-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo | Đề 1
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Lịch sử & Địa lí 6
Môn: Lịch sử & Địa lí 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
- Khung ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 – KHỐI 6
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
Phân môn Địa lí | |||||||||||
1 | KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (7 tiết) | Nội dung 1. Các tầng khí quyển. Thành phần không khí | 2 TN* | 60% 3,0 điểm | |||||||
Nội dung 2. Các khối khí. Khí áp và gió | 2 TN* | ||||||||||
Nội dung 3. Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu | 1 TL* | ||||||||||
Nội dung 4. Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | 1 TL* | ||||||||||
2 | NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT (4 tiết) | Nội dung 1. Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển | 1 TN | 40% 2,0 điểm | |||||||
Nội dung 2. Vòng tuần hoàn nước | 1 TN | ||||||||||
Nội dung 3. Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ | 2 TN* | ||||||||||
Nội dung 4. Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển | 2 TN* | ||||||||||
Nội dung 5. Nước ngầm và băng hà | 1 TL | ||||||||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% | ||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||
1 | Chủ đề : ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X | Nội dung 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á | 2 TN | 20% 1,0 điểm | |||||||
Nội dung 2. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X | 1 TL | ||||||||||
2 | Chủ đề : VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X | 1.Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc + Nhà nước Văn Lang + Nhà nước Âu Lạc | 4 TN* | 1 TL* | 1 TL* | 1 TL* | 80% 4,0 điểm | ||||
2.Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỷ II TCN đến năm 938 | 4 TN* | 1 TL* | |||||||||
3. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc | 4 TN* | 1 TL* | 1 TL* | 1 TL* | |||||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% | ||||||
Tổng hợp chung | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% |
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Lớp 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng % điểm | ||||
Phân môn Địa lí | ||||||||
1 | KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU | – Các tầng khí quyển. Thành phần không khí – Các khối khí. Khí áp và gió – Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu – Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó. | Nhận biết – Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu; – Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí. – Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. – Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ. Thông hiểu – Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống. – Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu: ranh giới, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió. – Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu. – Mô tả được hiện tượng hình thành mây, mưa. Vận dụng – Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế. Vận dụng cao – Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa; xác định được đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên bản đồ khí hậu thế giới. – Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. | 4 TN* | 1TL* | 1 TL* | 60% 3,0 điểm | |
2 | NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT | – Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển – Vòng tuần hoàn nước – Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ – Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển – Nước ngầm và băng hà | Nhận biết – Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển. – Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước. – Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn. – Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới. – Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển (khái niệm; hiện tượng thủy triều; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới). Thông hiểu - Trình bày được mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông. – Trình bày được nguyên nhân của các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Vận dụng – Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà. – Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. Vận dụng cao – Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ. | 4 TN* | 1 TL* | 40% 2,0 điểm | ||
Số câu/ loại câu | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1 câu TL | 1 câu TL | 12 câu | |||
Tỉ lệ % | 20 | 15 | 10 | 5 | 50% | |||
Phân môn Lịch sử | ||||||||
1 | Chủ đề : ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X | Nội dung 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á | Nhận biết – Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X ở Đông Nam Á. | 2TN | 20% 1,0 điểm | |||
Nội dung 2. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X | Vận dụng cao - Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X. | 1TL | ||||||
2 | Chủ đề : VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XChủ đề B | 1.Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc | Nhận biết – Nêu được khoảng thời gian thành lập của nước Văn Lang, Âu Lạc – Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc. Thông hiểu – Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc Vận dụng - Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ. | 4TN* | 1TL* | 1TL* | ||
2.Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc từ thế kỷ II TCN đến năm 938 | Nhận biết – Nêu được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc Thông hiểu - Mô tả được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. | 4TN* | 1TL* | |||||
3. Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc | Nhận biết – Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...) Thông hiểu – Nêu được kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...). – Giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...) Vận dụng – Lập được biểu đồ, sơ đồ về diễn biến chính, nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...). | 4TN* | 1TL* | 1TL* | 80% 4,0 điểm | |||
Số câu/ loại câu | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1 câu TL | 1 câu TL | 12 câu | |||
Tỉ lệ % | 20 | 15 | 10 | 5 | 50% | |||
Tổng hợp chung | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% |
- Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 6
Phân môn Địa lí
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Các hiện tượng: mây, mưa, sấm sét, gió, bão,... là những hiện tượng xảy ra ở tầng nào của khí quyển?
A. Tầng đối lưu.
B. Tầng bình lưu.
C. Ở sát mặt đất.
D. Các tầng cao của khí quyển.
Câu 2. Trên bề mặt Trái Đất có mấy khối khí hoạt động chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 3. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng
A. chí tuyến.
B. ôn đới.
C. Xích đạo.
D. cận cực.
Câu 4. Gió thường xuyên hoạt động trong phạm vi đới Nóng là gió nào?
