Đề thi đánh giá kết thúc học phần - Luật dân sự
Biệnphápbảođảmthựchiệnnghĩavụđượchiểulànhữngcáchthức,biệnphápdo luật định, được các bên áp dụng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BM/QLĐT-11-01 ĐỀ
ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi: Pháp luật về giao dịch bảo đảm Hệ: Đại học chính quy Lớp:
K6&K7 chuyên ngành Luật Dân sự Hình thức: Vấn đáp
Đề số: GDBĐ2101
Câu 1: (5 điểm) Phân tích khái niệm và ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự? Cho ví dụ minh họa?
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được hiểu là những cách thức, biện pháp do
luật định, được các bên áp dụng nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên
có nghĩa vụ đối với bên có quyền.
+ các biện pháp bảo đảm được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định
+ đối tượng của các biện pháp bảo đảm gồm: tài sản, công việc, uy tín nhưng đối
tượng phổ biến nhất là tài sản.
+ Các biện pháp bảo đảm được xác định là quan hệ phụ nhằm bảo đảm cho việc thực
hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chính.
+ Phạm vi bảo đảm có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
+ Các biện pháp bảo đảm mang tính chất bảo đảm dự phòng - ý nghĩa:
+ Nâng cao niềm tin cho các bên với nhau khi giao kết hợp đồng, thúc đẩy giao lưu dân sự
+ Nâng cao ý thức giao kết và thực hiện hợp đồng của các bên
+ Rút ngắn thời gian xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ
⇨ Bảo vệ tốt lợi ích của bên có quyền
Câu 2: (5 điểm) Trình bày thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm cho
việc thực hiện nhiều nghĩa vụ. - Điều 308 BLDS 2015:
+ Theo thỏa thuận của các bên cùng nhận bảo đảm
+ BPBĐ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước
+ Thứ tự thời gian xác lập hiệu lực đối kháng
+ Thứ tự thời gian xác lập biện pháp bảo đảm
Đề số: GDBĐ2102
Câu 1: (5 điểm) Phân tích về biện pháp bảo đảm được xác lập theo thỏa thuận? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Trình bày về chủ thể của biện pháp bảo đảm? Lấy ví dụ về biện
pháp bảo đảm có 3 chủ thể. - bên bảo đảm - bên nhận bảo đảm
- bên được bảo đảm và bên giữ tài sản bảo đảm
Đề số: GDBĐ2103
Câu 1: (5 điểm) Trình bày vấn đề thay đổi chủ trong biện pháp bảo đảm? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm?
Đề số: GDBĐ2104
Câu 1: (5 điểm) Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong BGDBĐ 2015?
Câu 2: (5 điểm) Phân tích quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện
pháp bảo đảm? Lấy ví dụ minh họa.
Đề số: GDBĐ2105
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các điều kiện để tài sản trở thành tài sản bảo đảm? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Trình bày quyền của bên nhận bảo đảm khi BPBĐ phát sinh hiệu
lực đối kháng với người thứ 3?
Đề số: GDBĐ2106
Câu 1: (5 điểm) Phân tích căn cứ xác lập biện pháp bảo đảm? Chỉ ra căn cứ xác lập
biện pháp bảo đảm đối với cầm giữ tài sản.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm?
Đề số: GDBĐ2107
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các nội dung pháp lý về phạm vi biện pháp bảo đảm? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm?
Đề số: GDBĐ2108
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các quy định của pháp luật về thực hiện biện pháp bảo
đảm trong biện pháp Đặt cọc? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Trình bày thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm?
Đề số: GDBĐ2109
Câu 1: (5 điểm) Khái niệm thế chấp tài sản? Đặc điểm pháp lý của thế chấp tài sản?
Câu 2: (5 điểm) Phân tích điều kiện để tài sản trở thành tài sản bảo đảm “Tài sản
thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm”. Lấy ví dụ minh họa.
Đề số: GDBĐ2110
Câu 1: (5 điểm) Trình bày khái niệm và ý nghĩa của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?
Câu 2: (5 điểm) Xác định hành vi vi phạm hợp đồng đặt cọc và Hậu quả pháp lý? Cho ví dụ minh họa
Đề số: GDBĐ2111
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các quy định pháp luật về trường hợp một tài sản bảo đảm
cho nhiều nghĩa vụ? Cho ví dụ minh họa
Câu 2: (5 điểm) Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm đang bị người khác cầm giữ?
Đề số: GDBĐ2112
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của
pháp luật hiện hành? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Phân biệt cầm cố tài sản với thế chấp tài sản?
Đề số: GDBĐ2113
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các quy định bắt buộc về hình thức với các giao dịch bảo đảm?
Câu 2: (5 điểm) Phân loại các biện pháp bảo đảm? Cho ví dụ minh họa?
Đề số: GDBĐ2114
Câu 1: (5 điểm) Cầm cố tài sản là gì? Đặc điểm pháp lý của cầm cố tài sản?
Câu 2: (5 điểm) Phân tích thứ tự ưu tiên thành toán của các biện pháp bảo đảm (thứ
tự về chủ thể). Lấy ví dụ minh họa?
Đề số: GDBĐ2115
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các quy định của pháp luật về trường hợp một nghĩa vụ
được bảo đảm bằng nhiều tài sản? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích quy định của pháp luật về việc thực hiện biện pháp bảo đảm là bảo lãnh?
Đề số: GDBĐ2116
Câu 1: (5 điểm) Ký quỹ là gì? Đặc trưng của ký quỹ? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích các quy định của pháp luật về quyền truy đòi tài sản của
bên nhận bảo đảm đối tới tài sản bảo đảm?
Đề số: GDBĐ2117
Câu 1: (5 điểm) Xác định vị trí, vai trò của các chủ thể trong khi thực hiện hợp đồng
bảo lãnh: bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh.
Câu 2: (5 điểm) Trình bày quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong
trường hợp người bảo đảm chết? Cho ví dụ minh họa.
Đề số: GDBĐ2118
Câu 1: (5 điểm) Phân tích các quy định của pháp luật về thực hiện biện pháp bảo
đảm là bảo lưu quyền sở hữu? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích quy định về quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận
bảo đảm khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3.
Đề số: GDBĐ2119
Câu 1: (5 điểm) Chỉ ra các đối tượng được dùng để bảo đảm theo quy định của pháp
luật hiện hành? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Phân biệt bảo lãnh dân sự và bảo lãnh ngân hàng?
Đề số: GDBĐ2120
Câu 1: (5 điểm) Trình bày quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản bảo đảm
trong trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích quy định của pháp luật về căn cứ chấm dứt các biện pháp bảo đảm?