Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 7
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 7 được biên soạn dưới dạng file PDF cho bạn tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn năm 2022
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
… Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu,
sợ hãi. Lúc đó, người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến
hơn; sẽ đánh mất tiềm năng và sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin
tiêu cực sẽ làm mất niềm tin, không mang lại cho xã hội sự an toàn hơn và không
giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
...Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi
người, luôn tin tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý nghĩa hơn.
Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất
niềm tin vào bản thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào
cuộc sống phải là tự thân mỗi người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời
này, cho xã hội này ngày càng đáng sống hơn. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần
thiếu vắng người tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ
sợ người tốt không làm gì.
(Đừng đánh mất niềm tin của Diệp Văn Sơn, báo Người lao động số ra ngày 30/8/2015)
Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người mất niềm tin?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: "Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc
sống phải là tự thân mỗi người"?
Câu 4 (1,0 điểm): Văn bản trên đã mang đến cho anh/chị thông điệp gì? Ý nghĩa
của thông điệp ấy đối với cuộc sống cá nhân? II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.
Câu 2 (5đ): Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5 điểm):
Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Phương thức nghị luận. Câu 2 (0,5 điểm):
Những nguyên nhân khiến con người mất niềm tin là: Sự quá tải thông tin tiêu cực.
Chỉ nhìn vào mặt trái cuộc sống. Câu 3 (1,0 điểm):
Tác giả cho rằng: "Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi
người" vì: Niềm tin con người phụ thuộc vào cách nhìn cuộc sống của họ. Cuộc
sống không hoàn toàn xấu. Xã hội không thiếu vắng những con người tốt. Phải tìm
lại niềm tin để mỗi người sống có ý nghĩa hơn. Câu 4 (1,0 điểm):
Văn bản trên đã mang đến cho chúng ta thông điệp: Hãy giữ vững niềm tin trong cuộc sống.
Ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống cá nhân: Không nên nhìn đời bằng
ánh mắt tiêu cực. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Người
tốt vẫn quanh ta. Hãy xây dựng cho mình một lối sống tích cực, tốt đẹp hơn. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với mỗi người 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với mỗi người. 2. Thân bài a. Giải thích
Quê hương: nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn
rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó
quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi
dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. b. Phân tích
Quê hương trước hết là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Từ tinh túy của mảnh
đất này, chúng ta trau dồi bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần, trở thành một công
dân hoàn thiện, mang trong mình những ước mơ, khát vọng to lớn để sau này giúp đời, giúp người.
Mỗi quê hương có một nền văn hóa khác nhau. Khi con người ta trưởng thành,
mang theo nét đặc trưng của quê hương mình đi nơi khác sẽ là những nét giao thoa
độc đáo của văn hóa từng vùng miền, góp phần chung vào đa dạng nền văn hóa của cả dân tộc.
Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên mà còn là nơi con người ta quay trở
về sau những bão tố, những khó khăn ngoài kia. Bất cứ người con nào khi xa quê
trở về đều cảm thấy thanh thản, yên bình bởi cái không khí quen thuộc, bởi con
người mộc mạc nơi xứ mình. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về vai trò to lớn của quê hương đối với cuộc sống con người. d. Phản đề
Vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của quê hương. Lại
có những người tuy có nhận thức đúng về tầm quan trọng của quê hương nhưng lại
chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,… 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với mỗi người; đồng thời
rút ra bài học và liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng 1. Mở bài
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hai
phát hiện của nghệ sĩ Phùng. 2. Thân bài a. Phát hiện thứ nhất
Nguyên nhân: trưởng phòng yêu cầu Phùng chụp tấm lịch nghệ thuật về thuyền và
biển, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia
chiến đấu để phục kích.
Phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả
đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần: con thuyền kéo lưới đang tiến
vào bờ, vài bóng người im phăng phắc. → Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến
ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích.
→ Bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm giác hạnh phúc tràn
ngập tâm hồn. Dường như anh đã bắt gặp cái thiện, mĩ, thấy tâm hồn mình như
được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời. b. Phát hiện thứ hai
Khi con thuyền tiến vào bờ, Phùng chứng kiến nghịch lí, đằng sau vẻ đẹp của con
thuyền khi nãy là cảnh tượng gã thuyền chài lôi vợ mình lên bò đánh đập dã man,
vừa đánh vừa hết lời mắng nhiếc, chửi rủa. → Chẳng phải là đạo đức, là chân lý của sự toàn thiện.
Nhưng chưa kịp thì ra can ngăn thì thằng Phác - con trai lão đàn ông đã kịp tới để
che chở cho người mẹ đáng thương. Nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên
khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
→ Phùng cay đắng nhận ra rằng, đằng sau cái vẻ đẹp toàn bích, toàn thiện kia là
những điều hết sức ngang trái, xấu xa và những nghịch cảnh trớ trêu của cuộc đời. 3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cũng như ý nghĩa hai phát
hiện của nghệ sĩ Phùng. ---------------------------