng lao động cần thực hiện đúng nghĩa vụ sử dụng của
mình, chấp hành đúng hợp đồng, chăm lo cho người lao động. Đó
không chỉ là trách nhiệm trên pháp lí mà còn là đạo lí. Chăm sóc sức
khỏe người lao động cũng chính là gián tiếp nâng cao lợi nhuận của
doanh nghiệp, theo kinh tế học vĩ mô một công nhân khỏe và trung
thành làm việc sẽ đem lại năng suất cao hơn.
- Nhà nước cần xây dựng hoàn thiện bộ luật lao động và quan hệ lao
động theo tiêu chí luật pháp quốc tế. Có mức phúc lợi phù hợp cho
các lao động tích cực, khuyến khích và duy trì đối thoại thường
xuyên nhằm tăng cường hợp tác giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Tích cực triển khai hoàn thiện các công trình phúc lợi
xã hội như trường học, bệnh viện, khu giải trí, thể thao, nhà văn
hóa,...để chăm lo khích lệ sức khỏe, học thức, tinh thần của mỗi công dân.
❖ Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác-Lê nin ( khoa Lý
luận chính trị, lưu hành nội bộ của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh )
- Trang Luận văn 1880 ( bài viết của Nguyễn Tuyết Anh )
- Bộ luật lao động năm 2012
- Trang Tạp chí tài chính online ( bài viết của TS. Đoàn Thị Phương
Diệp, đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; TS. Hồ Đức Hiệp, hội
luật gia quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh )