Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | Đề 5
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều gồm 6 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK1 GDCD 6
Môn: Giáo dục công dân 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn GDCD 6 * Hình thức KT:
- Cấu trúc đề: 2 phần (Phần I: Trắc nghiệm - 5 điểm; Phần II: Tự luận – 5 điểm)
- Dạng đề: Kết hợp: 50% trắc nghiệm và 50% tự luận.
- Số lượng đề: 06 đề
- Về mức độ kiến thức theo tỉ lệ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao Tỉ lệ 40% 30% 20% 10%
1. Ma trận và trọng số. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Cộng Chủ đề dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL
Bài 1: Tự Nêu Giải Xác hào về được thích định truyền một số được ý được
thống gia truyền nghĩa một đình, thống của số dòng họ và biểu truyền việc hiện thống làm của gia gia thể đình, đình hiện dòng dòng truyền họ. họ thống Ý gia nghĩa đình, câu ca dòng dao thể họ hiện phù truyền hợp thống với tốt đẹp bản của thân. Người Việt Nam Số câu 2 1 2 2 7 Số điểm 0,5 1 0,5 0,5 2,5 Tỉ lệ 10% 2,5% 5% 25% 7,5% Bài 2: Nêu Khái Trình Nhận Yêu được niệm,biểu bày xét thương khái hiện của được đánh con người niệm tình yêu giá trị giá và biểu thương của được hiện con tình hành của người yêu vi thể tình thương hiện yêu con tình thương người yêu con thương người con người Số câu 3 0,5 3 1 0,5 8 Số điểm 0,75 1 0,75 0,25 1 3,75 Tỉ lệ 20% 7,5 2,5% 37,5% 7,5% Bài 3: Hiểu Ý Đánh Đánh Thực Siêng được nghĩa giá giá hiện năng kiên khái của được được được trì niệm siên sự sự siêng và biểu năng siêng siêng năng, hiện kiên trì năng năng kiên siêng kiên kiên trì năng, trì trì của trong kiên trì của người lao người khác động, khác trong học trong học tập học tập và tập cuộc sống hàng ngày Số câu 3 3 0,5 1 0,5 8 Sốđiểm 0,75 0,75 1 0,25 1 3,75 Tỉ lệ 7,5% 5% 10% 5 10% 3,75% T Số câu 9,5 8,5 4,5 0,5 23
T Số điểm 4 3 2 1 10
Tỉ lệ 40% 20% 10% 20% 10% 10% 2. ĐỀ BÀI :
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Em hãy chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bảng sau (5 điểm)
Em hãy chọn đáp án đúng và điền vào bảng dưới đây.(5 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người:
A. Tin tưởng và yêu quý.
B. Cho rằng năng lực kém.
C. Đánh giá là kém thông minh.
D. Tư chất chưa tốt lắm.
Câu 2. Ý nghĩa không phải của lòng yêu thương con người là
A. góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
B. làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
C. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
D. thương hại và mong nhận lại được sự trả ơn khi giúp đỡ người khác.
Câu 3. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam?
A. Mưa tháng bảy, gãy cành trám/ Mưa tháng tám, rám trái bưởi..
B. Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.
C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
D. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Câu 4. Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con,
cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.
B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.
C. Trong dòng họ các con, cháu trong dòng họ thích phần thưởng.
D. Muốn thể hiện cho mọi người biết.
Câu 5. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Không phải lo về việc làm.
B. Có rất nhiều bạn bè.
C. Có thêm tiền tiết kiệm. D. Có thêm kinh nghiệm.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên
B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.
C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình
Câu 7. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
A. Gia đình hạnh phúc. B. Gia đình đoàn kết.
C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. D. Gia đình văn hóa.
Câu 8. Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì?
A. Lòng yêu thương con người. B. Tinh thần yêu nước.
C. Đức tính kiêm nhường. D. Tinh thần học hỏi.
Câu 9. Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?
A. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.
B. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
C. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
D. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
Câu 10. Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường
xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây? A. Tự giác. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Kiên trì.
