Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 sách CTST - Đề 3

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 sách CTST - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ KIM TRA GIA HC KÌ II
Môn Ng văn, lớp 10
B sách: Chân tri sáng to
Thi gian làm bài: 90 phút (không k thời gian phát đ)
Phần I: ĐỌC HIU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thc hin các yêu cu t 1 đến 8:
Tôi hôm nay sng trong lòng min Bc
S lên ngc nghe trái tim thm nhc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nh không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sc tri xanh biếc
Tôi nh c những người không quen biết...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bng nghe dâng c mt nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bc Nam chung chy mt dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi s v lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi s v sông nước của quê hương
Tôi s v sông nước của tình thương.”
6-1956
(Tế Hanh, Lòng min Nam, NXB Văn nghệ, 1956)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính ca đon trích
A. Ngh lun
B. Miêu t
C. T s
D. Biu cm
Câu 2 (0.5 điểm): Ch đề của bài thơ là gì?
A. Tình cảm yêu thương tha thiết la đôi
B. Ni nh con sông quê hương, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất c
C. Cm nhn v v đẹp ca con sông quê hương
D. Ni nh v những năm tháng chiến tranh trên quê hương
Câu 3 (0.5 điểm): V đẹp của quê hương được tác gi khc ha qua nhng hình nh, t
ng nào dưới đây?
A. Sc tri xanh biếc, ánh sáng màu vàng, con sông quê mát rượi
B. Sc tri xanh biếc, tiếng chim hót, hoa c muôn màu
C. Sc tri xanh biếc, con sông quê mát rưi, tiếng chim hót
D. Con sông quê máti, hoa c muôn màu, tiếng chim hót
Câu 4 (0.5 điểm): Theo anh/ch, vì sao tác gi so sánh “Lòng tôi cũng như sông”?
A. Tình cm gn bó dt dào, mênh mông, vô b bến với quê hương cũng như dòng chảy
ca dòng sông
B. Tình yêu, ni nh dành cho quê hương không có khó khăn nào có th ngăn cách giống
như sông chảy không ghềnh thác nào ngăn cản được
C. Tình cm Bc - Nam hòa chung vào dòng chy
D. C ba phương án trên
Câu 5 (0.5 điểm): Câu nào dưới đây nhận xét đúng về giọng điệu của bài thơ?
A. Giọng điệu nh nhàng, gin d, thm thía
B. Giọng điệu sôi nổi, vui tươi
C. Giọng điệu trm lng, man mác bun
D. Giọng điều trang nghiêm, t hào, xúc động
Câu 6 (0.5 đim): Theo em, ni nh được tác gi th hiện trong trích đoạn có phi ch
hướng v con sông quê hương?
Câu 7 (1.0 đim): Ch ra và phân tích tác dng ca bin pháp ngh thut đưc s dng
trong ba câu thơ cuối trích đoạn.
Câu 8 (1.0 đim): Nêu cm nhn ca anh/ch v tình cm ca tác gi đưc gi gm trong
trích đoạn thơ trên.
Phần II: LÀM VĂN (5.0 điểm)
Cho đon trích sau:
“Đoàn Thôn là một cái ph ch ti tàn gn ngay mt huyn l nh trung châu. Hai dãy
nhà lp xp, mái tranh xung thp gần đến thm, che na nhng cái chái na đã mục nát. Gn
đấy là nhng quán ch xiêu vẹo đứng bao bc một căn nhà gạch gác bưng bít như một cái t
chim, nhà ca một người giàu trong làng làm ra để bán hàng. Người ph ch by tám gia
đình nghèo khổ không biết đâu, người dân trong huyện thường gi mt cách khinh b:
nhng k ng cư. Họ đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém, làm nhng ngh
lt vặt, người thì kéo xe, người thì đánh dậm, hay làm thuê, n cho nhng nhà giàu
trong làng. Người ta gi mọi gia đình bằng tên ngưi m, nhà m Hin, nhà m Đối, nhà m Lê.
Những gia đình này giống nhau ch cùng nghèo nàn như nhau cả.
Nhà m một gia đình một người m với mười một ngươì con. Bác một người
đàn bà quê chắc chn thp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một qu trám khô. Khi bác
mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa ln mới có mười by
tuổi! Đứa bé nht hãy còn bế trên tay.
M con bác ta một căn nhà lá. Chng ấy người chen chúc trong mt khong rộng độ
bng hai chiếc chiếu, mi mt chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì tri rơm đầy nhà, m
con cùng nm ng trên đó, trông như một cái chó, chó m chó con lúc nhúc. Đối với người
nghèo như bác một ch như thế cũng tươm tất lm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác chật
vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi tng ấy đứa con. T buổi sáng tinh sương, mùa nc
cũng như mùa rét, bác ta đã phi tr dậy để đi làm n cho những người trong làng. Nhng
ngày có người mướn y, tuy bác phi làm vt vả, nhưng chắc chn bui tối được my bát go và
mấy đồng xu v nuôi lũ con đói đợi nhà.
