Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | Đề 2
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều gồm 4 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK2 GDCD 6
Môn: Giáo dục công dân 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6 CẤP THCS Nội dung/chủ Mức độ đánh giá Tổng đề/bài học TT Mạch nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu TN Câu TL Tổng dung điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 GIÁO DỤC Nội dung 1: 6 KĨ NĂNG Ứng phó với 6 câu 1 câu SỐNG tình huống 1 câu 6 câu 2 câu nguy hiểm 2 GIÁO DỤC Nội dung 2: KINH TẾ 6 câu 1 câu 1 câu 6 câu 2 câu 4 Tiết kiệm Tổng câu 12 câu 2 câu 1 câu 1 câu 12 câu 4 câu 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 100
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ II
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá TT Mạch nội dung Nội dung Mức độ đánh giá Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao GIÁO DỤC KĨ NĂNG Nội dung 1: Nhận biết: 1 SỐNG
Ứng phó với - Nhận biết được các tình huống nguy tình huống hiểm đối với trẻ em 6 TN nguy hiểm
- Nêu được hậu quả của những tình
huống nguy hiểm đối với trẻ em Thông hiểu:
- Xác định được cách ứng phó 1 TL
vớimột số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn Vận dụng:
- Thực hành cách ứng phó trong một 1 TL
số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn. Vận dụng cao 2 GIÁO DỤC KINH TẾ Nội dung 2: Nhận biết 6 TL Tiết kiệm
- Nêu được khái niệm của tiết kiệm
- Nêu đượcbiểu hiện của tiết kiệm
(thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..) Thông hiểu:
- Giải thích được ýnghĩa của tiết kiệm Vận dụng:
- Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.
- Phê phán những biểu hiện lãng phí
thời gian, tiền bạc, đồ dùng, … Vận dụng cao:
- Nhận xét, đánh giá việc thực hành 1 TL
tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. Tổng 12 câu 1 câu 1 câu TNKQ TL/TNK 1 câuTL TL/TNKQ Q Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
ĐỀ KIỂM CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
Năm học: 2023 – 2024
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản,
môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tình huống nguy hiểm. B. Ô nhiễm môi trường. C. Nguy hiểm tự nhiên. D. Nguy hiểm từ xã hội.
Câu 2. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt
động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội.
Câu 3. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con
người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội.
Câu 4. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản,
môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là A. ô nhiễm môi trường. B. tình huống nguy hiểm. C. tai nạn bất ngờ. D. biến đổi khí hậu.
Câu 5: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là
A. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
B. những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.
C. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
D. những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.
Câu 6: Tình huống nguy hiểm từ con người là
A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.
D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Câu 7. Câu nào sau đây nói về tiết kiệm?
A. Không thầy đố mày làm nên.
B. ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. D. Lá lành đùm lá rách.
Câu 8. Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm?
A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ.
B. Xả nước uống để rửa tay.
C. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng.
D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khỏe và thời gian.
D. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.
Câu 10. Những thành ngữ nào sau đây không phải nói về tiết kiệm? A. Năng nhặt chặt bị. B. Góp gió thành bảo. C. Ở hiền gặp lành. D. Tích tiểu thành đại.
Câu 11. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của:
A. Mình và của người khác. B. Riêng bản thân mình.
C. Mình, của công thì thoải mái.
D. Riêng gia đình nhà mình.
Câu 12. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta:
A. Ổn định, ấm no, hạnh phúc.
B. Bủn xỉn và bạn bè xa lánh.
C. Tiêu xài tiền bạc thoải mái.
D. Bạn bè trách móc, cười chê.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên chúng ta cần phải có những kĩ năng gì?
Câu 2: (1.5đ) Bản thân em đã thực hành tiết kiệm như thế nào?
Câu 3: (1.5đ) Tình huống:
Lan đang ở nhà một mình thì có người hàng xóm sang chơi và nói bố mẹ nhờ sửa giúp đồ điện trong nhà. Lúc đầu, họ không có
biểu hiện gì lạ, nhưng khi Lan đưa họ vào trong bếp để sửa giúp tủ lạnh thì thấy người này cứ nhìn ngó xung quanh như đang để ý
xem có ai không và còn hỏi Lan những câu hỏi kì lạ, có vẻ quan tâm quá mức tới chuyện riêng tư của mình.
? Theo em, Lan có đang gặp phải tình huống nguy hiểm không? Đó là tình huống gì? Lan nên làm gì trong tình huống đó?
Câu 4: (1đ): Có ý kiến cho rằng: “Tiết kiệm sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển”.
Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?