Câu 11. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đêm khuya, trời rất lạnh, K còn bài tập chưa làm xong. Sau một hồi phân vân, K
quyết định đi ngủ, không hoàn thành bài tập. Hành động của K thể hiện điều gì? A. K rất nghị lực. B. K rất kiên trì.
C. K rất siêng năng, chăm chỉ.
D. K thiếu tính siêng năng, kiên trì. Câu 12. Kiên trì là:
A. bỏ dở công việc.
B. thường xuyên làm việc.
C. quyết tâm làm đến cùng. D. tự giác làm việc.
Câu 13. Đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người:
A. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.
B. thành công trong công việc và cuộc sống.
C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
D. thật thà trước hành động việc làm của mình.
Câu 14. Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất
là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây? A. Đoàn kết
B. Yêu thương con người.
C. Đồng cảm và thương hại.
D. Thương hại người khác.
Câu 15. Bố mẹ cho em tiền ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn rủ
em dùng số tiền đó đề chơi điện tử. Em sẽ làm gì?
A. Nghe lời bạn, dùng tiền để đi chơi điện tử.
B. Từ chối, không làm theo bạn và dùng số tiền đó để ủng hộ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Rủ thêm các bạn khác đi chơi điện tử cùng.
D. Dùng tiền để mua bánh kẹo chia cho các bạn cùng lớp để lần sau các bạn lại rủ đi cùng.
Câu 16. Làm việc nhanh chán, hời hợt trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?
A. Gặp nhiều khó khăn và khó thành công trong công việc.
B. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
C. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
D. Trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 17. Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?
A. Không muốn nối tiếp truyền thống của gia đình và dòng họ.
B. Tự hào, biết ơn người đi trước.
C. Không thích truyền thống của gia đình và dòng họ
D. Làm những việc sai trái với gia đình, dòng họ
Câu 18. Lòng yêu thương con người:
A. làm những điều có hại cho người khác.
B. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
C. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
D. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
Câu 19. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người coi thường. C. Mọi người xa lánh.
D. Người khác nể và yêu quý.
Câu 20. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trời mùa đông lạnh giá, hôm nay còn mưa rả rích cả ngày khiến thời tiết càng thêm
rét buốt. Đã đến giờ đi học mà M vẫn còn cuộn tròn trong chăn ấm. Mẹ vào phòng gọi
M dậy đi học, nhưng M vờ bị ốm để xin được ở nhà. Hành động của M thể hiện điều gì?
A. M rất thông minh. B. M thiếu tính kiên trì, siêng năng.
C. M rất yêu thương mẹ. D. M siêng năng, chăm chỉ học tập. Tự luận ( 5 điểm)
Câu 21. (1 điểm) Để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ mình chúng ta cần phải làm gì? Câu 2 (2 điểm)
a. Em hiểu thế nào là yêu thương con người?
b. Em hãy nêu 2 việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của em?
Câu 3 (2 điểm) An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều
học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó,
bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn
học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm
lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách
giải bài tập cho nhanh.”
a. Nhận xét việc làm của bạn An?
b. Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào? 3. Đáp án
Phần I :Trắc nghiệm (Mỗi câu đúng 0,25 đ)
Đề/câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 101
A D D A D B C A D C D C B B B A B D A B 102
A B A B D A D B B A B A D A C A C A A D 103
D D C C A B A B B A B A A B D A C A C B 104
B B C A B C B C C A D B B C B B A A C A 105
A B D A B A B B B D B D D B A B A D C B 106
D D C D D A D C A B A A C D A C B B C C Phần 2: Tự luận
Câu 1:(1 điểm) Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình
trong cuộc sống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; không làm gì tổn hại
đến thanh danh của gia đình, dòng họ.(1 điểm )
Câu 2: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác,
nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. (1 điểm)
- 2 việc làm thể hiện tình yêu thương con người (tùy ý hs)
Gợi ý: Giúp đỡ cụ già qua đường.
Chép bài giúp bạn khi bạn bị ốm.
(mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
a. An có biểu hiện siêng năng trong học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu
kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó.(1 điểm)
b. Em sẽ khuyên An là: là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn
phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. (1 điểm)