Đó những ngày sung ớng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt ri, cánh
đồng ch còn trơ cuống rạ, dưới gió bc lạnh như i dao sc khía vào da, bác Lê lo s,
không ai mướn bác làm vic na. Thế c nhà nhịn đói, mấy đứa nh nht: con Tý, con
Phún, thng Hy mà con ch bế, chúng nó khóc l đi mà không có cái ăn. i manh áo rách
nát, tht chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết.
[...] Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh mưa gly lội. Đàn con bác Lê ôm cht ly nhau
rét run trong căn nhà ẩm ưt tối tăm vì đèn đuốc không na. Mấy gia đình ph ch đều
đói rét khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lng l, âm thm chu kh mt mình, không than th
vi láng ging hàng xóm li gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau.
Mt bui chiều, đàn con đã nhịn đói suốt bui, bác vá li manh áo rét, gọi đứa c
đến ri bo:
- nhà trông các em, tao vào ông Bá xem có xin được ít go nào không?
- Ban sáng u đã vào nhà người ta cho đâu, cậu Phúc li còn bo h u vào na thì cu
y th chó ra cn.
Bác Lê đáp:
- Nhưng biết làm thế nào! Không thì ly gạo đâu ra ăn? Thôi tao cứ liu vào ln
na xem sao.
Nói xong, bác m ca liếp ra đi. Trong lòng bác vẫn chút hy vng trong bui sáng
lúc vào xin gạo. Ông đã đuổi mng không cho. Bác nh li ci cnh sang trng, m cúng
trong nhà ông Bá. Nhng chu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói. Không l ông Bá giu có thế
không thí cho m con bác được bát go hay sao?
nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đợi trong m. Bác đi đâu không thấy v. Thng Hy
lng tai nghe tiếng chó cn trong làng ri bo ch nó:
- Hình như u về đấy ch .
Thng c đi li bên ca bếp nhìn ra ngòai. Bng tiếng chân ngưi rm rập, đến tiếng
gi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người na khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên bắp chân ngưi
mẹ, máu đỏ chy ròng ròng.
Thng c hiu ngay m b chó ông cắn. Bác đặt người b thương xung chiếu ri
ra đi sau khi dặn:
- Bây gi, bác ly lá lt mà dt cho nó cm máu. Chó tây cắn thì độc lắm đấy.
Khi bác đi khỏi, lũ trẻ xúm quanh ly m. Thng Hy va mếu máo va hi:
- U làm sao thế, u?
Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết:
- Tht cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi lại còn th chó ra đuổi, tao đã chạy
không kp, nên nó cn phi. May gặp bác Đối, ch không biết bao gi mới lê được v đến nhà.
Bác ngng lại nhìn đàn con ốm yếu, ri th dài:
- Thế là m con lấy gì ăn cho đỡ đói bây giờ.
Thằng Hy òa lên khóc, con Tý cũng khóc theo. Bác Lê giơ tay ôm chúng nó vào lòng nghĩ
thân phận mình, bác cũng ứa nước mt.
Đêm ấy, bác lên cơn st. Nhng cái rùng mình lnh lo nối nhau t trên da bác,
manh chiếu rách không đủ đắp m thân. Trong lúc sảng, bác tưởng nh li c cuộc đời
mình, t lúc còn bé đến bây gi, ch toàn nhng ngày kh s nhc nhn. Cái nghèo không biết t
bao gi đã vào nhà bác. Lúc sinh ra bác đã thấy nó ri, và t đó nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng
người mướn làm thì không đến ni. c nh li nhng bui đi làm khó nhọc, nhưng bác vui
v được lĩnh gạo v cho con, nhng ba cơm nóng mùa rét, những lúc thng Hy con vui
đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng.
Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nht những bông lúa thơm,
những lúc lúa dưi chân... Bác Lê nh li cái cm giác vui mng khi thy cnh bông lúa sc
sát vào thịt da. Đấy còn những ngày no đủ. Rồi đến nhng bui ch sáng, nhng ngày nhn
đói như hôm naỵ Bác màng thy vàng son chói li trong nhà ông Bá, thy nét mt gian ác
ca cu Phúc, con chó tây nhe nanh chồm đến.
- Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
Tiếng kêu tht thanh của bác làm tr git mình, chúng ngi dậy đưa mắt s hãi
nhìn người m. Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sng ri chết. Người trong ph ch gom góp
nhau mua cho bác mt c ván mt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưi bãi tha ma nh
đầu làng.
Khi tr về, qua căn nhà lnh lo âm u, h thy mấy đứa con nh con bác ngi va
hè. Con đang dỗ cho thng Hy nín khóc, nói di rng m đi chợ mt lát ri s về. Nhưng
h biết rng bác Lê không tr v na h thy mt cái cm giác lo s đè nén lấy tâm can h,
những người li, những người còn sng mà cái nghèo kh c theo đuổi mãi không biết bao gi
hết.
(“Nhà mẹ Lê” - Thch Lam, Tuyn tp Thch Lam - NXB Văn học)
Anh/ch hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá ni dung ngh
thut của trích đoạn trên. (Trích truyn ngn “Nhà m Lê” - Thch Lam)
--------------------HT--------------------
| 1/4

