Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức năm 2024 - Đề 6
Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức năm 2024 - Đề 6 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK2 Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau:
Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó
thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một
cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào
mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi,
nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc đóng. Tráng sĩ
xông vào trận đánh giết, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ
những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp
nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không
biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả
người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.
(Ngữ văn 6 - Tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, văn bản đó
thuộc thể loại gì? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
Câu 2 (1.0 điểm). Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích
dành để nói về ai? Đây là những từ loại gì? Việc sử dụng những từ đó thể hiện
sự chuyển biến của nhân vật như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm). Chi tiết Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong,
lẫm liệt thể hiện suy nghĩ và ước mơ gì của nhân dân về người anh hùng cứu nước?
Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết sau: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi
giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.
Câu 5 (1.0 điểm). Nếu trong truyện trên, Thánh Gióng thắng trận bay về trời
thì trong truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, trọng Thủy", vua An
Dương Vương thua trận, phải bỏ chạy thoát thân. Nhà vua chạy đến bờ biển thì
cùng đường, bèn cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên rẽ nước đưa nhà vua xuống biển.
Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong ý nghĩa của hai chi tiết này.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (hoặc một sinh hoạt văn hóa)
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm).
- Đoạn trích trên được trích trong truyền thuyết Thánh Gióng (0.5 điểm).
- Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm: Phần cuối, khi Thánh Gióng thắng giặc
bay về trời (0.5 điểm). Câu 2 (1.0 điểm).
- Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để nói về Thánh
Gióng. Đây là những đại từ (0.5 điểm).
- Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật: Từ một chú
bé trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ đánh tan giặc, trở thành
thần thánh bay về trời (Người trong văn bản là cách gọi tôn vinh thần thánh) (0.5 điểm). Câu 3 (1.0 điểm).
- Chi tiết Chú bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt thể hiện
suy nghĩ của nhân dân về người anh hùng: Người anh hùng là người phi
thường, sự sinh ra, lớn lên cũng không giống người thường (0.5 điểm).
- Chi tiết đó còn thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng: Người anh
hùng của dân tộc là người có sức mạnh phi thường, sẵn sàng chống ngoại xâm (0.5 điểm).
Câu 4 (1.0 điểm). Ý nghĩa của chi tiế: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ
lại và bay thẳng lên trời.
- Chi tiết trên thể hiện sự bất tử của Thánh Gióng (0.5 điểm).
- Đồng thời thể hiện thái độ ngợi ca, tôn vinh của nhân dân đối với người anh hùng (0.5 điểm). Câu 5 (1.0 điểm).
Điểm giống và khác nhau trong ý nghĩa của hai chi tiết:
- Giống nhau: Cả hai chi tiết đều thể hiện sự bất tử của những người anh hùng
và đều thể hiện thái độ tôn kính của nhân dân đối với nhân vật.
- Khác nhau: Một người tháng trận bay lên trời, một người thất trận đi xuống
biển. Cùng đi vào cõi bất tử nhưng hình ảnh về trời Thánh Gióng có phần oai
phong, rực rỡ hơn. Một người ngước lên là nhìn thấy, một người phải cúi
xuống mới thấy. Điều đó cũng góp phần thể hiện thái độ của nhân dân đối với
chiến thắng của Thánh Gióng và việc để mất nước của vua An Dương Vương.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
1. Mở bài (0.5 điểm).
Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh không gian và thời gian.
2. Thân bài (3.0 điểm).
- Thuật được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí.
- Tập trung vào một số sự việc, chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc.
3. Kết bài (0.5 điểm).
Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.
Tiêu chí bổ sung (1.0 điểm).
- Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng
ngôi tường thuật phù hợp (0.25 điểm).
- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong diễn đạt, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết
hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)
- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25 điểm)
Document Outline
- Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Văn