A. Gió mùa.
B. Gió Tín phong.
C. Gió Tây ôn đới.
D. Gió Đông cực.
Câu 5. Hệ thống sông gồm sông chính và
A. phụ lưu, chi lưu
B. phụ lưu, sông nhỏ
C. thượng lưu, chi lưu
D. thượng lưu, trung lưu
Câu 6. Dòng biển nóng có hướng chảy từ:
A. Xích đạo về vùng Ôn đới
B. hai cực về vùng Xích Đạo
C. từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao
D. từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp
Câu 7. Sự dao động tại chỗ của nước biển là hiện tượng gì?
A. Thủy triều
B. Sóng
C. Dòng biển
D. Sóng thần
Câu 8. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. nước.
B. sấm.
C. mưa.
D. mây.
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy mô tả hiện tượng hình thành mây, mưa?
Câu 2. (0,5 điểm) Hãy trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu?
Câu 3. (1,5 điểm) Nước ngầm và băng hà có tầm quan trọng như thế nào?
Phân môn Lịch Sử
- TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc ở Đông Nam Á bước vào thời kì
A. phong kiến.
B. chiếm hữu nô lệ.
C. tư bản chủ nghĩa.
D. xã hội chủ nghĩa
Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở phía Bắc Việt Nam ngày nay xuất hiện quốc gia phong kiến nào?
A. Đại Việt.
B. Chân Lạp.
C. Chăm-pa.
D. Đại Cồ Việt.
Câu 3. Bộ lạc nào hùng mạnh nhất, đóng vai trò hạt nhân trong việc hình thành nhà nước Văn Lang?
a. Văn Lang.
b. Tây Âu.
c. Lạc Việt.
d. Bách Việt.
Câu 4. Thời Văn Lang, nước ta được phân chia thành bao nhiêu bộ?
a. 15
b. 16
c.17
d.18
Câu 5. Nhà Hán chia Âu Lạc thành mấy quận?
A.2.
B. 3.
C.6.
D.9
Câu 6. Chính quyền cai trị phương Bắc cai trị đến
a. Châu.
b. Huyện.
c. Làng, xã.
d. Tỉnh.
Câu 7. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở
a. Mê Linh.
b. Hát Môn.
c. Cổ Loa.
d. Luy Lâu.
Câu 8. Ai là người được mệnh danh là Dạ Trạch Vương?
a. Lý Nam Đế.
b. Lý Phật Tử.
c. Triệu Quang Phục.
d. Lý Thiên Bảo.
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (0.5 điểm)
Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
Câu 2. (1.5 điểm)
Hãy mô tả đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
Câu 3. (1.0 điểm)
Lập niên biểu lịch sử các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc
4. Đáp án và hướng dẫn chấm
Phần Địa lí
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | A | B | A | C | A | D |
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Nội dung | Điểm |
Câu 1. Em hãy mô tả hiện tượng hình thành mây, mưa? | 1,5 điểm |
Quá trình hình thành mây mưa: - Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành mây. - Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. | 0,75 0,75 |
Câu 2. Hãy trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu? | 0,5 điểm |
- Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. - Tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng, chống lụt, bão. - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. - Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn. - Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt. - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Lưu ý: Học sinh trình bày được 2 ý đúng trở lên được trọn điểm, có thể nêu câu trả lời ngoài đáp án. | |
Câu 3. Nước ngầm có tầm quan trọng như thế nào? | 1,0 điểm |
+ Sử dụng làm nước ăn uống cho người dân, nước sinh hoạt hàng ngày. + Sử dụng tưới tiêu cho ngành nông nghiệp. + Cung cấp nước cho sông, suối, ao, hồ… + Giúp ổn định dòng chảy của sông ngòi của nhiều con sông, đồng thời giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Phần Lịch Sử
A.Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | A | A | B | B | B | C |
B. Tự luận (3 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||
1 | Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X. | 0.5 | |||||||||||
+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa. + Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình + Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi của mình + Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Lưu ý: Học sinh trình bày được 2 ý đúng trở lên được trọn điểm | 0,25 0,25 | ||||||||||||
2 | Hãy mô tả đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc | 1.5 | |||||||||||
- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công. - Ăn: cơm nếp và cơm tẻ, khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ. Biết sử dụng gia vị, mâm, bát, muôi,… - Ở: Tập quán ở nhà sàn. - Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông - Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố. | 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 | ||||||||||||
3 | Lập niên biểu lịch sử các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc | 1.0 | |||||||||||
| 0.25 0.25 0.25 0.25 |
--------HẾT-------