Preview text:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn, lớp 10
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 8:

“Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết...

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ về lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.” 6-1956
(Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích A. Nghị luận B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm
Câu 2 (0.5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Tình cảm yêu thương tha thiết lứa đôi
B. Nỗi nhớ con sông quê hương, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước
C. Cảm nhận về vẻ đẹp của con sông quê hương
D. Nỗi nhớ về những năm tháng chiến tranh trên quê hương
Câu 3 (0.5 điểm): Vẻ đẹp của quê hương được tác giả khắc họa qua những hình ảnh, từ ngữ nào dưới đây?
A. Sắc trời xanh biếc, ánh sáng màu vàng, con sông quê mát rượi
B. Sắc trời xanh biếc, tiếng chim hót, hoa cỏ muôn màu
C. Sắc trời xanh biếc, con sông quê mát rượi, tiếng chim hót
D. Con sông quê mát rượi, hoa cỏ muôn màu, tiếng chim hót
Câu 4 (0.5 điểm): Theo anh/chị, vì sao tác giả so sánh “Lòng tôi cũng như sông”?
A. Tình cảm gắn bó dạt dào, mênh mông, vô bờ bến với quê hương cũng như dòng chảy của dòng sông
B. Tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương không có khó khăn nào có thể ngăn cách giống
như sông chảy không ghềnh thác nào ngăn cản được
C. Tình cảm Bắc - Nam hòa chung vào dòng chảy D. Cả ba phương án trên
Câu 5 (0.5 điểm): Câu nào dưới đây nhận xét đúng về giọng điệu của bài thơ?
A. Giọng điệu nhẹ nhàng, giản dị, thấm thía
B. Giọng điệu sôi nổi, vui tươi
C. Giọng điệu trầm lắng, man mác buồn
D. Giọng điều trang nghiêm, tự hào, xúc động
Câu 6 (0.5 điểm): Theo em, nỗi nhớ được tác giả thể hiện trong trích đoạn có phải chỉ
hướng về con sông quê hương?
Câu 7 (1.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong ba câu thơ cuối trích đoạn.
Câu 8 (1.0 điểm): Nêu cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả được gửi gắm trong trích đoạn thơ trên.
Phần II: LÀM VĂN (5.0 điểm) Cho đoạn trích sau:
“Đoàn Thôn là một cái phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lị nhỏ ở trung châu. Hai dãy
nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái chái nứa đã mục nát. Gần
đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà gạch có gác bưng bít như một cái tổ
chim, nhà của một người giàu trong làng làm ra để bán hàng. Người ở phố chợ là bảy tám gia
đình nghèo khổ không biết ở đâu, mà người dân trong huyện thường gọi một cách khinh bỉ:
những kẻ ngụ cư. Họ ở đâu đến đây kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém, làm những nghề
lặt vặt, người thì kéo xe, người thì đánh dậm, hay làm thuê, ở mướn cho những nhà giàu có
trong làng. Người ta gọi mọi gia đình bằng tên người mẹ, nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Đối, nhà mẹ Lê.
Những gia đình này giống nhau ở chỗ cùng nghèo nàn như nhau cả.

