-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều năm 2024 - Đề 3
Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh Diều năm 2024 - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK2 Ngữ Văn 6
60 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6
1.6 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn Cánh diều
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tôi kể với các bạn Một màu trời đã lâu Đó là một màu nâu
Bầu trời trong quả trứng Không có gió có nắng Không có lắm sắc màu Một vòm trời như nhau:
Bầu trời trong quả trứng.
Tôi chưa kêu "chiếp chiếp"
Chẳng biết tìm giun, sâu Đói no chẳng biết đâu Cứ việc mà yên ngủ.. Tôi cũng không hiểu rõ Tôi sinh ra vì sao Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng.
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu Tôi biết là có mẹ. Đói, tôi tìm giun dế Ăn no xoải cánh phơi Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế! [...]
(Trích Bầu trời trong quả trứng – Xuân Quỳnh)
Câu 1 (1.0 điểm). Em hãy xác định thể thơ của đoạn trích. Theo em, nhân vật
"tôi" trong đoạn trích có thể là con vật nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Nhân vật tôi đã chia sẻ về hai bầu trời, đó là những bầu trời
ở đâu? Tìm những từ ngữ miêu tả mỗi bầu trời đó.
Câu 3 (1.0 điểm). Nhận xét về sự khác biệt giữa hai bầu trời. Qua cách nhân
vật "tôi" cảm nhận, miêu tả về bầu trời thứ hai, em nhận thấy tình cảm mà nhân
vật dành cho bầu trời này như thế nào?
Câu 4 (1.0 điểm). Qua cụm từ "tôi kể" em hãy xác định biện pháp tu từ chủ
đạo trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng.
Câu 5 (1.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại chuyến đi đáng nhớ của em.
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn
I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm). - Thể thơ: năm chữ.
- Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là một chú gà con. Câu 2 (1.0 điểm).
- Nhân vật tôi đã chia sẻ về hai bầu trời, đó là những bầu trời trong quả trứng,
và bầu trời bên ngoài quả trứng.
- Những từ ngữ miêu tả:
+ Bầu trời trong quả trứng: màu nâu, không có gió nắng, không có lắm sắc màu, như nhau
+ Bầu trời ngoài quả trứng: nhiều gió lộng, nhiều nắng reo, xanh... Câu 3 (1.0 điểm).
- Nhận xét về sự khác biệt giữa hai bầu trời: bầu trời trong quả trứng tẻ nhạt,
đơn điệu còn bầu trời bên ngoài thì rực rỡ, tươi tắn, nhiều sắc màu, nhiều niềm vui...
Qua cách nhân vật "tôi" cảm nhận, miêu tả về bầu trời thứ hai, em nhận thấy
tình cảm mà nhân vật dành cho bầu trời bên ngoài quả trứng: thương yêu, trân trọng,... Câu 4 (1.0 điểm).
- Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn trích là: Nhân hóa
- Tác dụng: Khiến cho thế giới loài vật trở nên sinh động, con vật cũng như có
cảm xúc, cảm nhận như con người. Biện pháp nhân hóa còn làm cho lời thơ
tăng tính hấp dẫn, gợi hình, biểu cảm.
Câu 5 (1.0 điểm). Viết đoạn văn 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về đoạn thơ trên.
HS nêu được cảm nhận của mình về nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn
thơ: Đoạn thơ là câu chuyện giản dị của một chú gà con đã đi vào thơ - những
vần thơ trong sáng, thơ ngây như con trẻ. Qua câu chuyện của chú gà con,
người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của sự sống xung quanh mình. Đó là một thế
giới tươi tắn, rực rỡ sắc màu, sinh động, đáng yêu. Đoạn thơ còn thể hiện
những nét độc đáo của Xuân Quỳnh trong nghệ thuật biểu hiện: Lời thơ 5 chữ
giản dị, ngắn gọn, hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, cách kể tả tự nhiên..
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
1. Mở bài: (0.5 điểm)
Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi mà em muốn kể.
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc
vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài: (3.0 điểm)
- Nêu lí do có chuyến đi dáng nhớ. (được bố mẹ thưởng vì học giỏi, nhà trường tổ chức)
- Người tham gia: Tham gia chuyến đi có những ai? Thời gian xảy ra là bao
giờ? Địa điểm ở đâu?
- Chuẩn bị: Trước khi đi em và mọi người chuẩn bị những gì?
- Tâm trạng: Tâm trạng của em và mọi người thế nào? (Vui vẻ, háo hức, hồi hộp) - Diễn biến chuyến đi
+ Kể lại hành trình chuyến đi: Bắt đầu đi lúc nào? Trên đường đi cảnh vật ra
sao? Em cùng mọi người làm những gì (hát hò, trò chuyện vui vẻ, ăn uống, chơi trò chơi).
+ Khi đến nơi em cảm nhận thế nào về cảnh vật nơi đó (đẹp đẽ, thơ mộng trữ
tình, hay nguy nga tráng lệ, trang nghiêm).
+ Em và mọi người có những hoạt động gì ở đây: Kể theo trình tự nhất định
(thường là trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào
xảy ra sau thì kể sau) để tránh bỏ sót chi tiết.
- Kết thúc chuyến đi du lịch
+ Kết thúc chuyến đi mọi người trở về với tâm trạng thế nào?
+ Em có cảm nghĩ gì về chuyến đi này? Có dự định quay lại đây hay không?
+ Chuyến đi tạo cho em động lực gì để tiếp tục cố gắng?
3. Kết bài: (0.5 điểm)
- Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi, hoặc mong ước về những chuyến đi
bổ ích, lý thú tiếp theo.
Tiêu chí bổ sung: (1.0 điểm) :
- Xác định đúng yêu cầu đề bài. (0.25 điểm)
- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết
hợp các phương thức: Miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)
- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)