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một ngươì con. Bác Lê là một người
đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác
mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy
tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ
bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ
con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người
nghèo như bác một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật
vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực
cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những
ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và
mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh
đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì
không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con
Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách
nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết.

[...] Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau
rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đuốc không có nữa. Mấy gia đình ở phố chợ đều
đói rét và khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm và chịu khổ một mình, không than thở
với láng giềng hàng xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau.

Một buổi chiều, mà đàn con đã nhịn đói suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa cả đến rồi bảo:
- Ở nhà trông các em, tao vào ông Bá xem có xin được ít gạo nào không?
- Ban sáng u đã vào nhà người ta có cho đâu, cậu Phúc lại còn bảo hễ u vào nữa thì cậu
ấy thả chó ra cắn. Bác Lê đáp:
- Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thôi tao cứ liều vào lần nữa xem sao.
Nói xong, bác Lê mở cửa liếp ra đi. Trong lòng bác vẫn có chút hy vọng trong buổi sáng
lúc vào xin gạo. Ông Bá đã đuổi mắng không cho. Bác nhớ lại cải cảnh sang trọng, ấm cúng
trong nhà ông Bá. Những chậu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói. Không lẽ ông Bá giầu có thế mà
không thí cho mẹ con bác được bát gạo hay sao?

Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đợi trong ổ rơm. Bác đi đâu không thấy về. Thằng Hy
lắng tai nghe tiếng chó cắn trong làng rồi bảo chị nó:
- Hình như u về đấy chị ạ.
Thằng cả đi lại bên cửa bếp nhìn ra ngòai. Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng
gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà. Trên bắp chân người
mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng.

Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn. Bác đặt người bị thương xuống chiếu rồi ra đi sau khi dặn:
- Bây giờ, bác lấy lá lốt mà dịt cho nó cầm máu. Chó tây cắn thì độc lắm đấy.
Khi bác đi khỏi, lũ trẻ xúm quanh lấy mẹ. Thằng Hy vừa mếu máo vừa hỏi:
- U làm sao thế, u?
Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết:

- Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi lại còn thả chó ra đuổi, tao đã chạy mà
không kịp, nên nó cắn phải. May gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê được về đến nhà.
Bác ngừng lại nhìn đàn con ốm yếu, rồi thở dài:
- Thế là mẹ con lấy gì ăn cho đỡ đói bây giờ.
Thằng Hy òa lên khóc, con Tý cũng khóc theo. Bác Lê giơ tay ôm chúng nó vào lòng nghĩ
thân phận mình, bác cũng ứa nước mắt.
Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác,
manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời
mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở nhọc nhằn. Cái nghèo không biết tự
bao giờ đã vào nhà bác. Lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đó nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng
có người mướn làm thì không đến nỗi. Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, nhưng bác vui
vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hy và con Tý vui
đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng.

Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm,
những lúc vò lúa dưới chân... Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc
sát vào thịt da. Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ sáng, những ngày nhịn
đói như hôm naỵ Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác
của cậu Phúc, con chó tây nhe nanh chồm đến.

- Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
Tiếng kêu thất thanh của bác làm lũ trẻ giật mình, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi
nhìn người mẹ. Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết. Người trong phố chợ gom góp
nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưới bãi tha ma nhỏ ở đầu làng.

Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ con bác Lê ngồi ở vỉa
hè. Con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chợ một lát rồi sẽ về. Nhưng
họ biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ,
những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ hết.

(“Nhà mẹ Lê” - Thạch Lam, Tuyển tập Thạch Lam - NXB Văn học)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ
thuật của trích đoạn trên. (Trích truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” - Thạch Lam)
--------------------HẾT--------------------